Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phân tích các nhân tố tác động đến chi phí xây dựng các dự án thủy điện tại việt nam áp dụng cho trường hợp thủy điện đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 129 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HỒNG HUY GIÁP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI PHÍ
XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VIỆT NAM.
ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI.
Chuyên ngành CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành 60.58.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỐNG

Cán bộ chấm nhận xét 1:......................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2:......................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo--Tp. HCM, ngày 22 tháng 12 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: HOÀNG HUY GIÁP

Phái: NAM

Ngày, tháng, năm sinh: 04-04-1984

Nơi sinh: QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MSHV: 00808564

1. TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHI PHÍ XÂY
DỰNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI VIỆT NAM. ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG
HỢP THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI.
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: Luận văn bao gồm các nội dung sau:


− Nhận biết các nhân tố chính tác động đến chi phí xây dựng các dự án thủy
điện.
− Ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo (Artificial Neural Networks-ANN) xây
dựng mơ hình dự báo sự thay đổi chi phí xây dựng.
− Ứng dụng mơ hình dự báo vào dự án thủy điện Đồng Nai.
− Kết luận, kiến nghị và hướng phát triển đề tài.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 02-02-2010
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20-12-2010
5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN THỐNG.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CNBM QL CHUYÊN NGÀNH

PGS. TS. NGUYỄN THỐNG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được hội đồng chuyên ngành thơng qua.
Ngày ….tháng….năm 2010
TRƯỞNG PHỊNG ĐT – SĐH

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận vặn này, trước tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Thống đã định hướng, truyền đạt kinh
nghiệm và nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô bộ môn khoa Xây dựng, đặc biệt là
những thầy cô giảng dạy thuộc chuyên ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng

đã truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên chuyên ngành Công nghệ và
Quản lý xây dựng khóa 2008, những người bạn đã đồng hành và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học.
Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng Điện 3, những người đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt
q trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bố mẹ, gia đình và những người bạn thân đã
luôn bên cạnh quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hồn
thành luận văn này.
Trân trọng!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2010


TĨM TẮT
Dự án xây dựng nói chung và dự án thủy điện nói riêng tiềm ẩn nhiều rủi ro
do sự phức tạp và khơng chắc chắn vốn có như các yếu tố về tự nhiên, địa hình,
thời tiết, kinh tế xã hội, thời gian thực hiện kéo dài, tính độc nhất của mỗi dự án…
đã gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý. Trong đó, rủi ro về ước tính chi phí
được đánh giá là rủi ro lớn nhất đối với các dự án xây dựng.
Do đặc thù riêng của các dự án thủy điện như mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố về thiên nhiên, địa chất, công nghệ… Do đó, địi hỏi có sự quản lý riêng về chi
phí đối với loại hình dự án này.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố chính tác động đến chi
phí của dự án thủy điện và ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo (Artificial Neural
Networks-ANNs) xây dựng mơ hình dự báo sự thay đổi giữa chi phí theo kế hoạch
và chi phí thực tế.
Kết quả của nghiên cứu đã xác định được 13 nhân tố chính ảnh hưởng đến

chi phí dự án thủy điện đã giải thích được 69.94% sự biến động của các biến phụ
thuộc. Bên cạnh đó, mơ hình dự báo được xây dựng từ 28 mẫu dữ liệu thu thập từ
các dự án của các cơng trình thủy điện đã ước lượng được sự thay đổi chi phí của
các dự án. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc ra quyết
định và nâng cao năng lực quả lý đối với loại hình dự án đặc biệt này.


ABSTRACT
Construction projects in general and hydropower projects in particular have
many potential risks because the complexity and the inherent uncertainty such as
the factors of nature, topography, weather, social economy, long taken time, the
uniqueness of each project... have created many difficulties for the management.
In particular, the risk of cost estimate is considered as the biggest risk of
construction projects.
The characteristics of the hydropower project such as the influence of the
factors of nature, geology, technology... require the separate cost management in
this type of project.
The objective point of this study is to determine the main factors affecting the
cost of hydropower and to apply the Artificial Neural Networks (ANN) to build the
forecasting models of the change between planned cost and actual cost.
The results of this study have identified 13 key factors affecting the cost of
hydropower projects and explained 69.94% of the variation of the dependent
variables. In addition, forecasting models built from 28 samples of data collected
from projects of hydropower projects estimated the change cost of projects.
Research results will contribute to support for Investors in making decisions and
improve the management capacity for this special kind of project.


MỤC LỤC
- - - - - - - - -& - - - - - - - - CHƯƠNG 1


GIỚI THIỆU

1

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.3. Giới hạn nghiên cứu.................................................................................................. 5
2.1. Các nghiên cứu về chi phí xây dựng.......................................................................... 6
2.2. Các nghiên cứu liên quan khác.................................................................................. 8
CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1. Cơ sở lý thuyết của việc khảo sát và xử lý mẫu ....................................................... 11
3.1.1. Giới thiệu cách thức lập bảng câu hỏi................................................................... 11
3.1.2. Kích thước mẫu và kiểm định thang đo ................................................................ 12
3.2. Giới thiệu mạng nơ ron nhân tạo ............................................................................. 14
3.2.1. Giới thiệu mạng nơ ron sinh học .......................................................................... 14
3.2.2. Khái niệm mạng nơ ron nhân tạo
15
3.2.3. Cấu trúc một nơ ron nhân tạo
17
3.2.4. Cấu trúc mạng nơ ron nhân tạo.
20
3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 38
CHƯƠNG 4


