Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

thạc sỹ quản trị kinh doanh quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tại huyện trảng bom, đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.41 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN XUÂN QUYẾT
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số : 60.34.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS.PHẠM THỊ MỸ DUNG

HÀ NỘI NĂM 2011

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này sẽ là trung thực và chưa từng được bảo vệ bởi một học
vị khoa học hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn này đều sẽ được trân trọng chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Xuân Quyết
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, chuẩn bị và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học, thầy cô
Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kế toán Quản trị và Kiểm toán
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập và
thực hiện luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến GS. TS. Phạm Thị Mỹ Dung – cô
giáo đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch Huyện
Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai, đã giúp đỡ mọi mặt cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn các đồng chí chuyên viên công tác tại Phòng Tài chính - Kế hoạch, các
BQL KCN Tỉnh Đồng Nai, BQL xây dựng cơ bản Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng
Nai, BQL dự án Huyện Trảng Bom, Tổng Công ty Phát triển KCN (Sonadezi), các
nhà thầu – nhà thầu phụ, các đơn vị thi công… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc
hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chương
trình học tập trong thời gian qua và thực hiện luận văn này.
Tác giả
Nguyễn Xuân Quyết
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
P.TC-KH : Phòng Tài chính – Kế hoạch
XDCB : Xây dựng cơ bản
XDCT : Xây dựng công trình
CSHT : Cơ sở hạ tầng
DA-CT : Dự án - Công trình
GDP : Giá trị sản phẩm trong nước
KCN : Khu công nghiệp
KTĐC : Khu tái định cư
BQL : Ban quản lý
GPMB : Giải phóng mặt bằng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCTD : Tổ chức tín dụng
NSNN : Ngân sách nhà nước

NSTƯ : Ngân sách Trung ương
TSCĐ : Tài sản cố định
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
iv
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT
KCN
2.1.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP (CSHT KCN)
2.1.2. Vốn đầu tư xây dựng CSHT
2.1.3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN

2.1.4. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng CSHT hiệu quả
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ VỐN XÂY DỰNG CSHT
KCN
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT trên thế giới và
Việt Nam
2.2.2. Tình hình quản lý vốn xây dựng CSHT ở Việt Nam hiện nay
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN III. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
v
3.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC KCN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI
3.1.1. Đặc điểm chung của Huyện Trảng Bom
3.1.2. Đặc điểm KCN trên địa bàn Huyện Trảng Bom
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khung nghiên cứu
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu:
3.2.3. Thu thập thông tin
3.2.4. Phương pháp phân tích
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI H.TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI
4.1.1. Mạng lưới quản lý vốn xây dựng CSHT thuộc ngân sách Huyện
4.1.2. Các văn bản và quy trình quản lý vốn xây dựng CSHT tại Huyện
Trảng Bom, Đồng Nai
4.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng
CSHT của Huyện Trảng Bom
4.1.4. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT tại Huyện Trảng
Bom
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT KCN
TẠI HUYỆN TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI
4.2.1. Tình hình vốn đầu tư CSHT các KCN ở Huyện Trảng Bom
4.2.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN

4.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây
dựng CSHT KCN
4.2.4. Sự quan tâm đến quản lý vốn đầu tư CSHT
4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT Ở HUYỆN TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI
4.3.1. Định hướng
4.3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp
4.3.3. Giải pháp nâng cao quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN tại
Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
vi
5.2. KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số
hiệu
Tên bảng/ biểu Trang
3-1 Số lượng các mẫu điều tra 54
4-1
Quyết toán NSĐP giai đoạn 2009 - 2010 của Huyện Trảng Bom
61
4-2
Báo cáo kết quả thực hiện vốn đầu tư XDCB từ NSĐP 5 năm
(2006-2010) của Huyện Trảng Bom
62
4-3
Thực hiện đầu tư vốn cho DA-CT XDCB CSHT năm 2009, 2010
66
4-4

Tình hình vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN trên địa bàn Huyện
Trảng Bom đến thời điểm 31/05/2011
68
4-5
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN trên địa bàn
Huyện Trảng Bom đến thời điểm 31/05/2011
72
4-6
Chi phí vốn đầu tư phát sinh cho xây dựng CSHT KCN tại Huyện
Trảng Bom
75
4-7
Đơn giá các khoản thu phát sinh khi cho thuê đất
77
4-8
Tiến độ cho thuê đất KCN tại Huyện Trảng Bom
78
4-9
Hiệu quả kinh tế từ việc cho thuê đất KCN tại Huyện Trảng Bom
78
4-10
Hiệu quả của các dự án đầu tư CSHT KCN tại Huyện trảng Bom
80
4-11
Mức độ quan tâm đến quản lý vốn đầu tư CSHT
82
4-12
Biện pháp hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT
82
4-13

