Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Ảnh hưởng của đặc đểim cá nhân lên xu hướng đổi mới giữa doanh nhân và nhà quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.18 KB, 104 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ,
hai người đã khơng quản khó nhọc hy sinh cả cuộc đời cho con.
Em xin gởi lời biết ơn chân thành đến Thầy Cô trường Đại Học Bách
Khoa, Tp. HCM, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Quản Lý Công Nghiệp.
Những bài giảng của Thầy Cơ, với tất cả tấm lịng, đã truyền đạt cho em
nhiều kiến thức quí báu, hữu ích trong suốt q trình học tập.
Em vơ cùng cảm ơn sâu sắc Cô Phạm Ngọc Thúy, Cô đã tận tình hướng
dẫn, giúp em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cám ơn Quý khách hàng, Ban Lãnh Đạo và các Anh Chị
đồng nghiệp tại cơng ty Giấy Vi Tính LIÊN SƠN đã tạo điều kiện và hỗ
trợ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn.
Sau cùng, Thiên xin cảm ơn các Anh Chị và các Bạn khóa MBA 17,
cùng với tất cả những người thân. Những người đã nhiệt tình giúp đỡ,
chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập cũng như
thực hiện luận văn.
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả.
Trân trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008
Người thực hiện
Hứa Xuân Thiên.


ii

TÓM TẮT
Hiện nay, đổi mới để tồn tại và phát triển bền vững là một vấn đề được


quan tâm nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nhân và nhà quản lý
là hai lớp người có thể góp phần tác động để thúc đẩy xu hướng đổi mới.
Trong đó đặc điểm cá nhân của doanh nhân và nhà quản lý ảnh hưởng rất
lớn đến xu hướng đổi mới của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay cịn rất ít đề
tài khảo sát về vấn đề này.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các đặc điểm cá nhân của doanh nhân
và nhà quản lý có ảnh hưởng đến xu hướng đổi mới, đo lường mức độ tác
động của các đặc điểm cá nhân đến xu hướng đổi mới, và so sánh sự khác
biệt về xu hướng đổi mới giữa hai nhóm người này.
Các đặc điểm cá nhân được đưa vào trong luận văn bao gồm: tự tin, chấp
nhận mạo hiểm, và nhu cầu thành đạt. Nghiên cứu được thực hiện theo hai
giai đoạn. Giai đoạn đầu là nghiên cứu sơ bộ nhằm hiệu chỉnh và bổ sung
thang đo để thiết kế bảng câu hỏi. Giai đoạn kế tiếp là nghiên cứu chính
thức bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu chính thức thực hiện
phỏng vấn trực tiếp 120 nhà quản lý và 80 doanh nhân đang làm việc tại
Tp. HCM.
Sau khi kiểm định thang đo theo hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích
nhân tố EFA, mơ hình được hiệu chỉnh gồm bốn yếu tố: tự tin, chấp nhận
mạo hiểm, nhu cầu thành đạt so với bản thân và nhu cầu thành đạt so
với người khác.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa các thành phần của
đặc điểm cá nhân và xu hướng đổi mới:
− Xu hướng đổi mới trong nhóm doanh nhân phụ thuộc vào ba nhân tố: tự
tin, chấp nhận mạo hiểm và nhu cầu thành đạt so với người khác.


iii
− Xu hướng đổi mới trong nhóm nhà quản lý phụ thuộc vào hai nhân tố:
nhu cầu thành đạt so với bản thân và chấp nhận mạo hiểm.
Có sự khác biệt trong xu hướng đổi mới của hai nhóm khảo sát, trong đó xu

hướng đổi mới của doanh nhân mạnh hơn nhà quản lý. Yếu tố giới tính của
từng nhóm khơng có sự khác biệt trong xu hướng đổi mới.
Đề tài do chỉ lấy mẫu tại Tp. HCM nên chưa có tính đại diện cho đặc điểm
cá nhân của doanh nhân và nhà quản lý Việt Nam, các đặc điểm cá nhân
được chọn ra là dựa vào các nghiên cứu trước, và mẫu so sánh giữa doanh
nhân và nhà quản lý có sự chênh lệch nên kết quả so sánh còn hạn chế.


