Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.19 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh
Năm 2008 và 2009 là khoản thời gian khó khăn cho nền kinh tế Việt
Nam. Nếu như trong giai đoạn 2005-2007, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
của nước ta là 8,2% thì trong năm 2008 chỉ còn 6,18% và 5,32% trong năm
2009.Mặc dù nền kinh tế có sự khởi sắc trong năm 2009 nhưng vẫn còn rất
nhiều vấn đề đặt ra. Thứ nhất, cơ cấu tổng sản phẩm 3 khu vực nông lâm nghiệp
và hải sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ hầu như không có sự chuyển biến
so với năm 2008 và những năm gần đây. Thứ hai, mức thâm hụt ngân sách tuy
được khống chế nhưng đã lên tới 7% GDP thay vì mức 5% như kế hoạch. Thứ
ba, nhiều vấn đề xã hội chậm khắc phục. Đặc biệt là đời sống các hộ nghèo
chưa được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% thay vì mức 2,38% của năm 2008.
Nhiệm vụ đề ra của Đảng và Chính phủ trong năm 2010 là ngăn lạm phát
tăng cao trở lại, nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu nhất là xuất khẩu vào
các thị trường truyền thống như Mỹ, EU. Tiếp đó là giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo
công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện các đề án giúp đỡ các hộ dân
nghèo thoát nghèo.
Trên cơ sở phân tích tình hình kinh tế Việt nam và thế giới cùng với việc
đánh giá các thành quả đạt được trong quá khứ, chi nhánh Ngân hàng Công
thương Việt Nam Đống Đa đề ra các mục tiêu hoạt động trong năm 2010 là như
sau:
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngân hàng, mở rộng quan hệ
với mọi thành phần kinh tế, chú trọng hơn tới nâng cao chất lượng dịch vụ, tích
cực triển khai các sản phẩm dịch vụ mới theo chỉ đạo của Ngân hàng CÔng
thương Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo,
huấn luyện, cập nhật kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, đáp ứng yêu
cầu của môi trường kinh doanh.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn.
- Kiên quyết thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.


- Nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới hoạt động.
Về mảng tín dụng, chi nhánh quyết tâm nâng mức dư nợ tín dụng vượt
mức tuyệt đối của năm 2006 (mức cao nhất trong giai đoạn 2006-2009), nâng
cao chất lượng hoạt động thẩm định khách hàng, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn thấp
như hiện nay và tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong hệ thống chi nhánh của
Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Một số chỉ tiêu cụ thể trong cương lĩnh hoạt động của chi nhánh trong
năm 2010 là như sau:
- Tổng vốn huy động: 4600 tỷ đồng
- Dư nợ tín dụng đạt 2150 tỷ đồng
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%
- Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 50%
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh
3.2.1. Tiếp tục tập trung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ
tín dụng để có đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao, có đạo đức nghề
nghiệp và có tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc
Trong những năm gần đây, chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa
đã có các biện pháp đào tạo cán bộ tín dụng như việc cử cán bộ tín dụng tham
gia các chương trình tập huấn, hội thảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ
chức hay những buổi huấn luyện ngay tại trụ sở của Ngân hàng Công thương
Việt Nam.
Hiện nay ngân hàng đang triển khai dự án đổi mới cơ cấu tổ chức của
phòng tín dụng. Trước kia, các cám bộ tín dụng được giao khoán dư nợ và họ
phải đảm đương mọi công đoạn trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng
như thẩm định, cho vay, quản lý dư nợ… Vì vậy, cán bộ tín dụng cần có kiến
thức toàn diện về nhiều lĩnh vực như phân tích tài chính, kế toán… Bây giờ,
mỗi phong ftín dụng sẽ có một cán bộ tín dụng làm vị trí hậu kiểm, giúp sức cho
các cán bộ tín dụng còn lại trong việc thẩm định hồ sơ khách hàng và quản lý
khách hàng. Cán bộ tín dụng này sẽ phải là người giỏi nhất của phòng tín dụng

