Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh thái Ốc cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Trần Văn Tiến

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia
frausseni Nguyen, 2014) KHU VỰC VÙNG TRIỀU TỈNH TRÀ
VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


-----------------------------

Trần Văn Tiến

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia
frausseni Nguyen, 2014) KHU VỰC VÙNG TRIỀU TỈNH TRÀ
VINH
Chuyên ngành

: Sinh học thực nghiệm

Mã số

: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Văn Tú

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đặc điểm sinh
thái ốc Cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) khu vực vùng triều tỉnh
Trà Vinh” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Tú. Các
kết quả nghiên cứu, số liệu, thông tin trong luận văn được thu thập, xử lý và
xây dựng một cách trung thực, không sao chép, đạo văn.

Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về những thơng tin, số liệu, dữ liệu
và nội dung luận văn của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020.
Người cam đoan

Trần Văn Tiến


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tú,
người đã tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và định hướng cho tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn Thạc sĩ này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh học nhiệt đới, các
thầy cô giảng viên Học Viện Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện, thuận lợi cũng như chỉ dẫn tận
tình giúp tơi hồn thành khóa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè và các đồng nghiệp Viện
Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn bên
cạnh và động viên tơi vượt qua những khó khăn trong học tập và làm việc.
Và cuối cùng, tơi xin dành những tình cảm trân trọng và thân thương
nhất đến bố, mẹ, anh, chị, vợ và con, các thành viên trong gia đình đã luôn bên
cạnh động viên giúp và giúp tôi vượt qua những khó khăn trong học tập, nghiên
cứu và làm việc.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020.
Học viên

Trần Văn Tiến



iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

ĐVN

: Động vật nổi

ĐVTM

: Động vật thân mềm

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

Min

: Giá trị thấp nhất

Max

: Giá trị cao nhất


SE

: Sai số chuẩn

TB

: Trung bình

TVN

: Thực vật nổi


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Đặc điểm các chỉ tiêu hình thái T. frausseni khu vực vùng triều tỉnh
Trà Vinh. ......................................................................................................... 26
Bảng 3.2. Số lượng và kích thước bọc trứng và trứng .................................... 32
Bảng 3.3. pH, nhiệt độ và độ mặn môi trường nước khu vực thu mẫu .......... 34
Bảng 3.4. DO và TSS môi trường nước khu vực thu mẫu .............................. 36
Bảng 3.5. Nồng độ amoni, nitrat, và nitơ tổng môi trường nước các khu vực thu
mẫu .................................................................................................................. 38
Bảng 3.6. Nồng độ phốtphát và tổng phốtpho môi trường nước các khu vực thu
mẫu .................................................................................................................. 40
Bảng 3.7. Thành phần cấp độ hạt tại khu vực nghiên cứu .............................. 41
Bảng 3.8. Tương quan các đặc điểm hình thái T. frausseni tại vùng triều tỉnh
Trà Vinh .......................................................................................................... 44
Bảng 3.9. Các thông số đặc trưng sinh trưởng của quần thể ốc Cà na theo giới
tính và theo khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh................................................ 54
Bảng 3.10. Đặc trưng nhóm tuổi quần thể ốc Cà na theo chiều dài phân theo

giới tính và khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh. ............................................... 57
Bảng 3.11. Dữ liệu sản lượng – cường lực khai thác quần thể ốc Cà na vùng
triều tỉnh Trà Vinh giai đoạn 12/05 - 19/09/2019. .......................................... 59
Bảng 3.12. Sản lượng khai thác ốc Cà na tại vùng ven biển tỉnh Trà Vinh.... 62


v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu tạo dải răng kitin của T. rapulum – Nguồn Peile, 1937............. 4
Hình 1.2. Bản đồ vị trí địa lý và khu vực nghiên cứu ....................................... 6
Hình 2.1. Cấu tạo giải phẫu và các chỉ tiêu hình thái ốc Cà na. ..................... 17
Hình 2.2. Bản đồ vị trí các địa điểm khảo sát ................................................. 19
Hình 3.1. Hình thái cấu tạo ngồi ốc Cà na (T. frausseni Nguyen, 2014) ...... 24
Hình 3.2. Hình thái giải phẫu bên trong ốc Cà na (T. frausseni) .................... 25
Hình 3.3. Cá thể ốc Cà na mang trứng ở mặt bụng và bên hơng. ................... 33
Hình 3.4. ốc Cà na tấn công nghêu (a); ốc Cà na săn ốc Nassarius sp. (b) .... 33
Hình 3.5. Nhiệt độ, pH, và độ mặn theo mùa tại các khu vực khảo sát.......... 35
Hình 3.6. TSS và DO theo mùa tại các khu vực khảo sát ............................... 37
Hình 3.7. Nồng độ amoni, nitrat, và tổng nitơ theo mùa theo các khu vực khảo
sát..................................................................................................................... 39
Hình 3.8. Nồng độ phốtphat, tổng phốtpho theo mùa tại khu vực khảo sát ... 40
Hình 3.9. Thành phần cấp độ hạt nền đáy theo mùa tại các khu vực khảo sát42
Hình 3.10. Mơ hình sinh trưởng quần thể ốc cà na khu vực ven biển tỉnh Trà
Vinh theo theo giới tính và khu vực nghiên cứu. ............................................ 53
Hình 3.11. Xác suất chiều dài theo nhóm tuổi phân theo giới tính và sinh cảnh
nghiên cứu ....................................................................................................... 56
Hình 3.12. Kích thước quần thể ốc Cà na vùng triều tỉnh Trà Vinh dựa trên mơ
hình DeLury (1947)......................................................................................... 60
Hình 3.13. Phương tiện và ngư cụ khai thác ốc Cà na.. .................................. 62



vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. SINH HỌC, SINH THÁI HỌ ỐC NASSARIIDAE VÀ HỆ THỐNG
PHÂN LOẠI ỐC CÀ NA T. frausseni. ......................................................... 3
1.1.1. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái họ Nassariidae.................... 3
1.1.2. Hệ thống phân loại và đặc điểm ốc Cà na - Tomlinia frausseni...... 4
1.2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH................ 6
1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm khí hậu và hải văn ........................................................... 7
1.2.3. Đặc điểm địa mạo trầm tích............................................................. 8
1.3. ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH ........... 9
1.4. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN NHUYỄN THỂ VÙNG
BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................. 10
1.5. NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC, SINH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẦN
THỂ ỐC BIỂN Ở VIỆT NAM .................................................................... 12
1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN HÌNH
THÁI, MƠ HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC QUẦN
THỂ ............................................................................................................. 14
1.6.1. Nghiên cứu tương quan hình thái .................................................. 14
1.6.2. Nghiên cứu mơ hình sinh trưởng ................................................... 14
1.6.3. Phương pháp xác định kích thước quần thể khai thác ................... 15



vii
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................... 16
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................... 16
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
2.3.1 Thu thập mẫu vật ............................................................................ 16
2.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái........................................................... 17
2.3.2 Đặc điểm cấu trúc quần thể ............................................................ 20
2.3.3. Đặc điểm phân bố và nguồn lợi ..................................................... 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 24
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia frausseni
Nguyen, 2014) VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH ........................................... 24
3.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo ngoài và giải phẫu trong ... 24
3.1.2. Đặc điểm sinh sản .......................................................................... 32
3.1.3. Tập tính bắt mồi ............................................................................. 33
3.1.4. Đặc điểm sinh thái môi trường sống.............................................. 34
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC QUẦN THỂ ỐC CÀ NA VEN BIỂN
TỈNH TRÀ VINH........................................................................................ 42
3.2.1. Tương quan các chỉ số hình thái của quần thể ốc Cà na ............... 42
3.2.2. Đặc trưng sinh trưởng quần thể ốc Cà na ...................................... 53
3.2.3. Đặc trưng kích thước ốc Cà na theo nhóm tuổi ............................. 55
3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, VÀ NGUÔN LỢI ỐC CÀ NA VEN BIỂN
TỈNH TRÀ VINH........................................................................................ 58
3.3.1. Đặc điểm phân bố ......................................................................... 58
3.3.2. Nguồn lợi ....................................................................................... 58
3.3.3. Hiện trạng khai thác ....................................................................... 61
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 63
4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 63

4.2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 64


viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 78


1
MỞ ĐẦU
Hệ sinh thái vùng triều là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, có
vai trị quan trọng trong bảo tồn và phát triển kinh tế ven biển với nhiều sinh
cảnh và lồi thủy sản có giá trị [1], [2], [3]. Động vật thân mềm (ĐVTM) là
nguồn tài nguyên quan trọng của hệ sinh thái vùng triều, nó được sử dụng làm
thực phẩm cho con người, thức ăn cho một số loài thủy hải sản khác, đồ trang
trí, vật liệu xây dựng, v.v. [4], [5], [6]. Trong ngành ĐVTM, lớp chân bụng
(Gastropoda) là lớp có số lượng loài nhiều nhất và chúng phân bố trong nhiều
sinh cảnh khác nhau như trên cạn, nước ngọt, nước lợ, và biển. Tuy vậy, đa số
các loài thuộc lớp này sống trong môi trường biển [7]. Ở Việt Nam, ĐVTM ở
biển khá đa dạng với khoảng hơn 2.200 lồi, trong đó có khoảng hơn 1.300 lồi
chân bụng (Gastropoda) và 815 lồi hai mảnh vỏ (Bivalvia) [8], [9]. Trong đó,
nhiều lồi động vật thân mềm có giá trị kinh tế được ni trồng và khai thác
rộng rãi các vùng biển của Việt Nam [10], [11], [12], [13], [14], [15].
Tomlinia frausseni Nguyen, 2014 (tên địa phương ốc Cà na, ốc Cau, ốc
Nho) là lồi thứ 2 được cơng bố trong giống Tomlinia trên thế giới [16] và đây
là loài mới và đặc hữu của Việt Nam [17], [18], [19]. Chúng phân bố ở độ sâu
1 – 10 m trên nền đáy bùn trong khu vực vùng triều. Trong vài năm trở lại đây,
ốc Cà na được ghi nhận xuất hiện trên vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) đặc biệt là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Tại Trà
Vinh, ốc Cà na được người dân khai thác, trao đổi và mua bán khá phổ biến ở

các chợ địa phương. Nghề khai thác ốc Cà na đã góp phần tạo công ăn việc làm
và tăng thu nhập cho các ngư dân ven biển. Đến thời điểm hiện tại, bởi là loài
mới đặc hữu cũng như mới xuất hiện nhiều tại vùng ven biển ĐBSCL nói chung
và tỉnh Trà Vinh nói riêng nên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến các đặc
điểm sinh học, sinh thái, quần thể và nguồn lợi lồi ốc này.
Nhằm góp phần tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái, phát triển và
khai thác bền vững nguồn lợi ốc Cà na, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái
ốc Cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) khu vực vùng triều tỉnh Trà
Vinh” được đề xuất thực hiện. Kết quả của nghiên cứu góp phần cung cấp cơ
sở cho việc quản lý và khai thác hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên này.


