Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu tình ghình phơi nhiểm các virut transmissible gastroenteritis virus (TGEV), porcine epidermic diarrhea virus (PEDV) và rotavirus (RV) ở lợn bàng phương pháp ab ELISA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 83 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp I
------------------


vũ thị lan hơng

Nghiên cứu tình hình phơi nhiễm các virus:
Transmissible Gastroenteritis Virus (TGEV),
Porcine Epidermic Diarrhea Virus (PEDV) và Rotavirus (RV)
ở lợn bằng phơng pháp Ab-ELISA


Luận văn thạc sĩ nông nghiệp


Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50

Ngời hớng dẫn khoa học: ts. nguyễn viết không


Hà Nội - 2007
i

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả và số liệu thể hiện trong luận văn này là trung thực và cha từng đợc sử
dụng để bảo vệ bất cứ học vị nào.
Tôi cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ đợc


chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Vũ Thị Lan Hơng








ii
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi đ nhận đợc rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này cho phép tôi đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Khoa Sau đại học, Khoa Thú y -
Trờng Đại học Nông nghiệp I đ đào tạo và truyền tải kiến thức khoa học cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trờng.
Ban lnh đạo Viện Thú y cùng tập thể cán bộ, nhân viên - Bộ môn Hoá
sinh - Miễn dịch - Bệnh lý, Viện Thú y, đ tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: TS. Nguyễn
Viết Không - thầy giáo đ trực tiếp hớng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp và ngời thân đ
luôn quan tâm, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và tiến

hành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


Vũ Thị Lan Hơng
iii
Danh mục các chữ viết tắt
Ab-ELISA
: Antibody - Enzyme Link Immuno Sorbent Assay
(Phản ứng miễn dịch gắn enzyme phát hiện kháng thể)
CPE
: Cytopathogenic Effect (Bệnh tích tế bào)
cDNA : Complementary Deoxyribonucleic Acid
DNA : Deoxyribonucleic Acid
ELISA : Enzyme Link Immuno Sorbent Assay
(Phản ứng miễn dịch gắn enzyme)
FAO : Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông - Lơng Liên hiệp quốc)
HCTC : Hội chứng tiêu chảy
KN : Kháng nguyên
KT : Kháng thể
OIE : Office Internationable des Epizooties
(Tổ chức bảo vệ sức khoẻ động vật Thế giới)
OD : Optical Density (Mật độ quang học)
OPD : Ortho-phenylene diamine
PBS : Phosphate Buffered Saline
PCR : Polymerase Chain Reaction
PEDV : Porcine Epidermic Diarrhea Virus
RNA : Ribonucleic Acid

RT - PCR : Reverse Transcriptase - Polymerase Chain Reaction
RV : Rotavirus
TGE : Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm
TGEV : Transmissible Gastro Enteritis Virus
VRTC : Virus tiêu chảy

iv
mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục đồ thị, biểu đồ vi
Đặt vấn đề
1
1. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài .........................................3

1.1. Hội chứng tiêu chảy.............................................................................3

1.1.1. Khái niệm .....................................................................................3

1.1.2. Những nguyên nhân chính của hội chứng tiêu chảy.......................3

1.2. Tình hình nghiên cứu về các virus gây tiêu chảy phổ biến ở lợn...........5

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................5

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nớc...................................................7

1.3. Bệnh tiêu chảy do một số virus gây ra..................................................8


1.3.1. Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn (TGE).......................8

1.3.2. Bệnh dịch tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn (PED)...........................14

1.3.3. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở lợn...............................................17

1.4. Miễn dịch học....................................................................................22

1.4.1. Phân loại miễn dịch.....................................................................22

1.4.2. Các giai đoạn của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ............................23

1.4.3. Quy luật hình thành kháng thể đặc hiệu ......................................24

1.4.4. Các yếu tố ảnh hởng đến quá trình sản sinh kháng thể ..............25

1.5. Miễn dịch chống virus .......................................................................25

1.5.1. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu.....................................................26

1.5.2. Cơ chế bảo vệ đặc hiệu................................................................26

1.5.3. Miễn dịch trong bệnh tiêu chảy do virus ở lợn.............................28

1.6. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy do virus.....................................................29

1.6.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học......................................................29

1.6.2. Dựa vào triệu chứng, bệnh tích điển hình ....................................29


1.7. Chẩn đoán phòng thí nghiệm .............................................................32

1.7.1. Phản ứng ELISA .........................................................................32

1.7.2. Phản ứng PCR.............................................................................37

1.7.3. Phản ứng trung hoà virus (Virus neutralization test)....................38

1.8. Các phơng pháp phòng bệnh tiêu chảy do virus................................39

1.8.1. Vệ sinh phòng bệnh ....................................................................39

1.8.2. Vắc xin phòng bệnh ....................................................................39

1.8.3. Quản lý và chăm sóc đàn nhiễm bệnh .........................................40

v
2. Nội dung, nguyên liệu và phơng pháp nghiên cứu...................................41

2.1. Đối tợng nghiên cứu.........................................................................41

2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................41

2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..........................................................41

2.4. Nguyên liệu .......................................................................................41

2.4.1. Huyết thanh.................................................................................41


2.4.2. Kháng nguyên chuẩn, kháng thể chuẩn.......................................41

2.4.3. Hoá chất, sinh phẩm cho ELISA .................................................42

2.4.4. Dụng cụ, máy móc, thiết bị .........................................................43

2.5. Phơng pháp nghiên cứu....................................................................44

2.5.1. Phơng pháp lấy mẫu..................................................................44

2.5.2. Phơng pháp ELISA chuẩn độ hai chiều .....................................44

2.5.3. Phơng pháp Ab-ELISA..............................................................46

3. Kết quả và thảo luận .................................................................................50

3.1. Kết quả xác định điều kiện ELISA.....................................................50

3.2. Kết quả bớc đầu áp dụng Ab-ELISA................................................53

3.3. Kết quả thu thập mẫu.........................................................................55

3.4. Kết quả phát hịên kháng thể kháng TGEV, PEDV, RV ở lợn nái.......56

3.5. Kết quả xác định tỷ lệ mang kháng thể kháng TGEV, PEDV và RV ở
lợn con theo mẹ ........................................................................................59

