Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Công tác quản lí sinh viên theo học chế tín chỉ tại trường đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.76 MB, 76 trang )


BỘ T ư P H Á P
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÂP TRƯỜNG

CÔNG TÁC QUẢN LÍ SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


I

I



TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG DẠI HỌC LUẬT HÀ l\lộl
PHÒNG DỌC
[Ỳ ị

HÀ NỘI - 2010




NHŨNG NGƯỜI THAM GIA THỤC HIỆN ĐỂ TÀI

SỐ
TT


HỌ VÀ TÊN

NƠI CÔNG TÁC

TƯ CÁCH
THAM GIA

1.

ThS. Nguyễn Văn Phú

Trường Đại học Luật Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài

2.

ThS. Nguyễn Văn Phú

Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 1

3.

CN. Hà Thị Ngọc Lan

Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 2

4.

ThS. Nguyễn Văn Luận


Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 3

5.

CN. Nguyễn Đỗ Trung

Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 4

6.

CN. Nguyễn Đỗ Trung

Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 5

7.

CN. Phan Hùng Quang

Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên để 6

8.

ThS. Nguyễn Văn Phú

Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 7

9.

CN. Nguyễn Hồng Nhung Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 8


10. K ĩ sư Phạm Văn Hạnh

Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 9

11. ThS. Nguyễn Văn Phú

Trường Đại học Luật Hà Nội Tác giả Chuyên đề 10


M Ụ C LỤ C
T rang
Phần thứ nhất MỞ Đ Ầ ư
Phần thứ hai

TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú u ĐỀ TÀI

Phần thứ ba

CÁC CHUYÊN ĐỄ NGHIÊN c ú u

1.

M ột số vấn đề lý luận cơ bản trong đào tạo theo học chế tín chỉ

1
4

16


và cơng tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ
2.

Tinh hình thực hiện công tác quản lý sinh viên từ đào tạo niên

23

chế sang đào tạo tín chỉ
3.

Cơng tác quản lý sinh viên đối với việc giải quyết chế độ chính

30

sách trong đào tạo tín chỉ
4.

Cơng tác quản lý sinh viên đối với việc đánh giá kết qủa rèn

35

luyện của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ của
Trường Đại học Luật Hà Nội
5.

Công tác quản lý sinh viên đối với việc giải quyết học bổng ,

41

miễn, giảm học phí cho sinh viên trong đào tạo theo học chế tín

chỉ tại Trường Đại học Luật Hà Nội
6.

Cơng tác quản lý sinh viên đối với việc khen thưởng-kỷ luật

46

sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học
Luật Hà Nội
7.

Vai trò của các tổ chức, đơn vị của nhà trường trong quản lý

51

sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ
8.

Vai trị của Phịng cơng tác sinh viên kế hợp với địa phương

61

trong công tác quản lý sinh viên ngoại trú
9.

Một số giải pháp phần mền tin học trong công tác quản lý sinh

65

viên đào tạo theo học chế tín chỉ

10.

Mơ hình quản lý sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ giai
đoạn 2009 - 2010 của Trường Đại học Luật Hà Nội

Phầm thứ tư

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68


PHẦN THỨNHẤT

MỞ ĐẦU


MỞ ĐẦƯ
THUYẾT MINH ĐỂ TÀI NGHIÊN

c ú u KHOA HỌC

Tên đề tài: CÔNG TÁC QUẨN LÝ SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chủ nhiệm đ ề tài: Thạc s ĩ Nguyễn Văn Phú
Đơn vị: Phịng Cơng tác sinh viên
Trường Đại học Luật Hà N ội
1.Tính cấp thiết của đề tài
- Năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao

đẳng chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Ngày 15/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quy chế số 43/2007 về việc
ban hành “Q uy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chí” và hạn định thời gian đến năm 2010 tất cả các trường đại học và cao
đẳng phải tổ chức đào tạo theo tín chỉ.
- Trong lộ trình đổi mới giáo dục Đại học giai đoạn 2006-2020 của Việt
Nam, đào tạo theo tín chỉ là 1 trong 7 bước quan trọng trong lộ trình đổi mới
giáo dục đại học. Chính vì vậy đào tạo theo niên chế trong các Trường Đại học
sẽ đang dần được thay thế bằng đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Mơ hình quản lý sinh viên theo đào tạo niên chế khơng cịn phù hợp nữa
khi chế độ này đã dần được thay thế sang chế độ đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Hiện nay việc đào tạo theo học chế tín chỉ đã được thực hiện thí điểm
trơn một số m ơn học ở Trường Đại học Luật Hà Nội và theo quy định của Bộ
G iáo dục và Đ ào tạo, năm 2009 các trường phải chuyển sang thực hiện việc
đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhưng một bất cập đặt ra, hiện nay Bộ Giáo dục
và Đào tạo chưa có văn bản chính thức để hướng dẫn cơng tác quản lý sinh

