Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.47 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI
CÁC NHTM VIỆT NAM
1. Một vài nét về hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Kiểm toán độc lập là một nghành không thể thiếu đối với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường. Bởi kiểm toán độc lập như là một công cụ thị trường để
tăng tính minh bạch và chất lượng thông tin trên thị trường cũng như để tăng
cường kỷ luật thị trường đối với các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. Thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã cho phép thành
lập các tổ chức kiểm toán độc lập từ năm 1991. Qua 14 năm hoạt động, kiểm
toán độc lập đã có những phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng.
Năm 1991, Việt Nam chỉ có 2 công ty kiểm toán đều thuộc Bộ tài chính với
trên 20 nhân viên. Năm 1994, nghị định NĐ07/CP ra đời ban hành qui chế kiểm
toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho
hoạt động kiểm toán phát triển.
Tính đến năm 2001, tức sau 10 năm kể từ thành lập, kiểm toán độc lập tại
Việt Nam có 34 công ty thuộc đủ các thành phần kinh tế gồm có 7 công ty nhà
nước, 20 công ty trách nhiệm hữu hạn, 5 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài,
1 công ty kiểm toán liên doanh và 1 công ty kiểm toán cổ phần. Trong số 34
công ty kiểm toán Việt Nam đến hết tháng 11 năm 2001 đã có 3 công ty được
các công ty kiểm toán quốc tế công nhận là thành viên.
Tính đến cuối năm 2001 có 2127 nhân viên làm việc tròn các công ty kiểm
toán, trong đó có 1395 nhân viên chuyên nghiệp, 487 kiểm toán viên (396 kiểm
toán viên Việt Nam và 38 kiểm toán nước ngoài). Trong số các kiểm toán viên
Việt Nam có 16 người đạt Chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế.
Tính đến nay – năm 2005, cả nước đã có 84 doanh nghiệp kiểm toán với trên
5.000 người làm việc, trong đó có trên 800 người đã được Bộ tài chính cấp
Chứng chỉ kiểm toán và gần 100 người có Chứng chỉ kiểm toán viên nước
ngoài đang làm việc tại Việt Nam, cung cấp 20 loại dịch vụ cho 10.000 khách
hàng.
Về môi trường pháp lý, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như:
Luật kế toán, các Nghị định hướng dẫn Luật kế toán, Nghị định số


105/2004/NĐ - CP về kiểm toán độc lập. Bộ tài chính đã ban hành hệ thống
chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các chế độ kế toán cụ thể…liêm
quan phục vụ cho hoạt động kiểm toán độc lập.
Trong thời gian qua, các công ty kiểm toán độc lập đã cung cấp hiệu quả các
dịch vụ của mình góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý tài chính, kế
toán của các doanh nghiệp và tổ chức trong cả nước. Hoạt động kiểm toán độc
lập đã thực sự được nền kinh tế thị trường Việt Nam chấp nhận.
Tuy nhiên, so với nhiều nước trên thế giới như: các nước Âu – Mỹ, Hồng
Kông, Singapore, Trung Quốc… nghành kiểm toán độc lập ở Việt Nam còn rất
non trẻ, mới chỉ hoạt đọng trong vòng 14 năm trong khi nghành này ở các nước
khác đã trở thành thông lệ và phổ biến từ hơn 100 năm. Tại Việt Nam, nghị
định số 105/2004/NĐ - CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập,
một mặt khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng dịch vụ kiểm toán,
mặt khác bắt buộc từ năm 2005, toàn bộ DNNN và hầu hết các loại doanh
nghiệp khác phải được kiểm toán báo cái tài chính. Nghị định 187/2004/NĐ -
CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành
công ty cổ phần và đã giao dịch vụ định giá doanh nghiệp cổ phần hoá cho công
ty kiểm toán…Như vậy, thị trường dịch vụ kiểm toán đã và sẽ mở rộng hơn
nữa, làm cho hoạt đọng kiểm toán độc lập cũng như các dịch vụ kế toán, tài
chính và thuế sẽ trở nên đa dạng, phong phú hơn. Do đó,trong thời gian từ 5 đến
10 năm nữa sẽ có hàng trăn doanh nghiệp kiểm toán mới được thành lập, hàng
nghìn người được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam. Các
doanh nghiệp kiểm toán hiện có cũng sẽ mở rộng qui mô hoạt động, thu hút
hàng ngàn người vào làm việc. Thị trường kiểm toán sẽ ngày càng mở rộng và
phát triển. Hoạt động kiểm toán mở rộng như vậy nhưng bộ máy quản lý hành
chính Nhà nước thì không thể mở rộng theo.
