Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.04 KB, 13 trang )

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CƠ ĐIỆN
1.1. Đặc điểm tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần
thiết bị phụ tùng cơ điện.
1.1.1. Danh mục các mặt hàng tiêu thụ của Công ty Cổ phần thiết bị phụ
tùng cơ điện
Công ty là doanh nghiệp kinh doanh thương mại với các ngành nghề
kinh doanh sau:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ vật tư, thiết bị phụ tùng
cơ điện, xây dựng nông nghiệp, thủy lợi và công nghiệp thực phẩm.
- Bán hàng đại lý, hàng ký gửi vật tư thiết bị phụ tùng cơ điện xây dựng
NN & thủy lợi.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản và thực phẩm chế biến,
phân bón, nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ nông nghiệp, thủy lợi và chế biến
thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phương tiện vận tải đường bộ, hàng tiêu dùng
phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Dịch vụ vận tải và cho thuê kho bãi, văn phòng, trông giữ xe ô tô qua
đêm, đại lý xăng dầu, xuất nhập khẩu ủy thác.
- Sản xuất săm lốp, máy kéo máy nông nghiệp và các chế phẩm từ cao
su.
- Sản xuất lắp ráp nội địa hóa động cơ Dizen và liên hợp với máy nông
nghiệp, máy chế biến, sửa chữa và gia công sản phẩm cơ khí.
Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng cơ điện là đơn vị hạch toán độc lập,
thuộc Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và thủy lợi.
1.1.2 Đặc điểm tiêu thụ của Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng cơ điện
Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp không chỉ cung
cấp thiết bị phụ tùng trong nước mà còn cả xuất khẩu sang nước ngoài chủ
1
1
yếu là các nước ở Châu Phi.


Khi đất nước đang trong giai đoạn mở cửa vừa là cơ hội, vừa là thách
thức đối với các doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp đã phải phá sản vì
hàng hóa không được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên doanh nghiệp
vẫn ổn định, thị trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng, do sản phẩm của
doanh nghiệp 90% là hàng nhập khẩu. Do đó chất lượng sản phẩm được
người tiêu dùng tin dùng, cộng với sự tận tình, chu đáo trong công tác bán
hàng đã tạo ra ưu thế lớn cho doanh nghiệp.
Để phát huy được vai trò và sức mạnh của mình, không chỉ góp phần
vào sự tăng trưởng của công ty mà còn góp phần vào sự tăng trưởng phát triển
kinh tế nước nhà. Công ty không chỉ mở rộng về mặt quy mô hàng hóa mà cả
thị trường tiêu thụ.
 Thị trường tiêu thụ hàng hóa
- Là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên phương châm của doanh
nghiệp là “ luôn tạo niềm tin trong tâm trí khách hàng” và xem khách hàng là
“thượng đế”. Vì vậy sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ ấn tượng đối với
khách hàng về chất lượng sản phẩm mà còn để lại hình ảnh tốt về sự tận tình
chu đáo của người bán hàng. Sau gần 30 năm hoạt động sản phẩm của doanh
nghiệp đã là một thương hiệu trên thị trường và ngày càng được người tiêu
dùng tin dùng.
- Hiện nay thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà
còn có cả thị trường nước ngoài nhưng chủ yếu là thị trường trong nước và
tập trung ở thị trường Miền Nam. Vì đặc thù của sản phẩm là máy móc, phụ
tùng nông nghiệp. Nó thích hợp nhất với những ngành nông nghhiệp có sự cơ
giới hóa như Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay doanh nghiệp đang đa
dạng hóa hàng hóa về mặt chủng loại cũng như mẫu mã, kích thước cho phù
hợp với từng vùng, miền, với khu vực sản xuất.
 Về giá bán hàng hóa
- Về giá bán: Được sự cho phép của Ban giám đốc Phòng kinh doanh đưa ra
giá bán một cách phù hợp trong mối tương quan giữa trị giá mua hàng, chi phí
2

2
bán hàng…của phòng tài chính - kế toán đồng thời kết hợp với việc điều tra
giá bán các hàng hóa cùng loại trên thị trường để định giá bán cho từng mặt
hàng. Bên cạnh đó, để giá bán hàng hóa của Công ty đáp ứng phù hợp với
điều kiện thực tế, cũng như những biến động của thị trường bộ phận bán hàng
có thể linh hoạt điều chỉnh giá bán trên cơ sở quy định. Giá bán có thể giao
động thay đổi từ 3% -5% so với giá bán đã được quy định đối với các mặt
hàng là phụ tùng. Đối với các mặt hàng có giá lớn như máy móc có thể giao
động thay đổi từ 0,3% - 0,7% so với giá bán quy định.
Cần cụ thể thay đổi giá vốn như thế nào?
 Phương thức bán hàng
Về phương thức bán hàng: Hiện nay doanh nghiệp áp dụng cả hai
phương pháp bán hàng là bán buôn và bán lẻ.
 * Phương thức bán buôn hàng hóa:

