Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoàn thiện pháp luật khuyến mại ở Việt Nam hướng tới việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.89 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
---------&---------

VŨ MỸ LINH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KHUYẾN MẠI Ở VIỆT NAM
HƢỚNG TỚI VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
---------&---------

VŨ MỸ LINH

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KHUYẾN MẠI Ở VIỆT NAM
HƢỚNG TỚI VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Dung

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận
văn này.
Tác giản luận văn

Vũ Mỹ Linh


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ KHUYẾN MẠI VÀ PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI

1

6

1.1

Khái quát về khuyến mại

6

1.1.1

Khái niệm khuyến mại

6

1.1.2

Đặc điểm của hoạt động khuyến mại

6

1.2

Khái quát về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động

8

khuyến mại hiện nay
1.2.1

Khái niệm và đặc điểm của pháp luật khuyến mại


8

1.2.2

Cấu trúc hình thức của pháp luật khuyến mại và vị trí

10

của chế định pháp luật khuyến mại trong Luật thương
mại năm 2005
1.2.3

Cấu trúc nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về

14

khuyến mại
1.3

Quy định về pháp luật khuyến mại của các quốc gia trên

16

thế giới
1.3.1

Pháp luật về khuyến mại của Hoa Kỳ

16


1.3.2

Pháp luật về khuyến mại của Trung Quốc

17

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI Ở VIỆT NAM

21

HIỆN NAY
2.1

Những quy định pháp luật hiện hành về khuyến mại

21

2.1.1

Quy định về chủ thể hoạt động khuyến mại

21

2.1.2

Quy định về hình thức và hạn mức khuyến mại

23


2.1.3

Quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại

31


2.1.4

Quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước và thủ tục

32

thực hiện khuyến mại
2.1.5

Quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến

36

mại
2.1.6

Một số quy định về hoạt động khuyến mại trong các văn

37

bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên ngành
2.2


Thực tiễn thi hành pháp luật về khuyến mại

39

2.2.1

Kết quả triển khai thực hiện các quy định của pháp luật

39

về khuyến mại
2.2.1.1

Tổng quan việc thực hiện hoạt động khuyến mại của

39

các doanh nghiệp
2.2.1.2

Về việc thực hiện chính sách, pháp luật và thủ tục hành

45

chính của các doanh nghiệp
2.2.1.3

Thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khuyến mại


49

2.2.2

Những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp

50

luật về khuyến mại qua hơn 10 năm thi hành
2.2.2.1

Quy định về chủ thể hoạt động khuyến mại

50

2.2.2.2

Quy định về hình thức và hạn mức khuyến mại

52

2.2.2.3

Quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại

60

2.2.2.4

Quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước và thủ tục


61

thực hiện khuyến mại
2.2.2.5

Quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến

64

mại
Chƣơng 3 KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

68

LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI HƢỚNG ĐẾN SỬA ĐỔI
LUẬT THƢƠNG MẠI NĂM 2005
3.1

Sự cần thiết sửa đổi pháp luật về khuyến mại trong bối

68

cảnh hiện nay
3.2

Định hướng sửa đổi pháp luật khuyến mại trong bối

69



cảnh sửa đổi Luật Thương mại năm 2005
3.3

Một số giải cơ bản hoàn thiện pháp luật khuyến mại

72

hiện nay
3.3.1

Giải pháp chung

72

3.3.2

Giải pháp cụ thể

74

3.3.2.1

Quy định về chủ thể hoạt động khuyến mại

74

3.3.2.2

Quy định về hình thức và hạn mức khuyến mại


77

3.3.2.3

Quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến

79

mại và quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại
3.3.2.4

Quy định về thủ tục thực hiện khuyến mại

81

KẾT LUẬN

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI MỞ ĐẦU
1 T nh

hi


i

Cạnh tranh là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng gay gắt và việc đưa ra được chiến lược kinh doanh hiệu quả
và kịp thời có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trong
thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng phát triển và trở
thành công cụ không thể thiếu thúc đẩy hoạt động thương mại trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để
tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như: Tuyên truyền,
giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, thực hiện giảm giá bán hàng, giảm giá
cung ứng dịch vụ cho hách hàng,

