Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 107 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP & THƯƠNG MẠI









BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ĐIỀU
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM








Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Hưng




9125



HÀ NỘI, 2011

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP & THƯƠNG MẠI






BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI:



CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ĐIỀU
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Thực hiện theo Hợp đồng số 84.11.RD/HĐ-KHCN ngày 14 tháng 03 năm 2011
giữa Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại

Chủ nhiệm đề tài:
Các thành viên tham gia:
Ths. Phạm Hưng
Lê Mai Thanh
Trần Thị Huyền
ThS.Nguyễn Thu Hường
ThS. Tô Kiều Oanh
Phạm Huyền Trang

Nguyễn Xuân Hòa





Hµ néi, 2011
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
AFI Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Hoa Kỳ
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EU Liên minh châu Âu
FAO Tổ chức nông lương thế giới
FDA Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
FOB Giao hàng tại cảng xếp hàng
GAP Thực hành canh tác tốt
ha héc ta
HACCP Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm
INC Hiệp hội Hạt ăn được và trái cây khô quốc tế
IPM Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật tổng hợp
ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế
PTNT Phát triển nông thôn
SPS Tiêu chuẩn về kiểm dịch động thực vật
TBT Tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật
VietGAP Chương trình GAP Việt Nam
XK Xuất khẩu
XTTM Xúc tiến thương mại
VINACAS Hiệp hội Điều Việt Nam
VN Việt Nam

USD Đô la Mỹ
WRAP Chương trình trách nhiệm sản xuất toàn cầu
WTO Tổ chức Thương mại thế giới


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỀU THẾ GIỚI
5
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng điều thế giới những năm
gần đây

5
1.1.1. Tình hình sản xuất, chế biến
5
1.1.1.1 Sản xuất 5
1.1.1.2. Chế biến 10
1.1.2. Thương mại mặt hàng điều trên thị trường thế giới
15
1.1.2.1. Xuất khẩu 15
1.1.2.2. Nhập khẩu 20
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao giá trị gia tăng đối với
mặt hàng điều xuất khẩu
22
1.2.1. Yếu tố chính sách
22
1.2.1.1. Chính sách về đất đai 22

1.2.1.2 Chính sách về đầu tư 23
1.2.1.3 Chính sách về khoa học công nghệ 25
1.2.1.4 Chính sách thị trường và xúc tiến thương mại 25
1.2.1.5 Chính sách về nguồn nhân lực 26
1.2.1.6. Các chính sách khác 27
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến sản xuất
27
1.2.2.1. Chính sách xây dựng vùng nguyên liệu 27
1.2.2.2. Chính sách hỗ trợ kỹ thuật 28
1.2.3. Các yếu tố liên quan đến thị trường và sản phẩm
29
1.2.3.1. Về tiêu chuẩn sản phẩm 29
1.2.3.2. Về các tiêu chuẩn khác 30

Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU VÀ KHẢ
NĂNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG
ĐIỀU XUẤT KHẨU VIỆT NAM
31
2.1. Một số nét về tình hình sản xuất mặt hàng điều của Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2010
31
2.1.1. Về sản xuất
31
2.1.2. Về bảo quản sau thu hoạch và chế biến
36
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2011
40
2.2.1. Về lượng và kim ngạch xuất khẩu
40

2.2.2. Giá xuất khẩu mặt hàng điều
41
2.2.3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu
44
2.3. Thực trạng khả năng nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng điều
xuất khẩu Việt Nam
48
2.3.1. Trong quá trình sản xuất, chế biến
49
2.3.1.1. Trong quá trình sản xuất điều thô nguyên liệu 49
2.3.1.2.
Trong hoạt động chế biến 50
2.3.2. Trong quá trình tham gia xuất khẩu
52
2.3.3. Một số chính sách liên quan đến phát triển sản xuất, xuất khẩu
điều của Việt Nam
54
2.4. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất, xuất khẩu và khả năng
nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng điều Việt Nam
57
2.4.1. Những kết quả đạt được
57
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
59

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG MẶT HÀNG ĐIỀU XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
62
3.1 Cơ hội và thách thức trong việc nâng cao giá trị gia tăng mặt

hàng điều xuất khẩu của Việt Nam
62
3.1.1 Cơ hội
63
3.1.2. Thách thức
64
3.2. Một số định hướng lớn nhằm phát triển xuất khẩu và nâng cao
giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam
66
3.2.1. Định hướng và dự báo phát triển xuất khẩu mặt hàng điều Việt
Nam đến 2015
66
3.2.1.1. Định hướng
66
3.2.1.2 Dự báo phát triển xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam đến 2015
69
3.2.2. Định hướng về việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất
khẩu của Việt Nam
71
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều
xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
72
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan
73
3.3.2. Nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất
khẩu mặt hàng điều
84
3.3.3. Nhóm các giải pháp đối với Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội
doanh nghiệp
90

3.4. Một số kiến nghị
93
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công
Thương và các Bộ, Ngành liên quan
93
3.4.2. Kiến nghị với người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu mặt hàng điều
94
3.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội Điều Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp
NVV Việt Nam
95
3.4.4. Với các tổ chức khoa học công nghệ có liên quan đến sản xuất,
chế biến và xuất khẩu mặt hàng điều
96

KẾT LUẬN 97
PHỤ LỤC
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
100

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1: Các quốc gia trồng điều phân theo châu lục 5
Bảng 1.2: Diện tích trồng điều của một số nước trên thế giới 6
Bảng 1.3: Diện tích trồng điều của Ấn Độ 2006 – 2010 6
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng điều của Braxin 2006 - 2010 7
Bảng 1.5: Diện tích trồng điều của Việt Nam 2006 - 2010 8
Bảng 1.6: Sản lượng điều thô của các nước sản xuất chính trên thế giới 9
Bảng 1.7: Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam 2006 - 2011 16

