Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.09 KB, 13 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI
3.1 Phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội trong
thời gian tới
3.1.1 Định hướng phát triển chung
Habubank tin tưởng rằng, để tạo dựng niềm tin, mỗi tổ chức hay cá nhân
đều phải nỗ lực liên tục sáng tạo và tích luỹ giá trị. Tư tưởng này được thống
nhất trong toàn hệ thống Habubank. Từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành đến
các cán bộ công nhân viên, tất cả đều có trách nhiệm tạo ra giá trị từ chính công
việc đang đảm nhiệm. Thông qua giá trị tạo ra, mỗi cá nhân sẽ khẳng định được
hiệu quả công tác và năng lực của chính bản thân mình. Tạo dựng niềm tin là
một quá trình nỗ lực bền bỉ. Để tạo dựng niềm tin, Habubank hoạt động theo
năm mục tiêu chiến lược rõ ràng:
1. Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng
lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;
2. Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ;
Habubank phải luôn dẫn đầu ngành ngân hàng trong việc sáng tạo, phát triển
chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;
3. Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với
Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai ngân hàng Việt Nam có
chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân
lựa chọn;
4.Phát triển Habubank thành một trong ba ngân hàng được tín nhiệm nhất
Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hóa doanh
nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất
trong môi trường kinh doanh thay đổi;
5. Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
Nhằm tối đa hoá giá trị của cổ đông, Habubank không chỉ tập trung vào
việc tạo doanh thu từ nhiều nguồn và kiểm soát chặt chẽ chi phí mà còn chú
trọng đến việc tạo dựng uy tín bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng, mở rộng mối quan hệ liên kết với các đối tác cũng như tuân thủ các quy


định pháp luật, liên tục nâng cao chất lượng tài sản và hiệu quả của hệ thống
quản lý rủi ro.
Để tạo niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung
ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chất lượng cao,
sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối
tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại
từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện.
Đối với xã hội, nhìn từ góc độ vĩ mô, Habubank xác định rõ một giá trị
quan trọng cần đạt được là đóng góp vào quá trình phát triển của hệ thống tài
chính và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Habubank không những tập trung phát
triển khu vực kinh tế tư nhân và tiêu dùng – động lực chính cho tăng trưởng
kinh tế nội địa, mà còn chủ động tham gia củng cố ngành ngân hàng trong nước
thông qua các liên minh tài chính, hợp tác song phương và đa phương nhằm đẩy
mạnh lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam, đồng thời tích cực ủng hộ
và tham gia xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam.
3.1.2 Định hướng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và
được Nhà nước định hướng phát triển lâu dài. Nhu cầu về vốn của đối tượng
khách hàng này là rất lớn. Chính vì vậy, Habubank đã luôn xác định DNVVN là
đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Việc tăng cường cho vay đối với đối
tượng khách hàng này sẽ giúp tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho Ngân hàng.
Trong thời gian tới, Habubank tiếp tục mở rộng cho vay đối với các DNVVN
với những khoản vay đảm bảo chất lượng trên một số định hướng sau:
- Dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định từ 20% đến 30% hàng năm song vẫn
đảm bảo thực hiện các nguyên tắc an toàn trong cho vay.
- Hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn và giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống
dưới 1% hàng năm.
- Khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng đang có quan hệ tín dụng với
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Đồng thời tích cực tìm kiếm và thiết lập quan
hệ tín dụng với những DNVVN khác.

