Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.2 KB, 10 trang )

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
I. PHƯƠNG HƯỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO
HẢI HÀ GIAI ĐOẠN 2001-2005
- Mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều bị chi phối bởi những quan điểm của
các nhà quản trị. Sau đây là quan điểm chủ yếu của các nhà quản trị Công ty bánh kẹo
Hải Hà:
+ Một là: tiết kiệm triệt để chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nói
chung bất kể doanh nghiệp nào cũng nên tiết kiệm và Công ty phải huy động và sử
dụng các nguồn vốn bên trong và bên ngoài với chi phí thấp nhất.
+ Hai là: nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm và thu được lợi nhuận.
- Đẩy mạnh kinh doanh đa ngành nghề tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ bánh kẹo, dự kiến năm 2001:
+ Tổng giá trị sản lượng toàn công ty: 400.125.000.000đ
+ Lợi nhuận dự kiến: 4.500.000.000đ
+ Khối lượng bánh kẹo: 22.000.000 tấn.
Biểu 24: Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000-2005 của Công ty bánh
kẹo Hải Hà
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005
Vốn sản xuất kinh doanh 39.500.000.000 75.000.000.000
Vốn cố định 21.000.000.000 43.000.000.000
Vốn lưu động 18.500.000.000 32.000.000.000
Nguồn: Kế hoạch vốn SXKD của công ty (2000-2005)
Biểu 25: Nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2000-2005 của Công ty bánh kẹo Hải

Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005
I. Khâu dự trữ 6.000.000.000 10.000.000.000


1. Nguyên vật liệu 4.500.000.000 7.000.000.000
2. Công cụ, dụng cụ 1.500.000.000 2.000.000.000
II. Khâu sản xuất 4.000.000.000 12.000.000.000
III. Khâu lưu thông 8.500.000.000 11.000.000.000
Tổng cộng 18.500.000.000 32.000.000.000
Nguồn: Kế hoạch vốn lưu động của công ty
Nhu cầu về máy móc thiết bị cần đầu tư vào năm 2000 là 5.500.000.000đồng, vào
năm 2005 là 15.000.000.000 đồng.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HUY ĐỘNG TỐI ĐA CÁC NGUỒN VỐN:
Trong chiến lược về vốn thì phạm trù “huy động vốn”, “sử dụng vốn” và “quản lý
vốn” có hiệu quả là không thể tách biệt. Công ty cần thiết phải huy động vốn để đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, đáp ứng nhu cầu thị
trường. Tuy nhiên vấn đề tiếp theo của huy động là sử dụng vốn như thế nào cho có
hiệu quả. Vậy nên các giải pháp đưa ra đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả huy động
hay sử dụng vốn.
1. Sử dụng tín dụng thuê mua:
Trong điều kiện hiện nay, chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều không tránh khỏi giữa
các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp
khác mà lại không bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn của mình. Ở phần thực trạng
ta thấy vốn đi chiếm dụng của công ty là nhỏ hơn vốn công ty bị chiếm dụng.
Vì để đáp ứng được nhu cầu về vốn công ty đã vay ngắn hạn ngân hàng một
lượng tiền lớn (tuy nhiên có giảm đến năm 2000, cuối 1998 vay 76 tỷ, năm 1999 vay
xấp xỉ là 61 tỷ, cuối năm 2000 vay xấp xỉ là 40 tỷ). Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh, do phải bớt một phần lợi nhuận trả lãi cho ngân hàng.
Nguyên nhân là do: khả năng tự bổ sung vốn kém, nợ nhiều.
Các giải pháp:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo uy tín đối với khách hàng để thắt
chặt mối quan hệ. Như thế khả năng thanh toán tiền cho công ty cũng tốt lên và làm
tăng nguồn tiền của công ty.
- Nên thực hiện các đơn thanh toán giao nhận hàng và nhận tiền song song, có thể

chậm lại thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn và hợp lý.
- Các biện pháp tạo nguồn tín dụng hợp lí:
Xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn, công ty phải xác định các
mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng năm. Từ đó cân đối các nguồn huy động cho sản
xuất kinh doanh để nhằm xây dựng cơ bản được cơ cấu vốn lưu động hợp lý, không
ngừng nâng cao khả năng tài chính của công ty, giảm được các khoản vay ngân hàng,
vốn bị chiếm dụng, đề cao chữ tín trong kinh doanh nhằm ngày càng ký kết được nhiều
hợp đồng, tăng vị thế trên thương trường.
Chỉ tiêu “Ký thu tiền bình quân” dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong
tiêu thụ sản phẩm thông qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân mỗi
ngày. Nếu “Kỳ thu tiền bình quân” là thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong
khâu thanh toán, còn nếu lớn thì bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán.
Kỳ thu tiền bình quân =
Từ đó ta có thể tính toán chỉ tiêu này cho công ty trong hai năm 1999 và 2000 là:
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 1999 2000
So sánh
Mức %
1. Doanh thu bình quân một
ngày
851.867.283 832.250.530,3 -19.616.752,7 -2,3
2. Các khoản phải thu 64.981.412.736 67.223.889.650 2.242.476.914 3,45
3. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 76 81 5
Như vậy cuối thời điểm năm 2000 so với cuối thời điểm năm 1999 thì ký thu tiền
bình quân tăng 5 ngày, chứng tỏ năm 2000 công ty thực hiện không tốt công tác thu nợ
so với năm 1999. Bình quân ký thu tiền của cả hai năm đều lớn.
2. Giải quyết nhanh chóng lượng thành phẩm tồn kho nhằm đẩy nhanh
vòng quay của vốn lưu động
Thực tế trong mấy năm qua ở công ty tồn tại một lượng hàng tồn kho khá lớn.
Trong đó gồm có: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, thành phẩm tồn

