Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bảo đảm đầu tư trong nền kinh tế thị trường ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.16 MB, 90 trang )

B ộ GIÁO DỤC ỶÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN VÃN LONG

BỘ T ư PHÁP


BỘ T ư P H Á P

BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO
TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C LUẬT H À N Ộ I

NGUYỄN VĂN L O N G

BẢO ĐẢM ĐẦU Tư
TRONG NÊN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG ở VIỆTNAMNHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS TRAN n g ọ c d ũ n g

. JHƯVIỀN
™ N Ổ DẠI HỌC LUẬT HÀ NÒI

PHONG Đ O C

n

n

HÀ NỘI 2007


^


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẨU

4

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
5
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
6
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
6
6. Những điểm mới của luận văn
6
7. Ket cấu luận văn
7
CHƯƠNG 1: NHỬNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ BẢO ĐẢM ĐẢƯ T ư TRONG
NÈN KINH TÉ THỊ■TRƯỜNG TẠI
8 ^
• VIỆT
• NAM
1.1. Khái niệm bảo đảm đầu tư
8
1.2. Mục đích và vai trị của pháp luật bảo đảm đầu tư

8
1.3. Nội dung của pháp luật bảo đảm đầu tư
9
1.4. Quá trình hình thành và phát triển của chế định bảo đảm đầu tư tại
Việt Nam
14
1.5. Khái quát hệ thống pháp luật về bảo đảm đầu tư tại Việt Nam
22
1.6. Khái quát pháp luật bảo đảm đầu tư ở một số nước trên thế giới
24
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ BẢO ĐẢMĐẦU TƯ
TẠI
VIỆT NAM
30 *
I 2.1. Các quy định về bảo đảm vốn và tài sản của nhà đầu tư
30
í 2.2. Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
38
^2.3. Các quy định về mở của thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại 44
\2.4. Các quy định về chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài 50
ể3?J0ảc quy định về bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, 53
cETnh sách
^2.6. Các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư
56
ị 2.7. Quy định về việc áp dụng chế độ một giá giữa nhà đầu tư trong nước 63
và nước ngoài
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÈ BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH PHÁP LUẬT VÈ BẢO
ĐẢM ĐẦU TƯ
65

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm đầu tư
65
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm đầu tư
70
3.3. Các biện pháp nhằm thi hành có hiệu quả pháp luật về bảo đảm đầu tư
78
KÉT LUẬN
82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
84


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt tiếng Anh
AFTA
AIA
AICO
APEC
ASEAN
ASEM
BOT
BT
BTA
BTO
CEPT
FTA
GATS
GATT

ICSID
MIGA
RTA
SL
TEL
TRIMs
TRIPs
ƯNCTAD
WIPO
WIR
WTO

Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
Khu vực Đầu tư ASEAN
Chương trình hợp tác cơng nghiệp ASEAN
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Diễn đàn Hợp tác Á- Âu
Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao
Hợp đồng xây dựng- chuyến giao
Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ký
ngày 13/7/2000
Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh
Hiệp định chung về Chương trình ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung cho Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
Hiệp định Thương mại Tự do
Hiệp định chung về Thương mại, Dịch vụ
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
Trung tâm Quốc tế về giải quyết tranh chấp
Cơ quan Bảo đảm đầu tư đa biên

Hiệp định Thương mại Khu vực
Danh mục nhạy cảm
Danh mục loại trừ tạm thời
Hiệp định về các biện pháp về đầu tư liên quan đen
thương mại
Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại
Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát
triển
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thể giới
Báo cáo đầu tư thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới

2. Các chữ viết tắt tiếng Việt
Dự thảo Luật TTTMTDTS : Dự thảo sổ 11 Luật Thể thức trưng mua,
trưng dụng Tài sản
Dự thảo Nghị định cam kết: Dự thảo Nghị định hướng dần chi tiết về


3

đầu tư

Dự thảo Thông tư về ngoại
hối

:

Điều lệ ĐTNN (1977)


:

Hiệp định Việt Đức (1992)

:

Hiệp định Việt Nhật (2003)

:

Hiệp định Việt Úc (1991)

:

Luật ĐTNN (1987)

:

Luật ĐTNN (1990)

:

Luật ĐTNN (1992)

:

Luật ĐTNN (1996)

:


Luật ĐTNN (2000)

:

Luật Đầu tư năm (2005)

:

UBND
XHCN

:
:

việc thực thi các cam kết về đầu tư cua
Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO)
Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định sơ
160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh Ngoại hối
Điều lệ về đầu tư của nước ngồi ờ nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban
hành kèm theo Nghị định số 115/CP ngày
08/4/1977
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
lẫn nhau giữa Việt Nam và CHLB Đức ký
ngày 03/4/1992
Hiệp định Tự do, xúc tiến và bảo hộ đâu
tư giữa Việt Nam và Nhật Bản ký ngày

14/11/2003
Hiệp định về Thúc đẩy và bảo hộ đầu tư
lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia ngày
05/3/1991
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban
hành ngày 29/12/1987 của Quốc hội
Luật sửa đổi, bố sung một số điều của
Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam do
Quốc hội thơng qua ngày 30/6/1990.
Luật sửa đối, bố sung một số điều của
Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam do
Quốc hội thơng qua ngày 23/12/1992
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do
Quốc hội thơng qua ngày 12/11/1996
Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam do
Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000
Luật Đầu tư do Quốc hội thơng qua ngày
29/11/2005 , có hiệu lực từ ngày
01/7/2006
Ưy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa


4

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đầu tư là một trong những vấn đề rất được quan tâm tại các quốc gia
trên thế giới. Chính vì vậy, các quốc gia ln đưa ra các chính sách nhằm
khuyến khích đầu tư trong và ngồi nước. Đổi với các nước đang phát triển

