Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐT và PT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.52 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN
HÀNG ĐT và PT VIỆT NAM
1 - KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957, lúc đầu
được gọi là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính. Đến nay đã
trải qua hơn 42 năm xây dựng và phát triển, với nhiều lần thay họ đổi tên, liên
tục có sự thay đổi về chức năng và nhiệm vụ sao cho phù hợp với tình hình,
điều kiện và chính sách của Nhà nước, nhưng về bản chất vẫn là một Ngân
hàng quốc doanh, có vai trò là Ngân hàng phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đầu
tư và phát triển, được Chính phủ xếp loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc
biệt, giữ vị thế là một trong những Ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam.
Trước năm 1975, giai đoạn đất nước có chiến tranh, Ngân hàng đã thực
hiện chính sách cấp phát, quản lý vốn, kiến thiết cơ bản tất cả các lĩnh vực
thuộc Nhà nước từ nguồn vốn của Ngân sách, cung cấp vốn hàng tỷ đồng cho
đất nước xây dựng nền kinh tế phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Giai đoạn 1976-1985, thời kì khôi phục và phát triển nền kinh tế sau khi
thống nhất đất nước. Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng VN trực thuộc Ngân hàng NN Việt Nam. Với nhiệm vụ mới, Ngân hàng
cũng thay đổi chính sách của mình cho phù hợp; cấp phát cho vay và quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Đến năm 1986, Đại hội VI Đảng và Nhà nước đã thực hiện đổi mới
chuyển kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Theo đó hoạt
động của hệ thống Ngân hàng cũng có sự thay đổi lớn, chuyển từ mô hìnhNgân
hàng một cấp sang mô hình Ngân hàng hai cấp.
Năm 1990, pháp lệnh Ngân hàng ra đời, Ngân hàng được đổi tên thành
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam với tư cách là một Ngân hàng độc lập thuộc hệ
thống các tổ chức tín dụng. Đứng trước sự đổi mới này, Ngân hàng ĐT&PT VN
cũng thay đổi về môi trường, quan điểm nhận thức nâng cao trình độ để phù
hợp với nền kinh tế thị trường. Nhiệm vụ và chính sách của Ngân hàng cũng


thay đổi, đó là Ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn để cho vay dự án đầu
tư phát triển. Cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước; kinh
doanh tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục
vụ đầu tư và phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại.
Để tạo điều kiện cho các hoạt động của Ngân hàng, đáp ứng được nhu
cầu thay đổi, phát triển, phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thích
ứng với cơ chế trị trường, từ năm 1997 theo quyết định sửa đổi của thống đốc
Ngân hàng NN, Ngân hàng ĐT&PT VN được thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
như một Ngân hàng thương mại. Chính sách của Ngân hàng là huy động vốn
ngắn hạn, trung và dài hạn, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát
triển, thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, làm Ngân hàng đại lý, Ngân
hàng phục vụ trong đầu tư và phát triển.
Ngày 21/9/1999, theo văn bản của Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng NN
đã có quyết định số 287QĐ/NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng ĐT&PT VN
hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà Nước quy định tại quyết định số
90/TTg ngày 7/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ ngị định số 39/CP ngày 27/6/1999 của chính phủ ban hành điều
lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước, điều lệ Ngân hàng
ĐT&PT VN được Thống đốc Ngân hàng NN ban hành với nội dung:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn trong và ngoài nước để đầu
tư và phát triển bằng nhiều hình thức, biện pháp như: tiền gửi, tiền tiết kiệm
có kỳ hạn, không kỳ hạn, phát hành tín phiếu, trái phiếu NH ĐT&PT, vay vốn
thông qua thị trường liên Ngân hàng..
- Được vay lại nguồn vốn Chính phủ nhận tài trợ hoặc vay nợ của các tổ
chức quốc tế để cho vay các doanh nghiệp trong nước.
- Kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và
phi ngân hàng.
- Thực hiện tín dụng thuê mua.
- Được cho vay cầm cố.
- Được bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thanh toán L/C và các dịch vụ bảo lãnh

