Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Đánh giá tính hình triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại tp hcm và đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao việc áp dụng triển khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------- o0o -------------

LÊ THỊ PHƯƠNG THU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI TP.HCM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG
HỢP NHẰM NÂNG CAO VIỆC ÁP DỤNG TRIỂN KHAI

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
-------------- oOo -------------

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Viết Hùng

Cán bộ chấm nhận xét 1:
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2:
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH


KHOA TP.HCM
Ngày 27 Tháng 01 Năm 2010
(Tài liệu có thể tham khảo tại thư viện Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM)


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------- oOo ----------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC
Họ và tên
Ngày, tháng, năm sinh
Chuyên ngành
Khóa

: Lê Thị Phương Thu
: 22/02/1984
: Công nghệ Môi Trường
: 2007 – 2009

Phái
Nơi sinh

: Nữ
: Đăk Lăk

I. TÊN ĐỀ TÀI :

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SXSH TẠI TP.HCM VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP NHẰM NÂNG CAO VIỆC ÁP
DỤNG TRIỂN KHAI
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
™ Đánh giá tình hình triển khai áp dụng SXSH tại TP.HCM.
™ Đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao việc áp dụng triển khai.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

:

22/02/2009

IV.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

:

10/01/2010

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

:

TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN
CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Luận văn Cao học này đã được thông qua Hội Đồng Chuyên Ngành

Ngày 27 Tháng 01 Năm 2010
TRƯỞNG PHÒNG ĐT SĐH

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Đặng Viết Hùng đã tận tình hướng
dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận án này.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao
học Công nghệ mơi trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học
Bách Khoa TP.HCM.

Xin chân thành cảm ơn các thầy nhận xét và phản biện đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho Luận án này.

Xin chân thành cảm ơn các Cô Nguyễn Thị Dụ - Chánh Thanh tra Sở
Tài nguyên Môi trường TP.HCM, Cô Lê Thị Kim Oanh – Phó Chánh
Thanh tra Sở Tài ngun Mơi trường TP.HCM, Chị Nguyễn Thị
Truyền, Anh Nguyễn Đăng Anh Thi – Chuyên gia Môi trường về lĩnh
vực SXSH đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài và
thu thập số liệu.

Xin gửi lời thân yêu nhất đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp
Viện Mơi trường Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện nghiên
cứu đề tài này.


Lê Thị Phương Thu


-i-

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Sản xuất sạch hơn lần đầu tiên được giới thiệu vào nước ta những năm 90,
việc áp dụng khái niệm này vào thực tiễn quản lý mơi trường trong cơng nghiệp đã
có những bước tiến độ quan trọng, nhưng vẫn chưa đáp ứng sự mong đợi của các
cấp quản lý Nhà nước và thực tiễn của cơng cuộc Cơng nghiệp nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước.
Chính vì vậy, Nghị quyết 41 NQ/TW (15/11/2004) của Bộ Chính trị về tăng
cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ mới đã xác định “coi phòng ngừa
ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng
môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên” đảm bảo sự phát triển bền vững.
Và mới đây nhất là QĐ 1419/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong cơng nghiệp
đến năm 2020” nhằm cụ thể hóa bước đi cho SXSH.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết của việc áp dụng sản xuất sạch hơn, luận văn đã
tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề chính:
-

Đánh giá tình hình áp dụng triển khai SXSH tại TP.HCM

-

Đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao việc triển khai áp dụng.

Qua việc điều tra tình hình, phỏng vấn trực tiếp, lấy phiếu khảo sát,… kết quả
nghiên cứu của luận văn được tóm tắt như sau:

-

Qua khảo sát 30 doanh nghiệp cho thấy 100% doanh nghiệp được khảo sát đều

quan tâm đến những sự tác động từ phía các doanh nghiệp đối với môi trường, vấn
đề quan tâm nhất của doanh nghiệp là vấn đề nước thải chiếm tới 83%, kế tiếp là
vấn đề phát sinh chất thải với tỉ lệ phần trăm chiếm 74%, sử dụng năng lượng
70%,...
-

Lý do lớn nhất doanh nghiệp đã áp dụng SXSH là muốn quản lý tốt khía cạnh

mơi trường.