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

41

4.1. Xác định các nhân tố ảnh hưởng ............................................................................. 41
4.2. Khảo sát lần 1 – Khảo sát thử nghiệm ..................................................................... 42
4.3. Khảo sát lần 2 – Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng.................................................... 46
4.3.1. Kích thước mẫu khảo sát
46
4.3.2. Phân tích nhân tố
46
4.4. Khảo sát lần 3 – Thu thập số liệu cơng trình thực tế ................................................ 59
4.5. Ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo xây dựng mơ hình dự báo .................................... 61
4.5.1. Mơ hình dự báo bằng mạng nơ ron nhân tạo (ANN)
61
4.5.2. Dữ liệu huấn luyện mạng
61
4.5.3. Giới thiệu mạng nơ ron nhân tạo trong SPSS 17
62
4.6. Kết quả tính tốn..................................................................................................... 70


4.6.1. Các trường hợp lựa chọn huấn luyện mạng.
70
4.6.2. Kết quả tính tốn và kiểm tra mơ hình.
76
4.7. Ứng dụng VBA xây dựng mơ hình dự báo. ............................................................. 84
CHƯƠNG 5

ÁP DỤNG MƠ HÌNH DỰ BÁO VÀO DỰ ÁN


THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3

86

5.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................... 86
5.1.1. Nhiệm vụ
86
5.1.2. Kinh phí xây dựng
86
5.1.3. Tiến độ dự kiến.
87
5.2. Ứng dụng mơ hình dự báo....................................................................................... 87
CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

90

6.1. Kết luận. ................................................................................................................. 90
6.2. Kiến nghị và hướng phát triển. ................................................................................ 90


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Một mạng nơ ron đơn giản gồm 2 nơ ron
Hình 3.2: Mơ hình một nơ ron nhân tạo
Hình 3.3: Mạng nơ ron 3 lớp truyền thẳng
Hình 3.4: Cấu trúc cơ bản của mạng nơ ron nhân tạo
Hình 3.5: Mạng nơ ron truyền thẳng nhiều lớp
Hình 3.7: Mạng hồi quy

Hình 3.8: Minh hoạ về luyện mạng nơ ron với input và target tương ứng.
Hình 3.9: Mơ hình học có giám sát và học củng cố.
Hình 3.10: Mơ hình học khơng có giám sát.
Hình 3.11: Sơ đồ cấu trúc chung của quá trình học

Hình 3.12: Cấu trúc mạng truyền thẳng nhiều lớp lan truyền ngược.
Hình 3.13: Mơ tả phương thức giảm gradient.
Hình 3.14: Bước điều chỉnh trọng số.
Hình 3.16: Bước điều chỉnh khơng mong muốn
Hình 3.17: Sơ đồ thực hiện huấn luyện Back-propagation.
Hình 3.19: Mơ hình tốn học mạng nơ ron tổng quát.

Hình 3.20: Trình tự các bước thực hiện xây dựng mạng ANN
Hình 3.21: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu.
Hình 4.1: Biểu đồ thời gian cơng tác của đối tượng khảo sát
Hình 4.2: Biểu đồ vị trí cơng tác của đối tượng khảo sát
Hình 4.3: Biểu đồ thành phần tham gia của đối tượng khảo sát
Hình 4.4: Biểu đồ mức độ thay đổi chi phí các hạng mục (dự án).
Hình 4.5: Đồ thị biểu diễn giá trị trung bình của các yếu tố.
Hình 4.6: Giá trị eigenvalue của các nhân tố.
Hình 4.7: Khởi động chương trình và nhập dữ liệu.
Hình 4.8: Hiển thị giao diện ứng dụng mạng neural network
Hình 4.9: Giao diện ứng dụng mạng neural network nhiều lớp


Hình 4.10: Lựa chọn và khai báo các nhân tố rủi ro.
Hình 4.11: Lựa chọn và khai báo biến mục tiêu cần huấn luyện.
Hình 4.12: Biến dùng để phân chia quá trình huấn luyện và kiểm tra.
Hình 4.13: Giao diện khai báo cấu trúc mạng nơ ron.
Hình 4.14: Giao diện khai báo luật học.

Hình 4.15: Giao diện khai báo số liệu xuất.
Hình 4.16: Giao diện xuất kết quả dự báo.
Hình 4.17: Giao diện xuất kết quả dự báo qua dạng đi .XML.
Hình 4.18: Giao diện lựa chọn các giá trị biên cho quá trình huấn luyện.
Hình 4.19: Giao diện lựa chọn phương pháp scale giá trị các biến rủi ro đầu vào.
Hình 4.20: Sơ đồ mạng neural network
Hình 4.21: Biểu đồ quan sát các giá trị dự báo

Hình 4.22: Biểu đồ quan sát sự sai lệch của các giá trị dự báo so với giá trị thực tế
Hình 4.23: Giao diện giới thiệu của chương trình dự báo
Hình 4.24: Giao diện chính của chương trình dự báo.
Hình 5.1: Thủy điện Đồng Nai 3


