Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Thực trạng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thanh Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.13 KB, 38 trang )

Thực trạng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân
hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thanh Xuân
2.1> Khái quát quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Ngân hàng
TMCP Công Thương chi nhánh Thanh Xuân
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công
thương Thanh Xuân

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định số
53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/03/1988, khi đó Ngân hàng Công
thương được thành lập cùng với các ngân hàng chuyên doanh khác như Ngân
hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với
tên gọi là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Đến ngày
14/11/1990, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam đổi tên thành
Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của hội đồng Bộ
trưởng. Ngày 27/03/1993 Thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân
hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 67/QD-NH5 của Thống đốc
NHNN VIệt Nam.
Là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam,
Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25 % thị phần trong toàn bộ hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm,
tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20% /năm, đặc biệt có năm tăng
35% so với năm trước.
Đây là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO
9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các
Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu
( SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế, tiên
phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử Việt Nam.
• Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thanh Xuân
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế nước ta, các dịch vụ


Ngân hàng cũng không ngừng được mở rộng và ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhằm thực hiện chiến lược lâu dài là mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao
uy tín và hiệu quả kinh doanh, NH TMCP Công Thương Việt Nam đã liên tục
mở rộng thêm các Chi nhánh mới tại những địa bàn mang tính trọng điểm.
Ngày 22/4/1997 NH TMCP CT Việt Nam công bố quyết định số 17/HĐQT -
QĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị NH TMCP CT Việt Nam về việc thành lập
Chi nhánh NH TMCP CT Thanh Xuân trực thuộc Chi nhánh NH TMCP CT
Đống Đa trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình và chính thức đi
vào hoạt động, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà
Nội nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng cùng với sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngay từ những ngày đầu bước vào hoạt động, Chi nhánh NH TMCP CT
Thanh Xuân đã gặp vô vàn khó khăn, điều này đã tác động không nhỏ đến quá
trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Trụ sở giao dịch của Chi
nhánh phải đi thuê với diện tích rất chật hẹp, bộ máy tổ chức chỉ gồm có 4
phòng với 50 CBNV, cán bộ lãnh đạo quản lý phần lớn mới được bổ nhiệm còn
thiếu kinh nghiệm, mạng lưới huy động vốn mỏng chỉ có 2 QTK trên 11 phường
Quận Thanh Xuân. Bên cạnh đó, thị phần đầu tư và cho vay của Chi nhánh rất
hạn chế, đại bộ phận các doanh nghiệp trên địa bàn đã có quan hệ truyền thống
với các Ngân hàng khác, gây khó khăn cho Chi nhánh. Và một vấn đề quan
trọng khác là mặc dù mới thành lập, còn rất non trẻ nhưng Chi nhánh đã phải
đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt của hàng chục Ngân hàng, tổ chức tín dụng
khác hoạt động trên địa bàn Thủ đô và sự đổi mới của cơ chế thị trường.
Trong quá trình gian nan đó, với việc nhận thức được những thuận lợi, khó
khăn, tập thể lãnh đạo Chi nhánh đã đặt ra những nhiệm vụ, bước đi, biện pháp
mang tính chiến lược chủ yếu để tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được
giao. Chi nhánh NH TMCP CT Thanh Xuân từ khi thành lập đến nay đã trải qua
hai giai đoạn. Từ khi thành lập 4/1997 đến 2/1999 trực thuộc Chi nhánh NH
TMCP CT Đống Đa và từ tháng 3/1999 đến nay là đơn vị thành viên của NH
TMCP CT Việt Nam. 12 năm bước vào hoạt động, với chức năng là một Ngân

hàng thương mại Quốc doanh, nay là NHTM Cổ phần, được sự chỉ đạo của NH
TMCP CT Việt Nam, sự ủng hộ giúp đỡ của Cấp uỷ Chính quyền, các Ban
ngành địa phương và với tinh thần trách nhiệm, tập thể Đảng uỷ, Ban giám đốc
đã bám sát và tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, định hướng
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, các tổ
chức đoàn thể tích cực phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp. Vì
thế nên sau 12 năm ra đời và phát triển Chi nhánh NH TMCP CT Thanh Xuân
đã đạt được những kết quả tốt đẹp, khả quan và được đánh giá là một trong
những đơn vị tiên tiến xuất sắc của hệ thống NH Công thương nói riêng và các
NHTM Cổ phần nói chung.
NH TMCP CT Thanh Xuân gồm có 4 phòng và 50 CBCNV năm 1997, và
hiện nay đã là 11 phòng ban với hơn 225 cán bộ công nhân viên hoạt động ở tất
cả các phòng ban. Trong đó có trên 25 thạc sĩ, 10 tiến sĩ và hơn 207 trình độ đại
học còn lại là cao đẳng và trung học. Điều này thể hiện sự phát triển về nguồn
nhân lực của chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của chi nhánh
cũng như toàn hệ thống Ngân hàng Công thương.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Xuân
Biểu đồ: Bộ máy hoạt động của NHTMCP CT Thanh Xuân
+ Giám đốc chi nhánh

