Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường sông cái ( sông đồng nai đoạn chảy qua thành phố biên hòa) đến năm 2015 và định hướng năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

LÊ NGỌC HÂN
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG SÔNG CÁI (SÔNG ĐỒNG NAI
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA) ĐẾN
NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020

Chun ngành: Quản lý mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. VÕ LÊ PHÚ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. PHẠM HỒNG NHẬT
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG
Tp.HCM, ngày 14 tháng 01 năm 2010.


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS.TS. Đinh Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng;
2. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, Phản biện 1;
3. TS. Phạm Hồng Nhật, Phản biện 2;
4. TS. Võ Lê Phú, Cán bộ hướng dẫn;
5. TS. Hà Dương Xuân Bảo, Thư ký.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ mơn quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

–––––––––––––––––

––––––––––––––––––––––
Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LÊ NGỌC HÂN


Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 01/10/1983

Nơi sinh: Tỉnh Đồng Nai

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

MSHV: 09260527

1- TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG SÔNG CÁI (SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA) ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2020
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
(1) Đánh giá các tác động tiêu cực từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến chất lượng nước sông Cái.
(2) Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cái từ năm 2006 đến năm 2010.
(3) Đề xuất các giải pháp quản lý để bảo vệ môi trường sông Cái sông Cái đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/07/2010
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 31/12/2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. VÕ LÊ PHÚ.
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


(Họ tên và chữ ký)

QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Võ Lê
Phú đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp nhiều tài liệu cũng như
kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến:
Quý Thầy cô lớp Cao học Quản lý môi trường – Trường Đại học Bách
khoa Tp HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức chun mơn và kinh
nghiệm trong suốt quá trình học tập tại trường. Đồng thời, gửi lời cám ơn
đến tất các anh chị và các bạn cùng lớp Cao học khóa 2009.
Xin chân thành cám ơn các anh chị tại Chi cục Bảo vệ môi trường
Đồng Nai đã tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ cung cấp thơng tin để tơi
hồn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn các anh chị tại Sở Công thương, Ban Quản lý
các Khu công nghiệp, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ cung
cấp thông tin trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để hồn thiện luận
văn.
Sau cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và
ủng hộ tôi trong suốt q trình học tập cũng như hồn thành luận văn này.
Tp HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2010
Lê Ngọc Hân



TĨM TẮT LUẬN VĂN
Nguồn nước sơng Đồng Nai đóng vai trị hết sức quan trọng trong tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai; trong đó sơng Cái (sơng Đồng Nai
đoạn chảy qua Tp Biên Hịa) có vị trí chủ chốt trong cơng tác bảo vệ tài nguyên
nước mặt của tỉnh Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh. Lý do quan trọng này trước hết là
phạm vi thuộc sơng Cái có trạm bơm cấp I Hóa An - trạm cung cấp nước thô cho
Nhà máy nước Thủ Đức - và các nhà máy cấp nước của Tp Biên Hịa sử dụng nước
sơng Cái để cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư Tp Biên Hòa. Tuy nhiên, qua kết
quả quan trắc từ năm 2006 đến nay nhận thấy chất lượng nước sông Cái diễn biến
ngày càng xấu. Đặc biệt, kết quả quan trắc trong năm 2009 và 2010 cho thấy chất
lượng nước sông không đạt yêu cầu cấp nước sinh hoạt. Do vậy, việc đánh giá
chính xác các nguồn thải chính vào sơng Cái và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường nước sông Cái là hết sức cần thiết.
Một trong những nội dung của luận văn là xác định được nguyên nhân chính
làm chất lượng nước sơng Cái suy giảm, đó là hiện trạng nước thải sinh hoạt của Tp
Biên Hòa và nước thải từ các cơ sở dịch vụ (chợ, nhà hàng, khách sạn) chưa được
thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải vào sơng Cái.
Vì vậy, một số giải pháp đã được đề xuất trong luận văn, bao gồm: ưu tiên
thực hiện quy hoạch thoát nước và thu gom, xử lý nước thải đô thị, nước thải từ các
chợ và cơ sở kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn); di dời các cơ sở sản xuất và
chăn ni nhỏ lẻ cịn xen kẽ trong khu dân cư; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch làng cá
bè trên sông Cái phù hợp với cảnh quan sinh thái sông; tăng cường công tác quan
trắc chất lượng nước sông Cái đảm bảo về tần suất và thông số quan trắc để kịp thời
cảnh báo nguy cơ ô nhiễm với các nhà máy nước và cơ quan quản lý địa phương để
có biện pháp phù hợp. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo bảo vệ môi trường lưu vực sông
Đồng Nai cần sớm thành lập để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, chương trình của Ủy
ban bảo vệ lưu vực sơng Đồng Nai góp phần thực hiện thành cơng Đề án bảo vệ lưu
vực của Chính Phủ phê duyệt theo Quyết Định 187/2007/QĐ-TTg.