khác.
- Được hùn vốn mua cổ phần với các tổ chức kinh tế.
- Cùng với các Ngân hàng trong nước, Ngân hàng nước ngoài, các tổ
chức khác đồng tài trợ đầu tư cho các dự án.
- Làm Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục cho đầu tư và phát triển từ các
nguồn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế
xã hội, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Như vậy ngoài chức năng chính, huy động vốn trung và dài hạn trong và
ngoài nước để cho vay các dự án kinh tế kỹ thuật... Ngân hàng ĐT&PT VN còn
thực hiện kinh doanh như một Ngân hàng TM đối với các thành phần kinh tế,
tầng lớp dân cư.
Đây là một bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng
ĐT&PT, tạo điều kiện mở rộng thị trường thích ứng hơn nữa với cơ chế thị
trường, phù hợp vơi xu hướng kinh doanh đa năng tổng hợp của Ngân hàng
TM trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng ĐT&PT VN
NHĐT&PT VN hoạt động trên phạm vi cả nước như một định chế tài chính
phục vụ cho lĩnh vực đầu tư và phát triển, có trụ sở chính tại 194 Trần Quang
Khải, quận hoàn kiếm,Hà Nội và hơn 64 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong
cả nước.
Năm 2000 là năm đầu tiên Ngân hàng ĐT&PT VN triển khai hoạt đọng
theo mô hình Tổng công ty,cơ cấu tổ chức gồm có: Hội đồng quản trị, Ban tổng
Hội đồngquản trị
BanTổng giám đốc iám đốc
Bankiểm soát
Các phòng ban tại NHĐT&PT Việt Nam
Văn phòng đại diện
Các đơn vị sự nghiệp
Các sở giao dịch và các chi nhánh NHĐT&PT tỉnh thành phố
Các phòng ban

Các chi nhánh trực thuộc
Các phòng giao dịch
Các công ty chuyên doanh
giám đốc điều hành. Bộ máy giúp việc gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch
toán độc lập, các đơn vị sự nghiệp. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý
doanh nghiệp, Tổng giám đốc lãnh đạo điều hành các cấp, các chi nhánh.
Với việc xây dựng và ổn định những chi nhánh tại các tỉnh mới tách phục
vụ đầu tư và phát triển trên địa bàn, thành lập và đưa vào sử dụng Sở giao
dịch II tại thành phố HCM để tăng sức huy động vốn cho các dự án lớn, Ngân
hàng đã ổn định mô hình tổ chức và hoạt động của các chi nhánh, chú trọng củng
cố các chi nhánh khu vực. Bước đầu đổi mới mô hình tổ chức tại hội sở chính, là
thung tâm điều hành toàn hệ thống theo xu thế tập trung toàn diện và vững
mạnh.
Ngân hàng ĐT&PT VN nhằm mục đích chuyển hẳn hoạt động của bộ máy
TW hướng về cơ sở, bám sát cơ chế để phục vụ tốt, chỉ đạo sát thực tiễn, tập
trung kịp thời, bám sát địa bàn bám khách hàng trước hết ở các dự án vay vốn
lớn, các Tổng công ty Nhà nước để phục vụ, thực hiện nguyên tắc “mỗi đồng
vốn đều có người chịu trách nhiệm, từng bước chuyển sang giao dịch một cửa
một đầu mối”.
Hiện tại NHĐT&PT Việt Nam đang trình NHNN một chiến lược cho giai
đoạn hoạt động kinh doanh từ nay tới năm 2000. Phù hợp với đường lối, chiến
lược phát triển của đất nước trong thời kì mới- thời kì đầu của thế kỉ 21.
Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam:
Hội đồng quản trị là cơ quan có chức năng quản lý hoạt động của NH
ĐT&PT, hoạt động theo cơ chế tập thể, thông qua các cuộc họp thường kì và
bất thường. Đây là bước thể nhiệm của Nhà nước trong việc nâng cao vai trò
của HĐQT là đại diện pháp lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp, bỏ dần cấp
quản lý trực tiếp của bộ chủ quản.
HĐQT quyết định những vấn đề quan trọng của NHĐT&PT như chiến
lược mục tiêu kế hoạch hàng năm và dài hạn của Ngân hàng. HĐQT có 5 thành