là người có quyền quyết định mọi hoạt động của
chi nhánh và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam.
+ Phòng kế toán:
Đây là phòng nghiệp vụ thực hiện trực tiếp các giao dịch với khách hàng, các
nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác chi tiêu nội bộ tại chi nhánh,
quản lý tài chính, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ
thanh toán, tiến hành xử lý hạch toán các giao dịch, quản lý và chịu trách nhiệm
với các giao dịch trên máy và quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo
đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và NH TMCP CTVN. Thực hiện

nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
+ Phòng kho quỹ: thực hiện điều chuyển tiền mặt trong hệ thống Ngân
hàng Công thương, tiến hành thu chi tiền mặt, là nơi lưu trữ và cất giữ các giấy
tờ có giá như séc trắng, thẻ tiết kiệm, sổ đỏ, và các giấy tờ có giá của khách
hàng.
+ Phòng Khách hàng Số 1 và Số 2
- Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VNĐ và
ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm
tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NH TMCP CTVN. Trực tiếp
quảng cáo, giới thiệu, tiếp thị và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các
DNVVN và doanh nghiệp lớn.
- Nhiệm vụ:

Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các
DNVVN, doanh nghiệp lớn.

Thực hiện việc tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách
hàng về các sản phẩm dịch vụ của NH TMCP CTVN: tín dụng đầu tư, chuyển
tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ ngân hàng điện
tử...Làm đầu mối giới thiệu các sản phẩm và bán cho DNVVN, doanh nghiệp
lớn.

Thực hiện thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các
khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có
thẩm quyền quyết định theo qui định của NH TMCP CTVN.
GĐ& PGĐ
GĐ& PGĐ
Khối Kinh doanh
Khối Kinh doanh


Thực hiện các nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: nhận và xử lý đơn
đề nghị xin vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, thẩm định dự
án, khách hàng và phương án vay vốn, các hình thức cấp tín dụng khác theo
thẩm quyền. Đồng thời đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín
dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm
định, kiểm tra giám sát chặt chẽ khách hàng sau khi đã cấp tín dụng, phối hợp
chặt chẽ với các phòng ban liên quan thực hiện thu gốc, lãi, thu phí đầy đủ, kịp
thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký.

Là thành viên của hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng
miễn giảm lãi.

Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với các khách hàng có
nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có nhu cầu quan hệ giao dịch với Chi nhánh.
Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định của NH TMCP CT, tổ chức
học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ của phòng ban.
+ Phòng khách hàng cá nhân:
Phụ trách các điểm giao dịch và các quỹ tiết kiệm, nay gộp chung lại
thành Phòng giao dịch. Là nơi giao dịch trực tiếp với các đối tượng khách hàng
cá nhân. Phòng khách hàng cá nhân thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
GĐ& PGĐ
GĐ& PGĐ
Khối Kinh doanh
Khối Kinh doanh
dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của
NHCTVN. Đồng thời trực tiếp quảng cáo giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
chi nhánh Thanh Xuân

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động Huy động vốn của NHTMCP CT Thanh Xuân rất đa dạng như
hoạt động mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân
cư trong và ngoài nước, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá, kỳ
phiếu, trái phiếu, tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác của Ngân hàng Nhà nước và
các tổ chức tài chính quốc tế..
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn từ 2007 - 2009
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Chênh
lệch
Số
tiền
%
Chênh lệch
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1. Tổng nguồn
vốn huy động

3343 100 3737 100 394 11,8 4522 100 785 21
- Tiền gửi VND 2795
83,
6
2967 79,4 172 6 3760 83,15 793 26,7
- Tiền gửi ngoại tệ
quy VND
548
16,
4
770 20,6 222
40,
5
762 16,85 -8 -1
2. Cơ cấu nguồn
vốn
- Số dư tiền gửi các
tổ chức kinh tế
693
20,
7
1043 27,91 350
50,
5
2437 53,9 1394 134
- Số dư tiền gửi
dân cư, phát hành
giấy tờ có giá, đi
vay
2650