1


vièn trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Đặc biệt trong hệ thống các trường đại
học, cao đẳng vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể, thơng nhất trong công tác
quan lý sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ và Tnrờng Đại học Luật Hà Nội
cũng chưa có một văn bán quy định cụ thể nào quy định về quy trình và mơ
hình cơng tác quản lý sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ.
Từ những lý do nêu trên nên việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về công tác
quan lý sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
- Do mới thực thi chế độ chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo
theo học chế tín chỉ nên việc nghicn cứu đối với lĩnh vực này của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, của các trường đại học, cao đẳng nói chung và của Trường Đại
học Luật Hà Nội nói riêng cịn hạn chế. Chưa có những cơng trình nghiên cứu
khoa học cụ thể về công tác quản lý sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Hiện chỉ có một số tác giả viết các bài trên một số báo và tạp chí bình
luận, đánh giá về đào tạo theo học chế tín chỉ mà thơi (Lưu ý lấy tài liệu là các
bài báo ở trên mạng để đưa dẫn chứng cụ thể vào).
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học sẽ sứ dụng các phương pháp phân tích, thống
kơ, so sánh, tổng hợp để giải quyết vấn đề mà để tài đặt ra trong mối tương
quan của chế độ đào tạo theo học chế tín chỉ.
4. M ục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về công tác quản lý sinh viên trong quá
trinh chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ ở
Trường Đ ại học Luật Hà Nội và một số cơ sở đào tạo khác, đề tài nghiên cứu
sẽ đưa ra m ột số biện pháp:
- Đề xuất một số biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý sinh viên đào
tạo theo học chế tín chỉ phù hợp với quy chế công tác sinh viên trong đào tạo
theo học chế tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với thực tế của
Trơừng Đ ại học Luật Hà Nội.

2


- Xây dựng mơ hình cống tác quản lý sinh viên và phương hướng hồn
thiện cơng tác quản lý sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại
học Luật Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến công tác quản
lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ giai đoạn 2009 - 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo nói chung và của Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng.

6. Nội dung nghiên cứu
- Bên cạnh việc phân tích những nội dung cơ bản trong các quy định
pháp lý có liên quan đến công tác quản lý sinh viên đào tạo theo học chế tín
chỉ. Đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu nội dung của công tác quản lý sinh viên
cũng như các quy định về thẩm quyền trong công tác quản lý sinh viên đào tạo
theo học chế tín chỉ.
- Nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý sinh viên trong quá trình chuyển
đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Xây dựng mơ hình cơng tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo học
chế tín chỉ của Trường Đại học Luật Hà Nội giai đoạn 2009 - 2010.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

ThS. Nguyễn Vãn Phú


PHẦN T H Ứ H A I

TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI


TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI

Chuyên để 1. Cân cứ pháp lý về đào tạo theo phương thức tín chỉ và
cơng tác quản lý sinh viên đào tạo theo học chê tín chỉ
- Đào tạo Đại học theo học chế tín chỉ là mục tiêu quan trọng trong đổi
mới giáo dục đại học được Bộ giáo dục và Đào tạo định hướng và quyết tâm
thực hiện. Ngày 30 tháng 7 năm 2001 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ra
Quyết định số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm
tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế

tín chỉ. Năm 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường Đại học Cao
đẳng chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Ngày
] 5 tháng 8 năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 43/2007/QĐBGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ” . Đây được coi là cuộc cách mạng thay đổi công nghệ
đào tạo tiên tiến. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường Đại học Cao
đẳng chuyển đổi từ niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Đây là một
trong bẩy bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục đại học giai đoạn
2006 - 2020 ở nước ta.
- Đào tạo theo học chế tín chỉ được hầu hết các nước tiên tiến trên thế
giới áp dụng đây là một loại hình đào tạo theo quy trình mền dẻo khơng bị
giới hạn về thời gian học tập, phát huy cao tính chủ động cho sinh viên trong
suốt q trình học. Người học có quyền lựa chọn cho mình một chương trình
học phù hợp VỚI năng lực chủ động về quá trình học. Đào tạo theo học chế tín
chỉ lấy người học làm trung tâm Người học có quyền lựa trọn. Học cái gì?
Học ai? Học lúc nào? Học ở đâu? Nét đặc trưng của của hệ thống tín chỉ là
kiến thức được cấu thành các học phần do đó việc tổ chức lớp học theo học
phần. Kết cấu môn học được thể hiện bằng các học phần và tín chỉ: Học phần
là khối lượng kiến thức thuận lợi cho sinh viên tích luỹ trong q trình học tập
(Học phần thường có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ) có hai loại học phần: Học

4


phần bắt buộc và học phần tự chọn. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý
thuyết, 30 đến 45 tiết thực hành thí nghiệm hoặc thảo luân, 45 đến 90 giờ
thực hành cơ sở, 45 đến 60 giờ làm tiểu luận bài tập lớn hoặc đổ án tốt
nghiệp, một tiết học được tính bằng 50 phút. Thời gian đào tạo đại học từ 4
đến 6, đối với khoá học từ 3 đến 5 năm thời gian hoàn thành chương trình
khơng q 6 năm đối với khố học từ 5 đến 6 năm thời gian hồn thành
chương trình khơng quá 9 năm. Sinh viên đăng ký học theo các hình thức:

Đăng ký sớn (trước 2 tháng khi bắt đầu vào học kỳ). Đăng ký bình thường
(tnrớc 2 tuần đầu học kỳ). Đăng ký muộn (trong 2 tuần đầu học kỳ). Khối
lượng học tập tối thiểu của mỗi học kỳ là 14 tín chỉ trừ học kỳ cuối đối với
sinh viên có sức học bình thường. 10 tín chỉ đối với sinh viên có sức học yếu.
Trong q trình học tại trường sinh viên có quyền đẩy nhanh tiến độ học tập
hay giảm bớt khối lượng tín chỉ nhằm tăng tính chủ động phù hợp với điều
kiện khả năng thời gian của sinh viên.
-