viên do Thống đốc NHNN bổ nhiệm, miễn nhiệm, trong đó có: Chủ tịch HĐQT, 1
thành viên kiêm Tổng giám đốc và một thành viên kiêm trưởng Ban kiểm soát
và 2 thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia có kinh nhiệm về lĩnh vực Ngân
hàng - Tài chính, quản trị kinh doanh và pháp luật. Như vậy chủ tịch HĐQT
khong kiêm Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là thành viên của HĐQT là đại diện
theo pháp luật của NHĐT&PT, đẩm nhiệm công tác điều hành toàn bộ hoạt
động của NHĐT&PT, nhằm thực hiện thành công các chiến lược mục tiêu, kế
hoạch mà HĐQT đã thông qua và những nhiệm vụ Nhà nước giao.
* Ban kiểm soát trực thuộc HĐQT để kiểm giám sát hoạt động điều hành
của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và vác đơn vị thành viên của NHĐT&PT
theo đúng quy định của Nhà nước, Điều lệ và các quyết định của HĐQT.
Ngoài ra còn có một hệ thống kiểm tra nội bộ từ Trụ sở chính đến các
đơn vị thành viên thuộc quyền điều hành của Tổng giám đốc.
Việc xác định thêm bộ máy kiển soát nội bộ thuộc quyền điều hành của Tổng
giám đốc nằm ngoài ban kiểm sopát là một trong những diểm đặc trưng nhằm
đảm bảo hoạt động của các đơn vị thành viên an toàn, hiệu quả theo đúng quy
định của pháp luật và Điều lệ.
* NHĐT&PT VN có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, hạch toán
phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp:
- Đơn vị thành viên hạch toán độc lập: Là các DNNN có tư cách pháp
nhân, do NHĐT&PT VN sáng lập, có Điều lệ tổ chức và họt động riêng. Hoạt
động của các đơn vị thành viên này độc lập như các DNNN khác. Tuy nhiên
trong quan hệ về nhân sự và tài chính phải chịu sự chi phối của NHĐT&PT VN.
Việc hình thành các công ty hạch toán độc lập trong NH, hoạt động trong
lĩnh vự tài chính, tín dụng nhằm đa dạng và chuyên môn hoá hoạt động nâng
cao doanh lợi của NH, đồng thời với tính chất trach nhiệm hưu hạn, chúng
đảm bảo những rủi ro mắc phải trong các hợp đồng đó, không làm ảnh hưởng
lớn đến nguồn tài chính của NH.
- Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: NHĐT&PT VN có 2 loại đơn vị
thành viên kiểu này đó là Sở giao dịch và các chi nhánh được đặt tại những nơi

cần thiết cho hoath động kinh doanh của NH. Mặc dùđược xác định là thành
viên của NHĐT&PT, nhưng thực chất Chi nhánh là cánh tay nối dài của Trụ sở
chính, là một thực thể thống nhất nằm trong NHĐT&PT VN.
- Đơn vị sự nghiệp: đây là loại hình đơn vị thành viên chủ yếu nhằm mục
đích NCKH, đào tạo, đào tạo lại các cán bộ để phục vụ kịp thời các yêu cầu hoạt
động kinh doanh của NH.
* Văn phòng các phòng ban hoặc ban chuyên môn nghiệp vụ của Hội sở
chính có chức năng tham mưu giúp việc cho HĐQT và Tổng giám đốc trong
quản lý điều hành công việc.
* Cơ cấu các phòng tín dụng:
Cùng với việc đổi mới mô hình tổ chức NHĐT&PT TƯ, cơ cấu các phòng
tín dụng được xắp xếp lại như sau:
- Phòng tin dụng quản lý địa bàn( gồm 3 phòng: tín dụng 1, 2, 3)
- Phòng tín dụng Tổng công ty( tín dụng 4): được thành lậpđể đáp ứng yêu
cầu phụ trách riêng về tín dụng đối với một số Tổng công ty 90, 91 mạnh.
NHĐT&PT với vị thế là NHQD, là DN đặc biệt giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực
đầu tư và phát triển của nền kinh tế quốc dân bằng việc phục vụ giúp các Tổng
công ty có vốn để sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế Xã hội.
- Phòng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu(Tín dụng 5): có nhiệm vụ quản lý
vốn cho vay đối với các dự án thông qua các hiệp định khung để đầu tư tín
dụng. Ngoài yêu cầu quản lý theo quy trình tín dụng dự án, tín dụng tài trọ
xuất nhập khẩu còn đặt ra yêu cầu rất chặt chẽ về vốn vay và thời hạn cho vay,
thu nợ trả lãi, quản lý vốn ngoại tệ.
Ban Tổng giám đốc NHĐT&PT có trách nhiệm quản lý, điều hành chung
hoạt động của các phòng tín dụng.
Với cơ cấu tổ chức như trên, Ngân hàng ĐT&PT VN đã và đang vươn lên
khẳng định vị thế của mình là một tổ chức kinh tế mạnh có khả năng tập trung
các nguồn lực về vốn, về công nghệ, tăng cường cạnh tranh trong cơ chế thị
trường, góp phần làm nòng cốt trong các DNNN, đảm bảo định hướng XHCN
đối với quá trình CNH, HĐH đất nước. Ngân hàng ĐT&PT VN đang tranh thủ

