Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NINH KIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.63 KB, 8 trang )

GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN NINH KIỀU
3.1 Lịch sử hình thành NHNo & PTNT Ninh Kiều
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ (nay là NHN
O
&
PTNT thành phố Cần Thơ) là chi nhánh của NHN
O
& PTNT Việt Nam được ban hành
theo Quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc NHNN Việt Nam ký.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ lúc đầu thành lập
gồm có các chi nhánh: Ô Môn, Phụng Hiệp, Châu thành, Vị Thanh và Long Mỹ. Ngày
02/05/1997 NHN
O
& PTNT TP. Cần Thơ tách riêng hoạt động độc lập theo Quyết định
số 57/QĐ-NHNN 02 ngày 03/02/1997 của NHN
O
& PTNT Việt Nam. NHN
O
& PTNT
TP Cần Thơ bao gồm: 1 trụ sở, 1 Ngân hàng chi nhánh Bình Thủy và 1 Phòng giao dịch
(P.GD) An Bình.
Tháng 9/2004 NHN
O
& PTNT TP. Cần Thơ được đổi tên thành NHN
O
& PTNT
Q. Ninh Kiều hoạt động độc lập trực thuộc sự quản lý của NHN
O
& PTNT TP. Cần Thơ
(trụ sở số 02 Phan Đình Phùng).


Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Quận Ninh Kiều có trụ sở tại số
08- 10 Nam Kì Khởi Nghĩa- TP. Cần Thơ.
Năm 2004 khi tách ra hoạt động độc lập, thị trường bị thu hẹp và do Quận Ninh
Kiều là quận trung tâm của TP. Cần Thơ nên tập trung rất nhiều Ngân hàng và các chi
nhánh ngân hàng thì cạnh tranh quả là rất khốc liệt, cơ sở vật chất hạ tầng nghèo nàn
xuống cấp, trang thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu, lực lượng cán bộ bị thiếu trầm trọng
khi có sự thuyên chuyển cán bộ cho các NHN
O
& PTNT các quận mới thành lập, còn bở
ngỡ sau khi thành lập. Nhưng sau gần một năm hoạt động sự vươn mình cố gắng nỗ lực
của mỗi cán bộ công nhân viên, ngân hàng đã từng bước khắc phục khó khăn, tìm được
thị trường tìm năng mới, củng cố được vị trí của mình trong ngành ngân hàng, chứng tỏ
là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng.
Cũng như các ngân hàng khác trên địa bàn, NHN
O
& PTNT quận Ninh Kiều
đóng vai trò trung gian thu hút và tài trợ vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Với lượng vốn
huy động ngày càng lớn và cùng với xu hướng đa dạng hoá đối tượng và lĩnh vực cho
vay của ngân hàng, ngoài khách hàng chính của mình là hộ sản xuất, ngân hàng còn
cung cấp vốn cho các hoạt động dịch vụ kinh doanh khác. Được biết nhu cầu vay vốn
của khách hàng hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ là rất lớn mà lâu nay họ phải
vay ngoài với lãi suất khá cao nên có thể nói đây là thị trường tiềm năng còn rất lớn của
ngân hàng. Với số lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn và các khách hàng là nông
dân thường thiếu vốn sản xuất đòi hỏi nguồn vốn lớn, để đáp ứng nhu cầu vốn trên
trong thực trạng sản xuất nông nghiệp và các nghành sản xuất khác hiện nay nhằm thực
hiện mục tiêu hiện đại hoá sản xuất, mở rộng quy mô đòi hỏi mất một thời gian dài mới
đạt được. Hơn nữa, đối tượng chính để cho vay là nông nghiệp nên ngân hàng sẽ gặp
nhiều khó khăn trong cho vay và thu nợ. Vì vậy NHN
O
& PTNT quận Ninh Kiều phải

đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo hoạt động theo đúng chức năng và vai trò
sau:
- Vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn.
- Vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất khác.
- Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hóa được liên tục và phát triển.
Và vào 1/10/2007: ngân hàng chi nhánh quận Ninh Kiều tách khỏi ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ thành chi nhánh loại 1 trực
thuộc NHN
o
và PTNT Việt Nam với cái tên mới NHN
o
và PTNT Ninh Kiều.
3.2. Bộ máy quản lý
3.2.1 Sơ đồ tổ chức
Cơ cấu tổ chức tại NHN
O
& PTNT Ninh Kiều gồm: 1 Giám đốc,3 Phòng ban và
1 Phòng giao dịch. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành Phòng kinh doanh, Phó giám
đốc chịu trách nhiệm điều hành Phòng kế toán và kho quỹ, Trưởng phòng và Phó phòng
chịu trách nhiệm điều hành công việc mỗi ngày, Phòng giao dịch chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Giám đốc.
Ta có sơ đồ sau:
Giám đốc


P. Kế toán P. Ngân quỹ P. Kinh doanh P. GD An Bình
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy tại ngân hàng
3.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc:
Phó giám đốc NHN