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về sự chuyển đổi từ

phương thức học niên chế sang học chế tín chỉ, trường đại học Luật Hà Nội đã
triển khai từng bước theo trình tự, thời gian phù hợp với tình hình thực tế của
nhà trường trơng giai đoạn quá độ.
Thứ nhất, trường đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung
chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy việc triển khai đổi mới phương
pháp giảng dạy từ hình thức niên chế sang đào tạo tín chỉ triển khai thơng qua
việc đổi mới nhận thức về phương pháp giảng dạy mới thông qua các lớp học
cho đội ngũ giáo viên, giáo án, chương trình, kế hoạch học tập đã dần chuyển
đổi theo chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
Thứ hai. Công tác quản lý người học đang dẩn chuyển đổi theo hình thức
đào tạo mới, cán bộ tham gia quản lý sinh viên được nâng cao nhận thức về trách
nhiệm và hiểu rõ về công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo học c hê' tín
chỉ.
Thứ ba, Nhà trường tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đồng

5


thời từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý.

Trên thực tế số sinh viên hệ chính quy đang thực học tai các khố 31, 32,
33 khoảng trên 5000 sô sinh viên được biên chế về gần 100 lớp học, công tác
tổ chức lớp học theo và quy trình quản lý được duy trì thực hiện theo học niên
chế , nội dung các môn học đã triển khai theo học chế tín chỉ. Khố 34 trường
Đại học Luật Hà Nội đã thực hiện đào theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGD&ĐT
quy chế đào tạo đại học cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ngay từ khi
nhập học, sinh viên được chia về các lớp (Lớp truyền thống) do phịng Cơng tác
sinh viên quản lý. Từ học kỳ II năm học 2010 - 2011 học sinh chính thức được
đào tạo theo phương thức tín chỉ. Như vậy trong giai đoạn quá độ chuyển sang
plurơng thức đào tạo theo học chế tín chỉ, cơng tác quản lý người học tại trường
đại học Luật Hà Nội hiện đang đồng thời thực hiện công tác quản lý sinh viên
trên cở sở Quy chế 42/2002/QĐ-BGD ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2002 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v ề đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.
Quy chế công tác học sinh viên trong các trường đào tạo (Ban hành theo Quyết
định số 1584/GD-ĐT ngày 27 tháng 7 nãm 1993) và đồng thời áp dụng công
tác HSSV theo quy chế 42/2007 ngày 13 tháng 8 năm2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Trong quá trình thực hiện triển khai công tác quản lý sinh viên đào
tạo theo tín chỉ một số bất cập đã xẩy ra trong q trình thực hiện.
Cơng tác tổ chức lớp học phần gồm nhiều sinh viên ở các lớp có cùng cua
học, lớp học phần tổn tại trong thời gian ngắn, sự gắn kết giữa các thành viên
trong lớp lỏng lẻo, thời gian hoạt động trong ngày kéo dài từ 7h đén 21h, hiệu
quả hoạt động của ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đồn khơng cao, việc
triển khai các cơng việc mang tính đột xuất rất khó khăn, hệ thồng tin học chưa
phổ cập và phần mền về công tác quản lý sinh viên chưa hoàn thiện như vậy
việc áp dụng công tác quản lý sinh viên không thuận lợi, khó khăn trong khâu
quản lý người học, khó khăn trong việc giải quyết các chế độ, giải quyết quyền
lợi của sinh viên, việc áp dụng các văn bản trong công tác giải quyết chế độ
như học bổng khuyến khích học tập trong đào tạo tín chỉ (Quy chế chưa có quy

6



định cụ thể về điểm TBTHT, Quỹ học bổng của từng học kỳ không thể định
lượng được). Việc triển khai cơng tác tính điểm rèn luyện cho sinh viên , triển
khai công tác khen thưởng kỷ luật sinh viên nay cũng gặp những khó khăn, việc
triệu tập, quy trình xét, ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp cịn nhiều
vấn đề chưa được xá thực. Ngồi ra các hoạt đơng tập thể của sinh viên , hoạt
đọng đồn thể cũng gặp nhiều khó khăn trong q trình triển khai thực hiện.
Như vậy để triển khai thực hiện công tác quản lý sinh viên đào tạo theo họch
chế tín chỉ thì Bộ Giáo dục, trường đại học Luật hà Nội cần có ngay các văn
bản hướng dẫn cơng tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ,
đồng thời trong giai đoạn đầu đang hình thành đào tạo theo phương pháp mới
thì việc quản lý sinh viên cần vận dung những quy định cũ đang còn áp dụng,
chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Chuyên để 2. Thực tiễn công tác quản lý sinh viên trong Trường Đại
học Luật Hà Nội
Trên thực tế số sinh viên đang theo học trong trường Đại học Luật Hà
Nội tai các khoá 31, 32, 33 gần 5000 sinh viên và được biên chế về 100 lớp
học. Về tổ chức quản lý, số sinh viên được biên chế về các lớp học mang tên
lớp của khoa chuyên môn (Lớp sinh viên). Lớp sinh viên được hình thành từ
đầu khố học và duy trì đến cuối khố học. Đây là một tổ chức ổn định để duy
trì tổ chức những sinh hoạt đoàn thể, lao động, xét kết qua rèn luyện, khen
thưởng, kỷ luật giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, học bổng
học phí các thủ tục về hành chính hàng ngày, triển khai các hoạt động của nhà
trường tới sinh viên. Hoạt động quản lý sinh viên trong đào tạo niên chế được
Bộ GD & ĐT quy định cụ thể trong các văn bản phù hợp với phương thức đào
tạo hiện hành. Nhà trường đã phân cấp quản lý đối với các đơn vị cụ thể tham
gia quản lý sinh viên. Công tác sinh viên đã phần nào đã được tin học hoá. Kế
hoạch đào tạo và các hoạt đông tập thể được triển khai đồng bộ và thuận lợi.
-