3.6. Kết quả phát hiện kháng thể kháng TGEV, PEDV và RV ở lợn thịt ...60

3.7. Phơi nhiễm TGEV, PEDV và RV ở lợn nái, kháng thể ở lợn con .......62


3.8. Phơi nhiễm TGEV, PEDV và RV ở lợn nái và lợn thịt .......................65

4. Kết luận và đề nghị...................................................................................67

4.1. Kết luận .............................................................................................67

4.2. Đề nghị..............................................................................................67

5. Tài liệu tham khảo....................................................................................68

5.1. Tiếng Việt..........................................................................................68

5.2. Tiếng Anh..........................................................................................71


vi
Danh mục các bảng
TT Tên bảng Trang

Bảng 01-01 Đặc điểm của một số bệnh tiêu chảy ở lợn
29
Bảng 01-02 Một số enzyme và cơ chất tơng ứng trong phản ứng
ELISA
36
Bảng 02-01 Sơ đồ ELISA chuẩn độ hai chiều 45
Bảng 02-02 Sơ đồ Ab-ELISA phát hiện kháng thể 46
Bảng 03-01. Kết quả chuẩn độ kháng nguyên và huyết thanh trong
Ab-ELISA phát hiện kháng thể kháng PEDV
51

Bảng 03-02. Kết quả thu thập mẫu huyết thanh 55
Bảng 03-03. Kết quả Ab-ELISA của mẫu huyết thanh lợn nái 56
Bảng 03-04. Kết quả Ab-ELISA của mẫu huyết thanh lợn con theo
mẹ
59
Bảng 03-05. Kết quả Ab-ELISA của mẫu huyết thanh lợn choai 61
Bảng 03-06. Tình trạng phơi nhiễm TGEV, PEDV và RV ở lợn nái
và lợn con theo mẹ
63
Bảng 03-07. Tình trạng phơi nhiễm TGEV, PEDV và RV ở nái và
lợn thịt
65
Bảng 03-08. Tình trạng phơi nhiễm cùng lúc 2 loại virus trở lên 66

vii
Danh mục biểu đồ, hình
TT Tên biểu đồ, hình Trang

Hình 01-01 Hình thái TGEV 8
Hình 01-02 Mô hình cấu trúc TGEV 8
Hình 01-03 Hình thái của RV 17
Hình 01-04 Mô hình của RV 17
Hình 01-05 Lông nhung ruột non thoái hoá do RV 21
Hình 01-06 Sơ đồ nguyên lý phản ứng RT-PCR 38
Hình 03-01 Hình ảnh Ab-ELISA chuẩn độ 2 chiều đối với kháng
nguyên và kháng thể kháng PEDV
51
Hình 03-02 Kết quả chuẩn độ 2 chiều đối với kháng nguyên và
kháng thể kháng PEDV
52

Hình 03-03 Minh hoạ kết quả Ab-ELISA trên mẫu huyết thanh lợn 54
Hình 03-04 Dơng tính huyết thanh học với TGEV, PEDV, RV 57
Hình 03-05 Dơng tính huyết thanh học với TGEV, PEDV, RV ở
lợn choai và lợn thịt
61
Hình 03-06 Tỷ lệ % dơng tính huyết thanh học của lợn nái và lợn
con
63
Hình 03-07 Tỷ lệ % dơng tính huyết thanh học của lợn nái và lợn
thịt
65






1
Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế nớc ta, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng cũng
không ngừng phát triển, trở thành một ngành sản xuất chính trong nông
nghiệp. Hàng năm, tổng đàn lợn tăng 8,1% và sản lợng thịt lợn tăng 8,6%.
Theo kế hoạch của chính phủ, đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 25 triệu lợn,
ngành chăn nuôi lợn cung cấp 2 triệu tấn thịt và sản phẩm chế biến từ thịt lợn,
chiếm trên 30% tổng thu nhập nông nghiệp. Theo thống kê của Tổ chức Nông
Lơng Thế giới (FAO), Việt Nam là nớc có số đầu lợn đứng thứ 7 trên thế
giới, đứng thứ 2 ở châu á và đứng đầu trong khu vực Đông Nam á [14]. Theo
Niên giám thống kê năm 2006 [29], hiện nay, tổng đàn lợn của Việt Nam đ
đạt mức 27 triệu con, đáp ứng khoảng 80% sản phẩm thịt của thị trờng nội

địa và đóng góp một phần cho xuất khẩu [2].
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, với nhu cầu không ngừng tăng của toàn
x hội và sự đa dạng hoá của thị trờng trong và ngoài nớc, ngành chăn nuôi
lợn của Việt Nam hiện vẫn đang đứng trớc những thử thách về sản lợng và
chất lợng thịt. Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn, ngoài công tác
giống, thức ăn và phơng thức chăn nuôi, công tác thú y ngày càng trở nên
quan trọng để đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cho con ngời và
hiện tình hình dịch bệnh ở lợn đang diễn biến phức tạp.
Các bệnh gây thiệt hại chính cho ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đợc biết
đến hiện nay bao gồm các bệnh dịch tả lợn, phó thơng hàn lợn, đóng dấu lợn,
tụ huyết trùng lợn [16], bệnh lở mồm long móng, và một số bệnh thờng
xuyên nan giải khác nh dịch bệnh tai xanh gần đây, bệnh suyễn lợn, hội
chứng tiêu chảy ở lợn. Ngành thú y Việt Nam đ đạt đợc những thành tựu
trong phòng chống các dịch bệnh chủ yếu [16], không ngừng áp dụng tiến bộ
khoa học trong công tác phòng và khống chế bệnh nguy hiểm nh dịch tả lợn
[10], và bớc đầu quan tâm đến các bệnh nan giải, tìm ra giải pháp có khả
năng khống chế bệnh suyễn lợn [18], đ thử nghiệm nhiều giải pháp phòng
chống hội chứng tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn [8,19,23],[12,17,24]. Tuy nhiên,
tiêu chảy lợn con là vấn đề đáng lo ngại, hiện còn rất phổ biến, thờng trực ở
2
mọi nơi, mọi mùa, mọi hình thức chăn nuôi, gây nên những thiệt hại kinh tế
ngay tại đầu vào, làm giảm đầu lợn, giảm tăng trọng.
Tiêu chảy ở lợn là một hội chứng do nhiều nguyên nhân [15]. Trong số
các nguyên nhân truyền nhiễm, các nghiên cứu trớc đây đ tập trung xác
định đợc vai trò của các loại vi khuẩn chủ yếu (E.coli, Salmonella, Cl.
perfringens) gây tiêu chảy ở lợn con, nhng hiện cha có các thông tin về sự
có mặt và vai trò của các virus tiêu chảy phổ biến ở lợn.
Thông tin về sự có mặt của các virus gây tiêu chảy phổ biến ở lợn là rất
cần thiết và quan trọng trớc khi nghiên cứu vai trò của chúng cũng nh tìm
hiểu các cơ sở dịch tễ học, đề xuất biện pháp phòng trị hội chứng tiêu chảy.