- ii -

-

Tuy nhiên, có đến 79% DN gặp khó khăn khi áp dụng SXSH, số lượng DN áp

dụng SXSH hiện nay tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung cịn q ít nên từ
đó đề tài cũng xin được đưa ra những giải pháp tổng hợp và các định hướng nhằm
khuyến khích và phát triển việc áp dụng triển khai SXSH.
-

Các giải pháp luận văn đề xuất:
ƒ Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức
ƒ Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách
ƒ Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế

ƒ Giải pháp về đầu tư và tài chính
ƒ Xác định vai trị của các bên có liên quan
ƒ Giải pháp hỗ trợ khác.

-

Ngồi ra, còn xây dựng một số định hướng sau:
ƒ Định hướng về chính sách mơi trường
ƒ Định hướng về chính sách cơng nghiệp
ƒ Định hướng về chính sách phát triển cơng nghệ
ƒ Định hướng về chính sách thương mại
ƒ Định hướng về chính sách đào tạo và nâng cao nhận thức
ƒ Định hướng về chính sách hỗ trợ triển khai SXSH tại DN
ƒ Định hướng về chính sách khuyến khích về kinh tế


- iii -

MỤC LỤC
KÝ HIỆU VIẾT TẮT...............................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 2
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI............................................................................................ 3
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ............................................................................................ 3
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................... 3
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 3

1.5.1. Phạm vi không gian....................................................................................... 3
1.5.2. Giới hạn thời gian.......................................................................................... 4
1.6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 4
Chương 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT................................................................ 5
2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH ............................................. 6
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 6
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội............................................................. 7
2.1.3. Hiện trạng phát triển công nghiệp ở TP.HCM.............................................. 8
2.1.4. Các vấn đề môi trường do hoạt động công nghiệp ..................................... 12
2.1.5. Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010,
có tính đến năm 2020 ............................................................................................ 13


- iv -

2.1.5.1. Mục tiêu phát triển ............................................................................ 14
2.1.5.2. Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp ................................... 18
2.1.5.3. Các dự án đầu tư chủ yếu của ngành công nghiệp trên địa bàn........ 21
2.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN ................................................... 21
2.2.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn ...................................................................... 21
2.2.2. Các giải pháp sản xuất sạch hơn ................................................................. 22
2.2.3. Các kỹ thuật SXSH ..................................................................................... 23
2.2.3.1. Giảm chất thải tại nguồn ................................................................... 24
2.2.3.2. Tuần hoàn.......................................................................................... 25
2.2.3.3. Cải tiến sản phẩm ............................................................................. 25
2.2.4. Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn................................................ 26
2.2.5. Các bước thực hiện SXSH .......................................................................... 28
2.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SXSH TẠI VIỆT
NAM.......................................................................................................................... 30
2.3.1. Tình hình áp dụng Sản xuất sạch hơn trong ngành sản xuất công nghiệp tại

Việt Nam ............................................................................................................... 30
2.3.2. Những dự án điển hình liên quan đến hoạt động SXSH tại Việt Nam ....... 33
2.3.3. Một số kết quả về SXSH tại Việt Nam ....................................................... 35
2.4. CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC TRIỂN
KHAI SXSH.............................................................................................................. 51
2.4.1. Quan điểm của Nhà Nước đối với các doanh nghiệp trước ngưỡng cửa Hội
nhập WTO:............................................................................................................ 53
2.4.2. Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam
trước thềm thế kỷ 21 ............................................................................................. 53


