Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.83 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI
HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM, CHI NHÁNH THĂNG LONG.
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi
nhánh Thăng Long.
2.1.1. Sự hình thành và phát triển.
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại Thương chính thức được
thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30
tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân
hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại
Thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam
tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ
xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh
toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước
ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với
các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương còn tham mưu
cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc,
quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các
nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Đến ngày 21 tháng 09 năm 1996, được
sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký
Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại Thương theo mô
hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07
tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm
2006, Ngân hàng Ngoại Thương đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa
năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực
thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội
ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại Thương còn tham gia góp
vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực
kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư. Với
những thành tựu như vậy, Ngân hàng Ngoại Thương xứng đáng là ngân hàng hàng


đầu Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long gọi tắt là
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long là một chi nhánh mới của Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam
- Tiền thân là chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Cầu Giấy được thành lập
ngày 03/03/2003 là chi nhánh cấp II thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .
- Ngày 18/12/2006 được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam.
- Ngày 01/08/2007 chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long đổi tên
thành Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long theo quyết định số
567/QĐ NHNT TCCB ĐT ban hành ngày 11/07/2007 và có hiệu lực kể từ ngày
01/08/2007.
Từ đó đến nay Ngân hàng hoạt động với tên giao dịch chính thức tiếng Việt là
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long.
- Tên giao dịch tiếng Anh: Joint stock commercial bank for foreign Trade of
Vietnam – Thăng Long Branch.
- Trụ sợ chính : số 98 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức.
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh
Thăng Long được cơ cấu theo hướng hiện đại. Việc phân chia các phòng ban chủ
yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Ta có thể khái quát bộ máy tổ
chức của ngân hàng theo sơ đồ sau:
Bảng 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh Thăng Long.
Nguồn
: Phòng Nhân sự, VCB Thăng Long.
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long gồm 4 phòng
nghiệp vụ, một tổ kiểm tra và năm phòng giao dịch trực thuộc :
Các phòng nghiệp vụ gồm tại trụ sở chính chi nhánh gồm:
- Phòng hành chính nhân sự
- Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ

- Phòng quan hệ khách hàng
- Phòng ngân quỹ
- Tổ kiểm tra nội bộ
Các phòng giao dịch trực thuộc :
- Phòng giao dịch Kim Liên – Ô Chợ Dừa.
- Phòng giao dịch Lê Văn Lương.
- Phòng giao dịch Phố Vọng.
- Phòng giao dịch Lạc Long Quân.
- Phòng giao dịch Xuân Thủy.
Hiện nay, chi toàn bộ chi nhánh có trên 100 cán bộ công nhân viên. 95%
cán bộ công nhân viên của chi nhánh có trình độ học vấn đại học trở lên, còn lại là
cao đẳng và trung cấp.
2.1.3. Các phòng ban chức năng.
2.1.3.1.Phòng hành chính nhân sự.
- Chức năng: Tham mưu và giúp giám đốc chi nhánh trong công tác tổ chức
bộ máy, công tác cán bộ,thực hiện công tác quản lý hành chính tại chi nhánh theo
luật lao động và các quy định hiện hành của NHNN và Ngân hàng Ngoại Thương
Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban Giám đốc chi nhánh về công tác cán bộ, công
tác tổ chức, quản lý nhân sự và xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng kế hoạch
tiền lương, xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác quản lý hành chính , xây dựng
cơ bản, sửa chữa và xây dựng nhỏ của chi nhánh …; xây dựng kế hoạch và lập đề án
phát triển mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch; thực hiện chế độ báo cáo
thống kê định kỳ và các báo cáo đột xuất
2.1.3.2. Phòng kế toán và thanh toán dịch vụ.
- Chức năng : Tham mưu giúp Ban Giám Đốc chi nhánh trong việc triển khai
thực hiện chế độ kế toán , chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán; phục vụ
khách hàng; phát hành và thanh toán các loại thẻ, huy động vốn; quản lý hồ sơ tín
dụng, thực hiện việc thu nợ gốc, lãi các hợp đồng vay vốn của khách hàng; thực hiện
thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại; cân đối nguồn ngoại tệ, đề xuất các

