Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện sơn động tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------

MAI TRUNG HIẾU

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------

MAI TRUNG HIẾU

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ HỮU TÙNG
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Mai Trung Hiếu xin cam đoan luận văn này là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự thu
thập, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực. Việc sử dụng kết quả, trích
dẫn các loại tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo
của luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Trung Hiếu


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập theo Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý kinh tế
tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay tơi đã hồn
thành bản luận văn thạc sỹ của mình.
Để có được kết quả này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân

và tập thể, trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đỗ
Hữu Tùng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, người đã khuyến khích tơi theo
đuổi đề tài này và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo, các Phòng-Ban chức
năng của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để tôi được học tập và thực hiện tốt bản luận văn này.
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các cấp lãnh đạo thuộc Ủy ban
Nhân dân, Chi cục thống kê, Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Sơn Động đã
giúp đỡ tơi trong q trình khai thác, thu thập tài liệu cho việc hoàn thành bản
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, Ban lãnh đạo và
đồng nghiệp Kho bạc Nhà nước Bắc Giang đã hỗ trợ tôi cả về tinh thần và
thời gian để tơi hồn thành tốt nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Trung Hiếu


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ........................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHĨ KHĂN ................................. 5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận văn...... 5
1.1.1. Những cơng trình chủ yếu nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn .................................................... 5
1.1.2 Nhận xét về kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã công bố và một số
vấn đề đặt ra luận văn phải giải quyết .......................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc
biệt khó khăn .............................................................................................. 9
1.2.1. Một số vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc
biệt khó khăn .............................................................................................. 9
1.2.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn .14
1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc
biệt khó khăn của một số địa phương và bài học cho huyện Sơn Động .........35
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt
khó khăn của một số địa phương. ...............................................................35
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang .......39
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................42
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ...................................................42
2.1.1 Phương pháp luận..............................................................................42


2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.....................................................43
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................43
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................44
2.3. Phương pháp tiếp cận và các bước thực hiện luận văn ...........................45
2.3.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................45
2.3.2. Các bước thực hiện nghiên cứu ........................................................47
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
SỞ HẠ TẦNG CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG ..............................................48
3.1. Tổng quan về các xã đặc biệt khó khăn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang....48

3.1.1. Đặc điểm của huyện Sơn Động có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn.48
3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý .....................................................51
3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó
khăn trên địa bàn huyện Sơn Động giai đoạn 2016 - 2018............................54
3.2.1. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư ......................................................54
3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư..............................................56
3.2.3. Công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm .............................................69
3.3. Đánh giá chung ...................................................................................71
3.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................71
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................73
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ
KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG .........81
4.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động đến năm 2025 ..81
4.1.1. Bối cảnh mới tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng


các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động................................81
4.1.2. Quan điểm, mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã
đặc biệt khó khăn đến năm 2025. ................................................................83
4.1.3. Định hướng hồn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các
xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động......................................87
4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
các xã đặc biệt khó khăn tại huyện Sơn Động đến năm 2025 .......................88
4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác, lập kế hoạch vốn đầu tư......................88
4.2.2. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
theo quy trình xây dựng .............................................................................90
4.2.3. Tăng cường cơng tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý

vốn đầu tư .................................................................................................93
4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra sử việc dụng vốn đầu tư trong
xây dựng cơ sở hạ tầng ..............................................................................94
4.2.5. Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và cơng khai tài chính trong
đầu tư xây dựng hạ tầng .............................................................................95
4.2.6. Kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên........................................96
KẾT LUẬN ..............................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 101