ABSTRACT
The Dong Nai River plays a vital role in social-economic developmemt of
Dong Nai province; in which the Cai River (a section crosses over Bien Hoa City) is
a key objective in natural reosource and environmental management of Dong Nai
and Ho Chi Minh City. The leading reason is that there are several water supply
stations are located on the Cai River, including: Hoa An Water Supply Station and
other Bien Hoa’s water supply stations extracting water source from the Cai River
for supplying urban water demand of Bien Hoa City. However, monitoring results
showed that water quality of Cai River is increasingly deteriorated. Particularly,
observed water quality over the period of 2009-2010 indicated that the Cai River’s
water source did not meet the domestic water supply standard. Therefore, the
identification of pollution sources discharging into the River and the proposal of
measures for water quality protection are a vital of concern.
One of the main research objectives of this thesis is to identify major reasons
caused the degradation the Cai River’s water quality. These leading reasons are
wastewater from domestic and trading service activities in Bien Hoa City (including
wastewater from markets, restaurants and hotels). The wastewater is not fully
collected and properly treated before discharging into the Cai River.
There are some measures have been proposed in this thesis, including:
planning urban drainage system for domestic wastewater; relocating small-scale
factories and live-stock farms; planning floating fish farms on the Cai River in
accordance with aquatic landscape; enhancing monitoring missions (both of
monitoring frenquency and parameter) for warning pollution risks at a reasonable
time to enable appropriate managerial decisions made by government authorities.
Furthermore, the Dong Nai River Basin Committee needs to take its responsibility
and obligation practically. Tasks and priority missions need to be implemented as
assigned to the Committee in accordance with the Decision 187/2007/QD-TTg
which was approved and enacted by the Prime Minister.



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ i
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
1.5.1. Phương pháp luận ................................................................................... 4
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ......................................................................... 7
1.7. Bố cục Luận văn ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SÔNG ĐỒNG NAI, SÔNG CÁI VÀ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BIÊN HÒA .......... 9
1.1. Tổng quan về sông Đồng Nai ....................................................................... 9
1.2. Tổng quan về sông Cái .............................................................................. 11
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai ............................... 12
1.4. Điều kiện kinh tế của Tp Biên Hòa ............................................................ 13
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 13
1.4.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 13
1.4.3. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tp Biên Hòa giai đoạn năm 2015 2020 .............................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG TỪ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CÁI ....................... 21
2.1. Đánh giá các tác động do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến chất
lượng nước sông Cái .......................................................................................... 21


i


2.2. Thống kê nguồn thải xả thải vào Sông Cái. ................................................ 21
2.3. Tính tốn thải lượng của 07 nhóm đối tượng chính đối với 03 thơng số TSS,
COD, BOD5 ....................................................................................................... 28
2.3.1. Thải lượng ô nhiễm nước thải phát sinh từ các KCN trên địa bàn Tp Biên
Hòa .............................................................................................................. 28
2.3.2. Thải lượng ô nhiễm nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp quy mơ vừa
và lớn nằm ngồi các KCN trên địa bàn Tp Biên Hòa..................................... 31
2.3.3. Đối với các khu đô thị tập trung ............................................................ 32
2.3.4. Đối với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm................................... 33
2.3.5. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ (chợ, nhà hàng, khách sạn) ..................... 34
2.3.6. Đối với các bệnh viện: .......................................................................... 34
2.3.7. Các nguồn phát thải khác (Bãi rác) ........................................................ 38
2.4. Đánh giá hiện trạng phát thải của 07 nhóm nguồn thải chính đến sông Cái.39
2.5. Dự báo mức phát thải đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 ............... 42
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SÔNG
CÁI ...................................................................................................................... 49
3.1. Tổng quan về công tác quan trắc chất lượng nước sông Cái ....................... 49
3.2. Diễn biến chất lượng nước sông Cái từ năm 2006 đến năm 2010. .............. 52
3.2.1. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Cái từ năm 2006 đến năm 2010 ..
.............................................................................................................. 52
3.2.2. Chất lượng nước một số suối từ năm 2006 đến 2010 ............................. 62
3.2.3. Diễn biến xâm nhập mặn trên sông Cái ................................................. 63
3.3. Đánh giá khả năng mất tính an tồn về chất lượng nước sơng Cái phục vụ
cho mục đích cấp nước ...................................................................................... 65
CHƯƠNG 4. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SÔNG
CÁI CỦA TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................. 67
4.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý địa phương ....... 67

4.2. Công tác hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường sông Cái ...................... 69
4.3. Những thách thức về môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội .............. 70

ii


4.4. Sự cố môi trường ....................................................................................... 71
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SÔNG CÁI ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020 ......... 72
5.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 72
5.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................... 72
5.3. Xác định các vấn đề môi trường cấp bách, ưu tiên thực hiện ...................... 74
5.4. Các nhiệm vụ ưu tiên thực hiện đến 2015 và định hướng đến 2020 ............ 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... i
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................iii
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... . iv
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... xi
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... xv

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxi sinh học

BTNMT


: Bộ Tài nguyên và Môi trường

CCN-TTCN : Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
CNĐT

: Chứng nhận đầu tư

COD

: Nhu cầu oxy hố học

DO

: Nồng độ oxy hịa tan

GDP

: Tổng sản phẩm Quốc nội

KCN

: Khu công nghiệp

KCN/CCN

: Khu công nghiệp/Cụm cơng nghiệp

NH4+

: Hàm lượng amoni (tính theo Nitơ)