Bảng 1.8: Xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ 2006 - 2010 17
Bảng 1.9: Xuất khẩu hạt điều của các nước xuất khẩu chính trên thế giới 18
Bảng 1.10: Giá XK hạt điều của các nước XK điều chính trên thế giới 20
Bảng 1.11: Lượng và giá trị NK điều của các nước NK chính trên thế giới 21
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng điều của Việt Nam 2006 – 2010 32
Bảng 2.2: Diện tích điều Việt Nam phân theo địa phương 2006 - 2010 34
Bảng 2.3: Sản lượng hạt điều Việt Nam 2006 – 2010 35
Bảng 2.4: Năng suất điều ở Việt Nam các năm 2006 - 2010 35
Bảng 2.5: Năng suất điều tại một số địa phương giai đoạn 2006 - 2010 36
Bảng 2.6: Lượng và kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam 2006 - 2011 40
Bảng 2.7: Diễn biến giá XK mặt hàng điều của Việt Nam 2006 -2011 41
Bảng 2.8: Giá XK trung mặt hàng điều VN với một số nước khác 42
Bảng 2.9: Giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam tuần giữa tháng 10/2011 43
Bảng 2.10: Kim ngạch XK hạt điều VN sang các thị trường chủ yếu 2006-2011 45
Bảng 2.11: Xuất khẩu hạt điều của VN sang Trung Quốc 2006 - 2011 47
Bảng 2.12: Xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam sang Hà Lan 2006 – 2011 47
Bảng 3.1: Dự báo kim ngạch XK mặt hàng điều VN giai đoạn đến 2015 70
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Thị trường xuất khẩu điều thô của Bờ Biển Ngà năm 2010 14
Biểu đồ 1.2: Sản lượng điều nhân thế giới 2004 - 2011 15
Biểu đồ 1.3: Lượng điều xuất khẩu thế giới năm 2010 theo nguồn cung 16
Biểu đồ 1.4: Lượng và giá hạt điều XK của các nước XK chính 2010 19
Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng điều Việt Nam phân theo vùng năm 2010 33
Biểu đồ 2.2: Lượng điều xuất khẩu của Việt Nam 2010 theo thị trường 40
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch XK điều Việt Nam 2010 theo thị trường 45
Sơ đồ 2.1: Tổng quan các bước chế biến mặt hàng điều tại Việt Nam 51
Biểu đồ 2.4: Đánh giá năng lực tham gia của VN vào chuỗi giá trị điều toàn cầu 53

1
LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam hiện là một trong ba quốc gia (Ấn Độ, Việt Nam, Brazil) sản
xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng điều hàng đầu thế giới. Lượng điều nhân
xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 chiếm tới 54% lượng nhân điều thương
mại toàn cầu.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2010, Việt Nam có 391,4 ngàn
héc ta (ha) trồng điều (trong đó, Bình Phước là địa phương có diện tích trồng
điều nhiều lớn nhất cả nước với 155,7 ngàn ha (chiếm 40,85%), Đồng Nai
trồng 50,4 ngàn ha, Đắc Lắc trồng 29,9 ngàn ha, các tỉnh khác như: Bình
Thuận, Đắc Nông, Bình Định… với diện tích khoảng trên dưới 20 ngàn ha).
Trong giai đoạn 2006 - 2010, xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam
đạt tốc độ
tăng trưởng cao cả về số lượng lẫn kim ngạch. Năm 2006, Việt
Nam đã xuất khẩu được 128 ngàn tấn điều nhân, đạt kim ngạch 503,9 triệu
USD. Năm 2007, các con số tương ứng là 154,7 ngàn tấn và 645,1 triệu USD.
Năm 2008 là năm thành công của ngành điều Việt Nam. Trong năm này, điều
Việt Nam được mùa, kết hợp với giá điều thế giới tăng cao nên cả nước đã
xuất khẩu 160,8 ngàn tấn điều nhân, kim ngạch xuất khẩu đạt 915,8 triệu
USD. Năm 2009, các doanh nghiệp ngành điều cả nước đã xuất khẩu được
177,2 ngàn tấn (tăng 15% so với lượng xuất khẩu năm 2008) nhưng giá trị chỉ
đạt khoảng 846,6 triệu USD (giảm khoảng 7,5% so với năm trước). Năm
2010, với lượng xuất khẩu đạt 194,6 ngàn tấn và kim ngạch đạt 1.134,7 triệu
USD, Vi
ệt Nam tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu mặt
hàng điều.
Tính đến hết tháng 11 năm 2011, xuất khẩu mặt hàng điều của Việt
Nam đã đạt khối lượng 161 nghìn tấn, kim ngạch đạt gần 1,34 tỷ USD (giảm
9,3% về lượng nhưng vẫn tăng 31,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010,
chiếm 1,53% trong tổng kim ng
ạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước, đạt

80,5% kế hoạch năm 2011). Như vậy, xuất khẩu điều cả năm 2011 có thể đạt
177,8 nghìn tấn, kim ngạch ước tính đạt 1,47 tỷ USD, tuy giảm 8,6% về khối
lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng xấp xỉ 30% so với năm 2010.

2
Nhìn chung, sự gia tăng liên tục của khối lượng và giá trị xuất khẩu đã
chứng tỏ năng lực sản xuất, chế biến mặt hàng điều của Việt Nam đang không
ngừng được cải thiện. Hơn nữa, giá điều xuất khẩu trên thị trường thế giới
tăng trong những năm gần đây đã kích thích việc trồng, chăm sóc cây điề
u để
có năng suất và sản lượng cao, đồng thời, hoạt động chế biến điều trong nước
cũng theo đó có nhiều thuận lợi cả về nguồn nguyên liệu, đầu tư đổi mới công
nghệ… để chế biến điều nhân xuất khẩu.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2010, mặt hàng điều Việt Nam
đã được xuất kh
ẩu sang 83 thị trường ở hầu khắp các châu lục (chiếm 35,22%
giá trị xuất khẩu điều nhân của thế giới). Mặt hàng điều Việt Nam hiện đã
thâm nhập vào hầu khắp các thị trường tiêu thụ điều chính trên thế giới, đặc
biệt là các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, ATVSTP, các tiêu chuẩn về
bảo vệ môi trường như: Hoa Kỳ, EU, Canađa, Úc Đ
ây được coi là thành công
lớn của ngành điều Việt Nam trong hoạt động tìm kiếm và thâm nhập thị trường.
Từ đầu năm 2011 đến nay, xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam vẫn tập
trung chủ yếu vào các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ (chiếm 36%),
Trung Quốc (17%), Hà Lan (16%)
Trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị gia tăng xuất khẩu mặt hàng điều
Việt Nam được đánh giá là đạt m
ức tăng trưởng khá do các doanh nghiệp
ngành điều đã nỗ lực trong việc nâng cao giá trị gia tăng từ các khâu sản xuất
nguyên liệu thô, chế biến, tăng cường áp dụng các biện pháp marketing và xúc

tiến thương mại để mặt hàng điều có thể thâm nhập hiệu quả vào các thị
trường lớn, có giá xuất khẩu và giá trị gia tăng xuất khẩu ngày càng cao.
Tuy nhiên, sự tham gia của mặt hàng điều Việt Nam vào chu
ỗi giá trị
mặt hàng điều toàn cầu vẫn đang ở mức thấp, các mặt hàng điều xuất khẩu
chưa được đa dạng, chủ yếu ở dạng điều nhân. Các doanh nghiệp, tập đoàn
nước ngoài sau khi nhập khẩu điều nhân của Việt Nam sẽ tiếp tục chế biến sâu
thành các sản phẩm có thể sử dụng ngay để phục ngườ
i tiêu dùng và tạo giá trị
gia tăng cao tại các công đoạn này.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu và nâng cao giá trị gia
tăng mặt hàng điều xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương