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1

CSHT

Cơ sở hạ tầng

2

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn


3

GT

Giao thơng

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

KBNN

Kho bạc Nhà nước

6

KTHT

Kinh tế hạ tầng

7

KTKT

Kinh tế kỹ thuật


8

KTXH

Kinh tế xã hội

9

NSĐP

Ngân sách địa phương

10

NSNN

Ngân sách Nhà nước

11

NSTU

Ngân sách trung ương

12

PTNT

Phát triển nông thôn


13

SX

Sản xuất

14

UB MTTQ

Ủy ban Mặt trận tổ quốc

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

3.1

2

3.2

3


3.3

4

3.4

5

3.5

Nội dung
Số lượng các dự án về CSHT các xã ĐBKK trên
địa bàn trên địa bàn huyện Sơn Động
Số lượng và cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng
CSHT các xã ĐBKK huyện Sơn Động
Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng CSHT các
xã ĐBKK huyện Sơn Động
Bảng chi phí đầu tư các dự án CSHT
Kết quả thanh tốn cho 3 cơng trình qua các năm
2016-2018

Trang
56

57

58
61
62


Tình hình quyết tốn các cơng trình xây dựng cơ
5

3.6

sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn huyện Sơn

65

Động
Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả thanh tra các cơng
6

3.7

trình xây dựng CSHT ở các xã ĐBKK huyện Sơn

65

Động
7

3.8

Một số chỉ tiêu thực hiện Phát triển KTXH huyện
Sơn Động

70


Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân
8

3.9

ở 3 xã đại điện về năng lực điều hành của cán bộ

76

quản lý
9

4.1

Mục tiêu phát triển của huyện Sơn Động đến năm
2025

ii

84


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

STT

Bảng

1


3.1

2

3.2

Nội dung
Bộ máy quản lý vốn đầu tư CSHT các xã ĐBKK
huyện Sơn Động
Sơ đồ cơng tác lập kế hoạch có sự tham gia của
người dân

iii

Trang
51

60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là hoạt động đặc biệt trong nền kinh tế
quốc dân vì nó trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự phát triển của các
ngành kinh tế. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc nguồn vốn đâu tư xây
dựng cơ bản, do Ngân sách nhà nước cấp. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thường
sử dụng một khối lượng vốn lớn , vì vậy nếu quản lý nguồn vốn này kém hiệu
quả, nó khơng chỉ gây thất thốt, lãng phí nguồn lực xã hội, mà cịn tác động xấu
đến sự phát triển kinh tế nói chung và hệ thống cơ sở hạ tầng nói riêng.
Huyện Sơn Động, là một trong những huyện nghèo của tỉnh Bắc Giang,

trong đó có đến 23 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Do đặc điểm địa
hình của một huyện miền núi là bị chia cắt, phức tạp, chênh lệch về độ cao
lớn nên việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây, nhất là tại các xã
đặc biệt khó khăn cịn nhiều bất cập. Thêm vào đó, việc quản lý nguồn vốn
đầu tư này cịn yếu kém đã dẫn đến nhiều hệ lụy trong phát triển kinh tế-xã
hội chung của huyện. Những yếu kém đó là: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
thiếu kế hoạch, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển; Đầu tư cịn dàn trải,
thời gian kéo dài, tình trạng lãng phí và thất thốt vốn cịn khá phổ biến; Cơng
tác lập dự án, thẩm định dự án, thẩm báo cáo kinh tế kỹ thuật cịn chậm; trình
độ năng lực của chủ đầu tư cịn yếu kém, bng lỏng quản lý; Thủ tục cịn
rườm rà...Thực tế đó đã đặt ra u cầu nhiều mặt cho các cấp quản lý của
huyện Sơn Động cũng như của tỉnh Bắc Giang, trong đó việc tìm giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn là
đòi hỏi cấp bách.
Nhận thức được vấn đề này, để góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra
nêu trên, tác giả đã chọn vấn đề “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

1


các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”
làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế
của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn phải trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
Trong những năm 2016 – 2018, hoạt động quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước trên địa bàn các xã đặc biệt khó
khăn cịn những hạn chế gì? Ngun nhân do đâu? Huyện cần làm gì để hồn
thiện hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời
gian tới?

