GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ TẠI CÔNG
TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
3.1. HƯỚNG PHẤT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THUẾ VÀ
CÁC DỊCH VỤ VỀ THUẾ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, do đó Việt
Nam cũng sẽ bắt đầu phải thực hiện các cam kết gia nhập. Cùng với việc mở
cửa thị trường đối với các loại hình cung cấp dịch vụ như kế toán kiểm toán,
bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ tư vấn thuế là một trong những thị trường mà
các dịch vụ tài chính phải chia sẻ với các đối tác nước ngoài.
Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, thị trường dịch vụ tư vấn
thuế trong thời gian tới sẽ vô cùng sôi động với sự tham gia của các đối tác
nước ngoài, cụ thể như sau:
-Cung cấp qua biên giới: cho phép những tổ chức, cá nhân cung cấp
dịch vụ tư vấn thuế ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá
nhân ở Việt Nam.
-Tiêu dùng ở nước ngoài: cùng với điều trên, cam kết cũng cho phép
các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam sử dụng các dịch vụ tư vấn thuế của
các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
-Hiện diện thương mại: cho phép tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn
thuế ở nước ngoài thành lập đại diện thương mại ở Việt Nam để cung
cấp dịch vụ, ví dụ như: văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh,
công ty 100% vốn nước ngoài.
-Hiện diện của thể nhân: cam kết chưa cho phép các chuyên gia tư
vấn thuế người nước ngoài vào Việt Nam, độc lập hành nghề cung cấp
dịch vụ về thuế tại thị trường trong nước
Trong vòng 1 năm kể từ ngày gia nhập, việc cấp phép cho hiện diện
thương mại sẽ được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể và số lượng các nhà
cung cấp dịch vụ sẽ do Bộ Tài chính quyết định tuỳ thuộc vào nhu cầu và tình
hình phát triển của thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
thuế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài tại Việt
Nam.
Luật Quản lý thuế có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2007 đã giới thiệu khái
niệm “ tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế” hay có thể coi là dịch vụ
khai thuế thuê, với việc đó Nhà nước đã chính thức công nhận sự tồn tại và phát
triển của nghề dịch vụ này.
Điều 20 Luật Quản lý thuế qui định như sau:
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo qui định của Luật
doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế.
2. Quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a)Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế;
b)Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo qui định của Luật
này và theo hợp đồng với người nộp thuế.
3. Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
a)Thông báo với cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế về
hợp đồng dịch vụ làm thủ tục thuế;
b)Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế
được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo qui định của
Luật này và các qui định khác của pháp luật có liên quan;
c)Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để chứng
minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, đề nghị số
tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn của người
nộp thuế;
d)Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với người nộp
thuế theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế;
e)Không được thông đồng, móc nối với công chức quản lý thuế, người
nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế.
4. Điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về
thuế:
a)Có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
b)Có ít nhất hai nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ
tục thuế.
Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có
bằng cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế
toán, kiểm toán, luật và đã có thời gian làm việc từ hai năm trở lên trong các
lĩnh vực này; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt,
trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Bộ Tài chính qui định về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ
làm thủ tục về thuế và quản lý hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm
thủ tục về thuế.
5. Đại lý hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh
dịch vụ làm thủ tục về thuế khi làm thủ tục về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu.
Ngày 3/4/2008 Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 28 /2008/TT-BTC
hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm
thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm
thủ tục về thuế. Như vậy với khung pháp lý đầy đủ, trong thời gian tới bên cạnh
dịch vụ tư vấn thuế các tổ chức sẽ có thể cung cấp thêm một loại hình mới là
dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Cùng với cơ chế tự khai – tự nộp thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân có
hiệu lực vào 1/1/2009 sẽ làm tăng thêm một số lượng lớn đối tượng nộp thuế,
qua đó mở ra thị trường rộng lớn cho các dịch vụ về thuế phát triển.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Hiện nay, công ty đã trở thành một thành viên đầy đủ của Hãng kiểm toán
quốc tế Deloitte. Theo kế hoạch sau khi chuyển sang mô hình mới, công ty vẫn
tiếp tục đầu tư phát triển nguồn nhân lực hiện đang là lợi thế của công ty. Công
ty có chính sách thu hút thêm nhiều nhân tài ở cấp bậc kiểm toán viên, mở rộng
đào tạo nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ tư vấn, kiểm toán. Ngoài ra, Công ty đang
hướng tới đổi mới trang thiết bị văn phòng, máy tính xách tay, hệ thống mạng
và server nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng số lượng khách hàng ra cả
trong và ngoài nước. Công ty sẽ cố gắng hạn chế tối đa rủi ro tiềm tàng trong
cung cấp dịch vụ, tăng cường hợp tác với các đối tác của Deloitte trên toàn cầu.
Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là: trở thành công ty kiểm toán
hàng đầu về cung cấp dịch vụ chất lượng và hiệu quả có thể so sánh ngang hàng
với các công ty kiểm toán quốc tế ở Việt Nam; nâng cao hiệu quả huy động vốn
để đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, mở rộng lĩnh vực dịch vụ, nâng cao
hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phấn đấu đưa Công ty
trở thành một doanh nghiệp có thương hiệu và uy tín tại Việt Nam và trong
vung Châu Á Thái Bình Dương, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty chuyển dần theo hướng: chú
trọng đầu tư phát triển các dịch vụ tại địa bàn trọng tâm, trọng điểm như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Bên cạnh đó tiếp tục triển khai các
địa bàn tiềm năng, mở rộng quy mô và triển khai thêm nhiều kĩnh vực dịch vụ
hiệu quả khác như: kiểm toán hoạt động, kiểm toán thuế, tư vấn hợp nhất, sáp
nhập, chia tách và giải thể doanh nghiệp.
Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty:
• Đầu tư phát triển toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin và giải pháp
phần mềm phục vụ qui trình kĩ thuật của Deloitte và mục đích kế toán quản trị.
Thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng khách hàng ít rủi ro và hiệu quả như các
khách hàng FDI và ODA.
• Tập trung mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ ở các địa bàn trọng
điểm, có nhiều tiềm năng phát triển, bao gồm các trung tâm kinh tế lớn như: Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…. đồng thời đẩy mạnh công tác
Marketing, mở rộng hoạt động tư vấn tài chính và tư vấn thuế đối với khách
hàng chiến lược, trong đó tập trung vào các thị trường như: Nhật, Hàn Quốc và
các nước trong khu vực.
• Nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng phục vụ kiểm toán
và tư vấn tài chính, góp phân tăng uy tín của Công ty với khách hàng và đa dạng
hóa loại hình dịch vụ.
• Mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực có hiệu quả như: dịch
vụ ERS, tư vấn chia tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp.
Định hướng phát triển dịch vụ tư vấn thuế:
• Tập trung phát triển các khách hàng là các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài ít rủi ro và các công ty trong nước có quy mô lớn. Nâng
cao sức mạng cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán chẩn đoán, kiểm toán dự án
và kiểm toán hoạt động, mở thêm dịch vụ phát triển rủi ro doanh nghiệp.
• Tăng cường, phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, mở rộng các loại hình
dịch vụ phát sinh trong quá trình hội nhập,không ngừng nâng cao chất lượng
dịch vụ hiện tại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
• Tập trung phát triển các dịch vụ kiểm toán thuế và kế hoạch thuế cho các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài và cho các loại hình doanh nghiệp khác; phấn đấu
doanh thu tư vấn thuế đạt từ 15-18% tổng doanh thu.
Muốn đạt được kế hoạch trên, Công ty cần phải chú ý:
• Nghiên cứu nhu cầu cung cấp dịch vụ chuyên ngành của thị trường hiện tại và
thị trường tiềm năng trong tương lai trong từng phân đoạn thị trường mục tiêu
để xây dựng chiến lược cung cấp dịch vụ thị trường đúng đắn và kế hoạch thực
hiện cho chiến lược kế hoạch cụ thể.
• Khai thác các nguồn tri thức thông qua việc hợp tác với Deloitte toàn cầu và
Deloitte Đông Nam Á nhằm tối đa hóa nguồn tri thức, thông tin và nguồn nhân
lực.
• Xác định, đánh giá tiềm năng các địa bàn trọng điểm để phát triển mạng lưới
dịch vụ phù hợp; xây dựng thị trường chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể
nhằm tập trung nguồn lực ở mức cao nhất.
• Nâng cao hiệu suất áp dụng công nghệ thông tin vào công tác phục vụ quản lý,
điều hành, soát xét chất lượng dịch vụ và đào tạo trong nội bộ công ty.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ
CỦA CÔNG TY
3.3.1. Chiến lược phát triển khách hàng
Chiến lược phát triển khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với việc
phát triển dịch vụ, nó có tác dụng định hướng cho các hoạt động còn lại của
công ty. Hiện tại, khách hàng chủ yếu của dịch vụ tư vấn thuế là các công ty
nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam.
Đây là đối tượng khách hàng mà theo công ty đánh giá là ít rủi ro và mang lai
doanh thu cao. Các khách hàng này có thể là do công ty tự liên hệ hoặc là những
khách hàng được giới thiệu bởi Deloitte quốc tế. Thông thường khi khách hàng
là một công ty đa quốc gia đã sử dụng dịch vụ của Deloitte, khi khách hàng đó
đến bất cứ một quốc gia nào, văn phòng của Deloitte tại nước đó sẽ đảm nhận
việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng này. Đây là một lợi thế rất lớn của công
ty. Trong thời gian tới, để có thể phát triển dịch vụ mạnh và toàn diện hơn, bên
cạnh các khách hàng FDI truyền thống, công ty cần chú trọng phát triển đối với
khối khách hàng là các doanh nghiệp trong nước. Trước đây khi Việt Nam còn
thực hiện cơ chế chuyên thu, việc tính toán thu thuế do cơ quan thuế quyết định,
doanh nghiệp không có sự tự chủ trong trách nhiệm thuế của mình, vì vậy nên
họ không quan tâm đến dịch vụ tư vấn thuế. Hiện nay, khi trách nhiệm tính toán