-v-

2.4.3. Nguyên nhân cơ bản của hiện trạng ô nhiễm môi trường công nghiệp Việt
Nam trong thời gian qua........................................................................................ 55
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 59
3.1. NỘI DUNG 1: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SẢN
XUẤT SẠCH HƠN TẠI TP.HCM........................................................................... 60
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 60
3.1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 60
3.1.3. Cơ sở thực hiện ........................................................................................... 60
3.1.4. Nội dung thực hiện...................................................................................... 60
3.1.4.1. Đánh giá quan điểm của các doanh nghiệp trong công tác quản lý
môi trường ................................................................................................... 60
3.1.4.2. Đánh giá về tình hình áp dụng SXSH và mối tương quan giữa SXSH
và hệ thống QLMT...................................................................................... 60
3.1.4.3. Đánh giá nhu cầu khuyến khích hỗ trợ áp dụng SXSH cho các DN
sản xuất công nghiệp ................................................................................... 61
3.1.5. Phương pháp thực hiện ............................................................................... 61
3.1.5.1. Phương pháp nghiên cứu, kế thừa …................................................ 61

3.1.5.2. Phương pháp khảo sát thực tế, điều tra hiện trạng............................ 63
3.1.5.3. Phương pháp thống kê – xử lý số liệu, lập phiếu điều tra: .............. 63
3.1.5.4. Phương pháp phân tích tổng hợp. ..................................................... 64
3.1.5.5. Phương pháp đánh giá tổng hợp. ...................................................... 64
3.1.5.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý: .......... 64
3.2. NỘI DUNG 2: ĐỀ XUÂT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG
SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI TP.HCM.................................................................. 64


- vi -

3.2.1. Cơ sở thực hiện ........................................................................................... 64
3.2.1.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................... 64
3.2.1.2. Cơ sở tài chính .................................................................................. 65
3.2.2. Nội dung thực hiện...................................................................................... 66
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 67
4.1. NỘI DUNG 1: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SẢN
XUẤT SẠCH HƠN TẠI THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH ........................................ 68
4.1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP .............................................................. 68
4.1.1.1. Quan điểm của các doanh nghiệp về công tác quản lý môi trường tại
doanh nghiệp ............................................................................................... 68
4.1.1.2. Phân tích những lợi ích và hạn chế của việc áp dụng hệ thống quản
lý môi trường tiêu chuẩn ISO 14001 của các doanh nghiệp TP.HCM ....... 72
4.1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ HỆ THỐNG QUẢN
LÝ MƠI TRƯỜNG............................................................................................... 76
4.1.2.1. Phân tích những lợi ích và hạn chế của việc áp dụng SXSH cho các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp TP.HCM ............................................ 76
4.1.2.2. Xu thế áp dụng SXSH của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

tại TP.HCM ................................................................................................. 80
4.1.3. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU KHUYẾN KHÍCH HỖ TRỢ ÁP DỤNG SẢN
XUẤT SẠCH HƠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................ 84
4.1.3.1. Nhu cầu xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ SXSH đối với đối
tượng là các doanh nghiệp........................................................................... 84


- vii -

4.1.3.2. Nhu cầu xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ SXSH đối với đối
tượng là nhà quản lý và tư vấn .................................................................... 95
4.2. NỘI DUNG 2: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP NHẰM NÂNG
CAO VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ..................................................................... 97
4.2.1. CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP................................................................... 97
4.2.1.1. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức................................ 97
4.2.1.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách: ....................... 97
4.2.1.3. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc
tế:………………......................................................................................... 97
4.2.1.4. Giải pháp về đầu tư và tài chính: ...................................................... 98
4.2.1.5. Vai trị của các bên có liên quan ....................................................... 98
4.2.1.6. Biện pháp hỗ trợ.............................................................................. 104
4.2.2. XÂY DỰNG CÁC ĐỊNH HƯỚNG ......................................................... 112
4.2.2.1. Định hướng về chính sách mơi trường............................................ 112
4.2.2.2. Định hướng về chính sách cơng nghiệp.......................................... 113
4.2.2.3. Định hướng về chính sách phát triển cơng nghệ............................. 114
4.2.2.4. Định hướng về chính sách thương mại ........................................... 114
4.2.2.5. Định hướng về chính sách đào tạo và nâng cao nhận thức............ 115
4.2.2.6. Định hướng về chính sách hỗ trợ triển khai SXSH tại doanh nghiệp116
4.2.2.7. Định hướng về chính sách khuyến khích về kinh tế ....................... 116

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 118
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 122