lãi xuất đầu vào đầu ra của chi nhánh; lập và duyệt các báo cáo thồng kê gửi NHNN,
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
- Nhiệm vụ : Tổng hợp số liệu kế toán, lập các bảng cân đối kế toán định kỳ;
theo dõi quản lý chi tiêu tài chính tại chi nhánh; hạch toán và quản lý tiền lương,
thưởng, tình hình dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm tiền gửi, quản lý các quỹ của chi
nhánh; tổ chức thanh toán liên ngân hàng; in, chấm, đối chiếu, quản lý sổ phụ nội
bảng và ngoại bảng, các tài khoản nội bộ của chi nhánh, tài khoản tiền gửi, tài khoản
tiền vay của khách hàng; đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ hàng tháng, quý,
năm; hạch toán tiền gửi cho khách hàng, thu nợ gốc, lãi tiền vay của khách hàng;
thẩm định khách hàng, xác định hạn mức tín dụng, hoàn tất hồ sơ và thủ tục với
phòng thẻ Vietcombank TW để phát hành thẻ cho khách hàng; thực hiện các nghiệp
vụ thanh toán quốc tế, phát hành thông báo thư bảo lãnh, mở L/C trả chậm đối với
nước ngoài, các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước đối với trường hợp ký quỹ 100%; tư
vấn cho khách hàng,....
2.1.3.3. Phòng khách hàng.
Phòng Khách hàng trước kia có tên là phòng quan hệ khách hàng. Theo quyết
định số 958/QĐ.NHNT.TCCB-DDT của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam ban hành ngày 15/8/2008 đã đổi tên thành phòng Khách hàng.
- Chức năng: duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các
mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng; phân tích rủi ro và thẩm định giới
hạn tín dụng,cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Nhiệm vụ : Xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển khách
hàng định kỳ hàng năm; xây dựng triển khai chính sách khách hàng; tổ chức việc
đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp thời đề xuất điều chỉnh
chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn; thiết kế các các sản
phẩm phù hợp với khách hàng và triển khai các biện pháp Marketing tới khách hàng;
xử lý các yêu cầu liên quan đến khách hàng trên tất cả các lĩnh vực, cung cấp kịp
thời các thông tin có liên quan đến khách hàng theo yêu cầu của các phòng ban khác,
đàm phán ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ đến khách hàng; tiếp nhận nhu cầu
của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lý các khoản tín dụng theo

quy trình, quy định hiện hành; thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản
lý danh mục khách hàng; cung cấp thông tin về khách hàng; giao đầy đủ, cập nhật hồ
sơ tín dụng theo quy định tại quy trình tín dụng cho phòng/ bộ phận QLN để lưu giữ
và cập nhật thông tin trên hệ thống; chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng,...
2.1.3.4.Phòng ngân quỹ.
- Chức năng: triển khai thực hiện công tác quản lý tiền mặt, tài sản quý,
giấy tờ có giá, giấy tờ coi như có giá, ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh, thu chi tiền
mặt VNĐ về ngoại tệ và đảm bảo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, chế độ quản
lý kho quỹ của nhà nước, của NHNN và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tiền mặt đảm bảo sẵn sàng
các loại tiền mặt để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ khách hàng và nội
bộ Ngân hàng; tiếp nhận và lưu giữ các loại tài liệu về kho quỹ, thông tin về tiền
thật, tiền giả, tiền mất cắp…; Thực hiện thu chi tiền mặt ngoại tệ, séc là các ngoại tệ
tự do chuyển đổi mà Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam quy định mua từng thời
kỳ, giám định tiền giả, tiền thật; Thực hiện nghiêm túc và đúng quy định về việc thu
nộp tiền giả VNĐ và ngoại tệ; Trực tiếp quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế
chấp cầm cố chứng từ có giá, ấn chỉ quan trọng chưa sử dụng; Thực hiện chế độ báo
cáo về hoạt động ngân quỹ; đảm bảo mức tồn quỹ tiền mặt VNĐ, ngoại tệ phục vụ
hoạt động của chi nhánh có hiệu quả; xử lý tiền mặt đã hết hạn lưu hành hoặc không
đủ tiêu chuẩn lưu thông theo chế độ quy định,...
2.1.3.5. Tổ kiểm tra nội bộ.
- Chức năng: tham mưu và giúp cho Ban Giám Đốc trong việc kiểm tra, giám
sát thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước, quy chế, quy định của NHNN và
NHNTVN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tín dụng của
chi nhánh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước của Ngân hàng và khách hàng tại chi nhánh.
- Nhiệm vụ: Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm soát nội bộ
trình Giám đốc chi nhánh duyệt; kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định của
pháp luật, quy định của NHNN và các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quy định nội
bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
2.1.4. Tình hình hoạt động của Chi nhánh.