Hơn nữa, với xu hướng toàn cầu hoá, IFAC đã đi tới thống nhất các nguyên
tắc và chuẩn mực hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toản trên toàn thế giới
nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, của quần chúng cũng như
của các nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp. Các tổ chức quốc tế trong nhiều

cam kết đều đòi hỏi Việt Nam thành lập hoặc nâng cao năng lực hoạt động của
các tổ chức nghề nghiệp thành tổ chức độc lập và tự quản. Theo cam kết giữa
Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế (ADB, WB, IMF,…) trong vòng 1,
2 năm tới, Bộ tài chính sẽ chuyển giao dần chức năng quản lý nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán hiện nay Bộ tài chính đang thực hiện cho Hội nghề nghiệp.
Với các lý do nêu trên, ngày 15/04/2005 Đại hội thành lập Hội kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam, nhiệm kỳ I đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội kiểm
toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) hoạt động với mục đích là tập hợp,
đoàn kết những người cùng hành nghề kiểm toán độc lập, duy trì; phát triển và
nâng cao chất lượng các dịch vụ; giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm
góp phần tích cực trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cho các doanh
nghiệp và đất nước; mở rộng mối quan hệ quốc tế, hội nhập với các tổ nghề
nghiệp kế toán và kiểm toán trong khu vực và thế giới. Đây được coi là một
bước tiến mới trong tiến trình phát triển của ngành kiểm toán độc lập tại Việt
Nam.
2. Thực trạng kiểm toán độc lập các NHTM Việt Nam
Trong chương 1, chúng ta đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố cơ
bản tới chất lượng kiểm toán độc lập. Vì vậy, ở phần 2 của chương 2 này chúng
ta tiếp tục đi tìm hiểu về thực tế của các nhân tố này để đưa ra được kết luận về
thực trạng chất lượng kiểm toán độc lập các NHTM Việt Nam hiện nay.
2.1. Thực trạng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
NHTM Việt Nam.
Tại Việt Nam, trước khi ra đời Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 thì chỉ
có duy nhất Ngân hàng Nhà nước thực hiện cả hai chức năng: Quản lý nhà nước
và kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Từ năm 1988, hệ thống ngân hàng
Việt Nam mới được chia thành hai cấp riêng biệt: Ngân hàng Nhà nước thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và
ngân hàng. Các ngân hàng chuyên doanh thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng
và các dịch vụ ngân hàng. Mặc dù vậy, chỉ sau khi 2 Pháp lệnh về ngân hàng ra
đời (tháng 5/1990), hệ thống các NHTM Việt Nam mới chính thức hình thành

và phát triển. Phải đến khi 2 Luật ngân hàng có hiệu lực, hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng, thì vai trò của HTKSNB
mới bắt đầu được quan tâm xây dựng và củng cố.
Hoạt động kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp với sự ra đời và
phát triển của rất nhiều ngân hàng cổ phần trong nước và các ngân hàng nước
ngoài, cộng thêm những đặc điểm riêng có của hoạt động kinh doanh ngân hàng
đã kéo theo sự thay đổi lớn trong nhận thức của các nhà quản lý về vai trò của
HTKSNB tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, HTKSNB và bộ phận kiểm soát
nội bộ của các NHTM Việt Nam đã bị “thất nghiệp” trong một thời gian dài vì
vậy, nhận thức của các nhà quản lý ngân hàng đã đúng nhưng họ lại chưa có đủ
năng lực thực hiện khiến cho HTKSNB của các NHTM Việt Nam hiện nay
chưa được xây dựng chặt chẽ , bộ phận kiểm soát nội bộ mặc dù đã đi vào hoạt
động nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho ngân hàng.