Trên thế giới, các nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn đ chỉ ra hai nhóm
virus gây tiêu chảy phổ biến, đó là nhóm Coronavirus và Rotavirus. Đại diện
của 2 nhóm này có các virus: Transmissible Gastroenteritis Virus (TGEV),
Porcine Epidermic Diarrhea Virus (PEDV) và Rotavirus (RV). Ab-ELISA là
một trong những phơng pháp đặc hiệu, tiêu chuẩn, phổ biến và nhanh để xác
định tỷ lệ phơi nhiễm (ám chỉ nếu có mặt virus) các virus gây tiêu chảy phổ
biến TGEV, PEDV và RV [34],[35].
Để xác định khả năng có mặt của các virus gây tiêu chảy phổ biến TGEV,
PEDV và RV trong hội chứng tiêu chảy ở lợn, đợc sự chấp thuận của khoa
Thú Y trờng Đại Học Nông Nghiệp I và Bộ môn Hóa Sinh, Miễn Dịch và
Bệnh Lý, Viện Thú Y, chúng tôi tiến hành đề tài:
"Nghiên cứu tình hình phơi nhiễm các virus: Transmissible
Gastroenteritis Virus (TGEV), Porcine Epidermic Diarrhea Virus (PEDV)
và Rotavirus (RV) ở lợn bằng phơng pháp Ab-ELISA"
Mục tiêu của đề tài: Biết đợc khả năng có mặt của các virus gây tiêu
chảy phổ biến TGEV, PEDV và RV ở lợn và hiện trạng phơi nhiễm.
ý nghĩa của đề tài: Đề tài sẽ trả lời câu hỏi có hay không có các virus gây
tiêu chảy phổ biến TGEV, PEDV và RV ở lợn Việt Nam và tình trạng phơi
nhiễm (loại phổ biến nhất), cung cấp thông tin đầu tiên về vai trò của các virus
gây tiêu chảy phổ biến tại Việt Nam.
3
1.
Tổng quan tài liệu
và cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Hội chứng tiêu chảy
1.1.1. Khái niệm
Tiêu chảy vì bất cứ nguyên nhân nào thì cũng là hiện tợng ỉa nhanh,
nhiều lần trong ngày, phân lỏng nhiều nớc do ruột tăng cờng co bóp, có thể
kèm theo máu hoặc chất nhày [15].
Xét về mặt sinh lý, tiêu chảy là một phản xạ phòng vệ tự nhiên của cơ thể

nhằm bài thải nhanh độc chất trong ống tiêu hoá ra ngoài, với đặc điểm là nhu
động ruột tăng mạnh, giảm hấp thu, tăng tiết nớc và các chất điện giải [6].
Xét về mặt sinh lý bệnh, tiêu chảy là hội chứng thờng gặp ở gia súc, đặc
biệt là gia súc non do cơ thể của chúng cha thích ứng với ngoại cảnh hoặc
cha đủ sức chống lại sự tác động của mầm bệnh.
1.1.2. Những nguyên nhân chính của hội chứng tiêu chảy
(1) Tiêu chảy do vi khuẩn:
Khu hệ vi sinh vật trong đờng tiêu hoá của động vật rất đa dạng và phong
phú. Trong điều kiện sinh lý bình thờng, vi sinh vật có lợi và bất lợi tồn tại
trong tơng quan cân bằng động. Khi tiêu hoá và hấp thu rối loạn do bất kỳ
nguyên nhân nào, vi sinh vật có hại tăng sinh đột biến, gây ra hiện tợng loạn
khuẩn. Loạn khuẩn dẫn đến ức chế hệ vi sinh vật có lợi, tăng sinh vi khuẩn có
hại (thờng gặp ở lợn là Salmonella, E.coli và Cl. perfringens), sản sinh lợng
lớn độc tố đờng ruột (Enterotoxin) gây tiêu chảy [5]
Tiêu chảy do E.coli: thờng gặp ở lợn con cai sữa với các triệu chứng chủ
yếu là tiêu chảy, mất nớc và rối loạn điện giải [3] .
4
Tiêu chảy do Salmonella: xuất hiện chủ yếu đối với gia súc trên 1 tháng
tuổi, gia súc dới 1 tháng tuổi ít gặp. Bệnh có thể gây thành dịch với các triệu
chứng tiêu chảy cấp tính, sốt cao, tỷ lệ chết cao.
Tiêu chảy do vi khuẩn yếm khí (Cl. perfringens type E và C): lợn ở các
lứa tuổi đều có thể mắc bệnh với các triệu chứng xuất huyết ruột, viêm ruột
hoại tử gây chết nhanh [3].
(2) Tiêu chảy do virus:
Các tác nhân virus gây tiêu chảy ở vật nuôi chủ yếu gồm: Coronavirus,
Rotavirus, Parvovirus v.v.... Gia súc từ sơ sinh - 21 ngày tuổi thờng mắc
bệnh này. Bệnh có thể xảy ra dới dạng dịch bùng phát với triệu chứng tiêu
chảy trầm trọng và tỷ lệ chết rất cao [11].
(3) Tiêu chảy do ký sinh trùng:
Gia súc mắc các loại ký sinh trùng đờng tiêu hoá nh giun đũa (Ascaris

