Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.54 KB, 13 trang )

- GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước tới
năm 2010
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sau với nền kinh tế thế giới,
đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại thế giới WTO, điều này đòi hỏi Việt Nam phải chủ động hơn trong quá
trình hội nhập để khắc phục những khó khăn, thách thức của nền kinh tế và phát
huy được những điểm mạnh và cơ hội của mình.
Tuy nhiên trong tình hình thế giới như hiện nay, kinh tế toàn cầu đang rơi
vào suy thoái, đặc biệt là các nước phát triển, những thị trường xuất khẩu chủ
lực của đất nước ta, báo hiệu cho một thời kỳ hoạt động xuất khẩu sẽ không
thuận lợi. Bên cạnh đó hoạt động nhập khẩu cũng gặp những khó khăn có thể
dự báo trước. Trước những yêu cầu đó, Nhà nước đã xây dựng chiến lược phát
triển hoạt động XNK như sau:
- Phát triển xuất khẩu một cách bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng
trưởng GDP.
- Về mặt hàng xuất khẩu: đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có
lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng
thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất
khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm
lượng công nghệ và chất xám cao, giảm tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Nâng cao
chất lượng hàng hóa xuất khẩu vì ngày càng có nhiều tiêu chuẩn khắt khe của
các nước đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
- Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 là khoảng 13% theo chỉ tiêu
Quốc hội đề ra - tương đương với kim ngạch xuất khẩu khoảng 72 tỷ USD dự báo sẽ gặp
rất nhiều khó khăn, một số dự đoán cho rằng do tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu, mức 13% này là khó có thể đạt được.
- Phương hướng chung đối với hoạt động nhập khẩu, đó là kết hợp với sản


xuất trong nước để thực hiện việc nhập khẩu đáp ứng các nhu cầu về nguyên
nhiên vật liệu, thiết bị máy móc cho sản xuất và đầu tư. Ưu tiên nhập khẩu vật
tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư và sản xuất cho xuất khẩu và
tiêu dùng trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước….
- Kiểm soát nhập khẩu một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện các
biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Đẩy mạnh sản xuất và tăng cường sử
dụng những loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu còn đang nhập khẩu để
góp phần giảm nhập siêu.
- Hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được và bảo
đảm yêu cầu về chất lượng, các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.
- Trong thời buổi nền kinh tế khó có thể dự đoán trước những biến động,
thì bên cạnh duy trì mối quan hệ XNK hiệu quả với các thị trường truyền thống
như Châu Á - Thái Bình Dương, Nga, cần phải đa dạng hóa, mở rộng quan hệ
với nhiều thị trường tiền năng khác nhằm tránh lệ thuộc, rủi ro trong quan hệ
XNK như thị trường Châu Âu, Châu Phi và Nam Mỹ.
- Khuyến khích, tạo điều kiện và khai thác tối đa tiềm năng của mọi thành
phần kinh tế trong hoạt động XNK nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay XNK tại SGD
Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động XNK của đất nước cũng như
định hướng phát triển chung của toàn SGD, SGD đã đề ra định hướng phát triển
cụ thể cho hoạt động cho vay XNK như sau:
- SGD phấn đấu tăng dư nợ cho vay XNK so với năm 2008, trên cơ sở đó
gia tăng thu nhập từ các dịch vụ liên quan phục vụ cho các doanh nghiệp vay
vốn như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ…
- Tiếp tục xúc tiến công tác marketing, thu hút thêm các doanh nghiệp vay
vốn XNK.
- Mở rộng cho vay XNK đối với mọi thành phần kinh tế, giảm tỷ trọng cho
vay XNK đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Tập trung cho vay XNK vào các sản phẩm, thị trường theo định hướng
phát triển XNK của Nhà nước.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh ngân hàng đang ngày càng bị cạnh tranh gay
gắt, môi trường vĩ mô thường xuyên biến động phức tạp, đồng thời từ thực trạng hoạt
động cho vay XNK của SGD trong những năm vừa qua, em xin đề xuất một số giải pháp
nhằm mở rộng hoạt động cho vay XNK tại SGD một cách có hiệu quả.
3.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành
3.2.1.1. Tăng cường công tác huy động vốn
Định hướng tín dụng XNK của SGD phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế
xã hội của Nhà nước và nằm trong chiến lược kinh doanh chung của BIDV.
Điều kiện tiên quyết đảm bảo tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng nguồn
vốn. Có huy động vốn được nhiều thì Ngân hàng mới có thể cho vay hoặc đa
dạng hoá hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng và ngược lại, việc sử dụng
vốn khuyến khích Ngân hàng đẩy mạnh đa dạng các hình thức huy động. Việc
mở rộng khai thác các nguồn vốn có thể theo các hướng sau đây:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu
nguồn vốn huy động của SGD. Vì vậy SGD cần phải tiếp tục phát huy vai trò
đầu mối huy động tiền gửi từ các tổ chức, định chế tài chính và các tổng công ty
lớn trong nền kinh tế như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Công ty tái bảo hiểm
quốc gia, bảo hiểm xã hội Việt Nam…
- Tiếp tục khuyến khích dân cư gửi tiền vào SGD bằng các chính sách tăng
lãi suất tiền gửi cả VNĐ lẫn ngoại tệ, cả ngắn hạn và trung dài hạn. Đối với
khách hàng truyền thống, Ngân hàng nên có các phần thưởng xứng đáng, có
chính sách ưu đãi riêng.
- Thực hiện một số biện pháp để đảm bảo có nguồn ngoại tệ đáp ứng được
nhu cầu mở rộng cho vay XNK tại SGD vì hoạt động XNK thường liên quan
mật thiết đến ngoại tệ. Có thể áp dụng mức phí hấp dẫn để thu hút lượng kiều
hối gửi về nước; thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ an toàn, hiệu quả; triển
khai các sản phẩm huy động tiền gửi bằng ngoại tệ hấp dẫn…
3.2.1.2. Định hướng chiến lược tài trợ