thời cơ, phát huy nội lực phục vụ cao nhất cho đầu tư, phát triển, kinh doanh
đa năng tổng hợp theo phương châm hiệu quả, an toàn trong tăng trưởng,
vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo.
Đây cũng là định hướng hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT VN trong thời gian
tới.
Nhân tố chính để thực hiện thắng lợi định hướng này là con người, cần có
một đội ngũ cán bộ có trình độ, có năng lực chuyên môn, quản trị điều hành.
Thực hiện từng bước chiến lược và kế hoạch về phát triển nguồn lực của hệ
thống Ngân hàng ĐT&PT VN, Ngân hàng đã đổi mới mô hình tổ chức, đã
chuyển hẳn sang vai trò trung tâm điều hành kinh doanh toàn hệ thống với
mục đích yêu cầu:
- Thị trường và bạn hàng của Ngân hàng là các tổng công ty, doanh
nghiệp có địa bàn hoạt động lớn và khả năng an toàn cao.
- Mở rộng dịch vụ Ngân hàng, nhất là đối với các khách hàng lớn vì khối
lượng tín dụng tập trung ở đây nhiều, có thể áp dụng nhiều dịch vụ và công
nghệ Ngân hàng.
- Hiện nay, Ngân hàng ĐT&PT VN bên cạnh việc cho vay theo kế hoặch của
Nhà nước, hàng năm Ngân hàng có nguồn vốn tài trợ lớn dịch vụ thanh toán
quốc tế qua Ngân hàng đã hình thành và phát triển, tạo điều kiện cho Ngân
hàng cung ứng vốn cho các Tổng công ty, những đơn vị kinh tế, cạnh tranh với
các Ngân hàng khác trong chiến lược Marketing của Ngân hàng.
2 - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1. Tình hình hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT VN trong thời gian
qua
2.1.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT VN.
Chính sách nguồn vốn được coi là một trong các chính sách quan trọng,
quyết định sự thành công của Ngân hàng. Ngân hàng ĐT&PT VN đã xác định
tạo vốn là khâu mở đầu, tạo một mặt bằng vốn vững chắc cả về VNĐ và ngoại
tệ; coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.