Bên cạnh những thuận lợi trong công tác quản lý sinh viên đào tạo theo

niên chế cũng cịn một số những khó khăn cụ thể như: Quản lý sinh viên ngoại

7


trú. Số sinh viên ở ngoại trú chiếm khoảng 90%, địa bàn cư trú rộng, các văn
bẳn hướng dẫn chưa cụ thể sự phối hợp giữa nhà trường và chính quyền nơi cư
trú chưa đồng bộ. Ngoài ra việc sự kết hợp quản lý sinh viên giữa nhà trường
và gia đình chưa thường xun, cơng tác giáo viên chủ nhiệm chưa đạt được
hiệu quả. Từ học kỳ II năm học 2010 - 2011 đối với K34 nhà trường đã chính
thức thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, trong thời gian đầu thực hiện công
tác quản lý sinh viên gặp khơng ít những khó khăn.
-

Đào tạo tín chỉ là một phương pháp đào tạo mới, về tổ chức lớp học

Iruyền thống hoàn toàn bị phá vỡ, tổ chức lớp học phần được hình thành gồm
nhiều sinh viên ở các lớp có cùng cua học, thời gian tổn tại của lớp học ngắn,
sự gắn kết lỏng lẻo. Đặc biệt sinh viên chủ động về thời gian, học tập và sinh
hoạt, địa bàn cư trú không ổn định. Công tác cố vấn học tập chưa đạt hiệu quả
cao. Số lượng sinh viên đông, việc triển khai các hoạt động chung và các hoạt
đơng mang tính sự vụ gặp rất nhiều khó khăn, số lượng cán bộ tham gia quản
lý sinh viên còn chưa đủ theo với quy định (Một cố vấn học tập phụ trách từ
15 đến 20 sinh viên từ năm thứ nhất đến kết thúc khoá học, đội ngũ trợ lý các
khoa chuyên môn không tham gia vào công tác quản lý sinh viên như trước).
Đây là những vấn đề bất cập trong công tác quản lý sinh viên cần được quan
tâm và có hướng giải quyết.

Chuyên đề 3. Công tác quản lý sinh viên về giải quyết chê độ chính sách
Hoạt động đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội tiến hành theo quy
chế của Bộ giáo dục & Đào tạo. Công tác quản lý sinh viên nhằm tạo cho sinh
viên được thực hiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng sự
hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Vấn đề giải quyết chế độ chính sách cho sinh viên thực hiện theo Nghị định số
54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của chính phủ. Đối tượng là Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến,
thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Con của người hoạt
động cách mạng trước ngày pitháng 01 năm 1945, con của anh hùng lực


lượng vũ trang nhân dân, con của anh hùng lao động, con của liệt sĩ, con của
thương binh, con của bệnh binh, con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hố học.
Về chính sách ưu đãi đối với sinh viên được áp dụng theo thông tư
16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày20/11/2006 và Nghị định số
38/2009/NĐ-CP ngày23/04/2009. Đối tượng sinh viên có cha mẹ có hộ khẩu
Ihường trú tại vùng cao ít nhất từ 3 nám trở lên, sinh viên là người mổ côi cả
cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, sinh viên là người tàn tật theo quy định của
Nhà nước tại nghị định 81/CP ngày 23tháng 11 năm 1995 và thông tư 34/TTLB ngày 29 tháng 12 năm 1993 của liên Bộ lao động - Thương binh - Xã hội Y tế. Việc đánh giá kết quả rèn luyện tại trường của sinh viên được quy định
rõ trong quy chế 60/2007của Bộ GDĐT ngày 16/10/2007, kèm theo Quyết
định SỐ1551/QĐ-CTSV ngày 18 tháng 08 năm 2009 của Hiệu trưởng trường
Đại học Luật Hà Nội. Việc giải quyết chế độ chính sách cho sinh viên nói
chung và việc giải quyết học bổng, miễn giảm học phí được quy định rõ tại
Quyết định 42/2007 QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng BGDĐT và
Quy định số 07/QĐ- CTSV ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Hiệu trưởng
Irường Đại học Luật Hà Nội quy định về đối tượng, điều kiện, mức học bổng
kliuyến khích học tập:
Học phí 240 OOOđ/tháng. Mức hưởng học bổng loại Khá: 240 OOOđ/tháng,