O
& PTNT TP. Cần Thơ, kiêm Giám đốc NHN
O
& PTNT
Ninh Kiều do Tổng giám đốc NHN
O
& PTNT Việt Nam bổ nhiệm, Giám đốc có trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động của đơn vị, trực tiếp ký hợp đồng kinh tế.
Giám đốc được ủy nhiệm áp dụng mức lãi suất tiền gửi, cho vay, cho khách hàng
trong lãi suất do Tổng giám đốc qui định.
Giám đốc có quyền đề nghị NHN
O
& PTNT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị.
- Phòng Kế toán và Ngân quỹ.
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán tác nghiệp và hạch
toán theo quy định của NHN
O
& PTNT Việt Nam.
Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thị trường thanh toán, thị trường tiền
gửi.
Ngân quỹ làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài khoản, các chứng từ,
giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định,
quy chế nghiệp vụ thu phát,vận chuyển tiền mặt trên đường đi.
- Phòng kinh doanh:
Xây dựng các chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn các dự án
tối ưu để đầu tư, đề xuất các dự án khả thi về tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài khoản thanh
toán ngoại tệ qua hệ thống NHN
O
& PTNT Việt Nam lên cấp trên xem xét.

Xây dựng mở rộng và phát triển mạng lưới thị trường vốn, thị trường tín dụng
của ngân hàng.
Thực hiện các hoạt động tín dụng của ngân hàng, trực tiếp xử lý rủi ro và tìm ra
các biện pháp phòng ngừa rủi ro sau cho có hiệu quả và ít tốn kém nhất theo chế độ tín
dụng qui định.
- Phòng giao dịch An Bình:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Kiều mở thêm phòng
giao dịch (P. GD) An Bình nhằm góp phần phục vụ cho khách hàng vay vốn được dể
dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng nhằm thu hút nguồn vốn của mọi tầng lớp
nhân dân.
Với cơ cấu tổ chức như trên, chúng ta có thể thấy được ngân hàng có tư cách
quản lí theo kiểu trực tuyến. Nhưng qui định cho vay điều do Giám đốc hoặc Phó giám
đốc cũng như những qui định của phòng ban khác điều do Giám đốc hoặc Phó giám đốc
đưa ra.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Kiều là ngân hàng nhận
khoán, chịu sự điều hành và kiểm soát trực tiếp của NHN
O
& PTNT Việt Nam.
3.3 Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Kiều hiện đang có nghiệp
vụ sau:
- Tổ chức huy động vốn; khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ
hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng
Việt Nam đồng.
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác
theo quy định của NHN
O
- Tổ chức cho vay: ngắn hạn và trung hạn.
- Thực hiện hạch toán và phân phối.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được ngân hàng cấp trên giao như:

+ Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại gồm: kinh doanh ngoại hối, chi trả
kiều hối, mua bán trao đổi ngoại tệ.
+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
+ Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng từ, giấy tờ có giá.
+ Máy rút tiền tự động (ATM).
+ Cầm cố bất động sản.
+ Làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho chính phủ, các tổ chức, các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
+ Làm tư vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý các dự án đầu tư, quản lý tài
sản theo yêu cầu của khách hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Ninh Kiều hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thực hiện đầy đủ đối với
Ngân sách Nhà nước theo luật định, đồng hành pháp luật của quốc gia và thông lệ quốc
tế trong các hoạt động có liên quan.
3.4 Phương hướng, mục tiêu hoạt động của NHN
o
& PTNT Ninh Kiều năm 2008
- Mục tiêu phấn đấu: tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng dư nợ tín dụng mở rộng cho
vay xuất nhập khẩu hàng hoá qua đó tăng trưởng dịch vụ một cách đa dạng để tăng lợi
nhuận.
Thực hiện được các mục tiêu trên NHNN và PTNT Ninh Kiều sẽ: mở rộng mạng
lưới, mở rộng giao dịch với khách hàng, quảng bá thương hiệu đến các khách hàng cần
nhắm tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất
kinh doanh để mở rộng sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ...Nắm bắt các yêu
cầu về vốn, về thị trường để đầu tư đúng mức nhằm tăng thị phần về cho vay và huy
động vốn trên địa bàn TP.Cần Thơ.
- Mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng năm 2008
• Huy động vốn
+ Dự kiến huy động năm 2008 đạt 600.000.000.000 đ sáu trăm tỷ đồng.
Trong đó: Nội tệ: 570.000.000.000 đ năm trăm bảy mươi tỷ đồng.

Ngoại tệ:30.000.000.000 đ ba mươi tỷ đồng
+ Dư nợ: dự kiến đạt 500.000.000.000 đ năm trăm tỷ đồng trong đó
Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn: 100.000.000.000 đ một trăm tỷ đồng
Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: 260.000.000.000 đ hai trăm sáu mươi
tỷ đồng
+ Tỷ lệ nợ xấu: dự kiến khoảng 5%/ tổng dư nợ
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn dự kiến 200.000.000.000 đ hai trăm tỷ tương
đương 40% so với tổng dư nợ. Trong đó:
Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp lớn: 40.000.000.000 đ bốn mươi tỷ đồng.
Cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 100.000.000.000 đ
một trăm tỷ đồng.
+ Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn: không đáng kể
vì thị trường này đã có các NHNN và PTNT quận, huyện ngoại ô Tp.Cần Thơ phục vụ.

×