như Việt Nam thì việc kêu gọi đầu tư từ nước ngồi là vơ cùng quan trọng,
một mặt là để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư trong nước của nền kinh tế, mặt
khác là đế tiếp thu vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài để
rút ngăn khoảng cách về phát triến.
Muốn thu hút và huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế,
đặc biệt là đầu tư nước ngồi thì nước sở tại phải có một chính sách bảo đảm
đầu tư tốt nhằm làm cho các nhà đầu tư có thể yên tâm bỏ vốn vào làm ăn,
kinh doanh. Đây là điều kiện cần để có được một môi trường đầu tư ổn định
và hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành một khu vực
đầu tư có sức hấp dẫn trên thể giới, đứng thứ 6 trong số các quốc gia có môi
trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên
7% mỗi năm và đến năm 2006 vốn đầu tư trực tiếp (FDI) bình quân đầu người
lớn hơn của Trung Quốc. Bên cạnh hoạt động đầu tư trong nước hiện đang rất
nhộn nhịp với sự ra đời của hàng loạt các dự án lớn do các công ty trong nước
làm chủ đầu tư, đặc biệt là sự thăng hoa của thị trường chứng khoán, hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng có những bước chuyển mình đáng
khích lệ.
Trong năm 2006, tổng vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh của các nhà
đầu tư trong nước là 150.500 tỷ đồng chiếm 37,7% tổng vốn đầu tư cả nước,
tăng 14,8% so với năm 2005. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thực hiện
tại Việt Nam đã đạt 10,2 tỷ Đô-la Mỹ, tăng 52% so với năm 2005.. Tính đến
tháng hết tháng 10 năm 2007, tổng mức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam đã đạt trên 11,6 tỷ Đô-la Mỹ. Trong 1 tháng cịn lại của năm 2007
cịn rất nhiều dự án có quy mơ vốn lớn được cấp phép. Dự tính, cả năm 2007,
Việt Nam sẽ thu hút được khoảng 16 tỷ USD FDI, tăng 50% so với năm 2006.
Đây là ký lục cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam trong thu hút đầu tư
nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam sẽ
cịn tăng cao trong thời gian tới bởi lẽ hiện đang cịn rất nhiều dự án lớn với
mức vơn đâu tư lên tới nhiêu tỷ Đô-la Mỳ đang trong giai đoạn nghiên cứu

khả thi hoặc làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


5

Những kết quá về thu hút đầu tư nói trên là đáng khích lệ. Tuy nhiên, để
nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển một cách bền vững, duy trì lịng tin cho
các nhà đầu tư, nhất là đổi với các nhà đầu tư nước ngồi, thì việc đánh giá
chính sách và pháp luật về bảo đảm đầu tư của Việt Nam là một việc làm cần
thiết.
Đầu năm 2007, Việt Nam trở thànhthành viên chính thúc của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Bây giờ là thời điểm thích hợp đế chúng ta
nhìn nhận lại hệ thống các quy định của pháp luật về bảo đảm đầu tư để tiếp
tục hoàn thiện cho phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo đảm đầu tư tại Việt Nam là một vấn đề khá hấp dẫn, đã được nghiên
cứu dưới nhiều giác độ khác nhau. Trong nhiều bài viết phân tích về mơi
trường đầu tư của Việt Nam thì bảo đảm đầu tư ln là một trong những vấn
đề được bàn luận nhiều nhất. Tuy nhiên, do mơi trường đầu tư đã có nhiều
thay đổi trong thời gian qua nên gần đây chưa có cơng trình nghiên cứu nào
cập nhật những thay đổi đó. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO và tham
gia một loạt các thỏa thuận song phương về đầu tư với các nước khác thì hệ
thống pháp luật về đầu tư nói chung và các quy định liên quan đến bảo đảm
đầu tư của Việt Nam nói riêng cần phải được đổi mới nhằm đáp ứng được yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ,
bài báo, cuốn sách viết về pháp luật đầu tư ở Việt Nam, thí dụ như: “Cơ chế
điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt N a m ”
- luận án tiến sĩ của Hoàng Phước Hiệp (1996); “Cơ sở khoa học của việc
hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam ” - luận

án tiến sĩ của Lê Mạnh Tuấn (1996); “Hội nhập khu vực và th ế giới về kinh tê'
và những vấn đề đặt ra với khung pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam ” - luận văn thạc sĩ của Lê Thanh Nga (2000); “Sự hình thành và phát
triển của Luật Đầu tư nước ngồi trong hệ thơng pháp luật Việt Nam ” - luận
án tiến sĩ của Đỗ Nhất Hoàng (2002); “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hóa pháp luật đầu tư ở Việt N a m ” luận án tiến sĩ của Nguyễn Khắc Định (2003)...
Việc tiếp tục nghiên cứu pháp luật bảo đảm đầu tư với những phân tích
có gắn với những yếu tố và những địi hỏi của tình hình mới là cần thiết.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nehiên cứu của đề tài là các quy định về bao đảm đầu tư tron?
hệ thống pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụna,. Với câp độ là một luận văn


6

thạc sĩ, tác giả đi sâu vào việc phân tích các quy định của pháp luật đầu tư về
bảo đảm đầu tư và thực tiễn áp dụng các quy định này tại các dự án đầu tư
trong nước và nước ngoài tại Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và
những phương pháp nghiên cứu cụ thế như phân tích, chứng minh, diễn giải,
hệ thống hóa... khi nghiên cứu đề tài.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
5.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận văn là phân tích một cách có hệ thống các quy định
của pháp luật Việt Nam về bảo đảm đầu tư. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn đề
xuất hệ thống các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
về bảo đảm đầu tư cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
5.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Đe đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
về bảo đảm đầu tư ở Việt Nam.
- Làm sáng tỏ các quy định về bảo đảm đầu tư trong hệ thống pháp luật
Việt Nam và thực tiễn áp dụng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về bảo đảm đầu tư
cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.
6. Những điểm mới của luận văn
Trong phạm vi một luận văn cấp thạc sỹ, tác giả luận văn đã đạt đươc
một sổ kết quả nghiên cứu sau đây:
1) Khái quát được lịch sử phát triển của chế định bảo đảm đầu tư trong
hệ thống pháp luật đầu tư của Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra được các ưu
nhược điểm của từng chế định trong từng giai đoạn lịch sử đểrút kinh nghiệm
trong quá trình lập pháp và thực thi các quy định về bảo đảm đầu tư.
2) Hệ thống hóa được các quy định hướng dẫn các biện pháp bảo đảm
đầu tư trên cơ sở pháp luật đầu tư, pháp luật chuyên ngành và các Điều ước
quôc tế mà Việt Nam là thành viên. Trên cơ sở đó chỉ ra sự các ưu nhược,
điếm của từng biện pháp bảo đảm đầu tư làm cơ sở để đưa ra các giải pháp
khăc phục và hoàn thiện.
3) Cung cấp được một số quy định về vấn đề bảo đảm đầu tư của các
ciuốc gia lân cận để làm cơ sơ so sánh, đối chiếu với quy định của Việt Nam.


