Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.33 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
I./ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Những nghiên cứu về việc áp dụng thuế GTGT ở nước ta được bắt đầu
từ cuối giai đoạn cải cách thuế bước I năm 1990 – 1995.Từ tháng 7 năm
1993,Bộ Tài Chính đã ban hành chế độ thuế GTGT và chủ trương áp dụng thí
điểm mô hình thuế GTGT ở một số doanh nghiệp thuộc ba ngành : sản xuất xi
măng,dệt và sản xuất đường từ tháng 9 năm 1993,nhưng việc thực hiện thí
điểm trên phạm vi hẹp này không đem lại kết quả.Tuy nhiên đó mới chỉ là bước
khởi đầu nên chưa thể đem lại những nhận xét đánh giá một cách đầy đủ,toàn
diện về kết quả thực hiện.
Trên cơ sở các nghiên cứu đánh giá tổng thể,phân tích tổng hợp kinh
nghiệm của các nước đã áp dụng thuế GTGT,qua nhiều lần soạn thảo,sửa
đổi,lấy ý kiến đóng góp của các Bộ,ngành,các địa phương và doanh
nghiệp,chuẩn bị các điều kiện thi hành,Quốc hội khoá IX,kỳ họp thứ 11 đã
thông qua Luật thuế GTGT ngày 10 tháng 5 năm 1997,Luật này đã được Chủ
tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 22 tháng 5 năm 1997,và có hiệu lực kể từ
ngày 1 tháng 1 năm 1999.
Luật thuế GTGT là một luật thuế hoàn toàn mới trong lịch sử pháp luật
tài chính nước ta và trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân.Việc thực hiện
Luật thuế GTGT có tầm quan trọng đặc biệt,có tác động nhiều mặt đến tình
hình kinh tế xã hội,thời gian đầu không tránh khỏi những khó khăn,vướng mắc
trong áp dụng,và nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội chưa
cao,hoạt động của các doanh nghiệp còn thấp.Sự suy giảm kinh tế do tác động
ảnh hưởng hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu
vực,cùng với thiên tai liên tiếp diễn ra đã càng tạo ra nhiều khó khăn hơn
trong việc triển khai áp dụng trên thực tế.Điều đó đặt ra nhiệm vụ phải nghiên
cứu đánh giá nhưng quy định pháp luật hiện hành về thuế GTGT từ đó rút ra
những gì đã đạt được và những gì chưa đạt được nhằm mục đích sửa đổi,bổ
sung các văn bản pháp luật về thuế GTGT để đáp ứng những yêu cầu của đời
sống kinh tế luôn luôn vận động và phát triển :


1.Các kết quả đạt được
Qua hơn ba năm thực hiện Luật thuế GTGT,các thành công bước đầu đã
khẳng định chủ trương áp dụng luật thuế mới này là hoàn toàn đúng đắn.
Việc xây dựng các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Luật thuế
GTGT khá đầy đủ,từ Luật,các Nghị quyết,Nghị định,Thông tư và Công văn
hướng dẫn cụ thể,các quy định về thuế GTGT chưa phù hợp đã được điều chỉnh
dần.Vì số lượng văn bản quy định hướng dẫn về thuế GTGT trong hai năm thực
hiện đã lên đến hàng chục văn bản các loại,vì vậy,đến cuối năm 2000, Chính
Phủ đã rà soát các quy định hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT trước đó và
ban hành thống nhất Nghị định 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000,Bộ Tài
Chính đã ban hành Thông tư 122/2000/TT – BTC hướng dẫn chi tiết Nghị định
này để áp dụng thống nhất kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2001,bãi bỏ các Thông
tư hướng dẫn về thuế GTGT trước đây.Việc ban hành các văn bản pháp luật
trên là một bước tiến bộ,giúp cho cán bộ ngành thuế cũng như các đối tượng
nộp thuế có thể dễ dàng tra cứu và thực hiện Luật thuế GTGT.
Theo pháp luật hiện hành,đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ
chức,cá nhân sản xuất,kinh doanh và nhập khẩu hàng hoá dịch vụ chịu thuế
GTGT ở Việt Nam,không phân biệt ngành nghề,hình thức,tổ chức kinh doanh
1
.
Đối tượng chịu thuế GTGT là tất cả các hàng hoá,dịch vụ dùng cho sản
xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam(trừ các đối tượng không chịu thuế
được pháp luật quy định cụ thể)
1
.
1
1
Theo điều 3 Luật thuế GTGT,điều 3 Nghị định 79/2000/NĐ - CP ng y 29/12/2000 cà ủa Chính Phủ
1
1