kho, hàng hoá tồn kho là chiếm một tỷ trọng lớn. Để giải quyết vấn đề này cần các biện
pháp sau:
+ Quản lý nguyên vật liệu cho tốt để tránh tình trạng tồn kho, ứ đọng vốn. Muốn
vay phải xay dựng kế hoạch nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất thật chính xác, đúng
thời điểm. Tạo mối quan hệ tốt, tin tưởng với các nhà cung ứng là một việc quan trọng.
+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm:
Xây dựng hình thành bộ phận marketing, nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường,
tận dụng mọi năng lực sản xuất của công ty và nắm bắt nhanh các thông tin khác để từ
đó đưa ra những quyết định hợp lý. Nhưng đối với khách hàng nào thì cũng phải lấy
chất lượng là mục tiêu cung ứng và giá cả hợp lý.
Sản phẩm Hải Hà nói riêng và sản phẩm bánh kẹo của toàn ngành sản xuất bánh
kẹo nói chung chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu nóng ẩm. Do vậy, đã ảnh hưởng xấu đến
chất lượng và năng suất lao động, khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
Bên cạnh đó, thị trường trọng điểm của công ty là các vùng gần trụ sở chính của
công ty mà trụ sở chính đóng tại Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc, sức mua
lớn... rất thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao đổi và tăng khả năng cạnh tranh
của công ty ở vùng thị trường này so với các đối thủ khác ở xa như Biên Hoà, Quảng
Ngãi... Nhưng ngược lại việc thâm nhập của công ty vào các thị trường ở xa như miền
Trung, miền Nam lại gặp nhiều khó khăn do các yếu tố địa lý, khoảng cách vận chuyển
xa, thị hiếu tiêu dùng khác nhau.
Có thể nói hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo xảy ra khá quyết liệt.
Công ty bánh kẹo Hải Hà không những phải cạnh tranh với những đối thủ trong nước
như Hải Châu, Tràng An, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Biên Hoà mà còn phải cạnh tranh với
rất nhiều bánh kẹo ngoại nhập hiện đang tràn lan trên thị trường. Đặc biệt gần đây mới
xuất hiện hai đối thủ cạnh tranh mới của Hải Hà là công ty liên doanh sản xuất keọ
Perfetti Việt Nam với sản phẩm các loại, kẹo cao su thỏi Bigbabol, kẹo cao su thổi có
nhân Bloop, kẹo sữa béo Alpelibe original và công ty chế biến thực phảm Kinh đô với
sản phẩm bánh các loại, mẫu mã đẹp phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nên chiếm
được một thị phần lớn trê thị trường. Vì vậy, để thành công trong kinh doanh đòi hỏi
công ty phải tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh đồng thời cải tiến mẫu mã

nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
3. Cần tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên
Trong điều kiện hiện nay một vấn đề bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp là vấn đề
thiếu vốn, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Do thiếu vốn mà doanh nghiệp phải huy
động vốn từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu là vay ngân hàng. Phần lãi suất phải trả cho
ngân hàng khá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chính vì vậy tăng cường nguồn vốn từ nội bộ công ty có một ý nghĩa
quan trọng. Tuy nhiên để huy động được nguồn vốn này thì công ty phải tạo được một
sự đoàn kết giữa cán bộ công nhân viên với công ty và có mức lãi nhất định cho khoản
tiền này.
III. MỘT SỐ BIỆNPHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG
TY BÁNH KẸO HẢI HÀ
1. Đổi mới tình hình tiêu thụ sản phẩm
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề khó khăn nhất trong giai đoạn hiện nay của
công ty. Chính vì vậy biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn là đổi mới hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến vấn đềnày như đã nói là do thời tiết, tình hình
chung của nền kinh tế. Nhưng nguyên nhân chủ yếu lại xuất phát từ nguyên nhân chủ
quan. Đó là công ty chưa có một chiến lược thị trường, một chính sách tiêu thụ sản
phẩm hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Để thoát khỏi tình trạng hiện tại,
công ty cần có một chiến lược thị trường lâu dài, một chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp
lý đáp ứng các yêu cầu trước, trong và sau khi bán hàng. Các biện pháp đó là:
- Công tác đầu tiên và quan trọng nhất là công tác thị trường. Có thị trường có
nghĩa là hàng hoá được tiêu thụ. Công ty cần nâng cao trình độ tiếp thị, trình độ bán

×