suum), sán lá gan (F. buski) hay ký sinh trùng đờng máu nh tiên mao trùng
(T. evansi) với triệu chứng tiêu chảy cấp tính hoặc mn tính [13].
(4) Tiêu chảy do các chất độc:
Các hoá chất nh: As, Hg, Nitrat, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, hoặc NaCl
hay Mg
2
SO
4
ở nồng độ cao đều có thể là tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh xảy
ra ở mọi lứa tuổi gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy cấp tính hoặc mạn tính, một
số trờng hợp có triệu chứng thần kinh.
(5) Tiêu chảy do nấm (Candida sp): Gia súc mắc bệnh này chủ yếu ở thể
tiêu chảy mn tính [21].
(6) Tiêu chảy do dinh dỡng:
Trong một số trờng hợp gia súc tiêu chảy do chế độ dinh dỡng không
hợp lý nh do gia súc bú quá nhiều sữa, thức ăn nhiễm nấm mốc, quá nhiều
protein, nhiều nớc, thức ăn non tơi, khẩu phần thức ăn thay đổi đột ngột,
5
thành phần dinh dỡng không cân đối Bệnh biểu hiện ở mức độ bình
thờng, nhanh hồi phục khi thay đổi khẩu phần ăn đợc cân đối lại [4].
(7) Tiêu chảy khi các điều kiện thời tiết bất lợi:
Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng chuyển sang ma, hoặc thời tiết quá
nóng hoặc quá lạnh, sự điều hoà thân nhiệt của gia súc, nhất là gia súc non, bị
rối loạn dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, khả năng tiêu hoá thức ăn
yếu, vi sinh vật gây bệnh phát triển trong ống tiêu hoá dẫn đến tiêu chảy [20].
1.2. Tình hình nghiên cứu về các virus gây tiêu chảy phổ biến ở lợn
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhiều nghiên cứu về nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy (HCTC) đ chỉ
ra hai nhóm virus phổ biến gây bệnh tiêu chảy cho lợn, đặc biệt ở lợn con:
virus thuộc họ Coronaviridae và Rotaviridae. Trong giống Coronavirus của

họ Coronaviridae có hai đại diện chính gây bệnh tiêu chảy ở lợn là
Transmissible Gastroenteritis Virus (TGEV) và Porcine Epidemic Diarrhea
Virus (PEDV).
TGE hay bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm do TGEV xảy ra ở Mỹ
vào năm 1945, đợc Doyle và Hutching [7] lần đầu tiên công bố năm 1946.
Năm 1956, Sasahara và cộng sự thông báo bệnh TGE xuất hiện ở Nhật. Sau đó
1 năm Goodwin và Jennings công bố bệnh xuất hiện ở Anh. Kể từ đó bệnh
đợc thông báo có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Nhng phải đến
năm 1969, lần đầu tiên ở Anh đ phân lập đợc TGEV [7].
Năm 1971 ở Anh lại xảy ra một vụ dịch tiêu chảy cấp tính có triệu chứng
hoàn toàn trùng khớp với triệu chứng của bệnh TGE nhng lợn con theo mẹ
không có biểu hiện bệnh. Trong vụ dịch này, TGEV và các tác nhân gây bệnh
đờng tiêu hoá đ biết đợc loại trừ, và bệnh có thể do một virus lạ. Từ Anh,
dịch bệnh lan nhanh ra toàn lnh thổ châu Âu và đợc đặt tên là dịch tiêu chảy
do virus (Epidemic Viral Diarrhea, EVD type 1) [51]. Năm 1976, một vụ dịch
6
tiêu chảy khác lại bùng phát gây bệnh ở mọi lứa tuổi lợn. Một lần nữa TGEV
và các tác nhân gây tiêu chảy khác đợc loại trừ. Để phân biệt với vụ dịch
năm 1971, ngời ta đặt tên cho dịch này là EVD type 2. Năm 1978 ở Bỉ đ
phân lập đợc một virus thuộc họ Coronaviridae và đây chính là virus đ gây
các ổ dịch năm 1971 và 1976 [51]. Kể từ đó dịch tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn
(PED) đợc dùng để gọi chung bệnh EVD type 1 và EVD type 2 [51].
Triệu chứng lâm sàng của bệnh do TGEV và PEDV hoàn toàn giống nhau.
Bệnh do TGEV thờng phát ra sớm hơn, kéo dài đến 3- 4 tuần tuổi. Bệnh do
PEDV khi xảy ra lần đầu gây chết 100% lợn con trong vòng 5- 10 ngày; ở
vùng đ có bệnh, nghĩa là lợn mẹ có thể có kháng thể kháng PEDV, bệnh nhẹ
hơn ở lợn con theo mẹ và tỷ lệ chết khoảng 40% [51].
Theo điều tra dịch tễ học trong khoảng thời gian từ năm 1982-1990 đ
phát hiện thấy kháng thể đặc hiệu kháng PEDV trên đàn lợn của Bỉ, Anh,
Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Bulgari.