iv

ABSTRACT
This study is to discover and to measure personality characteristics of
entrepreneurs and managers affecting innovative orientation. After that, this
survey helps to determine the importance of these factors. And it shows us
differences about innovative orientation among entrepreneurs and managers.
In study, personality characteristics of entrepreneurs and managers
concentrate on factors like locus of control, risk taking orientation and need
for achievement.
The study is conducted through such 2 stages as preliminary qualitative
research and main quantitative research ones. The first stage is aimed at
discovering components of personality characteristics and innovation
orientation. A questionnaire is used in the second stage by directly
interviewing 80 entrepreneurs and 120 managers in Ho Chi Minh City.
In the main quantitatives stage, the measurements are preliminarily assessed
with Cronbach alpha (Reliability assessment) and EFA (Exploratory Factor
Analysis) approaches. The results of EFA show that the personality
characteristics comprises such four factors as locus of control, risk taking
orientation, need for achievement by myself, and need for achivement by
comparison with others.
The results of study support significant positive relationships between

personality characteristics and innovative orientation:
− Innovative orientation of entrepreneur group is associated with locus of
control, risk taking orientation and need for achievment by comparison
with others.
− Innovative orientation of manager group is associated with need for
achievment by myself and risk taking orientation.


v
The findings show that the entrepreneurs are more innovative than the
managers, and not show significant differences in gender. A discussion of
the findings is provided as well as directions for future research.


vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 1
Tóm tắt........................................................................................................................ 1
1.1

Cơ sở hình thành đề tài.................................................................................... 1
1.1.1 Bối cảnh hình thành đề tài ......................................................................... 1
1.1.2 Lý do hình thành đề tài .............................................................................. 2


1.2

Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3

1.3

Phương pháp và qui trình nghiên cứu ............................................................. 4

1.4

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 7

1.5

Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................... 9
Tóm tắt........................................................................................................................ 9
2.1

Đổi mới (Innovation)....................................................................................... 9
2.1.1 Các định nghĩa về đổi mới ........................................................................... 9
2.1.2 Cách thức đo lường xu hướng đổi mới .................................................... 11

2.2

Đặc điểm cá nhân tiêu biểu của doanh nhân ................................................. 12
2.2.1 Các nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của doanh nhân ............................ 13

2.2.2 So sánh đặc điểm doanh nhân với nhóm người khác .............................. 17

2.3

Ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân đến sự đổi mới, sáng tạo ......................... 21

2.4

Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 23

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 25

Tóm tắt...................................................................................................................... 25


vii
3.1

Thiết kế nghiên cứu sơ bộ ............................................................................. 26

3.2

Kết quả nghiên cứu sơ bộ.............................................................................. 27
3.2.1 Tự tin (Locus of Control)........................................................................... 27
3.2.2 Chấp nhận mạo hiểm (Risk Taking Orientation)..................................... 30
3.2.3 Nhu cầu thành đạt ( Need for Achievement) ........................................... 32
3.2.4 Xu hướng đổi mới (Innovation)............................................................... 34
3.2.5 Thiết kế bảng câu hỏi............................................................................... 35


3.3

Nghiên cứu chính thức .................................................................................. 36
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 36
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 36
3.3.3 Quy trình phân tích dữ liệu ...................................................................... 37

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .................................................................... 41
Tóm tắt...................................................................................................................... 41
4.1

Mơ tả mẫu...................................................................................................... 41
4.1.1 Giới tính ................................................................................................... 41
4.1.2 Độ tuổi ..................................................................................................... 42
4.1.3 Trình độ học vấn ...................................................................................... 43
4.1.4 Số lượng nhân viên quản lý ..................................................................... 43

4.2

Kiểm định thang đo của đặc điểm cá nhân.................................................... 44
4.2.1 Phân tích Cronbach Alpha của đặc điểm cá nhân.................................... 44
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 45

4.3

Kiểm định thang đo xu hướng đổi mới ......................................................... 47
4.3.1 Cronbach alpha của xu hướng đổi mới.................................................... 47
4.3.2 Phân tích EFA cho xu hướng đổi mới ..................................................... 48


4.4

Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu .................................................................... 49

4.5

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên xu hướng đổi mới ................................. 52
4.5.1 Phân tích nhóm doanh nhân..................................................................... 52
4.5.2 Phân tích nhóm nhà quản lý..................................................................... 55
4.5.3 Nhận xét ................................................................................................... 58

4.6

So sánh xu hướng đổi mới............................................................................. 59


vii
4.6.1 So sánh xu hướng đổi mới của người doanh nhân và nhà quản lý................ 59
4.6.2 So sánh xu hướng đổi mới của doanh nhân ............................................. 60
4.6.3 So sánh xu hướng đổi mới của nhà quản lý............................................. 61
Chương 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 62
Tóm tắt...................................................................................................................... 62
5.1

Tóm tắt kết quả.............................................................................................. 62

5.2

Ý nghĩa .......................................................................................................... 63


