Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đấu tranh phòng chống tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.86 MB, 81 trang )


B ỹ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B ộ ru PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TR Ầ N N G Ọ C ĐƯỜNG

ĐẤU TRANH PHỊNG CHỚNG TỘI PHÁ HUỶ
CƠNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN QUAN TRỌNG
_
____ ______ ________ _______ _ _
? , ______ A ___ __
_ ________
VỂ AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
^

L U Ậ N V Ă N TH Ạ C SỸ L U Ậ T H Ọ C

CHUYÊN NGÀNH: TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐIÈU TRA TỘI PHẠM
MÃ SÓ
: 60.38.70

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG VINH

THƯ VIỆN
TRƯỞNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀNÔI
PHONG Đ O C
9 Ọ




.......

J I_£zx

HÀ NỘI, 2009


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1-3

Chương 1. Tình hình, nguyên nhàn và điều kiện của tội phá hủy 4-49
cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở Việt
nam
1.1. Tình hình tội phá hu v cơng trình, phương tiện quan trọng vê 4-30
an ninh quốc gia ở Việt \ a m trong thòi gian từ 2001-2007
1.1.1. Thực trạng và diễn biến của tội phạm phá huỷ cơng trình, 4-17
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia từ năm 2001-2007
1.1.1.1. Thực trạng của tình hình tội phạm phá huỷ cơng trình, 4-15
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
1.1.1.2. Diễn biến của tình hình tội phạm phá huỷ cơng trình, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia

15-17

1.1.2. Cơ cấu và tính chất của tội phá huỷ cơng trình, phương tiện

quan trọng về an ninh quốc gia

17-25

1.1.3. Nhân thân người phạm tội phá huỷ cơng trình, phương tiện 26-30
quan trọng về an ninh quốc gia
1.2. N guyên nhân, điều kiện của tội phá huỷ cơng trình, phương 30-49
tiện quan trọng vê an ninh quốc gia
1.2.1. Nguyên nhân, điều kiện về kinh tế- xã hội

30-33

1.2.2. Nguyên nhân, điều kiện về văn hóa, giáo dục

33-37

1.2.3. Nguyên nhân, điều kiện thuộc về nhận thức và công tác tuyên 37-39
truyền pháp luật
1.2.4. Nguyên nhân, điểu kiện liên quan đến yếu kém trong hoạt 39-42
động quản lý nhà nước các cơng trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia nói riêng cũng như trong bảo đảm an ninh, trật tự nói
chung
1.2.5. Nguyên nhân, điều kiện liên quan đến yếu kém trong
đấutranh
chống tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc

42-49


Chương 2. Dự báo và các giải pháp phòng ngừa tội phá huỷ cơng 50-71

trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở Việt Nam
2.1. D ự báo tình hình tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan 50-54
trọng về an ninh quốc gia ở Việt Nam trong thời gian tới
2.2. M ột số giải pháp nâng cao hiệu quả phịng ngừa tình hình tội 54
phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở
Việt Nam
2.2.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội

55-58

2.2.2. Giải pháp về văn hoá - giáo dục

58-61

2.2.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức và tuyên truyền pháp luật

61-63

2.2.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước 63-65
các cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nói riêng
cũng như về trật tự, an tồn xã hội nói chung
2.2.5. Giải pháp về đấu tranh chống tội phạm phá huỷ cồng trình, 65-71
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
KẾT LUẬN
DANH MƯC TÀI LIÊU THAM KHẢO

72-73


C Á C C H Ữ V IẾ T T Ắ T T R O N G L U Ậ N V Ă N


BLHS

Bộ luật hình sự

BC, VT, ĐL, ĐS

Bưu chính, viễn thơng, điện lực, đường sắt

PHCTPTQTVANQG

Phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia

TANDTC

Toà án nhân dân tối cao

VKSNDTC

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao


PHẦN MỞ ĐẨU
] . Tính cấp thiết của đề tài
Các cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có vị trí quan
trọng trong đời sống xã hội, là nền

Lang


vật chất để thực hiện sự nghiệp cơng

nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đồng thời, giữ vị trí quan trọng trong nền an
ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong thcd gian qua, tình hình tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia diễn biến phức tạp và có chiều
hướng gia tăng về số vụ với tính chất và mức độ hậu quả ngày càng nghiêm
trọng. Số vụ và số người phạm tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia xảy ra ngày càng nhiều, trong đó, số vụ phạm tội dưới hình
thức đồng phạm ngày càng lớn. Hậu quả do hành vi phạm tội này gây ra cho xã
hội, cho an ninh quốc gia là đặc biệt nghiêm trọng. Theo thống kê của Toà án
nhân dân tối cao, trong những năm qua, số vụ phạm tội được đưa ra xét xử theo
tội danh phá hu* cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ngày
càng gia tăng, diễn biến rất phức tạp; cụ thể là: năm 2002 xét xử 74 vụ với 120
bị cáo; năm 2003 xét xử 70 vụ với 139 bị cáo; năm 2004 xét xử 152 vụ với 332
bị cáo; năm 2005 xét xử 253 vụ với 550 bị cáo; năm 2006 xét xử 394 vụ với 960
bị cáo; năm 2007 xét xử 626 vụ v á 1.685 bị cáo. Đối tượng phạm tội này thuộc
mọi lứa tuổi; nhiều trường hợp phạm tội do thiếu hiểu biết nhưng lại gây ra hậu
quả rất nghiêm trọng. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phá huy cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia thời gian qua đạt được nhiều kết
quả quan trọng nhưng cũng đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm hạn chế
hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, cần phải được tổng kết rút kinh
nghiệm. Tuy nhiên, về mặt lý luận, việc nghiên cứu tình hình tội phá huỷ cơng
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia cũng như nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm này để từ đó tìm ra những giải pháp phịng
ngừa thiết thực, hiệu quả lại chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đúng
mức. Xuất phát từ đòi hỏi của cả lý luận và thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Đấu tranh phồng chống tội phá huỷ công trinh, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia ở Việt Nam trong giai đoạn hiện n a y” cho luận văn cao học
của mình.



