MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH THĂNG
LONG TRONG THỜI GIAN TỚI
Phương hướng hoạt động năm 2008
- Nguồn vốn tăng 10% so với năm 2007
- Dư nợ tăng 12% so với năm 2007
- Nợ xấu: <2%
- Quỹ thu nhập: đủ chi lương kế hoạch (V1 + V2) và 5 tháng thưởng theo
quy định.
Kế hoạch nguồn vốn:
- Nguồn vốn nội tệ (bình quân): 8.138 tỷ
o Không kế hoạch: 2.760 tỷ
o Có kỳ hạn < 12T: 1.960 tỷ
o Có kỳ hạn từ 12T - < 24T: 1.467 tỷ
o Có kỳ hạn > 24T: 1.700 tỷ
o Có kỳ hạn từ 36T - < 60T: 100 tỷ
o Có kỳ hạn > 60T: 151 tỷ
Tổng chi trả lãi nội tệ 12 tháng: 530.508 triệu
Nguồn vốn nội tệ (USD) (bình quân): 55.328 nghìn USD
o KKH: 17.419 nghìn
o Có kỳ hạn < 12T: 5.959 nghìn
o Có kỳ hạn từ 12T – < 24T: 28.816 nghìn
o Có kỳ hạn 24T: 2.834 nghìn
o Có kỳ hạn từ 36T - < 60T: 200 nghìn
o Có kỳ hạn 60T: 100 nghìn
Tổng chi trả lãi USD 12 tháng: 2.240 nghìn USD
Phương hướng phát triển hoạt động tín dụng năm 2008
- Sử dụng vốn nội tệ (bình quân): 8.138 tỷ
Dư nợ: 3.152 tỷ
- Ngắn hạn: 1.658 tỷ
- Trung hạn: 1.000 tỷ
- Dài hạn: 494 tỷ
Thu lãi tín dụng nội tệ 12 tháng: 411.060 triệu
- Sử dụng vốn USD (bình quân): 55.328 nghìn USD
Dư nợ: 41.000 nghìn
- Ngắn hạn: 27.000 nghìn USD
- Trung hạn: 2.000 nghìn USD
- Dài hạn: 12.000 nghìn USD
Thu lãi tín dụng USD 12 tháng: 2.934 nghìn USD
Quan điểm mở rộng tín dụng của chi nhánh là mở rộng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo
chất lượng tín dụng, bên cạnh đó chi nhánh cũng chủ trương mở rộng nhưng phải nằm
trong khả năng quản lý, kiểm soát của chi nhánh. Mở rộng tín dụng vẫn phải đảm bảo
nhu cầu và lợi ích của khách hàng, lợi nhuận và an toàn cho ngân hàng và phải đúng
pháp luật. Mở rộng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và đinh
hướng phát triển của NHNN.
Các giải pháp chính trong hoạt động năm 2008
- Giải pháp hàng đầu là đào tạo, nâng cao trình độ, đổi mới phong cách làm
việc của cán bộ. Thực hiện văn hóa, văn minh doanh nghiệp.
- Triển khai nghiêm túc các dự án, chương trình công nghệ do
NHNo&PTNT VN tổ chức. Đầu tư nâng cấp công nghệ ngân hàng tại chi
nhánh trong điều kiện cho phép.
- Thắt chặt kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo điều hành. Xử lý những cán bộ
vi phạm quy định, không chấp hành quy định cấp trên.
- Từ ban giám đốc đến từng phòng, tổ trực thuộc chi nhánh phải thường
xuyên nắm bắt tình hình thị trường, nhu cầu của khách hàng để có những
đổi mới kịp thời trong phạm vi cho phép
- Chú trọng tiếp thị khách hàng mới, củng cố quan hệ kinh doanh với khách
hàng truyền thống.
- Điều hành lãi suất linh hoạt theo thị trường và quy định của
NHNo&PTNT VN.
- Các phòng cùng tích cực phối hợp nghiên cứu, áp dụng sản phẩm huy
động vốn mới.
- Chuyển dần hướng đầu tư sang đối tượng khách hàng là các doanh
nghiệp, dự án vừa và nhỏ, hộ gia đình sản xuất hàng hóa, ngành nghề
kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện đồng tài trợ đối với những dự án lớn
để phân tán rủi ro.
- Nâng cao chất lượng thẩm định, chỉ đầu tư vào các dự án thực sự hiệu
quả.
- Tăng cường kiểm tra trước và sau khi cho vay để kiểm soát việc sử dụng
vốn vay, tình hình kinh doanh, tài chính và khả năng trả nợ của khách
hàng để có biện pháp quản lý vốn vay kịp thời.
- Thường xuyên đánh giá, phân loại khách hàngđể xếp loại đúng và có
hướng đầu tư phù hợp, giảm thiểu rủi ro.
- Phân loại nơ, trích dự phòng, xử lý rủi ro theo đúng quy định. Xử lý dứt
điểm các khoản nợ xấu, làm lành mạnh hóa tài chính thông qua các biện
pháp: đôn đốc thu nợ, xử lý tài sản đảm bảo, xử lý rủi ro.
- Thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn với tăng trưởng và an toàn nguồn
vốn.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống. Triển khai tích cực các dịch
vụ mới. Nghiên cứu, cung cấp các dịch vụ mới theo nhu cầu của khách
hàng.
- Thực hiện tốt việc phân cấp, tạo chủ động tối đa trong khuôn khổ cho
phép kết hợp khoán triệt để về tài chính, nguồn, dư nợ của các đơn vị trực
thuộc.
- Khen thưởng, động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong hoạt động kinh doanh.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH THĂNG LONG
Xây dựng chính sách cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ trọng cho vay đối với các DNVVN còn chưa
cao là do chi nhánh chưa xây dựng chính sách nhất quán hướng tới các DNVVN.
Yêu cầu đặt ra là cơ chế, chính sách cho vay phải gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với
từng thành phần kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời
của hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối,
chính sách của Nhà nước.
Đa dạng hoá các hình thức tín dụng
DNVVN đa dạng về quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu về
khối lượng vốn vay, thời gian vay, phương thức trả vốn và lãi … là khác nhau. Vì
vậy, bên cạnh các chính sách nhằm mục tiêu mở rộng tín dụng thì ngân hàng cũng
phải đưa ra các loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng.
Để các DNVVN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, chi nhánh Thăng Long
cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đối tượng này. Ngành nghề
kinh doanh của các DNVVN rất đa dạng, do đó để tiếp cận, phục vụ càng nhiều với
chất lượng ngày càng tốt hơn nhóm khách hàng này phải đưa ra những sản phẩm,
dịch vụ đa dạng, phù hợp như cho vay, thấu chi, bao thanh toán, cho thuê tài chính,
góp vốn, đầu tư, bảo lãnh …
Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng
Thẩm định là bước quan trọng trong quá trình cho vay của ngân hàng, quyết định
chất lượng khoản tín dụng, ảnh hưởng đến quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.
Chất lượng tín dụng đầu vào quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này. Nếu quá
trình thẩm định không được tiến hành cẩn thận thì khả năng xảy ra rủi ro là rất cao.
Thực tế khi tiến hành cho vay các DNVVN tại chi nhánh công tác thẩm định tín
dụng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Một phần do năng lực của cán bộ
nhân viên nên chất lượng tín dụng không cao, tỷ lệ nợ xấu của dư nợ đối với
DNVVN còn cao, gây tổn thất cho chi nhánh.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cầm chú ý:
- Đánh giá kỹ năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp.
- Đánh giá chính xác năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ …
qua các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính, kết hợp với việc so sánh với
các doanh nghiệp trong cùng ngành.
- Thẩm định dự án, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả của
dự án. Thẩm định thị trường, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn.
Bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng thẩm định trước khi cho vay, công tác kiểm
tra trong và sau khi cho vay cần được tăng cường. Ngân hàng phải thường xuyên
kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và đưa ra những ý kiến đóng góp tích cực để
vốn vay phát huy hiệu quả một cách tối đa. Ngân hàng cần phân loại DNVVN để
việc đánh giá tình hình tài chính được chính xác.
Thực hiện tốt công tác huy động vốn, đảm bảo đủ nguồn đáp ứng nhu cầu vốn
vay của DNVVN. Một chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút được lượng khách
gửi tiền vào nhiều hơn. Tuy nhiên mức lãi suất phải đảm bảo quyền lợi của ngân
hàng và khách hàng. Thủ tục gửi tiền hay nghiệp vụ huy động vốn cần được cải
tiến sao cho gọn nhẹ, nhanh chóng. Đa dạng các hình thức huy động tiền gửi tiết
kiệm với nhiều thời hạn khác nhau, nhiều mức lãi suất khác nhau sao cho khách
hàng có thể lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp nhất. Tiếp tục mở rộng huy
động tiền gửi bằng ngoại tệ, thu nhận mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ cho các tổ
chức trong nước, các công ty liên doanh, cá nhân người nước ngoài, nhằm đáp
ứng vay bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế có tiền gửi thường xuyên, ổn định với một lượng lớn cần có chính
sách ưu đãi nhất định nhằm tạo lập mối quan hệ lâu dài.
Thực hiện tốt công tác phân tích, xếp loại tín dụng khách hàng dựa vào ứng dụng
tin học hiện đại để bảo đảm tính công khai minh bạch.
Nâng cao chất lượng thông tin
Việc ngân hàng không có thông tin về khách hàng trước khi ra quyết định cho vay
rất dễ xảy ra do nhiều lý do trong đó có nguồn cung cấp thông tin bị hạn chế. Do đó
muốn nâng cao chất lượng thẩm định dự án và giảm được sự lựa chọn đối nghịch
trước khi giao dịch diễn ra và rủi ro đạo dức sau khi giao dịch thì ngân hàng cần xây
dựng hệ thống thông tin nội bộ có chất lượng cao bằng cách thiết lập mối quan hệ