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QL

: Quốc lộ

TMDV

: Thương mại dịch vụ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Tp

: Thành phố

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VLXD


: Vật liệu xây dựng

WHO

: Tổ chức y tế Thế giới

XNK

: Xuất nhập khẩu

i


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Bản đồ lưu vực sơng Đồng Nai .............................................................. 9 
Hình 1. 2. Vị trí Sơng Cái (Đoạn 3 của sơng Đồng Nai) ........................................ 11 
Hình 1. 3. Cơ cấu kinh tế của Tp Biên Hòa năm 2009 .......................................... 14 
Hình 2. 4. Thải lượng ơ nhiễm TSS, COD, BOD5 trong các năm 2010, 2015 và năm
2020 mà sơng Cái tiếp nhận ................................................................. 48 
Hình 2. 1. Tỷ lệ đóng góp thải lượng TSS của các nguồn thải chính vào sơng Cái ....
............................................................................................................ 40
Hình 2. 2. Tỷ lệ đóng góp thải lượng COD của các nguồn thải chính vào sơng Cái
............................................................................................................ 41
Hình 2. 3. Tỷ lệ đóng góp thải lượng BOD5 của các nguồn thải chính vào sơng Cái
............................................................................................................ 41
Hình 3. 1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước sơng Cái.............................. 51
Hình 3. 2. Diễn biến pH trên sông Cái từ năm 2006 đến năm 2010 ....................... 53
Hình 3. 3. Diễn biến nồng độ DO của sơng Cái từ năm 2006 đến năm 2010 ......... 54
Hình 3. 4. Nồng độ DO của sông Cái qua đợt quan trắc các tháng 8, 9, 10, 11/2010

............................................................................................................ 55
Hình 3. 5. Diễn biến hàm lượng BOD5 của sông Cái từ năm 2006 đến năm 2010 56
Hình 3. 6. Hàm lượng BOD5 của sông Cái, đợt quan trắc tháng 8 - 9 -10 và
11/2010 ................................................................................................ 57
Hình 3. 7. Diễn biến thơng số COD của sông Cái từ năm 2006 đến năm 2010 ...... 57
Hình 3. 8. Hàm lượng COD của sơng Cái, quan trắc tháng 8- 9- 10 và 11/2010 .... 58
Hình 3. 9. Diễn biến thông số TSS của sông Cái từ năm 2006 đến năm 2010 ....... 59
Hình 3. 10. Hàm lượng TSS của sông Cái, quan trắc tháng 8- 9-10-11/2010......... 60
Hình 3. 11. Hàm lượng NH4+ của sơng Cái, quan trắc tháng 8- 9- 10-11/2010..... 60
Hình 3. 12. Hàm lượng Tổng dầu mỡ của sông Cái, tháng 8- 9- 10-11/2010 ......... 61
Hình 4. 13. Hàm lượng Coliform của sơng Cái, tháng 8- 9- 10-11/2010 ............... 62
Hình 4. 14. Vị trí xả thải nước thải của suối Siệp từ Bình Dương (a) và suối Săn
Máu (b) của Tp Biên Hòa vào sơng Cái ............................................... 63
Hình 4. 1. Cơ cấu tổ chức của các cơ quan bảo vệ môi trường sông Cái................ 67

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Các đoạn chính của sông Đồng Nai ...................................................... 10 
Bảng 2. 1. Thông tin chung về các Khu cơng nghiệp tại Tp Biên Hịa ................... 22
Bảng 2. 2. Thông tin chung về các cụm công nghiệp tại Tp Biên Hòa ................... 23
Bảng 2. 3. Các doanh nghiệp có lưu lượng xả nước thải vừa và lớn tại Tp Biên Hòa
.......................................................................................................... 24
Bảng 2. 4. Dân số Tp Biên Hòa và lưu lượng nước thải phát sinh qua các năm ...... 25
Bảng 2. 5. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ chợ ở Đồng Nai và Tp Biên Hịa ............ 26
Bảng 2. 6. Thơng tin chung về các bệnh viện trên địa bàn Tp Biên Hòa................ 27
Bảng 2. 7. Lưu lượng nước thải phát sinh từ các KCN ........................................... 28
Bảng 2. 8. Hệ số phát thải chất rắn lơ lửng của các Khu công nghiệp .................... 29
Bảng 2. 9. Hệ số phát thải BOD5 của các Khu công nghiệp ................................... 29