2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia mới chỉ được đề cập chủ yếu dưới góc độ luật hình sự như trong
giáo trình của các cơ sở đào tạo luật, các bình luận khoa học BLHS... mà chưa
có cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, tồn diện dưới góc độ tội phạm
học để tìm ra các giải pháp phịng ngừa thiết thực, hiệu quả đối với tội phạm
này.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đ ối tượng nghiên cứu: tình hình tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia; nguyên nhân, điều kiện của tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia và các biện pháp phòng ngừa tội
phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu dưói góc độ tội phạm học,
giới hạn nghiên cứu tình hình tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia trên địa bàn toàn quốc trong 7 năm gần đây (từ 2001-2007).
4. Phương pháp, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Phưưng pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu dược sử dụng
trong luận văn bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh...
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả phịng ngừa tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc
gia ở Việt Nam trong g ai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm
vụ cụ thể sau:
+ Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tình hình tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở Việt Nam từ năm 2001-2007.
+ Xác định nguyên nhân, điều kiện của tội phá huỷ cơng trình, phương

tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở Việt Nam từ năm 2001-2007.


3
+ Dự báo tình hình tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia xảy ra ở Việt Nam trong thời gian tới.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phá
huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Dưới góc độ tội phạm học, luận văn sẽ phân tích tình hình tội phá huỷ
cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trong thòi gian từ năm
2001 đến năm 2007, xác định các nhóm nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh
tội phạm này, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả
phịng ngừa tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
ở Việt Nam trong thời gian tới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu bao gồm 2 chương:
Chương 1. Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội phá huỷ cơng
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở Việt Nam.
Chương 2. Dự báo và các biện pháp phòng ngừa tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia ở Việt Nam.


4
CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ Đ lỂU KIỆN
CỦA TỘI PHÁ HỦY CƠNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN QUAN TRỌNG
VỂ AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
1.1. Tình hình tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an
ninh quốc gia ở Việt Nam trong thời gian từ 2001-2007
1.1.1. Thực trạng và diễn biến của tội phá huỷ cơng trình, phương

tiện quan trọng về an ninh quốc gia từ năm 2001-2007
1.1.1.1. Thực trạng của tình hình tội phá huỷ cơng trình, phương tiện
quan trọng vê an ninh quốc gia
Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao từ năm 2001-2007 cho
thấy, Toà án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 1.595 vụ án phạm tội phá huỷ
cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia với tổng số 3.878 bị cáo.
Trung bình hằng năm trên cả nước có hơn 227 vụ với 554 bị cáo phạm tội phá
huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia bị xét xử sơ thẩm.
Dưới đây là bảng số liệu thể hiện số vụ án và số bị cáo phạm tội phá huỷ
cơng trình, phương tiện quan trong về an ninh quốc gia được xét xử sơ thẩm
trên cả nước từ năm 2001-2007.
Bảng sô L.l. SỐ vụ và s ố bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội phá huỷ cơng
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia từ năm 2001-2007
N ăm

Số vụ

Số bị cáo

2001

26

92

2002

74

120


2003

70

139

2004

152

332

2005

253

550

394

960

2007

626

1.685

Tổng cộng


1.595

3.878

2006

-

(Nguồn: S ố liệu của TANDTC)


5
Từ sơ liêu này, chúng ta có thể tính được chỉ sô tội Đhạm (hệ sô tội p h ạrr'
của tội phạm này như sau:
Bảng sỏ 1.2. Chỉ s ố tội phạm phá huỷ cơầậ trình, phương tiện quan trọng
vê an ninh quốc gia
Năm

Số dân

Sô vụ/ J00.000 dân

Sỏ bị
cáo/100.000 dân

(người)
2001

78.600.000


0,03

0,11

2002

79.700.000

0,09

0,15

2003

80.900.000

0,08

0,17

2004

82.000.000

0,18

0,40

2005


83.100.000

é,30

0,66

2006

84.100.000

0,46

1,14

2007

85.100.000

(,73

1,98

(Nguồn: S ố liệu cua Tổng cục Thống kê, TANDTC)
Từ số liêu này chúng ta thấy, chỉ số tội phan phá huỷ cơng trình, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia là khơng cao nhưng có sự gia tăng theo từng
năm, đặc biệt chỉ số tội phạm này ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Để có thể thấy đ ư r : rõ hơn thưc trạng của tình hình tội phạm phá huỷ
cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, chúng ta cần so sánh
thực trạng của tình hình tội phạm này trong mối tương quan với thực trạng của