2.1.1. Môi trường kiểm soát:
Do ảnh hưởng của chế độ bao cấp Nhà nước, triết lý quản lý và phong cách
điều hành của một số nhà quản lý ngân hàng còn mang tính bảo thủ, quan liêu.
Họ thường tin tưởng nhiều vào kinh nghiệm của mình hơn là tìm tòi và thực
hiện những ý tưởng mới. Họ có thể đưa ra những quyết định, mệnh lệnh mang
tính chủ quan, đã cũ không phù hợp với sự thay đổi môi trường kinh tế. Ví dụ
như: họ thực hiện theo kinh nghiệm mà không tuân thủ theo đúng những qui
trình nghiệp vụ chuẩn được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế. Quan điểm
quan lý cũ đã tạo ra cơ cấu tổ chức ở hấu hết các NHTM Việt Nam cồng kềnh,
chức năng giữa các phòng ban còn có sự chồng chéo… gây mất thời gian và
công sức cho kiểm toán trong quá trình tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của các
NHTM.
Về chính sách nhân sự, thời gian vừa qua do quá trình hiện đại hoá được
thực hiện ở hệ thống các NHTM và tính cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các
ngân hàng, các NHTM Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn trong việc đào tạo và
đào taọ lại chuyên môn cho cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, đã có nhiều khoá đào
tạo chỉ mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả, nhiều cán bộ được đi đào

tạo đã coi như là một việc làm bắt buộc. Việc giám sát chất lượng đào tạo chưa
mang lại hiệu quả cao. Và như vậy, chuyên môn nghiệp vụ không được nâng
cao lại mà chi phí cho những cuộc đào tạo lại lớn. Các NHTM Việt Nam thật sự
chưa có những chính sách phù hợp để làm động lực thúc đẩy và phát huy tính
sáng tạo trong công việc của người lao động…
Về đánh giá và quản lý rủi ro: Trong những năm gần đây, vấn đề này đã
được quan tâm đầu tư nhiều hơn, một số Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(VCB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có một bộ phận
chuyên đánh giá và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, bộ phận vày thường bao gồm
những nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, làm việc lâu năm, có bề dày kinh
nghiệm ở các phòng ban nghiệp vụ khác như phòng tín dụng, phòng huy động
vốn… tập trung lại thành một nhóm dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân
hàng cùng thực hiện công việc này. Việc sử dụng các cán bộ chuyên môn có
nghiệp vụ giỏi và có kinh nghiệm như vậy là một bước khởi đầu đúng hướng
trong việc đánh giá và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, bộ phận cán bộ này lại chưa có
nền tảng của việc đánh giá và quản lý rủi ro. Bởi xuất phát điểm là họ được đào
tạo về nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Do vậy, họ thường đánh giá và quản lý
theo kinh nghiệm mà không theo một qui trình hay một phương pháp chuẩn nên
rất có thể đưa ra những dự đoán sai về rủi ro xảy ra với ngân hàng dẫn tới
những biện pháp quản lý rủi ro không mang lại hiệu quả. Hơn nữa, các phương
thức và phương tiện quản lý và đánh giá rủi ro còn chưa thực sự được chú
trọng. Ví dụ như: hệ thống thu thập thông tin về các khách hàng vay, các đối tác
của ngân hàng có ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của ngân hàng không có khả
năng cung cấp đủ thông tin để đánh giá được một cách tương đối chính xác ảnh
hưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Phương pháp đánh giá và quản lý rủi
ro mà các ngân hàng sử dụng đơn giản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và mang
tính định tính, do vậy không thể mang lại tính chính xác cao. Mặc dù, hầu hết
các NHTM Việt Nam cũng đã vạch ra chiến lược quản lý rủi ro trong chiến
lược phát triển chung của toàn ngân hàng nhưng chiến lược này đa số mang tính
hình thức mà ít được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.