5.3

Hạn chế của luận văn..................................................................................... 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 68
Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận tay đôi ........................................................................ 68
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi............................................................................................ 69
Phụ lục 3: Mã hóa dữ liệu......................................................................................... 71
Phụ lục 4: Phân tích EFA lần 1 ................................................................................ 72
Phụ lục 5: Phân tích EFA lần 2 ................................................................................ 74
Phụ lục 6: Phân tích EFA lần 3 ................................................................................ 76
Phụ lục 7: Phân tích EFA đối với xu hướng đổi mới ............................................... 78
Phụ lục 8: Phân tích hồi quy bội với nhóm doanh nhân........................................... 80
Phụ lục 9: Phân tích hồi quy bội với nhóm nhà quản lý .......................................... 84
Phụ lục 10: Phân tích Anova .................................................................................... 88
Phụ lục 11: Các bộ thang đo tham khảo ................................................................... 89
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...................................................................................... 94


ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt đặc điểm cá nhân của doanh nhân................................. 16
Bảng 2.2: Tóm tắt các đặc điểm so sánh của doanh nhân ........................... 20
Bảng 3.1: Các bước lấy mẫu ....................................................................... 25
Bảng 3.2: So sánh các biến quan sát của các thang đo tự tin. ..................... 28
Bảng 3.3: Các biến quan sát của đặc điểm tự tin ........................................ 29
Bảng 3.4: Các biến quan sát của đặc điểm chấp nhận mạo hiểm................ 31
Bảng 3.5: Các biến quan sát của đặc điểm nhu cầu thành đạt..................... 34
Bảng 3.6: Các biến quan sát của xu hướng đổi mới.................................... 34

Bảng 4.1: Tỉ lệ giới tính trong hai nhóm đối tượng của mẫu ...................... 41
Bảng 4.2: Tỉ lệ độ tuổi trong hai nhóm đối tượng của mẫu ........................ 42
Bảng 4.3: Tỉ lệ học vấn trong hai nhóm đối tượng của mẫu ....................... 43
Bảng 4.4: Tỉ lệ số lượng nhân viên được quản lý của hai nhóm................. 44
Bảng 4.5: Các biến quan sát sau khi phân tích Cronbach alpha.................. 45
Bảng 4.6: Phân tích EFA ............................................................................. 47
Bảng 4.7: Phân tích EFA của xu hướng đổi mới......................................... 49
Bảng 4.8: Ý nghĩa và độ tin cậy của các yếu tố chính thức ........................ 49
Bảng 4.9: Mơ hình nhóm doanh nhân ......................................................... 53
Bảng 4.10: Hệ số mơ hình nhóm doanh nhân ............................................. 53
Bảng 4.11: Mơ hình nhóm nhà quản lý ....................................................... 56
Bảng 4.12: Hệ số mơ hình nhóm nhà quản lý ............................................. 56
Bảng 4.13: Nhận xét so sánh đặc điểm cá nhân giữa DN và NQL ............. 58
Bảng 4.14: Kiểm định Levene..................................................................... 59
Bảng 4.15: Phân tích Anova........................................................................ 60
Bảng 4.16: Phân tích so sánh Anova trong nhóm doanh nhân.................... 61
Bảng 4.17: Phân tích so sánh Anova trong nhóm nhà quản lý.................... 61


x
DANH MỤC HÌNH
H1.1: Quy trình nghiên cứu........................................................................... 6
H2.1: Kết nối giữa qui trình đổi mới và thành lập doanh nghiệp................ 22
H2.2: Mơ hình nghiên cứu đề nghị.............................................................. 24
H3.1: Các giai đoạn phỏng vấn định tính .................................................... 27
H3.2: Quy trình phân tích dữ liệu................................................................ 40
H 4.1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh........................................................ 52


1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1

Tóm tắt
Chương 1 trình bày qua các phần: giới thiệu đề tài, mục tiêu đề tài, phạm vi
nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn và sơ lược qua quy trình nghiên cứu.
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
1.1.1 Bối cảnh hình thành đề tài
Hiện nay, đổi mới để tồn tại và phát triển bền vững là một trong những đề tài
được quan tâm nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đã
hội nhập vào các nền kinh tế lớn trên thế giới như AFTA, WTO nên có rất nhiều
cơ hội kinh doanh mới và đồng thời cũng gặp khơng ít nguy cơ tiềm tàng. Thị
trường biến động, thay đổi và cạnh tranh khốc liệt hơn, đó chính là những nguy
cơ doanh nghiệp phải đối phó hàng ngày, hàng giờ. Doanh nghiệp, mà cụ thể là
chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn phải đối diện với vấn đề: Làm gì để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển? Trả lời cho câu hỏi này, lãnh đạo các công ty
như Ford, Dell, General Electric và Microsoft đều nói rằng doanh nghiệp phải
chủ động thực hiện cải tiến và đổi mới liên tục (theo Thời báo Kinh Tế Sài Gòn).
Hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp để tạo ra các giá trị, sản phẩm,
dịch vụ và quy trình mới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và lĩnh vực khác nhau.
Từ những yếu tố vĩ mô cho đến vi mô; từ lĩnh vực sản xuất, maketing, tài chính,
cho đến lĩnh vực quản lý, dịch vụ; nhưng trong các yếu tố đó, quan trọng nhất
vẫn là nhân tố con người. Chính con người mới là nhân tố quyết định trong việc
sáng tạo, thực hiện và hoàn tất quy trình đổi mới, đồng thời cũng là nhân tố liên
kết, thúc đẩy góp phần làm cho sự đổi mới ngày càng phát triển.
Trong doanh nghiệp, những người có khả năng ảnh hưởng cao đến kết quả cơng
việc chính là là những nhà lãnh đạo, quản lý và chủ doanh nghiệp. Lớp người này
chính là nhân tố thành lập, giữ vững và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Trong
đó nổi bật lên lớp người doanh nhân, họ được coi là lớp người năng động và sáng