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là hoạt động cơ bản của ngân hàng. Bản chất của ngân hàng
là đi vay để cho vay, là kinh doanh tiền tệ. Lợi nhuận của ngân hàng được hình
thành từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu vẫn là lợi nhuận thu từ chênh lệch giữa lãi suất
cho vay và lãi suất huy động. Cho vay là hoạt động sinh lời cao nên các ngân hàng
tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là tiền gửi
thanh toán và tiết kiệm của khách hàng. Ngân hàng nhận tiền gửi để bảo quản hộ
người có tiền và cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và nhận
được những khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng
cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép
ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.
Đối với Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng Long, hoạt động huy
động vốn được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức: tiền gửi, tiền vay, phát
hành giấy tờ có giá. Trong các hình thức này, hình thức nhận tiền gửi chiếm tỷ trọng
lớn hơn cả, chiếm khoảng 90% tổng vốn huy động.
Bảng 2.2. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2007– 2009.
Đơn vị tính : tỷ đồng , triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng nguồn huy động.
1165 2050
3250
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
975
190
1725
325
3040
210
- Nội tệ

- Ngoại tệ
503
41
1230
54
2080
65
Nguồn : Báo cáo tài chính , NHNT Chi nhánh Thăng Long 2007-2009.
- Năm 2007, Chi nhánh được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Với những nỗ lực không ngừng của toàn thể
cán bộ công nhân viên Chi Nhánh, hoạt động kinh doanh trong năm 2007 đã đạt
những kết quả khả quan, tổng nguồn vốn huy động được trong giai đoạn này là 1165
tỷ đồng.
- Năm 2008, bất chấp sự đổ bộ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
nguồn vôn huy động được của chi nhánh vẫn tăng cao. Cụ thể là 2050 tỷ đồng, tăng
75,97% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã tạo được niềm tin và uy
tín đối với khách hàng.
- Năm 2009, chịu ảnh hưởng từ vòng xoáy khủng hoảng kinh tế thế giới,
nền kinh tế Việt Nam tiềm ẩn nhiều bất ổn trong bối cảnh suy giảm của tất cả các
nền kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên, với những nỗ lực to lớn của Chính phủ trong
việc điều hành nền kinh tế, áp dụng linh hoạt các biện pháp quản lý vĩ mô với các
chủ trương, chính sách đồng bộ và kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh
nghiệp (triển khai các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế, ổn định lãi suất, tỷ giá...), nền
kinh tế đã và đang có những chuyển biến tích cực. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn
huy động của chi nhánh là 3250 tỷ đồng, tăng 58,54% so với năm 2008 và tăng
178,97% so với năm 2007. Trong đó, huy động vốn từ tổ chức kinh tế đạt 1150 tỷ
VND tăng 95,93% so với năm 2008, huy động vốn từ dân cư đạt 2100 tỷ quy VND
tăng 29,92% so với năm 2008. Để đạt được những kết quả trên, Chi nhánh đã triển
khai hàng loạt biện pháp nhằm thu hút vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa
bàn như: phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ, tăng cường khuyến mãi cho

khách hàng; tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản thanh
toán dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng khách hàng, trả lương như Cục Hải
quan Hà Nội, Viện Dầu khí Việt Nam, Công ty Panasonic Việt Nam…;tăng cường
công tác phát triển mạng lưới, mở phòng giao dịch tại các khu vực đông dân cư; bổ
sung nhân sự tại quầy giao dịch nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn, nhanh hơn,
giảm thiểu thời gian chờ đợi, tăng thiện cảm của khách hàng và nâng cao
thươnghiệu Vietcombank.
Trong công tác huy động vốn, Chi nhánh có những thuận lợi nhất định khi
đóng đô tại một địa bàn năng động, có nhiều công ty có lượng vốn lớn, tiềm năng
phát triển như Cầu Giấy, các phòng giao dịch nằm tập trung tại các khu đô thị, đã
dần dần mở rộng được quy mô của chi nhánh nhằm tăng cường cạnh tranh song
cũng có những khó khăn nhất định như: biến động của thị trường, cạnh tranh lớn,
các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng,... Thị phần huy động vốn năm 2009 của Chi
nhánh giảm xuống, còn khoảng 0,44% tổng huy động vốn của toàn địa bàn Hà Nội.
Nguyên nhân của sự sụt giảm trên chính là do Chi nhánh phải đối mặt với nhiều khó
khăn trong công tác huy động vốn tiêu biểu sự cạnh tranh từ các ngân hàng TMCP
khác.
2.1.4.2. Hoạt động cho vay.
Cho vay là hoạt động đặc biệt của ngân hàng, là nhân tố tạo nguồn lợi
nhuận lớn cho ngân hàng. Cho vay có một số hình thức như: cho vay thương mại,
cho vay tiêu dùng, tài trợ cho dự án,...
Bảng 2.3.Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2007 – 2009.
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
1. Tổng dư nợ cho vay
- Trong hạn
- Nợ quá hạn.
574