Bảng 2. 10. Hệ số phát thải COD của các Khu công nghiệp ................................... 30
Bảng 2. 11. Thải lượng ô nhiễm từ các Khu công nghiệp ....................................... 30
Bảng 2. 12. Hệ số phát thải của các doanh nghiệp có nguồn thải lớn ..................... 31
Bảng 2. 13. Thải lượng ơ nhiễm của các doanh nghiệp ngồi Khu cơng nghiệp/Cụm
công nghiệp ....................................................................................... 32
Bảng 2. 14. Hệ số phát thải nước thải của Tp Biên Hịa tính trên mỗi người dân .. 32
Bảng 2. 15. Thải lượng ô nhiễm nước thải của Tp Biên Hòa .................................. 33
Bảng 2. 16. Hệ số phát thải và thải lượng ô nhiễm do hoạt động chăn ni gia súc
trên địa bàn Tp Biên Hịa ................................................................... 33
Bảng 2. 17. Hệ số phát thải nước thải của chợ tính trên một sạp được đầu tư ......... 34
Bảng 2. 18. Thải lượng ô nhiễm của các chợ trên địa bàn Tp Biên Hòa ................. 34
Bảng 2. 19. Thông tin về sử dụng nước và xử lý nước thải của các bệnh viện trên
địa bàn Tp Biên Hòa .......................................................................... 35
Bảng 2. 20. Hệ số phát thải TSS, COD, BOD5 của bệnh viện trước khi hiệu chuẩn
.......................................................................................................... 36
Bảng 2. 21. Hệ số phát thải TSS của các bệnh viện sau khi hiệu chuẩn .................. 36
Bảng 2. 22. Hệ số phát thải COD của các bệnh viện sau khi hiệu chuẩn ................ 37
Bảng 2. 23. Hệ số phát thải BOD5 của các bệnh viện sau khi hiệu chuẩn .............. 37
Bảng 2. 24. Thải lượng ô nhiễm nước thải từ các bệnh viện................................... 38
Bảng 2. 25. Kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thốt vào rạch Ơng Hường
của Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt Trảng Dài .................................. 38

iii


Bảng 2. 26. Hệ số phát thải và thải lượng ô nhiễm TSS, COD, BOD5 tính trên 1 tấn
rác của Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt Trảng Dài............................. 39
Bảng 2. 27. Tổng hợp các nguồn thải chính xả thải vào sông Cái .......................... 39
Bảng 2. 28. Phân kỳ đầu tư chuyển đổi Khu cơng nghiệp Biên Hịa 1 thành khu
thương mại - dịch vụ .......................................................................... 42

Bảng 2. 29. Dự báo diện tích cho th của Khu cơng nghiệp trên địa bàn Tp Biên
Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020............................... 43
Bảng 2. 30. Dự báo thải lượng ô nhiễm của của KCN đến năm 2015 và tính đến
năm 2020 có nguồn xả thải vào sơng Cái ........................................... 43
Bảng 2. 31. Ước tính dân số tồn tỉnh Đồng Nai và Tp Biên Hòa đến năm 2015 và
định hướng năm 2020 ........................................................................ 44
Bảng 2. 32. Dự báo thải lượng ô nhiễm nước thải toàn tỉnh Đồng Nai và Tp Biên
Hòa năm 2015 và định hướng năm 2020 ............................................ 45
Bảng 2. 33. Dự báo thải lượng ô nhiễm từ các chợ đến năm 2015 và năm 2020..... 45
Bảng 2. 34. Dự báo thải lượng ô nhiễm nước thải đến năm 2015 và năm 2020 ..... 46
Bảng 2. 35. Tổng hợp các nguồn thải chính xả thải vào sơng Cái tính đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 ............................................................. 47 
Bảng 3. 1. Các vị trí quan trắc chất lượng nước sơng Cái ....................................... 50
Bảng 3. 2. Các vị trí quan trắc trên sông Cái giai đoạn 2006 - 2010 ....................... 52
Bảng 5. 1. Thải lượng các chất ô nhiễm dự báo cho sông Cái ................................ 72 

iv


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống sơng Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay và cả trong tương lai của 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực sông.
Trong các tỉnh thành thuộc lưu vực sông này, tỉnh Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh, Bình
Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc phần hạ lưu của sông đã và đang đối mặt với
các vấn đề môi trường nước khó khăn nhất so với các tỉnh khác. Sơng Đồng Nai
cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng triệu cư dân thuộc lưu vực sông, sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, ni trồng thủy hải sản, du lịch và có vai trị rất quan
trọng trong giao thơng đường thủy của khu kinh tế trọng điểm phía Nam (Bộ Tài
ngun và Mơi trường, 2009). Tuy nhiên, cơng tác kiểm sốt chất lượng nguồn
nước của hệ thống sông Đồng Nai đến nay vẫn chưa được thực hiện đúng mức, đạt