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích, Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động giai đoạn
2016 – 2018, luận văn đề xuất giải pháp sát thực nhằm hoàn thiện hoạt động
quản lý nguồn vốn này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể sau:
- Tổng quan những cơng trình đã cơng bố liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu của đề tài, chỉ ra những vấn đề luận văn cần bổ sung, phát triển và làm rõ.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng
CSHT tại các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
- Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng tại một số địa bàn có điều kiện tương đồng với huyện Sơn Động để
đúc rút bài học kinh nghiệm cho huyện.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây
dựng CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động giai đoạn 2016 – 2018.
2


- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư
xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý vốn đầu tư xây
dựng CSHT tại các xã ĐBKK, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Sơn Động. Tuy nhiên, để đúc
rút bài học kinh nghiệm cho huyện Sơn Động trong vấn đề này, luận văn cũng
nghiên cứu ở mức độ nhất định tại một số địa phương khác ở trong cả nước.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã ĐBKK, trong đó
tập trung làm rõ các khái niệm, đặc điểm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các
nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại các xã đặc biệt
khó khăn.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung; bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề này
trên địa bàn cấp huyện.
- Đúc rút một số bài học kinh nghiệm cho huyện Sơn Động về quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn từ một số địa
phương có điều kiện tương đồng.
- Chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Động những
năm 2016-2018 và làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó.
3


- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng
CSHT sát thực với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Sơn Động
đến năm 2025.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Bảng biểu và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc
biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Chương 4. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Sơn
Động đến năm 2025

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận văn
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số cơng trình tiêu biểu là
luận văn thạc sỹ, bài báo của các nhà khoa học được công bố mà tôi được biết
như sau:
1.1.1. Những công trình chủ yếu nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn
Vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước là hoạt động quan trọng, có tác động lớn đến sự phát triển
kinh tế

- xã hội cả ở tầm Quốc gia cũng như mỗi địa phương. Vì vậy,

vấn đề này đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người, trong đó
những cơng trình có nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn có thể kể
đến là:
- Cuốn sách “Xây dựng hạ tầng cơ sở nơng thơn trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (2001), do PGS.TS Đỗ Hoài Nam &

TS. Lê Cao Đoàn đồng chủ biên, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung
cuốn sách đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hạ tầng và phát triển
hạ tầng ở nơng thơn. Ngồi ra, cuốn sách còn đề cập đến những vấn đề nảy
sinh trong xây dựng, phát triển hạ tầng ở nông thôn nước ta; lý giải khoa học
về con đường, phương thức tất yếu và những cơ sở, điều kiện cần thiết cho sự
phát triển hạ tầng ở nông thôn nước ta; đề xuất cơ sở khoa học hình thành một
cách nhìn mới đối với vấn đề phát triển hạ tầng ở nông thôn và đi sâu nghiên
cứu thực trạng phát triển hạ tầng cơ sở ở tỉnh Thái Bình.
- Luận văn Thạc sỹ "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang" (2015) của Bùi Mạnh
5


Tuyên, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận
văn đã đề cập những vấn đề lý luận chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng bằng nguồn ngân sách nhà nước; phân tích, đánh giá thực trạng
vấn đề này trên trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Từ đó, luận văn làm rõ những kết
quả, những hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng bằng nguồn ngân sách nhà nước. Dựa vào đánh giá thực trạng, luận
văn đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Luận văn Thạc sỹ “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ
nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” (2017)
của Phạm Như Ý, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng.
Đề tài đã nhấn mạnh đặc điểm và vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; đưa ra 5 nội dung quản lý nguồn
vốn này, gồm: (i) Công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư; (ii)
quản lý tiến độ thực hiện các cơng trình; (iii) quản lý chất lượng cơng trình;
(iv) Quản lý sử dụng vốn đầu tư; và (v) Công tác giám sát và đánh giá kết quả
đầu tư. Dựa vào khung lý thuyết này, luận văn đã thống kê, phân tích và đánh

giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn
vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hịa, tỉnh Phú n, qua đó đưa ra
những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tac quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
- “Quản lý vốn ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông
tại tỉnh Hà Giang” (2015) của Trần Trung Tuyến, bảo vệ tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi. Trong luận văn này, tác giả đã làm rõ thế
nào là quản lý vốn ngân sách nhà nước; nội dung quản lý vốn ngân sách nhà
nước trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thơng gồm những vấn đề gì? Trên

