Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NỢ QUÁ HẠN ỞCÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.22 KB, 14 trang )

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NỢ QUÁ HẠN ỞCÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
I- Ngân hàng thương mại
Theo luật các tổ chức tín dụng “ Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh
tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán”.
Như vậy NHTM là một trung gian tài chính quan trọng đứng giữa người đi vay và người
cho vay, thông qua đó kiếm lợi nhuận cho mình. Điều đó được thể hiện thông qua một
số hoạt động cơ bản của ngân hàng:
- Huy động vốn: đây được coi là hoạt động đầu vào cho việc kinh doanh của các NHTM.
Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế thông qua việc cung
cấp các điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền nhàn rỗi của dân cư vào tổ chức kinh tế. Theo
luật các tổ chức tín dụng, hoạt động huy động vốn bao gồm việc nhận tiền gửi, phát hành
các giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và vay vốn của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại điều 30 luật NHNN.
- Cho vay: là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, NHTM không chỉ đi huy động vốn mà còn
phải sử dụng vốn huy động được để cho vay và đầu tư các tài sản có tính sinh lời
Các NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới hình thức cho vay chiết khấu
thương phiếu và các giấy tờ có giá bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo
quy định của nhà nước. Hoạt động tín dụng của các NHTM cũng được đa dạng hóa từ hình
thức đầu tư đến các loại vốn cho vay với thời hạn và điều kiện khác nhau nhằm thu lợi
nhuận tối đa trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng với mục đích cuối
cùng là an toàn và sinh lời.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: để đảm bảo chi phí lưu thông và tăng độ an toàn, thuận
tiện cho các doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh, ngân hàng thực hiện dịch vụ thu chi
hộ và thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng nhà nước (NHNN) quy định.
Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ ngân quỹ là dịch vụ thu phát tiền mặt cho
khách hàng, đồng thời tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán nội bộ và hệ thống
thanh toán liên ngân hàng trong nước và quốc tế.
Hoạt động này ngoài việc đem lại thu nhập cho ngân hàng còn có tác dụng thu hút khách


hàng gửi tiền vào tài khoản ngân hàng, từ đó thu hút khách hàng cho các hoạt động tài
chính.
- Các hoạt động khác: để tạo lợi thế kinh doanh cũng như tận dụng mọi khả năng vốn có
của mình, NHTM ngoài các hoạt động cơ bản trên còn thực hiện các hoạt động khác như
góp vốn cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghịêp vụ uỷ
thác và đại lý, tư vấn cùng các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy
định của pháp luật.
II- Tín dụng ngân hàng
1- Khái niệm: Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn
đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai. Có thể định nghĩa một cách
đầy đủ như sau: tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình
thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất
định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
2- Vai trò của tín dụng ngân hàng:
- Thoả mãn nhu cầu của khách hàng thiếu vốn trên thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, vốn tự có của hầu hết các doanh nghiệp cũng như nguồn vốn
của các tổ chức xã hội, dân cư đều nhỏ hơn so với nhu cầu sử dụng vốn. Do đó tín dụng
ngân hàng trở thành một kênh cung cấp vốn tin cậy cho các nhu cầu đó. Ngân hàng thực
hiện nhiệm vụ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, trong một số trường hợp còn thực
hiện cho vay đối với ngân sách nhà nước thông qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu
- Thúc đẩy và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Việc thoả mãn một phần hay toàn bộ nhu cầu vốn của doanh nghiệp đã tạo điều kiện giúp
cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng cơ
bản…. từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Đồng thời việc
đưa ra quyết định cho vay cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng tham gia kiểm tra, giám sát
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo các khoản vay được sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả. Ngoài ra đó cũng là cách để ngân hàng giúp Nhà nước quản
lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Nâng cao tăng cường hệ thống kinh doanh:
Khác với việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng

phải có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi của khoản vay đến khi hết hạn. Do đó yêu cầu yêu
cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình
trạng trì trệ, các doanh nghiệp phải tự chủ kinh doanh, tức là phải nắm bắt được tình hình
thị trường, đánh giá, phân tích những biến động và xu hướng phát triển của thị trường để từ
đó tìm ra hướng đi cho mình
3- Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng:
Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng thương
mại. Chất lượng của hoạt động tín dụng có ý nghĩa sống còn đối với NHTM. Do vậy hoạt
động tín dụng cần tuân theo nguyên tắc nhất định nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích:
Vốn vay ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp là nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh.
Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp phải gắn với mục đích hoạt động sản xuất kinh
doanh. Chính mục đích vay có ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản vay. Để được vay
vốn bên đi vay phải giải trình với ngân hàng về mục đích vay vốn, kế hoạch vay vốn, số
vốn vay, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận:
Thực hiện vai trò trung gian của mình, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Với tư cách là người đi vay, ở quan hệ này ngân hàng thực hiện các hành vi giao dịch cho
chính bản thân mình. Bởi vậy ngân hàng có trách nhiệm trả tiền cho người gửi cả gốc và
lãi. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng có quyền quyết định cho người khác vay và
yêu cầu người đi vay trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.
III- Nợ quá hạn
1- Khái niệm:
Hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của NHTM và đem lại
phẩn lớn thu nhập cho các NHTM. Do vậy một trong những phương hướng hoạt động cơ
bản của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ
lệ nợ quá hạn xuống thấp.Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không
thể tránh khỏi. Nhưng nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng
mất khả năng thanh toán của NHTM. Vậy thế nào là nợ quá hạn?
“Khi hết hạn trả nợ hoặc hết hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ

thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ
quá hạn đối với số tiền trả chậm”.

Tổng số tiền quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = -------------------------- x 100
Tổng dư nợ
Công thức này phản ánh, nếu tỉ lệ NQH của ngân hàng ở mức cao thì chứng tỏ hoạt động
kinh doanh của ngân hàng chưa được hiệu quả,chất lượng tín dụng chưa được tốt và ngược
lại.
Việc phân loại nợ quá hạn sẽ giúp chúng ta đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng
theo các tiêu thức khác nhau.
2-Phân loại nợ quá hạn
Nợ quá hạn được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau để làm căn cứ xây kế hoạch thu
hồi vốn trong từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp phân chia thường
được áp dụng nhất:
*Căn cứ vào thời gian quá hạn:
- Nợ quá hạn dưới 180 ngày
- Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày
- Nợ quá hạn trên 360 ngaỳ
*Căn cứ theo thành phần kinh tế:
- Nợ quá hạn của các doanh nghiệp nhà nước
- Nợ quá hạn của các doanh nghiệp tư nhân
- Nợ quá hạn của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
- Nợ quá hạn của các hộ sản xuất cá thể
*Căn cứ theo khả năng thu hồi:
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 100%
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 1 phần
- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
*Căn cứ theo loại nguyên tệ:
- Nợ quá hạn bằng VNĐ

- Nợ quá hạn bằng ngoại tệ
*Căn cứ theo thời hạn của khoản vay:
- Nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn
- Nợ quá hạn của các khoản vay trung và dài hạn
*Căn cứ theo nguyên nhân phát sinh:
- Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan
- Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan

×