hiệu quả mong muốn về bảo vệ môi trường cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội
bền vững của tồn lưu vực.
Sơng Cái (thuộc hệ thống sông Đồng Nai, đoạn chảy qua Tp Biên Hòa) được
xác định theo ranh giới thủy vực từ khu vực cách cầu Hoá An cách 01 km về phía
thượng lưu chảy dài đến dưới cầu Đồng Nai 01 km về phía hạ lưu, gồm các chi lưu
là suối Linh, suối Săn Máu, suối Chùa, suối Bà Lúa và một số suối, rạch nhỏ thuộc
địa phận tỉnh Bình Dương. Sơng Cái có vị trí quan trọng trong chương trình bảo vệ
tài nguyên nước mặt của tỉnh Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh, bởi vì trên đoạn sơng
này có trạm bơm cấp I Hóa An là trạm cung cấp nước thô cho Nhà máy nước Thủ
Đức, trạm bơm của hệ thống cấp nước Biên Hòa, nhà máy nước Thiện Tân cung
cấp nguồn nước cấp sinh hoạt chủ yếu cho Tp Biên Hòa (Sở Kế hoạch và Đầu tư,
2010).
Tuy nhiên, hiện nay sông Cái đang là nguồn tiếp nhận nước thải từ các KCN,
cơ sở sản xuất, bệnh viện, các dịch vụ nhà hàng, khách sạn và nước thải của dân cư
Tp Biên Hòa (UBND tỉnh Đồng Nai, 2010). Qua kết quả quan trắc chất lượng môi
trường nước sông Cái năm 2010 cho thấy chất lượng nước nước sông Cái đang diễn
biến theo chiều hướng ngày càng xấu và chưa đạt yêu cầu đối với mục đích cấp
nước sinh hoạt, có nhiều thơng số mơi trường vượt nhiều lần so với Quy chuẩn kỹ

1


thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT ngày 31/12/2008,
cột A2 (Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, 2010).
Trong thời gian qua, các nghiên cứu, báo cáo thường tập trung vào nghiên cứu
tổng thể lưu vực sông Đồng Nai hoặc các đoạn đầu nguồn (đoạn 1 và đoạn 2). Việc
đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các tác động của quá
trình phát triển kinh tế đến chất lượng và trữ lượng nước tại sông Cái (đoạn 3 của
sông Đồng Nai) vẫn cịn bỏ ngỏ.
Ngồi ra, KCN Biên Hịa 1 sẽ được chuyển đổi thành khu đô thị - thương mại

- dịch vụ trong giai đoạn 2010-2022 (Văn Phịng Chính Phủ, 2009). Do đó, các hoạt
động thương mại, dịch vụ chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sông Cái.
Trong năm 2009, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện “Dự án tổng thể bảo vệ môi
trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, kết quả dự án đã xác
định được 14 nhiệm vụ, dự án thành phần trọng tâm để bảo vệ sơng Đồng Nai,
trong đó ưu tiên thực hiện xây dựng Dự án “Cải thiện và bảo vệ mơi trường nước
sơng sơng Cái”.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý khả thi để cải tạo mơi
trường sơng Cái, góp phần bảo vệ nguồn nước mặt hiện hữu là một nghiên cứu khởi
đầu cho đoạn 3 của sông Đồng Nai.
Xuất phát từ những luận điểm trên, đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp bảo vệ môi trường sông Cái (sông Đồng Nai đoạn chảy qua Tp Biên Hòa) đến
năm 2015 định hướng năm 2020” được thực hiện.

1.2. Đối tượng nghiên cứu
Dịng chính sơng Đồng Nai tại Biên Hịa (được gọi là sơng Cái) có diện tích
lưu vực 22.425 km2, có lưu lượng bình quân năm khoảng 770,65 m3/s, cung cấp
một tổng lượng nước trong khu vực khoảng 24,3 tỷ m3. Sông Cái với chiều dài 8,8
km chảy qua các phường Quyết Thắng, Thống Nhất, Tam Hiệp, Tam Hịa, Hiệp
Hịa, Bình Đa và An Bình của Tp Biên Hịa.
Trong nội dung luận văn này, cụm từ sông Cái hay Đoạn 3 của sông Đồng Nai
sẽ được sử dụng luân phiên nhau để chỉ đến sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành
phố Biên Hòa.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

2


Mục tiêu tổng quát của đề tài:

(i) Nghiên cứu, đánh giá các tác động tiêu cực do hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội trên địa bàn Tp Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai đến nguồn nước sơng Cái;
(ii) Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên
nước.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
a) Các tác động tiêu cực chủ yếu nào từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cái trong thời gian qua? Trong câu hỏi này, sẽ
tập trung tìm hiểu các khía cạnh:


Hoạt động sản xuất công nghiệp: số lượng, công suất sản xuất, loại hình

sản xuất cơng nghiệp, tình hình thu gom xử lý nước thải của các KCN, các cơ
sở sản xuất ngồi KCN có nguồn thải lớn (lưu lượng nước thải xả thải ≥ 50
m3/ngày.đêm).


Hoạt động thương mại - dịch vụ: tình hình thu gom, xử lý nước thải của

các khu thương mại, khu dân cư, bệnh viện.


Nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản) và giao thông vận tải trên sông.



Công tác bảo vệ môi trường đối với sông Cái trong thời gian qua.




Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 có tác động đến

sơng Cái.
b) Các giải pháp quản lý nào là hiệu quả và khả thi có thể áp dụng đối với
sơng Cái: các chính sách, quy định, giải pháp quản lý và kỹ thuật?

1.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nội dung sau sẽ được triển
khai thực hiện:
1.4.1.

Nội dung 1: Đánh giá các tác động tiêu cực từ hoạt động phát triển

kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cái.
a)

Phân tích, đánh giá các tác động từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

đến chất lượng nước sông Cái bao gồm: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại - dịch vụ, nuôi trồng thủy sản và giao thông vận tải).
 Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh các nguồn thải và
thải lượng ô nhiễm.