Sơ qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thấy môi trường kiểm soát của
các NHTM Việt Nam chưa thể có tác động tích cực tới tính hiệu quả của
HTKSNB khi trong môi trường đó vẫn còn những quan điểm quản lý lạc hậu,
với những con người trì trệ, thiếu tính năng động và những biện pháp và cách
thức quản lý chưa phù hợp…
2.1.2. Hệ thống thông tin:
Ngân hàng là một trong những nghành có sự phát triển nhanh nhất trong việc
ứng các công nghệ tin học vào hoạt động. Bên cạnh hệ thống thông tin thủ công
cần có thì hệ thống tin hiện đại đang dần trở nên phổ biến đối với hoạt động của
các NHTM Việt Nam. Trên thực tế, bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng
thực sự chưa thực hiện đúng vai trò, chưa có độ tin cậy cao (vấn đề này được
đề cập ở phần sau) nên kiểm toán độc lập hầu như không thể sử dụng kết quả
kiểm toán của bộ phận kiểm soát nội bộ. Do đó, kiểm toán độc lập phải sử dụng
nhiều nhất hệ thống thông tin của các ngân hàng để thực hiện cuộc kiểm toán.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, việc ứng dụng phần mềm kế toán ngay trong
một hệ thống ngân hàng thiếu tính đồng đều. Ví dụ như: Ngân hàng Công
thương Việt Nam (ICB) đang trong quá trình hiện đại hoá toàn hệ thống ngân
hàng nhưng quá trình hiện đại hoá diễn ra chậm. Tính đến thời điểm kiểm toán
báo cáo tài chính năm 2003, toàn hệ thống có 5 chi nhánh thực hiện hiện đại
hóa. Tuy nhiên, sang tới năm 2004, trong vòng 1 năm trong toàn hệ thống vẫn
không có thêm 1 chi nhánh nào thực hiện. Việc sử dụng cùng một lúc hai hệ
thống thông tin khiến cho kiểm toán phải xây dựng hai hệ thống phần hành
công việc cho phù hợp với hai hệ thống thông tin này là: kiểm toán đối với các
chi nhánh đã hiện đại hoá (After modernization) và kiểm toán đối với các chi
nhánh chưa chuyển đổi ( Before modernization) trong mấy kỳ kiểm toán làm
tăng khối lượng công việc và thời gian của kiểm toán.
Do các NHTM Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình ứng dụng
công nghệ ngân hàng hiện đại nên không thể tránh khỏi những bất cập như các
NHTM chưa thực sự chú trọng tới chiến lược tổng thể về công nghệ thông tin
trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Trong các NHTM Việt Nam, VCB được đánh

giá là ngân hàng có chiến lược hệ thống thông tin hiện đại hiệu quả nhất. Trong
các NHTM Việt Nam hiện nay, số lượng nhân viên lớn tuổi thuộc thế hệ trước
vẫn còn rất nhiều. Đa số trong số họ rất khó tiếp cận và sử dụng hệ thống thông
tin hiện đại. Vì vậy, các NHTM Việt Nam hiện nay còn thiếu nhiều nhân viên
giỏi cả chuyên môn lẫn công nghệ. Điều này cũng khiến cho việc thực thi các
chiến lược về công nghệ ngân hàng trở nên khó thực hiện.
Một thực tế về mặt kỹ thuật cho thấy, hệ thống thông tin hiện đại của các
NHTM Việt Nam hiện nay mang tính mềm dẻo “quá đáng”, không được tham
số hoá. Tức các những phần mềm được ứng dụng trong ngân hàng không được
xây dựng dựa trên cơ sở tham số hoá, do vậy khi ngân hàng thực hiện phát
triển một sản phẩm mới hoặc đưa thêm những ứng dụng mới làm thay đổi hoàn
toàn số hiệu tài khoản hoặc có sự “nhảy số” từ tài khoản sang tài khoản khác.