Mức độ hiểu biết về quản lý vốn đầu tư CSHT
83
4-14
Các kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT
84
4-15
Hiện trạng tiến độ đầu tư xây dựng CSHT
84
4-16
Các nguyên nhân dẫn đến chậm trễ trong xây dựng CSHT KCN
85
4-17
Kế hoạch vốn XDCB CSHT từ NSĐP năm 2011 của H.Trảng Bom
89
4-18
Kế hoạch vốn năm 2011 cho CSHT KCN trên địa bàn H.Trảng
Bom
90
4-19
Bảng tính hiệu quả kinh tế từ việc cho thuê đất KCN tại Huyện
Trảng Bom, cho riêng việc đầu tư năm 2011
91
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số Tên sơ đồ Trang
vii
hiệu
2-1
Chu trình dự án đầu tư
7
2-2

Quá trình quản lý vốn xây dựng CSHT
17
2-3
Sơ đồ Kế toán vốn đầu tư XDCB CSHT
22
3-1 Sơ đồ khung nghiên cứu 52
4-1
Sơ đồ tổ chức phòng TC-KH huyện Trảng Bom
58
4-2 Quản lý chi phí vốn của dự án 96
4-3 Đường găng Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng CSHT 98
4-4 Quá trình Quản lý tích hợp dự án đầu tư 99
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Số
hiệu
Tên phụ lục Trang
1
Các văn bản liên quan đến quản lý đấu thầu và Chi phí trong
xây dựng CSHT
107
2
Các văn bản liên quan đến quản lý Vốn đầu tư xây dựng CSHT
108
3
Danh mục hồ sơ quyết toán vốn DA-CT: Đường từ chợ chiều
Thanh Hoá vào KCN Hố Nai
109
4
Mẫu phiếu khảo sát
110


viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực tế cho thấy, không một nền kinh tế nào có thể phát triển toàn diện khi
không có một nền tảng CSHT vững chắc. Bên cạnh đó cũng không ai phủ nhận rằng
nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư là tác nhân chính quyết định tới chất
lượng của hệ thống CSHT cho một nền kinh tế. Chính bởi lý do đó mà việc nghiên
cứu và phân tích quản lý đầu tư xây dựng CSHT, nhằm đề ra giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý vốn đầu tư luôn là vấn đề đáng được quan tâm với mọi quốc gia.
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của đất nước,
là bàn đạp cho phát triển trong vùng Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Với
23 KCN và 15 cụm công nghiệp, Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế (61% công nghiệp, 29% dịch vụ, 7% nông nghiệp). Là một trong 10 tỉnh -
thành phố có đông dân cư nhất cả nước (hơn 2,4 triệu người), là tỉnh có dân cư đô
thị cao (chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - tỉ lệ đô thị hóa trên 37%), dân
số đô thị tăng trưởng cao (60% trong 10 năm).
Hiện nay, do yêu cầu CNH-HĐH của tỉnh Đồng Nai, việc phải xây dựng cơ
sở vật chất và kỹ thuật, CSHT là điều tất yếu. Khi đó công tác quản lý vốn đầu tư
xây dựng CSHT đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định hiệu quả của từng hạng
mục đầu tư đến cả dự án đầu tư. Chính vì vậy mà tình hình quản lý vốn đầu tư
CSHT luôn là vấn đề mang tính thời sự được cả xã hội quan tâm theo dõi, đặc biệt
là các dự án đầu tư CSHT như đường sá, cầu cảng, đô thị, KCN
Tổng vốn đầu tư CSHT và CSHT KCN ngày càng tăng theo đà phát triển
kinh tế của tỉnh, cùng với phạm vi đầu tư trải rộng Việc quản lý vốn đầu tư đã và
đang chứa đựng những nguy cơ gây ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí, Đây là một
vấn đề lớn, mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư, rất cần được quan tâm nghiên
cứu và đưa ra các giải pháp quản lý đảm bảo tính hiệu quả của đầu tư nói riêng và
bảo đảm cho việc hoàn thành các chỉ tiêu chiến lược phát triển của tỉnh nói chung.
1