2
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và cấu trúc quần thể
ốc Cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh.
Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung của nghiên cứu này bao gồm:
- Đánh giá một số đặc điểm sinh học, sinh thái học ốc Cà na vùng triều
tỉnh Trà Vinh.
- Đánh giá một số đặc điểm cấu trúc quần thể ốc Cà na vùng triều tỉnh
Trà Vinh.
- Đánh giá đặc điểm phân bố, hiện trạng khai thác và nguồn lợi ốc Cà
na vùng triều tỉnh Trà Vinh.
Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu
Kết quả của nghiên cứu góp phần bổ sung và làm rõ thêm những hiểu
biết về đặc điểm sinh học, sinh thái, và cấu trúc quần thể ốc Cà na khu vực vùng
triều tỉnh Trà Vinh.
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản

lý thủy sản trong việc bảo vệ, quản lý, và khai thác một cách hiệu quả và bền
vững loài ốc Cà na trong khi cân bằng với lợi ích của cộng đồng dân cư ven
biển tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
Cung cấp số liệu mới cũng như là nguồn tài liệu tham khảo cho các
nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm sinh học, sinh thái, và quần thể ốc Cà na vùng
ven biển tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. SINH HỌC, SINH THÁI HỌ ỐC NASSARIIDAE VÀ HỆ THỐNG
PHÂN LOẠI ỐC CÀ NA T. frausseni.
1.1.1. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái họ Nassariidae
Họ Nassariidae gồm có 8 họ phụ [20]. Các lồi thuộc họ Nassariia có vỏ
ốc hình trứng trịn, thường có 1 vịng xoắn khá lớn hình nón và vịng xoắn thân
rộng bởi đường rãnh xoắn ốc sâu, phân biệt rõ rệt. Bề mặt ngồi có hoa văn với
các gân dọc (axial ribs) và các vân ngang (spiral cords), thỉnh thoảng nhẵn.
Khơng có rốn (umbilicus). Miệng khá nhỏ và thường hơi trịn, với 1 kênh
siphon ngắn và uốn ngược. Miệng ngồi (outer lip) hơi dày, nhẵn hoặc có răng
hình răng cưa bên trong, đơi lúc có 1 đường rãnh nơng hoặc khía phía sau.
Miệng trong (inner lip) nhẵn hoặc lằn gợn yếu nhưng khơng có các gờ, khu vực
miệng trong bị chai sạn và được mở rộng vào 1 bộ phận nhẵn hình khiêm. Vỏ
nắp bằng sừng và nhỏ hơn miệng với một nhân nằm gần tận cùng của nắp và
thường có răng cưa dọc theo rìa mép của vỏ nắp. Đầu có các xúc tu nhỏ và dài
chứa mắt lồi lên. Chân lớn với các điểm bên ở phía trước và thường có 1 cặp
xúc tu ở phía sau. Siphon bằng thịt và rất dài [21], [22]. Dải răng kitin có từ 60
– 90 hàng răng. Các răng ở trung tâm có hình trịn đến hình tam giác [23].
Về sinh thái, phần lớn các loài thuộc họ Nassariidae phổ biến ở vùng
triều và dưới triều, từ vùng ôn đới đến nhiệt đới, phân bố nền đáy mềm hoặc
các bãi đá ở môi trường biển hoặc nước lợ. Phân bố ở độ sâu từ 0 đến 1000 m

nhưng phổ biến từ 0 đến 300 m [17]. Các loài ốc thuộc họ Nassariidae là các
loài ưa hoạt động ăn thực vật, động vật, và xác bã hữu cơ [24], [25]. Thành
phần thức ăn đa dạng gồm các nhóm giun nhiều tơ (Polychaete), Amphipoda,
giáp xác (Crustaceans), tảo đáy (diatom), thân mềm chân bụng (Gastropoda),
hai mảnh vỏ (Bivalvia), cá, và các mùn bã hữu cơ [26]. Có thể chuyển động
nhanh trên bùn hoặc cát. Với siphon dài vì thế chúng có thể tìm thức ăn hoặc
đào hố ẩn mình trong nền đáy. Thường sống thành đàn. Giới tính phân biệt, thụ
tinh trong. Trứng được ấp trong lớp vỏ bằng sừng. Ấu trùng sống tự do trong
nước như dạng phiêu sinh với thời gian tương đối dài (khoảng 1 – 2 tháng)
trước khi sống đáy. Các loài thuộc họ Nassariidae thương được sử dụng làm


4
thức ăn hoặc mồi bẫy của cộng đồng dân cư ven biển, và vỏ thường được dùng
để trang trí [22].
1.1.2. Hệ thống phân loại và đặc điểm ốc Cà na - Tomlinia frausseni.
Năm 1882, Bellardi đã đề xuất ra họ phụ Cylleninae dựa trên sự xuất
hiện đường nối – khớp nối ở miệng ngoài [27]. Họ phụ Cylleninae hiện tại gồm
4 giống và 71 loài, Cyllene Gray, 1834 (23 loài), Nassaria Link, 1807 (45 loài),
Trajana Gardner, 1948 (1 loài) và Tomlinia Peile, 1937 (2 loài) [28]. Dựa trên
cấu tạo dải răng bằng kitin của lồi Buccinum rapulum được Reeve mơ tả vào
năm 1846, Peile (1937) đã đề xuất ra giống Tomlinia. Dải răng kitin có cấu tạo
rất đặc biệt với các răng nhỏ dạng kim tiêm nằm xen kẽ với các đỉnh răng lớn
(cusps) dạng răng lược của dải kitin trung tâm (rhachidian). Dải kitin mặt bên
có cấu trúc gồm 2 đỉnh răng lớn (dicuspid). Dải răng kitin có tổng cộng 72
hàng. Trong một số hàng của dải kitin trung tâm, gần khu vực phía trước, tại vị
trí X đỉnh răng lớn được thay thế bởi răng nhỏ dạng kim tiêm (Hình 1.1) [29].