2

tạo nhất trong xã hội. Doanh nhân thành lập doanh nghiệp, tạo cơng việc mới cho
xã hội, góp phần định hướng, thúc đẩy kinh tế đất nước năng động và phát triển.
Mặc dù những lớp người này có nhiều đặc điểm cá nhân khác nhau, nhưng họ
cần đi đầu trong việc đổi mới và sáng tạo. Vậy xu hướng đổi mới phụ thuộc vào
những đặc điểm cá nhân nào? Ở Việt Nam, hầu như chưa có các nghiên cứu làm
rõ về các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến xu hướng đổi mới. Mọi người còn
chưa biết đặc điểm cá nhân nào của doanh nhân và nhà quản lý là có tầm quan
trọng đối với xu hướng đổi mới; đồng thời muốn phát huy, đẩy mạnh xu hướng
đổi mới thì cần phải tác động vào đặc điểm cá nhân nào? Có sự khác biệt gì giữa
doanh nhân và nhà quản lý đối với xu hướng đổi mới? Đó là những câu hỏi thiết
thực cần được làm sáng tỏ.
1.1.2 Lý do hình thành đề tài
− Đặc điểm cá nhân của doanh nhân chưa được làm rõ và nghiên cứu sâu, đặc
biệt là đặc điểm cá nhân của doanh nhân Việt Nam.
− Đổi mới là vấn đề thiết thực và đang được quan tâm nhất hiện nay, nhưng các
đặc điểm cá nhân tác động và ảnh hưởng đến xu hướng đổi mới chưa được
khảo sát và phổ biến rộng rãi. Đó là lý do hình thành đề tài: “ẢNH HƯỞNG
CỦA ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN LÊN XU HƯỚNG ĐỔI MỚI GIỮA DOANH
NHÂN VÀ NHÀ QUẢN LÝ”.
1.2 Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu
− Xác định các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến xu hướng đổi mới của doanh
nhân và nhà quản lý Việt Nam.
− Đo lường mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm này lên xu hướng đổi mới
trong công việc của doanh nhân và nhà quản lý.
− So sánh sự khác nhau về xu hướng đổi mới của doanh nhân và nhà quản lý

Việt Nam.


3

− Kiến nghị một số ý tưởng để nâng cao xu hướng đổi mới.
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát là hai nhóm người:
Các chủ doanh nghiệp.
Các nhà quản lý các cấp trong công ty.
− Đối tượng được khảo sát là hai nhóm người doanh nhân và nhà quản lý, hiện
đang làm việc và hoạt động kinh doanh tại Tp.Hồ Chí Minh. Trong nghiên
cứu này khơng chọn đối tượng là những người đồng thời vừa là doanh nhân
vừa là nhà quản lý ở hai tổ chức, hai công ty khác nhau trở lên.
− Doanh nhân, chủ doanh nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các cá nhân
tiến hành thiết lập hoạt động kinh doanh độc lập và tự trả lương cho mình.
Trong điều kiện của Việt Nam, lực lượng này bao gồm cả các chủ doanh
nghiệp được xác định theo luật doanh nghiệp và chủ các cơ sở, đơn vị kinh
doanh nhỏ, người kinh doanh riêng chưa khai báo thành lập doanh nghiệp
theo luật này. “Self – employed” hay “business ownership” có nghĩa là những
người kinh doanh riêng. “Người kinh doanh riêng” hay hộ kinh doanh cá thể,
một khái niệm mở rộng của khái niệm doanh nhân (entrepreneur), là những
người chưa đăng ký thành lập công ty theo luật Việt Nam nhưng làm kinh
doanh cho riêng mình, khơng bị phụ thuộc vào việc làm cơng cho người khác.
Có thể là một chủ cửa hàng bán lẽ hoặc chủ cửa hàng bán sĩ làm đại lý cho
một cơng ty nào đó (được trích từ Sjoerd Beugelsdijk và Niels Noorderhaven,
2003). Việc chọn doanh nhân là nhóm người được khảo sát vì doanh nhân
hiện nay đang là lớp người được quan tâm và bồi dưỡng trong xã hội.
− Nhà quản lý là những người làm thuê hưởng lương và giữ vị trí quản lý trong
cơng ty. Nhóm quản lý được khảo sát gồm tất cả các cấp quản lý trong công