79,
3
2694 72,09 44
1,6
6
208
5
46,1 -609
-
22,6
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT Thanh
Xuân từ 2007 – 2009.
Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy được rằng tổng nguồn vốn huy động của
Chi nhánh từ 2007 – 2009 có xu hướng tăng lên đáng kể.
- Năm 2008 tăng 394 tỷ đồng so với năm 2007 (tương ứng 11,8%).
- Năm 2009 tăng 785 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng 21%).
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi VND chiếm tỷ trọng lớn, trên
80%. Điều này cho thấy, sự tăng lên của tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là do
sự tăng lên của tiền gửi VND, tiền gửi ngoại tệ vẫn chỉ chiếm 1 tỷ trọng khiêm
tốn.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động, có thể thấy được sự biến động qua
từng năm.
- Năm 2008, số dư tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng 350 tỷ đồng so với
năm 2007 (tương ứng 50,5%), làm cho tỷ trọng của nó so với tổng nguồn vốn
tăng từ 20,7% (năm 2007) lên 27,91% (năm 2008).
Bên cạnh đó, số dư tiền gửi dân cư và phát hành giấy tờ có giá, đi vay
cũng tăng 44 tỷ đồng (tương ứng 1,66%), làm cho tỷ trọng của nó so với tổng
nguồn vốn giảm từ 79,3% (năm 2007) xuống 72,09% (năm 2008).
- Năm 2009, số dư tiền gửi từ các tổ chức kinh tế lại tăng thêm 1394 tỷ
đồng (tương ứng 134%), 1 tốc độ tăng chóng mặt, làm cho tỷ trọng của nó so

với tổng nguồn vốn tăng từ 27,91% (năm 2008) lên 53,9% (năm 2009).Số dư
tiền gửi dân cư và phát hành giấy tờ có giá, đi vay giảm tới 609 tỷ đồng (tương
ứng 22, 6%), làm cho tỷ trọng của nó so với tổng nguồn vốn lại giảm từ 72,09%
(năm 2008) xuống 46,1% (năm 2009).
Sự biến động của cơ cấu nguồn vốn trên là do trong năm 2008 và 2009,
Ngân hàng Công thương Thanh Xuân đã có nhiều chính sách khuyến mãi hấp
dẫn thích hợp với mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là khuyến khích các tổ
chức kinh tế, các doanh nghiệp lớn gửi tiền nên tốc độ tăng nguồn vốn huy động
luôn được cải thiện qua các năm. Ngoài ra, Chi nhánh đã chú trọng nhiều hơn
nữa tới việc huy động vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng, bên cạnh đó
là việc thực hiện tốt Marketing các sản phẩm của mình, nên đã có một nguồn
vốn dồi dào qua các năm.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Nhìn vào bảng 2.2 sau có thể thấy: Dư nợ cho vay từ năm 2007 – 2009 đã có
những thay đổi:
- Nếu như năm 2008, Dư nợ cho vay giảm 160 tỷ đồng (tương ứng
12,1%)
- Sang đến năm 2009, Dư nợ cho vay tăng 283 tỷ đồng (tương ứng
24,2%)
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay từ 2007 - 2009
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Chênh

lệch
Số
tiền
%
Chênh lệch
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Tổng dư nợ cho vay 1329 100 1169 100 -160
-
12,1
1452 100 283 24,2
- Dư nợ VND
- Dư nợ ngoại tệ quy
VND
484
845
36,
4
63,
6
488
681
41,
7
58,
3