Hình 1.1. Cấu tạo dải răng kitin của T. rapulum – Nguồn Peile, 1937
Đến thời điểm hiện tại, có 2 lồi ốc thuộc chi Tomlina được ghi nhận trên

thế giới là loài T. rapulum (Reeve, 1846) và T. frausseni Nguyen, 2014. Dựa
trên công bố của Nguyen Ngoc Thach (2014) [16] thì ốc Cà na có hệ thống
phân loại như sau:


5
Phylum MOLLUSCA
Class Gastropoda Cuvier, 1797
Subclass Caenogastropoda Cox, 1960
Order Neogastropoda Wenz, 1938
Supperfamily Buccinoidae Rafinesque, 1815
Family Nassariidae Iredale, 1916 (1835)
Subfamily Cylleninae Bellardi, 1882
Genus Tomlinia Peile, 1937
Species Tomlinia frausseni Nguyen, 2014.
Đặc điểm sinh học ốc Cà na
Về đặc điểm hình thái ốc Cà na (T. frausseni) có kích thước trung bình,
chiều dài thân từ 33 – 38 mm có thể lên tới 41 mm. Hình trứng thon dài với
đường xoắn ốc cao và phân biệt rõ ràng, các đường nối giữa các vòng xoắn
(suture) hơi lượn sóng. Trơn ốc nhọn (apex). Vịng xoắn thân (body whorl)
phình to, chiếm khoảng 80% chiều dài thân. Chiều rộng bằng khoảng 45%
chiều dài vỏ. Hoa văn bao gồm các đường gân dọc (axial ribs) rộng lõm ở giữa
và có các dấu vết của các đường xoắn ốc ngang (spiral cords). Các đường gân
dọc nhiều ở các vòng xoắn ốc gần trơn ốc, trở lên khó phân biệt và mất dần ở
vòng xoắn cuối và nhẵn mịn ở vịng xoắn thân. Các đường xoắn ngang có thể
nhìn thấy được ở dưới các đường nối của vòng xoắn gần trơn ốc và trở lên khó
thấy ở các vịng xoắn lớn hơn. Miệng thon dài, mở rộng ra hướng bên và màu
nâu đậm ở giữa. Mép rìa ngồi của miệng mỏng, khơng có răng và có màu trắng
đến vàng ở rìa phía trong. Trục giữa hơi trắng với gờ rõ ràng [16].
T. rapulum phân biệt với T. frausseni là loài này có các vịng xoắn có

góc cạnh và hình dáng, phần lưng và kênh siphon thơ hơn. Có sự hiện diện của
các vân dọc ở các khu vực đường nối dọc theo các vịng xoắn. Phần đầu của
siphon rộng, thơ, có góc cạnh và có màu xám khơng có màu xanh sáng như T.
frausseni. Vỏ sừng phủ phía ngồi hơi vàng nhạt hơn là nâu nhạt và khơng bóng
như T. frausseni. Loài phụ T. rapulum gracilis khác với T. frausseni bởi hình


6
dáng có gờ dọc theo các đường xoắn gần trơn ốc. Các đường xoắn này hơi mờ
và hoa văn xoắn rõ. Hình dáng mỏng manh và các vịng xoắn ốc yếu hơn [16],
[30], [31].
Các loài thuộc chi Tomlinia chỉ mới ghi nhận phân bố tại khu vực sông
ở Việt Nam và Indonesia [17]. Theo Đỗ Văn Tứ và cs. (2019) thì T. frausseni
là lồi đặc hữu tại Việt Nam và chỉ mới ghi nhận phân bố tại các vùng biển ven
bờ thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ốc cà na
phân bố tại các khu vực có nền đáy bùn có độ sâu từ 1 – 10 m [16], [32] [33].
1.2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH
1.2.1. Vị trí địa lý
Vùng bờ biển tỉnh Trà Vinh có chiều dài khoảng 65 km được giới hạn
bởi 2 cửa sông lớn là Cổ Chiên và Định An. Theo Quyết định số 12/2013/QĐUBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh thì điểm mốc ranh giới trên biển
giữa tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tọa độ 106021’05’’E 09032’52’’N và với
tỉnh Bến Tre có tọa độ 106037’42’’E 09045’12’’. Vùng biển Trà Vinh bao gồm
vùng biển ven bờ và vùng lộng [34]. Cụ thể về khu vực vùng biển Trà Vinh
như hình 1.2.

Hình 1.2. Bản đồ vị trí địa lý và khu vực nghiên cứu


7
1.2.2. Đặc điểm khí hậu và hải văn

Khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh có khí hậu gió mùa cận xích đạo với 2
chế độ gió mùa đặc trưng cho mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 và kết thúc vào tháng 10 với gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước và gây
mưa, tốc độ gió trung bình 3 – 4 m/s. Mùa khơ bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc
vào tháng 4 năm sau với gió mùa Đơng Bắc với tốc độ gió trung bình từ 2 – 3
m/s. Bên cạnh đó, cịn có gió Đơng Nam (gió chướng) có hướng gió gần thẳng
góc bờ biển phía Đơng của vùng với tốc độ gió trung bình khoảng 5 m/s. Gió
chướng là ngun nhân gây nước biển dâng cao và xâm nhập mặn vào sâu trong
hệ thống kênh rạch nội đồng.
Lượng mưa tại khu vực tỉnh Trà Vinh trung bình 1.620 mm/năm. Lượng
mưa chủ yếu tập trung vào tháng 10. Lượng mưa phân bố đồng đều và có xu
hướng tăng dần theo hướng Đơng Nam đến Tây Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm và các tháng khá ổn định nhưng nhiệt độ ngày
và đêm giao động khá lớn trung bình khoảng 80C. Theo thống kê nhiệt độ trung
bình năm giai đoạn 10 năm trở lại đây dao động từ 25 – 28,50C. Nhiệt độ trung
bình cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 1 hàng năm. Độ ẩm tương đối
trung bình khoảng 80 – 85% với các tháng khô nhất thường vào tháng 3 và
tháng 5 (Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, 2015 - 2018) [35].
Chế độ thủy triều vùng ven biển Trà Vinh có chế độ bán nhật triều với 2
lần lên xuống trong ngày. Mức độ dao động của thủy triều từ 2 – 4 m. Biên độ
triều có xu hướng tăng dần nhưng thời gian xuất hiện chân triều và đỉnh triều
chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam theo đường bờ biển. Theo chu kỳ của
mặt trăng, hàng tháng có 2 kỳ triều kém thường vào ngày 7 và 23 âm lịch và 2
kỳ triều cường vào ngày 1 và ngày 15 âm lịch.
Độ sâu vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh thay đổi tùy thuộc vào vị trí so
với đường bờ biển. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2019) xây
dựng sơ đồ cao độ địa hình biển tỉnh Trà Vinh đề xuất từ mơ hình Mike 21 cho
thấy các khu vực từ đường bờ biển đến khu vực cách bờ 5 km có địa hình “sườn
nghiêng nước nơng” có độ sâu tăng dần từ 0 đến – 8 m. Các khu vực biển cách



