THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Khái quát tình hình hoạt động của ACB chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội được thành lập theo Giấy
phép do NHNN Việt Nam cấp. Ngày 14/12/1993 thì Ngân hàng chính thức đi
vào hoạt động. ACB chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên
nằm trong hệ thống ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập tại địa bàn Hà
Nội ở khu vực phía Bắc. Trụ sở chính của chi nhánh nằm ở số 184-186 phố Bà
Triệu thủ đô Hà Nội.
Chi nhánh ban đầu biên chế bao gồm 40 cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ
của chi nhánh trong thời kì đầu là nhanh chóng ổn định về con người, cơ sở vật
chất, triển khai các hoạt động kinh doanh với phương châm là: “ Ngân hàng của
mọi nhà”.
Phạm vi hoạt động của ACB chi nhánh Hà Nội là tất cả các khu vực
thuộc địa bàn thành phố Hà nội. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa của cả nước chính vì vậy việc thành lập ACB chi nhánh Hà Nội nằm
trong kế hoạch phát triển rộng rãi mạng lưới ACB khu vực phía Bắc nhằm phủ
sóng toàn bộ cả nước.
Từ những ngày đầu hoạt động ACB chi nhánh Hà Nội đã xác định rõ sứ
mệnh của mình đó là cùng với toàn hệ thống ACB trong cả nước thì Ngân Hàng
Á Châu chi nhánh Hà Nội mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt
Nam nói chung và đứng đầu thủ đô Hà Nội trong khối các ngân hàng TMCP.
Xác định được đối tượng khách hàng của mình là hướng tới khách hàng cá nhân
và các doanh nghiệp nhỏ, ACB chi nhánh Hà Nội đã tích cực đầu tư công nghệ,
mở rộng danh mục sản phẩm để có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mọi
người trong xã hội.Ngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm mới như: phát hành
thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master Card, sớm triển khai các dịch vụ ngân hàng
bán lẻ hiện đại như: Mobile Banking, E- Banking, SMS Banking….
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Trải qua 15 năm hoạt động thì ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội giờ
đây đã tăng cả về số lượng và chất lượng, từ khoảng 40 cán bộ công nhân viên
thì giờ đây ACB chi nhánh Hà Nội đã có trên 500 cán bộ với 9 phòng giao dịch
và vẫn đang tiếp tục được phát triển, mở rộng ở địa bàn thủ đô Hà Nội trong
thời gian tới đây.
Cơ cấu tổ chức của ACB chi nhánh Hà Nội được thể hiện ở sơ đồ sau:
PDKimLiên
PGDBát Đàn
PGDTrần Duy Hưng
PGD Tràng Thi
PGDThanh Xuân
PGD Kim Đồng
PGD Nội Bài
PGD Đồng XuânPGD Hoàng Hoa Thám
Ngân Hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà nội
Trụ Sở Của Chi Nhánh
BAN LÃNHĐẠO
Phòng hành chínhPhòng tín dụngPhòng kế toánPhòng kiểm toán nội bộPhòngThẩm địnhPhòng thanh toán quốc tế
Sơ đồ 2.1- Cơ cấu tổ chức của ACB chi nhánh Hà Nội:
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Hà Nội trong thời
gian gần đây
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư nguồn nhân
lực và công nghệ, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong
điều kiện nghành ngân hàng đang có những bước phát triển mạnh mẽ và môi
trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng với sự phát triển của nền kinh
tế Việt Nam, ACB chi nhánh Hà Nội đã có những bước phát triển nhanh, ổn
định, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ ban đầu mới có 20 tỷ thì đến ngày
31/12/2007 đã tăng lên 2630 tỷ đồng, tăng gấp 130 lần so với ngày đầu thành
lập. Tổng tài sản năm 1994 là 312 tỷ thì đến nay đã đạt 25.300 tỷ, một con số
tăng trưởng rất ấn tượng. Dư nợ cho vay cuối năm 1994 mới chỉ có 64 tỷ thì hết
năm 2007 con số này đã đạt 15.800 tỷ. Lợi nhuận trước thuế tăng gấp 300 lần so
với năm 1994, đạt 227 tỷ, cao nhất trong khối các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội luôn
xác định một chiến lược tăng trưởng bền vững và an toàn nhưng vẫn phát triển
đa dạng các sản phẩm, dịch vụ và mở rộng mạng lưới chi nhánh, do vậy quy mô
tài sản và lợi nhuận luôn tăng cao trong những năm gần đây, thể hiện qua mức
tăng trưởng ổn định lợi nhuận qua các năm cũng như các tỉ lệ ROE, ROA luôn ở
mức cao, đồng thời ngân hàng vẫn duy trì các tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn và khả
năng thanh toán cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước.