3


 Tình hình thu gom xử lý nước thải.
b)

Tính tốn lượng nước thải từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội mà


sông Cái tiếp nhận năm 2010 và ước tính đến năm 2020 dựa theo các chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội.
c)

Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với việc kiểm sốt tác động

tiêu cực đến sông Cái.
1.4.2.

Nội dung 2: Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cái từ năm

2006 đến năm 2010.
1.4.3.

Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp quản lý để bảo vệ môi trường

sông Cái sông Cái đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
 Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý cụ thể đối với sông Cái
phù hợp với giải pháp quản lý tổng thể lưu vực sơng Đồng Nai.
 Phân tích tính hiệu quả, khả thi của các giải pháp dựa trên định hướng
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1.

Phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.

Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và
phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Nghiên cứu các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường sông Cái là nghiên
cứu mối quan hệ giữa môi trường sinh thái và các hoạt động phát triển kinh tế – xã
hội trong khu vực thơng quan đánh giá các tác động tích cực hoặc tiêu cực từ các
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp đô thị và thương mại – dịch vụ. Từ mối quan
hệ này rút ra được những khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý hiện tại nhằm
xây dựng các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nước hiệu quả và bền vững
hơn.
1.5.2.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp nghiên cứu
sau đây sẽ được áp dụng:

4


1) Nội dung 1: Đánh giá các tác động tiêu cực từ hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cái.
- Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này sẽ kế thừa các các thơng tin đã có từ các kết quả nghiên cứu
của các chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ/ngành có liên quan đến
bảo vệ mơi trường lưu vực sơng Đồng Nai để phân tích và tổng hợp các thông tin
cần thiết phục vụ đề tài. Phương pháp này sẽ được áp dụng trong hầu hết các nội
dung của luận văn.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin
Phương pháp này áp dụng để thu thập các thông tin cần thiết cho nội dung
nghiên cứu. Phương pháp này sẽ sử dụng Phiếu cung cấp thông tin được thiết kế sẵn

để phục vụ cho việc phỏng vấn trực tiếp trong quá trình điều tra, khảo sát.
Các thông tin cần thiết bao gồm:
 Thông tin về hoạt động sản xuất (ngành nghề, quy mô, nhu cầu sử
dụng nước).
 Thông tin về công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện (thủ tục pháp lý,
công tác bảo vệ môi trường đối với nước thải: đấu nối xử lý nước thải với
đơn vị quản lý hạ tầng, hoặc tự xử lý, hoặc khơng xử lý).
 Các cơng trình xử lý nước thải dự kiến xây dựng.
 Tổng lượng nước thải phát sinh (m3/ngày), hiện trạng công tác xử lý
nước thải.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các số liệu và thông tin sau khi đã được thu thập sẽ được tổng hợp và thống kê
và biểu diễn ở dạng bảng và biểu đồ phục vụ cho mục đích phân tích. Phương pháp
này giúp khai thác có hiệu quả những số liệu thực tế đó, rút ra được những nhận xét
kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát.
- Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính thải lượng các chất ơ nhiễm từ các hoạt động
kinh tế, xã hội, hoạt động phát triển cơng nghiệp.
- Phương pháp chuẩn hóa dữ liệu:

5


Phương pháp chuẩn hóa dữ liệu được các trường Đại học Columbia và Yale
thuộc Hội đồng phát triển bền vững thế giới (CSD) nghiên cứu và đề xuất nhằm áp
dụng cho việc xử lý thống kê đối với các nguồn dữ liệu bất đồng quy, phù hợp để áp
dụng cho công tác xử lý các nguồn số liệu thống kê của ngành môi trường. Mục tiêu
của phương pháp là thu hẹp độ lệch chuẩn của các số liệu có khả năng gây sai số
lớn làm ảnh hưởng đáng để đến giá trị của các hệ số phát thải trung bình, đồng thời

đảm bảo sử dụng tất cả các nguồn dữ liệu một cách khách quan.
Các dữ liệu về hệ số phát thải trung bình tại các nguồn thải được chuẩn hóa
bằng các bước sau:
- Chuẩn hóa nguồn số liệu theo hàm logarit10: yi = log Xi ; i=1, 2, 3 …
- Tính giá trị trung bình ytb của yi = log Xi , rồi lấy độ lệch chuẩn ∆i = yi - ytb.
- Tính độ lệch chuẩn sai số tương đối theo độ lệch chuẩn đường phân phối dữ
liệu trung bình δi = (∆i/ ytb)*100%.
- Chuẩn hóa lại nguồn dữ liệu theo phương pháp sau :
+ Nếu δi = 2,5 đến 97,5% thì giữ nguyên giá trị hệ số phát thải.
+ Nếu δi < 2,5% thì tiến hành cộng 0,025yi vào giá trị hàm log(yi), rồi chuẩn
hóa dữ liệu lại theo công thức mi = 10yi(1+0,025).
+ Nếu δi > 97,5% thì tiến hành trừ 0,975yi vào giá trị hàm log(yi), rồi chuẩn
hóa dữ liệu lại theo cơng thức mi = 10yi(1-0,975).
+ Việc tính tốn các hệ số phát thải trung bình đối với nước thải được thực
hiện bằng phần mềm Microsoft Excel.
(Nguồn: ESI, 2005)
2) Nội dung 2: Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cái từ năm 2006
đến 2010.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa kết quả quan trắc nước mặt lục địa từ năm
2006 đến 2010 của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai và các
kết quả nghiên cứu khác về sông Đồng Nai có liên quan.
3) Nội dung 3 : Đề xuất các giải pháp quản lý để bảo vệ môi trường sông
Cái sông Cái năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích thành phần và mối quan hệ
giữa các thành phần trong hệ thống.