6


cơ sở thống kê, phân tích thực trạng quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong
lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006 - 2013, luận văn
chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong hoạt động này tại tỉnh và chỉ ra nguyên
nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế đó.
Xuất phát từ những hạn chế trong hoạt động quản lý vốn ngân sách Nhà
nước trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2006
- 2013, vận dụng kinh nghiệm thành công của các địa phương Vĩnh Phúc,
Hưng Yên và Lâm Đồng, luận văn đề xuất định hướng và hệ thống giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực hạ
tầng giao thông tại tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
- “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ
tầng” (2013), của tác giả Nguyễn Thanh Bình, đăng trên Tạp chí Tài chính
điện tử (). Bài viết khẳng định vai trò quan
trọng của việc sử dụng nguồn vốn nhà nước vào đầu tư kết cấu hạ tầng trong
quá trình tạo ra tăng trưởng kinh tế quốc gia nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo
tác giả, vấn đề là ở chỗ hiệu quả sử dụng vốn thấp, vừa gây lãng phí các

nguồn lực lớn của đất nước, vừa gây mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng, lạm
phát cao kéo dài. Để khắc phục tình trạng đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trong đàu tư phát triển cơ sở
hạ tầng trong thời gian tới.
- "Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của Thành Phố Hà
Nội" (2012), Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị của tác giả Lê Toàn Thắng,
bảo vệ tại Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị,
ĐHQGHN. Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội.
Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước của Thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất phương hướng,

7


giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- “Hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thong nông thôn tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị’ (2018), Luận văn thạc sỹ
của Nguyễn Văn Phượng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Luận văn
tập trung làm rõ các nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sơe hạ tầng
giao thong nông thôn, gồm các vấn đề về: Tổ chức bộ máy quản lý; Xây dựng
quy hoạch, kế hoạch; Chủ đầu tư xây dựng cơng trình và cơng tác đấu thầu,
lựa chọn nhà thầu; Xây dựng cơ chế quản lý vốn và tổ chức thực hiện đầu tư
xây dựng cơng trình; Cơng tác kiểm tra, giám sát cơng trình; và Kiểm tra,
giám sát về vốn.
Đặc biệt, luận văn đã đưa ra một hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn; Phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn trong lĩnh vực này. Xuất phát từ
những phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016,
luận văn đề xuất 6 giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đến năm 2020.
1.1.2 Nhận xét về kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã cơng bố và một
số vấn đề đặt ra luận văn phải giải quyết
Các cơng trình nêu trên đã tiếp cận vấn đề quản lý vốn xây dựng cơ sở
hạ tầng ở những góc độ và mức độ khác nhau, song nhìn chung đều đã tìm
hiểu và lý giải những vấn đề lý luận chung và thực tiễn vấn đề tại một số địa
phương cụ thể. Các tác giả đã phân tích những khó khăn, vướng mắc trong
hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đưa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Đây là nguồn tư liệu quý giá để
tác giả kế thừa và phát triển trong luận văn của mình.
8


Tuy nhiên, trong số các cơng trình mà tác giả biết được nêu trên, thì
chủ yếu mới nghiên cứu về quản lý nguồn vốn ngân sách trên phạm vi quốc
gia, hay cáp tỉnh. Một số cơng trình có đề cập vấn đề này ở cấp huyện,
nhưng cũng chỉ nghiên cứu một mặt cụ thể nào đó của hệ thống cơ sở hạ
tầng (chẳng hạn như hạ tầng giao thông), mà chưa có cơng trình nào nghiên
cứu đầy đủ và có hệ thống về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
trên địa bàn cấp huyện, kể cả huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu vấn đề đầu tư hay quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn. Nói cách khác, việc
nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các
xã đặc biệt khó khăn cho đến nay đang là một khoảng trống lớn, đòi hỏi các
nhà nghiên cứu cần phải làm rõ.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trong luận văn này
sẽ trình bày một cách tồn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực

tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã đặc biệt
khó khăn tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang những năm gần đây, và đề xuất
quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn vốn này đến năm 2025.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã
đặc biệt khó khăn
1.2.1. Một số vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc
biệt khó khăn
1.2.1.1. Các khái niệm cơ bản
(i) Cơ sở hạ tầng
Trong quá trình sản xuất của cải vật chất, ngồi các yếu tố về con người
và tư liệu sản xuất, có một bộ phận khác tham gia vào quá trình này với tính
cách là những cơ sở, những phương tiện chung, nhờ đó mà q trình sản xuất
và dịch vụ được thực hiện. Những phương tiện chung này tuy bản thân chúng

9


không phải là những công cụ sản xuất hay dịch vụ trực tiếp của quá trình tạo
ra sản phẩm hay thực hiện sản phẩm, nhưng nếu thiếu chúng thì quá trình sản
xuất và dịch vụ sẽ khó khăn, thậm chí khơng thể diễn ra được. Tồn bộ những
phương tiện đó gọi chung là những (hệ thống) cơ sở hạ tầng.
Theo Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 18 tháng 6
năm 2014, thì cơ sở hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất
thuộc lĩnh vực lưu thông, tức là bao gồm các cơng trình vật chất kỹ thuật phi
sản xuất và các tổ chức dịch vụ có chức năng đảm bảo những điều kiện chung
cho sản xuất, phục vụ những nhu cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã
hội. Theo cách hiểu này, cơ sở hạ tầng chỉ bao gồm các cơng trình giao thơng,
cấp thốt nước, cung ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc...và các đơn vị đảm
bảo duy trì các cơng trình này.

Cơ sở hạ tầng là khái niệm dùng để chỉ những phương tiện làm cơ sở
(nền tảng) cho các quá trình sản xuất và dịch vụ, nhờ đó mà các q trình này
được diễn ra một cách thông suốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Từ
đó, có thể đưa ra khái niệm: Cơ sở hạ tầng (KCHT) là toàn bộ những cơ sở
vật chất - kỹ thuật, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia,
từ kinh tế, xã hội cho đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ mơi
trường và phục vụ đời sống nhân dân.
(ii) Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Như trên đã đề cập, hệ thống cơ sở hạ tầng là nền tảng của sự phát triển
kinh tế-xã hội, do đó để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững địi hỏi
phải có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hiện đại. Nhưng điều này
lại phụ thuộc rất lớn vào lượng vốn đầu tư cho việc xây dựng và phát triển nó.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một bộ phận của hoạt động đầu tư
phát triển trong nền kinh tế quốc dân. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là

10


lượng vốn mà cá nhân/tổ chức bỏ ra để đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực hạ
tầng, bao gồm việc thực hiện cải tao, nâng cấp và xây dựng mới các cơng
trình hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống xã hội.
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung được lấy từ nhiều nguồn
khác nhau, gồm: vốn từ Ngân sách (Ngân sách Trung ương- NSTƯ và Ngân
sách địa phương- NSĐP; vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước.
Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là
một hoạt động đầu tư kinh doanh, nhưng do đây là lĩnh vực đầu tư cần một
khối lượng vốn lớn, lợi nhuận lại thấp nên không hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư tư nhân. Vì vậy, Nhà nước là chủ thể đầu tư chính trong lĩnh vực này.
(iii) Xã đặc biệt khó khăn