3
mại trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện đề tài "Các giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam"
là rất
cần thiết.
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu của các tổ chức, chuyên gia quốc
tế về phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu và các vấn đề liên quan đến giá
trị gia tăng mặt hàng điều như: Andrew Sleigh and Hans von Lewinski,
China: Moving Up the Value Chain, Outlook Journal, September 2006;
Andrew W. Shepherd, Approaches to linking producers to markets, FAO,
2007; Anthony M.Zola, The Role of Global Value Chains in Agribusiness
SME Development in the GMS, Group Meeting on Promoting SMEs
Participation in GVC in GMS, 2006; International Trade Centre, Statisstic
Database, 2007, 2008, 2009, 2010; Jodie Keane (2008), A ‘New’ Approach to
Global Value Chain Analysis, Overseas Development Institue…
Ở trong nước, đã có một số nghiên cứu và bài viết có liên quan đến thự
c

trạng và triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng điều của Việt
Nam như: Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Tăng cường năng lực tham
gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở
Việt Nam”, Hà Nội, 2008 - 2010; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Chương trình
xúc tiến thương mại của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đo
ạn
2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020", Hà Nội 2009; Bộ Nông nghiệp &
PTNT, Đề án phát triển thương mại hàng nông lâm thủy sản đến 2015, tầm
nhìn 2020, Hà nội, 2/2009; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Báo cáo tổng kết hoạt
động ngành Nông nghiệp & PTNT các năm từ 2006 đến 2010; Bộ Công
Thương, Học viện Hành chính quốc gia, Đánh giá tác động sau 2 năm gia
nhập WTO đối với kinh tế Việt Nam - Ngành cà phê ca cao, hồ tiêu, hạt điều,
Hà Nộ
i, 2008; TS. Nguyễn Đình Long & TS. Đoàn Quang Thiệu, Viện CS và
chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Thực trạng ngành điều Việt Nam
trong chuỗi giá trị ngành điều thế giới, Hà Nội 2008;
TS.Nguyễn Sinh Cúc,
Tổng cục Thống kê, Thực trạng sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu
của Việt Nam dưới giác độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, Hà Nội 2009;
Hiệp hội Điều Việt Nam, “Ngành Điều Việt Nam chính thức gia nhập câu lạc bộ
"Xuất khẩu 1 tỷ USD", Hà Nội 12/2010;
Hồng Nhung, Để cây điều phát triển

4
bền vững, Báo Đồng Nai 22/02/2011; Bản tin của Hiệp hội Điều Việt Nam
các năm 2006 đến 2010; Các website: www.vinacas.com.vn
; www.agroviet.vn;
www.vinanet.vn
; www.vietrade.gov.vn; www.uncomtrade; www.ITC …
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thực

trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu và việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng
điều xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam trong
thời gian tới.
Mục tiêu chính của Đề tài là: Nghiên cứu đề xu
ất các giải pháp nâng cao
giá trị gia tăng cho mặt hàng điều xuất khẩu.
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động sản xuất, chế biến, xuất
khẩu mặt hàng điều của nước ta và các chính sách, cơ chế của Nhà nước liên
quan đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu của
Việt Nam.
Do giới hạn về nhiều m
ặt, Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động sản
xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam và các chính sách, cơ chế
của Nhà nước liên quan đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều
xuất khẩu của Việt Nam từ 2006 đến nay và dự báo cho những năm tiếp theo.
Để thực hiện việc nghiên cứu Đề tài, một số ph
ương pháp nghiên cứu chủ
yếu được sử dụng kết hợp là: Thu thập số liệu, tài liệu, khảo sát thực chứng,
phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp chuyên gia
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Đề tài được kết cấu
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thị trường mặt hàng điều thế giới
Chương 2: Thực trạng sản xuấ
t, xuất khẩu và khả năng nâng cao giá trị
gia tăng của mặt hàng điều xuất khẩu Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao giá trị gia tăng
mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới

5

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG ĐIỀU THẾ GIỚI
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MẶT HÀNG ĐIỀU THẾ GIỚI
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.1.1. Tình hình sản xuất, chế biến
1.1.1.1. Sản xuất
a. Diện tích trồng điều
Điều là loại cây trồng có khả năng thích nghi và phát triển ở nhiều nước
trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 45 nước có diện tích trồng
điều, với tổng diện tích điều thu hoạch đến năm 2009 là 4,1 triệu ha và sản
lượng hạt điều đạt 3,3 - 3,4 triệu t
ấn
1
.
Bảng 1.1: Các quốc gia trồng điều phân theo châu lục
Châu lục Quốc gia trồng điều
Châu Á
Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,
Philipin, Srilanka, Thái lan, Trung Quốc và Việt Nam
Châu Đại Dương Úc
Châu Mỹ
Braxin, Clombia, Costarica, Cuba, Dominica, Equado,
bang Florida (Mỹ), Goa temala, Guyana, Jamaica, Panama,
Peru, Puectorico
Châu Phi
Angola, Benin, Burkina Faso, Bờ Biển Ngà, Cameron,
Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Kenya, Madagasca,
Mozambich, Nigeria, Nam Phi, Senegan, Tanzania, Togo
Nguồn: FAO, 2010
Cây điều được trồng ở nhiều quốc gia nhưng tập trung chủ yếu ở một số

quốc gia châu Á và Tây Phi, trong đó có 4 nước có diện tích trồng điều lớn
nhất năm 2010 là: Ấn Độ (908.500 ha), Braxin (776.500 ha), Bờ Biển Ngà
(665.000 ha) và Việt Nam (391.400 ha). Diện tích trồng điều của 4 nước này
chiếm tới 65% tổng diện tích trồng điều thế giới.