Theo cách hiểu thông thuờng, xúc tiến

thuong mại là hoạt đọng giới thiẹu, thúc đẩy mua bán hàng hoá, dịch vụ duới
mọt số hoạt đọng cụ thể nhu huyến mại, quảng cáo, trung bày, giới thiẹu
hàng hoá, dịch vụ nh m mục đ ch phát triển viẹc mua, bán hàng hoá, dịch vụ
Hoạt động xúc tiến thương mại chỉ hình thành trong cơ chế thị trường
khi mà có nhiều chủ thể kinh doanh cùng có khả năng cung cấp một loại hàng
hố, dịch vụ cịn người tiêu dùng thì có khả năng được lựa chọn để mua hàng
hoá hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Trong xu thế cạnh tranh đó,
để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh, phân
tích hành vi và nhu cầu mua sắm của khách hàng, tìm mọi cách để tiêu thụ
hàng hoá và cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất. Khuyến mại hiện là một
trong các hoạt động xúc tiến thương mại được các doanh nghiệp sử dụng phổ
biến để thúc đẩy hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ của mình trên thị
trường Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, các quy định của pháp luật về
xúc tiến thương mại nói chung, pháp luật về khuyến mại nói riêng đã bộc lộ

nhiều vướng mắc, bất cập gây ảnh hưởng đến việc xây dựng các chiến lược


2

kinh doanh của doanh nghiệp và gây hó hăn trong cơng tác quản lý nhà
nước.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và hiểu rõ hơn về các vướng mắc,
bất cập trong các quy định của pháp luật và phương hướng để điều chỉnh các
quy định của pháp luật phù hợp với hồn cảnh thực tế là u cầu có tính cần
thiết. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Hồn thiện pháp luật khuyến mại ở
Việt Nam hướng tới việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 2005” để
làm Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2 T nh h nh nghi n

i

Ở Việt Nam, pháp luật về xúc tiến thương mại nói chung và pháp luật
về khuyến mại nói riêng là đã được đưa ra nghiên cứu tại nhiều công trình
nghiên cứu ở các góc độ và khía cạnh khác nhau thông qua việc nghiên cứu
làm tiểu luận, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp ch ,
Có thể kể đến một số tài liệu sau:
- Luật học Lê Hoàng Oanh, “Xúc tiến thương mại – Lý luận và thực
tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2014;
- Nguyễn Thị Dung, “Pháp luật về khuyến mại – Một số vướng mắc về
lí luận và thực tiễn”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số
7/2007;
- Nguyễn Thị Dung, “Pháp luật về xúc tiến thương mại trong nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam – Lý luận, thực tiễn và giải pháp hoàn thiện”, Luận
án tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2006;

- Trần Dũng Hải, “Mấy ý kiến về hoạt động khuyến mại và vai trò của
pháp luật của Việt Nam hiện nay”, Tạp ch Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà
nước và Pháp luật, số 6/2008;
- Nguyễn Thị Dung, “Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm
2007;


3

- Trần Dũng Hải, “Pháp luật thương mại về hoạt động quảng cáo và
khuyến mại – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, năm
2004;
- Lê Đăng Khoa, “Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh
trong hoạt động khuyến mại ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học năm
2011;
- Hồng Hiền Lương, “Một số khía cạnh pháp lý của hoạt động khuyến
mại trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, năm 2011;
- Phùng Bích Ngọc, “Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động
khuyến mại theo Luật Cạnh tranh năm 2004”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
Bộ Tư pháp, Số 2/2014.
Những cơng trình nghiên cứu nói trên chủ yếu nghiên cứu chung về
hoạt động xúc tiến thương mại hoặc có nghiên cứu riêng về hoạt động khuyến
mại dưới góc độ lý luận và thực tiễn hoạt động khuyến mại Đây là những tài
liệu có giá trị để tác giả nghiên cứu, kế thừa trong giải quyết các vấn đề
nghiên cứu của đề tài. Trong phạm vi đề tài của mình, tơi sẽ khái qt nội
dung các quy định hiện hành của pháp luật về khuyến mại, từ thực tiễn thi
hành chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật, từ đó
đưa ra phương hướng, giải pháp và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về

khuyến mại.
3 Đ i

ng nghi n

h

vi nghi n

n van

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động khuyến mại được quy định trong Luật Thương mại năm
2005 và các văn bản liên quan như: Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04
tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại
về hoạt động xúc tiến thương mại (sau đây viết tắt là Nghị định số
37/2006/NĐ-CP), Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày
06/7/2007 của Bộ Thương mại và Bộ Tài ch nh hướng dẫn thực hiện một số


4

điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định
số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (sau đây viết tắt là
Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC) và các văn bản,, quy định
pháp luật khác có liên quan của các quốc gia khác trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về hoạt
động khuyến mại, pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại, thực trạng thi
hành và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật khuyến mại ở Việt Nam

từ khi Luật Thương mại năm 2005, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP và Thông
tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC được ban hành đến nay.
4 M

h nghi n

v nhiệm v nghiên c

n van

Mục đ ch nghiên cứu của luận văn là làm rõ các quy định của pháp luật
và thực tiễn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật khuyến mại ở
Việt Nam, từ đó, đề xuất phương hướng sửa đổi nh m hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật khuyến mại ở Việt Nam.
Để đạt được mục đ ch nghiên cứu ở trên, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Thực hiện nghiên cứu các vấn đề lý luận của pháp luật khuyến mại;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn pháp luật và thi hành pháp luật khuyến
mại ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những bất cập, tồn tại của hệ thống pháp luật
cũng như những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật;
- Đề xuất, kiến nghị phương hướng sửa đổi nh m hoàn thiện các quy
định pháp luật và giải pháp nh m nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật khuyến
mại ở Việt Nam.
5. Các phuong h

nghi n

ng

hự hiẹn lu n van


Để giải quyết những mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, tác giả nghiên
cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp nh m làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về