tình hình tội phạm nói chung cũng như với tình hình các tội xâm phạm an tồn
cơng cộng, trật tự cơng cộng nói riêng trên địa bồn cả nước. Trong thời gian 7
năm qua, trên địa bàn cả nước đã đưa ra xét xử 340.348 vụ phạm tội nói chung
với 526.988 bị cáo. Như vậy, so với tổng số vụ phạm tội nói chung thì tỷ lệ tội
phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia chiếm 0,46%
(1.595 vụ/340.348 vụ). Cũng trong thời gian trên, so với tổng số các vụ xâm
phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng thì tỷ lệ tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia chiếm 2,56% (1.595 vụ/ 62.239 vụ).
Nhìn chung, so với tổng số các vụ phạm tội nói chung và với các vụ phạm tội
xâm phạm an toàn cơng cộng, trật tự cơng cộng thì tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia chiếm tỷ lệ không lớn (xem biểu đồ số


6
1.1, biểu đồ số 1.2). Tuy nhiên, so với cơ cấu dự jLệu của tình hình tội phạm được
quy định trong BLHS năm 1999 thì cơ cấu thực tẽcủa tình hình tội phạm phá huỷ
cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh q' gia lớn hơn. BLHS năm 1999
có 263 điều luật quy định về các tội phạm cụ thể; heo đó, tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia chiếm0,38% (1/263), trong khi đó, cơ
cấu thực tế của tình hình tội phạm này so với tổnị số các tội phạm nói chung lại
lên tới 0,46%. Chương XIX BLHS năm 1999 qu* định về các tội xâm phạm an
tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng có 55 điều luật; iheo đó, tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia chiếm 1,81% (1/55). Trong khi đó, cơ
cấu thực tế của tình hình tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia so với các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng lại là
2,56%.
Dưới đây là bảng số liệu chi tiết về số vụ cũng như số bị cáo của tội phá
huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an niah quốc £ja, của tội phạm nói
chung và của các tội xâm phụm an tồn cơng Ong, trật tự cơng cộng trên cả
nước theo từng năm (từ năm 2001-2007).

B ảng số 1.3. S ố vụ, s ố bị cáo của tội phắ huỷ cồng trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia so với s ố vụ, s ố bị cáo của tội phạm nói chung
Năm

Tội phá huỷ
CTPTQTVANQG (1)

Tội phạm nói chung (2)

Tỷ lệ % (l)/(2)

Số vụ/S5 bị cáo

Số vụ/sõ bị cáo
2001

26/92

41.265/58.221

0,06%/0,15%

2002

74/120

43.012,61.256

0,17%/0,19%


2003

70/139

45.949/68.365

0,15%/0,20%

2004

152/332

48.287J5.435

0,31%/0,44%

2005

253/550

49.935/79.378

0,50%/0,69%

2006

394/960

56.137/91.379


0,70%/l,05%

2007

626/1.685

55.763/92.954

1,12%/1,81%

Tông cộng

i.595/3.878

340.348/526.988

0,46%/0,73%

(Nguồn: Sô'liệu của TANDTC)


7
Bảng số 1.4. Sô vụ, sô' bị cáo của tội phá h cơng trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia so với số vụ, số bị cáo của các tội xâm phạm an
tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng
Năm

Tội phá huỷ
CTPTQTVANQG (1)
Số vụ/số bị cáo


Các tội xâm phạm
ATCCTTCC (2)
So vụ/Số bị cáo

Tỷ lệ % (l)/(2)

2001

26/92

5.852/8.286

0,44%/l,ll%

2002

74/120

6.243/9.042

1,18%/1,32 %

2003

70/139

6.388/11.793

1,09%/1,17%


2004

152/332

9.179/16.735

1,65%/1,98%

2005

253/550

10.071/20.276

2,51%/2,71 %

2006

394/960

11.176/22.089

3,52%/4,34%

2007

626/1.685

13.330/28.356


4,69%/5,94%

Tổng
cộng

1.595/3.878

62.239/116.577

2,56%/3,32%

(Nguồn: Số liệu của TANDTC)
Căn cứ vào số liệu được tính tốn trong bảng thống kê trên đây, chúng ta
cố các biểu đồ so sánh sau đây:
Biểu đổ số 1.1. Sỏ vụ phạm tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia và số vụ phạm các tội p hạm khác

99.54%

0.46%

□ Số vụ phạm tội khác ■ số vụ P H C TPTQ T VANQG

(Ngiíiồn: Sốỉiệu của TANDTC)


8
Biểu đổ sỏ 1.2. Sô' vụ phạm tội phá huy cơng trình, phương tiện quan
trọng vê an ninh quốc gia và số vụ phạm tội xâm pham an tồn cơng cộng, trật

tự công cộng khác

07 .44%

2 . 58%

■ Sổ vụ

H C TP TQ T VANQG □ s ố vụ : âm phạm A T C C T T C C

(Nguồn: Số liệu của TANDTC)
Biểu đồ số 1.3. So sánh số vụ phạm tội phá huỷ cơng trình, phươỉig tiện
quan trọng về an ninh quốc gia vén số vụ phạm tội xâm phạm an tồn cơng
cộng, trật tự rơng cộng và với sô'vụ phạm tội nới chung
60,000