- viii -

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BAT

: Best Available Technology
- Công nghệ tốt nhất hiện có

BEAT

: Best Economic Available Technology
- Cơng nghệ mang tính kinh tế nhất

DN

: Doanh nghiệp

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

EMS

: Environmental Management System

- Hệ thống quản lý môi trường

IUNC

: Tổ chức Hiệp hội Thế giới bảo vệ thiên nhiên

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

: Khu chế xuất

SXSH

: Sản xuất sạch hơn

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

SIDA

: Swedish International Development Cooperation Agency
- Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển

UNEP

: United Nations Environment Programme

- Chương trình Bảo vệ Mơi trường Liên hiệp quốc

UNDP

: United Nations Development Programme
- Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc

UNIDO

: United Nations Industrial Development Organization
- Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc


- ix -

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các KCX, KCN tại TP.HCM ....................................................... 9
Bảng 2.2. Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp......................... 10
Bảng 2.3. Mục tiêu phát triển chung của TP.HCM...................................................... 14
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng trong các giai đoạn....................................................... 15
Bảng 2.5. Tổng vốn và tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp trên địa bàn TP.HCM ......... 16
Bảng 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Thành phố đến năm 2010................... 16
Bảng 2.7. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các nhóm ngành cơng nghiệp
đến năm 2010 so với tồn quốc.................................................................................... 17
Bảng 2.8 Các bước chi tiết của chương trình sản xuất sạch hơn ................................. 29
Bảng 2.9. Kết quả áp dụng SXSH trong ngành chế biến thực phẩm ........................... 40
Bảng 2.10. Kết quả áp dụng SXSH trong ngành Bia - nước giải khát ........................ 42
Bảng 2.11. Kết quả áp dụng SXSH trong ngành giấy và bột giấy............................... 42
Bảng 2.12. Kết quả áp dụng SXSH trong ngành dệt.................................................... 44
Bảng 2.13. Kết quả trình diễn kỹ thuật SXSH của các DN (1999 – 2003).................. 46

Bảng 2.14. Lợi ích của áp dụng SXSH trong ngành Giấy, Dệt và .............................. 47
sản phẩm kim khí ......................................................................................................... 47
Bảng 2.15. Tiềm năng tiết kiệm điện, nước trong một số ngành công nghiệp ở nước
ta ................................................................................................................................... 48
Bảng 2.16. Tổng lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp tham gia chương trình SXSH
do Trung tâm VNCPC trực tiếp hướng dẫn ................................................................. 49
Bảng 2.17. Tiềm năng SXSH....................................................................................... 50
 


-x-

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ những yếu tố cơ bản về SXSH........................................................21
Hình 2.2. Tóm tắt các kỹ thuật SXSH.......................................................................26
Hình 2.3. Sơ đồ các bước thực hiện SXSH...............................................................29
Hình 2.4. Số lượng doanh nghiệp áp dụng SXSH tính đến 2005 .............................37
Hình 2.5. Số lượng DN trên các tỉnh thành trình diễn SXSH...................................39
Hình 2.6. Các ngành cơng nghiệp gây ơ nhiễm hiện nay..........................................56
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết áp dụng SXSH hay HTQLMT ...........71
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện lý do các DN áp dụng ISO 14001..................................73
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện các chương trình quản lý mơi trường mà DN áp dụng
IS14001 đang sử dụng...............................................................................................74
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện lý do các DN chọn áp dụng SXSH ................................77
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện giải pháp mà DN áp dụng SXSH đã chọn và đang sử
dụng...........................................................................................................................78
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện những vấn đề môi trường các doanh nghiệp không áp
dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường nào quan tâm...................................................81
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện những vấn đề môi trường các doanh nghiệp chỉ áp dụng
ISO 14001 quan tâm..................................................................................................82

Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện những vấn đề môi trường mà các doanh nghiệp vừa thực
hiện HTQLMT ISO 14001 vừa áp dụng SXSH quan tâm.......................................83
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện những vấn đề môi trường mà các doanh nghiệp chỉ áp
dụng SXSH quan tâm................................................................................................83
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện các loại hình hỗ trợ cho các DN đã áp dụng SXSH ....85


