Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG TIÊN PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.34 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG TIÊN PHONG
3.1.Định hướng hoạt động tín dụng doanh nghiệp lớn của ngân hàng Tiên
Phong trong thời gian tới.
3.1.1.Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tiên
Phong trong thời gian tới.
Đẩy mạnh phát triển công tác huy động vốn trên thị trường,đa dạng hóa các hình
thức huy động để nguồn vốn đạt tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 150% đạt 10555 tỷ
đồng trong khi mức huy động của ngân hàng trong năm 2009 là 4230 tỷ đồng
Bên cạnh đó hoạt động tín dụng cũng cần phát triển theo.TPB sẽ phấn đấu cung
cấp cho khách hàng nguồn tín dụng không ngừng mỏ rộng về quy mô (tăng khoảng
150% trong năm 2010)
Tiên phong Bank tiếp tục tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ,hiện đại hóa
hơn nữa khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử,với chất lượng cao đáp ứng nhu
câu khắt khe của khách hàng và đa dạng hóa khách hàng.
Đồng thời ngân hàng cũng hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro để đảm bao an
toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Tiên Phong cũng xác định sẽ đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp,tích cực
tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Trong thời gian tới ngân hàng tiếp tục gia tăng vốn chủ sở hữu,tiến tới cuối năm
2010 vốn chủ sở hữu của ngân hãng sẽ đạt 3000 tỷ đồng.
Đẩy mạnh mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động tuyển dụng thêm nhiều cán
bộ ưu tú vào hoạt động trong ngân hàng,gia tăng uy tín của ngân hàng trong lòng khách
hàng nhằm xây dựng cho ngân hàng một lượng khách hàng truyền thống đông đảo.
Các mục tiêu hoạt động theo từng năm trong thời gian tới của ngân hàng là:
12/2010 Ngân hàng trở thành ngân hàng số 1 về sản phàm công nghệ,các sản
phẩm như mobilebanking và interenet bangking đạt hiệu quả cao.vốn chủ sở hữu của
ngân hàng đạt 3000 tỷ đồng
12/2011 Ngân hàng trở thành ngân hàng số 1 về quản trị doanh nghiệp,sở hữu
một mô hình quản trị donh nghiệp tiên tiến theo các tiêu chuẩ hàng đầu về quản trị
doanh nghiệp.


12/2012 Ngân hàng số 1 về hiệu quả hoạt động,ngân hàng thuộc nhóm các ngân
hàng có các chỉ tiêu ROA,ROE lớn nhất
12/2013 Ngân hàng là một trong tám ngân hàng có giá trị vốn hóa trên thị trường
lớn nhất.
Đặc biệt trong năm 2010 ngân hàng đặc biệt chú trọng vào những vấn đề sau:
-Đặt trọng tâm vào việc xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ của TPB
dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm đưa đến cho khách hàng những tiện ích mà
họ thực sự cần.
TP phải làm sao cho hàng trăm ngàn, hàng triệu khách hàng cần đến dịch vụ
của
TPB, và một khi đã dùng dịch vụ đó thì sẽ tiếp tục sử dụng suốt quãng đời còn
lại. Chỉ có làm được như vậy thì TPB mới có lý do để tồn tại.
- Hoàn tất việc tăng vốn lên 3000 tỷ
- Hoàn chỉ tiêu kinh doanh của TPB 2010
- Bổ sung thêm các thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý ngân
hàng cho HĐQT
Bổ sung thêm các cán bộ quản lý cao cấp cho BĐH và đặc biệt chú trọng công
tác đào tạo nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên TPB.
3.1.2.Các chỉ tiêu về kinh tế trong năm 2010 của ngân hàng Tiên Phong
Bảng 8 :chỉ tiêu kinh tế năm 2010
Đơn vị :tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Dự kiến năm
2010
Mức tăng
trưởng(%)
Tổng tài sản 10.728 21292 98,46%
Huy động từ tổ chức tín dụng và dân