Với phương châm đó Ngân hàng ĐT&PT VN đã thực hiện đa dạng hoá
nguồn vốn bằng nhiều hình thức, biện pháp và các kênh huy động vốn khác
nhau từ mọi nguồn trong và ngoài nước. NH chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung
và dài hạn bằng việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tăng tiền gửi và tiền tiết
kiệm của dân cư; khai thác triệt để nhiều nguồn tài trợ trung và dài hạn của
các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế phục vụ cho đầu tư và phát triển.
Bằng những biện pháp và chính sách trên, trong vài năm gần đây nguồn
vốn huy động của Ngân hàng đã tăng trưởng đáng kể và cơ cấu nguồn cũng
thay đổi theo hướng tích cực. Cụ thể:
Bảng1: Nguồn vốn trong giai đoạn 1999 - 2001
(Đơn vị tỷ đồng)
Chỉ tiêu 1999 2000 2001
1. Tiền gửi các loại 3583 6181 11261
1.1 Tiền gửi của các TCKT 2450 4007 5700
1.2 Tiền gửi của dân cư 1133 2173 5561
2. Các khoản vay 834 1171 1330
3. Vốn uỷ thác tài trợ phát triển 2360 2792 3257
4. Vốn vay nước ngoài cho ĐTPT 1936 2177 2870
5. Phát hành kì phiếu trái phiếu 980 1637 1200
6. Vốn và các quỹ 5024 5487 5820
7. Tài sản nợ khác 706 1101 1262
Tổng 15427 20549 27000
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHĐT&PT VN giai đoạn 1999-2001)
Huy động vốn trong năm 1998 là 2605 tỷ đồng chiếm 19.8% tổng nguồn
vốn, năm 1999 là 4563 tỷ đồng chiếm 29.6% tổng nguồn vốn, năm 2000 là
7818 tỷ đồng, con số này khẳng định sự tăng trưởng khi chuyển hẳn sang chức
năng kinh doanh đa năng tổng hợp, tăng trưởng 71.3%, chiếm 38% tổng
nguồn vốn. Năm 2001 là 12461 tỷ đồng, chiếm 46.1% tổng nguồn vốn, tăng
59.3% so với năm 2000.
Biểu đồ 1: Huy động vốn qua các năm

(Đơn vị: tỷ đồng)
Tổng nguồn vốn tăng trưởng qua các năm :
Năm 1997 tổng nguồn vốn là 8662 tỷ đồng, năm 1998 là 13105 tỷ đồng,
năm 1999 là 15427 tỷ đồng, trong đó vốn và các quỷ đạt 5025 tỷ đồng chiếm
33%, vốn trung và dài hạn chiếm 65% tổng nguồn vốn, nguồn tiền gửi khách
hàng là 3584 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 1998.
Biểu đồ 2: Tăng trưởng nguồn vốn qua các năm
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Sang năm 2000 Ngân hàng ĐT&PT VN tiếp tục cải biến cơ cấu nguồn
vốn, tăng nguồn tiền gửi khách hàng và phát hành kỳ phiếu, trái phiếu trong
nước và quốc tế để tăng vốn trung và dài hạn. Cuối năm 2000 tổng nguồn vốn
đạt được 20549 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 1999, tiền gửi khách hàng đạt
6181 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tiền gửi tổ chức kinh tế: 4007 tỷ đồng..
Trong năm 2001 cơ cấu giữa vốn VNĐ và vốn ngoại tệ tương đối hợp lý,
nguồn vốn huy động đã đáp ứng tích cực nhu cầu sử dụng vốn đảm bảo đủ vốn
giải ngân kịp thời các hợp đồng tín dụng đã ký, đảm bảo khả năng thanh
khoản. Tổng nguồn vốn là 27000 tỷ đồng, tiền gửi huy động tổ chức kinh tế và
dân cư đạt 11261 tỷ đồng,trong đó tiền gửi của dân cư đã tăng lên một cách
đáng kể so với năm 2000, đạt 5561 tỷ đồng. Chứng tỏ người dân đã ngày càng
tín nhiệm NH, cảm thấy an toàn khi gửi tiền vào NH. Vốn và các quỹ trong năm
đạt 5820 tỷ đồng, chiếm 21.5% tổng nguồn vốn.
Huy động trái phiếu năm 1998 là 341 tỷ đồng, năm 1999 là 980 tỷ đồng,
năm 2000 là 1637 tỷ đồng.
Ngân hàng ĐT&PT VN đã nỗ lực huy động vốn trong và ngoài nước để
đáp ứng cao nhất cho kế hoạch tín dụng đầu tư và phát triển theo địng hướng
của Chính phủ đã thông qua với trách nhiệm cao phục vụ kế hoạch đầu tư và
phát triển của đất nước. Đặc biệt năm 2001 NH ĐT&PT đã phát hành trái
phiếu huy động 1200 tỷ đồng, trong đó 80% bằng VND, còn lại là USD; vượt kế
hoạch Nhà nước giao đáp ứng vốn cho các công trình theo kế hoạch Nhà nước
chỉ định.