ty (đơn vị, trung và cao cấp). Do nhóm doanh nhân của Việt Nam được khảo
sát đa dạng từ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, chủ hộ kinh doanh cá thể cho
đến cả người làm kinh doanh riêng có số lượng nhân viên từ hàng chục đến


4

vài người. Nên việc chọn khảo sát nhà quản lý tương ứng là cấp cao, trung và
đơn vị với số lượng nhân viên trực thuộc cũng dàn trải từ hàng chục đến vài
người là phù hợp . Nhóm Nhà quản lý được chọn làm nhóm so sánh vì nhóm
các nhà quản lý được xem như là có các đặc điểm gần giống với doanh nhân
nhất (cùng loại A trong Big Five, có nhu cầu thành đạt cao…). (R. Green &
ctg., 1996; Base, 1990, được trích từ Andrea Utsch, 1999)
1.3 Phương pháp và qui trình nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành theo hai bước chính là: Nghiên cứu sơ bộ theo
phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức theo phương pháp định lượng.
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ
− Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Các khái
niệm được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ là: các khái niệm của các đặc điểm
cá nhân, khái niệm về xu hướng đổi mới. Kỹ thuật phỏng vấn sâu và tham
khảo ý kiến chuyên gia được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ, những người
được phỏng vấn ở cả hai nhóm doanh nhân và nhóm nhà quản lý, nghiên cứu
sơ bộ để điều chỉnh cách đo lường các khái niệm cho phù hợp với điều kiện ở
Việt Nam.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức
− Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Mẫu điều tra
trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận
tiện. Đối tượng được phỏng vấn đang làm việc và kinh doanh tại thành phố
Hồ Chí Minh.

− Bảng câu hỏi được dùng riêng cho hai đối tượng doanh nhân và nhà quản lý.
Bảng câu hỏi được hình thành theo thứ tự: Bản câu hỏi gốc, tham khảo ý kiến
chuyên gia, bản câu hỏi sơ bộ, thảo luận tay đôi và phỏng vấn sâu, điều chỉnh,
cuối cùng cho ra bảng câu hỏi khảo sát chính thức.


5

− Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để kiểm định thang đo, rút gọn số lượng biến
quan sát, và xây dựng phương trình ảnh hưởng đến xu hướng đổi mới của các
đặc điểm cá nhân bằng các phương pháp như: phân tích hệ số tin cậy
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến.
Sau cùng, dùng phương pháp phân tích ANOVA để so sánh sự khác biệt về
xu hướng đổi mới của hai nhóm người doanh nhân và nhà quản lý. Mơ hình
cũng được xem xét qua các biến điều khiển là: giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn và số lượng nhân viên quản lý. Qui trình nghiên cứu được minh họa qua
Hình 1.1


6

Đề tài
Ảnh hưởng của đặc điểm
cá nhân lên xu hướng đổi
mới của doanh nhân và
nhà quản lý

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Mơ hình

nghiên cứu

Ý kiến chun gia
Phỏng vấn sơ bộ

Bảng câu hỏi
sơ bộ

Bảng câu hỏi
chính thức

Đánh giá độ tin cậy
Kiểm định EFA

Hiệu chỉnh mơ
hình

Phân tích hồi quy bội
Phân tích Anova

Kết luận

H1.1: Quy trình nghiên cứu


7

1.4 Ý nghĩa thực tiễn
− Các doanh nhân, bộ phận huấn luyện và đào tạo của doanh nghiệp nhờ vào
kết quả nghiên cứu có thể tác động đến đặc điểm cá nhân của nhà quản lý để