50.000

40.000

30.000

20.000

10,000

0
2001

2002


2003

2004

2005

□ S ố vụ phạm tội nói chung □ s ố vụ xâm phạm A T C C T T C C

2006

2007

■ s ố vụ P H C T P T Q T V A N Q G

(Nguồn: Số liệu của TANDTC)
Biểu đồ ô> 1.4. So sảnh số bị cáo phạm tội phá huỷ công trình, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia với sơ bị cáo phạm tội xâm phạm an tồn
cơng cộng, trật tự công cộng và với số bị cáo phạm tội nói chung


9
100,000

90.000
**
s

:


80.000
n T-n

'

70.000

90
V 1

1

i

'

D'"

K

:

60.000
Đ

50.000

5

' ãcV


v

iớK



v ớ

y

'V

30.000

-

:

%a

J3

o

aô"i

*s

E


* I



li

E

0

-

*
2001

1

2002

S bị c á o p h g m tội nól chunQ

Ỹ\

.I.ĩr

V %

'. '




Iv

ịm



■■■

l*

'

■"

ỄV

»“

:.

11 pm

1
1
111i1 1 1

2003


2005

20.000
10,000

ỉị



ỉ"
-Ị ị

:

«


V

40.00 0

'ị ẵ

2004

E s ố bj c á o x â m p h a m A T C C T T C C

2006

, 1


2007

■ s ổ bj c á o P H C T P “Q T V A N Q G

(Nguồn: Sô'liệu của TANDTC)
Để thấy rõ hơn thực ưạng tình hình tội phạm phá huỷ công tmh, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia, chứng ta hãy xem xét tương qum giữa thực
trạng tình hình tội phạm này với thực trạng tình hình một số tội pb m khác mà
có những nét tương đổng về hành vi khách quan, đó là tộ- trộm cắp tài sản và tội
huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Bảng số 1.5. Sô'vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm hình sự về tội phá huỷ
cơng trình, phtíímg tiện quan trọng về an ninh quổc gia, tội trộm eắp tài sần vờ
tội huỷ hoự' hoặc c ố ý làm hư tiong tài sản
Năm

Tội
PHCTPTQTVANQG
SỐvụ/số bị cáo

Tội trộm cáp tài sán
SỐvụ/sô bị cáo

2001

26/92

11.393/16.265

Tội huỷ hoại hoặc

cố ý làm hư hỏng
tài sản
SỐvu/số bi cáo
483/736

2002

74/120

11.498/16.117

442/656

2003

70/139

11.212/16.175

271/723

2004

152/332

12.123/17.846

561/856

2005


253/550

14.009/21.014

762/1.197

2006

394/960

15.591/23.998

894/1.537

2007

626/1.685

14.273/21.838

1.117/2.008

Tổng cộng

1.595/3.878

90.099/133.253

4.530/7.713


(Nguồn: Số liệu của TANDTC)


10
Nhìn chung, số vụ và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm hình sự của tội phá huỷ
cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia thấp hơn đáng kể so vói
tội huỷ hoạ> hoậc cố ý làm hư hỏng tài sản (chỉ bằng khoảng 1/3 số vụ và 1/2 số
bị cáo) và con số này thấp hơn rất nhiêu so với tội trộm cắp tài sản (chi bằng
khoảng 1/56 số vụ và 1/34 số bị cáo). Tuy nhiên, mức độ tảng về số vụ và số bị
cáo của tội phạm này lại lớn hơn so vói tội trộm cắp tài sản và tội huỷ hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, đặc biệt là trong 3 năm gần đây (2005,2006,2007).
Biểu đồ sỏ 1.5. So sánh số vụ phạm tội phá huỷ cơng trình, phương tiện
quan trọng vể an ninh quốc gia với số vụ phạm tội trộm cắp tài sản và tội huỷ
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

18, 000.00
16, 000.00
14. 000.00

.

12 000.00
10,000.00
8,000.00

,

6 000.00
4 . 000.00


.

2 000.00
2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

0 Tội trộm cắp tài sản □ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ■Tội PHCTPTQT VANQG

(Nguồn: S ố liệu của TANDTC)
Khi đánh giá thực trạng tình hình tội phạm phá huỷ cơng trình, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia, bên cạnh việc phân tích số liệu thống kê
xét xử, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu số liệu về tình hình tội phạm của Cơ
quan điều tra và Viện kiểm sát để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tội phá
huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trên địa bàn cả
nưrtc.


11

Bảng số 1.6. S ố vụ, s ố người phạm tơi phá huỷ cơng trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia đã được khởi tố, truy tô', xét xử
Sỏ vụ/số người
đã được khởi tố
(1)

Sô vụ/số bị
can đã bị truy
tố (2)

Số vụ/Sỗ bị cáo
dã được đưa ra
xét xử (3)

(3)/(l)

(3)/(2)

2001

103/142

75/119

26/92

25,2% /64,7%

34,6% /77,3%


200 2

90/118

66/111

74/120

82,2%/101,6%

112,1%/108,1%

2003

113/174

69/134

70/139

61,9% /79,8%

101,4%/103,7%

2004

214/392

149/150


152/332

71%/84,6%

102%/221,3%

2005

360/626

262/577

253/550

70,2%/87,8%

9 6 ,5 % /9 5 ,3 %

2006

691/1.441

416/1.050

394/960

57%/66,6%

94,7%/91,4%


2007

584/838

620/1.658

626/1.685

107,1 %/201%

100,9%/101,6%

Tổng
cộng

2.155/3.731

1.657/3.799

1.595/3.878

74%/103,9%

96,2%/102%

Năm

Tỷ lệ %

(Nguồn: S ố liệu của VKSNDTC, TANDTC)