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê các dự án thủy điện dự định đưa vào vận hành từ 2010 - 2015
(theo Quyết định 110/2007/QĐ-TTg, ngày 18/ 7/2007)
Bảng 2.1: Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro chi phí của nhà thầu.
Bảng 2.2: Xếp hạng các vấn đề thường gặp trong ngành xây dựng
Bảng 2.3: Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án.
Bảng 3.1: Các loại mơ hình mạng nơ ron
Bảng 4.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng các dự án thủy điện

Bảng 4.2: Kết quả khảo sát thử nghiệm
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach Alpha nếu bỏ đi từng mục hỏi tương ứng
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach Alpha tổng thể
Bảng 4.5: Kết quả thời gian công tác của đối tượng khảo sát
Bảng 4.6: Kết quả thống kê vị trí cơng tác của đối tượng khảo sát
Bảng 4.7: Kết quả thống kê thành phần trong dự án của đối tượng khảo sát.
Bảng 4.8: Kết quả thống kê mức độ vượt chi phí các dự án tham gia

Bảng 4.9: Kết quả xếp hạng các yếu tố theo đánh giá của đối tượng khảo sát.
Bảng 4.10: Kết quả xếp hạng các yếu tố theo đánh giá của đối tượng khảo sát.
Bảng 4.11: Tổng phần trăm được giải thích của các nhân tố.
Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố.
Bảng 4.13: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chi phí xây dựng dự án thủy điện.
Bảng 4.14: Các giá trị thống kê của 28 dự án.
Bảng 4.15: Kết quả huấn luyện và kiểm tra mạng nơ ron tương ứng với các phương
pháp để scale giá trị các biến rủi ro đầu vào
Bảng 4.16: Kết quả huấn luyện và kiểm tra mạng nơ ron tương ứng với số lượng các
lớp ẩn và số nơ ron trong mỗi lớp
Bảng 4.17: Kết quả huấn luyện và kiểm tra mạng nơ ron tương ứng với các phương
thức huấn luyện
Bảng 4.18: Tóm tắt các trường hợp tính toán và huấn luyện


Bảng 4.19: Kết quả tổng hợp của mơ hình
Bảng 4.20: Thông tin chung về mạng neural network
Bảng 4.21: Tổng hợp trọng số liên kết
Bảng 4.22: Kết quả của quá trình huấn luyện mạng
Bảng 5.1: Kinh phí xây dựng thủy điện Đồng Nai 3
Bảng 5.2: Số liệu kiểm tra của dự án thủy điện Đồng Nai 3


1

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu

Tài liệu đánh giá tình hình kinh tế châu Á "Asia Economic Monitor" của
Ngân hàng phát triển châu Á (ABD) ngày 14/12/2009 dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ
tiếp tục đà tăng trưởng cao ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2010 với mức tăng
trưởng 6,5%. Các chuyên gia ADB cho rằng nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi
sau những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu trong quý I/2009. Với
việc áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Việt Nam ước tính sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2010 so với
mức tăng trưởng 5% năm 2009 [33]. Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của nền kinh
tế, vấn đề năng lượng luôn đặt lên hàng đầu. Điện là một trong những nguồn năng
lượng quan trọng và cần thiết nhất của một quốc gia. Nếu không có hoặc thiếu điện
thì hoạt động kinh tế của quốc gia khó vận hành một cách trơn tru và khó có cơ hội
phát triển.
Theo số liệu của Tập đồn Điện lực Việt Nam, hàng năm số lượng phụ tải
luôn phát triển nhanh hơn lượng nguồn phát. Vấn đề thiếu điện luôn đe dọa nền
kinh tế quốc dân, nhất là vào mùa khô. Theo Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ
điện năm 2010 sẽ tăng cao so với năm 2009 vì nền kinh tế bắt đầu phục hồi phát
triển sau suy thối. Lượng phụ tải điện có thể tăng ở mức 13-15%. Thực tế cho thấy,
sáu tháng đầu năm 2010, việc cúp điện đã diễn ra trên diện rộng cả nước. Vấn đề
này đặc biệt nghiêm trọng trong bối cảnh nước ta hiện nay, khi mà hai lĩnh vực
quan trọng là ngành cơng nghiệp và dịch vụ vốn đóng góp lớn nhất vào GDP của
đất nước, cũng phụ thuộc rất lớn vào điện. Do vậy, vấn đề thiếu điện chắc chắn sẽ
tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong năm nay.
Xét trong bối cảnh rộng hơn, Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu “đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Điều
kiện căn bản đầu tiên phải có là đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguồn năng lượng
phục vụ cơng nghiệp, trong đó tất nhiên có điện năng. Như vậy, chỉ cịn 10 năm nữa
để chúng ta phấn đấu, nhưng với tình hình cung ứng điện năng như hiện nay, khi
tình trạng cúp điện, thiếu điện ngày càng tăng, sẽ rất khó đạt được mục tiêu đề ra
[35]. Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam, dự kiến năm 2010 sẽ có thêm 14 nhà máy
điện đi vào vận hành với tổng công suất 3300MW (chưa kể các nhà máy thủy điện



2

vừa và nhỏ). Tuy nhiên lượng điện bổ sung này vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu năng
lượng của nền kinh tế [29].
Nhằm đáp ứng nhu cầu về điện, thủy điện được xem là một trong số các
nguồn điện có công nghệ sạch và bền vững, đã và đang được đầu tư xây dựng trên
khắp cả nước. Theo sơ đồ VI (Ban hành kèm theo Quyết định số: 110/2007/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ), các dự án thủy điện sẽ được
đưa vào vận hành trong các năm tới:
TT