- xi -

Hình 4.11. Biểu đồ đánh giá mức đơ hữu ích các hỗ trợ từ các tổ chức đối với doanh
nghiệp đã áp dụng SXSH ..........................................................................................86
Hình 4.12. Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của các hướng dẫn và hỗ trợ của các
DN đã áp dụng SXSH ...............................................................................................87
Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện các loại hình hỗ trợ cho các DN chưa áp dụng SXSH.88
Hình 4.14. Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của các hướng dẫn và hỗ trợ của các
DN đã áp dụng SXSH ...............................................................................................89
Hình 4.15. Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết các loại hình hướng dẫn hỗ trợ cho
việc áp dụng SXSH rộng rãi và tốt hơn. ...................................................................90
Hình 4.16. Biểu đồ đánh giá mức độ tiếp cận thông tin hỗ trợ SXSH tốt nhất đối với
các DN đã và chưa áp dụng SXSH ...........................................................................91
Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện loại thơng tin mà các DN cần để áp dụng SXSH.........92
Hình 4.18. Biểu đồ đánh giá cách tiếp cận hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất cho các DN áp
dụng SXSH................................................................................................................93
Hình 4.19. Biểu đồ thể hiện sự hỗ trợ kỹ thuật mà DN quan tâm nhất.....................93
Hình 4.20. Biểu đồ thể hiện cách tiếp cận hỗ trợ tài chính tốt nhất cho các DN áp
dụng SXSH................................................................................................................94
Hình 4.21. Biểu đồ đánh giá loại hình hỗ trợ tài chính tốt nhất cho các DN áp dụng
SXSH.........................................................................................................................95



-1-

Chương

1

MỞ ĐẦU


-2-

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất sạch hơn hiện được coi là một trong những phương thức tốt nhất để
thực hiện phịng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trong quá trình
sản xuất và tiêu dùng hướng tới phát triển bền vững. Các quốc gia trên thế giới đều
cố gắng khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các nguyên lý/nội
dung cơ bản của sản xuất sạch hơn, coi đó là một giải pháp ưu tiên trong các hành
động hướng tới phát triển bền vững như Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn
(International Declaration on Cleaner Production) đã kêu gọi. Ngày 22/09/1999 Việt
Nam đã ký cam kết thực hiện Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn và ngày
06/05/2002 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ) đã ban hành một kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6% dân số so với cả
nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả
nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. TP.HCM là nơi hoạt động kinh tế năng
động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như giai đoạn từ
năm 2001 - 2005 tốc độ GDP của thành phố là 11%/năm thì đến giai đoạn 2005 –
2010 tăng lên 13%/năm. Phát triển kinh tế với tốc độ cao đã tạo ra mức đóng góp
GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Trong những năm gần đây, thành phố chủ yếu tập trung phát triển các ngành kinh tế

chủ lực như Cơ khí, Dệt may, Giày da, Nhựa, Cao su,… Bên cạnh sự phát triển
mạnh mẽ của thành phố là hàng loạt những tác động bất lợi đến môi trường mà
thành phố đang phải gánh chịu như lãng phí tài nguyên – thiên nhiên, ơ nhiễm, suy
thối về mơi trường. Điều này làm cho thành phố càng phải quan tâm sâu và rộng
hơn đến việc phát triển bền vững, phải gắn mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với
mục tiêu bảo vệ môi trường, và SXSH được xem như là một trong những phương
pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong hơn 10
năm TP.HCM thí điểm trình diễn sản xuất sạch hơn cho một số doanh nghiệp tới
nay, chương trình này cũng dường như dừng chân tại chỗ sau khi dự án kết thúc. Số
lượng doanh nghiệp triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tới nay vẫn cịn ít, chưa


-3-

thật sự nổi bật so với một thành phố năng động như TP.HCM. Đó chính là lý do đề
tài “Đánh giá tình hình triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại Thành phố Hồ
Chí Minh và đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao việc áp dụng triển
khai” được lựa chọn để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Khuyến khích, tăng cường việc triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại thành phố
Hồ Chí Minh.
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
¾

Điều tra hiện trạng triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn tại TP.HCM.