8
bờ 6 đến 10 km có tồn tại một “vách ngầm” - nơi có đáy địa hình có độ dốc rất
lớn có độ sâu từ - 6 đến – 20 m [36].
Chế độ sóng ở khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh bị chi phối bởi chế độ gió
mùa và độ sâu nước biển. Chiều cao của sóng trong mùa gió Đơng Bắc cao hơn
từ 1 – 1,5m so với mùa gió mùa Tây Nam. Cụ thể ở các khu vưc như sau: vào
thời kỳ gió mùa Đơng Bắc chiều cao sóng từ 0,46 – 1,76m tại các khu vực cách
bờ 1 km. Chiều cao sóng tăng cao ra khu vực cách bờ 10 km với biên độ từ
1,10 – 2,91 m. Tại khu vực cách bờ 20 km chiều cao sóng dao động từ 1,32 –
3,28 m. Chế độ thủy động lực học khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh chịu sự chi
phối bởi chế độ thủy triều ra vào các cửa sông Cung Hầu và Định An và dịng
chảy của sơng Mê Kơng. Dịng chảy tại các khu vực của sơng có biên độ từ 0,2
– 1,2 m/s trong khi đó khu vực ven bờ và xa bờ dao động từ 0,2 – 0,6 m/s [37].
1.2.3. Đặc điểm địa mạo trầm tích
Theo kết quả nghiên cứu chi thấythì địa mạo trầm tích tại khu vực ven
biển tỉnh Trà Vinh gồm có 3 dạng là giồng cát, đầm lầy rừng ngập mặn và bãi
triều. Giồng cát nằm dọc bờ biển nơi có cao trình từ 1,8 – 4,0m kéo dài theo
hướng từ Đông Bắc đến Tây Nam. Đầm lầy rừng ngập mặn phân bố hạn chế
chủ yếu ở nơi có độ sâu từ 0,4 – 0,6 m thuộc khu vực cửa Cung Hầu và cửa
Định An. Bãi triều hay bãi bồi ven biển phân bố từ bờ biển đến nơi có độ sâu –
5 đến – 6 m. Tùy thuộc vào khu vực mà bãi triều có độ rộng khác nhau, có thể
từ 1,5 – 4,5 km [38], [39].
Trầm tích giồng cát ven biển có chiều dày dao động từ 2,5 – 5,5m và
thành phần chủ yếu là cát mịn chiếm 85 – 96%, 7 – 10% sét và hữu cơ 4 - 8%.
Trầm tích đầm lầy rừng ngập mặn có chiều dài từ 0,7 – 1,0m chứa nhiều tàn
tích thực vật có thành phần chủ yếu là sét bột 80 – 85%, cát mịn 6 – 14%, và
10 – 20% là vật chất hữu cơ. Trầm tích bãi triều có thành phần chủ yếu là cát
chiếm 75 – 87%, sét bột 12 – 20%, và 8 – 15% là mảnh vụn hữu cơ [38], [39].
Trầm tích bãi triều ven biển phân bố từ bờ biển ra ngoài đến độ sâu từ 5 đến - 6 m. Trầm tích có thành phần cấp độ hạt chủ yếu là cát mịn chiếm 75 –

87%, kế đến là sét bột chiếm 12 – 20% và 8 – 15% là các xác bã hữu cơ.


9
1.3. ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH
Đa dạng sinh học vùng biển Trà Vinh được biết đến thơng qua một số
cơng trình nghiên cứu với dữ liệu các nhóm lồi khá phong phú. Tuy vậy, các
nghiên cứu này chỉ giới hạn ở một khu vực hay một số nhóm lồi nhất định chứ
chưa có dữ liệu tổng thể về tính đa dạng sinh học vùng ven biển của tỉnh Trà
Vinh.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tú (2019) tại khu vực ven biển thị xã
Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã ghi nhận 58 loài thân mềm thuộc 2 lớp chân bụng
(Gastropoda) và hai mảnh vỏ (Bivalvia), 13 bộ, 26 họ, và 40 giống. Lớp
Gastropoda có 42 lồi thuộc 28 giống, 16 họ và 6 bộ. Lớp Bivalvia có 16 loài
thuộc 12 giống, 10 họ và 7 bộ. Đối với phân ngành giáp xác (Crustacea) đã xác
định khu vực ven biển thị xã Dun Hải có 59 lồi thuộc 32 giống, 17 họ và 4
bộ. Trong đó, bộ 10 chân (Decapoda) chiếm ưu thế về thành phần loài với 47
loài thuộc 24 giống, 11 họ. Khu hệ cá đã định danh được 94 loài cá thuộc 76
giống, 48 họ, 15 bộ cá. Nghiên cứu cũng ghi nhận được 134 loài thực vật nổi
(TVN) thuộc 64 chi, 35 họ, 30 bộ, 8 lớp thuộc 5 ngành tảo. Trong đó, ngành
tảo Silic chiếm ưu thế với 98 loài, kế đến là ngành tảo lam (21 loài), tảo giáp
(8 loài), tảo lục (5 loài), và ngành tảo mắt (2 loài). Ngoài ra, nghiên cứu đã ghi
nhận có 7 lồi rong biển thuộc 6 chi, 5 họ, 4 bộ, 3 lớp thuộc 3 ngành rong là
rong lục (Chlorophyta, 4 loài), rong đỏ (Rhodophyta, 2 loài), và rong nâu
(Ochrophyta, 1 loài) tại khu vực vùng triều thị xã Dun Hải [40].
Một số nhóm lồi được ghi nhận ở vùng biển Trà Vinh thông qua các
nghiên cứu đơn lẻ gồm nghiên cứu của Nguyễn Tác An (1994) đã ghi nhận tại
khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh có 81 lồi TVN, 109 lồi giáp xác (thuộc 36
giống, và 15 họ), 80 loài ngành thân mềm thuộc 3 lớp chân bụng (Gastropoda
30 loài, Cephalopoda 10 loài, và Bivalvia hơn 40 loài), 150 loài cá thuộc 78