4
-164
0,8
-
19,4
725
727
49,
9
50,
1
237
46
48,6
6,8

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT Thanh Xuân
2007 – 2009
Có thể thấy được rằng Dư nợ cho vay tại Chi nhánh có sự phân biệt đáng kể về
đóng góp của Dư nợ VND và Dư nợ ngoại tệ quy đổi VND. Dư nợ ngoại tệ quy đổi
VND luôn chiếm trên 50% tổng Dư nợ cho vay, song đã giảm dần về tỷ trọng đóng
góp. Điều đó cho thấy sự chú trọng của Chi nhánh vào việc cho vay các doanh nghiệp
trong nước.
Trong năm 2008, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn
mức cho vay thấp hơn, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như :
sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.. có tình hình
sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dư nợ. Bên cạnh đó, Chi
nhánh còn đôi chút khó khăn trong việc khai thác, tìm kiếm các khách hàng tốt,
nên Dư nợ cho vay năm 2008 giảm so với năm 2007.
Sang năm 2009, cùng với tình hình chung của nền kinh tế thế giới, hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn trì trệ, hạn chế trong việc đi
vay vốn Ngân Hàng, hơn nữa, các chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân Hàng
Nhà Nước cũng khiến cho lượng vốn đến với các doanh nghiệp bị co hep lại.
Mặc dù vậy, do thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra, hiệu quả các hoạt động cho
vay, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới, tiềm năng được nâng
cao, nên Dư nợ cho vay năm 2009 của chi nhánh đã tăng lên 283 tỷ đồng
( tương ứng 24,2%) so với năm 2008.
Cho vay ngắn hạn của NHCT Thanh Xuân năm 2007 là 523 tỷ đồng, đến năm
2008 giảm xuống chỉ còn 358 tỷ đồng, và năm 2009 tăng lên 1 chút là 463 tỷ
đồng.
Trong khi đó, tốc độ Cho vay Trung- Dài hạn không ngừng tăng lên : Năm
2007 là 806 tỷ đồng, 2008 là 811 tỷ đồng, 2009 là 989 tỷ đồng. Điều đó cho
thấy xu hướng thận trọng và sự khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngắn hạn của
Ngân hàng.
* Về chất lượng tín dụng:
Năm 2007, nợ xấu đến 31/12/2007 chỉ còn 21,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
1,6% trên tổng dư nợ.
Năm 2008, nhóm nợ xấu đã giảm 63,2% so với năm 2007, đây là dấu hiệu
tốt, cho thấy chất lượng tín dụng đã được cải thiện hơn.
Năm 2009, công tác khắc phục, thu hồi nợ xấu của Chi nhánh luôn được coi
là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh. Các phòng nghiệp vụ đã
thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc, thường xuyên theo dõi
bám sát từng khách hàng, từng món vay, kịp thời thu hồi và xử lí triệt để các
khoản nợ đến hạn và các khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn.Vì thế nên nhóm nợ xấu
không có, khả năng thu hồi tốt, nợ nhóm 2 có chiều hướng giảm đáng kể so với
2008.
Bảng 2.3: Cơ cấu nhóm nợ từ năm 2007 - 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 08/07 2009 09/08
Tổng nợ 1329 1169 -12,1% 1452 24,2%

- Nhóm I
Tỷ trọng
1142,2
97,7%
1437
98,9%
58,8%
- Nhóm II
Tỷ trọng
19
1,63%
15
1,1%
-94,1%
- Nhóm nợ xấu (III-V)
Tỷ trọng
21,2
1,6%
7,8
0,67%
-63,2% 0
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT Thanh
Xuân 2007 – 2009
2.1.3.3. Hoạt động Tài trợ thương mại
a) Thanh toán quốc tế
Doanh Số phát hành L/C năm 2009 : 9.960 ngàn USD, đạt 50% kế hoạch đề
ra của năm.
Năm 2009, Doanh Số Thanh toán Nhờ thu : 2.301 ngàn USD, đạt 230% kế
hoạch đề ra. Doanh Số chuyển tiền thanh toán L/C NK : 5.930 ngàn USD, đạt
15% kế hoạch.

Một tỷ lệ cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng của việc thanh toán L/C NK bằng
việc chuyển tiền. Số dư L/C chưa thanh toán : 570 ngàn USD, chỉ đạt 10% kế
hoạch năm. Doanh Số thanh toán L/C XK và nhờ thu XK : 164.114 ngàn USD,
đạt được 82% kế hoạch năm.
b) Hoạt động bảo lãnh trong nước
Năm 2008, bảo lãnh 345 món với giá trị trên 80 tỷ đồng, không có món bảo
lãnh nào chi nhánh phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh, góp phần đáng
kể vào khối lượng thu dịch vụ của chi nhánh thông qua phí bảo lãnh.
Năm 2009, Bảo lãnh trên 400 món với số tiền 108 tỷ đồng (tính đến hết ngày
31/12/2009), tăng 28 tỷ đồng (tương ứng 35%).
Không thực hiện món bảo lãnh nước ngoài nào.
Số dư bảo lãnh (Bảo lãnh trong nước) : 46 tỷ đồng (tính đến hết 31/12/2009).
c) Kinh doanh ngoại tệ
- Năm 2008, tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 238,730 triệu USD, tăng
56% so với năm trước. Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ của các đại lý, Ngân
hàng nhà nước, qua thị trường tự do và thị trường liên Ngân hàng, chi nhánh
còn khai thác, thu mua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ
lớn. Thực hiệt tốt các quy định của NHCT Việt Nam, luôn theo dõi sát sao sự
biến động của tỷ giá, hạn mức mua bán ngoại tệ, sự di chuyển của các luồng
Kiều hối…nên Chi nhánh đã không có rủi ro lớn trong việc kinh doanh ngoại tệ.
Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 1.788 triệu đồng, trong đó mua
bán ngoại tệ 1.250 triệu đồng, lãi thu từ điều chuyển ngoại tệ nội bộ 538 triệu
đồng.

×