Xem Luật thuế GTGT,Nghị định 79/2000/NĐ - CP của Chính Phủ,Thông tư 122/2000/TT – BTC của Bộ
T i chính hà ướng dẫn chi tiết thi h nh Luà ật thuế GTGT.
Như vậy,khác với thuế doanh thu,thuế GTGT không những đánh vào hầu
hết các hàng hoá,dịch vụ trong nước mà còn áp dụng thu đối với hàng nhập
khẩu vào thị trường Việt Nam.Do đó,bên cạnh việc tạo ra nguồn thu mới đáng
kể trong kết cấu nguồn thu của Ngân sách nhà nước,thuế GTGT còn có tác
dụng cùng với thuế nhập khẩu bảo hộ có hiệu quả sản xuất trong nước.Nhất là
trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại đa phương,song
phương phải cam kết tuân thủ lịch trình cắt giảm thuế quan,thực hiện thuế
suất ưu đãi hoặc phải cắt bỏ hàng rào phi thuế quan thì việc bảo hộ sản xuất
trong nước bằng thuế GTGT(và thuế tiêu thụ đặc biệt)đánh vào hàng nhập
khẩu là biện pháp cực kỳ quan trọng.
Về đối tượng không thuộc diện chịu thuế : Luật thuế GTGT quy định 26
nhóm mặt hàng,dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT
2
.Tổ chức,cá nhân sản
xuất,kinh doanh,nhập khẩu hàng hoá,bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ không
thuộc diện chịu thuế GTGT không được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào
của các hàng hoá,dịch vụ này.Như vậy,đối với các tổ chức,cá nhân sản
xuất,kinh doanh hàng hoá,dịch vụ hay nhập khẩu hàng hoá không thuộc diện
chịu thuế GTGT lại làm cho họ thực tế phải “chịu” thuế GTGT,vì lúc này họ
không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trên hàng hoá dịch vụ họ sử dụng,có
nghĩa là họ được coi như người tiêu dùng cuối cùng các hàng hoá,dịch vụ
đó.Nói cách khác,khi “không thuộc diện chịu thuế GTGT” có nghĩa là bị loại ra
khỏi hệ thống thuế GTGT và thuế GTGT lúc này trở thành chi phí của nhà kinh
doanh.Còn các các nhân,tổ chức nằm trong diện chịu thuế GTGT thì lại không bị
ảnh hưởng gì vì họ không phải chịu thuế GTGT,thuế GTGT tính trên đầu vào của
họ thì được khấu trừ,còn thuế GTGT đầu ra được chuyển qua cho người mua
hàng chịu.
2

2
Xem điều 4 Luật thuế GTGT,Nghị định 79/2000/NĐ - CP của Chính Phủ,Thông tư 122/2000/TT – BTC
của Bộ T i chính hà ướng dẫn chi tiết thi h nh Luà ật thuế GTGT.
Pháp luật quy định đối với doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị
trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp thì
không phải nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.Vì thực chất thì thuế GTGT không
nằm trong chi phí của doanh nghiệp,nên nếu họ nộp ở khâu nhập khẩu,doanh
nghiệp cũng được hoàn lại hoặc khấu trừ dần vào thuế đầu ra của doanh
nghiệp.Hơn nữa,quy định này cũng có mặt tích cực đó là giúp doanh nghiệp
không phải bỏ ra một số tiền thuế trên giá trị thiết bị nhập khẩu,thường là rất
lớn,làm ảnh hưởng đến luân chuyển tiền tệ trong kinh doanh,đảm bảo cho
doanh nghiệp yên tâm về mặt tâm lý.
Pháp luật thuế GTGT cũng quy định đối với các công trình đầu tư bằng
vốn ODA không hoàn lại thì không chịu thuế GTGT;nếu công trình đầu tư sử
dụng vốn ODA vay thuộc diện Ngân sách nhà nước đầu tư không hoàn trả thì
được hoàn thuế GTGT đầu vào,do đó làm giảm được chi phí công trình,khuyến
khích thu hút nguồn vốn đầu tư này.
Về thuế suất thuế GTGT : So với thuế doanh thu trước đây(với 11 mức
thuế suất) thì cơ cấu thuế suất thuế GTGT đơn giản hơn với bốn mức thuế suất
0%,5%,10%,20%,nhưng vẫn đảm bảo được nguồn thu tương đương với
nguồn thu của thuế doanh thu trước đây.
Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng gia
công xuất khẩu,hàng sản xuất chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu,và mới có
một số dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% này như dịch vụ phần
mềm máy tính,sản phẩm phần mềm máy tính xuất khẩu.
Khái niệm xuất khẩu ở đây bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài,bán cho
doanh nghiệp thuộc khu chế xuất và các trường hợp khác theo quy định của
Chính Phủ, chẳng hạn như cơ sở gia công hàng xuất khẩu,hàng của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán cho người mua nước ngoài nhưng giao
hàng tại Việt Nam (gọi là xuất khẩu tại chỗ).