Qua số liệu thống kê trên, chúng ta thấy cịn có khoảng cách nhất định
giữa số vụ và số người đã bị xét xử về tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia với số vụ và số người có hành vi phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng vể an ninh quốc gia đã được kht f[ tố, truy tố. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến vẫn còn khoảng cách nêu trên nhưng nguyên nhân chủ
yếu là do có nhiều vụ án đã được khởi tố nhưng phải tạm đình chỉ điều tra hoặc
tạm đình chỉ vụ án vì khơng tìm ra thủ phạm và có những trường hợp bị can bị
truy tố về tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
nhưng sau đó lại bị xét xử về tội trộm cắp tài sản, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản. Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào số liệu u a cơ quan xét xử thì chưa thể
thấy hết được thực trạng của tình hình tội phạm tội phá huỷ cơng trình, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Các số liệu nêu trên cũng chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng của tình
hình tội phạm vì vẫn cịn những vụ, những người phạm tội phá huỷ cơng trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia chưa bị phát hiện, chưa bị xử lý và
thuộc về phần tội phạm ẩn. Thực tiễn cho thấy, không có một tỷ ỉệ tội phạm ẩn
chung cho tất cả mọi tội phạm mà mỗi ỉoại tội phạm có một tỷ lệ ẩn khác nhau
và ở từng khoảng thời gian khác nhau thì tỷ lộ đó cũng khác nhau. Phải nhìn tội.


12
phạm ẩn trong tổng thể tình hình tội phạm nói chung mới thấy được tồn cảnh
về bức tranh tình hình tội phạm ở từng địa bàn, từng khoảng thời gian nhất định,
qua đó, mới có thể đề ra được các biện pháp đấu tranh phòng ngừa. Nhằm ngăn
chặn và đẩy lùi tội phạm, trước hết, phải hướng vào việc hạn chế phần tội phạm
ẩn và phải xem đây là một trong những mục tiêu trước mắt và lâu dài của cuộc
đấu tranh phịng, chống tội phạm. Có như vậy mới đấu tranh phịng, chống tội
phạm nói chung và tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia nói riêng một cách có hiệu quả.
Tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có tỷ

lộ ẩn khá cao.
Theo báo cáo chuyên đề của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày
30/11/2007, từ năm 2001 đến 30/6/2007, các vụ xâm phạm an toàn các cơng
trình của ngành bưu chính, viễn thơng là 4.856 vụ, của ngành điện lực là 11.097
vụ và của ngành đường sắt là 8.470 vụ. Số vụ xâm phạm an tồn cơng trình bưu
chính, viễn thơng, điện lực và đường sắt xảy ra từng năm cụ thể như sau:
Bảng sỏ 1.7. Sơ' vụ xâm phạm an tồn cơng trình bưu chính, viễn thơng,
điện lực, đường sắt
Điện lực (số vụ)

Đường sắt (số vụ)

2001

Bưu chính,
viễn thơng (số vụ)
71

277

415

2002

22

151

400


2003

75

528

1.540

2004

266

969

1.907

2005

656

2.582

1.604

2006

2.477

4.243


1.752

6 tháng đầu
năm 2007

1.276

2.347

852

Tổng số vụ

4.856

11.097

8.470

Năm

(Nguồn: S ố liệu của VKSNDTC)
Qua bảng thống kê về số vụ xâm phạm đến các cơng trình về bưu chính,
viễn thơng, điện lực, đường sắt nêu trên cho thấy, tình hình các vụ xâm phạm
đến các cơng trình này ngày một gia tăng, năm sau nhiều hơn năm trước: năm


13
2001 là 763 vụ, năm 2002 là 573 vụ, năm 2003 ]à 2.143, năm 2004 là 3.142 vụ,
năm 2005 là 4.842 vụ, năm 2006 là 8.472 vụ và 6 háng đầu năm 2007 là 4.475 vụ.

Bảng sỏ 1.8. So sánh sơ' vụ xâm phạm cát cơng trình vế bưu chính, viễn
thông, điện lực, đường sắt với sô' vụ khởi tố, trvậ tố, xét xử sơ thẩm tội phá huỷ
cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Năm

Sô vụ xâm
phạm cống
trình BC,
VT, ĐL, ĐS

Số vụ khởi tơ
theo Điều 231
BLHS

Số vụ truy tố
theo Điều 231
BLHS

Sô vụ xét xử
sơ thẩm theo
Điều 231
BLHS

Số vụ

Sổ vụ
(3)'

Tỷ lệ
(3)/(l)


Số vụ
(4)'

Tỷ lệ
(4)/(l)

(1)

(2 )’

Tỷ lệ,
(2)/(l)