6


- Phương pháp ma trận: Phương pháp ma trận để xác định, nhận dạng và lựa

chọn các vấn đề môi trường ưu tiên trong khu vực nghiên cứu (sông Cái).

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
(a)

Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu tiếp theo đối với sông Cái (đoạn
3 sông Đồng Nai).
- Góp phần thực hiện đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai đã
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 187/2007/QĐ-TTg ngày
3/12/2007 về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai đến năm 2020”.
(b) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Quản lý nguồn nước trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội như hiện nay là
một yêu cầu vô cùng cấp bách. Nhận thức được điều đó tỉnh Đồng Nai đã thực dự
án tổng thể bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 đã xác định được các dự án thành phần trọng tâm
thuộc Dự án sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, trong đó có dự án Cải thiện và bảo vệ môi trường nước sông
Đồng Nai đoạn chảy qua Tp Biên Hịa.
Do đó, đề tài được thực hiện nhằm đề ra những giải pháp khả thi, hiệu quả về
mặt kinh tế để bảo vệ hiệu quả môi trường sông Cái (sơng Đồng Nai đoạn chảy qua
Tp Biên Hịa) nói riêng và sơng Đồng Nai nói chung trước hiện trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng gia tăng.

1.7. Bố cục Luận văn
Luận văn gồm 5 Chương được trình bày chi tiết với bố cục như sau: Phần Mở
Đầu sẽ trình bày khái quát những vấn đề cơ sở cho việc thực hiện luận văn này, bao
gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Các

tổng quan về sông Đồng Nai, sông Cái và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
tỉnh Đồng Nai sẽ được trình bày trong Chương 1. Chương 2 của luận văn sẽ trình
bày các đánh giá và phân tích các tác động từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
đến chất lượng nước sông Cái. Các diễn biến chất lượng môi trường nước sông Cái
và các ước tính thải lượng ơ nhiễm từ hoạt động phát triển kinh tế xã hội tại Tp.

7


Biên Hịa qua đoạn sơng Cái sẽ được phân tích và trình bày trong Chương 3.
Chương 4 của luận văn sẽ phân tích tổng qt cơng tác quản lý Nhà nước và bảo vệ
môi trường sông Cái của tỉnh Đồng Nai. Các giải pháp quản lý và bảo vệ sông Cái
đến năm 2015 và định hướng đến 2020 sẽ được đề xuất trong Chương 5. Một số kết
luận và kiến nghị từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được tóm tắt và trình bày trong
phần Kết luận và Kiến nghị.

8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SÔNG ĐỒNG NAI, SÔNG CÁI VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ BIÊN HỊA
1.1. Tổng quan về sơng Đồng Nai

Hình 1. 1. Bản đồ lưu vực sông Đồng Nai
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006)
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ dãy núi Lang Biang của Nam Trường Sơn có độ
cao khoảng 1.770m và thấp dần cho tới khi gặp sông Vàm Cỏ có độ cao từ 1 - 3m,
địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ dốc trung bình tồn lưu
vực là 4,6%. Mặc dù độ dốc bình quân của lưu vực chỉ đạt 4,6% nhưng trên dịng

chính sơng Đồng Nai có nhiều thác ghềnh tạo nên tiềm năng thủy điện rất lớn.
(Nguyễn Văn Âu, 1983). Tổng lượng dịng chảy hàng năm đổ ra biển Đơng là 36,3
tỉ m3 nước, chiều dài dịng chính của sơng tính đến cửa Soài Rạp là 550km.

9


Sông Đồng Nai chảy qua địa phận của 12 tỉnh, thành phố gồm: Lâm Đồng,
Đồng Nai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh,
Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh; Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.
Đối với tỉnh Đồng Nai, sơng Đồng Nai đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp nguồn nước mặt cho dân cư tồn tỉnh. Dịng chính sơng Đồng Nai tại
tuyến Tà Lài có diện tích lưu vực là 8.850 km2, dịng chảy trung bình năm khoảng
346,86 m3/s, tương đương với tổng lượng nước khoảng 10,94 tỷ m3/năm. Nếu tính
đến tuyến Trị An (tức là kể thêm sơng La Ngà) thì dịng chính sơng Đồng Nai cung
cấp một lượng dịng chảy trung bình năm khoảng 590,81 m3/s, tương đương với
18,63 tỷ m3/năm (Nguyễn Văn Ty, 2007).
Dựa theo mục đích sử dụng nước, sơng Đồng Nai được chia thành 4 đoạn có
lưu lượng dịng chảy trung bình như sau:
Bảng 1. 1. Các đoạn chính của sơng Đồng Nai
STT