46,1% Tiền gửi, kỳ phiếu trái phiếu
Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn đến ngày 31/12/2001
15,5% Vốn
vay
12,06% Vốn
uỷ thác tài trợ
4,67% TS nợ
khác
21,5% Vốn

Đồng thời nhiều chi nhánh đã áp dụng biện pháp , hình thức huy động
thích hợp điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp để thu hút nguồn tiền gửi của
tổ chức kinh tế và dân cư.
Để nâng cao nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ, Ngan hàng ĐT&PT VN rất
quan tâm đến sự giúp đỡ về vốn và kỹ thuật của các tổ chức tài chính quốc tế
như: Ngân hàng thế giới(WB), NH phát triển Châu á(ADB), Quỹ hợp tác phát
triển kinh tế(OECF),...
Trong những năm qua, NHĐT&PT đã tìm mọi cách để tạo lập và tăng
trưởng nguồn vốn kinh doanh từ ngoại tệ để tài trợ xuáat nhập khẩu, mỏ rộng
các hình htức huy động vốn ngoại tệ, mỏ rộng thanh toán quốc tế, tham gia
mạng thanh toán quốc tế SWIFT, khai thác và sử dụng có hiệu quả khung tài
trợ XNK, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, làm đại lý uỷ thác cho một số tổ chức
tài chính quốc tế.
Trên cơ sở đó nhiều hiệp định khung tài trợ XNK đã được kí kết giữa
NHĐT&PT VN với các NH thuộc nhiều nước khác nhau trên thế giới. Số hiệp
định khung kí kết năm 1998 là 12 dự án với số tiền tài trợ 7 triệu USD, năm
1999 có 28 dự án với số tiền 14 triệu USD, năm 2000 có 42 dự án với số tiền 21
triệu USD, năm 2001 có 53 dự án với số tiền 39.2 triệu USD.
2.1.2. Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam có truyền thống phục vụ trong lĩnh vực đầu

tư và phát triển. Từ năm 1998 với định hướng tiếp tục đổi mới toàn diện,
chuyển hẳn sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ngân hàng
thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, tích cực linh hoạt, lấy hiệu quả kinh
doanh của khách hàng làm mục tiêu. Trong công tác sử dụng vốn Ngân hàng
thực hiện các hoạt động như: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn phục
vụ đầu tư và phát triển, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, cho vay
uỷ thác tài trợ phát triển, góp vốn liên doanh, đầu tư vốn khác.
Trong những năm qua Ngân hàng đã chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc không
ngừng tăng trưởng, tổng tài sản của Ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao
qua các năm. Năm 1998 là 13.105 tỷ đồng, năm 1999 là 15.427 tỷ đồng, tăng
17.7%, năm 2000 là 20549 tỷ đồng, tăng 33%, năm 2001 là 27.000, tăng 31%,
trung bình hàng năm khoảng 24%.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn trong giai đoạn 1999 - 2001
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 1999 2000 2001
1. Các khoản dự trữ kinh
doanh
2.231 3.594 4.289
2. Cho vay các loại 10.315 13.357 18.267
2.1. Cho vay trung dài hạn 6.216 7.909 11.072
2.2. Cho vay ngắn hạn 4.099 5.447 7195
3. Cho vay uỷ thác tài trợ P T 2.258 2.581 3.097
4. Các khoản đầu tư 151 267 372
5. Tài sản có khác 470 747 975
Tổng 15.427 20.549 27.000
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NH ĐT&PT VN giai đoạn 1999-2001)
Ta thấy dư nợ tín dụng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm
1999 tổng dư nợ( gồm cho vay các loại và cho vay uỷ thác tài trợ phát triển) là
12573 tỷ đồng, sang năm 2000 tổng dư nợ tăng lên 15939 tăng 26.7%; năm
2001 là 21364 tăng 34% so với năm 2000.

Biểu đồ 4: Tổng dư nợ qua các năm
(Đơn vị: Tỷ đồng)

×