2001

763

103

13,49%

75

9,82%

26

3,4%


2002

573

90

15,7%

66

11,5%

74

12,9%

2003

2.143

113

5,27%

69

3,21%

70


3,26%

2004

3.142

214

6,81%

149

4,74%

152

4,83%

2005

4.842

360

7,43%

262

5,41%


253

5,22%

2006

8.472

691

8,15%

416

4,91%

394

4,65%

6 tháng đầu
năm 2007

4.475

430

9,6%

304


6,79%

218

4,87%

Tổng số vụ

24.423

2.001

8,19%

1.341

5,49%

1.187

4,86%

(Nguồn: S ố liệu của VKSNDTC, TANDTC)
Qua các số liệu thống kê nêu trên, chúng ta thấy, số vụ xâm phạm đến
các cơng trình về bưu chính, viễn thông, điện lực, đường sắt xảy ra hàng năm
khá cao, trung bình mỗi năm xảy ra 3.757 vụ, nhưng thực tế số vụ bị xử lý hình
sự chỉ chiếm 8,19% (khởi tố 2.001/24.423 vụ), đó là chưa kể đến những vụ xâm
phạm đến các cơng trình dẫn chất đốt, cơng trình thủy lợi hoặc cơng trình quan
trọng khác về an ninh quốc gia mà chưa có điều kiện khảo sát, thống kê được.

Điều đó cho thấy thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này của các cơ


14
quan chức năng còn nhiều hạn chế và chưa triệt để, tỷ lệ điều tra phá án còn rất
thấp so với tình hình tội phạm xảy ra, cịn bỏ ọt tội phạm. Nguyên nhân của
tình trạng trên là do:
Việc tiếp nhận điều tra các vụ án phá huỷ cơng trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia chủ yếu do các cơ qiun chủ quản các cơng trình này
phát hiện và báo tin về tội phạm. Tình hình này í uất phát từ tính chất, đặc điểm
hoạt động của các ngành chun mơn, kỹ thuật trong q trình các máy móc,
thiết bị, cơng trình, phương tiện hoạt động, nếu những lực lượng chuyên trách
về sử dụng, bảo quản hay quản lý, bảo vệ phát hiện thấy có sự cố thì họ mới
xem xét, tìm hiểu để xác định nguyên nhân gâ) ra sự cố. Nếu xác định không
phải do thiên nhiên hay sự cố kỹ thuật thì cơ quan chủ quản sẽ báo tin và làm
công văn đề nghị cơ quan điều tra tiến hành đìéu tra làm rõ. Các cơ quan tiến
hành tố tụng chưa thật sự chủ động phối hợp với eẩc cơ quan chủ quản nắm tình
hình vi phạm và tội phạm xẩy ra. Ngược lại, đối vơi các vụ xâm phạm các cơng
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia mà thiệt hại xảy ra khơng lớn
hoặc có trường hợp vì “bệnh thành tích” nên các cơ quan chủ quản tự khắc
phục, sửa chữa mà không báo cáo. Bởi vậy, công tác quản lý thơng tin về tội
phạm cịn hạn chế, nhiều vụ án xảy ra khơng được khởi tố truy tìm thủ phạm,
do đó, cịn bỏ lọt nhiều tội phạm.
Sau khi sự việc phạm tội xảy ra, hiện trường vụ án thường khó ậiữ. được
tính ngun vẹn, mất dấu vết, vật chứng cần ti nết phải thu thập. Có tình trạng
trên do quá trình kiểm tra, tìm hiểu xác định nguyên nhân gây ra sự cố, quá
trình khắc phục thiệt hại ban đầu c ủ l cơ quan chủ quản, cùng với sự tò mò, hiếu
kỳ của một số quần chúng tại khu vực hiện trường. VI vậy, gây ra nhiều khó
khăn cho cơng tác điều tra tội phạm.
Q trình phát hiện, báo cáo sự việc và đề nghị điều tra là do cơ quan chủ

quản nên cơ quan điều tra bị thụ động trong việc tiến hành các hoạt động điều
tra. Mặt khác, thời gian từ lúc xảy ra sự việc đến khi cơ quan điều tra nhận được
tin báo là khá dài, trong khi hiện trường không được bảo vệ chu đáo, bị mất tính
nguyên vẹn do các yếu tố tự nhiên và con người tác động, dẫn đến việc thu thập
các vật chứng gặp rất nhiều khó khăn.
Hầu hết các vụ phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia xảy ra ở nơi xa khu dân cư, ít người qua lại, thường xảy ra vào ban
đêm nên đã gây nhiều khó khăn trong việc tìm người làm chứng. Thực tế, có
nhiều vụ án, cơ quan điều tra khơng phát hiện được người biết các tình tiết có


15
liên quan trực tiêp đến hành vi phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia mà chủ yếu thông qua những người làm chứng biết các tình
tiết có liên quan gián tiếp đến hành vi phá huỷ như: hành vi chuẩn bị phạm tội,
hành vi cất giấu, tẩu tán, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà c ó ...
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc điều tra khám phá
vụ án. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, từ năm 2001
đến 30/6/2007, Cơng an tồn quốc mới khởi tố được 2.001 vụ phá huỷ cơng
trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia thì đã phải đình chỉ điều tra
do khơng truy tìm ra thủ phạm là 251 vụ (chiếm 12,54% số vụ án đã khởi tố).
1.1.1.2.