7

4) Cập nhật được xu hướng phát triên của các chê định bảo đảm đâu tư
của Việt Nam trong thời gian tới.
5) Đe xuất được một số giải pháp thực tiễn cho các cơ quan Nhà nước để
góp phần khắc phục nhược điểm và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm

đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Với những đóng góp như vậy, tác giả luận văn mong muốn được góp
phần cơng sức nhỏ bé vào việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm đầu tư của
nước nhà.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 4 phần chính.
- Lời nói đầu
3 chương:
+ Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm đầu tư trong nền kinh tế
thị trường Việt Nam.
+ Chương 2: Thực trạng pháp ỉuật bảo đảm đầu tư tại Việt Nam.
+ Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo
đảm đầu tư và biện pháp thi hành pháp luật về bảo đảm đầu tư.
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo


8

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÊ BẢO ĐẢM ĐẦU T ư
TRONG NỀN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niêm bảo đảm đầu tư
Theo nghĩa rộng, bảo đảm đầu tư bao gồm các biện pháp do Nhà nước
đề ra đế bảo đảm quyền lợi thiết thực, chính đáng cho nhà đầu tư trong quá
trình đầu tư tại mỗi quốc gia. Còn theo nghĩa hẹp, bảo đảm đầu tư có thể được
hiếu là tập hợp các quy định của pháp luật điều chỉnh việc đảm bảo các quyền
lợi cho các nhà đầu tư. Đây là sự đảm bảo về mặt pháp lý với những quy định
cụ thể được ghi nhận tại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo lợi
ích và sự an tồn về vốn lẫn lãi của nhà đầu tư trong suốt quá trình sản xuất

kinh doanh, tạo mọi điều kiện cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Các quy định về bảo đảm đầu tư tạo nên cơ sở để nhà đầu tư tin tưởng
ràng quyền lợi của mình sẽ được bảo đảm. Các văn bản quy phạm pháp luật
chứa đựng các quy định về bảo đảm đầu tư là Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, và
các văn bản dưới luật khác, ví dụ như Hiến pháp năm 1992, Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, V.V.. Bên cạnh đó, các
biện pháp bảo đảm đầu tư cịn được quy định tại các điều ước quốc tế (song
phương và đa phương) mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. về các điều ước
quốc tể song phương, tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết các Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 51 quốc gia.
1.2. Mục đích và vai trị của pháp luật bảo đảm đầu tư
1.2.1. Mục đích của pháp luật bảo đảm đầu tư
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì khuyến khích đầu tư
trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài là những nhân tố rất quan trọng
nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của quốc gia và là địi hỏi khách quan của q
trình phát triển kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, khuyến khích đầu tư, đặc biệt
là đầu tư trực tiếp nước ngồi, là một trong những chính sách kinh tế quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta.
Trong bối cảnh các nước đang cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thu
hút các dịng vốn đầu tư nước ngồi như hiện nay, vấn đề bảo đảm đầu tư
được mọi quốc gia đặt lên hàng đầu. Trên thực tế, trong những nhân tố có thể
tác động đen quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư, vấn đề an
toàn của nguồn vốn đầu tư được các nhà đầu tư lưu tâm trước tiên. Các nhà
đầu tư thường quan tâm đến vấn đề an tồn và ơn định cúa dự án đầu tư rồi


9

sau đó mới tính đến mức độ sinh lời của kế hoạch đầu tư. Chính vỉ vậy, mục
đích chính của pháp luật bảo đảm đầu tư là tạo ra những đảm bảo cần thiết về

mặt pháp luật để nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm trong quá trình
thành lập và triến khai dự án đầu tư.
1.2.2. Vai trò của pháp luật bảo đảm đầu tư
Trong xu thế phát triển và thu hút đầu tư chung của thế giới, Việt Nam
cũng đã và đang hồn thiện các chính sách, pháp luật để thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài. Sau 20 năm ban hành Luật Đầu tư nước ngồi tại
Việt Nam (1987-2007), Việt Nam đã có những đổi mới căn bản trong nhận
thức và đường lối phát triến kinh tế. Chính sách khuyến khích đầu tư nước
ngồi đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nguồn vốn, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý đã được thu hút ngày càng nhiều, tốc độ tăng trưởng kinh tế
được thúc đẩy theo hướng tích cực.
Bên cạnh đó, với 13 năm thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong
nước, Việt Nam đã huy động khá tốt nội lực của toàn dân, lôi cuốn được khá
nhiều tiềm lực về vốn và công nghệ của những người Việt Nam đang sinh
sống tại nước ngồi và cả những người nước ngồi, người khơng quốc tịch
chọn Việt Nam làm nơi làm ăn của họ. Mặc dù trong giai đoạn đầu, việc ban
hành và thực hiện các quy định về bảo đảm đầu
tư cịncó một sốhạn chế,
nhưng trong những năm gần đây, Việt Nam đã ban hành nhiềuquy định, tham
gia và thực hiện nhiều cam kết quốc tế nhằm tạo ra những đảm bảo cần thiết
cho nhà đầu tư an tâm triển khai các dự án đầu tư của mình tại Việt Nam. Sự
phát triển của pháp luật bảo đảm đầu tư của Việt Nam đã góp phần khơng nhỏ
trong việc tạo ra một mơi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn để huy động nguồn
vốn đầu tư trong nước và khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ về
Việt Nam liên tục gia tăng
1.3.
Nội dung của pháp luật bảo đảm đầu tư
Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm đầu tư bao gồm các chế định sau:
(i) Các quy định về bảo đảm vốn và tài sản của nhà đầu tư;
(ii) Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

(iii) Các quy định về mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương
mại;
(iv) Các quy định về chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư ra nước
ngoài;
(v) Các quy định bảo đám đầu tư trong trường họp thay đốipháp luật,
chính sách;
(vi) Các quy định vê giải quyêt tranh châp liên quan đên đâu tư;


10

(vii)

Các quy định về áp dụng chế độ một giá và không phân biệt đối
xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
1.3.1. Chế định bảo đảm vốn và tài sản của nhà đầu tư:
Nội dung chính của chế định này là cam kết của Chính phủ Việt Nam
với nhà đầu tư (không phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngồi) về việc khơng quốc hữu hóa, khơng tịch thu vốn đầu tư và tài sản hợp
pháp của nhà đầu tư bàng các biện pháp hành chính. Phù hợp với thơng lệ
quốc tế, Nhà nước chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư trong
trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh, quốc phịng và lợi ích quốc gia.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá
thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán
hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân
biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngồi, việc thanh
tốn hoặc bồi thường tài sản được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi
và được quyền chuyển toàn bộ ra nước ngoài.
Việc quy định về chế định này trong hệ thống pháp luật về bảo đảm đầu
tư của Việt Nam hoàn tồn phù hợp với thơng lệ quốc tế. Thực tế cho thấy

quốc hữu hóa là nỗi lo tiềm ẩn của nhà đầu tư trong và ngoài nước và là biện
pháp hành chính gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Bằng chứng là, tất cả các hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư trên thế giới đều có quy định về biện
pháp bảo đảm đầu tư này.
1.3.2. Chế định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Quốc gia càng phát triển và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì vấn
đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ càng được quan tâm sâu sắc. Việt Nam đã ký
nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ. Bên cạnh đó, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại cũng
là một trong những nội dung cơ bản được yêu cầu đàm phán sâu trong suốt 10
năm Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Chính vì
vậy, việc ghi nhận biện pháp bảo đảm đầu tư này là rất cần thiết và quan trọng
đế trong sạch mơi trường đầu tư nhàm khuyến khích đầu tư trong nước và thu
hút đầu tư nước ngồi.
Nội dung chính của chế định này là Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong
hoạt động chuyên giao công nghệ tại Việt Nam. Các văn bản quan trọng điêu
chỉnh vân đề này bao gồm Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyến
giao cơng nghệ, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó,
qun sở hữu trí tuệ họp pháp và không trái đạo đức xã hội, trật tự cône cộng,