533
41
1678
1628
50
2200
2145
55
2.Doanh số cho vay 896 2419 3910
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
Tại Chi nhánh Thăng Long, trong giai đoạn 2007-2009, tổng dư nợ cho vay
và doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm. Dư nợ cho vay năm 2008 là 1678 tỷ
đồng, tăng 192% so với năm 2007, năm 2009 là 2200 tỷ đồng, tăng 283% so với
2007 và tăng 31,1% so với năm 2008. Doanh số cho vay cũng có sự tăng trưởng
đáng kể. Doanh số cho vay năm 2008 đạt 2419 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm
2007. Năm 2009 đạt 3910 tỷ đồng, tăng gấp 4,36 lần so với năm 2007 và tăng 1,62
lần so với năm 2008.
Năm 2008 là năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu khi cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới xuất hiện, tuy vậy dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn tăng cao, điều
đó chứng tỏ ngân hàng đã tạo dựng được uy tín của mình với khách hàng và đồng
thời cũng chứng tỏ các biện pháp, các công cụ cũng như chính sách tín dụng mà
ngân hàng đặt ra đem lại kêt quả tốt. Việc sử dụng lãi suất linh hoạt theo từng thời
kỳ đã đóng vai trò không nhỏ trong thành công này. Năm 2009, ngân hàng tiếp tục
tăng cường xây dựng mối quan hệ bền vững với các khách hàng truyền thống, nỗ lực
tìm kiếm các khách hàng mới, phát triển các khách hàng có hoạt động kinh doanh ổn
định, tình hình tài chính lành mạnh để đầu tư trong đó có các khách hàng như CTCP
Long Giang TSQ, CTCP Habeco-Hải Phòng, CT T.S.Q Việt Nam.
Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đạt ở mức thấp. Chỉ có năm 2007, tỷ lệ này
là 7%, còn lại các năm 2008, 2009, tỷ lệ đều dưới 3%, đảm bảo độ an toàn cho hoạt
động tín dụng tại chi nhánh. Trong nợ quá hạn,khoản mục nợ nhóm 4, nhóm 5 năm

2007 là 5,8 tỷ đồng ( chiếm 14,15% nợ quá hạn) là khá cao nhưng trong các năm
2008, 2009 thì con số này đã giảm xuống đáng kể chỉ còn lần lượt là 0,5 tỷ ( 1%) và
1,1 tỷ( 2%) chứng tỏ chi nhánh đã có những biện pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro,
nâng cao chất lượng tín dụng.
Bảng 2.4. Phân loại dư nợ theo nhóm nợ giai đoạn 2007-2009.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Nhóm 1 533 1628 2145
Nhóm 2
23,2 45,5
48,3
Nhóm 3 12 4 5,6
Nhóm 4 5 0,5 0,4
Nhóm 5 0,8 0 0,7
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của các ngân hàng ngày càng phát triển đa
dạng hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và ngày
càng đóng góp một phần lớn trong lợi nhuận ngân hàng thu được. Chi nhánh Ngân
hàng Ngoại Thương Thăng Long cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tổng
tài khoản thanh toán của ngân hàng liên tục tăng mạnh qua các năm.
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giai đoạn 2007-2009.
Đơn vị tính: tài khoản, chiếc.
31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Tài khoản thanh toán 16.835 30.000 53.900
- Tài khoản TT của tổ
chức kinh tế
700 1.200 2.100
- Tài khoản TT của cá
nhân