Dịch tiêu chảy truyền nhiễm cũng đ bùng phát ở một số quốc gia châu á
nh Nhật Bản, Hàn Quốc [27]. Tại châu á, thấy bệnh TGE xuất hịên ở miền
Nam Việt Nam năm 1972, ở Triều Tiên năm 1981, Philippin và Đài Loan năm
1982, Thái Lan năm 1987 và Lào năm 1990 [27] .
ở châu Âu, nghiên cứu của Laude và cộng sự (1993) [45] cho thấy gần
100% đàn lợn có kháng thể kháng TGEV. Điều này đợc giải thích do một
biến chủng của TGEV gây bệnh đờng hô hấp là Porcine Respiratory
Coronavirus (PRCV) xuất hiện vào năm 1984 sau đó lan nhanh ra khắp châu
lục [45].
Theo OIE, trong năm 2003 các nớc Nga, Pháp, Đức, Mexico thông báo
có bệnh TGE. Năm 2004, Israel công bố đ có bệnh TGE xuất hiện. Đến hết
năm 2005, theo thông tin dịch bệnh của tổ chức OIE không có thêm nớc nào
thông báo về bệnh TGE [33].
7
Các nghiên cứu tiếp tục chỉ ra một loại virus không những gây tiêu chảy ở
lợn mà còn gây tiêu chảy cho ngời và nhiều động vật khác, đó là Rotavirus
(RV). Rotavirus lần đầu tiên đợc Menbus và cộng sự phát hiện ở bê vào năm
1969 [50]. Sau đó dùng kháng nguyên là RV ở bò, Woode và Bridger (1976),
Rodger và cộng sự (1975), Lecce và cộng sự (1976), Woode và cộng sự
(1976) [50] đ phát hiện có mặt của RV trên lợn.
Rotavirus gây bệnh cho lợn mọi lứa tuổi, những lợn đ bị nhiễm thờng bị
tiêu chảy và mất nớc, và bằng phơng pháp miễn dịch huỳnh quang James và
công sự đ phát hiện thấy các hạt rotavirus trong dịch của những lợn bị tiêu
chảy [40]. Tuy nhiên, nếu lợn mẹ đ có miễn dịch kháng Rotavirus thì lợn con
có thể mang kháng thể bị động 3- 6 tuần. Lợn con bắt đầu bị tiêu chảy do
Rotavirus sau khi sinh từ 7- 10 ngày tuổi, với tỷ lệ chết cao. Bệnh có xu hớng
giảm dần theo lứa tuổi lợn. Tuy nhiên khi chứng tiêu chảy có ghép E.coli độc,
tỷ lệ chết của bệnh ghép sẽ rất cao. Cho đến nay, Rotavirus gây bệnh cho động
vật thuộc một trong số 7 nhóm huyết thanh, trong đó Rotavirus nhóm A là phổ
biến nhất và đợc nghiên cứu nhiều nhất [51] .

Bên cạnh nguyên nhân virus gây tiêu chảy thờng gặp ở lợn nh TGEV,
PEDV và RV, còn có Astrovirus [53]. Mitsugu Shimizu đ phân lập đợc
Astrovirus từ những lợn có triệu chứng của tiêu chảy cấp tính trên dòng tế bào
phôi thận lợn (porcine embryonic kidneys) có bổ sung trypsin. Kết quả nghiên
cứu cho biết tỷ lệ lu hành của virus trong đàn biến động từ 0 đến 83% [49].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nớc
Tại Việt Nam, nguyên nhân của HCTC ở lợn đ đợc nghiên cứu nhiều,
nhng chủ yếu tập trung vào nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy. Các nghiên
cứu chỉ ra 3 loại vi khuẩn gây tiêu chảy phổ biến ở lợn đó là Cl. perfringens
type C, E.coli (Enterotoxigenic Escherichia coli) và Salmonella spp.
8
Nguyên nhân tiêu chảy do virus ở lợn Việt Nam cha đợc nghiên cứu.
Đ có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng [7] và Tô Long
Thành [27] về virus TGE nhng đều đợc làm ở nớc ngoài.
1.3. Bệnh tiêu chảy do một số virus gây ra
1.3.1. Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn (TGE)
Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm ở lợn là một bệnh diễn biến cấp tính
và có tính truyền nhiễm cao. Các biểu hiện đặc trng của bệnh là nôn mửa,
tiêu chảy nghiêm trọng. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh,
song ở lợn con dới 2 tuần tuổi bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết rất cao [11].
1.3.1.1. Mầm bệnh
Bệnh viêm dạ dày - ruột truyễn nhiễm là bệnh do virus có tên là
Transmissible Gastroenteritis Virus (TGEV) thuộc họ Coronaviridae gây ra.
- Đặc điểm hình thái: Dới kính hiển
vi điện tử, virus có cấu trúc đa hình thái,
thờng là hình cầu, có vỏ bọc ngoài. Trên
bề mặt vỏ bọc của virus có các gai
glycoprotein dạng giống hình dùi trống
gọi là peplome dài 12 - 24nm. Khi nhuộm
có thể thấy hạt virus có diềm xung quanh

giống nh hình ảnh thu nhỏ của Mặt trời
với ánh hào quang, cho nên virus này mới
có tên gọi là Corona (Corona-tiếng Latinh
có nghĩa là tán, diềm, hào quang) [30].
- Vật chất di truyền: TGEV là virus
RNA(+) sợi đơn, có tính cảm nhiễm, có
kích thớc khoảng 30kb, phân tử lợng
khoảng 9-11MDa. Đầu 3' đợc gắn với
đuôi poly-A, đầu 5' có cấu trúc mũ 7Me
Gppp [21].
Saif â
TGEV
Saif â
TGEV

Hình 01-01. Hình thái TGEV

Hình 01-02. Mô hình cấu trúc TGEV

9
- Cấu trúc kháng nguyên
TGEV là một virus có vỏ bọc (Enveloped virus) bắt nguồn từ màng
nguyên sinh chất của tế bào mà nó xâm nhiễm, có bản chất là lớp photpho-
lipit kép. Trên lớp màng này có 4 protein cấu trúc gắn vào [30][32]:
- Protein S (S - Spike): cấu tạo nên các gai peplome có trên bề mặt vỏ
ngoài của virus. Protein S đợc m hoá bởi gen S có kích thớc 220 kDa.
Protein S có vai trò: Do đích chủ yếu của đáp ứng miễn dịch của TGEV là
protein S, nó có 4 vị trí kháng nguyên, là C, B, D và A [32]. Do đó, nó giúp
virus xâm nhập lên tế bào mẫn cảm trên cơ sở tơng tác với receptor trên niêm
mạc ruột (aminopeptidase N - APN); là yếu tố hoà màng tế bào, đa thông tin