khơng có hại cho quốc phịng, an ninh của nhà đầu tư sẽ được Nhà nước bảo
hộ theo nguyên tắc việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ khơng được xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tố
chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
Phù họp với thơng lệ quốc tế, trong trường hợp nhàm bảo đảm mục tiêu
quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà
nước có thể cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền

của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá
nhân khác sử dụng một hoặc một sổ quyền của mình với những điều kiện phù
hợp.
1.3.3. Chế định về m ở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
Trên cơ sở các cam kết quốc tế và các quy định hiện hành, Việt Nam bảo
đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau:
- Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết. Đáng chú ý
nhất là hiện nay Việt Nam đã trở thành viên của WTO. Theo cam kết khi gia
nhập WTO thì Việt Nam có nghĩa vụ mở cửa thị trường đầu tư của mình cho
hầu hết các lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ theo một
lộ trình tương đối ngắn. Ví dụ như trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, một lĩnh
vực tương đối nhạy cảm mà hầu hết các quốc gia đang phát triển ln “đóng
cứa” để bảo hộ các nhà bn bán nhỏ trong nước, Việt Nam đã cho phép các
nhà đầu tư nước ngồi được thành lập các cơng ty liên doanh (với phần vốn
góp của phía nước ngồi khơng hạn chế) ngay từ năm 2008 và được phép
thành lập các cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngồi vào đầu năm 2009.
- Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện một số yêu cầu nhất định
như điều kiện đầu tư, đạt tỷ lệ nội địa hoá, xuất khẩu hàng hoá hoặc xuất khẩu
dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định,......
Lý do cơ bản để Việt Nam đưa ra biện pháp bảo đảm đầu tư này là vì
đây là một trong những nội dung cơ bản mà Việt Nam phải thực thi trong quá
trình đàm phán gia nhập Tồ chức Thương mại Thế giới. Việc nội luật hóa các
cam kết này trong văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong lĩnh vực đầu tư là
yêu cầu quan trọng và cần thiết. Đây là biện pháp bảo đảm đầu tư thể hiện
thiện chí mở cửa của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài.
1.3.4. Chế định về chuyển vốn và tài sán của nhà đầu tư ra nước ngoài
Biện pháp bảo đam đâu tư này được quy định riêng cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Nội dung của chế định này là sau khi thực hiện đầy đú nehĩa vụ



12

tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyên ra
nước ngoài các khoản thu hợp pháp.
Đây là chế định phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với nguyện
vọng của các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư đều có quy định về vấn đề này.
Việc chuyển thu nhập ra nước ngoài được thực hiện bằng đồng tiền tự do
chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.
1.3.5. Chế định bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đỗi pháp luật, chính
sách
Nội dung chế định này quy định trường hợp pháp luật, chính sách mới
được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà
nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi,
ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi
đén lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của
pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các
ưu đãi đã được áp dụng tại thời điểm cấp phép hoặc/và ghi nhận tại giấy phép
hay được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp khác.
Chế định này thực chất ỉà ghi nhận nguyên tắc không hồi tố trong trường
hợp pháp luật thay đổi làm thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư. Nguyên tắc
không hồi tố là nguyên tắc cơ bản của pháp ỉuật nói chung được ghi nhận và
áp dụng trên toàn thế giới. Tiếng La tinh của nguyên tắc là Nullum crimen,
nulla poena sine praevia lege poenali (Nghĩa đen: Khơng là tội phạm (có thể
đã thực hiện), khơng có hình phạt (có thể được áp đặt) mà nó khơng được quy
định từ trước trong l u ậ t ). Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng ghi nhận
về nguyên tắc này trong lĩnh vực đầu tư như một biện pháp bảo đảm đầu tư.
1.3.6. Chế định về g iả i quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư
Tranh chấp trong đầu tư được giải quyết theo một hoặc nhiều phương

thức giải quyết tranh chấp được ghi nhận trên tồn thế giới là:
(i) Thương lượng;
(ii) Hịa giải;
(iii) Trọng tài;
(iv) Tịa án.
Mỗi phương thức trên đều có các ưu điếm, nhược điếm nhất định, cần
tơn trọng ý chí và sự thòa thuận của các bên. Pháp luật Việt Nam tơn trọng ý
chí và sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, nếu các bên đã thỏa thuận lựa chọn


13

phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì Tịa án sẽ khơng thụ lý
các tranh chấp đó.
Tranh chấp giữa các nhà đầu tư với cơ quan nhà nước Việt Nam sẽ được
giải quyết tại cơ quan trọng tài hoặc Tồ án của Việt Nam, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có
thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
Đối với tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngồi, giữa doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài với nhau, quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh
chấp thường được mở rộng hơn. Các tổ chức này có thể lựa chọn Tịa án,
Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc té hoặc Trọng tài
do các bên đề cử lập ra.
Đây là biện pháp bảo đảm đầu tư được ghi nhận tại tất cả các Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư trên thế giới, tuy nhiên nội dung cam kết thì có
sự khác biệt đáng kể. Nhìn chung, pháp luật các nước đều cho phép nhà đầu
tư thỏa thuận trong hợp đồng cơ chế giải quyết thích hợp theo sự lựa chọn của
họ, kể cả giải quyết tại tổ chức Trọng tài quốc tế hoặc Trọng tài tại nước thứ
ba. Việc cho phép áp dụng luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp đầu tư có

yếu tố nước ngồi cũng được thừa nhận rộng rãi. Đây cũng là biện pháp bảo
đảm đầu tư được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Việc Việt Nam ghi
nhận biện pháp bảo đảm đầu tư này là phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.3.7. Chế định về áp dụng chế độ một giả giữa nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài
Luật Đầu tư (2005) đã ghi nhận việc áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất
với mọi nhà đầu tư. Trong các quy định về đầu tư trước Luật Đầu tư năm
2005, giá, phí và lệ phí được áp dụng cho các nhà đầu tư có sự phân biệt đáng
kể giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước
ngoài phải chịu giá, phí, lệ phí đối với các loại hàng hóa như: điện, nước, điện
thoại, vé máy bay, tiền thuê đất, v.v... cao hơn so với các nhà đầu tư trong
nước. Sự phân biệt này làm giảm đi tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt
Nam đối với các nhà đầu tư nước ngồi và khơng phù hợp với xu hướng hội
nhập của nền kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, theo quy định của Luật Đầu tư (2005), trong quá trình hoạt
động đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước được áp
dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiếm
soát. Việc thực thi biện pháp bảo đảm đâu tư này đang được triên khai một
cách có hiệu quá. Hiện nay, giá vé máy bay đôi với người Việt Nam và người