1
FAOSTAT, 2010

6
Bảng 1.2: Diện tích trồng điều của một số nước trên thế giới
Đơn vị: 1.000 ha
Quốc gia 2006 2007 2008 2009 2010
Ấn Độ 837,0 854,0 868,0 893,0 908,5
Brazil 710,1 731,4 747,4 758,1 776,5
Bờ Biển Ngà 650,0 660,0 660,0 660,0 665,0
Việt Nam 276,8 302,8 321,1 340,8 391,4
Nigeria 320,0 330,0 330,0 330,0 332,5
Indonesia 595,1 308,2 308,1 310,0 166,5
Benin 210,0 213,6 215,0 215,0 217,5
Guinea-Bissau 212,0 215,6 212,0 212,0 213,0
Tanzania 90,0 93,0 94,0 80,0 82,0
Ghana 59,0 62,0 62,0 62,0 63,5
Mozambique 75,0 90,0 60,0 60,0 52,5
Kenya 32,8 33,3 30,0 30,0 28,6
Nguồn: FAO, 2010
b. Các nước trồng điều chính trên thế giới
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, cây điều được trồng rộng rãi ở các bang Maharashra, Andhra
Pradesh, Orissa, Kerala,Tamil Nadu, Karnataka, Goa và West Bengal…Ngoài
những bang trồng điều truyền thống này, cây điều hiện còn được trồng ở các

bang khác của Ấn Độ như: Gujarat, Assam… nơi có diện tích cây điều tăng
nhanh trong những năm vừa qua.
Bảng 1.3: Diện tích trồng
điều của Ấn Độ 2006 - 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích (Ngàn ha) 837,0 854,0 868,0 893,0 908,5
Tăng trưởng (%) - 2,03 1,64 2,88 1,74
Nguồn: Tính toán từ số liệu của FAO, 2011
Từ 2006 đến nay, Ấn Độ luôn duy trì vị trí số 1 thế giới về diện tích
trồng điều. Diện tích trồng điều của Ấn Độ tương đối ổn định (từ 837.000 ha

7
năm 2006 lên 894.000 ha năm 2009 và đạt trên 900.000 ha năm 2010), tốc độ
tăng diện tích trồng điều bình quân của nước này giai đoạn 2006 - 2010 đạt
mức gần 3%/năm.
Cho đến nay, hầu hết diện tích đất thích hợp để trồng điều của Ấn Độ
đã được khai thác và điều này cho thấy sản lượng điều của Ấn Độ sẽ ổn định
trong những n
ăm tới đây.
Braxin
Braxin là quê hương của cây điều và là một trong những nước sản xuất
điều chính trên thế giới với diện tích trồng điều lên tới 776,5 ngàn ha năm 2010.
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng điều của Braxin 2006 - 2010

2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích (Ngàn ha) 710,1 731,4 747,4 758,1 776,5
Tăng trưởng (%) - 3,00 2,19 1,43 2,43
Sản lượng (Ngàn tấn) 243,8 140,7 243,3 222,5 222,3
Tăng trưởng (%) - - 42,29 72,92 - 8,55 - 0.01
Nguồn: FAOSTAT, 2010

Phần lớn diện tích trồng điều của Braxin đã được khai thác từ nhiều
năm nay với trình độ thâm canh và chuyên môn hóa cao, diện tích điều trồng
mới không đáng kể. Trong 4 năm từ 2006 - 2009, diện tích trồng điều ở
Braxin chỉ tăng bình quân khoảng 1,5 - 3%/năm.
Tuy nhiên, với diện tích lớn (đứng thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ) và
năng lực chế biến cao, Braxin vẫ
n là một trong những nước cung cấp mặt
hàng điều lớn cho thị trường thế giới.
Bờ Biển Ngà
Bờ Biển Ngà là nước sản xuất điều lớn nhất châu Phi với diện tích trồng
điều đứng thứ 3 thế giới và đạt tới 660 ngàn ha năm 2009 và 665 ngàn ha năm
2010. Do công nghiệp chế biến điều ở nước này chưa phát triển nên hầu hết
sả
n lượng điều thô đều được xuất khẩu dưới dạng điều nguyên liệu chưa qua

8
chế biến. Điều này khiến cho giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của
quốc gia này đang ở mức thấp và kém cạnh tranh trên thị trường điều toàn cầu.
Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp & PTNT, diện tích trồng điều ở Việt
Nam năm 2008 đạt 321,1 ngàn ha, năm 2009 đạt 340,8 ngàn ha và năm 2010
đạt 391,4 ngàn ha
2
và nước ta đã trở thành quốc gia có diện tích trồng điều lớn
thứ 4 thế giới.
Bảng 1.5: Diện tích trồng điều của Việt Nam 2006 - 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích (Ngàn ha) 276,8 302,8 321,1 340,8 391,4
Tăng trưởng (%) - 14,39 6,00 5,60 14,85
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT

Ở Việt Nam, cây điều được trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam. Vùng
trồng điều lớn nhất ở Việt Nam là khu vực Đông Nam Bộ với diện tích chiếm
khoảng 66% tổng diện tích trồng điều của cả nước, tiếp đó là vùng Tây
Nguyên với diện tích chiếm khoảng 24,83% tổng diện tích điều cả nước và
vùng Nam Trung Bộ v
ới diện tích chiếm khoảng 8% tổng diện tích cây điều cả
nước. Các vùng khác (vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ) thì
cây điều có diện tích không lớn, trồng phân tán tại một số địa phương. Năm
2010, Bình Phước là địa phương có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước với
155,7 ngàn ha (chiếm 40,85%), Đồng Nai trồng 50,4 ngàn ha, Đắc Lắc trồng
29,9 ngàn ha, các tỉnh khác như: Bình Thuận, Đắc Nông, Bình
Định… với
diện tích khoảng trên dưới 20 ngàn ha.
Với chủ trương phát triển ngành điều một cách bền vững, ngoài việc
đầu tư hình thành vùng nguyên liệu tập trung nhằm cung cấp ổn định lượng

2
Bộ Nông nghiệp & PTNT, Thống kê nông nghiệp 2010, Phụ lục 6 - Diện tích, năng suất,
sản lượng cây lâu năm 2010.



9
điều thô phục vụ công nghiệp chế biến, Việt Nam đang thực hiện việc hợp tác
đầu tư phát triển diện tích trồng điều với Campuchia (trên diện tích 200.000
ha), hợp tác đầu tư với một số nước Châu Phi (trước hết là Mô- dăm- bích)
hình thành các mô hình hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết trồng và thu mua
hạt điều thích hợp (trên diện tích từ 120.000 ha đến 150.000 ha).
c. Về sản lượng đ
iều toàn cầu

Theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản lượng điều
thô thế giới giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân gần 3 triệu tấn/năm.
Bảng 1.6: Sản lượng điều thô của các nước sản xuất chính trên thế giới
Đơn vị: 1.000 tấn
STT Nước 2006 2007 2008 2009 2010
Thế giới 3502,1 3690,4 3929,5 3350,9 3564,6
1 Ấn Độ 573,0 620,0 665,0 695,0 630,0
2 Nigêria 636,0 660,0 727,6 580,7 626,5
3 Việt Nam 273,1 312,4 308,5 291,9 289,9
4 Bờ Biển Ngà 235,0 280,0 308,7 246,4 283,3
5 Braxin 243,8 140,7 243,3 222,5 222,3
6 Inđônêxia 149,2 146,2 156,7 145,0 148,8
7 Philipin 113,1 112,6 112,3 112,0 111,6
8 Tanzania 77,4 92,6 99,1 79,1 76,1
9 Môzămbíc 62,8 74,4 85,0 67,8 78,9
10 Guinea-Bissau 95,0 98,0 81,0 64,6 57,6
11 Benin 55,0 60,0 62,0 49,4 52,9
Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2011
Năm quốc gia có sản lượng điều thô lớn nhất thế giới là: Ấn Độ (600 -
700 ngàn tấn/năm); Nigiêria (trên 600 ngàn tấn/năm); Việt Nam (275 - 310
ngàn tấn/năm); Bờ Biển Ngà (250 - 300 ngàn tấn/năm); Braxin (200 - 250
ngàn tấn/năm). Một số nước khác có sản lượng điều tương đối lớn như:
Inđônêxia, Philippin…
Hàng năm, sản lượng đi
ều của các nước châu Phi chiếm gần 37% tổng
sản lượng điều thế giới. Năm 2006, sản lượng điều của châu Phi đạt 605 ngàn
tấn và duy trì ở mức 659 - 700 ngàn tấn trong những năm tiếp theo, trong đó

10
khoảng 95% điều thô được xuất khẩu. Những nước sản xuất chính của châu

Phi là: Bờ biển Ngà, Guinea-Bissau và Tanzania.
Là nước sản xuất điều lớn nhất châu Phi, Bờ biển Ngà hiện có gần 1,5
triệu người tham gia vào các hoạt động của ngành điều và cung ứng khoảng
22% tổng lượng điều nhập khẩu của Ấn Độ.
1.2. Chế biến
Chế biến đi
ều xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng trong
chuỗi giá trị mặt hàng điều toàn cầu. Mỗi quốc gia có thể áp dụng những
cách/phương thức chế biến khác nhau và có thể họ chỉ tham gia vào một số
công đoạn chế biến điều nhất định. Trong khi các doanh nghiệp ở Braxin luôn
quan tâm và thực hiện cơ giới hóa trong khâu chế biến điều thì các doanh
nghiệp chế biến đi
ều ở Ấn Độ vẫn sử dụng lao động thủ công. Thậm chí, ngay
tại Ấn Độ, ở mỗi vùng khác nhau thì phương pháp chế biến điều được áp dụng
rất khác nhau. (Ví dụ: Ở khu vực Mangalore của bang Karnataka sử dụng
phương pháp hấp nhưng các khu vực Orissa và Andhra Pradesh lại sử dụng
phương pháp chiên…).
Sau khi chế biến, nhân điều được tách khỏi vỏ và phân loại theo các tiêu
chuẩn nhất đị
nh về kích cỡ, hình dáng, màu sắc như: Điều nhân nguyên
(wholes), nhân vỡ dọc (split), nhân vỡ (brokens), nhân vụn (butts), nhân vụn
sém (scorched butts) Nhân điều được phân thành 23 - 26 loại (grades). Nhân
nguyên được bán như thực phẩm ăn nhanh (snack) trong khi nhân vỡ dọc
thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các thực phẩm khác.
Điều nhân nguyên sau đó được phân tiếp thành những loại khác nhau
căn cứ số lượng hạt trên mỗi pound (tương đương 0,45 kg) như: Loại W320,
loại W180, lo
ại W450…
Với sản lượng điều thô đạt khoảng 3 triệu tấn/năm, lượng điều nhân thế
giới dự tính đạt khoảng 530 ngàn tấn/năm. Với công nghệ sản xuất đơn giản từ

khâu tách vỏ, chiên (hoặc hấp), phơi sấy, phân loại, khử trùng…, các nước
đang phát triển có nhiều cơ hội thực hiện hoạt động chế biến và xuất khẩu
nhân điều thành phẩm và các sản phẩm từ hạt điều.
Ấn Độ, Braxin và Việt Nam hiện giữ vị trí là những nước chế biến điều
lớn nhất thế giới. Điều thô từ các nước sản xuất điều (đặc biệt từ các nước Tây
Phi) được nhập khẩu vào Ấn Độ và Việt Nam nhằm phục vụ cho công nghiệp

11
chế biến của các nước này khi nguồn cung nội địa của họ chỉ đáp ứng khoảng
40 - 60% công suất cho các nhà máy chế biến.

a/ Năng lực chế biến của các nước chế biến điều chính
Ấn Độ
Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về chế biến điều nhân với sản lượng
điều thô tiêu thụ hàng năm khoảng 950 ngàn tấn. Trong khi đó, quốc gia này
chỉ có khả năng tự thỏa mãn khoảng 60% nhu cầu điều nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế bi
ến.
Với năng lực chế biến lớn, hàng năm Ấn Độ phải nhập khẩu điều thô từ
các nước trồng điều khác. Trước kia, Ấn Độ nhập khẩu điều thô từ các nước
châu Phi và Việt Nam. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, khi năng lực chế biến
điều của Việt Nam đã đạt mức cao thì nguồn điều thô nguyên liệu phục v

công nghiệp chế biến mặt hàng điều của Ấn Độ chủ yếu do các nước châu Phi
cung cấp.
Việt Nam
Theo số liệu của VINACAS, tính đến hết 2010, cả nước có 273 doanh
nghiệp tham gia sản xuất, xuất khẩu mặt hàng điều (chưa kể số doanh nghiệp
kinh doanh nội địa và các cơ sở chế biến không tham gia xuất khẩu) với công
suất chế biến khoảng 800 ngàn t

ấn/năm (gấp 2,7 lần sản lượng điều trong
nước).
Trong số đó, chỉ có 20 doanh nghiệp lớn và 7 doanh nghiệp có nhà máy
sản xuất chế biến đạt tiêu chuẩn.
Những năm gần đây, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều nhân đứng
đầu thế giới nhưng nguồn điều thô nguyên liệu không cung cấp đủ cho hoạt
động chế biến và xuất khẩu nên hàng năm phải nhập khẩu khoảng 40 -50%
điều thô từ các nước châu Phi, châu Á… Với s
ản lượng 291,9 ngàn tấn điều
thô năm 2009 và 299 ngàn tấn năm 2010, lượng điều thô sản xuất trong nước
chỉ đáp ứng khoảng 40% nguyên liệu cho chế biến điều nhân, số còn lại phải
nhập khẩu từ các nước trồng điều khác.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, năm 2011, các doanh nghiệp ngành điều sẽ
phải nhập khẩu khoảng 450 ngàn tấn
điều thô nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên
liệu cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều nhân trong nước.