5

khái niệm khuyến mại; phương pháp thống ê, đánh giá, phương pháp điều
tra, khảo sát thực tiễn nh m nắm bắt được những hó hăn, vướng mắc trong
q trình thực hiện các quy định về khuyến mại; phương pháp so sánh giữa
các quy định của pháp luật về khuyến mại được quy định trong Luật Thương
mại năm 2005 với pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới.
6

ngh

h

họ v

hự

i n

n van

Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách tập trung và có hệ thống về
pháp luật khuyến mại ở Việt Nam dựa trên cơ sở thực tiễn triển khai và áp

dụng các quy định của pháp luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần
xây dựng các giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật về khuyến mại, xây
dựng cơ chế thực thi pháp luật nh m tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất, inh doanh, đồng thời tháo gỡ những vướng
mắc cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong q trình triển khai
thực hiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu, giảng
dạy và học tập về pháp luật về khuyến mại.
7

h ong

lu n van

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1 Khái quát về khuyến mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động
khuyến mại.
Chƣơng 2 Thực tiễn pháp luật và thi hành pháp luật vè khuyến mại ở
Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3 Kiến nghị sửa đổi quy định của pháp luật về khuyến mại
hướng đến sửa đổi Luật Thương mại năm 2005


6

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHUYẾN MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI
1.1. Khái quát v khuy n m i

1.1.1. Khái niệm khuyến mại
Khuyến mại là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại được quy
định tại Mục 1 Chương IV Luật Thương mại năm 2005 Theo quy định tại
Luật Thương mại năm 2005: Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm
kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động
khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và
hội chợ, triển lãm thương mại. Theo cách hiểu thông thường xúc tiến thương
mại là hoạt động giới thiệu, thúc đẩy mua bán hàng hoá, dịch vụ dưới một số
hoạt động cụ thể như huyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá,
dịch vụ nh m mục đ ch phát triển việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ.
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nh m
xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ b ng cách dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định1. Có thể nói, khuyến mại là hoạt động nh m mục
đ ch thu hút sự quan tâm của hách hàng đối với hàng hố, dịch vụ của mình
trên thị trường b ng cách tặng thêm cho khách hàng ngồi các lợi ích mà bản
thân hàng hoá, dịch vụ mang lại.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động khuyến mại
Khuyến mại là công cụ kinh doanh quan trọng nh m thúc đẩy việc tiêu
thụ hàng hoá, dịch vụ. Cơng cụ kinh doanh này có nhiều tác dụng và có thể áp
dụng vào các cơng đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh của
thương nhân như: giới thiệu sản phẩm mới, đưa sản phẩm xâm nhập vào thị
trường, quá trình tạo lợi thế cạnh tranh với các thương nhân hác Khuyến

1

Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại năm 2005


7


mại ln giữ vai trị là một cơng cụ đắc lực và hiệu quả nhất để thương nhân
gia nhập và gia tăng thị phần trên thị trường.
Căn cứ theo quy định của Luật Thương mại, khuyến mại có những đặc
điểm sau:
* Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại:
Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân Theo hoản 1
Điều 6 Luật thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng ý inh doanh”
Để tạo nhiều cơ hội thương mại, pháp luật cho phép thương nhân có thể
tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại hoặc sử dụng dịch vụ khuyến mại
do thương nhân hác cung cấp trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
Như vậy, thương nhân thực hiện khuyến mại gồm có thương nhân tự tổ
chức thực hiện khuyến mại và thương nhân inh doanh dịch vụ khuyến mại.
* Mục đích của khuyến mại
Giống như các hoạt động xúc tiến thương mại khác, mục đ ch của
khuyến mại là xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ Để thực hiện mục đ ch
này, mục tiêu bao trùm mà khuyến mại hướng tới là tác động tới khách hàng,
lôi kéo hành vi của hách hàng để họ mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ, giới
thiệu một sản phẩm mới hay kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa
đến hàng hoá của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua, qua đó tăng thị
phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá, dịch vụ.
* Cách thức hoạt động khuyến mại
Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại của khuyến mại là dành cho
khách hàng những lợi ích nhất định. Dấu hiệu dành cho khách hàng những lợi
ích nhất định để tác động tới thái độ và hành vi mua bán của họ là đặc trưng
để phân biệt khuyến mại với các hình thức xúc tiến thương mại hác như
quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ...
- Đối tượng hách hàng được khuyến mại:



8

Đối tượng hách hàng được khuyến mại không chỉ là người tiêu dùng
mà cịn có thể là các trung gian phân phối.
- Loại lợi ích dành cho khách hàng: Lợi ch mà thương nhân dành cho
khách hàng rất đa dạng, có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hố) hoặc phi vật
chất (cung ứng dịch vụ miễn phí...), tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu
của đợt khuyến mại, trạng thái cạnh tranh hay kinh phí dành cho khuyến
mại...
Điều kiện cần đảm bảo là tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ dùng để
khuyến mại phải là những hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
Như vậy, bản chất của khuyến mại là hoạt động của thương nhân thơng
qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định với những công cụ đa
dạng như quà tặng, hàng mẫu, giảm giá... nh m mục tiêu kích thích, lôi kéo
hành vi quyết định mua hàng, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, đ ch cuối
cùng là tăng thị phần của doanh nghiệp trong thị trường hàng hoá, dịch vụ.
1.2. Khái quát v hệ th ng pháp luậ

i u chỉnh ho

ộng khuy n

m i hiện nay
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật khuyến mại
Với tư cách là một bộ phận của pháp luật thương mại, pháp luật xúc
tiến thương mại là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân
Pháp luật khuyến mại là một bộ phận của pháp luật xúc tiến thương mại

hay rộng hơn, là một bộ phận của pháp luật thương mại, bao gồm các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình
thương nhân tìm iếm, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ thơng qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Pháp luật khuyến mại có các đặc điểm cơ bản như sau:
* Pháp luật khuyến mại là một bộ phận của pháp luật thương mại


9

Với tư cách là một bộ phận của pháp luật thương mại, các quan hệ mà
pháp luật khuyến mại điều chỉnh bao gồm:
- Quan hệ sử dụng dịch vụ hình thành giữa thương nhân có nhu cầu
thực hiện khuyến mại với thương nhân inh doanh dịch vụ khuyến mại;
- Quan hệ giữa thương nhân với người tiêu dùng, với các khách hàng
của chương trình huyến mại;
- Quan hệ giữa thương nhân với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền đối với hoạt động khuyến mại.
* Nội dung của pháp luật khuyến mại bao gồm các quy định về chủ thể
thực hiện khuyến mại, các hình thức khuyến mại, thủ tục thực hiện khuyến
mại và các vấn đề hác liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động
khuyến mại.
- Các quy định về chủ thể thực hiện khuyến mại được hình thành từ
việc xuất hiện các đối tượng có nhu cầu thực hiện các hoạt động nh m thúc
đẩy việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của mình trên thực tế Các đối
tượng này rất đa dạng và pháp luật đã hái quát quy định chủ thể thực hiện
khuyến mại là các thương nhân và quy định các trường hợp thương nhân thực
hiện khuyến mại.
- Các quy định về hình thức khuyến mại ra đời do sự sáng tạo của
thương nhân trong quá trình triển khai các cách thức nh m thúc đẩy việc mua

bán hàng hố, cung ứng dịch vụ. Các hình thức khuyến mại thực sự rất đa
dạng Trên cơ sở các cách thức triển khai trên thực tế, các nhà làm luật đã
khái quát và dự liệu ra các hình thức khuyến mại phổ biến thường được
thương nhân sử dụng để quy định trong Luật Thương mại. Với mỗi hình thức
khuyến mại khác nhau, pháp luật cũng yêu cầu thương nhân tuân thủ theo các
quy định cụ thể khác nhau khi thực hiện.
- Các thủ tục thực hiện khuyến mại được quy định dựa trên cơ sở mỗi
hình thức khuyến mại đều mang đặc điểm và cách thức thực hiện khác nhau.
Trên cơ sở đánh giá tác động của từng hình thức khuyến mại cụ thể, pháp luật


10

yêu cầu thương nhân phải tuân thủ và thực hiện các thủ tục được quy định
tương ứng hi thương nhân lựa chọn thực hiện dưới từng hình thức cụ thể.
- Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại được
đặt ra nh m kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động khuyến mại
của các thương nhân Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động khuyến mại của thương nhân nh m tránh các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các thương nhân, tạo mơi trường
inh doanh bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu
dùng khi tham gia hoạt động khuyến mại của các thương nhân
1.2.2. Cấu trúc hình thức của pháp luật khuyến mại và vị trí của chế
định pháp luật khuyến mại trong Luật thương mại năm 2005
* Quy định của pháp luạt về

c tiến thuong mại truớc hi ban hành

Luạt Thuong mại nam 2005
Nhạn thức rõ vai trò của hoạt đọng xúc tiến thuong mại đối với sự phát