Tên nhà máy

Cơng suất

Chủ đầu tư

Cơng trình đưa vào vận hành năm 2010

4960

1

TĐ Srêpok 3

220

EVN


2

TĐ Sê San 4, 2, 3

240

EVN

3

TĐ Sông Tranh 2

160

EVN

4

TĐ Na Le (Bắc Hà)

90

LICOGI/IPP

5

Dakr tih

141


TCTXD số 1/IPP

6

TĐ Thác Mơ mở rộng

75

EVN

7

Sê San 4a

63

CTCPTĐ Sê San 4a

8

TĐ Đồng Nai 4

340

EVN

9

TĐ Sơn La 1


400

EVN

10

TĐ Sekaman 3 (Lào)

248

CTCPTĐ Việt

11

TĐ nhỏ IPP

213

IPP

Cơng trình đưa vào vận hành năm 2011

5401

1

TĐ Bản Chát 1,2

220


EVN

2

TĐ Sơn La 2, 3

800

EVN

3

TĐ Nậm Chiến 1

196

TCT S.Đà/IPP

4

TĐ Đăk Mi 4

210

IDICO/IPP

5

TĐ Khe Bố


100

CTCPPT Điện lực VN

6

TĐ Đak Rinh

125

PV-Licogi/IPP

7

TĐ A Lưới

150

CTCPTĐ Miền Trung

Cơng trình đưa vào vận hành năm 2012

6554

1

TĐ Huội Quảng 1, 2

560


EVN

2

TĐ Sơn La 4, 5, 6

1200

EVN

3

TĐ Sông Bung 4

156

EVN


3
TT

Tên nhà máy

Công suất

Chủ đầu tư

4


TĐ Hua Na

180

CTCPTĐ Hủa Na/IPP

5

TĐ Trung Sơn

260

EVN (WB)

6

TĐ Đồng Nai 2

78

CTCPĐTXD Trung

7

TĐ Sre Pok 4

70

CTCPĐTPT Điện Đại


8

TĐ Nậm Mô (Lào)

100

S.Đà/IPP

9

TĐ nhỏ + NL tái tạo

150

IPP

Công trình đưa vào vận hành năm 2013

7309

1

TĐ Thượng Kon Tum

220

Cty Cổ phần V.Sơn-

2


TĐ Đồng Nai 5

140

VINACOMIN/IPP

3

TĐ Sê Kaman 1 (Lào)

488

TCT S.Đà/IPP

4

TĐ Bảo Lạc

190

IPP

5

TĐ Vĩnh Sơn 2

110

CTCP VS-SH/IPP


6

TĐ Sông Bung 2

100

EVN

7

TĐ Nho Quế 3

110

CTCPPT Điện lực

8

TĐ Hồi Xuân

96

CTCPXD Điện Miền

9

TĐ nhỏ+NL tái tạo

305


IPP

Cơng trình đưa vào vận hành năm 2014

7177

1

TĐ Lai Châu 1, 2

600

EVN

2

TĐ Hạ Sê San 2 (Campuchia)

207

EVN

3

TĐ Sông Bung 5

85

IPP


4

TĐ Nho Quế 1, 2

80

IPP

5

TĐ Bắc Mê

70

IPP

6

TĐ Đăk Mi 1

210

IPP

7

Nhập điện từ TĐ Sê Kông 4 (Lào)

475


BOT Lào

8

TĐ nhỏ + NL tái tạo

500

IPP

Cơng trình đưa vào vận hành năm 2015

7722

1

TĐ Lai Châu 3, 4

600

EVN

2

TĐ Hạ Serepok 2 (Campuchia)

222

EVN


3

TĐ nhỏ + NL tái tạo

200

IPP

Bảng 1.1: Thống kê các dự án thủy điện dự định đưa vào vận hành từ 2010 - 2015
(theo Quyết định 110/2007/QĐ-TTg, ngày 18/ 7/2007)


4

Tuy nhiên, theo các báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hầu hết các dự
án đều thi công chậm tiến độ, vượt chi phí, kém chất lượng, thất thoát trong xây
dựng. Điều này càng gây áp lực lớn cho nền kinh tế. Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế
nào để đảm bảo được chi phí, tiến độ của các dự án nguồn điện mà cụ thể là các dự
án thủy điện.
Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn, tác giả chọn đề tài “Phân tích các
nhân tố rủi ro tác động đến chi phí xây dựng các dự án thủy điện tại Việt Nam.
Áp dụng cho trường hợp thủy điện Đồng Nai.” với mong muốn đóng góp thêm
giải pháp trong việc dự báo, định lượng về sự thay đổi chi phí xây dựng của các dự
án thủy điện, từ đó có cơ sở để cải thiện hiệu quả đầu tư cũng như giảm thiểu rủi ro
trong quá trình thực hiện dự án.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Dự án thủy điện có những đặc thù riêng so với các dự án dân dụng như:
-


Các dự án tủy điện có nhiều cơng trình đơn vị như đập, cống, kênh mương, nhà

máy, trạm…Mỗi cơng trình đơn vị lại có nhiều loại, nhiều kiểu làm khác nhau như đất, đá,
bê tông, sắt…với tổng khối lượng rất lớn.