Cụm từ xã đặc biệt khó khăn hàm ý chỉ những địa phương (xã) có điệu
kiện kinh tế và xã hội vơ cùng khó khăn so với tiêu chuẩn chung được Nhà
nước quy định. Tại các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), cuộc sống người dân
không được đảm bảo, kể cả những nhu cầu cơ bản nhất, như: ăn, mặc, ở, đi lại.
Xét về mặt địa lý, các xã đặc biệt khó khăn của Việt Nam thường nằm
ở các khu vực thuộc vùng cao, vùng sâu, các xã vùng biên giới, hải đảo, trong
đó tập trung chủ yếu tại những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Xét
về mặt trình độ, các xã này thường có sự phát triển rất thấp cả về kinh tế, văn
hóa và xã hội.
Theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2016 của
Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thơn đặc biệt khó khăn, xã thuộc
vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 và 2020, bao gồm 3 khu vực
(I – II- và III) thì xã đặc biệt khó khăn được xác định thuộc khu vực III. Theo
Quyết định này, các xã đặc biệt khó khăn được xác định là các xã có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn nhất, thể hiện ở hai hoặc ba tiêu chí sau: 1) Số thôn

11


đặc biệt khó khăn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc); 2) Tổng tỷ lệ hộ nghèo từ
35% trở lên (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020); và
3) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (riêng các tỉnh khu vực
Đông Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên).
1.2.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt
khó khăn
Về cơ bản, hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia thường được chia thành 2
loại: Cơ sở hạ tầng kinh tế và Cơ sở hạ tầng xã hội. Trong đó:
(i)Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm: các cơng trình hạ tầng kỹ
thuật như: năng lượng ( điện, than, dầu khí…) phục vụ sản xuất và đời sống,
các cơng trình giao thơng vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường

sông, đường hàng không, cầu cống, bến cảng, nhà ga…), hệ thống thơng tin
liên lạc, bưu chính – viễn thơng, các cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất
nông – lâm – ngư nghiệp…
Cơ sở hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm
bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc
đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư.
(ii) Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm: hệ thống trường học, bệnh
viện, các cơng trình văn hóa, thể thao,… Đây là điều kiện thiết yếu để phục
vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư; bồi dưỡng, phát triển nguồn
nhân lực phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, cơ sở hạ tầng xã hội là tập hợp một số ngành có tính chất
dịch vụ xã hội; sản phẩm do chúng tạo ra thể hiện dưới hình thức dịch vụ và
thường mang tính chất cơng cộng, liên hệ với sự phát triển con người cả về
thể chất lẫn tinh thần.
Theo một cách khác, người ta cũng phân chia cơ sở hạ tầng thành: cơ
sở hạ tầng “cứng” và cơ sở hạ tầng “mềm”, mà khơng kể đến đó là hạ tầng

12


kinh tế hay hay hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng “cứng” tồn tại dưới dạng vật
chất hữu hình như: các cơng trình kiến trúc, như đường sá, cầu cống, các cơng
trình thủy lợi, thủy điện, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện hay các
phương tiện vật chất khác. Còn cơ sở hạ tầng “mềm” bao gồm các dịch vụ
như: mạng internet, mạng di động, viễn thông.v.v…
Cơ sở hạ tầng của các xã đặc biệt khó khăn là một bộ phận của hệ
thống cơ sở hạ tầng quốc gia. Nó bao gồm những cơng trình hạ tầng thuộc
quyền sở hữu chung của xã, được sử dụng chung vì mục đích phát triển kinh
tế-xã hội trên địa bàn xã. Tuy nhiên, do là địa bàn xã, với quy mô diện tích và
dân số nhỏ, lại tồn tại ở khu vực nơng thơn có nhu cầu về sản xuất và đời sống