triển của nền inh tế, Nhà nuớc đã ban hành nhiều van bản để điều chỉnh
trong lĩnh vực này nhu:
- Nghị định của Ch nh phủ số 194-CP ngày 31 tháng 12 nam 1994 về
hoạt đọng quảng cáo trên lãnh thổ Viẹt Nam;
- Quyết định của Thủ tuớng Ch nh phủ số 390-TTg ngày 01 tháng 8
nam 1994 về viẹc ban hành Quy chế về họi chợ và triển lãm thuong mại;
- Thông tu số 5-TM/XNK của Bọ Thuong mại ngày 25 tháng 2 nam
1995 huớng dẫn thực hiẹn Quy chế Họi chợ và triển lãm thuong mại;
- Thông tu số 37/NHTT-TT ngày 01 tháng 7 nam 1995 của Bọ Van hóa
Thơng tin huớng dẫn thực hiẹn Nghị định số 194-CP ngày 31 tháng 12 nam
1994 về hoạt đọng quảng cáo trên lãnh thổ Viẹt Nam;
- Thông tu liên Bọ số 1191-TTN/LB ngày 29 tháng 6 nam 1991 của y
ban Khoa học Nhà nuớc - Bọ Van hóa, Thơng tin, Thể thao và Du lịch quy
định về viẹc quản lý nhãn và quảng cáo sản phẩm hàng hóa;


11

Sau đó, Luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thơng qua vào ngày 10 tháng 5 năm 1997, có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 1998 Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực
pháp lý cao nhất từ trước đến nay quy định thống nhất về hoạt động thương
mại trên lãnh thổ Việt Nam Qua hơn 7 năm thực hiện, Luật Thương mại năm
1997 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt
Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại vào nề nếp, khuyến khích và phát
triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý hành vi bất hợp
pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thương mại. Luạt Thuong mại nam
1997 ra đời đã đánh dấu mọt buớc phát triển mới của hẹ thống pháp luạt về
xúc tiến thuong mại Từ đây, các hoạt đọng xúc tiến thuong mại đã đuợc điều
chỉnh mọt cách tạp trung, thống nhất, góp phần đạt đuợc những mục tiêu quản

lý nhất định Luạt Thuong mại nam 1997 đã dành 4 Mục của Chuong II để
quy định về các hoạt đọng: huyến mại, quảng cáo thuong mại, họi trợ, triển
lãm thuong mại, trung bày, giới thiẹu hàng hóa. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam, Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ những
hạn chế nhất định, đòi hỏi phải sửa đổi.
* Quy định của pháp luạt về

c tiến thuong mại sau hi uạt Thuong

mại nam 2005 đu c ban hành
Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (Luật
Thương mại năm 2005) Đạo luật này được ban hành nh m khắc phục những
bất cập của Luật Thương mại năm 1997, đáp ứng những yêu cầu của tình hình
phát triển kinh tế – xã hội, cũng như của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của nước ta trong giai đoạn phát triển mới trong đó các quy định về xúc tiến
thương mại nói chung, về hoạt động khuyến mại nói chung đã có nhiều thay
đổi. Các hoạt động khuyến mại trước đây chỉ có 6 điều trong Luật Thương
mại năm 1997 nay đã được bổ sung và sửa đổi thành 14 điều; Quảng cáo
thương mại tăng từ 12 điều lên 15 điều; Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch


12

vụ tăng từ 10 điều lên 12 điều; Hội chợ, triển lãm thương mại tăng từ 11 điều
lên 12 điều. Nhiều nội dung mới được đưa vào Luật như bổ sung các hình
thức khuyến mại, làm rõ các thơng tin phải thông báo công khai trong hoạt
động khuyến mại, trách nhiệm của các bên trong hoạt động hội chợ, triển
lãm...
Hoạt động tổ chức khuyến mại hiện nay được điều chỉnh bởi hệ thống

các văn bản quy phạm pháp luật tương đối hồn chỉnh, trong đó các văn bản
trực tiếp điều chỉnh hoạt động khuyến mại bao gồm:
- Luật Thương mại năm 2005 gồm 9 chương, 324 Điều, trong đó có 14
điều quy định về hoạt động khuyến mại, bổ sung thêm 6 điều so với Luật
Thương mại năm 1997;
- Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến
thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2006/NĐ-CP),
- Nghị định số 68/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản
7 Điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến
thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2009/NĐ-CP),
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Thông tư liên tịch số 07/2207/TTLT-BTM-BTC ngày 06/7/2007 của
Bộ Thương mại, Bộ Tài ch nh hướng dẫn một số điều về hoạt động khuyến
mại và hội chợ, triển lãm thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số
07/2007/TTLT-BTM-BTC).
Bên cạnh đó, huyến mại cũng được quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành như:
- Lĩnh vực thương mại (Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6
năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm


13

kinh doanh, hạn chế kinh doanh và inh doanh có điều kiện; Nghị định
43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 sửa đổi, bổ sung danh mục hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP);