16.135 28.800 51.800
Thẻ ghi nợ trong
nước (ATM, SG24)
8.950 17.000 35.100
Thẻ ghi nợ, thẻ tín
dụng quốc tế
1.860 2.200 3.150
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
- Năm 2008, cùng với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại với mức
phí dịch vụ hợp lý, Chi nhánh Thăng Long đã thu hút được lượng lớn khách hàng
mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng. Số tài khoản thanh toán tại thời điểm đó là
30000 tài khoản, tăng gấp 1.78 lần so với năm 2007. Năm 2009, số tài khoản thanh
toán là 53900 tài khoản tăng 220% so với năm 2007 và tăng 79,67% so với năm
2008. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng mở tài khoản tại
ngân hàng và dùng ngân hàng làm trung gian cho việc thanh toán.
- Năm 2008, Chi nhánh đã phát hành được 17.000 thẻ ghi nợ trong nước
bao gồm thẻ ATM vá SG24, tăng 90% so với năm 2007, đạt 133% chỉ tiêu TW giao
cho Chi nhánh . Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế đạt 2.200 thẻ, tăng 185% so với
năm 2007, đạt 190% chỉ tiêu TW giao cho Chi nhánh. Năm 2009, chi nhánh đạt
35100 thẻ ghi nợ trong nước, gấp hơn 2 lần so với năm 2008 và 3150 thẻ ghi nợ
quốc tế, gấp 1,43 lần năm 2008. Những con số này chứng tỏ hoạt động kinh doanh
dịch vụ của ngân hàng ngày càng phát triển, ngân hàng ngày càng có uy tín trên
thương trường.
2.1.4.4. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh mua bán ngoại tệ.
Bảng 2.6. Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ giai đoạn
2007 – 2009.
ĐV tính: triệu USD
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Doanh số xuất nhập khẩu 100 140 145
Doanh số mua bán ngoại tệ 55 120 160

Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
- Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu mà ngân hàng đã thanh toán ngày
càng tăng qua các năm.Giá trị này tăng cao chứng tỏ ngân hàng đã có tiến bộ vượt
bậc trong công tac thanh toán xuất nhập khẩu Năm 2008, doanh số xuất nhập khẩu
tại Chi nhánh đạt 140 triệu USD, đạt 140 % so với năm 2007, vượt 33% kế hoạch
chỉ tiêu TW giao. Năm 2009, con số này là 145 triệu USD, đạt 104% so với năm
2008, 145% so với 2007.
- Doanh số mua bán ngoại tệ cũng liên tục tăng trong giai đoạn 2007-2009,
đặc biệt là năm 2008. Năm 2008, doanh số mua bán ngoại tệ là 120 triệu USD, gấp
2,2 lần năm 2007, chủ yếu phục vụ đối tượng thanh toán hàng nhập và trả nợ tiền
vay.
2.1.4.5. Công tác ngân quỹ.
- Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thu chi tiền mặt đáp ứng kịp thời nhu
cầu thanh toán của khách hàng, đảm bảo đưa ra lưu thông các loại tiền đủ tiêu
chuẩn, tuyển chọn và nộp các loại tiền kịp thời, tồn quỹ hợp lý góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2008, thu VNĐ đạt 4.800 tỷ, tăng 113% so với cùng kỳ
năm 2007, Chi VNĐ đạt 4.750 tỷ, tăng 114% so với cùng kỳ năm 2007; thu ngoại tệ
( quy USD ) đạt 75 triệu USD, bằng 135% so với năm 2007; chi ngoại tệ ( quy
USD ) đạt 75 triệu USD, bằng 137% so với năm 2007; lượng tiền giả thu được:
35.040.000VNĐ.
- Sự gia tăng tiền mặt qua các quỹ thể hiện sự lớn mạnh của quỹ, thể hiện
hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Bảng 2.7. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2007- 2009.
Đv tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng thu nhập 154 250 260
Tổng chi phí 125,5 209,3 215
Lãi ròng 28,5 40,3 45
Nguồn : Báo cáo KQHĐKD 2007-2009, NHNT Chi nhánh Thăng Long
2.1.4.6. Hoạt động đầu tư.

Đầu tư cũng là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng như đông tài trợ
cho vay, góp vốn liên doanh liên kết và đông tài trợ cho vay. Chi nhánh hiện đang

×