loại Giỏi: 300.000đ/tháng, loại Xuất sắc: 360.000đ/tháng, mức hưởng học
bổng được áp dụng với sinh viên đủ điều kiện: v ề học tập phải dự thi đầy đủ
tất cả các mơn học (khơng có điểm dưới 5) trong học kỳ và và đạt kết quả học
tập từ loại khá trở lên (tính điểm thi lần 1), sinh viên hỗn thi khơng được xét
học bổng (trừ trường hợp hoãn thi do nhà trường điều động phục vụ cho hoạt
động chung) ngoài ra sinh viên phải đạt kết quả rèn luyện từ loại khá trở lên
và không bị kỷ luật từ khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng. Trong
quá trình học tập tại Trường sinh viên hệ chính quy được hưởng chế độ miễn
giảm học phí trong đào tạo, căn cứ vào Điều 31 Nghị định 54/2006/NĐ-CP

9


ngày 26 tháng 5 năm 2006 của chính phú, Căn cứ thông tư liên tịch số
16/2006/TTLT- BLĐTBXH- BGDĐT- BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 Liên
bộ hướng dẫn thực hiện, Điều 31 Nghị định số 54/2006/NĐ- CP ngày 26
tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo
đối với người có cơng với cách mạng và con của họ. Trong quá trình thực hiện
việc giải quyết các chế độ, chính sách của sinh viên trong đào tạo theo học chế
tín chỉ cũng có nhiều những bất cập trong q trình hồn thành theo đúng kế
hoạch thời gian (Do việc triển khai tới sinh viên không thể thận lợi như trong
đào tạo theo niên chế, một số những quy định ĐTBC học tập để tính học bổng
khuyến khích học tập cịn chưa đồng bộ)
Chuyên đề 4 + 5. Công tác quản lý sinh viên đối với việc đánh giá
kết quả rèn luyện, giải quyết học bổng, miễn giảm học phí trong đào tạo
theo học chê tín chỉ
Hiện nay các trường đã bước đầu thực hiện Quy chế 43/2007 về đào tạo
Iheo học chế tín chỉ, đổng thời cơng tác quản lý sinh viên thực hiện theo
Quyết định 42 ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào
lạo ban hành quy chế công tác học sinh sinh viên các trường Đại học Cao

đáng và Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Gọi tắt là Quy chế 42).
Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên được quy định tại điều 11 Quy chế
60/2007 ngày 16/10/2007, Kết quả rèn luyện của sinh viên là điều kiện tiên
quyết trong việc xét cấp học bổng khuyến khích của sinh viên. Hiện nay nhà
Irường đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, mơ hình lớp truyền thống
bị phá vỡ, cán bộ lớp hoạt động khó khăn và khơng có nhiều hiệu quả, sự gắn
kết các thành viên trong lớp hạn chế dẫn đến việc bình xét cịn thiếu chính
xác. Quy trình xét cũng bị phá vỡ vì các khoa chun mơn khơng tham gia
vào hoạt động quản lý sinh viên nữa. Việc chuyển đổi CƯ cấu tính điểm
TBC(Điểm trung bình chung học tập) từ số sang chữ với mức độ khác nhau
(Đào tạo theo tín chỉ điểm TBC học kỳ có 5 mức. Điểm TBC học kỳ để tính
điểm rèn luyện của sinh viên theo bảng đánh giá kết quả rèn luyện có 7 mức

10


khác nhau).
Căn cứ quyết định số 42/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ
trưởng Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học học
tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu,
các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân và Quy định số 07/QĐ-CTSV ngày 4/01/2010 của Hiệu trưởng
trường đại học Luật Hà Nội Quy định về đối tượng, điều kiện mức học bổng
khuyến khích học tập.
Quy trình xét học bổng khuyến khích học tập được tiến hành định kỳ
theo tùng học kỳ. Phịng Cơng tác sinh viên là đơn vị được Ban giám hiệu giao
cho nhiệm vụ thanvmưu giúp Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch và các đề án
xét học bổng cho sinh viên.
Trong quá trinh thực hiện xây dựng kế hoạch học bổng khuyến khích
học tập cho sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ cịn một số những

bất cập như.
- Định lượng quỹ học bổng khuyến khích học tập của từng học kỳ (Tối
thiểu bằng 15% số thu học phí theo tín chỉ). Việc quy chế 43(điều32) quy
định về cách chuyển đổi điểm chữ ra điểm số để tính điểm trung bình
chung học kỳ.
A tương đương với 4
B tương đương với 3
c tương đương 2
D tương đương với 1
F tương đương với 0
- Với cách quy đổi này chúng ta có thể tính được điểm trung bình chung
học tập của một sinh viên tuy nhiên Quy chế lại khơng quy định rõ mức điểm
trung bình trung như thế nào thì sinh viên xếp loại học tập gì nên khó khăn
trong việc tiến hành xét học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên.

