Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.75 KB, 12 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO
VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU
GIẤY
1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng
1.1 Định hướng phát triển chung ngân hàng trong 5 năm tới
- Trong giai đoạn 2010-2015 tín dụng vẫn là hoạt động sinh lời chủ yếu của
BIDV, đáp ứng có hiệu quả theo các chương trình mục tiêu phục vụ tăng trưởng kinh tế
góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô của đất nước.
- Gắn với quá trình chuyển đổi cổ phần hoá và xây dựng BIDV trở thành Ngân
hàng thương mại hiện đại hàng đầu về quy mô, thị phần, chất lượng trong giai đoạn
2010-2015.
- Đáp ứng đầy đủ đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong hoạt động Ngân
hàng đến năm 2015.
- Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trường, thị phần, sản phẩm
dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng,
nguồn thu.
- Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng bán lẻ, duy trì vị trí hàng đầu về quy mô, thị
phần bán lẻ trên thị trường.
- Tăng cường các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng tín dụng.
- Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ
thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy trình
nghiệp vụ nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín
dụng.
1.2 Định hướng hoạt động năm 2010
Trong năm 2010, hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và
của BIDV Cầu Giấy nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn thách thức
do hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Nhằm phấn đấu hoàn
thành mục tiêu kế hoạch kinh doanh được giao. Chi nhánh đã xác định hướng phát triển
một số hoạt động chủ yếu của Chi nhánh cụ thể như sau:


- Huy động vốn: Chi nhánh xác định công tác huy động vốn là trọng điểm,
nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành hoạt động tại Chi nhánh,
nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của Chi nhánh. Khai thách tối đa tiền gửi của
các khách hàng hiện tại, tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng gửi tiền mới; đẩy
mạnh hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân nhằm tăng tính ổn định, bền vững
của nguồn vốn, đồng thời tiếp tục tăng cường huy động vốn từ các khách hàng tổ chức
kinh tế, các định chế tài chính. Từng bước cơ cấu lại nguồn vốn huy động giảm dần
mức độ phụ thuộc vào những biến động bất thường của một số khách hàng có lượng
tiền gửi lớn tại chi nhánh.
- Hoạt động tính dụng: tuân thủ các chỉ đạo điều hành của NHĐT&PT Việt Nam,
kiểm soát tăng trưởng tín dụng, theo hướng gắn liền với huy động vốn và đảm bảo an
toàn, hiệu quả. Phù hợp với định hướng phát triển tín dụng trong năm 2010 của BIDV;
thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của BIDV đảm bảo các hệ số an toàn trong hoạt động tín
dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, không thể phát sinh nợ xấu.
- Hoạt động dịch vụ: tiếp tục khai thác triệt để các sản phẩm dịch vụ truyền
thống, bên cạnh việc đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ mới, các sản phẩm dịch vụ bán lẻ
nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường ngân hàng bán lẻ đang rất tiềm năng trên địa bàn.
Kế hoạch kinh doanh năm 2010 trên một số chỉ tiêu chính:
Dư nợ tín dụng cuối kỳ:2.834 tỷ đồng
Dư nợ tín dụng bình quân:2.650 tỷ đồng
Huy động vốn cuối kỳ:4.550 tỷ đồng
Huy động vốn bình quân: 4300 tỷ đồng
Thu dịch vụ ròng: 45 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế: 84 tỷ đồng
Năng suất lao động (LNTT/ bình quân đầu người): 494 triệu đồng
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ:<2%
Chi tiêu doanh thu khai thác phí bảo hiểm: 3 tỷ đồng
Phí hoa hồng bảo hiểm: 80 triệu đồng
2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định
Trong cơ chế thị trường, hoạt động tín dụng ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn những

rủi ro. Vì vậy, vấn đề đặt ra là quản trị rủi ro như thế nào để hạn chế rủi ro đến mức
thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu mở rộng và phát triển cho vay. Để đạt mục
tiêu đó, yêu cầu được đặt ra là không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi
ro trong hoạt động tín dụng và phải có những giải pháp phù hợp, vừa có tính khả thi,
vừa thống nhất với cả hệ thống của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, vừa mang
nét đặc trưng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
2.1 Nâng cao chất lượng thông tin
Trong hoạt động tín dụng, thông tin về khách hàng vay vốn của các ngân hàng
rất quan trọng, mục đích ngăn ngừa rủi ro và góp phần ổn định hệ thống ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là cho vay với lòng tin khách hàng sẽ
hoàn trả theo thoả thuận. Muốn cho vay đảm bảo được an toàn, ngân hàng phải nắm
đầy đủ các thông tin khách hàng để xem xét, quyết định cho vay và giám sát sau khi vay
như thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản bảo đảm, khả
năng hoàn trả và các thông tin cần thiết khác của khách hàng vay.
- Thông tin về hồ sơ pháp lý như tên khách hàng, địa chỉ, quyết định thành lập,
đăng ký kinh doanh, các chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc, họ tên và trình độ người lãnh
đạo, nghề nghiệp kinh doanh, mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu, thị trường tiêu
thụ sản phẩm...
- Thông tin về tình hình tài chính bao gồm tình hình vốn, kết quả sản xuất kinh
doanh, lưu chuyển tiền tệ, qua đó ngân hàng có thể đánh giá khả năng tài chính, hoạt
động và phát triển của khách hàng.
- Thông tin về tình hình quan hệ tín dụng gồm các khoản vay tại các tổ chức tín
dụng, tổ chức khác, thời hạn trả của các khoản vay đó, lịch sử quan hệ tín dụng của
khách hàng đối với các tổ chức tín dụng đã cho vay
- Thông tin về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp loại bên
ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của ngân hàng thương mại.
- Thông tin liên quan đến dự án xin vay của khách hàng, ngân hàng cần xem xét
khả năng trả nợ của khách hàng từ việc thực hiện dự án và các thông tin khác liên quan
đến tính khả thi của dự án.
- Thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực

hoạt động của khách hàng, thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của
ngành.
Để có thể cung cấp các thông tin đó cho ngân hàng thương mại một cách đầy đủ
và có hiệu quả, cần phải có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn hạn chế và
thiếu minh bạch chính xác. Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin, nhưng vẫn
không tránh khỏi thiếu sót như tình hình dư nợ, vay nợ của khách hàng, tình trạng thế
chấp bất động sản ở nhiều nơi,… Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch
chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật
thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả. Chính phủ cần
có các biện pháp, ban hành luật định xử lý nghiêm các đơn vị cố tình che giấu, khai báo,
cung cấp sai sự thật ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
2.2 Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro
Ngân hàng cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các
phương pháp đánh giá rủi ro. Quy định này cũng nên linh hoạt, tuy theo tính chất, quy
mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phương pháp thẩm định thích hợp.
Khi phân tích độ nhạy của dự án, Ngân hàng cần đưa ra nhiều giá trị mà một yếu
tố ảnh hưởng tới dự án có khả năng thay đổi để việc đánh giá rủi ro trở nên toàn diện
hơn. Ngân hàng cũng cần đánh giá dự án trong trường hợp có sự thay đổi của hai hoặc
ba yếu tố cùng lúc để có được nhận định chính xác về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
của dự án khi các biến động cùng xảy ra.
Đối với những dự án có quy mô lớn, phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
có khả năng biến động bất thường nên tiến hành cả phân tích tình huống và mô phỏng.
Để làm được điều đó, Ngân hàng cần có phần mềm chuyên dụng điều hành chạy
chương trình
2.3 Nâng cao chất lượng nội dung đánh giá rủi ro
Nội dung đánh giá rủi ro là căn cứ chính để Ngân hàng đưa ra quyết định dự án
có được quyết định cho vay vốn hay không. Ngân hàng có những biện pháp hoàn thiện
nội dung đánh giá rủi ro đầy đủ, khoa học, chính xác giúp cho Ngân hàng có cái nhìn
chính xác nhất về hiêu quả tài chính của dự án như sau:

- Xây dựng một bảng giá định mức trong từng lĩnh vực cụ thể để làm căn cứ cho
việc đánh giá rủi ro. Xác định lại nhu cầu vốn đầu tư của dự án
- Xác định lại các yếu tố về doanh thu và chi phí. Doanh thu của dự án có thể xác
định thông qua công suất của máy móc, thiết bị, giá bán sản phẩm, dịch vụ. Giá sản
phẩm dịch vụ có thể thay đổi tùy theo nhu cầu thị trường vì vậy đòi hỏi cán bộ quan hệ
khách hàng/tín dụng cần có đầy đủ thông tin về tình hình thị trường và có sự phân tích
nhạy bén đối với những thay đổi của thị trường.
- Việc xác định lại chi phí của dự án gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật
liệu, các yếu tố đầu vào thường xuyên thay đổi. Do vậy, Ngân hàng cần phải xây dựng
một bảng các định mức để xác định chi phí của dự án. Định mức này cần phải được xây
dựng dựa trên các quy định của ngành và Nhà nước. Vì vậy mà cán bộ quan hệ khách
hàng/tín dụng cần phải liên tục cập nhật các quy định của Nhà nước có liên quan đến dự
án, định mức chi phí. Nôi dung đánh giá kỹ thuật khó khăn với hầu hết cán bộ tốt
nghiệp từ khối ngành kinh tế, nên chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật còn hạn chế. Đối
với những dự án mới về công nghê, kỹ thuật phức tạp vốn lớn ngân hàng có thể thuê
các chuyên gia kỹ thuật để đánh giá nội dung rủi ro kỹ thuật vận hành dự án để có đánh
giá chính xác hơn
- Khi tính toán hiệu quả tài chính của dự án cần tính đến các yếu tố lạm phát,
trượt giá
- Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác tái thẩm định lại dự án sau khi
vay vốn.
2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay
vốn
Kiểm tra là một trong các bước trong quá trình quản lý khoản vay và là một
bước quan trọng nhằm kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người đi vay có đúng với
mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thực hiện khách hàng/tín dụng phải
kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
- Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng
như: hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn.
- Kiểm tra trong khi cho vay giúp cho cán bộ quan hệ khách hàng/tín dụng cho

vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra thông thường dựa trên
hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế…

×