giống, 40 họ tại khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh [41]. Nghiên cứu của Vương
Quang Việt (2007) ghi nhận được 101 loài TVN phân bố tại các khu vực rừng
ngập mặn ven biển với nhóm tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế, động vật
đáy khu vực vùng cửa sông và ven biển tỉnh Trà Vinh có 73 lồi với lớp giáp


10
xác (Crustacea) chiếm ưu thế, kế đến là giun nhiều tơ - Polychaeta, hai mảnh
vỏ (Bivalvia), chân bụng (Gastropoda), và hàm tơ (Chaetognata) [42].
1.4. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN NHUYỄN THỂ VÙNG BIỂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nghiên cứu về nguồn lợi nhóm 2 mảnh vỏ khu vực vùng triều ven biển
phía Nam Vo Si Tuan & Nguyen Huu Phung (1998) cho thấy có 4 lồi hai mảnh
vỏ phổ biến là Anadara antiquata, A. granosa, Meretrix lyrata, và Chlamys
nobilis với sản lượng khai thác từ 90 – 120 tấn/năm [43]. Nguyen Huu Phung
(2000) trong nghiên cứu của mình cho thấy M. lyrata khu vực Tiền Giang, Bến
Tre, và Trà Vinh có sản lượng khoảng 54 – 61 tấn/năm, sản lượng sò huyết 15
– 20 tấn/năm [44].
Nguyễn Hữu Phụng và cs. (1999) đã đánh giá 13 loài hai mảnh vỏ và
chân bụng chính có giá trị kinh tế ven biển Nam Bộ. Trong đó, sị huyết (A.
granosa) có sản lượng 15.000 – 20.000 tấn/năm và nghêu Bến Tre (M. lyrata)
có sản lượng 51.000 – 64.000 tấn/năm phân bố chủ yếu ven biển khu vực Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Các lồi bào ngư (Haliotis sp.) và trai
ngọc (Pinctada sp.) có sản lượng từ 1 – 2 tấn/năm tập trung chủ yếu tại vùng
biển tỉnh Kiên Giang [45].
Nguyen Chinh (1999) đã thống kê lại được 56 loài chân bụng, 24 loài hai
mảnh vỏ và 8 loài chân đầu các lồi động vật thân mềm có giá trị kinh tế ở Việt
Nam. Trong đó, khu vực Nam Bộ có 17 lồi có giá trị kinh tế với 1 lồi thuộc
lớp chân bụng (Gastropoda), 11 loài thuộc lớp 2 mảnh vỏ (Bivalvia) 5 loài thuộc
lớp Chân đầu (Cephalopoda) [10].

Theo Nguyễn Xuân Dục (2001) lớp động vật chân đầu (Cephalopoda) ở
vùng biển Phía Nam có 40 lồi. Trong đó, bộ bạch tuộc (Octopoda) và ốc anh
vũ (Nautiloidae) có 1 lồi, bộ mực ống (Teuthoidae) có 15 lồi và bộ mực nang
(Sepioidae) có 23 lồi. Trữ lượng các lồi mực nang 48.705,8 kg với khả năng
khai thác là 19482,3 kg. Đối với các loài mực ống, trữ lượng khai thác tại khu
vực vùng biển Nam Bộ khoảng 41577,1 kg và khả năng khai thác là 16630,9
kg [46].


11
Đặng Ngọc Thanh (2003) đã xác định được 51 loài động vật thân mềm
bao gồm 25 loài chân bụng, 15 loài hai mảnh vỏ, và 11 loài động vật chân đầu
có giá trị kinh tế ven biển phía Nam Việt Nam. Trong đó, nhiều lồi có trữ
lượng lớn như các loài mực nang (Sepia sp.), các loài mực ống (Loligo sp.),
nghêu Bến Tre (M. lyrata), sò huyết (A. granosa), sò lơng (A. subcrenata và A.
antiquata), dịm nâu (Modiolus philippinarum), và ốc hương (Babylonia sp.)
[11].
Nguyễn Văn Chung và Hà Lê Thị Lộc (2007) đã tổng kết các kết quả
nghiên cứu trước đó về động vật đáy tại khu vực vùng biển Ninh Thuận – Cà
Mau đã xác định được 170 loài động vật thân mềm gồm 90 loài chân bụng, 65
loài hai mảnh vỏ và 15 loài chân đầu. Mật độ trung bình của động vật thân mềm
ghi nhận được là 21,5 cá thể/m2 với sinh khối trung bình 2,95 g/m2 [13].
Đỗ Thanh An và cs. (2014) đã ghi nhận tại khu vực rạn san hô vùng biển
Phú Quốc và Thổ Chu lần lượt có 123 và 144 lồi động vật thân mềm (bao gồm
các loài thuộc lớp chân bụng, hai mảnh vỏ và chân đầu). Mật độ các các loài
thân mềm ghi nhận 52 cá thể/m2 ở Phú Quốc và 55 cá thể/m2 ở Thổ Chu với
sinh khối tương ứng là 4.829,4 gam/m2 và 5.029,2 gam/m2 [47].
Nguyễn Quang Hùng và cs. (2015) đã xác định được 108 loài động vật
thân mềm thuộc 36 họ, 12 bộ, 3 lớp chân bụng (48 loài), hai mảnh vỏ (48 loài),
và chân đầu (11 loài) khu vực RNM vùng ĐBSCL. Rừng ngập mặn Vườn quốc