14

nước ngoài, giá điện, nước, tiền thuê đất và nhiều loại giá, phí, lệ phí khác đã
được thống nhất.
Những hình thức bảo đảm đầu tư của chính phủ Việt Nam đang ngày
càng được cải thiện đế phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu. Việc
đưa ra các chính sách bảo đảm đầu tư hợp lý đã giúp Việt Nam khăng định uy
tín của mình trước cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế và qua đó đã thu hút

được nguồn vốn đầu tư nước ngoài đáng kể trong những năm gần đây.
1.4.
Quá trình hình thành và phát triển của chế định bảo đảm đầu tư
tai Viêt Nam
1.4.1. Chế định bảo đảm đầu tư trong giai đoạn từ năm 1977 đến trước Đại
hội Đảng lần thứ VI (12/1986)
Đẻ tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi, Chính phủ
đã ban hành Điều lệ Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo Nghị định số 115
CP ngày 19/4/1977. Điều lệ Đầu tư (1977) đã khởi xướng cho việc ra đời một
hệ thống văn bản về pháp luật đầu tư tại Việt Nam. Đây là văn bản pháp luật
đầu tiên điều chỉnh những quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngồi, với mục tiêu
chính là tranh thủ vốn và kỹ thuật để tận dụng mọi khả năng và tiềm năng về
tài nguyên và sức lao động trong nước nhằm nhanh chóng đưa nước ta lên
trình độ tiên tiến của thể giới, với nguyên tắc "chấp thuận đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam theo ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền và
tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các bên cùng có lợi” (Điều 1).
Điều lệ Đầu tư (1977) đã tạo tiền đề cho những ý tưởng thu hút đầu tư
nước ngoài, tạo cơ sở cho việc phát triển từng bước pháp luật về đầu tư và cải
cách pháp luật nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhược điếm của
Điều lệ này là quy định không rõ ràng và thiếu các quy định cụ thể vì mang tư
tưởng của nền kinh tế bao cấp. Các lĩnh vực đầu tư như ngân hàng, quản lý
đất đai, lao động, tài nguyên, v.v... chưa cụ thề, khơng đồng bộ.
Tuy đã có cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài nhưng trong
suốt một thời gian dài, ngoại trừ những chương trình đầu tư tiến hành theo
Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Chính phủ một số nước trong phe
XHCN, khơng có một dự án đầu tư nước ngồi nào vào nước ta. Một trong
những nguyên nhân của thực trạng trên là Điều lệ Đầu tư (1977) không ghi
nhận các biện pháp bảo đảm đầu tư cụ thể, làm cho các nhà đầu tư nước ngồi
khơng n tâm khi đầu tư vào Việt Nam.






15

1.4.2. Chế định bảo đảm đầu tu■trong giai đoạn từ Đại hội Đảng lần thứ VI
(12/1986) đến tháng 12/1996
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12-1986) đã đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đường lối phát triên kinh tê của
đất nước. Một số chủ trương, chính sách và đường lối quan trọng của Đảng đề
cập đến việc mở cửa nền kinh tế, khuyến khích và thừa nhận các hình thức
đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam vạch ra các phương hướng sau:
- "Cơng bổ chính sách khuyến khích nước ngồi đầu tư vào nước ta dưới
nhiều hình thức, nhất là đổi với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm
hàng xuất khấu. Đi đôi với việc công bố Luật Đầu tư, cần cỏ các chỉnh sách
và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào
nước ta đê hợp tác kinh doanh [4,tr. 85]".
- "Những năm tới, phải tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài với mức cao
nhắt... [4, tr.85]". - "Trong những năm tới, một mặt chúng ta phấn đấu có tích
lũy và tăng dần tích lũy từ nội bộ nền kinh tể đê tăng thêm vốn đầu tư; mặt
khác, hết sức tranh thủ và sử dụng có hiệu quả vốn bên ngoài, sớm chấm dứt
việc dùng vốn bên ngoài và vốn khẩu hao cơ bản vào tiêu dùng [4,tr. 85]
Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng định hướng: "Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế
đối ngoại. ... Tích cực phát triển quan hệ kinh tế và khoa học, kỹ thuật với các
nước khác, với các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên ngun tắc
bình đẳng, cùng có lợi. Thực hiện nghiêm túc các cam kết của nước ta trong

quan hệ kinh tế với nước ngoài [18, tr. 86]".
Theo định hướng của Đảng, kỳ họp Quốc hội khóa VII đã thơng qua
Luật ĐTNN (1987), đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật ĐTNN
(1987) đã quy định những vấn đề cơ bản như các hình thức đầu tư, các biện
pháp ưu đãi và bảo đảm đầu tư. Đặc biệt, Điều 1 khẳng định: Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tơ chức, cá
nhãn nước ngồi đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng
độc lập, chủ quyền cua Việt Nam, tuân thu pháp luật Việt Nam, bình đắng và
các bên cùng có lợi.
Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sớ hữu đối với vốn đầu tư và các
quyền lợi khác của các tô chức, cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện
thuận lợi và định các thủ tục dễ dàng cho các tô chức, cá nhân đó đâu tư vào


16

Việt Nam. Chủ trương của Nhà nước là báo đảm chắc chắn về mặt pháp lý
cho các hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Luật ĐTNN ban hành năm 1987 đã trải qua hai lần sửa đôi, bô sung vào
năm 1990 và 1992. Chế định bảo đảm đầu tư sau 2 lần sửa đổi cũng có sự
phát triển nhất định.
Theo Luật ĐTNN năm 1987, các biện pháp bảo đảm đầu tư của Việt
Nam mới chỉ bao gồm 4 chế định:
(i) Các quy định về bảo đảm vốn và tài sản của nhà đầu tư;
(ii) Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
(iii) Các quy định về chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài;
(iv) Các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư.
Mức độ phát triển của các chế định này cũng hạn chế.
Điều 21 Luật ĐTNN năm 1987 đã quy định về việc "vốn và tài sản của

các tổ chức, cá nhân nước ngồi khơng bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện
pháp hành chính, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng bị quốc hữu
hố". Tuy nhiên, quy định này khơng có hướng dẫn cụ thể nên không mang ý
nghĩa thực tiễn.
Chế định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp của bên chuyển giao công nghệ.
Các quy định về chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài còn
bị hạn chế trong các văn bản hướng dẫn. Theo đó, việc chuyển tiền vốn ra
nước ngồi sau khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thông thường phải chia
ra 3 năm bằng nhau. Trường hợp số tiền dự định chuyển ra nước ngoài cao
hơn số vốn ban đầu (gốc) đã góp và tái đầu tư thì nhà đầu tư phải xin Ưỷ ban
Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Ke hoạch và Đầu tư) chuẩn y. Tỷ
giá chuyển đổi giữa tiền Việt Nam và ngoại tệ trong trường hợp này phải thực
hiện theo tỷ giá hối đối chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng
bố. Nhà đầu tư, ngồi việc phải nộp thuế TNDN, cịn phải nộp thuế chuyển
lợi nhuận ra nước ngồi theo các mức thuế suất là 5%, 7% hoặc 10% tùy từng
trường hợp.
v ề chế định giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư, pháp luật đầu tư
trong thời gian này mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết tranh chấp theo hình
thức thương lượng, hịa giải và trọng tài. Khi Nghị định sô 18-CP ngày
16/4/1993 [37, tr. 87] được ban hành, việc giải quyết tranh chấp giữa doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp
tác kinh doanh với nhau hoặc với các tô chức kinh tê Việt Nam mới được giải
quyết thơng qua Tịa án Việt Nam, cơ quan có qun lực áp dụng các biện