¾

Đề xuất các giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao việc triển khai áp dụng.


1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
ƒ

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các Viện, Trường và

Trung tâm nghiên cứu về SXSH ban hành, điều chỉnh tài liệu tham khảo, hướng dẫn
về SXSH.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn

ƒ

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các Cơ

quan, Đơn vị và các tổ chức có liên quan để lựa chọn các giải pháp tổng hợp nhằm
nâng cao việc triển khai áp dụng SXSH tùy vào điều kiện thực tế của từng địa
phương.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi không gian
Đề tài được giới hạn cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong địa bàn
TP.HCM.


-4-

1.5.2. Giới hạn thời gian
Đề tài được giới hạn trong 06 tháng, nhưng do tình hình liên lạc, tiếp xúc với doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn nên đề tài đã gia hạn thêm thời gian (6 tháng) để có thể
hồn thành việc nghiên cứu.
1.6. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Luận văn là đề tài đầu tiên đánh giá được thực tế tình hình triển khai áp dụng sản
xuất sạch hơn tại TP.HCM, nghiên cứu được những vấn đề khó khăn trong q trình
áp dụng triển khai để từ đó đề xuất được những giải pháp tổng hợp nhằm nâng cao
việc triển khai và có thể nhân rộng cho các tỉnh/thành khác trong nước.


-5-

Chương 2

TỔNG QUAN
LÝ THUYẾT


-6-

2.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng ranh giới chuyển tiếp giữa vùng đất cao Đông
Nam Bộ và vùng đất thấp đồng bằng Châu thổ Sông Cửu Long với diện tích
2.095,01 km2. Dân số là 6.062.993 người, trong đó có 2.920.213 nam và 3.142.780
nữ gồm các dân tộc chính như Kinh, Hoa, Chăm, Khmer (Niên giám thống kê
TP.HCM 2008).
TP.HCM có tọa độ địa lý: 10038’ – 11010’ Vĩ độ Bắc và 106022’ – 106055’ Kinh độ
Đông. Trong đó, phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía
Tây giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh
Bình Dương và phía Nam giáp biển Đơng. Đơn vị hành chánh có 24 Quận/Huyện
gồm Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, Phú
Nhuận, Gị Vấp, Bình Tân, Tân Phú và các huyện Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh,
Hóc Môn, Cần Giờ.

Thổ nhưỡng: Chủ yếu là phù sa cũ và phù sa mới tạo lập.
Thủy văn: TP.HCM có hệ thống sông rạch đa dạng và phức tạp, chịu ảnh hưởng
mạnh của chế độ bán nhật triều biển Đông. Sông Sài Gịn có chiều dài lớn nhất chảy
qua Thành phố dài 106 km. Hệ thống đường sông ở TP.HCM gồm 240 tuyến lưu
thông thủy với chiều dài 1.200 km, trong đó có 937 km đường sơng nội thành. Nhờ
vậy đường sông từ TP.HCM đi các tỉnh miền Đông hoặc miền Tây, sang
Campuchia đều thuận lợi.
Khí hậu: TP.HCM nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, mà đặc
trưng cơ bản là có bức xạ dồi dào (Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình trong cả
năm: 365,5 calo/cm2), nền nhiệt độ cao và tương đối ổn định trong năm (Nhiệt độ
trung bình năm: 28,00C; Số giờ nắng trung bình năm: 2.080 giờ; Độ ẩm trung bình
năm: 75,0%) và sự phân hóa mưa, gió theo mùa khá rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 đến thánh 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (Lượng mưa
trung bình năm: 1.783,6 mm). Mùa khơ gió Đông – Đông Nam (E-SE), dân địa