khác với khu vực thành thị, do đó các hạng mục cơng trình cơ sở hạ tầng ở
đây cũng có phần khác biệt.
So với cả nước, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã đặc
biệt khó khăn ln ở mức thấp hơn, thậm chí có thể cách biệt tới hàng chục
lần. Tại các xã này, hệ thống đường sá chủ yếu chỉ là đường đất; trường học
và bệnh viện vừa thiếu lại vừa xuống cấp nghiêm trọng, nhiều xã cịn khơng
đủ nước sạch phục vụ tiêu dùng của người dân. Điều này, đến lượt nó lại gây
khó khăn cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Về cơ bản, hệ thống CSHT của xã cũng giống như CSHT của quốc gia
nhưng ở trình độ phát triển thấp hơn, thiếu thốn hơn; nhất là tại các xã
ĐBKK. Trên địa bàn xã, hệ thống cơ sở hạ tầng mới chỉ có những điều kiện
cơ bản nhất phục vụ trực tiếp cho phát triển sản xuất và đời sống của người
dân tại địa phương (tức mới chỉ có những cơng trình hạ tầng mang tính truyền
thống). Cụ thể, nó bao gồm các cơng trình hạ tầng chủ yếu sau:
- Hệ thống các cơng trình thủy lợi nội đồng.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn (đường liên thôn, liên xã).
- Hệ thống đường điện.

13


- Hệ thống các cơng trình cấp, thoat nước
- Các cơ sở y tế (trạm xá, phong khám nhỏ)
- Các cơ sở giáo dục (trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở)
- Hệ thống chợ nông thôn
- Ở trình độ phát triển cao hơn, cơ sở hạ tầng của xã cịn bao gồm cả thơng
tin liên lạc, bưu chính viễn thơng, các trung tâm văn hóa và thể dục thể thao.
Đây là những điều kiện vô cùng quan trọng để trên cơ sở đó các xã có thể
phát triển nông nghiệp và tổ chức đời sống cho người dân một cách bình thường.


1.2.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó
khăn
1.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn
(i) Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Thuật ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thơng
thường, quản lý có thể hiểu là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tác động và
định hướng vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và
hành vi con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo
những mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, quản lý được quan niệm như một quy
trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các cơng cụ
và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt
động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.
Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT là sự tác động liên tục, có tổ chức,
có định hướng của các cơ quan đầu tư vào quá trình đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng, bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Vận hành kết quả
đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra bằng một hệ thống đồng
bộ các biện pháp kinh tế-xã hội, tổ chức - kỹ thuật và các biện pháp khác
nhằm đạt được hiệu quả kinh tế-xã hội cao trong điều kiện cụ thể xã định. Do

14


đặc điểm của việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là chủ yếu sử dụng nguồn
vốn ngân sách, nên chủ đầu tư là nhà nước, theo đó nhà nước sẽ là chủ thể
quản lý nguồn vốn đầu tư này.
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã ĐBKK xét về nội
dung thuật ngữ thì cũng giống khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nói chung. Điểm khác nhau là ở chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ
thể quản lý trực tiếp ở đây là chính quyền nhà nước địa phương (cơ quan quản

lý cấp huyện); còn đối tượng quản lý là các dự án đầu tư trên địa bàn xã. Với ý
nghĩa đó, có thể đưa ra khái niệm: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
tại các xã ĐBKK là hoạt động của hệ thống tổ chức Nhà nước cấp cơ sở trong
việc phân bổ và sử dụng vốn đầu tư một cách có hiệu quả, nhằm củng cố, hồn
thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn theo hướng hiện đại.
(ii) Đặc điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc
biệt khó khăn
Do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó
khăn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách nhà nước
trung ương; vốn ngân sách nhà nước địa phương và nguồn vốn huy động từ
người dân. Vì vậy, hoạt động quản lý vốn đầu tư này vừa mang đặc điểm
chung của quản lý vốn đầu tư xây dựng trong lĩnh vực này, lại vừa mang
những đặc điểm riêng. Cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã đặc
biệt khó khăn được thực hiện bởi nhiều chủ thể, theo phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước.
Hoạt động tài chính của xã, ngồi nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp
thì cịn bao gồm các quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách xã, nguồn tài
chính từ các hoạt động sự nghiệp của xã và một số hoạt động tài chính khác
theo quy định của pháp luật. Như vậy, vốn đầu tư xây dựng CSHT của xã là

15


×