Bảng 2.1- Bảng tổng kết quy mô hoạt động của ACB chi nhánh Hà Nội
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Tổng tài sản 1547 2427 4347 8591
Vốn chủ sở hữu 206 383 653 957
LN trước thuế 78 85 110 227
(Nguồn:Báo cáo thường niên ngân hàng Á Châu năm 2007)
Qua bảng tổng kết ta nhận thấy quy mô và lợi nhuận của ngân hàng ACB
tăng lên không ngừng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2007, đây có thể coi là
năm thành công rực rỡ của ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội nói riêng và
ngân hàng Việt Nam nói chung. Lợi nhuận của ngân hàng tăng gấp 2 lần so với
năm 2006, đạt 115,2% so với kế hoạch, tuy lợi nhuận cao nhưng ngân hàng vẫn
hoạt động an toàn và ổn định bởi vốn chủ sở hữu đã tăng gấp 1.5 lần đưa hệ số
an toàn vốn trong năm 2007 lên mức 8,25%, tăng 3,5% so với cuối năm 2006.
Lợi nhuận của ACB chi nhánh Hà Nội được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 2.2
dưới đây:
Biểu đồ 2.1- Lợi nhuận trước thuế của ACB chi nhánh Hà Nội qua các năm
(Đơn vị : tỷ đồng)
(Nguồn : Báo cáo thường niên Ngân Hàng TMCP Á Châu năm 2007)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy lợi nhuận gia tăng đều đặn qua các năm, đặc biệt
năm 2007 đạt lợi nhuận 227 tỷ đồng, cao gấp 2 lần so với năm 2006 đạt mức
tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong 12 năm qua.
Tổng tài sản của ngân hàng trong năm 2007 tăng gần gấp đôi năm trước.
Năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất trong 7 năm gần
đây và là một trong 3 năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1994 đến
nay. Vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2007 là 957 tỷ đồng. Năm 2007 là năm có
tốc độ tăng kỷ lục về vốn chủ sở hữu.
2.1.3.1 Kết quả kinh doanh của ACB chi nhánh Hà Nội
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm hai hoạt động chính đó là
hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn,thực hiện tốt và bảo đảm cân đối giữa
hai hoạt động này sẽ đem lại cho ngân hàng sự phát triển ổn định.
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động và cho vay của Ngân hàng TMCP Á
Châu chi nhánh Hà Nội.
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Nguồn vốn huy động 4354 7341 9736 11943
Dư nợ cho vay 3760 6569 7039 7974
Chênh lệch 594 772 2697 3969
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2004 – 2007)
Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của ACB chi nhánh Hà Nội được thể
hiện rõ hơn ở biểu đồ 2.1 dưới đây:
Biều đổ 2.2 Nguồn vốn và dư nợ cho vay của NHTMCP Á Châu qua các năm
(Đơn vị : tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân Hàng TMCP Á Châu năm 2007)
Thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Á
Châu chi nhánh Hà nội tăng trưởng nhanh qua các năm, dư nợ cho vay từ 2004
là 3760 tỷ đồng chiếm 11,26% tổng vốn huy động, đến năm 2007 đã lên tới
7974 tỷ đồng chiếm 23,89% tổng vốn huy động. Tuy tỷ trọng dư nợ trong tổng
vốn cho vay có giảm nhẹ nhưng dư nợ từ năm 2004 đến 2007 gia tăng gấp hơn
2,16 lần về trị số tuyệt đối. Dư nợ cho vay các năm đều tăng khá đều và có xu
hướng phát triển mạnh trong những năm tới. Điều này cho thấy hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng đang phát triển mạnh và có mức tăng trưởng vượt bậc qua
các năm đặc biệt ACB chi nhánh Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh
doanh năm 2007.