Chuyển hướng tài trợ từ cho vay thương vụ có tính chất riêng lẻ thụ động
sang cho vay theo dự án khép kín chu trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến
tiêu thụ. Việc lựa chọn và thẩm định dự án đầu tư trở thành nhân tố có ý nghĩa
quan trọng nhất đối với sự thành công của Ngân hàng. Một dự án mặc dù đã
được các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, nhưng
trước khi quyết định cho vay, SGD cần phải thẩm định xem xét lại:
- Tính pháp lý của bộ hồ sơ bao gồm hồ sơ dự án và hồ sơ xây dựng theo
điều kiện xây dựng của Nhà nước, hồ sơ mua sắm thiết bị theo quy chế đấu thầu
và quy định của bộ thương mại (nếu có thiết bị nhập khẩu), hồ sơ tín dụng theo
quy định của Ngân hàng.
- Phương án vay và trả nợ của dự án tính toán các nguồn vốn và nguồn tài trợ, dự kiến
biến động của các thông số ảnh hưởng đến nguồn trả nợ.
- Thẩm định nhóm chi tiêu hiệu quả: thời gian hoàn vốn, hiệu quả ròng
(NPV), thể lệ hoàn vốn nội bộ, tỷ suất lợi nhuận...
Đối với dự án có giá trị lớn vượt giới hạn tỷ lệ vốn có của doanh nghiệp và
Ngân hàng, nên sử dụng hình thức cho vay đồng tài trợ thay bằng việc cho vay
doanh nghiệp có dư nợ tại Ngân hàng hiện nay.
3.2.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK
3.2.2.1. Quản lý tài sản thế chấp cầm cố
- Về nguyên tắc, tài sản thế chấp cầm cố cho khoản vay phải là những tài
sản được hình thành trước và độc lập với vốn vay. Nhưng nếu NH có kho bãi
đầy đủ điều kiện an toàn, có thể chấp nhận tài sản hình thành từ vốn vay để làm
hàng hoá vật tư đảm bảo việc giải chấp trên cơ sở thanh toán của người vay.
Hiện nay tại SGD đang thực hiện cách làm là thuê kho bãi của bên thứ ba để gửi
quản lý hàng hóa (bên thứ ba là bên có chức năng cho thuê kho bãi). Hàng chỉ
được xuất kho khi có lệnh của NH (ký hợp đồng thuê kho ba bên).
- Bảo hiểm tài sản, hàng hoá để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng như thiên
tai, lũ lụt, hoả hoạn... tài sản do ngân hàng quản lý cần được bảo hiểm. NH có
thể thực hiện bằng hợp đồng thoả thuận với các tổ chức bảo hiểm trong nước và
ngoài nước với điều khoản bên thụ hưởng bảo hiểm là NH, buộc người vay phải

mua bảo hiểm cho hàng hoá thế chấp cầm cố với NH.
- Thành lập các công ty mua bán, khai thác tài sản thế chấp tồn đọng của
các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào thực trạng giá trị của tài sản tồn đọng và khả
năng của công ty, tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản tồn đọng cho công ty
dưới hình thức uỷ thác hoặc trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng theo thỏa
thuận, giúp tổ chức tín dụng thu hồi vốn và khai thác sử dụng tài sản tồn đọng
có hiệu quả. Việc xử lý cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế thủ
tục pháp lý; có cơ chế cho phép ngân hàng được để lại tài sản thế chấp cho
doanh nghiệp tiếp tục khai thác theo phương án sản xuất kinh doanh mới, giúp
doanh nghiệp có nguồn trả nợ; ngân hàng được quyền trực tiếp ký hợp đồng uỷ
quyền bán tài sản với trung tâm bán đấu giá, không qua các trung gian những tài
sản thuộc diện xử lý của toà án.
3.2.2.2. Quản lý rủi ro trong tín dụng tài trợ XNK
Hoạt động cho vay XNK là hoạt động cho vay phức tạp, chịu tác động
nhiều bởi thị trường thế giới. Do đó, để hạn chế bớt rủi ro trong hoạt động cho
vay XNK, SGD cần thực hiện một số biện pháp sau:
- SGD chỉ thực hiện cho vay đối với những doanh nghiệp đã mua bảo hiểm
hàng hóa XNK và bảo hiểm tín dụng XNK. Trong hoạt động XNK, giá trị hàng
hóa XNK thường rất lớn và được vận chuyển bằng đường biển, thời gian vận
chuyển dài. Do đó những rủi ro trong quá trình vận chuyển là rất lớn. Mặc khác

×