12
Braxin
Braxin là nước có sản lượng điều lớn thứ 5 trên thế giới với sản lượng
bình quân khoảng 200 ngàn tấn/năm. Mặc dù là nước khai sinh ra cây điều và
chỉ duy trì sản lượng khoảng 200 ngàn tấn/năm nhưng Braxin là nước rất quan
tâm đến việc khai thác giá trị gia tăng ngành điều thông qua việc đầu tư phát
triển công nghiệp chế biến điều và tăng cường áp dụng công nghệ mớ
i vào sản
xuất, chế biến mặt hàng điều.
Trong 3 nước sản xuất, xuất khẩu điều nhân chính trên thế giới, Braxin
được đánh giá là nhà sản xuất sử dụng nhiều máy móc, thiết bị vào chế biến
hạt điều, giảm tối đa chế biến thủ công nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm
được nâng cao. Một điểm đ

áng lưu ý nữa là điều thô nguyên liệu để chế biến
hạt điều của Braxin chủ yếu được sản xuất trong nước, lượng điều thô nhập
khẩu phục vụ chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ.
Các nước châu Phi
Công nghiệp chế biến hạt điều ở các nước châu Phi hiện chưa phát triển
mạnh nên lượng điều nguyên li
ệu được chế biến ở trong nước rất nhỏ, hơn
90% lượng điều thô của châu Phi được xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước
khác. Với sản lượng điều khá lớn, các nước này trở thành các nhà cung cấp
chủ yếu trên thị trường điều thô thế giới. Bờ Biển Ngà là nước xuất khẩu điều
thô hàng đầu thế giới, tiếp theo là Ghana, Guine- Bisau, Benin
b/ Nguồ
n nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến điều
+ Từ sản lượng điều thô trong nước
Để đảm bảo công suất cho các nhà máy chế biến, các nước chế biến hạt
điều chính trên thế giới chủ yếu vẫn dựa vào nguồn nguyên liệu trong nước.
Trên thực tế, Ấn Độ đã chủ động được khoảng 56% nguyên liệu sản xuất, con
số này củ
a Việt Nam đạt trên 40% và đặc biệt, Braxin chủ động được tới trên
90% lượng điều nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến điều của họ.
Với sản lượng điều thô sản xuất trong nước khá lớn, các nước nêu trên
phần nào đã chủ động được nguồn nguyên liệu, chủ động đưa công nghệ cao
và áp dụng các biện pháp chế biến sâu trong sản xuất đi
ều xuất khẩu.

13
Ngoài các nước sản xuất điều nguyên liệu chính, các nước châu Âu như:
Hà Lan, Đức…tuy không có khả năng trồng để cung cấp điều thô làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến mà phần lớn họ thực hiện công đoạn chế biến
lại với nguồn nguyên liệu là điều nhân thô nhập khẩu hoàn toàn.

Năng lực chế biến điều của các nước châu Phi còn rất hạn chế, công
nghiệp chế biến của họ chỉ tiêu thụ được một phần nhỏ sản lượng điều thô
nguyên liệu thu được hàng năm, phần lớn sản lượng điều thô nguyên liệu của
họ được xuất khẩu sang các nước khác có năng lực chế biến điều cao hơn. Các
nước xuất khẩu điều thô chính trên thế giới là các nước châu Phi, đặc biệt các
n
ước Tây Phi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp điều nguyên liệu trên
thế giới.
+ Từ nhập khẩu
Một nguồn nguyên liệu quan trọng khác để phục vụ công nghiệp chế
biến của các nước chế biến điều là từ nhập khẩu.
Trước đây, Ấn Độ đã nhập khẩu điều thô nguyên liệu từ các nước châu
Phi và từ Việt Nam về phụ
c vụ chế biến trong nước. Trong những năm gần
đây, Việt Nam đã phải nhập khẩu điều thô nguyên liệu từ các nước châu Phi và
Braxin cũng đã bắt đầu phải nhập khẩu hạt điều nguyên liệu từ năm 2011.
Nguồn điều thô nguyên liệu nhập khẩu này phục vụ khoảng 40 - 50% năng lực
chế biến của các nước chế bi
ến điều chính trên thế giới.
Bờ Biển Ngà là nước trồng và xuất khẩu hạt điều nguyên liệu hàng đầu
trên thế giới. Năm 2010, Bờ Biển Ngà xuất khẩu được 350 ngàn tấn điều thô
với kim ngạch xuất khẩu 289,5 triệu USD (tăng 2,83% về lượng và tăng
73,9% về trị giá so với năm 2009). Giá điều xuất khẩu bình quân của Bờ Biển
Ngà là 827,3 USD/tấ
n.
Ấn Độ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu điều thô lớn nhất từ Bờ Biển Ngà,
(chiếm 64,4% thị phần), sau đó là Việt Nam chiếm 35,28% thị phần (với
123,5 ngàn tấn và 72,66 triệu USD).
Thiếu phương tiện chế biến hiện được xem là trở ngại chính của Bờ
Biển Ngà nên phần lớn sản lượng điều của nước này đều được xuất kh

ẩu sang
Ấn Độ và Việt Nam dưới dạng thô.