Quy định hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức là doanh
nghiệp xuất khẩu được hoàn toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào đối với
hoạt động xuất khẩu này.Do vậy,cùng với các biện pháp khuyến khích xuất
khẩu như : áp dụng mức thuế xuất khẩu 0% hoặc giảm thuế suất khẩu,cho
phép các doanh nghiệp sản xuất trong nước được xuất khẩu trực tiếp,thành
lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu…thì việc thực hiện Luật thuế GTGT có tác dụng rõ nét
nhất,trực tiếp đến khuyến khích xuất khẩu.Việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối
với hàng hoá xuất khẩu thực chất là Nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất
khẩu,nên có tác dụng giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn
hàng trong nước để xuất khẩu và có lợi thế hơn trước do giảm được giá vốn
hàng xuất khẩu và vì thế góp phần tăng khả năng cạnh tranh với hàng hoá
trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện thị trường xuất khẩu bị hạn chế,giá
xuất khẩu giảm nhưng với sự cố gắng của các ngành,các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu và tác động của cơ chế chính sách nên tổng giá trị xuất khẩu
của nước ta năm 1999 vẫn tăng so với năm 1998 là : 23,18%,năm 2000 tăng
21,3%.
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với những hàng hoá dịch vụ thiết yếu cho
đời sống như nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt,lương thực,thực phẩm
tươi sống,lâm sản chưa qua chế biến;phân bón,thuốc trừ sâu bệnh và chất kích
thích tăng trưởng vật nuôi,cây trồng;thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng
cho y tế,thuốc chữa bệnh;các loại sản phẩm cơ khí sản xuất,sản phẩm luyện
cán,kéo kim loại;hoá chất cơ bản,vật liệu nổ,than đá,đất đá cát sỏi;máy vi
tính,sách,giấy in báo,giáo cụ,đồ chơi trẻ em;hoạt động xây dựng lắp đặt,vận tải
bốc xếp;dịch vụ khoa học kỹ thuật,dịch vụ sản xuất nông nghiệp;hàng hoá chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu kinh doanh thương mại nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế.
Mức thuế suất 20% áp dụng đối với vàng,bạc,đá quý (trừ vàng nhập
khẩu dưới dạng thỏi miếng chưa qua chế tác);hoạt động xổ số kiến thiết và các
loại hình xổ số khác,đại lý tàu biển,dịch vụ môi giới.
Về mặt nguyên tắc,thuế suất 10% là thuế suất tiêu chuẩn và áp dụng đối

với tất cả các loại hàng hoá,dịch vụ còn lại không được quy định trong ba
nhóm thuế suất 0%,5% và 20% trên.Tuy nhiên,để thuận lợi cho việc áp
dụng,Luật thuế GTGT có liệt kê ra một số loại hàng hoá dịch vụ trong diện thuế
suất 10% như dầu mỏ,khí đốt,điện thương phẩm,sản phẩm cơ khí tiêu
dùng,sản phẩm điện tư,các loại thực phẩm chế biến;dịch vụ bưu điện,bưu
chính,viễn thông;dịch vụ cho thuê nhà,văn phòng,kho tàng,bến bãi,nhà
xưởng,máy móc,thiết bị,phương tiện vận tải;dịch vụ tư vấn,khảo sát,thiết
kế,dịch vụ kiểm toán,kế toán;dịch vụ khách sạn,du lịch,ăn uống…
Về phương pháp tính thuế : Theo luật thuế GTGT,thuế GTGT được tính
theo hai phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh phải áp dụng phương pháp khấu trừ và
phải đáp ứng quy định về sổ sách kế toán,hạch toán số thuế đầu ra và số thuế
đầu vào. Số thuế phải nộp được xác định bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế
GTGT đầu vào được phép khấu trừ.
Thuế GTGT của hàng hoá,dịch vụ bán ra tính trên giá chưa có thuế.Khi
lập hoá đơn bán hàng hoá,dịch vụ,cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa
có thuế,thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán.Trường hợp hoá
đơn chỉ ghi giá thanh toán,không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế
GTGT tính trên giá thanh thoán ghi trên hoá đơn,chứng từ.
Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua
hàng hoá,dịch vụ đầu vào của cơ sở kinh doanh.Ngoài ra,cơ sở kinh doanh còn
được tính khấu trừ theo tỷ lệ 3% trên các hoá đơn bán hàng thông thường
mua hàng hoá,dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT của đơn vị nộp thuế
GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng ,hay hàng hoá chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản xuất
để bán ra;tiền bồi thường bảo hiểm theo bảng kê chi bồi thường bảo hiểm;và
2% trên giá trị hàng hoá mua vào theo bảng kê đối với hàng hoá là
nông,lâm,thuỷ sản chưa qua chế biến;đất,đá,cát,sỏi,các phế liệu mua của người
bán không có hoá đơn.Tỷ lệ % khấu trừ này áp dụng thống nhất cho cả trường
hợp kinh doanh trong nước và xuất khẩu.