-7-

phương cịn gọi là gió chướng – gió ngược hướng dịng chảy. Gió chướng thổi
mạnh làm gia tăng sự xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa trong mùa khô và gia
tăng mực nước đỉnh triều lên vài cm. Mùa mưa gió Tây – Tây Nam (W-SW) với
vận tốc trung bình 3 – 4 m/s. Gió thường thổi mạnh vào trưa sang chiều.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng “lõi” kinh tế trọng điểm phía Nam và tứ giác
phát triển kinh tế mạnh nhất nước gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu
và TP.HCM. Vì vậy, khơng gian Thành phố tiếp tục mở rộng theo hướng Thủ
Thiêm, Nhà Bè, Thủ Đức và Củ Chi.
TP.HCM là đầu mối giao thông của cả miền Nam gồm đường bộ, đường sắt, đường
thủy và đường hàng không. Hệ thống đường bộ lan tỏa đi các tỉnh Đông Nam bộ và
Nam bộ theo dạng tỏa tia với các trục chính như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, Quốc lộ

13 và gần đây là phát triển trục đường xuyên Á. Dọc các tuyến sông là cụm cảng
trải dài từ Nhà Bè đến cầu Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất Quốc gia.
TP.HCM sở hữu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất nước cách trung tâm
Thành phố 7 km với hàng chục đường bay Quốc tế. Ngoài ra, ga đường sắt Sài Gịn
là nhà ga lớn, đầu mối phía Nam của tuyến đường sắt Thống Nhất, hàng ngày vận
chuyển với khối lượng lớn hàng hóa và hành khác ra vào Bắc – Nam. Cũng từ tính
chất ấy, TP.HCM nổi lên như là một trung tâm công nghiệp, vận tải, thương mại và
dịch vụ, bưu chính viễn thơng,… lớn nhất ở Việt Nam.
Trong năm 2008, sản xuất cơng nghiệp duy trì mức tăng trưởng 15,1% với giá trị
sản xuất công nghiệp là 101.962 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp thuộc thành
phần kinh tế Nhà nước đạt 34,0%, ngoài Nhà nước: 34,0% và đầu tư nước ngồi:
31,0%.
Vận tải và bưu chính viễn thơng: TP.HCM có 262.663 xe ơ tơ các loại và 2.506.652
mơ tơ và xe máy (Tính đến 25/5/2009 – Ban an tồn giao thơng Thành phố). Năng
lực vận chuyển và luân chuyển hàng hóa ở TP.HCM rất lớn đạt 55.550.000 tấn và
khối lượng hành khách vận chuyện và luân chuyển là 232.675.000 người. Trong


-8-

năm 2008, giá trị sản xuất vận tải kho bãi và bưu chính viễn thơng đạt 12.435.359
triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất vận tải và kho bãi đạt 9.538.118 triệu đồng,
bưu chính và viễn thơng: 2,897.241 đồng (Niên giám thống kê 2008).
Nông lâm nghiệp: Trong năm 2008, diện tích gieo trồng là 64.268 ha, diện tích mặt
nước và mặt biển nuôi là 8.342 ha, số lượng gia súc là 295.710 con (trong đó, trâu:
5.565 con, bị: 69.014 con và heo trên 2 tháng tuổi: 221.131 con) và gia cầm
(1.007.000 con). Số lượng gia cầm trong năm 2008 giảm mạnh là do dịch cúm gia
cầm bùng phát. Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản đạt 2.109.362 triệu đồng với
mức tăng trưởng 1,4%. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 68,2%, lâm
nghiệp: 2,2% và thủy sản: 29,5% (Niên giám thống kê 2008).

Thương mại, khách sạn và nhà hàng, du lịch, dịch vụ: TP.HCM có 258,428 cơ sở,
trong đó thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 136.844 cơ sở, khách sạn và
nhà hàng: 36.676 cơ sở, du lịch: 306 cơ sở và dịch vụ tiêu dùng: 84.602 cơ sở (Niên
giám thống kê 2008). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong năm
2008 đạt 90.514 tỷ đồng, trong đó thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với
82,93%, khác sạn và nhà hàng: 9,92%, du lịch: 1,51% và dịch vụ: 5,64%.
Kim ngạch xuất và nhập khẩu hàng hóa: Trong năm 2004, kim ngạch xuất khẩu ở
TP.HCM đạt 9.816.030.000 USD và kim ngạch nhập khẩu là 5.644.798.000 USD
(Niên giám thống kê 2008).
2.1.3. Hiện trạng phát triển cơng nghiệp ở TP.HCM
Cơng nghiệp: TP.HCM có 45.076 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, trong đó cơng nghiệp
chế biến chiếm tỷ trọng cao thứ nhì với 8.815 cơ sở sản xuất sau thương nghiệp, sửa
chữa xe có động cơ là 18.733 doanh nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ 538 cơ sở và
sản xuất, phân phối điện nước 44 cơ sở (Niên giám thống kê 2008). Giá trị sản xuất
công nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước đạt 18,8%, ngồi Nhà nước:
53,89% và đầu tư nước ngồi: 27,31%.
Tính đến 30/06/2009, 3 khu chế xuất và 10 khu công nghiệp TP.HCM có 1.161 dự
án đầu tư cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,49 tỉ USD, trong đó đầu tư