Thực tế này đã gây khó khăn không chỉ cho việc quản lý của ngân hàng mà làm
tăng chi phí đối với một cuộc kiểm toán. Kiểm toán sẽ mất nhiều thời gian và
công sức hơn cho việc đi xác minh nguồn số liệu có đáng tin cậy hay không.
Hiện nay, các công ty kiểm toán vẫn có thói quen tin tưởng gần như tuyệt đối
vào các bằng chứng được in ra từ hệ thống máy tính của ngân hàng. Và như
vậy, các bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được không mang tính chính
xác cao.
Hệ thống thông tin của các NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập như trên đã
hạn chế việc các công ty kiểm toán độc lập sử dụng biện pháp kiểm toán hiện
đại bằng công nghệ tin học đồng thời gây khó khăn trong việc tìm hiểu và đánh
giá về hệ thống ngân hàng. Với một hệ thống thông tin hiện đại nhưng thiếu
tính ổn định sẽ có thể gây ra rủi ro lớn đối với cả công ty kiểm toán và ngân
hàng. Báo cáo tài chính của ngân hàng, báo cáo kiểm toán của kiểm toán có thể
không phản ánh được trung thực hoạt động của ngân hàng làm giảm đi tính hữu
hiệu của kết quả kiểm toán. Tác động cuối cùng là ảnh hưởng lớn tới chất lượng
kiểm toán.
Hoạt động kiểm soát:
Hoạt động kiểm soát hiện nay của các NHTM Việt Nam còn nhiều sơ hở,

chưa có một cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoàn chỉnh gắn với qui trình nghiệp vụ ,
do vậy, chưa đủ chặt chẽ để đảm bảo độ an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Qui trình nghiệp vụ tín dụng là một ví dụ điển hình về sự thiếu chặt chẽ trong
hoạt động kiểm soát của một số NHTM Việt Nam. Trong qui chế nghiệp vụ tín
dụng, mặc dù đã có hạn mức tín dụng nhất định (tuỳ từng ngân hàng) đối với
các cán bộ tín dụng và có tờ trình thẩm định nhưng tất cả phần hành công việc
đều chỉ giao cho cán bộ tín dụng. Lợi dụng sở hở này, cán bộ tín dụng vì lợi ích
cá nhân thông đồng với khách hàng để tạo ra một tờ trình thẩm định có đủ điều
kiện được phép vay vốn, hoặc có thể vì những thành tích ngắn hạn về khối
lượng tín dụng mà bỏ qua các rủi ro dài hạn, mà không chú trọng tới chất lượng
tín dụng. Hơn nữa, do từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn đến khi giải ngân hàng và
theo dõi quá trình sử dụng vốn vay đều do một người thực hiện nên rất khó và
rất lâu mới có thể phát hiện ra sai phạm này. Dẫn tới nợ quá hạn và nợ khó đòi
vẫn chiếm một khối lượng lớn trong các NHTM Việt Nam.
Giám sát:
Hoạt động giám sát được thực hiện bởi bộ phận kiểm soát nội bộ trong ngân
hàng. Một thực trạng phổ biến ở tất cả các NHTM Việt Nam là bộ phận này
chưa phát huy vai trò trong việc ngăn chặn rủi ro cho ngân hàng cũng như hỗ
trợ kiểm toán độc lập.
Bộ phận kiểm soát nội bộ được thiết lập ở tất cả các NHTM Việt Nam. Qua
thực tế kiểm toán cho thấy, bộ phận kiểm soát nội bộ của BIDV được đánh giá
là có tổ chức và trình độ kiểm toán viên nội bộ tốt nhất, sau đó đến VCB.
Công việc kiểm tra, kiểm soát diễn ra theo định kỳ và theo từng mảng
nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như: tín dụng, kế toán…mà không thực hiện
kiểm toán nội bộ báo cáo tài chính của ngân hàng. Bộ phận kiểm soát nội bộ
không có cái nhìn tổng quát về hoạt động của ngân hàng không có khả năng hỗ

×