- Lĩnh vực viễn thông (Luật Viễn thông năm 2009; Nghị định số
25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
viễn thông; Thông tư số 11/2010/TT-BTTTT quy định hoạt động khuyến mại
đối với dịch vụ thông tin di động);
- Lĩnh vực bưu ch nh (Luật Bưu ch nh năm 2010);
- Lĩnh vực kinh doanh xổ số (Nghị định 105/2010/NĐ-CP của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh xổ số),
- Lĩnh vực kinh doanh thuốc lá (Nghị định 119/2007/NĐ-CP của Chính
phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá);
- Lĩnh vực thuế (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật thuế thu nhập
cá nhân),
- Lĩnh vực giá (Luật Giá năm 2012);
- Lĩnh vực cạnh tranh (Luật Cạnh tranh năm 2004; Nghị định số
116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Cạnh tranh; Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý
hoạt động bán hàng đa cấp),
- Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (Nghị định số 41/2009/NĐ-CP của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành ch nh trong lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm),
- Lĩnh vực sản xuất

inh doanh rượu (Nghị định số 94/2012/NĐ-

CP của Ch nh phủ về sản xuất, inh doanh rượu),
Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay điều chỉnh
hoạt động khuyến mại của nước ta về cơ bản đã bảo đảm được công tác quản
lý nhà nước, tạo môi trường pháp lý ổn định, phù hợp và tạo thuận lợi cho
cộng đồng doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại hàng hố,
dịch vụ của mình, đồng thời cũng bảo vệ được quyền và lợi ích của người tiêu



14

dùng trong việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ Tuy nhiên, cũng còn một số tồn
tại và bất cập do có những quy định hiện nay đã hơng cịn đảm bảo tính cập
nhật so với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng, phức tạp của hoạt động xúc
tiến thương mại.
1.2.3. Cấu trúc nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về khuyến
mại
Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực xúc tiến thương mại
là Luật Thương mại được ban hành năm 2005, là văn bản quy định tương đối
đầy đủ các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có hoạt động khuyến mại.
Hoạt động xúc tiến thương mại được điều chỉnh thông qua các hoạt động cụ
thể: khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch
vụ và hội chợ, triển lãm thương mại, theo đó, mỗi hoạt động cụ thể lại được
điều chỉnh bởi các quy định hác nhau nhưng đều tựu chung trên một số khía
cạnh chủ yếu như nội dung, hình thức, đối tượng tham gia thực hiện, các hành
vi nghiêm cấm, cách thức thực hiện,
Nội dung cơ bản của pháp luật khuyến mại sẽ bao gồm các nhóm quan
hệ pháp luật:
- Nhóm quy định pháp luật về chủ thể hoạt động khuyến mại
Pháp luật về khuyến mại đã quy định rõ các chủ thể được phép thực
hiện hoạt động khuyến mại và các chủ thể hông được phép thực hiện hoạt
động khuyến mại. Việc đặt ra các quy định về chủ thể thực hiện khuyến mại
nh m đảm bảo hoạt động khuyến mại được thực hiện bởi các đối tượng thực
sự có nhu cầu và đủ điều kiện để thực hiện khuyến mại, nh m thúc đẩy việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của ch nh các thương nhân đó
- Nhóm quy định pháp luật về hình thức và hạn mức khuyến mại
Hình thức khuyến mại được hiểu là cách thức thương nhân biểu hiện để
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định nh m thúc đẩy việc mua bán

hàng hoá, cung ứng dịch vụ của mình. Việc đặt ra quy định cụ thể đối với các
hình thức khuyến mại là cần thiết, giúp cho các thương nhân có thể tự do lựa


15

chọn cách thức thực hiện để phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình dựa
trên các yếu tố như: đối tượng hách hàng mà thương nhân hướng tới, nguồn
kinh phí bỏ ra để thực hiện chương trình huyến mại, phạm vi thực hiện
khuyến mại

Đồng thời thương nhân hông bị giới hạn thực hiện khuyến

mại trong các hình thức được luật quy định mà có thể sáng tạo thực hiện theo
cách thức hác hông được quy định trong luật nh m đưa hàng hố, dịch vụ
của mình đến với người tiêu dung.
- Nhóm quy định pháp luật về nguyên tắc hoạt động khuyến mại
Nguyên tắc hoạt động khuyến mại được hiểu là những điều cơ bản
được đặt ra yêu cầu các thương nhân phải tuân thủ trong quá trình thực hiện
hoạt động khuyến mại. Việc đặt ra các nguyên tắc yêu cầu thương nhân phải
tuân thủ nh m đảm bảo các chương trình huyến mại được thực hiện một
cách hợp pháp, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia hoạt động khuyến
mại.
- Nhóm quy định pháp luật về thẩm quyền quản lý nhà nước và thủ tục
khi thực hiện hoạt động khuyến mại
Thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động khuyến mại có thể được
hiểu là quy định về cơ quan nhà nước được giao chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khuyến mại. Hiện nay,
thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động khuyến mại đựợc phân cấp quản

lý gồm cơ quan quản lý cấp trung ương là Bộ Công Thương, cơ quan quản lý
cấp địa phương là Sở Công Thương tại các địa phương Việc phân cấp quản
lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại là phù hợp nh m giao trách nhiệm
kiểm tra, giám sát cho các địa phương quản lý hoạt động khuyến mại trên địa
bàn, đảm bảo việc phân công nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và
điều kiện thực tế của mỗi cấp.
Trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, các thương nhân cần thực
hiện thủ tục hành chính cần thiết theo quy định của pháp luật Theo đó, thủ