-

Điều kiện thi cơng cực kì khó khăn, thi cơng trên lịng sơng suối, địa hình

hiểm trở, xa khu dân cư.
- Thời gian thi công hạn chế do u cầu phải thi cơng hồn thành trong
mùa khơ, địi hỏi phải tập hợp nguồn lực rất lớn trong những khoảng thời gian nhất
định…
Do các đặc thù nêu trên của dự án thủy điện, nên các nhân tố rủi ro tác động
đến chi phí của dự án thủy điện phải được phân tích và nhận biết.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
-

Phân tích các nhân tố chính tác động đến chi phí xây dựng của các dự án

thủy điện tại Việt Nam.
-

Ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo để xây dựng mơ hình dự báo rủi ro về

chi phí của các dự án thủy điện. Đề ra giải pháp để hạn chế, giảm thiểu các rủi ro
nhằm đảm bảo các dự án hồn thành với chi phí cho phép.
-

Áp dụng mơ hình dự báo vào dự án cụ thể (thủy điện Đồng Nai 3), kiểm


định lại mơ hình.


5

1.3. Giới hạn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các dự án thủy điện tại Việt Nam từ
năm 2003 đến 2009. Đối tượng khảo sát là các chuyên gia, kỹ sư xây dựng đã và
đang tham gia vào các dự án thủy điện.
Số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài được lấy trên cơ sở
số liệu thiết kế, quyết toán của từng hạng mục hoặc tồn bộ cơng trình đã thực hiện.
Do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn, với 28 mẫu dữ liệu thu thập từ thực tế
được tác giả đưa vào mơ hình dự báo sự thay đổi chi phí bằng cơng cụ mạng nơ ron
nhân tạo nên kết quả chắc chắn sẽ có nhiều sai lệch so với thực tế. Đây chính là vấn
đề hạn chế của đề tài.


6

Chương 2

KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.1. Các nghiên cứu về chi phí xây dựng
Xây dựng mơ hình nghiên cứu về chi phí xây dựng đã được thực hiện trong
nhiều đề tài trước đây.
Dựa trên lý thuyết mô phỏng Monte-Carlo, PGS Lê Kiều, Nguyễn Quốc Tuấn,
Lưu Trường Văn thực hiện nghiên cứu “Áp dụng mơ phỏng Monte-Carlo để phân
tích rủi ro chi phí của dự án xây dựng trong giai đoạn thi công” [17].

-

Nghiên cứu cung cấp một quy trình phân tích rủi ro như là một cơng cụ

của quản lý rủi ro cho các dự án xây dựng. Một phương pháp khá đơn giản được
giới thiệu để phân tích rủi ro về mặt chi phí của nhà thầu trong giai đoạn thi công
với công cụ hỗ trợ là phần mềm phân tích rủi ro chuyên dụng Crystal Ball. Nghiên
cứu đã được thực hiện với các dự án nhà công nghiệp vừa và nhỏ xảy ra từ năm
2000 đến 2004 ở Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Vũng Tàu. Mục tiêu là nhận dạng
các nhân tố rủi ro tác động đến chi phí của nhà thầu trong giai đoạn thi cơng, từ đó
thiết lập mơ hình mơ phỏng để phân tích rủi ro tác động đến chi phí của nhà thầu
với biến rủi ro là giá thép tròn xây dựng, giá xi măng, thời gian hồn thành từng
cơng tác thi cơng và biến kết quả là chi phí (giá vốn) của nhà thầu.
Nhân tố

Tỷ lệ %

Thời gian thi cơng

83

Giá vật tư

60

Chi phí nhân cơng

53

Nhân tố khác


20

Bảng 2.1: Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro chi phí của nhà thầu.
-

Kết quả cũng chỉ ra rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa thời gian hoàn

thành dự án và chi phí thực hiện, đồng thời sự biến động giá vật tư (giá thép, xi
măng) có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí dự án. Với sự biến động về giá vật tư (thép,
xi măng) và thời gian hoàn thành công tác, giá vốn nhà thầu đã biến động với một
biên độ cực đại là 700 triệu đồng. Trong đó trị trung bình của giá vốn nằm trong
khoảng 3.247.683.806 ± 124.720.182 đồng, khoảng giá trị đáng tin cậy 95%. Kết
quả nghiên cứu này rất hữu ích đối với nhà thầu trong việc ra quyết định đấu thầu.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, nhà thầu cịn có thể biết được xác suất hoàn thành


7

cơng trình với một giá vốn nhất định. Đồng thời nhà thầu cịn có thể biết được xác
suất đạt được lợi nhuận mong muốn thông qua khả năng chi trả của chủ đầu tư.
- Tuy nhiên, nghiên cứu cịn có những hạn chế, đó là các biến rủi ro đưa
vào nghiên cứu cịn q ít, chưa bao qt hết tất cả các yếu tố tác động đến dự án
vốn rất phức tạp. Vì vậy cần có những phát triển sâu hơn với quy mô và lĩnh vực
rộng hơn, kết hợp giữa tối ưu hóa về tiến độ và chi phí của dự án để giải quyết bài
toán một cách triệt để.
Cũng nghiên cứu về chi phí của dự án xây dựng, tác giả Nguyễn Anh Tuấn
thực hiện nghiên cứu “Đánh giá biến động chi phí và thời gian của dự án xây dựng
với công cụ Nơ ron Network ANN” [18].
-