gia tăng xu hướng đổi mới của nhóm này.
− Các nhà quản lý cấp cao có thể dựa vào kết quả của nghiên cứu này để tác
động đến đặc điểm cá nhân cần thiết giúp gia tăng xu hướng đổi mới của các
nhà quản lý cấp thấp.
− Các nhà hoạch định chính sách, hội doanh nghiệp, hội doanh nhân có thể thiết
lập các lớp tập huấn, bồi dưỡng các đặc điểm cá nhân của doanh nhân để phát
huy xu hướng đổi mới trong lớp người doanh nhân, đồng thời kích thích và
phát triển doanh nhân tiềm năng.
1.5 Kết cấu của luận văn
Nghiên cứu gồm có 5 chương:
− Chương 1: Trình bày tổng quan hình thành đề tài, gồm cơ sở hình thành đề
tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và giới thiệu phương pháp thực hiện đề tài.
− Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết. Lý luận về đặc điểm cá nhân, xu hướng
đổi mới và ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân lên xu hướng này. Đồng thời
làm rõ các khái niệm và đưa ra mơ hình nghiên cứu.
− Chương 3: Từ mơ hình nghiên cứu, trình bày rõ phương pháp nghiên cứu, kết
quả của khảo sát sơ bộ, từ đó hình thành bảng câu hỏi chính thức. Trình bày
chi tiết qui trình phân tích dữ liệu của nghiên cứu định lượng và điều kiện
thỏa mãn kiểm định các giả thuyết thống kê.
− Chương 4: Báo cáo kết quả của nghiên cứu chính thức gồm: mơ tả mẫu, phân
tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích EFA. Sau đó hiệu chỉnh mơ hình
nghiên cứu, phân tích kết quả hồi quy và phân tích kết quả Anova. Đồng thời
lập luận và kiến nghị dựa trên kết quả khảo sát.


8

− Chương 5: Tóm tắt kết quả, ý nghĩa thực tiễn, hạn chế của đề tài và hướng
nghiên cứu tiếp theo.



9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2 Tóm tắt
Chương hai xem xét các nghiên cứu cơ bản liên quan đến xu hướng đổi mới.
Nhận dạng các đặc điểm cá nhân trong các nghiên cứu về đặc điểm doanh nhân,
và cả trong các nghiên cứu so sánh đặc điểm doanh nhân với nhà quản lý; từ đó
rút ra các đặc điểm cá nhân tiêu biểu. Lập luận của người viết về sự liên kết giữa
đặc điểm cá nhân với xu hướng đổi mới.
Người viết rút được ba đặc điểm chính từ các nghiên cứu trước là: tự tin (locus
of control), xu hướng chấp nhận mạo hiểm (risk orientation) và nhu cầu thành
đạt (need for achievement). Sau đó dẫn đến mơ hình lý thuyết nghiên cứu và làm
rõ ý nghĩa của ba đặc điểm cá nhân được sử dụng trong luận văn.
2.1 Đổi mới (Innovation)
2.1.1 Các định nghĩa về đổi mới
Định nghĩa 1: Đổi mới là đưa ra một ý tưởng mới vào trong thị trường dưới
hình thức là sản phẩm mới hoặc dịch vụ. Đổi mới cũng có thể là cải tiến các
quy trình trong tổ chức hoặc quy trình sản xuất ra sản phẩm. (Theo For Home
Business: www.4hb.com/25i.html.)
Định nghĩa 2: Đổi mới là ứng dụng những kỹ thuật, vật liệu hoặc quy trình
mới để thay đổi những sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp, hoặc thay
đổi cách thức làm ra sản phẩm, hoặc cách thức phân phối. (Theo Mentors,
Ventures, Plans: www.mvp.cfee.org/en/glossary.html.)
Định nghĩa 3: Đổi mới là sáng tạo, cải tiến và thực hiện để ra sản phẩm hay
quá trình hoặc dịch vụ mới, với mục tiêu nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoặc ưu
thế cạnh tranh. Đổi mới có thể ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực như: sản
phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất, quy trình quản lý hoặc thiết kế tổ chức.
(Theo Digital Strategy, New Zealand:



10

www.digitalstrategy.govt.nz/templates/Page_60.aspx.)
Định nghĩa 4: Đổi mới là quá trình chuyển đổi tri thức vào trong việc phát
triển kinh tế, phát triển xã hội. Nó bao gồm một chuỗi các hoạt động khoa
học, kỹ thuật, tổ chức, tài chính và thương mại. (Theo Australian Research
Council: www.arc.gov.au/general/glossary.htm.)
Cách giải thích định nghĩa về đổi mới hiện nay có rất nhiều cách nhìn nhận và
nhiều phương pháp khác nhau. Người viết nhận thấy định nghĩa đổi mới đầy
đủ nhất là định nghĩa tổng hợp của các tác giả Covin và Slevin (1991), Knox
(2002), Lumpkin và Dess (1996): Đổi mới là một quy trình cung cấp giá trị
gia tăng hay giá trị mới cho doanh nghiệp, cho nhà cung cấp của doanh
nghiệp, hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp thơng qua việc phát triển các
q trình mới, các giải pháp, các sản phẩm và dịch vụ mới, cũng như là các
phương pháp thương mại mới. (được trích từ Elspeth McFadzean, 2005).
− Mặc dù các định nghĩa trên đa phần là dùng cho quá trình đổi mới của tổ chức
nhưng giá trị gia tăng khi đổi mới chắc chắn kích thích lên cả cá nhân và tổ
chức. Việc xuất hiện ý tưởng, thực hiện ý tưởng, kiểm chứng và ứng dụng
cũng là một quy trình chung cho cả tổ chức và cá nhân. Đồng thời trong luận
văn, người viết khảo sát xu hướng đổi mới của cá nhân là những người chủ,
người quản lý doanh nghiệp với mẫu khảo sát đa phần là doanh nghiệp vừa và
nhỏ nên những xu hướng đổi mới, hành vi đổi mới của những cá nhân này ảnh
hưởng rất lớn và quyết định đến quá trình đổi mới trong các tổ chức. Từ đây
có thể tóm gọn lại là đổi mới là một quy trình tạo giá trị gia tăng hoặc cung
cấp giá trị mới cho cả tổ chức và bản thân, và người nỗ lực để tạo ra giá trị
mới này là những người đổi mới (innovator). Những người có hành vi đổi mới
(innovative behavior), có xu hướng đổi mới khơng những là những người tự
nguyện, sẵn sàng đổi mới (willing, motivated) mà khi có cơ hội họ chắc chắn
sẽ thực hiện hành vi đổi mới (Kanter, 1983; Woodman & ctg., 1993, Claver &

ctg., 1998; được trích trong Daniel I.Prajogo và Pervaiz K. Ahmed, 2006, trg.
501).


11

− Trianis (1980) đã định nghĩa khái niệm xu hướng hành vi là những hướng dẫn
giúp con người đi đến những hành động (được trích từ Huỳnh Đỉnh Tuệ,
2007). Và lập luận của Ajzen và Fishbein (1980) về xu hướng mua như sau xu
hướng mua thể hiện trạng thái xu hướng mua hay không mua một sản phẩm
trong thời gian nhất định, và trước khi thực hiện hành vi mua thì xu hướng
mua đã được hình thành trong suy nghĩ của khác hàng (được trích từ Nguyễn
Thị Ánh Xuân, 2004). Từ đó dẫn đến lập luận của người viết về xu hướng đổi
mới như sau:
Xu hướng đổi mới chính là sự tự nguyện, sẵn sàng đổi mới, nói lên khuynh
hướng hành động của một người muốn thực hiện đổi mới. Xu hướng đổi mới
thể hiện trạng thái xu hướng thực hiện đổi mới (đổi mới hay không đổi mới)
và trước khi thực hiện hành vi đổi mới thì xu hướng đổi mới đã được hình
thành trong suy nghĩ của người thực hiện hành vi đó. Đồng thời trong q
trình thực hiện này, xu hướng đổi mới cũng luôn là định hướng cho các hoạt
động tiếp theo sau cho đến khi đạt được mục tiêu đổi mới, và tiếp tục định
hướng đổi mới cho các mục tiêu kế tiếp.
2.1.2 Cách thức đo lường xu hướng đổi mới
− Các nghiên cứu liên quan đến xu hướng đổi mới hiện nay chưa nhiều và các
bộ thang đo về xu hướng đổi mới chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó, người
viết đề nghị đo lường xu hướng đổi mới bằng cách dựa vào định nghĩa, ý
nghĩa của khái niệm xu hướng đổi mới, trao đổi ý kiến chuyên gia, và tham
khảo các bộ thang đo tương tự như các bộ thang đo về tính đổi mới trong
Marketing Scales Handbook của Gordon C.Bruner & Paul J.Hensel (1994), từ
đó hình thành các biến quan sát.

− Để đo lường đổi mới thì theo Patchen (1965), đổi mới có thể được chuyển
thành thích thú sự đổi mới. Và theo Frese & Pluddemann (1993), đổi mới
cũng có thể được chuyển thành mong muốn đổi mới tại không gian làm việc