gia Mũi Cà Mau xác định được 93 loài với 10 loài chân đầu, 36 loài chân bụng
và 48 loài 2 mảnh vỏ. Nhóm tác giả đã cũng cho thấy trữ lượng động vật thân
mềm trong hệ sinh thái RNM khu vực ĐBSCL khá lớn [15].
Đỗ Anh Duy và cs. (2017) đánh giá ĐDSH các loài sinh vật khu vực
quần đảo Thổ Chu đã xác định được 223 loài động vật thân mềm với 133 loài
chân bụng, 69 loài 2 mảnh vỏ, 18 loài chân đầu và 3 loài nhiều tấm vỏ. Mật độ
trung bình 16,8 cá thể/m2 với sinh khối trung bình 563,1g/m2 [48].


12
1.5. NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC, SINH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẦN
THỂ ỐC BIỂN Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái ốc biển ở Việt Nam chủ yếu
tập trung vào các đối tượng ốc biển có giá trị kinh tế như bào ngư (Haliotis sp.),
ốc Hương (Babylonia areolata, Link1807), ốc Đụn miệng trắng (Tectus
pyramis (Born, 1778)), ốc Nhảy đỏ lợi (Strombus luhuanus Linnaeus, 1758),
ốc Nhảy (Trombus canarium Linnaeus, 1758), ốc Vú nàng (Cellana
testudinaria (Linnaeus, 1758)), và ốc độc như ốc Cối (Conus textile Linnaeus,
1758).
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh sản bào ngư được thực hiện
tại Quảng Ninh và Hải Phòng [49] và khu vực Khánh Hòa [50], [51]. Các
nghiên cứu cho thấy bào ngư thường sống bám trên các rạn đá san hơ, nơi có
sóng lớn, độ mặn cao và ít biến động. Ban ngày trú ẩn và kiếm ăn vào ban đêm.
Kết quả phân tích dại dày của bào ngư gồm các loài tảo đáy với các loài tảo
Silic chiếm đa số. Bào ngư chín lỗ là lồi có giới tính phân biệt, tuyến sinh dục
con đực có màu trắng sữa và của con cái có màu lam hoặc nâu nhạt nằm ngay
dưới lớp màng áo. Trứng hình cầu có đường kính 180 µm, với màng bao dày
40 – 50 µm. Mùa vụ sinh sản của H. diversicolor thường vào tháng 4 – 5 và
tháng 10 – 11 hàng năm. Nguyễn Văn Chung (2001) cho thấy có mối tương
quan chặt về chiều dài và cân nặng của loài bào ngư bầu dục. Sự phát triển của

chiều dài là nhanh hơn so với khối lượng [52].
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ốc Hương (B. areolata) được Nguyễn
Thị Xuân Thu (2000) thực hiện. Kết quả cho thấy, ốc Hương phân bố từ Thanh
Hóa trở vào Nam Bộ. Khu vực phân bố thường cách bờ 2 – 3km có nền đáy cát
hoặc pha lẫn mùn bã hữu cơ có độ sâu trung bình 8 – 12m. Mùa vụ khai thác ở
Bình Thuận từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với hình thức khai thác bằng bẫy
hay rập. Ốc Hương có giới tính phân biệt, ở con đực có dương vật và con cái
có lỗ đẻ. Tỷ lệ đực: cái trong nghiên cứu là 1:1,49. Sức sinh sản trung bình là
38 bọc trứng với mỗi bọc chứa trung bình 743 trứng có kích thước 242 µm. Sức
sinh sản trung bình trong tự nhiên là 56.424 trứng/lần để và nhân tạo là 38.677


13
trứng/lần đẻ. Tương quan trọng lượng toàn thân (Wtt) và chiều rộng vỏ (Wd)
là Wtt=0,0013Wd2,84 với hệ số tương quan r2=0,98 [53].
Ốc Nhảy đỏ lợi (S. luhuanus) cũng được Huỳnh Minh Sang và Đỗ Hữu
Hoàng (2006) nghiên cứu ở vùng biển Khánh Hịa. Ốc Nhảy khai thác có chiều
dài từ 26 – 72 mm, thời điểm sinh sản kéo dài từ tháng 4 – 9 và chủ yếu là tháng
4 – 7 với sức sinh sản trung bình 251.080 ± 89.843 trứng/cá thể. Tỷ lệ đực: cái
trong tự nhiên là 1,27: 1. Các thơng số mơ hình tăng trưởng von Bertalanffy
gồm L∞=75,6mm, K=0,51/năm, t0=0 năm [54].
Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thắng (2008) về sinh học, sinh sản ốc
Nhảy cho thấy: ốc nhảy S. canarium có giới tính phân biệt và thụ tinh trong.
Kích thước chiều dài sinh sản lần đầu cá thể đực 51 – 55 mm và cá thể cái là
56 – 60 mm. Tỷ lệ đực: cái là 1: 1,25. Tuyến sinh dục có 4 giai đoạn phát triển.
Ốc Nhảy sinh sản tập trung từ tháng 2 -4 và trong tháng 8. Ốc cái có thể để
18472,68 ± 1719,82 trứng/ lần đẻ. Trứng có đường kính dọc 190-210 µm và
ngang 250-279 µm. Trứng có thể phát triển ở độ mặn 15-40 ‰, thích hợp nhất
25-35 ‰ [55].
Hồng Đức Lư và cs. (2013) nghiên cứu đặc điểm sinh sản ốc Đụn miệng