14
Biểu đồ 1.1: Thị trường xuất khẩu điều thô của Bờ Biển Ngà năm 2010
Ấn Độ
64,40%
Việt Nam
35,28%
Các nước
khác
0,32%

Nguồn: FAOSTAT, 2010
Biểu đồ trên đây cho thấy sự phụ thuộc tuyệt đối của điều thô sản xuất
tại Bờ Biển Ngà với 2 thị trường chính là Ấn Độ và Việt Nam (2 thị trường
này đã nhập khẩu tới 99,68% lượng điều xuất khẩu của Bờ Biển Ngà năm
2010). Điều này một mặt khẳng định sự hạn chế
trong khả năng chế biến điều
của Bờ Biển Ngà, mặt khác cũng thể hiện vai trò hàng đầu của Ấn Độ và Việt
Nam trong hoạt động chế biến hạt điều trên thế giới.
Guinea-Bissau là nước sản xuất điều lớn thứ 2 của châu Phi (sản lượng
khoảng 90 ngàn tấn/năm) và thu hút gần 80% lao động tham gia gián tiếp và
trực tiếp vào ngành điều.
Tuy nhiên, trở ngại chính của Guinea-Bissau hiện nay là thiếu vốn cho
thu mua nguyên liệu thô, chưa có thương hiệu xuất khẩu và chưa đạt được tiêu
chuẩn quốc tế về điều nhân. Ngoài ra, phương tiện chế biến điều của nước này
còn rất sơ sài, lạc hậu nên chủ yếu điều nguyên liệu được xuất sang Ấn Độ
dưới dạng thô.
Đặc trưng của ngành đ

iều Ghana là sản lượng thấp, năng suất thấp và
giá cả cũng thấp. Phần lớn điều xuất khẩu dưới dạng thô và tập đoàn Techno
Serve dự kiến sẽ đầu tư xây dựng các nhà máy mới tại đây trong 5 năm tới.
Ngày nay các quốc gia châu Phi đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng
năng lực chế biến của mình. Những năm trước, các quốc gia Châu Phi ch
ỉ chế
biến được 12 - 14% sản lượng điều thô thu hoạch của họ, số còn lại xuất khẩu
sang Việt Nam và Ấn Độ. Nhưng hiện nay, Châu Phi đang cố gắng gia tăng

15
hàm lượng giá trị gia tăng trong khâu chế biến tạo sản phẩm điều hoàn chỉnh
để xuất khẩu, vì vậy trong thời gian tới lượng điều thô xuất khẩu của các nước
này sẽ giảm.
c/ Về sản lượng điều nhân
Điều nhân là sản phẩm của công nghiệp chế biến từ điều thô. Hiện nay,
thị trường điều nhân thế giớ
i đang hết sức sôi động với mức tiêu thụ bình quân
đạt trên 500 ngàn tấn/năm.
Tuy nhiên, năm 2008, cả thế giới chỉ sản xuất được 361,2 ngàn tấn điều
nhân nhưng đến năm 2010, sản lượng điều nhân toàn cầu đạt 522,3 ngàn tấn
và dự tính sẽ đạt 514,8 ngàn tấn năm 2011. Lượng điều nhân sản xuất đã cơ
bản đáp ứng nhu cầu về h
ạt điều trên thị trường thế giới.
Biểu đồ 1.2: Sản lượng điều nhân thế giới 2004 - 2011 (Ngàn tấn)

Nguồn: Nutfruit.org; Số liệu 2011 là số dự báo
1.1.2. Thương mại mặt hàng điều trên thị trường thế giới
1.1.2.1. Xuất khẩu
a/ Các nước xuất khẩu chính
Ba nước xuất khẩu mặt hàng điều chính trên thế giới là Việt Nam, Ấn

Độ và Braxin với tổng lượng điều nhân xuất khẩu lên tới trên 360 ngàn
tấn/năm (chiếm trên 70% tổng lượng điều giao dịch trên thế gi
ới).

16
Biểu đồ 1.3: Lượng điều xuất khẩu thế giới năm 2010 theo nguồn cung
Các nước
khác
29,80%
Ấn Độ
25,48%
Việt Nam
35,22%
Braxin
9,50%

Nguồn: FAO, 2010
Với ưu thế về sản lượng lớn hạt điều được gieo trồng trong nước phục
vụ đắc lực cho công nghiệp chế biến cũng như kinh nghiệm lâu năm trong
tham gia thị trường hạt điều quốc tế, ba quốc gia này giữ vai trò quyết định
nguồn cung trên thị trường hạt điều toàn cầu.
b/ Lượng và kim ngạch xuất khẩu m
ặt hàng điều của các nước xuất
khẩu chính
Việt Nam
Mặc dù sản lượng điều thô của Việt Nam thấp hơn Ấn Độ nhưng hầu hết
(gần 95%) lượng điều nhân của Việt Nam sản xuất ra là để phục vụ cho xuất
khẩu (Trong khi đó, phần lớn điều nhân của Ấn Độ sản xuất dùng để phục v

cho nhu cầu tiêu dùng nội địa) nên từ năm 2006 đến nay, Việt Nam luôn là

nước có lượng điều nhân xuất khẩu lớn nhất trên thị trường hạt điều thế giới.
Bảng 1.7: Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam 2006 - 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
2011
Lượng xuất
khẩu (Ngàn tấn)
128,0 154,7 160,8 177,2 194,6 177,8
Lượng
xuất
khẩu
Tăng trưởng (%) - 20,86 3,97 9,19 10,76 - 8,6
Kim ngạch XK
(Triệu USD)
503,9 645,1 915,8 846,6 1.134,7 1.473,5
K.ngạch
xuất
khẩu
Tăng trưởng (%) - 28,03 41,96 -9,23 33,38 29,86
Nguồn: FAO 2010; UN.comtrade 2011; Số liệu 2011 là ước tính
Năm 2009, Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều chế biến
với lượng xuất khẩu đạt 177,2 ngàn tấn (chiếm khoảng 35% tổng lượng hạt

17
điều giao dịch toàn thị trường). Năm 2010, con số này đạt 194,6 ngàn tấn
trong tổng số 520 ngàn tấn điều nhân giao dịch trên thị trường hạt điều toàn
cầu (chiếm 35,22%). Xuất khẩu điều năm 2011 ước tính đạt 177,8 nghìn tấn,
kim ngạch đạt 1,47 tỷ USD, tuy giảm 8,6% về khối lượng nhưng kim ngạch
vẫn tăng xấp xỉ 30% so với năm 2010.
Đặc biệt, trong bối cả
nh giá điều nhân trên thị trường điều thế giới có