Sơng Đồng Nai

Lưu lượng

Mơ tả

(m3/s)
1


Đoạn 1

346,86

Từ bến đò Nam Cát Tiên đến xã Phú
Ngọc huyện Định Quán

2

Đoạn 2

770,65

Từ Nhà máy Thủy điện Trị An đến
dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê khoảng
500m

3

Đoạn 3

770

Từ dưới hợp lưu Cù lao Ba Xê với
khoảng cách 500 m đến dưới hợp lưu
rạch Bà Chèo với khoảng cách 500 m

4


Đoạn 4

770

Dưới hợp lưu rạch Bà Chèo với khoảng
cách 500 m về phía hạ lưu sơng Đồng
Nai
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai, 2010)

Với tổng lượng nguồn nước mặt tại Đồng Nai là 26,545 tỷ m3 (bao gồm sông
Đồng Nai và các sông suối khác) thì lượng nước bình quân đầu người năm 2009 là
10.689 m3/người/năm. Như vậy, lượng nước bình quân trên đầu người của tỉnh

10


trong năm 2009 là khá dồi dào. Tuy nhiên, phân bố lượng dịng chảy khơng đều
theo thời gian và khơng gian, 85 - 90% lượng nước vào mùa mưa, mùa khơ chỉ
chiếm 10 - 20% tổng lượng dịng chảy. Do đó, nguy cơ thiếu hụt nước vào mùa khơ
tại một số khu vực vẫn có khả năng xảy ra (Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền nam,
2006).
1.2. Tổng quan về sông Cái
Sông Cái là đoạn thứ 3 của Sông Đồng Nai có diện tích lưu vực 22.425 km2,
có lưu lượng bình quân năm khoảng 770,65 m3/s, cung cấp một tổng lượng nước
trong khu vực khoảng 24,3 tỷ m3 (UBND tỉnh Đồng Nai, 2010). Sơng Cái có chiều
dài 8,8 km chảy qua các phường của Tp Biên Hòa, gồm phường Quyết Thắng,
Thống Nhất, Tam Hiệp, Tam Hịa, Hiệp Hịa, Bình Đa và An Bình.

Hình 1. 2. Vị trí Sơng Cái (Đoạn 3 của sông Đồng Nai)
(Nguồn: Google Earth, 2010)

Trên sông Cái, hiện nay đang có có trạm bơm cấp I Hóa An với công suất
750.000 m3/ngày là trạm bơm nước thô lớn nhất trong cả nước chuyển nước về Nhà
máy nước Thủ Đức để cấp nước cho Tp Hồ Chí Minh và các KCN của Tp Biên
Hịa; ngồi ra, cịn có Nhà máy nước Bình An với cơng suất 100.000 m3/ngày cung
cấp nước cho các KCN của Tp Biên Hòa và bổ sung cho Tp Hồ Chí Minh; Nhà máy
nước Biên Hịa có cơng suất 36.000 m3/ngày, Nhà máy nước Thiện Tân có cơng
suất 100.000 m3/ngày, Nhà máy nước Long Bình cơng suất giai đoạn đầu là

11


30.000m3/ngày cấp nước sinh hoạt cho Tp Biên Hòa. Như vậy, tổng lượng nước cấp
cho dân sinh và công nghiệp hiện nay trên sông Cái lấy đều đặn ở mức khoảng
10,26 m3/s (Viện Nước và Công nghệ Môi trường, 2009).
Bên cạnh vai trị cấp nước của mình, sơng Cái cịn là nguồn tiếp nhận chính
nước thải của Tp Biên Hịa. Hiện nay, hàng ngày một lượng nước thải khoảng
120.000 m3 chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định chủ yếu từ
các khu dân cư, chợ, khu thương mại, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, các bệnh viện,
các KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco và cơ sở sản xuất còn xen lẫn
trong khu dân cư được xả thải trực tiếp vào sông Cái (Sở Tài nguyên và Môi trường
Đồng Nai, 2010).
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903,94 km2, chiếm
1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng
Đơng Nam Bộ, dân số trên tồn tỉnh là: 2.491.262 người, mật độ dân số: 421,97
người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh từ năm 2006 đến năm 2010 là
1,12%.
Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Tp Biên Hịa là trung tâm
chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành,
Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán

và Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,
tiếp giáp với các vùng sau:
- Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Đơng Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Với vị trí địa lý thuận lợi nêu trên, Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển
kinh tế - xã hội, là cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, là cầu nối giữa các tỉnh
Đông Nam Bộ với các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và cả nước nhờ các
tuyến giao thông huyết mạch (quốc lộ 1A, quốc lộ 20 và đường sắt Bắc Nam).
Ngồi ra, Đồng Nai cịn được xác định là khu vực “bản lề chiến lược” có vai trị

12


×