Nghiên cứu này tập trung vào việc nhận diện các nguyên nhân chính gây

vượt chi phí và chậm trễ tiến độ ở các dự án dân dụng và công nghiệp trong giai
đoạn thi cơng ở khu vực TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (thông qua một cuộc
khảo sát bằng bảng câu hỏi), từ đó đưa ra kế hoạch quản lý và đề xuất các biện pháp
cải thiện nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng nêu trên. Ngồi ra, nghiên cứu còn ứng
dụng khả năng của mạng nơ ron để xây dựng mơ hình dự báo biến động về chi phí
và thời gian của dự án thơng qua kết quả cuộc khảo sát nêu trên. Kết quả của nghiên
cứu đã cho thấy khả năng áp dụng vào thực tế của mơ hình trong việc dự đốn chi
phí và thời gian thực tế của dự án, khẳng định khả năng vượt trội của mạng nơ ron
so với các kỹ thuật khác trong việc xây dựng mơ hình dự báo cho các dữ liệu phi
tuyến. Mục tiêu chính của đề tài này là nghiên cứu ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo
vào phân tích rủi ro cho dự án xây dựng, từ đó xây dựng nên một hệ thống hỗ trợ
cho việc ra quyết định, giúp chủ đầu tư dự đoán được các biến động lên chi phí và
thời gian thực hiện dự án so với kế hoạch và dự toán ban đầu.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng ứng dụng của mạng nơ ron
trong việc xây dựng các mơ hình định lượng để dự đốn trong quản lý xây dựng với
kỹ thuật xử lý số liệu bằng cách kết hợp nhiều dịng thơng tin đầu vào để tạo một
dịng thơng tin đầu ra. Mơ hình dựa trên nền tảng của lý thuyết này có khả năng xấp
xỉ bất cứ dạng hàm toán nào đặc trưng cho dữ liệu đầu vào (dữ liệu có tính trường,
tính đa dạng, phức tạp cũng như sự rời rạc hay phi tuyến…). Mô hình xác định chi
phí và thời gian thực tế của dự án dựa trên ứng dụng của mạng nơ ron có khả năng
tự điều chỉnh mức độ tác động của các yếu tố đầu vào theo đặc trưng của từng dự
án. Mơ hình có thể kiểm sốt được mức độ biến động của chi phí và thời gian trong
dự án xây dựng với độ chính xác đáng tin cậy và hồn tồn có thể được áp dụng vào
thực tế.


8


- Hạn chế của nghiên cứu là dữ liệu được lấy từ cả các dự án dân dụng và
dự án cơng nghiệp đưa vào huấn luyện mơ hình nên kết quả sẽ khơng được chính
xác vì hai loại dự án này cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Và việc khảo sát lấy số
liệu cũng được thực hiện đồng thời đối với chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thiết kế nên
kết quả sẽ khơng được chính xác vì quan điểm của các đơn vị này là không giống
nhau.
Tác giả Nguyễn Hồng Hà thực hiện nghiên cứu “Dự đốn chi phí xây dựng bị
vượt dựa trên ứng dụng Logic Mờ” [19].
-

Với khả năng xử lý các vấn đề không chắc chắn, khó định lượng của lý

thuyết mờ (Fuzzy Logic), mơ hình dự đốn của nghiên cứu có nhiều điểm tích cực.
Tuy nhiên, nghiên cứu không sử dụng các phương pháp thống kê để xác định các
biến rủi ro của mô hình. Các biến rủi ro được lựa chọn thơng qua điểm trung bình
(mean) của kết quả khảo sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng mạnh nhất của các nhân
tố. Từ đó, tác giả lựa chọn 4 đặc tính dự án và 4 sự kiện rủi ro để xây dựng mơ hình
nên mơ hình cịn những hạn chế.
-

Bên cạnh đó, với 47 số liệu dự án thực tế được thu thập từ các dự án dân

dụng cơng nghiệp, cơng trình giao thông thủy lợi,… tác giả đưa vào huấn luyện, xây
dựng mơ hình dự đốn chi phí bị vượt nên kết quả mơ hình có những sai lệch so với
thực tế.
2.2. Các nghiên cứu liên quan khác
Về vấn đề vướng mắc của các dự án lớn xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh,
theo một nghiên cứu của Nguyễn Duy Long và Lưu Trường Văn (2003), 5 vấn đề
vướng mắc được xác định là rất thường gặp được đề cập: dự án bị chậm tiến độ,

vượt chi phí, xảy ra tai nạn lao động, cơng trình chất lượng kém và tranh chấp giữa
các bên tham gia.
-

Theo nghiên cứu trên, quá trình phân tích dữ liệu đã nhận ra rằng các vấn

đề thuộc về trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế, thi công và sự phối hợp được
đánh giá là thường xuyên xảy ra. Các vấn đề thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và
thuộc các yếu tố bên ngồi được nhìn nhận là có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thực
hiện dự án. Thêm vào đó, các vấn đề thuộc trách nhiệm của tổ chức tài chính và
thuộc tính của dự án được đánh giá có mức độ xuất hiện và ảnh hưởng không đáng
kể.
- Nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra có một mối liên hệ giữa các vướng mắc
này. Các vướng mắc thường xảy ra có thể được nhóm thành 5 nhóm: các đơn vị