di truyền của virus vào bên trong tế bào chủ; và kích thích sản sinh kháng thể
trung hoà không phụ thuộc bổ thể.
Protein S đợc m hoá bởi đoạn mRNA2. Trên protein S có nhiều điểm
quyết định kháng nguyên và có tính ổn định cao. Cho nên trong kỹ thuật RT-
PCR, ngời ta thiết kế cặp mồi đặc hiệu để phát hiện mRNA2 này.
- Protein sM (sM - small membrane hay M'): đợc phát hiện vào năm
1992 (Godet và cộng sự, 1992) [27]. Protein sM có kích thớc 10 kDa.
- Protein M (Membrane glycoprotein - M): là Glycoprotein bề mặt tạo
màng trung gian nằm giữa capsid và vỏ ngoài. Từ màng này mọc ra các
peplome có kích thớc từ 29 - 36 kDa. Protein M này cũng kích thích cơ thể
sản sinh kháng thể trung hoà nhng là kháng thể phụ thuộc bổ thể.
- Protein N gắn với genome tạo nuleocapsid có cấu trúc hình khối 6 mặt.
Trong bộ gen của virus còn có gen 3ORF (Open Reading Frame) là 3a,
3b, 3c. Gen này đợc các nhà nghiên cứu giả định là chúng m hoá cho các
protein phi cấu trúc.
10
Hiện có 3 chủng TGEV thờng đợc sử dụng để gây nhiễm cho lợn trong
nghiên cứu đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, đó là:
- Chủng virus cờng độc Gep-II của Pháp (do Vanier cung cấp).
- Chủng nhợc độc tiêu chuẩn Purdue-115 của Mỹ (do Bohl cung cấp).
- Chủng virus vắc xin Nouzilly của Pháp.
- Đặc tính gây bệnh
TGEV gây bệnh ở lợn mọi lứa tuổi nhng nặng nhất là lợn con dới 10
ngày tuổi. Chó, mèo, cáo cũng có thể mang và thải mầm bệnh nhng không có
biểu hiện lâm sàng của bệnh [28].
Sức đề kháng
TGEV ổn định ở nhiệt độ lạnh (đặc biệt khi giữ ở trạng thái đông băng)
nhng không bền ở nhiệt độ phòng. Một ví dụ cho sức đề kháng cao với nhiệt
độ thấp là hiệu giá virus không giảm đáng kể khi virus đợc bảo quản ở -20
o

C
trong vòng 6 - 8 tháng; ngợc lại chỉ có 2 trong 4 lợn gây nhiễm phát bệnh khi
bảo quản virus ở 21
o
C sau 3 ngày; nếu bảo quản virus sau 10 ngày thì không
lợn gây nhiễm nào mắc bệnh [44].
Virus nhanh chóng bị vô hoạt dới tác dụng của ánh sáng mặt trời,
Formalin 0,03%, 1% Lysovet (phenol + aldehyd). Cũng giống nh những
virus đờng ruột khác, TGEV kháng lại enzyme phân giải protein, ổn định ở
pH thấp, đặc tính này giúp virus có thể tồn tại trong dạ dày, ruột. Ngợc lại,
nó bị vô hoạt bởi các hoá chất có tính kiềm nh NaOH, Iode[32].
- Đặc tính nuôi cấy
TGEV nhân lên trên môi trờng tế bào thận lợn nguyên phát hoặc thứ
phát, dòng tế bào thận lợn, tế bào tuyến nớc bọt lợn, dòng tế bào tinh hoàn
lợn McClurkin[44].
Bệnh tích tế bào (CPE) có thể không rõ ở lần nuôi cấy đầu tiên chủng
virus thực địa. Để quan sát bệnh tích tế bào ngời ta thờng dùng môi trờng
11
tế bào tinh hoàn lợn (ST) có bổ sung thêm trypsin. CPE bao gồm tế bào co tròn,
bong tróc khỏi bề mặt chai nuôi cấy và hình thành thể hợp bào (syncytia) [44].

1.3.1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh TGE
- Loài mắc bệnh: Lợn là loài thụ cảm duy nhất [28][44]. mức độ bệnh
phụ thuộc vào tuổi của lợn, tình trạng miễn dịch trong đàn, các tác nhân
stress
Ngoài ra, các vật chủ trung gian nh chó, mèo, ruồi nhà không mắc bệnh
nhng là thể mang trùng [28].
- Tuổi mắc bệnh: Lợn ở mọi lứa tuổi đều cảm nhiễm, mẫn cảm nhất là
lợn con dới 10 ngày tuổi. ở đối tợng này, bệnh xảy ra với những triệu
chứng hết sức điển hình, tuy nhiên ở lợn trởng thành triệu chứng lâm sàng

thờng nhẹ và ít đợc chú ý nh giảm ăn, ỉa chảy nhẹ trong vòng vài ngày.
- Mùa mắc bệnh: Bệnh TGE có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào
những tháng mùa đông do virus có khả năng tồn tại lâu trong điều kiện lạnh
nhng vẫn bảo tồn đợc độc lực và lợn con nhiễm lạnh nên giảm sức đề
kháng.
- Mức độ lây lan: Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm lây lan rất nhanh
trong đàn, giữa các ô chuồng với thời gian ủ bệnh ngắn (18 - 72giờ) (đặc biệt
ở những vùng dịch cha xảy ra bao giờ). Những đàn có lợn nái sống sót qua
vụ dịch trớc, con của chúng đợc bảo hộ bởi kháng thể truyền qua sữa đầu.
Chính điều này làm cho bệnh phát tán một cách chậm chạp giữa những lợn
trởng thành cha tiếp xúc với virus, không đợc bảo hộ bởi kháng thể trong
sữa đầu hoặc những lợn vừa nhập thêm vào đàn.
- Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết: Trong bệnh TGE, nếu bệnh xảy ra lần đầu tiên
trong đàn (nghĩa là tất cả lợn đều mẫn cảm với virus) 100% số lợn trong đàn
mắc bệnh. Bệnh gây chết 100% lợn con chỉ trong vòng 2 - 7 ngày kể từ khi có
12
triệu chứng bệnh đầu tiên. Ngợc với trờng hợp trên, nếu một số lợn trong
đàn đ có miễn dịch chủ động tự nhiên thì bệnh chỉ giới hạn ở những lợn
choai mới nhập thêm vào đàn không có hoặc có miễn dịch không đầy đủ và
những lợn con sau cai sữa do không đợc bảo vệ bởi kháng thể truyền qua sữa.
Tỷ lệ chết trong dạng này khoảng 10 - 20%.
Tỷ lệ chết phụ thuộc vào lứa tuổi lợn: lợn 1 - 7 ngày thì tỷ lệ chết có thể
lên tới 100%; lợn 8 - 14 ngày tuổi thì tỷ lệ chết khoảng 50%; lợn 15 - 21 ngày
tuổi thì tỷ lệ chết khoảng 20%; tỷ lệ chết thấp với lợn trên 3 tuần tuổi.
- Con đờng truyền lây: Virus đợc bài thải chủ yếu qua phân, từ đó
nhiễm vào nền chuồng, máng ăn, chất độn chuồng, thức ăn rồi xâm nhập
vào đờng tiêu hoá. Ngoài đờng tiêu hoá, TGEV có thể nhân lên trong tuyến
vú nên nó đợc bài xuất qua sữa, phát tán nhanh và rộng cho lợn con theo mẹ.
Nguồn bệnh trong một đàn có thể là: lợn mang trùng ở thể ẩn hoặc vật chủ
trung gian nh chó, mèo, ruồi nhà.