16

tục hành chính trong hoạt động khuyến mại được hiểu là trình tự do pháp luật
quy định mà thương nhân phải tuân theo trước khi triển khai thực hiện khuyến
mại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Việc quy định thủ tục hành
chính trong hoạt động khuyến mại là cần thiết nh m đảm bảo chương trình
khuyến mại của thương nhân được thực hiện một cách hợp pháp và thể hiện
trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Nhóm quy định pháp luật về các hành vi bị cấm trong hoạt động
khuyến mại
Pháp luật quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
được hiểu là những điều thương nhân hông được làm khi tiến hành hoạt
động khuyến mại Theo Điều 33 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền
tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm” Quyền
tự do kinh doanh của các chủ thể được Nhà nước công nhận như một nguyên
tắc hiến định. Khuyến mại là quyền của thương nhân trong quá trình hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, trong một xã hội quyền và lợi ích của các chủ
thể ln đan xen như hiện nay, quyền tự do của các chủ thể cần được đặt
trong mối quan hệ với quyền và lợi ích của các chủ thể khác, thực hiện quyền
của mình nhưng hơng được xâm hại đến quyền và lợi ích của các chủ thể

khác. Pháp luật quy định các hành vi bị cấm trong khuyến mại là hoàn toàn
cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của tất cả các chủ thể trong quá trình
thực hiện hoạt động khuyến mại.
1 3 Q y ịnh v pháp luật khuy n m i c a các qu c gia trên th
giới
1.3.1. Pháp luật về khuyến mại của Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ khơng có luật hoặc quy định về khuyến mại nhưng hi nói
đến chương trình huyến mại nói chung, thì lại liên quan đến các trị chơi
miễn phí. Có một số bài viết về quy định liên quan đến khuyến mại mà được
Phịng Thương mại Quốc tế (ICC) thơng qua thì cần phải thực hiện theo.


17

Khuyến mại là cấp độ hoặc loại hình tiếp thị nh m vào cả người tiêu
dùng và các kênh phân phối (theo hình thức bán hàng ưu đãi) Khuyến mại
được sử dụng để giới thiệu sản phẩm mới, thanh lý hàng tồn ho, thu hút lưu
lượng truy cập và để nâng doanh số bán hàng tạm thời.
Về các hình thức khuyến mại: Có nhiều phương pháp huyến mại, bao
gồm: phiếu giảm giá và giảm giá; thỏa thuận về giá; trưng bày thu hút người
mua; hội chợ thương mại, vv

Khuyến mại bao gồm các phiếu giảm giá

dùng trong thời gian ngắn, giảm giá, các cuộc thi và rút thăm trúng thưởng,
sản phẩm mang logo khuyến mại, lấy mẫu sản phẩm, và tài liệu khuyến mại
tại cửa hàng. Tất cả các hoạt động khuyến mại đều được sử dụng để tạo ra
doanh số bán hàng trong một thời gian xác định.
Chương trình huyến mại hầu hết nh m vào người tiêu dùng Chương
trình khuyến mại cũng được phát triển cho ngành thương mại hoặc cho nhân

viên bán hàng nội bộ. Các nhà sản xuất sẽ tạo ra chương trình huyến mại cho
các ngành thương mại như mạng lưới phân phối của mình vì những lý do
chiến lược tương tự như đối với người tiêu dùng, để tạo ra doanh số ngắn hạn.
Giảm giá và phiếu giảm giá là chiến thuật ch nh được sử dụng để
khuyến mại. Giảm giá có thể được quảng bá thông qua tờ rơi in và phát tại
cửa hàng hoặc gửi qua bưu điện cũng như giảm giá đặc biệt hàng tuần được
hiển thị trên kệ hàng. Giảm giá cũng có thể thơng qua hình thức chiết khấu.
Phiếu giảm giá có giá trị b ng tiền có ghi rõ ngày hết hạn và được phát hành
trên các tờ báo, tạp chí và trực tuyến.
Có thể thấy là đối với các hoạt động khuyến mại, Hoa kỳ tạo cơ chế
khá thơng thống cho các doanh nghiệp tự chủ động đối với kế hoạch kinh
doanh của mình với nhiều cách thức khác nhau, khơng bị bó hẹp trong một
khn khổ nào.
1.3.2. Pháp luật về khuyến mại của Trung Quốc
Nghị định số 18 về biện pháp quản lý các hoạt động khuyến mại của
nhà bán lẻ, được thông qua tại cuộc họp điều hành thứ 7 của Bộ Thương mại