Bao gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.Lưu
chuyển hàng hóa bán buôn được thực hiện theo hai phương thức:
Bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng
- Bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hóa đã nhập
về kho của doanh nghiệp thương mại.
+ Bán buôn trực tiếp qua kho:
Đây là phương thức bán hàng truyền thống và chiếm tỷ lệ lớn trong
việc bán hàng của doanh nghiệp, thời điểm giao nhận hàng hóa không trùng
với thời điểm nhập hàng. Theo hình thức này doanh nghiệp xuất hàng từ
kho giao bán trực tiếp cho người mua do người được ủy nhiệm đến nhận
hàng hóa. Trong trường hợp này chứng từ là hóa đơn hoặc phiếu xuất kho
do doanh nghiệp lập. Khi đó việ bán hàng chỉ thực sự kết thúc khi người
được ủy nhiệm mua ký nhận hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng.
Đối với việc thanh toán tiền hàng giữa công ty và bên mua tùy thuộc vào
hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng:
3
3
Đối với phương thức bán hàng này thì doanh nghiệp xuất hàng từ
kho chuyển đi cho người mua theo hợp đồng bằng phương tiện vận tải tự
có hoặc thuê ngoài. Hàng hóa mà doanh nghiệp chuyển đi vẫn thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào bên mua đã nhận được hàng và
chấp nhận thanh toán thì hàng hóa khi đó mới được xem là tiêu thụ. Chi phí
vận chuyển có thể do doanh nghiệp trả hoặc do bên mua trả tùy theo điều
kiện hợp đồng mà hai bên đã ký kết và chứng từ là hóa đơn bán hàng và
phiếu xuất kho.kiêm phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập.
- Bán buôn vận chuyển thẳng:
Đây là trường hợp tiêu thụ hàng hóa không qua nhập kho của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp mua hàng hóa của bên cung cấp để bán
thẳng cho người mua và hưởng hoa hồng. . Phương thức này bao gồm: Bán
buôn vận chuyển có tham gia thanh toán và bán buôn vận chuyển thẳng tham
gia thanh toán. Phương thức bán buôn này được thực hiện tùy theo mỗi hình
thức. Trường hợp bán thẳng có tham gia thanh toán thì doanh nghiệp phải tổ
chức quá trình mua hàng, bán hàng, thanh toán tiền mua hàng, tiền hàng đã
bán với nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp; bán buôn vận chuyển
thẳng không tham gia thanh toán thực chất là hình thức môi giới trung gian
trong quan hệ mua bán, doanh nghiệp chỉ phản ánh tiền hoa hồng môi giới
cho việc mua hoặc bán, không được ghi nhận nghiệp vụ mua cũng như nghiệp
vụ bán của mỗi thương vụ.
 * Phương thức bán lẻ hàng hóa:
Trong khâu bán lẻ hàng hóa, chủ yếu là bán lẻ thu bằng tiền mặt
thông thường hàng hóa xuất giao trực tiếp cho khách hàng và thu tiền
trong cùng một thời điểm. Vì vậy thời điểm tiêu thụ đối với khâu bán lẻ
được xác định ngay khi giao hàng hóa cho khách hàng.
Dù bán theo phương thức nào, thì thời điểm để doanh nghiệp kết thúc nghiệp

vụ bán và ghi sổ các chỉ tiêu liên quan của khối lượng hàng luân chuyển là:
thời điểm để kết thúc việc giao nhận quyền sở hữu về hàng hóa và hoàn tất
các thủ tục bán hàng, thay vì mất quyền sở hữu về hàng hóa bán, doanh
4
4
nghiệp được quyền sở hữu về khoản tiền thu bán hàng hoặc khoản nợ phải thu
với khách hàng mua của mình Hiện nay Công ty có 10 cửa hàng, tại trung
tâm có 3 cửa hàng còn các xí nghiệp, chi nhánh đều có 1 cửa hàng ngoại trừ
xí nghiệp ở Hải Phòng và trung tâm dịch vụ cơ điện tại Thanh Trì, Hà Nội.
Với việc bán hàng qua các cửa hàng giúp việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty
diễn ra nhanh chóng hơn..
 Phương thức thanh toán:
Hiện nay doanh nghiệp áp dụng cả hai phương thức thanh toán
sau:sau:
Phương thức thanh toán ngay và phương thức thanh toán trả chậm.
- Phương thức thanh toán ngay:
+ Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: Trong trường hợp này người mua
hàng sau khi nhận được hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
Thông thường phương thức này được sử dụng trong trường hợp người mua
hàng với khối lượng không nhiều và chưa mở tài khoản tại ngân hàng.
+ Thanh toán qua ngân hàng: Khi đó vai trò của ngân hàng là trung
gian giữa doanh nghiệp với khách hàng, làm nhiệm vụ chuyển tiền từ tài
khoản của người mua sang tài khoản của doanh nghiệp và ngược lại. Với
phương thức này cũng có nhiều hình thức thanh toán như: Thanh toán bằng
séc, thư tín dụng, thanh toán bù trừ, ủy nhiệm chi…
Nó được sử dụng trong trường hợp người mua hàng với số lượng nhiều,
và có giá trị lớn đồng thời khách hàng đã mở tài khoản tại ngân hàng.
- Phương thức thanh toán trả chậm: Chủ yếu áp dụng với các khách
hàng truyền thống, là các đối tác tin cậy.
5

5

×