những diễn biến không thuận lợi nhưng trong những năm gần đây, kim ngạch
xuất khẩu điều nhân của Việt Nam vẫn không ngừng tăng cao. Năm 2006, kim
ngạch xuất khẩu điều nhân của Việt Nam đạt 503,9 triệu USD, năm 2008 đạt
915,8 triệu USD. Đến năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu đạt kim ng
ạch 846,6
triệu USD và con số năm 2010 là trên 1,13 tỷ USD. Sang năm 2011, cho dù lượng
xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch vẫn tiếp tục xu hướng tăng, đạt 1,47 tỷ USD.
Là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, hạt điều Việt Nam hiện
đã có mặt tại 83 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 60% thị phần nhập khẩu hạt
điều tại Bắc Mỹ, 50% th
ị phần tại châu Âu, 90% thị phần tại Trung Quốc,
80% thị phần tại Australia ).
Ấn Độ
Là nước phát triển cây điều từ lâu đời và tham gia thị trường hạt điều
quốc tế khá sớm, ngành điều Ấn Độ đã có vị thế vững chắc trên thị trường hạt
điều quốc tế với lượng xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 120 - 130 ngàn t
ấn
điều thành phẩm và kim ngạch xuất khẩu đạt 550 - 650 triệu USD/năm.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất điều hàng đầu thế giới nhưng mức tiêu thụ
nội địa đối với mặt hàng điều của nước này khá lớn. Hiện nay, lượng hạt điều
tiêu thụ nội địa của Ấn Độ đã đạt mức 65%, lượng hạt đ
iều xuất khẩu chỉ đạt
khoảng 35%.
Bảng 1.8: Xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ 2006 - 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Lượng XK (tấn) 121.124 110.815 125.486 127.906 130.087
Lượng
XK
Tăng trưởng (%) -8,51 13,24 1,93 1,71
Kim ngạch XK

(Tr. USD)
546,53 533,39 669, 64 576,29 637,84
Kim
ngạch
XK
Tăng trưởng (%) -2,41 25,55 -13,94 10,68
Nguồn: FAO 2010; UN.comtrade 2011

18
Năm 2010, lượng điều các loại xuất khẩu của Ấn Độ đã đạt trên 130
ngàn tấn (tăng khoảng 10 ngàn tấn so với năm 2006) và kim ngạch xuất khẩu
đạt 637,84 triệu USD (con số này năm 2006 là 546,53 triệu USD).
Braxin
Braxin tuy là quốc gia khai sinh ra cây điều vẫn duy trì lượng xuất khẩu
hàng năm đạt khoảng 45 - 50 ngàn tấn (giữ vị trí thứ 3 trong số các nước xuất
khẩu hạt điều trên thế
giới). Năm 2010, lượng hạt điều xuất khẩu của Braxin
chiếm khoảng 9,5% tổng lượng điều nhân giao dịch trên thị trường hạt điều
toàn cầu (đạt 47,76 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 321,68 triệu USD).
Một điểm đáng lưu ý là ngành công nghiệp chế biến hạt điều của Braxin
khá phát triển với việc ứng dụng máy móc phục vụ vi
ệc chế biến hạt điều đã góp
phần lớn vào việc giảm chi phí cũng như tăng giá trị gia tăng cho hạt điều Braxin.
Các quốc gia khác
Ngoài 3 nước chính cung cấp tới trên 70% tổng lượng điều giao dịch
trên thế giới, các quốc gia xuất khẩu hạt điều khác đều có lượng xuất khẩu khá
khiêm tốn (dưới 20 ngàn tấn mỗi năm) bao gồm 2 nhóm nước:
- Các nướ
c đang phát triển ở Châu Á, châu Phi (như Indonesia,
Tanzania, Bờ Biển Ngà, Mozambic…)

Bảng 1.9: Xuất khẩu hạt điều của các nước XK chính trên thế giới
2006 2007 2008 2009 2010
T
T

Nước
Lượng
(tấn)
Trị giá
(1000
USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(1000
USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(1000
USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(1000
USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(1000

USD)
1 Việt Nam 128.000 503.878 154.700 645.100 160.839 915.813 175.616 831.296 194.520 1108.750
2 Ấn Độ 121.124 546.531 110.815 533.385 125.486 669.639 127.906 576.287 130.087 637.840
3 Braxin 43.231 187.538 51.556 225.195 35.410 196.062 47.760 231.681 52.468 312.680
4 Hà Lan 19.123 95.447 26.653 126.867 26.698 153.574 19.803 114.520 23.591 143.584
5 Tanzania 3.822 14.975 5.981 22.241 7.725 26.503 4.874 21.845 6.826 27.609
6 Kênya 3.701 2.174 2.611 2.250 6.998 4.078 3.805 1.692 5.454 2.644
7 Đức 1.307 8.534 4.469 25.677 4.851 30.485 3.900 26.916 5.672 38.768
8 Môzămbíc 2.196 8.713 3.167 12.081 3.346 14.365 - - - -
Nguồn: UN.comtrade 2009; FAO 2010
Đây là nhóm các quốc gia có khả năng trồng điều nhưng mới bước đầu
thực hiện phát triển loại cây này, công nghiệp chế biến chưa phát triển khiến

19
họ phải xuất khẩu phần lớn sản lượng điều của mình dưới dạng thô, lượng
điều xuất khẩu dưới dạng thành phẩm rất hạn chế.
- Nhóm nước thứ 2 là các nước công nghiệp phát triển (Hà Lan, Đức…).
Các nước này chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến hạt điều với nguồn
nguyên liệu là điều nhân thô phải nhập khẩu hoàn toàn. Chính việ
c bị phụ
thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên ngành công nghiệp chế
biến hạt điều của các nước này gặp nhiều khó khăn (cả về lượng lẫn giá cả
điều nhân thô nhập khẩu). Đây là lý do làm cho các doanh nghiệp chế biến
điều của các nước này gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các nước có lợi
thế nhờ nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào.
b/ V
ề giá hạt điều xuất khẩu
Trong 3 nước xuất khẩu hạt điều chính trên thế giới, hạt điều Việt Nam
hiện có giá cao hơn so với giá hạt điều của Ấn Độ và Braxin. Năm 2008, hạt
điều của Việt Nam có giá trung bình là 5.694 USD/tấn trong khi đó, hạt điều

Ấn Độ và Braxin chỉ có giá trung bình là 5.336 USD/tấn và 5.537 USD/tấn.
Sang năm 2009, giá hạt điều của Việt Nam ch
ỉ còn 4.734 USD/tấn, thấp
hơn của Braxin (với mức giá trung bình 4.851 USD/tấn) nhưng vẫn cao hơn
Ấn Độ (với trung bình 4.506 USD/tấn). Đến năm 2010, giá xuất khẩu của các
nước đều cải thiện hơn so với năm trước, nhưng giá trung bình xuất khẩu của
Việt Nam vẫn thấp hơn giá xuất khẩu của Braxin, Hà Lan và Đức, chỉ cao hơn
giá trung bình xuất khẩu của Ấn Độ và Tanzania (xem biểu đồ
1.4).
Biểu đồ 1.4: Lượng và giá hạt điều XK của các nước XK chính năm 2010

Nguồn: FAO 2010

×