2.1.3.2 Về Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ cho vay của ACB năm 2006 là 0,2% giảm 0,1%
so với năm 2005, phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi do
được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản . Đồng
thời, tỷ lệ quỹ dự phòng/ nợ xấu ở mức 183%.
Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay giảm từ 0,2% xuống còn
0,08% vào cuối năm, nợ từ nhóm 2 trở lên chỉ chiếm khoảng 0,3% trong tổng
doanh mục cho vay của ngân hàng. Điều này thể hiện ACB chi nhánh Hà Nội
đã thực hiện tốt chính sách quản lý chất lượng tín dụng. Trong hai năm 2006 và
2007 ngân hàng Á Châu tiếp tục được ngân hàng Nhà Nước Việt Nam xếp loại
A theo quy chế xếp loại của các tổ chức tín dụng cổ phần, áp dụng tiêu chí
CAMEL.
2.2 Thực trạng về mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ACB chi
nhánh Hà Nội
2.2.1 Chính sách cho vay tiêu dùng của ACB chi nhánh Hà Nội
2.2.1.1 Phương thức vay vốn
Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội hiện nay đang áp dụng hầu hết các
phương thức cho vay đối với tín dụng tiêu dùng. ACB thoả thuận với khách
hang về phương thức cho vay, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn vay và khả
năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo một số
phương thức cho vay như sau:
Phương thức Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay
vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện các thủ tục vay vốn, ký kết, giải ngân,
thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng. Phương thức này ACB chi nhánh Hà Nội
thường áp dụng với khách hàng nhu cầu vay vốn không thường xuyên, cho vay
tiêu dùng trong dân cư( thời gian cho vay dưới 12 tháng).
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương cho vay mà ACB
chi nhánh Hà Nội và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức này
thường được áp dụng với khách hàng có nhu cầu vốn vay không thường xuyên,
quá trình vay vốn, trả nợ diễn ra nhiều lần trong thời hạn cho vay theo hợp đồng
tín dụng và khách hang vay có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn
không phù hợp với phương thức cho vay từng lần.
Phương thức cho vay này giúp ngân hàng và doanh nghiệp giảm bớt các
thủ tục phiền hà, phức tạp so với việc cho vay từng lần. Các doanh nghiệp sẽ
chủ động hơn trong việc nhận nợ, tận dụng tối đa thời cơ kinh doanh của mình.
Và để tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp, trong thời gian rút vốn nếu có
nhu cầu điều chỉnh tăng hạn mức thì sẽ được Chi nhánh xem xét.Tuy nhiên
phương thức cho vay này cũng chỉ áp dụng đối với một số DN có độ tín nhiệm
cao như: năng lực tài chính tốt, và thường đã có quan hệ tín dụng tốt với Chi
nhánh.
Số tiền vay được giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt hoặc tiền mặt.
2.2.1.2 Nguyên tắc và điều kiện vay vốn
Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn ACB phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
Sử dụng vốn vay vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng. Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng.
Điều kiện vay vốn: Đối với cho vay tiêu dùng thì khách hàng cần phải
đảm bảo những điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: vốn vay được sử dụng đúng mục
đích đã nêu trong đơn xin vay phù hợp với điều kiện và khả năng sử dụng của