Được sự giúp đỡ từ BQL DA các KCN tỉnh Đồng Nai, P.TC-KH Huyện Trảng
Bom, Đồng Nai, các thầy cô hướng dẫn,… kết hợp với mong muốn nghiên cứu
chuyên sâu về quản lý tài chính công và quản trị dự án đầu tư, Tôi xin được chọn đề
tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN tại Huyện Trảng Bom, Đồng Nai”
làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ, cũng như định hướng nghiên cứu về sau.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN và đề xuất giải
pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN tại Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XD CSHT KCN
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN tại Trảng Bom
- Đề xuất các giải pháp quản lý vốn xây dựng CSHT KCN tại Huyện Trảng Bom.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN tại Huyện Trảng
Bom, Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng
CSHT KCN, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN
và đề xuất các giải pháp quản lý vốn xây dựng CSHT KCN tại H.Trảng Bom.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại các KCN trên địa bàn Huyện
Trảng Bom, Đồng Nai.
- Phạm vi về thời gian:
+ Về thời gian thu thập số liệu: Vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN trong hai năm
gần nhất (từ 2009 đến 2010), khảo sát thực tế năm 2010 với một số dự án điển.
+ Về thời gian thực hiện: 12 tháng, bắt đầu từ tháng 11/2010 đến tháng 11/2011.
2
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XD CSHT KCN
2.1.1. CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP (CSHT KCN)
2.1.1.1. Khu công nghiệp
Theo Nghị định số 192/CP ngày 25.12.1994 của Chính phủ, các KCN được định
nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư, được thành lập với
các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất. Trong
thời kỳ CNH, HĐH việc xây dựng các khu cụm công nghiệp tập trung là cần thiết
và được nhà nước khuyến khích.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 260 KCN, với tổng diện tích đất
tự nhiên 71.394 ha, trong đó đất công nghiệp cho thuê đạt trên 45.854 ha, chiếm
khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 173 KCN đã đi vào hoạt động
với tổng diện tích đất tự nhiên 43.718 ha và 88 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng CSHT với tổng diện tích đất tự nhiên 27.405 ha.
Nhìn chung, các dự án đầu tư vào các KCN được triển khai nhanh và thuận
lợi hơn so với dự án đầu tư ngoài KCN. Thời gian xây dựng CSHT của các dự án
đầu tư vào KCN tương đối ngắn, khoảng 1-2 năm, cá biệt có dự án chỉ 6 tháng sau
được cấp Giấy phép đầu tư đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển các KCN
vừa qua cũng đặt ra một số vấn đề như:
- Quy hoạch phát triển KCN chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển KT-XH
vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành, dẫn tới mục đích sử dụng vốn đầu tư không đảm
bảo hiệu quả về mặt chiến lược.
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội gắn với khu vực quy hoạch KCN chưa được
phát triển đồng bộ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các KCN, nói nên hiệu quả
đồng bộ của việc sử dụng vốn kém. Hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước,
3
hệ thống điện, các chính sách và cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính,

- Công tác vận động xúc tiến đầu tư để lấp đầy KCN trong bối cảnh hội nhập và gia
tăng cạnh tranh từ các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn;

- Công tác quản lý Nhà nước đối với KCN trong tình hình mới và các cơ chế, chính
sách như đất đai, tài chính, tín dụng, ngân hàng cần được bổ sung, hoàn thiện để
tăng cường thu hút đầu tư.
2.1.1.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP
Trên thế giới thuật ngữ CSHT hay kết cấu hạ tầng đã được sử dụng từ lâu, bắt
đầu từ trong lĩnh vực quân sự sau đó phạm vi này được mở rộng hơn với nội dung
phong phú hơn trên cả lĩnh vực kinh tế chính trị. Ở nước ta, nói đến CSHT (kết cấu
hạ tầng) người ta thường nghĩ ngay đến hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho phát
triển sản xuất và đời sống xã hội. Hệ thống này là toàn bộ các công trình công cộng
tham gia vào lĩnh vực sản xuất hoặc phi sản xuất.
CSHT là hệ thống cơ sở vật chất hoặc phi vật chất phục vụ cho phát triển sản
xuất và đời sống xã hội. Hệ thống này là toàn bộ các công trình công cộng tham gia
vào lĩnh vực sản xuất hoặc phi sản xuất. Đó là đường xá, cầu cống, sân bay, kho
tàng, hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thủy lợi, hệ
thống Giáo dục - Đào tào, hệ thống y tế và bảo vệ sức khoẻ cho người dân…
CSHT KCN bao gồm: Hệ thống giao thông công cộng, Hệ thống đường xá (bao
gồm cả đường thu phí), Các hệ thống truyền thông, Hệ thống điện, Hệ thống lọc và
phân phối nước, Hệ thống xử lý nước thải, Hệ thống xử lý rác thải,…
Đặc điểm cơ bản của CSHT KCN
- Thường được định hướng, thiết kế và qui hoạch tập trung tại một khu vực được
duyệt bởi Chính phủ, cơ quan nhà nước và địa phương sở tại. Do vậy, thời gian
đầu tư và khai thác thường là dài (ít nhất là 50 năm trở lên). Nhằm tạo điều kiện
ổn định cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cung cấp dịch vụ.
4
- Việc giám sát hoạt động từ khi hình thành ý tưởng, xây dựng, và triển khai sử
dụng được giao cho BQL KCN do các chủ đầu tư và cơ quan nhà nước lập ra.
- CSHT KCN thường kèm theo các chính sách ưu đãi về thuế, các qui định hoạt
động theo điều kiện và mức độ thu hút đầu tư của từng địa phương quản lý KCN.
- CSHT KCN có thể bao gồm cơ sở vật chất (CSHT kinh tế) như: cầu, đường,
thông tin liên lạc, giao thông vận tải,…) và cơ sở phi vật chất (CSHT xã hội)