11


Chuyên để 6. Công tác quản lý sinh viên đối vói việc khen thướng, kỷ
luật và sinh viên nội, ngoại trú
Vấn đề kỷ luật, khen thưởng trong đào tạo theo học chế tín chỉ đều được
thực hiện theo quy chế 42 về các khung phạt và trình tự thủ tục được áp đúng
nliư trong đào tạo theo niên chế. Song một vấn đề bất cập xảy ra trong quá
Irình thực hiện công tác này là:
- Thứ nhất, lớp học phần được hình thành gồm nhiều sinh viên của các
lớp, ihời gian sinh hoạt gần gũi ngắn, sự gắn bó khơng còn việc nắm bắt về
thái độ, hành vi, ý thức tổ chức đạo đức trong sinh hoạt và học tập của các
thành viên trong lớp khó được tập thể lớp xác định chính xác.
- Thứ hai, khi có các cơng việc mang tính đột xuất thì việc triệu tập sinh
viên và tập thể lớp là vơ cùng khó khãn trong hoàn cảnh hiện nay.

Ngày 19 Iháng 10 năm 2009 Bộ giáo và Đào tạo đã có thơng tư
27/2009/TT-BGD ĐT Ban hành Quy chế ngoại trú của của học sinh, sinh viên
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy. Trên
thực tế số sinh viên được ở nội trú trong trường chiếm khoảng trên 10%, số
sinh viên tự túc nơi ăn chốn ở để học học tập chiếm số đông như vậy công tác
quản lý sinh viên ngoại trú cũng gặp nhiều khó khăn trong khi sự phối hợp
giữa các đơn vị có chức năng quản lý ở địa bàn nơi sinh viên cư trú và nhà
trường chưa có cơ chế phối hợp thường xuyên, việc sinh viên thuê nhà ở lại
thường xuyên biến động. Công tác quản lý sinh viên ngoại trú phải được triển
khai ngay từ khi sinh viên nhập học thông qua bản kê khai thông tin các nhân,
đồng thời cần làm tốt công tác động viên tư tưởng lập trường và hướng dẫn cụ
thể các thủ tục được quy định trong các vãn bản của trường, Bộ GD và ĐT và
các văn bản của Công an thành phố về quyền và trách nhiệm của sinh viên ở
ngoại trú trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chuyên đề 7 + 8 + 9 + 10. Phân định trách nhiệm quyền hạn của các
đưn vị trong công tác quản lý sinh trong đào tạo theo học chê tín chỉ
Đào tạo theo học chê tín chỉ là bước chuyên đổi hoàn toàn mới trong
12


cóng nghệ đào tạo đại học ở nước ta. Cơng tác quản lý sinh viên là hoạt động
đa dạng phức tạp và hết sức khó khăn, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất
lượng đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ ở các loại hình đào tạo. Chính vì vậy
thực hiện đào tạo theo quyết định 43/2007 và quản lý sinh viên Quyết định
42/2007 của bộ GD&ĐT về quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín
chỉ. Trường đại học Luật trong giai đoạn hiện nay cần có sự chỉ đạo, sự phối
kết hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo, Phịng Cơng tác Sinh
viên Các khoa chun mơn, Phịng Tài chính kế tốn Trung tâm Tin
học,Trung tâm Thơng tin Thư viện. Ngồi các chức năng cụ thể của của các
đơn vị tham gia quản lý đã được quy định tại tiêu chuẩn chất lượng đào tạo

ISO 9001:2000 của Trường Đại học Luật Hà Nội các Điều 28 về nhiệm vụ,
quyền hạn của phòng Đào tạo, Điều 29 nhiệm vụ quyền hạn của phòng Cơng
tác sinh viên, Điều 31 quy định của Phịng Tài chính kế tốn, Điều 40 nhiệm
vụ của Trung tâm tin học, Điều 43 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Trung
tâm Thông tin Thư viện và đặc biệt Điều 14 quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của các khoa. Như vậy trên cơ sở chức năng và quyền hạn của các đơn vị trong
trường tham gia vào công tác quản lý sinh viên đào tạo tín chỉ cần được điều
chỉnh về chức năng, quyền hạn của cán bộ khoa chuyên môn tham gia quản lý
sinh viên, đổng thời cần quan tâm đến chế độ phù hợp đối với cán bộ tham gia
cỏng tác quản lý sinh viên trong đào tạo tín chỉ.
M ột số kiến nghị và giải pháp về công tác quấn lý sinh viên trong đào
tạo theo học chê tín chỉ:
-

Đào tạo theo học chế tín chỉ là cơng nghệ đào tạo đại học tiên tiến,

phương pháp đào tạo hoàn toàn mới, hiện nay việc áp dụng đào tạo tín chỉ
đang trong giai đoạn đầu mơ hình tổ chức quản lý sinh viên có nhiều bất cập
từ văn bản hướng dẫn, đến cách thức thực hiện, công tác quản lý sinh viên gặp
rất nhiều khó khăn chính vì vậy trong quá trình thực hiện cần đến sự chỉ đạo
linh động vừa làm vừa học vừa rút kinh nghiệm nhằm đạt được mục tiêu đào
tạo đồng thời cần vận dụng mọi điều kiện cho phù hợp với thực tế của nhà

13


trường, xã hội. Chính vì lẽ đó qua nội dung nghiên cứu của các chuyên đề, đề
tài muốn đề câp đến một số vấn đề và hướng giải quyết về công tác Quản lý
sinh viên giai đoạn 2009-2010 trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường
Đại học Luật Hà Nội như sau:

Thứ nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải có các văn bản cụ thể hướng
dẫn công tác quản lý sinh viên phù hợp với Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT,
ngày 13/8/2007 (Quy chế về đào tạo đại học và Cao đẳng theo hệ thống tín
chỉ). Quy chế 42/2007 ngày 15/7/2007 và các văn bản hướng dẫn về xét điểm
rèn luyện, tính học bổng khuyến khích học tập, nội ngoại trú của sinh viên có
nhiều điều khơng cịn phù hợp với công tác quản lý sinh trong đào tạo tín chỉ.
Trong tình hình hiện nay giai đoạn đầu của áp dụng phương thức đào tạo theo
học chế tín chỉ, sự cần thiết nhất là có sự chỉ đạo của Ban giám Hiệu nhà
trường và người trực tiếp chịu trách nhiệm chính chỉ đạo cơng tác sinh viên
tồn trường là đổng chí Hiệu trưởng. Cần có sự phân định cụ thể nhiêm vụ của
các đơn vị tham gia công tác Quán [ý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín
chỉ. Trên cơ sở đó các đơn vị tham gia quản lý cần có mối liên kết hỗ trợ với
nhau thành một chu trình đổng bộ trong quá trình quản lý.
Thứ hai, tổ chức lớp học, lấy lớp học truyền thống làm nền tảng trong
suốt quá trình sinh viên học tập tại trường, mặt khác trường cũng cần có cơ
chế tiếp nhận, công nhận kết quả điểm những học phần đúng với các quy định
của Bộ Giáo dục và Đạo trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
Thứ ba, xây dựng chức năng nhiệm vụ của hệ thống trợ lý và cố vấn học
tập các khoa chuyên môn tham gia quản lý sinh viên. (Khoa chun mơn có
đội ngũ giáo viên người tiếp súc trực tiếp đến sinh viên. Có các cố vấn học tập,
trợ lý khoa, ngoài ra giáo viên cịn có bản đề cương mơn học, đây cũng là một
phương tiện quan trọng để quản lý sinh viên).
Thứ tư trong kế hoạch giảng dạy (Phòng Đào tạo) cần bổ sung lịch cụ thể
theo tuần, tháng, học kỳ để sinh viên duy trì sinh hoạt lớp, đổng thịi triển khai
các hoạt động của nhà trường và xã hội. Đổng thời xây dựng lịch học của các

14


học phần bắt buộc trên cơ sở nhóm các lớp học truyền thống nhằm duy trì

được sư gắn bó, duy trì , tronghọc tâp và sinh hoat của các thành viên trong

Thứ năm, cần xây dựng phần mền tin học về cơng tác Quản lý sinh viên
tiện ích, thống nhất nhằm tạo sự đồng bộ trong việc quản lý sinh viên của,
Phịng Đào tạo. Phịng cơng tác sinh viên, Phịng Tài chính, Khoa chun
mịn, Trung tâm Tin học và Trung tâm Thông tin Thư viện nhằm giảm tải
quản lý sinh viên theo phương pháp cơ học (Quản lý sinh viên thơng qua kết
quả điểm của các tín chỉ, quy chế học tập, những yêu cầu cụ thể của của người
thầy trong quá trình học và dạy, giảm việc quản lý sinh viên bằng biện pháp
hành chính). Đổng thời là phương tiện hỗ trợ cho cơng tác Đồn, Hội sinh
viên trong cơng tác quản lý sinh viên đào tạo tín chỉ.
Thứ sáu, Phịng Cơng tác sinh viên là đơn vị tham mưu cho Ban giám
hiệu trong chỉ đạo quản lý sinh viên và chịu trách nhiệm về các công tác tổng
hợp, đánh giá và triển khai các hoạt động quản lý sinh viên liên quan đến học
tập, đời sống chính trị tư tưởng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của sinh viên
phối kết hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Hội sinh viên triển
khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động phong trào khác trong
thời gian sinh viên sống và học tập tại trường.

15


PHẦN T H Ứ B A

CÁC CHUYÊN ĐỂ NGHIÊN c ứ u


Chuyên để 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN c ơ BẢN
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ VÀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ

SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHÊ TÍN CHỈ
ThS. N G U Y ỄN VĂN PHÚ
Trường Đại học Luật Hà Nội
1. Căn cứ pháp lý vê học chê tín chỉ
Trong những năm gần đây khi xu hướng tồn cầu hố diễn ra trong mọi
mặt đời sống xã hội, việc cải cách giáo dục đại học là vấn đề cấp thiết phải đặt
ra. Ngày 30/ 07/2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số
31/2001/Q Đ -BG D & Đ T về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công
nhận tốt nghiệp Đ ại học, Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ. Thực
hiện Luật Giáo dục năm 2005, Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường đại
học, cao đẳng chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín
chỉ. Đ ây được coi là m ột cuộc cách mạng thay đổi công nghệ đào tạo từ hình
thức niên chế đã tồn tại nhiều năm thay vào đó là m ột phương pháp có đầy đủ
những ưu việt m à các nước tân tiến trên thế giới đang áp dụng. Ngày
15/08/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo Đại
học và Cao đẳng hệ chính quy kèm theo Q uyết định số 43/2007/QĐBGD& ĐT về việc Ban hành “Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ” nhằm chỉ đạo các trường đại học cao đẳng chuyển
đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Đây là m ột trong bẩy
bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục Đại học giai đoạn 2006 2020 đồng thời Bộ giáo dục cũng khẳng định năm 2010 tất cả các trường đại
học trong toàn quốc phải chuyển đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
2. Những ưu điểm của đào tạo theo học chê tín chỉ
Hiện nay đào tạo Đại học phương thức học chế tín chỉ được hầu hết các