4.230 10.555 149,52%
Dư nợ cho vay tổ chức tín dụng và

dân cư
3.192 7.640 139,31%
Tổng thu nhập từ họa động kinh
doanh
309.2 559.2 80,82%
Trong đó:doanh thu từ hoạt động dịch
vụ
18,36 21,75 18,46%5
Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh 123,8 190,9 54,2%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
185,4 368,3 98,59%
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 20,7 48,2 132,8%
Tổng lợi nhuận trước thuế 164,7 320,0 94,29%
Chi phí thuế TNDN 36,5 80,0 119,17%
Lợi nhuận său thuế 128,2 240,0 87,2%
Tỷ lệ nợ quá hạn 0,73% <1%
Số liệu lấy từ báo cáo của hội đồng quản trị ngân hàng Tiên Phong năm 2009
Ta thấy các chỉ tiêu phấn đấu của ngân hàng đều ở mức cao cho thấy triển vọng
phát triển của ngân hàng trong năm 2010 là rất lớn mặc dù trong năm 2010 nền kinh tế
dự đoán sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
3.2Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng DNL trong
thời gian tới.
3.2.1 Hiện đại hóa công nghệ ,phát triển hơn nữa hệ thống thông tin cho
khách hàng.
Xác định công nghệ thông tin là nền tảng để triển khai các ứng dụng/dịch vụ
nhanh chóng thuận tiện, ngay từ khi mới thành lập, TiênPhongBank cần đầu tư một hệ
thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ với các giải pháp tiên tiến đáp ứng được khả
năng mở rộng và phát triển của TiênPhongBank trong nhiều năm tới.
Công tác an toàn thông tin cần được đặt lên hàng đầu. Cùng với trung tâm dữ

liệu chính với các trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế phải được đưa vào
hoạt động ngay từ khi mới thành lập, với các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt, trung
tâm dữ liệu dự phòng cần được đưa vào vận hành, đảm bảo dữ liệu được đồng bộ,
thường xuyên và liên tục từ trung tâm dữ liệu chính.
Nâng cấp cải tiến hệ thống giám sát băng thông và máy chủ, tự động hoá
việc quản lý; Triển khai hệ thống theo dõi đường truyền, tự động gửi cảnh báo đến
người phụ trách hệ thống trong trường hợp hệ thống có sự cố; Triển khai hệ thống
giám sát cấu hình thiết bị mạng và cảnh báo tự động khi có thay đổi cấu hình.
Tiến hành tách hệ thống dữ liệu báo cáo độc lập với dữ liệu Ngân hàng lõi
FCC.Việc này giúp cho việc xử lý giao dịch nhanh hơn một cách đáng kể.
Bên cạnh hệ thống ngân hàng lõi FCC, cần chú trọng xây dựng những
ứng dụng mang tính tự động hoá cao. Hệ thống phê duyệt tín dụng tự động (Loan
Automation) được triển khai và chuyển giao công nghệ thành công
Để đưa TiênPhongBank trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt
Nam tiến hành tự động hoá trong phê duyệt tín dụng đảm bảo thời gian xử lý nhanh và
chất lượng đồng đều.
Tập trung mạnh vào các dịch vụ trực tuyến và tự động hoá là mục tiêu
chiến lược lâu dài của TiênPhongBank.
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay.
Thẩm định dự án đầu tư là quá trình kết hợp nhiều khâu từ thu thập thông tin,
nghiên cứu thị trường, phân tích năng lực, tư cách, khả năng tài chính của doanh
nghiệp, các nguồn thu, trả nợ của dự án, từ đó đi đến quyết định cho vay hay không.
Xây dựng một qui trình thẩm định hợp lý, kết hợp với việc giải quyết đồng bộ,
nghiêm túc tất cả các khâu trong qui trình đó sẽ đem lại một phán quyết tín dụng đúng
đắn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh cao cho ngân hàng.
Việc thực hiện nghiêm túc qui trình cho vay cần phải được quán triệt từ cán bộ tín
dụng, lãnh đạo phòng thẩm định đến giám đốc quyết định cho vay.
Trong qui trình cho vay thì công tác thẩm định có ý nghĩa quan trọng hơn cả và
có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của khoản tín dụng. Để đạt được hiệu quả
cao khi cho vay cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn nhằm

hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho ngân hàng.Các vẫ dễ sau cần tập trung làm
rõ khi thầm đinh
- Phương án vay vốn phải có hiệu quả, có tính khả thi.
- Khách hàng phải có đầy đủ các điều kiện vay vốn
- Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ hợp pháp nếu xẩy ra tố tụng tranh chấp thì
đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng.
- Khách hàng có năng lực pháp lý được đánh giá thông qua: quyết định thành
lập của cấp có thẩm quyền, có giấy phép kinh doanh, có tài sản riêng thuộc quyền quản
lý hay sở hữu, quyết định bổ nhiệm người đại diện hợp pháp trước pháp luật,
- Thẩm định về tính cách, uy tín của khách hàng nhằm hạn chế những rủi ro do
chủ quan của khách hàng gây nên
- Thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng, xác định sức mạnh tài chính,
khả năng độc lập tự chủ về tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng
hoàn trả nợ vay vốn của chủ sở hữu tham gia vào phương án vay vốn.
Tiêu chuẩn mà ngân hàng có thể sử dụng để phân tích đánh giá về tình hình tài
chính của khách hàng là các Tỷ lệ tài chính. Phân tích tỷ lệ tài chính là một trong nhiều
phương pháp có thể được sử dụng hỗ trợ cho công tác phân tích và tìm hiểu các báo
cáo tài chính của khách hàng trong quá trình đánh giá tín dụng. Tỷ lệ được tạo ra từ các
số liệu mà ta thấy từ bảng tổng kết tài sản và từ các tài liệu kế toán khác, trong một vài
năm hay quý sẽ cho thấy các xu hướng. Nếu xu hươớng nghịch không thuận lợi sẽ giúp
cán bộ thẩm định xác định việc tìm hiểu, kiểm tra phải thực hiện theo phương hướng
nào để rồi kiến nghị khách hàng tiến hành các biện pháp điều chỉnh đảm bảo kinh
doanh liên tục có lợi, tạo ra khả năng trả nợ của khách hàng. Việc phân tích xu hướng
của các tỷ lệ tài chính chủ yếu sẽ giúp ngân hàng nắm bắt sâu sắc tình hình nội tại của
khách hàng. Ta có các tỷ lệ tài chính:
Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng chuyển hoá tài sản thành tiền để đảm bảo khả
năng thanh toán.
-Tỷ lệ thanh toán hiện thời (K1)
K1= TS có lưu động / TS nợ lưu động
Tỷ lệ này là một trong những tỷ lệ được sử dụng nhiều nhất. Nó kiểm tra khả

năng DN có thể bảo đảm khả năng thanh toán các hợp đồng ngắn hạn được không với
giả thiết rằng nếu các khoản nợ đó có thể đến hạn phải thanh toán.
K1>=1
K1 càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại.Song,
nếu tỷ lệ này quá cao cũng không phải là tốt, vì lúc đó giá trị TSLĐ được tồn giữ quá
mức không tham gia vào hoạt động sinh lời, tức là vốn không được sử dụng hiệu quả
trong DN.
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh (K2)
K2= Vốn bằng tiền / Giá trị các khoản nợ đến hạn
K2 là một tỷ lệ bổ sung cho tỷ lệ khả năng thanh toán hiện thời (K1), tỷ lệ này
đánh giá khả năng thực hiện nhanh chóng các cam kết của DN. Sự khác nhau giữa K1
và K2 là tốc độ thanh toán. Đó là cách kiểm tra nghiêm ngặt hơn về khả năng thanh
toán vì nó cho rằng hàng tồn kho thuộc loại TSLĐ luân chuyển chậm, K2 không tính
đến hàng hoá có trong kho.
K2>=0,5
Khi đó DN đảm bảo được khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn.
Giông như K1, nếu K2 quá cao cũng không tốt, thể hiện lượng tiền quá nhiều, gây hiện
tượng sử dụng vốn không hiệu quả. Thường K2 được chấp nhận từ 0,5 đến 1,2.
Do biết được người cho vay thươờng coi đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
khả năng trả nợ ngắn hạn, cho nên người đi vay thươờng cải thiện chỉ tiêu này bằng
cách trươớc khi lập báo cáo tài chính họ cố ý tạm ngừng mua hàng vào hoặc trả bớt các
khoản nợ ngắn hạn. Khi đó nếu ta căn cứ vào chỉ tiêu này để đánh giá sẽ có nhiều sai
lệch. Vì vậy, khi phân tích cán bộ tín dụng cần tính toán các chỉ tiêu theo từng quý và
sau đó lấy hệ số bình quân.
Tỷ lệ thanh toán cuối cùng (K3)
TS có _ TS thiếu _ Chênh lệch tỷ giá và
lơu động chờ xử lý chỉ số giá chưa xử lý
K3= --------------------------------------------------------------------
Nợ ngắn hạn NH và TCKT khác + Các khoản phải trả
K3 là chỉ tiêu bổ xung, làm căn cứ để cán bộ tín dụng xem xét có thể cho DN

vay được hay không khi khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh
chưa đủ tiêu chuẩn để xét cho vay.

K3>1:
Tình hình tài chính của DN rất xấu, toàn bộ tài sản của DN cũng không đủ để trả
nợ.
Số ngày hàng nằm trong kho (N1)
Giá trị hàng hoá trong kho 360
N1= ---------------------------------- x --------
Giá trị hàng hoá thực hiện 1
N1được sử dụng tính tốc độ hàng hoá được quay vòng hàng năm. Nó tính được
mức độ nhanh chóng và hiệu quả mà một DN có thể bán hàng và tạo ra khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.
Số ngày tồn đọng của hàng thành phẩm (N2)
Giá trị hàng thành phẩm 360

×