trắng (T. pyramis) cho thấy tỷ lệ đực: cái của ốc là 1: 0,93. Ốc Đụn sinh sản
quanh năm với mùa đẻ chính vào tháng 4 - 7 và mùa đẻ phụ từ tháng 11 – 12.
Sức sinh sản tuyệt đối trong mùa đẻ chính là 19.840 ± 75.792 trứng/cá thể [56].
Ốc Cối (C. textile) được Nguyễn Thị Trang và cs. (2015) nghiên cứu đặc điểm
sinh học và sinh sản ở vùng biển Khánh Hòa cho thấy, ốc lồi này tấn cơng
các lồi cá nhỏ bằng độc tố. Tuyến sinh dục phát triển qua 5 giai đoạn, tuyến
sinh dục con cái có màu nâu sẫm và con đực có màu trắng sữa. Mùa vụ sinh
sản tự nhiên vào tháng 2 – 6 hàng năm với kích thước sinh sản lần đầu 73,78
mm, tỷ lệ thành thục 75%. Sức sinh sản tuyệt đối dao động 11.734 đến
144.815 trứng/cá thể, trung bình 71.751 ± 16.310 trứng/cá thể [57].


14
1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN HÌNH THÁI,
MƠ HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ
1.6.1. Nghiên cứu tương quan hình thái
Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái và các mối tương quan hình thái
bao gồm các mô tả về các đặc điểm chi tiết, đặc điểm phân loại loài, phân biệt
quần thể, phân biệt giới tính, v.v. Đối với ốc, mơ hình nghiên cứu tương quan
cơ bản thường được sử dụng đó là mối quan hệ giữa chiều dài và cân nặng [58],
[59]. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng nhiều chỉ tiêu hình thái để
đánh giá các mối tương quan của ốc [59], [60]. Việc xây dựng các mối tương
quan về hình thái cho phép thiết lập các phương trình (mơ hình) tương quan và
chuyển đổi qua lại giữa các biến số tương quan. Các nghiên cứu về mô hình
tương quan sẽ rất hữu ích cho các nghiên cứu về sinh học, sinh thái, động lực
– xu thế của quần thể cũng như việc đánh giá và quản lý khai thác đặc biệt là
các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.
1.6.2. Nghiên cứu mơ hình sinh trưởng
Sự sinh trưởng của từng cá thể trong một quần thể thường được đặc trưng
bởi một chỉ tiêu đại diện cho sự sinh trưởng cá thể trung bình trong quần thể.

Sự sinh trưởng của cá thể thường được xác định là sự gia tăng về chiều dài hoặc
khối lượng khi độ tuổi tăng. Trong nghiên cứu sinh trưởng của các loài động
vật thường được mơ hình hóa bằng nhiều mơ hình khác nhau như von
Bertalanffy, hàm mũ, hàm logarit, hàm đa thức ngồi ra cũng có các mơ hình
cụ thể như Gompertz, Schnute, and Richards [61], [62], [63], [64], [65]. Trong
đó, mơ hình von Bertalanffy được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất để đánh
giá sự sinh trưởng của các đối tượng cá, tơm, cua, và nhuyễn thể. Nhiều nhóm
lồi động vật thân mềm được nghiên cứu sự sinh trưởng thơng qua áp dụng mơ
hình von Bertalanffy như mực (Loligo gahi), các lồi hai mảnh vỏ như sị
(Mesodesma mactroides) hay các loài ốc biển như Buccinanops globulosus,
Nassarius reticulatus [66], [67], [68], [69].


15
1.6.3. Phương pháp xác định kích thước quần thể khai thác
Có nhiều phương pháp xác định kích thước quần thể khai thác trong
nghiên cứu sinh thái như phương pháp thay đổi tỷ lệ (Change-in-Ratio
Methods), phương pháp loại bỏ Eberhardt hay chỉ số - loại bỏ (Eberhardt’s
Removal Method hay index-removal method), và phương pháp sản lượng khai
thác – cường lực khai thác (Catch – Effort Methods) [70], [71], [72].
Phương pháp thay đổi tỷ lệ (Change-in-Ratio Methods) ước lượng kích
thước quần thể dựa trên sự thay đổi tỷ lệ của các nhóm (như giới tính, kích
thước, độ tuổi, v.v) trong quần thể do việc loại bỏ một số lượng cá thể trước và
sau khai thác [72], [73]. Phương pháp này được áp dụng khá nhiều trong đánh
giá kích thước quần thể của các đối tượng thủy sản như cua tuyết (Chionoecstes
opilio), cua biển Bắc Mỹ (Cancer magister) tôm hùm Mỹ (Homarus
americanus), bào ngư môi đen (Haliotis rubra), cá vược sọc (Morone saxatilis)
[74], [75], [76], [77], [78].
Phương pháp chỉ số - loại bỏ được sử dụng để ước tính kích thước của
quần thể bằng cách sử dụng sự thay đổi trong chỉ số kích thước quần thể bởi

một lượng loại bỏ đã biết [79]. Phương pháp chỉ số - loại bỏ được cũng được
áp dụng nhiều trong đánh giá kích thước quần thể các loài động vật đặc biệt là
các đối tượng thủy sản như tôm hùm đá (Jasus edwardsii), cua tuyết
(Chionoecstes opilio), sò điệp (Placopecten magellanicus) [76], [76], [80].
Phương pháp sản lượng khai thác – cường lực khai thác được sử dụng để
đánh giá kích thước quần thể dựa trên số lượng cá thể nhất định được khai thác
loại bỏ ra khỏi quần thể với một cường lực đánh bắt đã được xác định trước
[81]. Phương pháp này được dùng phổ biến và rộng rãi để xác định kích thước
quần thể các lồi thủy sản như bào ngư mơi đen (Haliotis rubra), tôm hùm đất
Thổ Nhĩ Kỳ (Astacus leptodactylus), tôm (Xiphopenaeus kroyeri), ghẹ xanh
(Callinectes sapidus) [82], [83], [84], [85].


×