Diễn biên của tình hình tội phạm p h á h u ỷ cơng trình, phương

tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Diễn biến của tình hình tội phạm phá huỷ cơng trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia là xu hướng vận động của tội phạm này trong thời
gian nhất định.
Căn cứ vào số liệu ở Bảng số 1.1 đã nêu ở phần trên có thể thấy rõ rằng từ

năm 2001-2007, số vụ án và số bị cáo phạm tội phá huỷ cơng trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia bị đưa ra xét xử sơ thẩm có chiều hướng gia
tăng theo từng năm. Cụ thể như sau:
- Về mức độ tàng, giảm của số vụ phạm tội phá huỷ cơng trình, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia so với năm trước: năm 2002 có 74 vụ, tăng
184,6% so với 26 vụ của năm 2001; năm 2003 có 70 vụ, giảm 5,4% so với 74
vụ năm 2002; năm 2004 có 152 vụ, tăng 117,1% so với 70 vụ năm 2003; năm
2005 có 253 vụ, tăng 66,4% so với 152 vụ năm 2004; năm 2006 có 394 vụ, tăng
55,7% so với 253 vụ năm 2005; năm 2007 có 626 vụ, tăng 58,8% so với 394 vụ
năm 2006.
- Về mức độ tăng của số bị cáo phạm tội phá huỷ cơng trình, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia so với năm trước: năm 2002 có 120 bị cáo, tăng
30,4% so với 92 bị cáo của năm 2001; năm 2003 có 139 bị cáo, tăng 15,8% so
với 120 bị cáo năm 2002; năm 2004 có 332 bị cáo, tăng 138,8% so với 139 bị
cáo năm 2003; năm 2005 có 550 bị cáo, tăng 65,6% so với 332 bị cáo năm
2004; năm 2006 có 960 bị cáo, tăng 74,5% so với 550 bị cáo năm 2005; năm
2007 có 1.685 bị cáo, tăng 75,5% so với 960 bị cáo năm 2006.


16
Dưới đây là bảng số liệu cụ thể về mức độ tăng, giảm từng năm của số vụ
và số bị cáo phạm tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
so với năm trước và so với năm 2001:
Bảng sổ 1.9. Mức độ thay đổi (tăng, giảm) của sô'vụ, sô' bị cáo phạm tội
phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia của từng năm
so với năm trước
Năm

Số vụ


Mức độ tăng, giảm
từng năm (%)

Số bị cáo

Mức độ tăng, giảm
từng năm (%)

2001

26

0,0

92

0,0

2002

74

+ 184,6

120

+ 30,4

2003


70

-5 ,4

139

+ 15,8

2004

152

+ 117,1

332

+ 138,8

2005

253

+ 66,4

550

+ 65,6

2006


394

+ 55,7

960

+ 74,5

2007

626

+58,8

1.685

+ 75,5

(Nguồn: Sô liệu của TANDTC)
Bảng số l.x o . Mức độ thay đối (tăng, giảm)

C HU

s ố vụ, s ố bị ráo phạm

tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia của từng
năm so với năm 2001
Năm

Số vụ


Mức độ tăng, giảm
từng năm (%)

Số bị cáo

Mức độ tăng, giảm
từng năm (%)

2001

26

0,0

92

0,0

2002

74

+ 184,6

120

+ 30,4

2003


70

+ 169,2

139

+ 51

2004

152

+ 484,6

332

+ 260,8

2005

253

+ 873

550

+ 497,8

2006


394

+ 1.415

960

+ 943,4

2007

626

+ 2.307

1.685

+ 1.731

(Nguồn: S ố liệu của TANDTC)


17
Căn cứ vào bảng số liệu về mức độ tăng, giảm của số vụ, số bị cáo phạm
tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia của từng
năm so với năm 2001 có thể thấy rõ rằng số vụ, số bị cáo của các năm sau tăng
rất lớn so với số vụ, số bị cáo của năm 2001.
Nhìn chung, tình hình tội phạm phá huỷ cơng trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia từ năm 2001-2007 có xu hướng tăng rất lớn. Riêng
năm 2003 thì số vụ có giảm so vói năm 2002, tuy nhiên mức độ giảm không

đáng kể (5,4%).
Biểu đổ sỏ 1.6« Đồ thị diễn tả xu hướng vận động của tình hình tội phạm
phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trên địa bàn cả

(Nguồn: Sổ liệu của TANDTC)
1.1.2.

Cơ cấD và lính chất của tội phá hnỷ cơng trình, phương tiện

quan trọng về an ninh qoốc gia
Cơ cấu và tính chất của tội phạm là đặc díểm về mặt đ oh tính

Cua

tội

phạm, là yếu tố nội tại của tổng thể các hành vi phạm tội cũng như các chủ thể
đã thực hiện hành vi đó trong đơn vị không gian, thời gian nhất định. Giữa cơ
cấu và tính chất có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, cơ cấu của tội phạm là
yếu tố phản ánh tính chất của tội phạm, vì thế, dựa trên tiêu thức nhất định và
qua cơ cấu của tội phạm mà có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội
phạm. Trong các đặc điếm định tính và định Iơợng của tội phạm thì cơ cấu của
tội phạm luôn là cái thể hiện rõ nét nhất và bán chất nhất sự khác biệt của tình
hình tội phạm trong những không gian và thời gian khác nhau. Hay nói cách