TGEV đợc bài thải qua phân ít nhất trong vòng 2 tuần.
1.3.1.3. Cơ chế sinh bệnh
Khi TGEV xâm nhập thông qua đờng tiêu hóa, chúng đợc nuốt xuống
dạ dày - ruột. Nhờ khả năng chống chịu với pH thấp và những enzyme phân
giải protein nên chúng tồn tại, xâm nhập vào những tế bào niêm mạc ruột mẫn
cảm. Virus nhanh chóng nhân lên, phá hủy chức năng bình thờng của tế bào,
ảnh hởng nghiêm trọng đến hoạt tính của hệ enzyme nội bào. Kết quả là mọi
hoạt động tiêu hóa, vận chuyển chất dinh dỡng, chất điện giải của tế bào
niêm mạc ruột bị đình trệ, gây nên hội chứng suy giảm hấp thu cấp tính. Nớc
và chất điện giải tích tụ trong lòng ruột cộng với chất dinh dỡng không đợc
tiêu hóa làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột. áp lực này kéo nớc từ mô
bào vào lòng ruột càng làm dịch thể tích tụ nhiều trong xoang ruột, kích thích
13
vào các thụ quan thần kinh cục bộ, tăng nhu động của ruột sinh ra ỉa chảy. ỉa
chảy có thể xảy ra nhẹ trớc hoặc cùng với thời điểm lông nhung ruột bị phá
huỷ nghiêm trọng. Lông nhung ruột bị phá hủy tràn lan trên toàn bộ bề mặt
niêm mạc ruột non, đặc biệt là đoạn tá tràng.
Nguyên nhân chính dẫn đến chết của lợn con là mất nớc, toan huyết và
chức năng của hệ tim mạch bị suy giảm. Bệnh càng trở lên trầm trọng trong
một số tình trạng nh: thiếu kẽm, thiếu máu hoặc lợn con bị nhiễm lạnh.
1.3.1.4. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh
- Triệu chứng
Bệnh nổ ra bất ngờ, thời gian nung bệnh ngắn (18 - 72 giờ), lây lan đặc
biệt nhanh ra toàn đàn sau 2 - 3 ngày, nhất là vào mùa đông.
Lợn sơ sinh có các biểu hiện nh: nôn mửa; sút cân nhanh chóng do mất
nớc nhiều và mạnh; phân có những cục sữa đông vón, mùi rất khó chịu.
Lợn dới 2 tuần tuổi chết nhanh sau khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng
đầu tiên. Lợn trên 3 tuần tuổi sau khi mắc bệnh có thể sống sót nhng rất
còi cọc.
Lợn thịt, lợn choai và lợn nái với những triệu chứng: bỏ ăn, ỉa chảy

trong vài ngày, thỉnh thoảng có con nôn mửa. Lợn nái nuôi con có thể sốt,
thân nhiệt tăng cao, lợng sữa giảm, nôn, kém ăn và ỉa chảy.
- Bệnh tích
Biến đổi đại thể: Xác chết khô đét do lợn con mất nớc trầm trọng.
Dạ dày căng phồng, có nhiều cục sữa đông; niêm mạc xung huyết, có
những mảng xuất huyết.
Thành ruột non mỏng, lòng ruột chứa dịch màu vàng lẫn bọt và cả những
cục sữa vón.
14
- Biến đổi vi thể: Tế bào biểu mô lông nhung ruột (vilus epithelial cells)
bị dung giải, bong tróc (thờng bắt đầu từ đỉnh lông nhung) làm cho lông
nhung ruột bị ăn mòn và ngắn đi. Hiện tợng teo lông nhung ruột tập trung ở
đoạn tá tràng và không tràng. Trên tiêu bản bệnh lý, có thể đánh giá mức độ
teo lông nhung khi so sánh chiều dài lông nhung với chiều sâu nang tuyến
Lieberkỹn (kích thớc trung bình tơng ứng là 795àm và 110àm, tơng
đơng với tỷ lệ chiều dài lông nhung/độ sâu nang tuyến là 7/1. ở những lợn
bệnh, chiều dài lông nhung 180àm, chiều sâu nang tuyến là 157àm, tơng
đơng với tỷ lệ là 1/1).
1.3.2. Bệnh dịch tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn (PED)
1.3.2.1. Mầm bệnh
Bệnh dịch tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn do một loại Coronavirus khác với
Coronavirus gây bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm gây ra. Virus này theo
tiếng Anh có tên là Porcine Epidermic Diarrhea Virus (PEDV). Bệnh thờng
xảy ra ở dạng cấp tính với triệu chứng là ỉa chảy, trong phân có nhiều nớc.
- Đặc điểm hình thái: PEDV cũng là virus thuộc nhóm Coronavirus nên
về đặc điểm hình thái, cấu trúc kháng nguyên và vật chất di truyền của nó
cũng không khác nhiều so với TGEV. Để phân biệt đợc TGEV và PEDV
chúng ta có thể sử dụng phơng pháp RT - PCR kép (duplex RT - PCR), bằng
cách sử dụng cặp mồi đợc thiết kế đặc hiệu với vùng m hoá protein S trên
RNA [54].