17

pháp cưỡng chế để thi hành phán quyết của mình (Điều 101). Tuy nhiên,
tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi với cơ quan Nhà nước Việt Nam thì

vẫn chưa được đề cập đến.
Khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật ĐTNN (1992) được ban hành thì pháp
luật bảo đảm đầu tư của Việt Nam mới được bổ sung thêm một chế định mới
là quy định về bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách, pháp
luật. Theo đó, "trong trường hợp do thay đôi quy định của pháp luật Việt Nam
mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh và xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã được cấp giấy phép, thì Nhà
nước có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư"
(Điều 21). Cụ thể là:
“(i) Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án;
(ii) Giảm, miễn thuế trong khuôn khổ pháp luật;
(iii) Thiệt hại của chủ đầu tư được coi là khoản lỗ và được chuyển lồ
sang năm tiếp theo và được bù số lồ đó bằng lợi nhuận của những năm tiếp
theo, nhưng không được quá 5 năm;
(iv) Được tiếp tục hoạt động theo quy định của Giấy phép đầu tư đã cấp
trong một số trường hợp nếu xét thấy việc cho phép dự án tiếp tục hoạt động
không ảnh hưởng lớn đển lợi ích quốc gia.”
Bên cạnh đó, ngày 22/6/1994, Quốc hội đã ban hành Luật Khuyến khích
đầu tư trong nước được Quốc hội nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế xã hội, Thông qua Luật này,
Nhà nước tạo lập khung pháp lý nhất quán và ổn định, mơi trường đầu tư,
kinh doanh thơng thống, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện cơ chế "một cửa" trong
quan hệ giữa nhà đầu tư với các cơ quan nhà nước, bảo đảm các chế độ ưu đãi
đầu tư đối với các dự án đầu tư có vốn đầu tư của người Việt Nam, Việt kiều,
người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
Từ ngày 1/1/1995, thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành, bên cạnh quy
định về bảo đảm đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam còn quy định về
vấn đề bảo hộ đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước, bao gồm cả các nhà đầu
tư là người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài đầu tư về nước theo

quy định của Luật này. Theo Điều 5 và 6 của văn bán này, nhà đầu tư Việt
Nam mới được cam kết bảo đảm tài sản, vốn đầu tư và lợi nhuận hợp pháp
của chú đầu tư không bị quốc hữu hố. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý
do quốc phịng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước quyết định trưng
mua hoặc trưng dụng tài sán của chủ đầu tư, thì chủ đâu tư được thanh tốn
THƯ VỊỆ N
TRỰỠNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỊI
PHONG ĐO


18

hoặc bồi thường theo thời giá thị trường và được tạo điều kiện thuận lợi đê
đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn thích hợp.
1.4.3. Chế định bảo đảm đầu tư trong giai đoạn từ 1997 đến trước ngày
1/7/2006
Sau 10 năm thực hiện Luật ĐTNN (1987), ngày 12/11/1996, Quốc hội
Việt Nam đã thông qua Luật ĐTNN mới. Trên cơ sờ kế thừa các chế định về
bảo đảm đầu tư trước đây, quy định về bảo đảm đầu tư mới có một số điểm
đáng chú ý như sau:
v ề bảo đảm vốn và tài sản của nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam đã có
hướng dần cụ thể hơn. Theo Điều 120 Nghị định số 24 ngày 31/7/2000 (Nghị
định 24) [39, tr. 87] “Đối với các dự án đặc biệt quan trọng đầu tư theo
chương trình của Chính phủ thuộc lĩnh lực cơ sở hạ tầng, dự án đầu tư theo
hợp đồng BOT, BTO, BT và một số dự án đặc biệt quan trọng khác, Chính
phủ sẽ ký các thỏa thuận hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh về
đầu tư”.
Trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm
thiệt hại đến lợi ích của nhà đầu tư thì thay vì được coi là khoản lỗ và trừ dần
vào lợi nhuận như quy định trước đây, nhà đầu tư được khấu trừ thắng vào thu

nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Trong trường hợp quy định mới có nhiều ưu đãi hơn các quy định tương
ứng trước đó thì nhà đầu tư sẽ đương nhiên được áp dụng các quy định mới.
Trên cơ sở Giấy phép đầu tư được điều chỉnh tương ứng, nhà đầu tư được
hưởng các ưu đãi có lợi hơn kể từ ngày các văn bản pháp luật quy định những
ưu đãi đó có hiệu lực (khoản 30 Điều 1 Nghị định sổ 27/2003/NĐ-CP ngày
19/3/2003 của Chính phủ (Nghị định 27) [44, tr. 87]. Ngoài ra, thuế chuyển
lợi nhuận ra nước ngoài cũng được giảm từ mức 5%, 7% và 10% trước kia
xuống tương ứng 3%, 5% và 7% (Điều 1.11 Nghị định 27). Khoản thuế này
đã bị bãi bỏ từ ngày 1/1/2004 theo Thơng tư sổ 26/2004/TT-BTC ngày
31/3/2004 của Bộ Tài chính [59, tr. 89].
Đổi với quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư, pháp luật
Việt Nam ở giai đoạn này có sự phát triển mang tính đột phá. Theo đó, nhà
đầu tư nước ngồi có thể lựa chọn cơ quan tư pháp của Việt Nam là Tòa án đe
giải quyết các tranh chấp về đầu tư thay vì chỉ được chọn các hình thức khơng
có cơ chế cường chế thi hành như trước kia là thương lượng, hòa giải và trọng
tài. Một điềm khác biệt nữa là Chính phủ Việt Nam đã quy định cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nưóc ngồi và cơ quan cơng quyền của Việt
Nam. Cụ thê hóa quy định cua Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, Điêu 122


19

Nghị định 24 quy định: "tranh chấp giữa Nhà đầu tư nước ngồi với Cơ quan
nhà nước có thâm quyền phát sinh từ hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT; tranh chấp giữa Doanh nghiệp BOT với các tô chức kinh tế Việt
Nam được giải quyết theo phương thức do các bên thoả thuận ghi trong hợp
đồng phù hợp với Quy chế của Chính phủ về đầu tư theo hợp đồng BOT,
BTO, BT áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam". Mặc dù đối tượng
nhà đầu tư được áp dụng quy định này bị giới hạn nhưng đây là một bước tiến