- Không ngừng cải tiến sản phẩm, đưa ra các sản phẩm tín dụng mới đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các DNVVN, đồng thời nâng cao chất
lượng dịch vụ.
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
3.2.1 Xây dưng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với đối tượng
khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với mỗi ngân ngân hàng đều có những chính sách cho vay phù hợp với
điều kiện của mình trong từng giai đoạn cụ thể. Chính sách cho vay phản ánh
cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho
vay đối với các khách hàng cũng như các DNVVN. Để hoàn thiện chính sách
cho vay đối với DNVVN, cần hoàn thiện các nội dung sau:
Thực hiện lãi suất cho vay linh hoạt: Như ta đã biết, chi phí lãi vay trong
các DNVVN là một chi phí thường xuyên và khá lớn, nếu lãi vay lớn và biến
động bất thường thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận, tăng gánh nặng trả nợ ngân hàng.
Vì thế, vừa căn cứ theo khung lãi suất được quy định, Ngân hàng cần áp dụng
một cách linh hoạt các mức lãi suất khác nhau đối với từng doanh nghiệp. Ngân
hàng có thể dựa trên kết quả thẩm định tín dụng và lịch sử quan hệ với ngân
hàng để đưa ra các mức lãi suất khác nhau nhằm khuyến khích các DNVVN vay
vốn. Đối với các DNVVN có mối quan hệ lâu năm với Ngân hàng, có lịch sử
thanh toán lãi và nợ gốc tốt, có tài sản đảm bảo có giá trị, ngoài ra có tình hình
tài chính khả quan, có tiềm năng trên thị trường thì có thể áp dụng mức lãi suất
ưu đãi sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho các DNVVN này vay vốn ngân hàng.
Xác định thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ hợp lý : Kỳ hạn của khoản vay là
yếu tố rất quan trọng, được ngân hàng hết sức chú ý. Ngân hàng thường dựa
trên kỳ hạn của nguồn để quyết định chính sách kỳ hạn cho vay nếu khả năng
tìm kiếm nguồn và chuyển hoá kỳ hạn nguồn của ngân hàng không cao. Tuy
nhiên, trên thực tế kỳ hạn nguồn của ngân hàng thường không trùng khớp với
kỳ hạn của khách hàng. Vì thế, Ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý để

chuyển hoán kỳ hạn nguồn và huy động nguồn trung và dài hạn tốt, chính sách
thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ nghiêng về đáp ứng kỳ hạn của người vay. Ngoài
ra, Ngân hàng cần căn cứ vào mục đích sử dụng của khoản vay để đưa ra thời
hạn và kỳ hạn nợ hợp lý và hiệu quả, bởi vì nếu không đưa ra kỳ hạn phù hợp
với các kỳ hạn thu nhập của doanh nghiệp thì sẽ gây khó khăn trong khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi thời điểm thu
nợ của ngân hàng không trùng với thời điểm các nguồn thu nhập của doanh
nghiệp, như thế doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi thanh toán lãi và gốc, gây ra
nợ quá hạn, làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, tùy thuộc vào đặc điểm
của từng doanh nghiệp, đặc điểm về các nguồn thu nhập, thời điểm phát sinh mà
ngân hàng cần đưa ra thời hạn và kỳ hạn nợ hợp lý, tạo điều kiện tốt cho doanh
nghiệp trả nợ gốc và lãi.
Cần đa dạng hoá các phương thức cho vay: Với đặc thu của các DNVVN
là ngành nghề kinh doanh rất đa dạng và linh hoạt nên nhu cầu vay vốn của họ
cũng rất đa dạng. Do đó, để đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của các DNVVN,
Habubank cần đưa ra nhiều phương thức cho vay hơn phù hợp với yêu cầu của
khách hàng, qua đó mở rộng được hoạt động cho vay. Mặc dù Habubank có khá
nhiều các hình thức cho vay đối với DNVVN nhưng chủ yếu vẫn là cho vay
từng lần và cho vay theo hạn mức vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng
vào hai hình thức này sẽ chưa khai thác hết các nhu cầu của DNVVN. Vì vậy,
tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh
doanh Ngân hàng có thể mở rộng các hình thức cho vay khác để tạo điều kiện
cho các DNVVN tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng.
Vận dụng linh hoạt các khoản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là điều kiện rất
quan trọng đối với cho vay các đối tượng tiềm ẩn rủi ro cao như DNVVN. Tuy
nhiên, việc thắt chặt tín dụng với những điều kiện đảm bảo bằng tài sản quy
định quá chặt chẽ và cứng nhắc sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng và khiến ngân
hàng mất dần thị phần. Hơn nữa, thực tế cho thấy hệ thống pháp luật chưa hoàn
chỉnh, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn kém đã làm cho công tác xử
lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ là không hề đơn giản. Chính vì vậy, Ngân hàng

cần xem xét vấn đề tài sản đảm bảo một cách thông thoáng và linh hoạt hơn.
Cần nới lỏng các điều kiện vay vốn, không nên coi tài sản thế chấp là điều kiện
tiên quyết để cho vay mà có thể sử dụng các hình thức như bảo lãnh. Nếu doanh
nghiệp có dự án khả thi, phương án sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả và có
lịch sử quan hệ tốt với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay theo hình thức
tín chấp, hoặc dùng một phần tài sản từ vốn vay để đảm bảo cho khoản nợ vay.
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

×