9

thiết kế và thi công thiếu năng lực; công tác dự báo và quản lý các thay đổi nghèo
nàn; các vấn đề thuộc về xã hội và công nghiệp; các vấn đề về địa điểm dự án; các
phương tiện/ công cụ thi cơng và quản lý thích hợp. Các vướng mắc này được
khẳng định là hầu hết liên quan đến con người và quản lý.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu không giải quyết được các vấn đề này
trong ngành xây dựng thì dẫn đến: chậm trễ và vượt ngân sách; tai nạn lao động;
chất lượng kém; tranh chấp làm tổn hại quan hệ hợp tác. Trong đó sự chậm trễ và
vượt chi phí là thường xuyên xảy ra nhất.
Xếp hạng

Vấn đề


Trung bình

Độ lệch chuẩn

1

Dự án bị trì hỗn

3.73

1.11

2

Vượt chi phí

2.98

1.17

3

Tai nạn lao động

2.46

1.36

4


Chất lượng kém

2.34

1.17

5

Tranh chấp

2.21

1.17

Bảng 2.2: Xếp hạng các vấn đề thường gặp trong ngành xây dựng
- Từ kết quả trên cho thấy, vấn đề dự án bị trễ tiến độ và vượt chi phí là hai
vấn đề vướng mắc hàng đầu trong ngành xây dựng Việt Nam hiện nay.
Vậy các nhân tố để đánh giá một dự án thành cơng là gì? Một nhiên cứu của
Nguyễn Duy Long và Đỗ Thị Xuân Lan (2004) về các nhân tố thành công của dự án
xây dựng, dựa trên đánh giá được ghi nhận dưới ba góc độ là chủ đầu tư, nhà thầu
và đơn vị thiết kế, đã đề cập đến các nhân tố tác động đến sự thành công của dự án
(xem bảng 2.3).
- Theo kết quả phân tích thành tố, hầu hết các yếu tố thành cơng của dự án
được chia làm 4 nhóm: Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia; Năng lực của
các bên; Quyết tâm của các bên; Sự chia sẻ thông tin giữa các bên.
-

Như vậy, để dự án thành cơng thì năng lực của các bên tham gia, đảm bảo

tài chính cho dự án cũng như dự tốn và dự trù chi phí chính xác và sự quyết tâm

của các bên tham gia dự án được đánh giá rất cao. Qua đó cho thấy việc dự trù đúng
chi phí cho dự án và nâng cao năng lực các bên tham gia là các yếu tố trực tiếp
quyết định đến sự thành công của dự án.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành
công của dự án
Chủ nhiệm dự án đủ năng lực

Xếp hạng
chung

Chủ đầu


Thiết kế

Nhà thầu

1

2

1

1


10
Đầy đủ tài chính để hồn thành dự án

2


1

3

3

Ban quản lý dự án đủ năng lực

3

4

5

2

Quyết tâm đối với dự án

4

3

2

5

Vật tư đầy đủ

5


8

3

4

Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao

6

6

8

7

Dự tốn chi phí chính xác

7

7

9

8

Giao thầu cho đúng đơn vị thiết kế, thi
công


8

12

6

6

Mục tiêu và qui mô dự án rõ ràng

9

5

12

9

Hạn chế nạn quan liêu

10

10

7

14

Bảng 2.3: Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
Đối với dự án thủy điện, do tính đặc thù riêng của dự án, các vấn đề về quy

mô, công nghệ, mơi trường… có rất nhiều sự khác biệt so với các dự án dân dụng.
Và điều đó, địi hỏi chúng ta phải dự báo khó khăn và từ đó sẽ có sự thay đổi trong
cách quản lý, điều hành dự án theo cách riêng.


11

Chương 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý thuyết của việc khảo sát và xử lý mẫu
3.1.1. Giới thiệu cách thức lập bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được dùng trong phỏng vấn, khảo sát. Kết quả khảo sát sẽ được
thống kê để thu thập dữ liệu cho việc nghiên cứu. Chính vì vậy, việc thiết kế bảng
câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến kết quả nghiên cứu. Việc thiết kế bảng câu hỏi
không tốt có thể sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu bị sai lệch khác xa so với điều kiện
thực tế.
Nghiên cứu không nên áp đặt bất kỳ một ý kiến nào của riêng mình cho
người khác trả lời, mà phải cố gắng khích lệ người trả lời nói lên suy nghĩ của họ.
Bảng câu hỏi phải được thiết kế sao cho những người trả lời quan tâm đến. Ngoài
ra, cần sẵn sàng chia sẻ thơng tin về lợi ích của nghiên cứu với người trả lời để
khuyến khích họ trả lời một cách tận tình và đầy đủ hơn.
Bảng câu hỏi cần chính xác, rõ ràng, tránh tình trạng một câu hỏi có thể hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau để khỏi gây ra kết quả khảo sát bị lệch lạc, bóp méo.
Trong bảng câu hỏi mọi thứ phải được cấu trúc, người nghiên cứu ấn định chính xác
những câu trả lời là gì, người trả lời chỉ việc đánh dấu, khoanh tròn hay chỉ định
trong số những câu trả lời soạn sẵn có câu nào giống với ý kiến của họ nhất. Vì vậy
người nghiên cứu khơng thể thiết kế một bảng câu hỏi tốt nếu không biết trước
người trả lời có xu hướng suy nghĩ như thế nào. Vì vậy giai đoạn thí điểm ban đầu

(hoặc những nghiên cứu trước đó) rất quan trọng, nếu khơng những câu hỏi đặt ra sẽ
không khớp với suy nghĩ của người trả lời.
§ Các bước tiến hành xây dựng bảng câu hỏi:
- Nhận dạng các vấn đề cần khảo sát từ các nguồn thông tin phỏng vấn các
chuyên gia trong ngành, kết quả của các nghiên cứu trước, tra cứu thông tin và tài
liệu qua sách báo, phương tiện thông tin, internet,….
- Lựa chọn hình thức câu hỏi và thang đo: một trong những hình thức đo
lường các khái niệm trừu tượng được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh
tế xã hội là dạng thang đo Rennis Likert (1932) giới thiệu. Likert đã đưa ra loại
thang đo năm mức độ phổ biến:
(1) Ảnh hưởng không đáng kể.