như: Trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, cơ sở thể thao,… với mục đích chủ
yếu mang tính hỗ trợ cho CSHT kinh tế trong KCN.
Công trình CSHT KCN là một dạng Công trình hạ tầng kỹ thuật mà mục đích là
phục vụ KCN.
Hệ thống điện KCN, Hệ thống này bao gồm mạng lưới đường dây tải điện từ
nguồn cung cấp, hệ thống các trạm biến thế, mạng lưới phân phối và trường qui
hoạch cho một KCN nhất định. Các KCN thường được ưu tiên sử dụng điện với yếu
tố ưu tiên cho SX-KD.
Hệ thống giao thông KCN, Hệ thống giao thông KCN là hệ thống hạ tầng đặc
biệt đối với sự phát triển KT-XH, phục vụ cho việc vận chuyển để phục vụ SX-KD
và nhu cầu đi lại của lao động. Nó là cầu nối giữa các vùng kinh tế, giữa các vùng
kinh tế với các trung tâm KT-XH, giữa KCN và bên ngoài,… Đặc biệt hệ thống
giao thông có tầm quan trọng, tác động trực tiếp tới việc thu hút đầu tư KCN;
Hệ thống thông tin và bưu chính viễn thông KCN, Hệ thống thông tin và bưu
chính viễn thông KCN, phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin và thư từ tài
liệu, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin cho các chủ thể trong KCN, gồm: Mạng
lưới bưu điện, điện thoại, fax, Internet, Hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại
là một nhiệm vụ trọng yếu trong việc xây dựng phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu
CNH – HĐH của đất nước và là yêu cầu tiên quyết, không thể thiếu đối với KCN.
Hệ thống cấp thoát nước KCN, Hệ thống cấp thoát nước là hệ thống công trình
phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn nước (nước mặt và nước
ngầm), và cho việc hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản xuất, đời sống
5
và môi trường sinh thái. Các công trình chủ yếu gồm: Hệ thống các đường ống cấp
nước, bể chứa giữ nước; Hệ thống các cống thoát và xử lý nước thải.
2.1.1.3. Vai trò của CSHT đối với phát triển KCN
- CSHT đóng vai trò quan trọng đối với phát triển KCN Là cơ sở vật chất quan
trọng đầu tiên cấu thành KCN. Bất cứ KCN nào cũng cần đầu tư vốn để xây dựng
CSHT gồm hệ thống các công trình kỹ thuật như: Đường, điện, nước,… là yếu tố
bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.

- Hệ thống CSHT thúc đẩy, kích thích phát triển thương mại, tăng khả năng giao
lưu hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, nhờ hệ thống giao
thông vận tải, thông tin liên lạc,…
- Là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư vào các KCN đối với các doanh nghiệp
đang và sẽ đặt nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh. Thực tiễn cho thấy, các KCN
có CSHT tốt sẽ thu hút các nhà đầu tư đến và đầu tư và ngược lại KCN không thu
hút được các nhà đầu tư bởi CSHT yếu kém.
- CSHT là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng của KCN,
hay nói cách khác chất lượng CSHT là một trong những thước đo đánh giá chất
lượng của KCN kết hợp với các chính sách quản lý KCN.
- CSHT KCN đem về nguồn thu ổn định từ khoản thu tiền thuê đất, các khoản
thuế, phí lệ, phí thu từ KCN và các khoản tiền thu trong KCN khác như: Điện,
nước sinh hoạt, xử lý nước thải, thông tin liên lạc,… Đồng thời có thể tái đầu tư
duy trì hoạt động và phát triển KCN và xây dựng phát triển CSHT KCN khác.
2.1.1.4. Quản lý công trình dự án CSHT KCN
Cũng giống như quản lý công trình dự án CSHT nói chung, quản lý công trình dự
án CSHT KCN là tập hợp những tác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá
trình đầu tư xây dựng kể từ bước xác định dự án đầu tư xây dựng đến khi thực hiện
dự án tạo ra công trình bàn giao đưa vào sử dụng để đạt được mục tiêu đầu tư đã
xác định, như: Tiến độ triển khai, thực hiện từng hạng mục dự án đầu tư, quản lý
6
tiến độ xây lắp và giải ngân vốn,… Hay nói cách khác, quản lý công trình dự án
CSHT KCN cũng chính là quản lý chu trình một dự án đầu tư.
7
CHU TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Thời kỳ 1 Thời kỳ 2 Thời kỳ 3
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Giai đoạn 5 Giai đoạn 6 Giai đoạn 7
Nghiên cứu
cơ hội đầu tư
Nghiên cứu