Theo quy định của luật thuế GTGT,chỉ có ba loại đối tượng áp dụng
phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là : cá nhân sản xuất,kinh
doanh là người Việt Nam,và tổ chức,cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt
Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ
các điều kiện về kế toán,hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo
phương pháp khấu trừ thuế,và cơ sở kinh doanh mua,bán vàng,bạc,đá
quý,ngoại tệ.Theo phương pháp này,thuế GTGT được tính trực tiếp trên giá trị
gia tăng của hàng hoá dịch vụ chịu thuế,nhân với thuế suất tương ứng.Giá trị
gia tăng của hàng hoá dịch vụ được xác định là doanh số của hàng hoá dịch vụ
bán ra trừ đi giá vốn của hàng hoá dịch vụ bán ra.
Để thực hiện luật thuế GTGT các quy định bắt buộc về chế độ hoá đơn
chứng từ đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng phải được thực hiện một
cách chặt chẽ.Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá
đơn GTGT.Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá
đơn bán hàng.
Khi lập hoá đơn,cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ,đúng các quy định
trên hoá đơn.Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế,phụ thu
và phí tính ngoài giá bán(nếu có),thuế GTGT,tổng giá thanh toán đã có
thuế;nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT,chỉ ghi chung
giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán.
Hoá đơn chứng từ mua vào phải hợp pháp theo quy định của Bộ tài
chính thì mới được khấu trừ thuế và chỉ được khấu trừ theo số thuế ghi trên
hoá đơn. Riêng đối với một số trường hợp được khấu trừ khác theo tỷ lệ quy
định.
Do thuế GTGT nói chung không còn là chi phí của doanh nghiệp,việc thực
hiện Luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây
dựng cơ bản giảm khoảng 10% so với trước đây.Toàn bộ thuế GTGT của công
trình xây dựng cơ bản và tài sản cố định được hạch toán riêng và không tính

vào giá thành công trình như thuế doanh thu,vì vậy chi phí khấu hao tài sản
cũng giảm thấp hơn.Từ khi giảm 50% mức thuế GTGT(xuống còn 5% so với
thuế suất 10% ban đầu)đối với sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế GTGT
của các doanh nghiệp xây lắp còn phải nộp sau khi khấu trừ đầu vào thấp hơn
so với mức 4% khi nộp thuế doanh thu,thậm chí còn được hoàn thuế.
Các doanh nghiệp khi mua sắm tài sản cố định có thuế GTGT đều được
khấu trừ hoặc hoàn thuế;còn nếu nhập khẩu thiết bị,máy móc,phương tiện vận
tải chuyên dùng loại trong nước chưa sản xuất được để đầu tư làm tài sản cố
định,thì không phải nộp thuế GTGT ngay từ khâu nhập khẩu.
Hoàn thuế giá trị gia tăng là một vấn đề quan trọng nhất trong cơ chế
thuế GTGT.Nhận thức được vấn đề này,các nhà lập pháp đã nghiên cứu sửa
đổi,bổ sung các quy định về hoàn thuế,nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thuế
được nhanh chóng thuận tiện cho doanh nghiệp đồng thời cũng ngăn ngừa
được những gian lận thuế trong quá trình hoàn thuế.Cơ sở kinh doanh đạt đủ
các điều kiện để được hoàn thuế như : có luỹ kế số thuế đầu vào và được khấu
trừ lớn hơn số thuế đầu ra trong 3 tháng liên tục;có hàng hoá xuất khẩu nếu có
số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên;đầu tư tài
sản mới trong thời gian từ một năm trở lên nhưng chưa phát sinh doanh thu
bán hàng,thì được xét hoàn thuế ngay trong vòng 15 ngày khi có hồ sơ hoàn
thuế hợp lệ gửi lên cơ quan thuế,riêng đối với trường hợp hoàn thuế cho dự án
ODA và viện trợ nhân đạo,viện trợ không hoàn lại thời gian hoàn thuế là 3
ngày.
Thực hiện thuế GTGT còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh,lưu thông hàng
hoá phát triển do thuế GTGT chỉ thu trên GTGT của hàng hoá dịch vụ qua các
khâu sản xuất,lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng,khắc phục được nhược
điểm của thuế doanh thu là thu trùng lên thuế,thúc đẩy chuyên môn hoá,hợp
tác sản xuất,nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí như : sản xuât,lắp ráp xe
đạp,xe máy,ô tô,điện,điện tử…
Tóm lại,qua những năm đầu triển khai thực hiện luật thuế GTGT,chúng
ta đã đạt được kết quả nhất định;các quy định của pháp luật bước đầu đã phù