- Khả năng gây bệnh: PED là bệnh của lợn do PEDV gây ra nhng ko
thấy bệnh này với lợn dới 4 - 6 tuần tuổi [51].
- Sức đề kháng: PEDV nhạy cảm với ête và chloroform.
PEDV mất khả năng cảm nhiễm lên các tế bào nuôi cấy ở nhiệt độ 60
0
C
trong 30 phút nhng ở 50
0
C nó rất ổn định.
15
PEDV bền vững với pH = 5 - 9 ở 4
0
C và pH = 6,5 - 7,5 ở 37
0
C. Với các
sóng siêu âm, các độ đông lạnh thì virus không bị phá huỷ hoặc mất khả năng
cảm nhiễm. Sự nhân lên của virus bị ức chế bởi 5-iodo-2'-deoxyuridine
(Hofmann và Wyler, 1989) [51].
- Đặc tính nuôi cấy: Khả năng thích ứng của PEDV với các tế bào ruột
non trong điều kiện của phòng thí nghiệm là rất kém. Các thí nghiệm nuôi cấy
các chủng virus lên các mô ruột non và khí quản đều không thành công. Với
các tế bào không đợc xử lý với trypsin hoặc dịch tụy thì không thích hợp để
virus nhân lên (Hess và cộng sự, 1980; Callebaut và DeBouck, 1981; Witte và
cộng sự, 1981) [51].
Thí nghiệm nuôi cấy thành công khi tìm thấy một số dòng tế bào Vero (tế
bào thận khỉ xanh châu Phi), đ thấy đợc sự nhân lên của PEDV. Tuy nhiên,
sự phát triển của PEDV còn phụ thuộc vào sự có mặt của trypsin trong môi
trờng nuôi cấy. Bệnh tích tế bào tìm thấy đó là các không bào và các thể hợp
bào. Các thể hợp bào có khi có trên 100 nhân (Hofmann và Wyler, 1988,
1989). Sự thích ứng của PEDV trên tế bào Vero còn đợc nhân lên thành công

trên một số tế bào khác nh MA104 (Kusanagi và cộng sự, 1992) [51].
1.3.2.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh
- Loài mắc bệnh: Đây là bệnh gặp ở loài lợn.
- Tuổi mắc bệnh: Lợn mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhng theo nhiều tài
liệu thì lợn dới 4-6 tuần tuổi không mắc.
- Mùa mắc bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm nhng chủ yếu vào các tháng
lạnh trong năm.
- Mức độ lây lan: Mức độ lây lan của bệnh dịch tiêu chảy truyền nhiễm ở
lợn chậm hơn so với mức độ lây lan của bệnh viêm dạ dày - ruột truyền
nhiễm.
16
- Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết: Dịch này xảy ra ở các đàn khác nhau cũng có tỷ lệ
mắc và tỷ lệ chết khác nhau. ở một số trại ở Hàn Quốc và Nhật Bản, lợn mắc
bệnh ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc có thể lên tới 100%. Lợn con dới 1 tuần tuổi
chết do mất nớc và điện giải nặng. Tỷ lệ chết trung bình là 50%, nhng có
thể lên tới 80% (Ogawa và cộng sự, 1997; Y.S.Lyoo và cộng sự, 1996) [51].
Tại một số trại ở châu Âu, thấy lợn mắc bệnh ở giai đoạn sau cai sữa và
trởng thành. Giai đoạn lợn con theo mẹ, không thấy lợn tiêu chảy hoặc bị tiêu
chảy rất nhẹ mặc dù đ không thấy sự có mặt của kháng thể kháng PEDV [51].
- Con đờng truyền lây: Virus đợc bài thải chủ yếu qua phân, từ đó
nhiễm vào nền chuồng, máng ăn, chất độn chuồng, thức ăn rồi xâm nhập
vào đờng tiêu hoá qua miệng.
1.3.2.3. Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh của PEDV giống nh cơ chế gây bệnh của TGEV, nhng
với tốc độ chậm hơn.
1.3.2.4. Triệu chứng và bệnh tích
- Triệu chứng: Sau 22 - 36 giờ gây nhiễm, lợn đ có biểu hiện của bệnh.
Triệu chứng chủ yếu là phân lỏng, có nhiều nớc.
- Bệnh tích: Bệnh tích ở ruột non do PEDV gây ra cũng giống nh tác
động của TGEV nhng nó không lan tràn. Sau 12 - 18 giờ gây nhiễm, virus

nhân lên trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô ruột, từ đoạn ruột non đến
ruột kết. Kết quả là làm cho tế bào vili của ruột non ngắn lại.
Bệnh tích do PEDV ở lợn lớn không đợc nghiên cứu chi tiết. Bằng
phơng pháp phát quang, sau khi gây bệnh cho lợn ở giai đoạn vỗ béo thấy
đợc bệnh tích ở đoạn ruột non giống nh trong tự nhiên. Bệnh tích ở đoạn
ruột kết chỉ thấy đợc ở lợn 1 ngày tuổi (Witte và cộng sự, 1981) [51].
17
1.3.3. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus ở lợn
1.3.3.1. Mầm bệnh
Rotavirus (RV) là virus thuộc họ Reoviridae, chi Reovirus. Virus họ
Reoviridae là nhóm virus RNA kép, gây nhiễm đờng hô hấp và đờng ruột
nhng không gây bệnh đặc hiệu hay nghiêm trọng, vì thế Sabin đề nghị gọi là
"Virus mồ côi đờng hô hấp và đờng ruột" (REO là từ ghép các chữ đầu của
cụm từ Respiratory Enteric Orphan). Từ mồ côi (Orphan) đợc dùng ở đây vì
virus đợc phân lập lần đầu tiên ở ngời mà không gây bất kì triệu chứng bệnh
cụ thể nào [30].
- Đặc điểm hình thái
Rotavirus có cấu trúc hình khối đa diện
20 mặt với đờng kính là 70nm. ảnh chụp
dới kính hiển vi điện tử trông nh những
nan hoa cắm vào trục bánh xe (Rota tiếng
Latinh là bánh xe, vì thế mà virus có tên gọi
là Rotavirus) [30].
- Vật chất di truyền
Vật chất di truyền của RV là một sợi
RNA kép, hai sợi chuỗi thẳng, kích thớc
18-27kbp [21].


Hình 01-03. Hình thái của RV


Hình 01-04. Mô hình của RV
- Cấu trúc kháng nguyên: RV có hai lớp vỏ capsid với nhiều kênh dẫn.
Trên bề mặt vỏ capsit ngoài nhô ra 60 mấu protein bề mặt dạng dime ký hiệu

×