vì khối lượng công việc rất lớn, phức tạp. Các cán bộ tín dụng còn lại tập trung
vào việc tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng. Đây là một mô hình tổ
chức ưu việt đã được các nước phát triển áp dụng. Cán bộ nội kiểm sẽ thẩm
định lại khách hàng nên trách nhiệm lớn. Họ cần được đào tạo bài bản để luôn
là người giỏi nhất.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng của chi nhánh cũng đang trong quá trình trẻ
hóa. Chính vì vậy, chi nhánh cần đảm bảo chất lượng công tác thi tuyển đầu
vào, từ đó huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để có được
đội ngũ cán bộ trẻ nhưng tài năng. Chi nhánh cũng cần thường xuyên quan tâm
đến đời sống của cán bộ tín dụng, có chính sách lương thưởng rõ ràng để động
viên, khích lệ các cán bộ làm việc hết mình, nghiêm túc. Không chỉ cần hoàn
thiện chính sách lương thưởng, chi nhánh còn phải có sự kỷ luật nghiêm khắc
với các cán bộ tín dụng sai quy trình hoặc cố ý làm sai để trục lợi. Hình thức kỷ
luật có thể là hạ bậc lương, nặng hơn có thể là cho thôi việc. Với chính sách đãi
ngộ như vậy, tinh thần trách nhiệm cũng như chất lượng cán bộ tín dụng sẽ cao
hơn nhiều.
3.2.2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin
Thu thập và xử lý kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt
động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín
dụng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.
Việc thu thập thông tin và xử lý thông tin không chỉ diễn ra trước khi
cấp tín dụng mà sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, chi nhánh cũng cần cập
nhật thông tin để đánh giá về rủi ro đạo đức, tình hình tài chính của khách hàng.
Từ đó ngân hàng sẽ có các biện pháp xử lý kịp thời với các khách hàng có dấu
hiệu không tốt.
Để có thể nâng cao hiệu quả công đoạn phân tích khách hàng, chi nhánh
cần áp dụng triệt để phương pháp xác định mức độ rủi ro của khách hàng theo
mô hình 6C. 6C này bao gồm:
- Character (tư cách người vay): tiêu chí tư cách người vay buộc các
cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng là gì gì, có hợp

pháp hay không và khách hàng có thiện chí trả nợ gốc và nợ lãi hay không.
Ngoài ra cũng cần xem xét mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp với
chính sách tín dụng taiij chi nhánh hay không. Đồng thời, ngân hàng cũng cần
xem xét về lãi suất đi vay và lãi suất cho vay đối với khách hàng dựa trên mức
độ rủi ro mà ngân hàng đánh giá và xếp loại khách hàng. Nếu thấy có vấn đề thì
cán bộ cần ngay lập tức dừng việc thẩm định cho vay, đặc biệt với khách hàng
mới thì cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài
để có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn về khách hàng này.
Một số tiêu chí cụ thể chi nhánh cần xác định:
+ Quan hệ vay mà khách hàng đã trải qua.
+ Kinh nghiệm của các ngân hàng khác với khách hàng này.
+ Mục đích của khoản vay
+ Khả năng phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ doanh
nghiệp.
+ Phân loại tín dụng, mức độ tín chấp của khoản vay.
+ Có người bảo lãnh cho khoản vay hay không
- Capacity (năng lực của người đi vay): là quy định áp dụng với cá
nhân người đại diện đi vay. Tại mỗi quốc gia khác nhau thì quy định này sẽ biến
đổi để phù hợp với luật pháp của các quốc gia đấy. Tại Việt Nam, đối với cá
nhân, trên 18 tuổi lad đủ tư cách ký kết hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, người này
còn phải có năng lực hành vi dân sự.
Cụ thể, chi nhánh cần xác định:
+ Năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp và người bảo lãnh.
+ Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp
vay vốn
+ Mô tả quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm xin vay
vốn, cơ cấu sở hữu, lĩnh vực hoạt động, khách hàng, thị phần, sản phẩm chính,
nhà cung cấp.
- Cashflow (dòng tiền): để phân tích dòng tiền của khách hàng, chi
nhánh cần thu thập thông tin về:

+ Thu nhập quá khứ, tình hình phân chia cổ tức, doanh thu bán hàng.
+ Dòng tiền quá khứ, biến động của dòng tiền trong quá khứ và dự báo
dòng tiền tương lai.
+ Tính thanh khoản của tài sản lưu động.
+ Vòng quay của hàng tồn kho, khoản phải thu.
+ Cơ cấu vốn, tình trạng vay nợ.
+ Khả năng điều hành quản lý của chủ doanh nghiệp.
- Collateral (tài sản đảm bảo): về tài sản đảm bảo, chi nhánh cần quan
tâm đến:
+ Doanh nghiệp có các tài sản gì.
+ Khả năng biến động về giá trị, giá trị sử dụng của tài sản làm tài sản
thế chấp.
+ Tình trạng bảo hiểm của tài sản, tình hình sử dụng, mức độ chuyên
biệt của tài sản.
+ Nhu cầu vay vốn trong tương lai của khách hàng.
- Conditions (điều kiện cho vay): nhóm này liên quan đến:
+ Vị trí của khách hàng trong ngành kinh doanh, thị phần, khả năng
canh tranh.
+ Mức độ nhạy cảm của khách hàng với các biến động kinh tế như biến
động về giá cả yếu tố đầu vào, biến động về cơ sở pháp lý.
+ Tình hình sử dụng lao động của khách hàng so với ngánh.

×