đáng ghi nhận về sự thay đổi của pháp luật bảo đảm đầu tư của Việt Nam.
Song song với sự tồn tại Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước cũng được sửa đổi vào năm 1998. Theo đó,
kế thừa quy định bảo đảm vốn và tài sản của nhà đầu tư Việt Nam, Chính phủ
Việt Nam cam kết thêm rằng tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của nhà đầu tư
không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Bên cạnh đó, quy định bảo đảm
đầu tư trong trường hợp thay đổi quy định của pháp luật làm thiệt hại đến lợi
ích của nhà đầu tư cũng được cam kết. Trong trường hợp này, nhà đầu tư
được tiếp tục hưởng các ưu đãi đã quy định cho thời gian còn lại hoặc Nhà
nước giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tại Nghị
định số 07 ngày 15/01/1998 của Chính phủ hướng dẫn Luật Khuyến khích
đầu tư trong nước, Chính phủ Việt Nam đã cam kết một biện pháp bảo đảm
đầu tư hoàn toàn mới so với quy định hiện hành nhưng chỉ áp dụng đối với
doanh nghiệp, nhà đầu tư là người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài đầu tư
về nước theo quy định của Luật Khuyền khích đầu tư trong nước là quy định
về áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí. Cụ thể là các nhà đầu tư là người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được áp dụng cùng một mức giá đối với hàng hóa
dịch vụ đầu vào do Nhà nước định giá, chịu cùng mức thuế, được hưởng cùng
mức ưu đãi đầu tư, và được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và phải thực hiện
các nghĩa vụ đã được pháp luật quy định như các tổ chức trong nước.
Sau đó, tại Điều 14 Nghị định số 51 ngày 8/7/1999 của Chính phủ, quy
định này được bổ sung thêm đối tượng được hưởng biện pháp bảo đảm đầu tư
loại này, cụ thể là “doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài
đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, doanh nghiệp do người nước ngoài thường trú ở
Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, doanh nghiệp do công dân Việt Nam
cùng thành lập với người Việt Nam định cư ớ nước ngoài, với người nước
ngồi thường trú tại Việt Nam có dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước”. Các đối tượng này được hướng cùng mức giá đâu vào đôi với
đất đai, hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, và dịch vụ khác như
đối với các doanh nghiệp cùng loại trong nước. Ngoài ra, nhà đâu tư là người



20

Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đã
nói ớ trên được áp dụng giá và cước dịch vụ phục vụ sinh hoạt (đi lại, nhà ở,
khách sạn, điện, nước, cước bưu chính viễn thông) như áp dụng đối với người
Việt Nam ở trong nước.
Thời gian này cũng đánh dấu sự ra đời của Bộ luật Dân sự (1995). Theo
đó, quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận tương đối đầy đú.
1.4.4. Chế định bảo đảm đầu tư trong giai đoạn từ 1/7/2006 đến nay
Sau gần hai thập kỷ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam
đã thu được những kết quả và bài học đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét về mặt
tổng thể thì có thể nhận thấy việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Một trong những yếu tố kìm hãm mang
tính chủ quan là sự song hành hai Luật Đầu tư trên một lãnh thổ quốc gia. Các
dự án có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh riêng bởi Luật Đầu tư nước
ngồi tại Việt Nam cịn các dự án có vốn đầu tư trong nước lại được điều
chỉnh riêng bởi Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Khơng thể phủ nhận
những đóng góp của hai Luật này cho nền kinh tế vì nó đã đáp ứng những bức
xúc của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước trong một thời kỳ nhất định
khi Việt Nam đang dần chuyển hướng phát triển nền kinh tế từ cơ chế bao cấp
sang cơ chế thị trường. Trong thời kỳ này, các nhà đầu tư trong nước còn yếu
và chưa thể “chơi” cùng “một sân chơi” với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, sau thời gian hơn 20 năm kể từ khi đất nước phát triển nền
kinh tế theo cơ chế thị trường, lực lượng các nhà đầu tư trong nước đã dần lớn
mạnh cả về số lượng cũng như năng lực kinh doanh. Do vậy, việc bảo hộ các
nhà đầu tư trong nước theo cơ chế cũ tỏ ra khơng cịn phù hợp. Chính vì vậy,
nhằm tăng tốc nền kinh tế, Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX mới đây một

lần nữa khẳng định "Chủ động và khân trương hom trong hội nhập kinh tế
quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tê đa phương, song phương nước
ta đã kỷ kết và chuân bị tốt các điều kiện đê sớm gia nhập WTO; tạo môi
trường đầu tư, kinh doanh bình đắng, minh bạch, ơn định, thơng thoảng, có
tính cạnh tranh cao so với khu vực; tăng nhanh xuất khâu và thu hút mạnh
đầu tư nước ngoài [5, tr. 85]".
Hành động cụ thể nhằm thực hiện chủ trương nói trên là xây dựng một
Luật Đầu tư chung cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi, theo đó
việc xây dựng Luật Đầu tư hướne, tới mục tiêu là xoá bỏ sự phân biệt đối xử
bất hợp lý giữa các nhà đâu tư thuộc mọi thành phân kinh tê, giữa các nhà đâu
tư trong nước và nước ngồi, tơn trọng quyền tự do kinh doanh, quyền tự


21

quyết định trong quản lý của nhà đầu tư. Luật Đầu tư sẽ đối mới một cách căn
bản phương thức quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Đó là hạn
chế sự can thiệp hành chính, tăng cường khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn của
Nhà nước và đảm bảo các điều kiện cho các nhà đầu tư, các thương nhân; áp
dụng nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc theo cam kết tại các
điều ước quổc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trên cơ sở các định hướng đó, Luật Đầu tư đã được Quốc hội Việt Nam
thơng qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 1/7/2006 có 10 Chương với 89
Điều. Được đánh giá là tương đối “mở” so với dự định ban đầu, Luật Đầu tư
(2005) đã có cả các quy định liên quan đến đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước
và đầu tư ra nước ngồi, hịa nhập Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam và
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước vào làm một. Nhờ vậy, quy định về bảo
đảm đầu tư được củng cố và hoàn chỉnh hơn, phù hợp với yêu cầu hội nhập
quốc tế.
Liên quan đến vấn đề bảo đảm đầu tư, Luật Đầu tư (2005) quy định về