18
khác, cơ cấu của tội phạm thể hiện rõ nét nội dung bên trong của tội phạm và
tạo cơ sớ cho việc xem xét nguyên nhàn cùa tội phạm.
+ Cơ cáu của tình hình tội phạm phá huỷ cơng trình, phương tiện quan

trọng về an ninh quốc gia theo loại tội phạm
Tội phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia quy
định tại Điều 231 BLHS năm 1999 bao gồm 2 khung hình phạt: khung 1 có
mức cao nhất của khung hình phạt ỉà đến 12 năm tù, tức ỉà tội phạm thuộc
khung này là tội phạm rất nghiêm trọng. Khung 2 có mức cao nhất của khung
hình phạt là tử hình, tức là tội phạm thuộc khung này ỉà tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
Qua thống kê ngẫu nhiên 100 bản án về tội phá huỷ cơng trình, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia, trong tổng số 251 người phạm tội phá huỷ
cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia cố tới 210 người phạm
tội rất nghiêm trọng, chiếm 83,66%; số người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
chỉ có 41 người, chiếm 16,34%. Như vậy, số người phạm tội rất nghiêm trọng
chiếm tỷ lệ chủ yếu; số người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ lệ thấp.
Biểu đổ sò 1.7. So sánh số người phạm tội rất nghiêm trọng và số'người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

□ Tội phạm rát nghiôm trọng

□ Tội phạm đ ặc biột nghiêm trọng

+ Cơ cấu của tình hình tội phạm phá khỷ cơng trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia theo chế tài áp dụng đối với cấc bị cáo


19
Bảng sỏ 1.11. Cơ cấu tội phá huy cơng trình, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia theo chế tài áp dụng đổi với cấc bị cáo
Năm

2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số

Số bị cáo Phạt tiền

92
120
139
332
550
960
1.685
3.878

2
1
4
3
10

Cải tạo
không
giam giữ

Án treo


1

17
16
22
77
109
225
422
888

4
6
6
17

Tù cú thời hạn
Từ 7 năm Từ7d£n
trửxuống 15 năm
63
78
99
210
398
650
1.136
2.634

Từ 15 đến

20 năm

10
26
15
34
38
68
108
299

1
3
5
3
7
8
27

2.960
(Nguồn: Sổ liệu củi ITANDTC)
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy, số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiin
chiếm tỷ lệ rất thấp (10/3.878 = 0,25%); số bị cáo bị áp dụng hình phạt cải tạo
khơng giam giữ cũng chiếm tỷ lệ rất thấp (17/3.878 = 0,43%); án treo chiếm
một tỷ lộ đáng kể (888/3.878 = 22,8%). Hình phạt tù có thời hạn chiếm phần
lớn trong các loại chế tài đã áp dụng đối với bị cáo (2.960/3.878 = 76,52%);
trong đó, hình phạt tù từ 7 năm trở xuống chiếm tỷ lệ rất lớn (2.634/3.878 =
67,84%); hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm chiếm tỷ lệ 7,71% (299/3.878);
hình phạt tù từ 15 đến 20 năm chiếm tỷ lệ không đáng kể là 0,69% (27/3.878).
Bièu đồ số 1 8. So sánh tỳ lệ cúc i cáo pkạtn tội phá huỷ cơng trình,

phương tiện quan trọng về an ninh quốc giư theo chế tài áp dụng với bị cáo

\

□ Phạt tiền

□ An treo

□ Cái tạo không giam glử

D T ú c ổ lh ờ th ạ n

ịNguồn: Sô'liệu của TANDTC)


20
+ Cơ cấu cửa tình hình tội phạm phá huỷ cơng trình, phương tiện qm n
trọng về an ninh quốc gia theo hình thức phạm tội (phạm tội riêng lẻ và phạm
tội dưới hình thức dồng phạm)
Qua thống kê ngẫu nhiên 100 vụ án phá huỷ cơng trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia, có 28 vụ phạm tội riêng lẻ, chiếm 28%; có tới 72 vụ
phạm tội dưới hình thức đồng phạm, chiếm 72%. Trong 72 vụ phạm tội dưới
hình thức đồng phạm chỉ có 11 vụ là phạm tội có tổ chức. Đây là những vụ có
tính chất phức tạp hơn nhiều so với các vụ đổng phạm thơng thường, thể hiện có
sự câu kết chặt chẽ, có sự phân cơng vai trị rõ ràng giữa những người đồng
phạm.
Biểu đổ sỏ 1.9. So sánh sô vụ phạm tội phá huỷ cơng trình, phương tiện
quan tì ọng về an ninh quốc ẹia dưới hình thức phạm tội riêng lẻ và hình ihức
đồng phạm


B

S ố v ụ p h ạ m tội r ié n g lể

□ s ổ vụ đ À n g p h ạ m

Từ việc nghiên cứu 100 vụ án nêu trên, chúng tôi rút ra được nhận xct
rằng: các vụ án phá huỷ công binh, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
phổ biến được thực hiện dưới hình thức đổng phạm. Sở đĩ có đặc điểm này vì
tính chất của hành vi phá huỷ cơng trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia thường phức tạp, các đối tượng phải thực hiện nhiều cơng việc cùng
một lúc. Bên cạnh đó, khối lượng đổ vật, công cụ, phương tiện thực hiện tội
phạm và tài sản có được do hành vi phạm tội mà có thường lớn, nặng, cồng
kềnh...mà một đối tượng khó thực hiện được hành vi phá huỷ, vận chuyển, cất
giấu. Trong nhiều trường hợp, đổng phạm của các vụ án là do mối quan hệ giữa
đối tượng thực hiện hành vi phá huỷ và đối tượng tiêu thụ tài sản do phạm tội
mà có. Tuy nhiên, mối liên kết giữa những người đổng phạm của các vụ án này


×