hợp với tình hình phát triển kinh tế của nước ta,học tập được kinh nghiệm của
các nước đã áp dụng Luật thuế GTGT…tuy nhiên,thực tế hiện nay cho thấy vẫn
còn nhiều bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành cần được bổ
sung,sửa đổi để nâng cao hiệu quả áp dụng.
2.Các tồn tại
Việc triển khai thực hiện các luật thuế mới nói chung và luật thuế GTGT
nói riêng vừa kịp thời thực hiện tháo gỡ khó khăn và đạt được kết quả ban đầu
khá khả quan.
Tuy nhiên,thuế GTGT ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành
còn tỏ ra khá phức tạp và có một số bất cập.Đó là điều không thể tránh
khỏi,kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy thực tế áp dụng thường
phải sửa đổi,bổ sung thường xuyên và cũng chỉ hoàn thiện dần sau một khoảng
thời gian nhất định.
2.1.Các quy định về đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện
chịu thuế
Điều 3, Luật thuế GTGT quy định : “Tổ chức,cá nhân sản xuất,kinh doanh
hàng hoá dịch vụ chịu thuế(gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức khác
nhập khẩu hàng hoá chịu thuế(gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng
nộp thuế GTGT”.Theo quy định này thì đối tượng nộp thuế GTGT rất rộng,điều
này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết nhưng trên thực tế đây cũng là vấn đề
cần phải bàn, bởi số lượng hộ kinh doanh cá thể ở nước ta chiếm tỷ trọng khá
lớn nhưng phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả.Trong
khi đó,luật thuế GTGT lại không quy định các ngưỡng chịu thuế như Luật của
các nước khác nên chi phí quản lý hành chính thuế rất lớn so với số thuế GTGT
thu được từ những đối tượng này.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp sản xuất
cung cấp các mặt hàng,dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không thuộc diện
chịu thuế GTGT,có nghĩa là số thuế GTGT đầu vào cho các chi phí sản xuất kinh
doanh không được khấu trừ.Như vậy tạo nên sự bất bình đẳng trong sản xuất
kinh doanh bởi vì hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại hàng hạn

chế tiêu dùng những để sản xuất nó thì cũng phải dùng nguyên vật liệu đầu
vào có chịu thuế GTGT như vậy nếu quy định nó không thuộc diện chịu thuế
GTGT thì đã tước đi cái quyền được khấu trừ thuế đầu vào của doanh nghiệp
sản xuất loại hàng đó.
Quy định việc các cơ sở kinh doanh thương mại các mặt hàng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ”khống”theo tỷ lệ 3%,hiện cũng gây trở ngại
trong việc khấu trừ thuế đầu vào ở khâu lưu thông.
Hiện nay,việc quy định dịch vụ xuất khẩu không thuộc diện chịu thuế
GTGT làm cho thuế đầu vào không được khấu trừ trở thành chi phí của doanh
nghiệp và không tạo điều kiện khuyến khích ngành hoạt động kinh doanh này.
2.2.Các quy định về căn cứ tính thuế
Theo quy định của pháp luật hiện hành,ngoài các đối tượng không thuộc
diện chịu thuế theo quy định chung và một số trường hợp đặc biệt,cơ cấu thuế
suất gồm có bốn mức 0%, 5%,10% và 20%.Như vậy là quá phức tạp và không
khỏi gây trở ngại cho hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề
sản xuất,kinh doanh khác nhau,bởi cùng một đại lượng giá trị tăng thêm cấu

×