tiền khả thi
Nghiên cứu
khả thi
XDCT dự án Đưa công trình dự án
vào hoạt động
Đánh giá
công trình/
dự án sau
hoạt động
Bảo trì/ cải tạo/
mở rộng/ thanh
lý/ phát triển dự
án mới
Ý định đầu tư Chuẩn bị XDCT Xây lắp
công trình
- Bản giới thiệu cơ hội đầu tư
- Tìm đối tác đầu tư, ký kết
- Thẩm định: Ngành, lãnh thổ
t
1
t
2
t
3
t
4
t
5
t
6

t
7
… t
50
Thiết kế chi tiết
(Vòng đời dự án)
Thủ tướng chính phủ
Bộ kế hoạch và đầu tư
BQL các KCN Việt Nam
Các Bộ ngành
Các Tổng công ty
UBND Tỉnh và Thành phố trực
thuộc Trung ương
BQL các KCN cấp tỉnh
Nghiệm thu -> hoạt động
Bản nghiên cứu khả thi
(Luận chứng kinh tế - kỹ thuật)
Có phân cấp
Dự án theo Luật đầu
tư tại Việt Nam (ngày
29/11/2005)
Theo: Ngành, lãnh
thổ
Hồ sơ thẩm định Hồ sơ phê duyệt
Thị trường, môi trường; Kỹ
thuật, công nghệ, tiến độ; Tổ
chức quản lý, nhân lực; ….
- Quyết định đầu tư (DA sử dụng vốn NN)
- Đăng ký và thẩm định cấp phép đầu tư (Dự án
không sử dụng vốn nhà nước)

Sơ đồ 2-1. Chu trình Dự án đầu tư
8
Thời kỳ 1: Chuẩn bị dự án chia làm 03 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tư, là thời khởi điểm của những ý tưởng,
mong muốn của dự án. Giả sử là ý tưởng mở một KCN tại một địa phương.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu tiền khả thi (Pre – Feasibility), là thời gian khởi đầu
cho việc biến các ý tưởng thành ý định đầu tư của dự án. Luận chứng kinh tế - kỹ
thuật gồm: Phân tích thị trường, Môi trường; Phân tích kỹ thuật; Phân tích tổ chức
quản lý, nhân lực; Phân tích tài chính; Phân tích hiệu quả KT-XH .
Giai đoạn 3: Nghiên cứu khả thi (Feasibility) – Đăng ký hoặc thẩm định và
quyết định đầu tư, là giai đoạn nghiên cứu sâu nhằm đánh giá khả năng đáp ứng
các yêu cầu về tài chính, KT-XH mà Chính phủ, chính quyền địa phương đặt ra.
Thời kỳ 2: Thực hiện dự án:
Giai đoạn 4: XDCT dự án, có 2 phần: Phần 1, thiết kế chi tiết các hạng mục
công trình dự án. Phần 2, là phần xây lắp công trình theo thiết kế và kế hoạch chi
tiết;
Giai đoạn 5: Vòng đời dự án (Project Life) là thời gian hoạt động (thời gian
công trình dự án được sử dụng) sau khi dự án được xây dựng và đi vào hoạt động.
Thời kỳ 3: Kết thúc dự án:
Giai đoạn 6: Đánh giá dự án sau hoạt động, là sử dụng các tiêu chí tài chính và
các hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế để lượng định sự đáng giá
của dự án về mặt tài chính và kinh tế.
Giai đoạn 7: Bảo trì/ cải tạo/ mở rộng/ thanh lý/ phát triển dự án mới, là giai
đoạn cuối của một dự án đã đến thời điểm hết hạn thời gian và/ hoặc thời điểm mà
dự án có sự thay đổi căn bản, giống như“sự thay đổi về chất dẫn đến thay đổi về
lượng”.
Các công tác quản lý công trình dự án CSHT chủ yếu khi đó sẽ gồm:
- Quản lý lập báo cáo đầu tư để xin phép đầu tư; Quản lý lập, thẩm định, quyết
định đầu tư cho các dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật XDCT;
- Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán XDCT;