16


nước tiên tiến trên th ế giới áp dụng. Đây là một quy trình đào tạo mềm dẻo,
khơng bị giới hạn về thời gian học tập, sinh viên phải tích luỹ khối lượng kiến
thức đã được quy định thì tốt nghiệp ra trường.
Đ ào tạo theo học chế tín chỉ phát huy cao tính chủ động cho sinh viên

trong quá trình học người học có quyền lựa chọn cho m ình một chương trình
học phù hợp với năng lực chủ động về quá trình học, thời gian phù hợp, lựa
chọn kiến thức để trang bị cho bản thân sau khi tốt nghiệp ra trường.
Đ ào tạo theo học chế tín chỉ lấy người học làm trung tâm người học có
quyền lựa chọn: Học cái gì, học lúc nào, học ở đâu và học ai, nét đặc trưng
của hệ thống tín chỉ là kiến thức được cấu trúc thành các học phần, do đó việc
tổ chức lớp học theo học phần, cụ thể đầu mỗi học kỳ sinh viên đăng ký các
mơn học thích hợp với năng lực và hồn cảnh của mình.
Đào tạo theo học chế tín chỉ các trường đại học lớn đa lĩnh vực có thể tổ
chức chung cho sinh viên nhiều trường nhiều khoa tránh các môn học trùng
lặp, ngồi ra sinh viên có thể học các môn học lựa chọn ở các khoa khác.
Học ch ế tín chỉ cịn cho phép sử dụng đội ngũ giáo viên giỏi nhất và
phương tiện hỗ trợ giảng dạy tốt nhất để giảng dạy.
Người học có thể học nhanh hơn, hay m uộn hơn so với tiến độ bình
thường, người học được chủ động về mặt thời gian, người học có thể vừa học
vừa làm, có thể thay đổi chuyên ngành ngay giữa tiến trình học m à khơng phải
học từ đầu.
Học ch ế tín chỉ cịn tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sinh viên giữa các
trường trong nước và trên thế giới, các chương trình liên kết đào tạo.
Đào tạo theo tín chỉ tạo cho sinh viên có tính chủ động sáng tạo, khơng
cịn tình trạng sao chép Coppy luận văn, không gây quá tải ồ ạt trong tuyển
sinh như m ơ hình đào tạo theo niên chế, tránh được tình trạng cào bằng trong
quá trình học của sinh viên trong suốt quá trình học tại trường.
H iện nay việc áp dụng đào tạo theo học chê tín chỉ đã được áp dụng
thực hiện cho các trường đại học và cao đẳng hệ chính quy.

17


Nội dung bao gồm: Tổ chức đào tạo, kiểm tra thi và công nhận tốt

nghiệp (Điều 1 Q uy chế 43/2007/QĐ -BG DĐ T). Các trường xây dựng chương
trình dựa trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành. Đ ào tạo theo học chế tín chỉ vẫn dựa trên chương trình được cấu trúc từ
các học phần thuộc kiến thức giáo dục đại cương giáo dục chuyên nghiệp.
Kết cấu môn học được thể hiện bằng các học phần và tín chỉ: Học phần là
khối lượng kiến rhức thuận lợi cho sinh viên tích luỹ trong q trình học tập
(Các học phần thường có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ). Có 2 loại học phần:
Học phần bắt buộc và Học phần tự chọn.
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 đến 45 tiết học
thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 đến 90 giờ thực hành tại cơ sở, 45
đến 60 giờ làm tiểu luận bài tập lớn hoặc đồ án tốt nghiệp. Một tiết học được
tính bằng 50 phút (Đ iều 3 Quy chế 43).
Thời gian đào tạo trình độ đại học được quy định từ 4 đến 6 năm. Thời
gian hồn thành chương trình khơng q 6 năm đối với khoá học từ 3 đến dưới
5 năm. Đối với khoá học từ 5 đến 6 năm không vượt quá 9 năm.
Sinh viên đăng ký học theo các hình thức * Đăng ký sớm (Được thực
hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ là 2 tháng).* Đăng ký bình thường (được
thực hiện trước học kỳ 2 tuần) * Đăng ký m uộn (Được thực hiện trong 2 tuần
đầu của học kỳ). Khối lượng học tập tối thiểu m à m ỗi sinh viên phải đăng ký
trong m ỗi học kỳ là 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ trừ học kỳ cuối khố, đối với
sinh viên có sức học bình thường. 10 tín chí cho mỗi học kỳ đối với sinh viên
có học lực xếp loại yếu (Sinh viên xếp loại học lực yếu đăng ký không q 14
tín chỉ).
T rong q trình học tại trường sinh viên được quyền đẩy nhanh tiến độ
học tập hay giảm bớt khối lượng tín chỉ nhằm tăng tính chủ động phù hợp với
điều kiện, khả năng, thời gian của sinh viên. Đào tạo theo học chế tín chỉ việc
xél cho sinh viên nghỉ học tạm thời buộc thôi học và m ột số quyền của sinh
viên vẫn được quy định cụ thể tại điều 13 (Nghỉ ốm ) Điều 14 (Xếp hạng năm

18



×