18

ngày 13 tháng 7 năm 2006 và được thông qua bởi

y ban Phát triển và Cải

cách Quốc gia, Bộ Công an, Cục Thuế Nhà nước và Cục Quản lý Nhà nước
về Công nghiệp và Thương mại, được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 15
tháng 10 năm 2006
Pháp luật quy định về trách nhiệm của nhà bán lẻ thực hiện khuyến
mại. "Nhà bán lẻ”: là các doanh nghiệp và các chi nhánh cũng như các hộ
kinh doanh cá thể đã đăng ý tại các cơ quan hành ch nh hoạt động công

nghiệp và thương mại và bán hàng hóa cho người tiêu dùng.
Các biện pháp quản lý về hoạt động khuyến mại của nhà bán lẻ nh m
điều chỉnh các hành vi khuyến mại của các nhà bán lẻ, quy định các nguyên
tắc thực hiện khuyến mại và trách nhiệm của nhà bán lẻ, bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, duy trì sự cạnh tranh công b ng và
quyền lợi của công chúng nói chung, và khuyến khích phát triển phù hợp và
có trật tự của các ngành bán lẻ, các biện pháp hiện tại được xây dựng theo các
quy định pháp luật liên quan.
Về hình thức khuyến mại: Khuyến mại dưới hình thức tổ chức chương
trình hách hàng thường xun, hay nói cách khác khuyến mại qua thẻ ưu đãi
t ch điểm: Nhà bán lẻ phải nêu rõ phương pháp t ch điểm, thời gian hợp lệ
cho các điểm t ch lũy và cho biết các mặt hàng ưu đãi cần có được để mua
hàng Sau hi người tiêu dùng nhận được một thẻ ưu đãi t ch điểm, các nhà
bán lẻ hông được thay đổi bất kỳ các nội dung nào như đã nêu ở đoạn trên,
trừ khi những thay đổi đó sẽ thêm vào các quyền và lợi ích của người tiêu
dùng.
Về xử phạt vi phạm hành chính: Khi có bất kỳ hành động bán lẻ nào vi
phạm các quy định đã nêu trên, nếu thuộc diện điều chỉnh của luật hoặc quy
định khác, thì luật hoặc quy định đó sẽ áp dụng. Nếu hông được quy định tại
các luật hoặc văn bản khác, các nhà bán lẻ sẽ được yêu cầu sửa sai. Trong
trường hợp trục lợi phi pháp, các nhà bán lẻ có thể bị phạt tiền gấp tối đa 3 lần
số tiền trục lợi phi pháp, nhưng hông quá 30 000 nhân dân tệ Trong trường


19

hợp khơng có lợi nhuận bất hợp pháp, các nhà bán lẻ sẽ bị phạt tối đa 10 000
nhân dân tệ. Ngồi ra cịn có thể bị nêu tên trên thơng báo. Bên cạnh đó, Nghị
định u cầu các sở của tất cả các địa phương phải giám sát và quản lý các
hành vi khuyến mại theo chức năng của mình theo quy định của pháp luật liên

quan Trong trường hợp hoạt động khuyến mại tham gia phạm tội, hoạt động
đó sẽ bị điều tra và trừng phạt bởi các cơ quan cơng an Ngồi ra, Nghị định
u cầu tất cả các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm, dựa trên tình hình thực tế của mình, xây dựng các quy định liên quan
để điều chỉnh các hành vi khuyến mại.
So với Hoa Kỳ, có thể thấy các quy định về khuyến mại trong pháp luật
Trung Quốc khá chặt chẽ. Pháp luật đã đưa ra các quy định nh m bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng và có các quy định xử phạt đối với các hành vi
vi phạm của chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại.
Ngồi ra, tại một số nước cịn quy định cụ thể về hạn mức khuyến mại
như tại Singapore: Vào mùa khuyến mại (từ tháng 5 – tháng 7), các mặt hàng
có thể giảm tới 70% ; Tại Malaysia: Mùa giảm giá được bắt đầu vào dịp lễ hội
màu sắc của Malaysia (Colours of Malaysia) diễn ra vào tháng 7. Dịp này, tất
cả hàng hóa, dịch vụ tại Malaysia đều được giảm giá từ 10 – 80% so với ngày
bình thường.
Việc đặt ra quy định về khuyến mại nh m đảm bảo sự cạnh tranh lành
mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh góp phần
ổn định nền kinh tế, đồng thời hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cũng hông thể là rào cản của các
doanh nghiệp mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Vì thế,
việc học tập kinh nghiệm thực tế trong quy định của các quốc gia khác là cần
thiết và phải biết ứng dụng một cách phù hợp đối với điều kiện kinh tế tại
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.


×