- Quản lý về cấp phép XDCT; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
9
- Quản lý thi công XDCT; Quản lý khối lượng thi công xây dựng
- Quản lý tiến độ xây lắp, tiến độ giải ngân và quản lý điều chỉnh dự án đẩu tư;
- Quản lý môi trường xây dựng; Quản lý bảo hành công trình xây dựng.
Các nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý công trình dự án CSHT
- Đầu tư XDCT CSHT phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH,
quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng.
- Đầu tư XDCT phải đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường.
- Đầu tư XDCT phải phù hợp vói các quy định của pháp luật về đất đai và pháp
luật khác có liên quan.
Ngoài những nguyên tắc trên thì quản lý dự án còn phải tuân theo nguyên tắc
về sử dụng nguồn vốn như: Nguyên tắc sử dụng vốn nhà nước theo Luật ngân
sách; nguyên tắc bảo lãnh vốn vay; Vốn tư nhân thì chủ đầu tư quyết định hình
thức đầu tư và nội dung quản lý dự án. Riêng trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn
hợp từ nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý
hoặc quản lý theo quy định đối với loại vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức
đầu tư dự án.
2.1.2. Vốn đầu tư xây dựng CSHT
2.1.2.1. Đầu tư
Đầu tư, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó, nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Đầu tư là hoạt động kinh tế quan trọng ở cấp độ vi mô các cá nhân, tổ chức và
doanh nghiệp cũng như ở cấp độ vĩ mô nền KT-XH. Với nền kinh tế nói chung,
đầu tư là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh
tế, tạo ra sản phẩm, dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu của nền
KT-XH thời kỳ tiếp theo. Vai trò hay mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng có
thể được biểu hiện qua mô hình tăng trưởng nền kinh tế sau (Mô hình Harrod-
Domar):

10
GDP
ICORxI ∆=
(2-1)
Trong đó: - ICOR : Tỉ lệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế;
- I : Vốn đầu tư;
-

GDP
: Mức tăng tổng sản phẩm quốc gia.
Từ (1) có thể viết:
GDP
ICORx
I
GDP

=
GDP
(2-2)
Như vậy, nếu hệ số ICOR không đổi thì tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP sẽ quyết
định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tỉ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng
trưởng kinh tế càng cao và ngược lại.
Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là quá trình sử dụng vốn đầu tư để tiến hành các hoạt động
nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và
mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời
sống của mọi người dân trong xã hội.
Đặc điểm chủ yếu của đầu tư phát triển là thường đòi hỏi lượng vốn lớn và
vốn này nằm khê đọng không vận động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư dài.
Tính chất lâu dài được thể hiện qua: Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư

cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường kéo dài nhiều năm
tháng với nhiều biến động xảy ra; Thời gian để vận hành các kết quả đầu tư để thu
hồi đủ vốn hoặc cho đến khi thanh lý tài sản.
Vai trò của đầu tư phát triển
Đối với nền kinh tế, Đầu tư phát triển vừa tác dụng đến tổng cung, vừa tác
động đến tổng cầu của nền kinh tế: Về mặt cầu: Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế (chiếm khoảng từ 24 - 28% cơ cấu tổng
cầu của các nước trên thế giới - số liệu của WB). Về mặt cung: Khi thành quả của
đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc
11
biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo sản lượng tiềm năng tăng, do đó giá cả sản
phẩm giảm.
Đầu tư phát triển tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế: Sự tác động không
đồng thời về thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế
làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là
yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của quốc
gia.
Đầu tư phát triển tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế: Muốn giữ tốc
độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-25% so với
GDP, tuỳ thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nước. Như công thức (2-2) ở trên thì, nếu
ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.
Đầu tư phát triển ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đầu tư làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với qui luật phát triển, với chiến lược phát
triển KT-XH trong từng giai đoạn.
Đầu tư tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước: Công nghệ
về nội dung gồm 4 yếu tố: trang thiết bị, kỹ năng của con người, thông tin, tổ chức
thể chế. Để có công nghệ chúng ta cũng thấy có hai cách đó là tự nghiên cứu triển
khai hoặc đi mua, cả hai cách đều phải yêu cầu có vốn để đầu tư.
Đầu tư xây dựng CSHT
Đầu tư xây dựng CSHT là hoạt động sử dụng vốn để tiến hành xây dựng mới,

cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá và khôi phục các hạng mục, công trình dự án CSHT
góp phần phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.
Sản phẩm đầu tư xây dựng CSHT có tác dụng làm thay đổi, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tăng cường đổi mới công nghệ và hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho nền sản xuất xã hội. Tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Đầu tư xây dựng CSHT còn là điều kiện để tạo ra một sự đổi mới trong cơ chế
quản lý nền KT-XH thích hợp với từng giai đoạn phát triển, là một trong những
12
nhân tố quan trọng nhất của quá trình chuyển biến phương thức sản xuất cũng như
hình thái KT-XH của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ lịch sử.
Như vậy, xét về mặt hiệu quả kinh tế thì đầu tư xây dựng CSHT có thể là các
DA-CT đem lại lợi ích kinh tế cho chủ thể đầu tư và người sử dụng trực tiếp. Cũng
có thể chỉ đem lại lợi ích gián tiếp cho chủ đầu tư (các công trình xã hội: Trường
học, bệnh viện, nhà văn hóa, thể thao,…).
2.1.2.2. Vốn đầu tư xây dựng CSHT
a) Khái niệm
Với vai trò là yếu tố sản xuất, vốn có thể là mọi thứ như tiền bạc, máy móc,
công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết, v.v nhưng không bao gồm đất đai
và người lao động. Trong lĩnh vực tài chính và kế toán, khi đề cập đến vốn là nói
đến nguồn lực tài chính, đặc biệt là để bắt đầu hoặc duy trì một công việc kinh
doanh, đôi khi còn được gọi là Dòng tiền hay Dòng luân chuyển vốn.
Theo Tổng cục Thống kê, “Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng
hay duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được
thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục
đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động”. Định nghĩa này là sát
với định nghĩa của đầu tư (investment) trong kinh tế học vĩ mô, cũng như trong hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA) của Liên Hợp Quốc mà nước ta cũng dùng.
Từ đó ta có thể hiểu vốn đầu tư CSHT, là việc bỏ ra một nguồn lực tài chính
và các nguồn lực khác được qui đổi thành tiền tại một thời điểm nhất định, nhằm

mục đích làm tăng hay duy trì tài sản vật chất là CSHT.
b) Vai trò của vốn cho đầu tư xây dựng CSHT KCN
- Vốn là yếu tố không thể thiếu cho đầu tư xây dựng CSHT nói chung và KCN nói
riêng. Cũng giống mối quan hệ biện chứng giữa vốn và đầu tư, bất cứ dự án đầu tư
xây dựng CSHT KCN nào cũng chỉ mang tính khả thi khi có đủ vốn để thực hiện;
Mặt khác, vốn chỉ đem lại kết quả khi thông qua quá trình đầu tư.
13
- Vốn có vai trò tái đầu tư hay đầu tư phát triển cho xây dựng CSHT KCN. Các
khoản thu từ việc cho thuê các công trình CSHT KCN có thể được sử dụng cho
việc duy trì hoạt động của CSHT KCN, thông qua quá trình duy tu bảo dưỡng,
cũng có thể tái đầu tư xây dựng CSHT KCN khác.
- Vốn cho đầu tư xây dựng CSHT KCN thúc đẩy phát triển các KCN và thu hút
đầu tư xã hội. Các KCN với điều kiện thuận lợi về CSHT như mặt bằng, điện,
nước, thông tin liên lạc , đã thu hút một lượng lớn vốn cho đầu tư xã hội, đặc biệt
là đầu tư nước ngoài. Đồng thời, sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới, phát triển KT-
XH,
- Ngoài ra, Vốn cho đầu tư CSHT KCN góp phần quyết định quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nhằm giải quyết những vấn đề mất cân đối
trong phát triển giữa các địa phương, vùng lãnh thổ, phát huy một cách tối đa
những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị góp phần quan
trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quy hoạch vùng lãnh thổ. Đây là cơ
sở quan trọng để thực hiện CNH-HĐH đất nước, dựa vào tính tập trung của KCN.
c) Phân loại vốn đầu tư xây dựng CSHT
Có nhiều tiêu chí để phân loại vốn, như phân loại vốn theo vai trò và mục đích sử
dụng vốn (vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, vốn cho phát triển xã hội); Theo thời
gian sử dụng vốn (vốn dài hạn, vốn ngàn hạn),… Nhưng vốn đầu tư xây dựng
CSHT thường được phân biệt theo nguồn vốn như sau:
- Vốn đầu tư của nhà nước, bao gồm: Vốn từ NSNN cho các dự án CSHT tại
địa phương với các hạng mục đầu tư chủ yếu là: lập dự án quy hoạch tổng thể, quy
hoạch và đầu tư CSHT, hoặc gián tiếp thông qua các DNNN là chủ đầu tư. Vốn

tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thực chất là vốn ưu đãi thuộc NSNN,
vốn là khoản vốn thu nợ các năm trước, vốn chính phủ vay nợ nước ngoài theo
mục tiêu dự án phải thoả thuận với nước ngoài. Vốn này cũng chủ yếu được đầu tư
cho xây dựng CSHT; Nguồn vốn đầu tư từ DNNN, chủ yếu hình thành từ lợi nhuận
14
để lại, sau khi đã nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, từ thanh lý tài sản, khấu hao
TSCĐ,
Hiện nay có rất nhiều KCN được xây dựng bởi các Tổng công ty, các công ty
Nhà nước, liên doanh…; như: Tổng công ty Phát triển KCN (Sonadezi), Đồng Nai
chủ đầu tư nhiều KCN tại Đồng Nai; Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công
nghiệp Becamex IDC, Bình Dương là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Cty Liên
Doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore, là liên doanh đầu tư KCN VISP I,
VISP II;…
- Vốn từ khu vực tư nhân, gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của
các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước sở hữu một lượng vốn tiềm năng lớn mà chưa được huy động triệt
để, gồm:
Vốn tiềm năng trong dân cư tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt… vốn
này xấp xỉ bằng 80% tổng vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của
dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của các
nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: Trình độ phát triển của đất nước (ở những
nước có t©nh độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); Tập
quán tiêu dùng của dân cư và chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính
sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội.
Vốn của các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp vào CSHT, KCN trong
thời gian qua là rất lớn, điển hình như: Công ty CP Đầu tư Tân Tạo (Itaco) là một
trong những doanh nghiệp phát triển KCN và CSHT hàng đầu Việt Nam đã đầu tư
KCN Tân Tạo, TP.HCM; KCN Nhơn Trạch, Đồng Nai, Công ty TNHH Phú Mỹ,
với KCN Tân Đông Hiệp B, Bình Dương với số vốn đầu tư CSHT 302,4 tỷ đồng,


- Thị trường vốn, cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu
gom mọi vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút vốn nhàn dỗi của doanh
nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương
15
tạo thành nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây là một lợi thế mà không một
phương thức huy động nào có thể làm được.
Thị trường vốn là thị trường của trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tín dụng
ngân hàng dài hạn, Thị trường chứng khoán (Việt Nam có 02 trung tâm giao dịch
chính là HASTC - Hanoi Stock Trading Center và HOSE - Ho Chi Minh City
Stock Exchange, thị trường tự do – OTC); Thị trường tiền tệ bao gồm các khoản
vay ngắn hạn, thị trường liên ngân hàng. Tùy mức độ tham gia đầu tư vào CSHT
KCN nói riêng và XDCB nói chung, thì hiện nay thị trường vốn được xem là
nguồn cung cấp vốn mạnh cho doanh nghiệp là chủ đầu tư. Vốn đầu tư vào CSHT
có thể được đầu tư trực tiếp qua kênh ngân hàng, và hoặc kênh gián tiếp là thị
trường chứng khoán.
- Vốn nước ngoài, Có thể xem xét vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng
hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất,
các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá t©nh chuyển giao nguồn lực tài
chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dạng lưu chuyển vốn quốc tế,
dạng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước
thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức, theo
tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các vốn nước ngoài chính như sau:
Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - Official development finance). Bao
gồm: Viện trợ phát triển chính thức và các hình thức viện trợ khác. Trong đó,
ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF
Vốn ODA (ODA - Offical development assistance), là vốn phát triển do các tổ
chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước
đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn
vốn ODF khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi lãi suất, thời hạn cho vay tương đối
lớn, trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.

Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các
điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển
giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt
16
thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không
việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment), có đặc
điểm khác vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận vốn này không phát sinh nợ cho
nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được
phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Vốn đầu tư
nước ngoài cho xây dựng CSHT KCN ở Việt Nam chủ yếu thông qua liên doanh:
KCN Amata, Đồng Nai, với liên doanh Sonadezi, Đồng Nai và Tập đoàn Amata,
Thái Lan; KCN VSIP, Bình Dương, với liên doanh Becamex, Bình Dương và
Sembcorp Indutries, Ascendas Pte Ltd, United Overseas Land, Mitshubishi
Corporation, Tập đoàn KMP, Singapore thông qua Chính phủ hai nước.
2.1.3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN
2.1.3.1. Khái niệm
Thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Nhưng với ý nghĩa
thông thường, phổ biến thì quản lý có thể hiểu là việc chủ thể (thường là Nhà nước
hoặc người đứng đầu tổ chức) sử dụng các công cụ hành chính, kinh tế, pháp luật,
… nhằm tác động một cách có t chức và định hướng vào một đối tượng nhất định
để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người để duy trì tính ổn định
và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
Từ đó cho thấy: Quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN là sự tác động liên
tục, có hướng đích của chủ thể quản lý (Nhà nước hoặc chủ đầu tư) lên đối tượng
(các đơn vị sử dụng vốn) và khách thể quản lý (vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN)
nhằm thực hiện mục tiêu chung.
Chủ thể quản lý là các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền, trách nhiệm
trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT KCN nói riêng là:
Trung ương có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính,…; tỉnh có

UBND tỉnh, thành phố, các Sở…; Ngoài ra, Chủ thể quản lý là tư nhân hay liên
17

×