12

(2) Ảnh hưởng yếu.
(3) Ảnh hưởng trung bình.
(4) Ảnh hưởng mạnh.
(5) Ảnh hưởng rất mạnh.
-

Xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi, nội dung chủ yếu bám chặt theo các vấn

đề nhận dạng đã được xác định ở bước trên.
- Tiến hành khảo sát thử nghiệm: bước này nhằm để hoàn thiện bảng câu
hỏi, chỉnh sửa sai sót, đồng thời thăm dị ý kiến phản hồi từ phía người trả lời.
- Thu thập thơng tin, hồn thiện bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn để
thu thập số liệu nghiên cứu.
3.1.2. Kích thước mẫu và kiểm định thang đo
§ Kích thước mẫu:

Ta có thể tăng độ chính xác (giảm độ rộng của khoảng tin cậy) bằng cách
đơn giản là tăng kích thước mẫu, tuy nhiên độ chính xác chỉ tăng lên theo tỉ lệ với
căn bậc hai của kích thước mẫu. Nói cách khác, chi phí lấy mẫu tăng lên với tốc độ
nhanh gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của độ chính xác. Một trường hợp nghiên
cứu đã chứng minh rằng, để giảm khoảng tin cậy đi một nửa, từ ± 20% xuống ±
10% ta cần phải tăng kích thước mẫu lên 4 lần, từ 196 lên 784 mẫu.
Công thức tính tốn kích thước mẫu:
σX =

σX

E = Z .σ X = Z .

N=

Ł

(3.1)

N

σX
N

( Z .σ X ) 2
E

Trong đó
N: kích thước mẫu.
σ X : độ lệch chuẩn của trị trung bình mẫu.


σ X : độ lệch chuẩn mẫu.

E: sai số cho phép, khoảng tin cậy.

(3.2)
(3.3)


13

Z: giá trị của phân phối chuẩn được xác định theo hệ số tin cậy.
Kích thước mẫu là hàm số phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro (biểu thị
bằng giá trị z), độ biến thiên của đám đông (ước lượng bằng độ lệch chuẩn) và
khoảng tin cậy (sai số cho phép).
Trên thực tế, việc tính tốn kích thước mẫu phức tạp hơn nhiều so với công
thức. Trước hết, ta thường không biết độ lệch chuẩn khi chưa thực sự bắt tay vào
lấy mẫu nhưng lại cần biết độ lệch chuẩn đó để quyết định kích thước mẫu trước khi
tiến hành khảo sát. Thông thường, giá trị độ lệch chuẩn được sử dụng trong công
thức chỉ là một con số được phỏng đốn, đơi khi sử dụng từ các nghiên cứu trước
đó, hoặc có khi ta bắt đầu bằng một kích thước mẫu thử nghiệm, sau khi thu được
một số dữ liệu, ta tính độ lệch chuẩn của mẫu ấy, thế giá trị này vào cơng thức (3.3)
tính ra kích thước mẫu.
Nhìn chung cịn khá nhiều vướng mắc trong cơng thức tính kích thước mẫu,
cho nên ít người sử dụng chúng nếu như mục tiêu dự án khơng địi hỏi q cao về
độ chính xác cho các thơng số dự án. Một số kinh nghiệm về chọn kích thước mẫu:
-

Quy luật phỏng đoán cho thấy bằng kinh nghiệm rằng ít nhất 30 phần tử


trong một mẫu để giá trị thống kê có ý nghĩa.
-

Theo Hoelter (1983), số lượng mẫu tới hạn là 200 mẫu.

-

Theo Bollen (1989), số lượng mẫu tối thiểu phải là 5 mẫu cho một tham

số cần ước lượng (tỉ lệ 5:1).
Thơng thường, ta có thể xác định kích thước mẫu theo kiểu định tính. Độ lớn
của mẫu tối đa là 1000, hoặc đơn giản lấy 10% của đám đơng, kích thước tối thiểu
của mẫu là 30, và tuỳ tuỳ thuộc vào độ biến thiên của đám đơng mà điều chỉnh cho
phù hợp. Trong khoảng kích thước tối đa và tối thiểu đó, quyết định thường được
suy xét dựa vào ngân quỹ và thời gian.
§ Kiểm định thang đo:
Việc xây dựng và kiểm định thang đo có ý nghĩa rất quan trọng đến độ tin
cậy của các câu hỏi cũng như các kết quả phân tích sau này. Kiểm định thang đo là
chúng ta kiểm tra xem các mục hỏi nào đó có đóng góp vào việc đo lường một khái
niệm lý thuyết mà ta đang nghiên cứu hay khơng. Điều này liên quan đến 2 phép
tính toán: tương quan giữa bản thân các mục hỏi và tương quan giữa các điểm số
của từng mục hỏi với điểm số toàn bộ các mục hỏi cho mỗi bảng câu hỏi.


×