-9-

nước ngoài 466 dự án, vốn đầu tư là 2,64 tỷ USD; đầu tư trong nước 695 dự án,
vốn đầu tư 27.753,66 tỷ đồng, tương đương 1,85 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu tính
đến nay trên 17 tỉ USD với các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Đài
Loan; sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời thu hút 245.300
lao động.
Theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui hoạch phát
triển cơng nghiệp TP.HCM đến 2010 có tính đến 2020 xác định quỹ đất khu chế
xuất, khu công nghiệp tập trung là 7.000ha trong đó đã khai thác 4000 ha, diện tích

đất cịn lại là 3000 ha. Hiện nay, định hướng phát triển khu chế xuất, khu công
nghiệp của TP.HCM chú trọng thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật cao,
công nghệ tiên tiến – đặc biệt là các ngành cơ khí, điện – điện tử và hóa chất.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một thành phố năng động với một nền tảng
chính trị-xã hội ổn định, các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng và lực lượng lao
động dồi dào có chất lượng chun mơn cao. Đến nay, thành phố đóng góp 20% về
GDP, 30% giá trị sản xuất cơng nghiệp, 40% về kim ngạch xuất khẩu của cả nước
và tổng thu ngân sách đạt 91.305 tỷ đồng, đứng đầu về mức bình quân GDP trên
đầu người, gấp gần 3 lần mức bình quân cả nước.
Bảng 2.1. Danh sách các KCX, KCN tại TP.HCM
STT

Tên KCX, KCN

Vị trí

1

KCX Tân Thuận

Phường Tân Thuận Đông, Quận 7

2

KCX Linh Trung I

Quận Thủ Đức

3


KCX Linh Trung II

Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức

4

KCN Bình Chiểu

Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức

5

KCN Tân Tạo

Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức


- 10 -

6

KCN Vĩnh Lộc

Phường 15, Quận Tân Bình

7

KCN Hiệp Phước

Phường Hiệp Thành, Quận 12


8

KCN Tân Bình

Xã Tân An Hội, huyện Củ Chi

9

KCN Tân Thới Hiệp

Xã Tân Tạo, huyên Bình Chánh

10

KCN Lê Minh Xuân

Xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh

11

KCN Tây Bắc Củ Chi

Xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè

12

KCN Cát Lái 2

Quận 2


13

KCN Tân Phú Trung

Huyện Củ Chi

(Nguồn: Ban Quản lý các KCX và KCN TP.HCM (HEPZA))
Các cơ sở công nghiệp chế biến tại TP.HCM tăng đều qua các năm từ năm 2000
đến năm 2008. Các cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu vào ngành sản phẩm từ
kim loại, tiếp đến là các cơ sở ngành trang phục, dệt, thực phẩm và đồ uống, sản
phẩm từ cao su và plastic,…
Bảng 2.2. Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

STT

2000

2005

2006

2007

2008

27.198

38.949


39.878

41.979

43.682

3.665

5.328

5.444

5.756

5.894

6

5

5

5

5

Ngành công nghiệp chế biến

1


Thực phẩm và đồ uống

2

Thuốc lá

3

Dệt

3.714

3.311

3.417

3.519

3.242

4

Trang phục

3.808

7.762

8.503


8.818

9.059

5

Thuộc da, sản xuất vali, túi xác

898

1.503

1.523

1.554

1.682


×