các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II (Từ Điều 6 đến Điều 12). Các
biện pháp bảo đảm đầu tư thể hiện tính nhất quán trong việc thực hiện cam
kết của Nhà nước đối với lợi ích của nhà đầu tư, phù hợp với nội dung cam
kết trong các Điều ước quốc tế về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Theo đó,
Nhà nước bảo vệ nhà đầu tư đối với vốn và tài sản của họ; bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ; bảo đảm mở cửa thị trường và đầu tư liên quan đến thương mại;
bảo đảm giá, phí do Nhà nước kiểm sốt được áp dụng một cách thống nhất;
bảo đảm lợi ích chính đáng và hợp pháp của các nhà đầu tư trong trường hợp
Nhà nước thay đổi chính sách, pháp luật và giải quyết tranh chấp.
Luật Đầu tư (2005) tái khẳng định, tài sản hợp pháp của nhà đầu tư
không bị quốc hữu hố, khơng bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường
hợp vì lý do an ninh, quốc phịng, Nhà nước trưng thu, trưng mua tài sản của
nhà đầu tư phải tuân thủ trình tự, thể thức và thủ tục của pháp luật, nhà đầu tư
được thanh toán và bồi thường thoả đáng trên cơ sở không phân biệt đối xử
giữa các nhà đầu tư. Cịn trong trường hợp có sự thay đổi về chính sách, luật
pháp, những quy định của Luật Đầu tư (2005) thể hiện tính nhất quán trong
việc thực hiện cam kết của Nhà nước Việt Nam đối với lợi ích nhà đầu tư, vừa
thoả mãn nguyên tắc không phân biệt đối xử, vừa thể hiện “chữ tín” của Nhà
nước trong chính sách kêu gọi đầu tư.
So với quy định trước đây, Luật Đầu tư (2005) đã kế thừa được 5 che
định về bảo đảm đầu tư đâ được phát triển tại Luật ĐTNN (1996) là:
(i) Các quy định về bao đảm vốn và tài sản của nhà đâu tư;


22

(ii) Các quy định về bảo hộ quyền sờ hữu trí tuệ;
(iii) Các quy định về chuyển vốn và tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài;
(iv) Các quy định bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật,
chính sách;

(v) Các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư.
Luật Đầu tư (2005) kế thừa được chế định về bảo đảm đầu tư là áp dụng
thống nhất giá, phí, lệ phí trong Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và bo
sung cam kết bồi hoàn thỏa đáng đổi với nhà đầu tư trong trường hợp bắt
buộc phải trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư vì lý do an ninh, quốc
phịng, v.v...
Ngồi ra, Luật Đầu tư (2005) còn bổ sung thêm các quy định về mở cửa
thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại phù hợp với các cam kết quôc tê
của Việt Nam. Chế định bảo đảm đầu tư này đã nội luật hóa quy định tại Hiệp
định Việt Nhật có hiệu lực vào ngày 20/12/2004. Mặt khác, nội dung chế định
về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được nội luật hóa các thỏa thuận trong
các Điều ước liên quan đến Sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã tham gia và nội
dung cam kết về sở hữu trí tuệ tại Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ, các cam kết khác của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới.
So với quy định trước đây, có một số điểm mới đáng chú ý sau:
Thứ nhất, việc chuyển thu nhập của nhà đầu tư ra nước ngoài được thực
hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng
thương mại do nhà đầu tư lựa chọn chứ không bắt buộc phải áp dụng tỷ giá do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố;
Thứ hai, trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách mới ban hành
làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đã được hưởng,
nhà đầu tư vẫn tiếp tục được hưởng các quyền và ưu đãi. Trong trường hợp
phải thay đổi thì việc xem xét áp dụng biện pháp bồi thường được cụ thể hóa
là trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy Chứng nhận đầu tư;
Thứ ba, đối tượng nhà đầu tư nước ngoài được quyền khởi kiện khi có
tranh chấp với cơ quan Nhà nước Việt Nam được mở rộng không chỉ bao gôm
các nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, BTO, v.v... Cơ quan thụ lý giải quyêt
các tranh chấp loại này là cơ quan trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường
hợp có thởa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà

nước có thấm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong Điều ước quốc tê
mà Việt Nam là thành viên.


23

1.5.
Khái quát về hệ thống pháp luật bảo đảm đầu tư hiện hành tạì
Việt Nam
Tại thời điểm hiện nay, pháp luật về bảo đảm đầu tư tại Việt Nam đã
được quy định thành hệ thống, bao gồm tập hợp các văn bản có giá trị pháp lý
cao do Quốc hội ban hành đến các văn bản pháp lý có giá trị thấp hơn do các
Bộ ban hành.
Trong Hiến pháp (1992) và Nghị quyết số 51 ngày 25/12/2001 về việc
sửa đổi Hiến pháp (1992) [55, tr. 88], các biện pháp bảo đảm đầu tư được ghi
nhận tại các Điều 22, 23 và 25.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm đầu tư, Luật Đầu tư (2005)
đã ghi nhận đầy đủ bẩy biện pháp bảo đảm đầu tư được quy định thành một
chương riêng (Chương II từ Điều 6- Điều 12). Tuy nhiên, tại Nghị định số
108 ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư [44, tr.
87] chỉ có duy nhất một quy định tại Điều 20 hướng dẫn thêm về biện pháp
bảo đảm đầu tư trong trường hợp có sự thay đổi pháp luật và chính sách.
Trong thời gian tới, Bộ Ke hoạch và đầu tư sẽ ban hành Thông tư hướng
dẫn hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Theo kế hoạch soạn thảo, các vấn đề về
bảo đảm đầu tư sẽ được hướng dẫn thêm trên cơ sở ý kiến đóng góp của các
cơ quan Nhà nước có liên quan như các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, Sở Ke
hoạch và đầu tư, góp ý của các Hiệp hội, ý kiến độc lập của các chuyên gia và
các nhà đầu tư.
Song song với các quy định của pháp luật về đầu tư, biện pháp bảo đảm
đầu tư còn được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như

Bộ Luật Dân sự (2005), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Bộ luật Tố tụng Dân sự
(2004), Pháp lệnh Trọng tài Thương mại (2003), Luật Đất đai (2003), Luật
Phòng cháy và chữa cháy, Luật Quốc Phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Đê
điều, Pháp lệnh về Tình trạng khẩn cấp, Pháp lệnh Cảnh vệ và Pháp lệnh Bộ
đội biên phòng và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này.
Bộ luật Dân sự (2005), Luật Sở hữu trí tuệ (2005) và các văn bản hướng
dẫn thi hành quy định về cách thức thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của
nhà đầu tư. Bộ luật Tố tụng Dân sự (2004), Pháp lệnh Trọng tài Thương mại
(2003) quy định chi tiết về cách thức thực thi các quyền của nhà đầu tư trong
quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan Tòa án, Trọng tài Việt Nam. Luật
Đất đai (2003), Luật Phòng cháy và chừa cháy, Luật Quốc Phòng, Luật An
ninh quốc gia, Luật Đê điều, Pháp lệnh về Tình trạng khấn cấp, Pháp lệnh
Cảnh vệ và Pháp lệnh Bộ đội biên phòng và các văn bán hướng dẫn thi hành
các Luật này quy định về việc thu hồi đất, trưng thu, trưng dụng tài sản của


×