12

(được trích từ Andreas Utsch & ctg., 1999). Ý nghĩa của các cách chuyển đổi
này sẽ được người viết ứng dụng để hình thành các biến quan sát sau này.
2.2 Đặc điểm cá nhân tiêu biểu của doanh nhân
− Doanh nhân là lớp người năng động nhất trong xã hội, cũng chính họ làm tăng
tính năng động của nền kinh tế quốc gia đồng thời giúp cho nền kinh tế phát
triển. (Robbins & ctg., 2000; được trích từ Ingrid &ctg., 2001). Họ là những
người hoạt động kinh doanh nên luôn đối diện với vấn đề ra quyết định. Cùng
một vấn đề, nhưng những doanh nhân khác nhau thì quyết định cũng khác
nhau. Việc ra quyết định khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thông tin,
trực giác, kinh nghiệm. Có rất nhiều quyết định trong kinh doanh hồn tồn
thiếu thông tin, không rõ ràng nhưng doanh nhân vẫn ra quyết định và chấp
nhận đối diện với kết quả, cho dù tốt hay xấu. Chính điều này thể hiện rõ
niềm tin của họ vào chính bản thân mình, vào khả năng của mình. Cũng có
nghĩa họ dám chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận rủi ro và tin vào thành công
của quyết định ấy.
− Trong môi trường kinh tế mở cửa, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay,
người doanh nhân thường xuyên phải cạnh tranh để giúp cho doanh nghiệp
tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp phát triển, góp phần giúp nền kinh tế quốc
gia phát triển vì thế họ là nhóm người được nhiều quốc gia quan tâm nhất
hiện nay. (Rees và Shah, 1986; De Wit và Van Winden, 1989;Blanchflower,
2000; Blanchflower và Meyer, 1994 được trích từ Ingrid Verheul & ctg.,
2001).
− Doanh nhân, tiến hành lập nghiệp, ngoài nhu cầu về kinh tế, cịn một nhu cầu

khác khơng kém phần quan trọng đó chính là họ muốn “sự tự do”, tự do làm
điều mình thích, họ khơng muốn phải ràng buộc làm theo các kế hoạch của
người khác phân bổ xuống. Họ muốn triển khai tư duy, tự do phát huy khả
năng của bản thân để dẫn dắt doanh nghiệp thành cơng từ đó thể hiện sự thành
cơng, thành đạt của chính mình. Theo người viết đặc điểm này là yếu tố cực


13

kỳ quan trọng trong đặc điểm cá nhân của doanh nhân. (Lê Quân, 2005; và
nguồn khảo sát sơ bộ của tác giả)
− Hiện nay trên thế giới chưa có một mơ hình, một cơ sở lý thuyết chuẩn về các
đặc điểm cá nhân của doanh nhân. Việc xây dựng mô hình chuẩn này cịn
đang gặp nhiều tranh luận của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Theo Gartner
(1989) đã khuyên rằng những người nghiên cứu trong lĩnh vực đặc điểm cá
nhân và khuynh hướng của doanh nhân nên:
Dựa nền tảng và bối cảnh của những nghiên cứu trước.
Kết nối và làm khớp những lý thuyết chuyên về bản chất của tinh thần
doanh nhân và liên hệ những lý thuyết đó với doanh nhân.
Xác định những biến và yếu tố chính.
Nhận dạng và lựa chọn mẫu một cách chu đáo, tận tâm.
Sử dụng những công cụ đo lường đặc điểm cá nhân và tâm lý xã hội
đương đại để đánh giá hoặc đưa ra những chứng minh hợp lệ để xây dựng
khái niệm mới. (được trích theo John B.Miner, 1997, trg. 20)
− Trong phần tiếp theo, người viết luận văn muốn trình bày kết quả của các
nghiên cứu trước về đặc điểm cá nhân của doanh nhân. Các phát biểu về đặc
điểm cá nhân của doanh nhân trong những nghiên cứu này có thể khơng hồn
tồn đầy đủ, nhưng cũng góp phần giúp cho người viết có nhận định tổng
quan về một số đặc điểm cá nhân tiêu biểu của doanh nhân sẽ cần nghiên cứu
tại Việt Nam.

2.2.1 Các nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của doanh nhân
Từ khi có lý thuyết của Schumpeter (1931) về lĩnh vực đặc điểm tâm lý doanh
nhân thì sau đó các tác giả khác đã tiếp tục phát triển thêm về lĩnh vực này:
− McCelland (1961) đã đưa ra các đặc điểm cá nhân của doanh nhân là nhu cầu
thành đạt (need for achievement), xu hướng chấp nhận mạo hiểm vừa phải
(moderate risk – taking propensity), hoạt động mạnh mẽ (preference for


14

energetic), mới lạ (novel activity), chịu trách nhiệm về sự thành cơng và thất
bại của mình. (được trích từ Sjoerd Beugelsdijk và Niels Noorderhaven,
2003).∗
− Tổng quan lý thuyết về nghiên cứu đặc điểm doanh nhân, Brockhaus và
Horwitz (1986) đã nhận định có ba nhóm yếu tố liên quan đến hành vi là: nhu
cầu thành đạt (need for achievement- nói rõ trong nghiên cứu của McCelland,
1961), tự tin (internal locus of control- nói rõ trong nghiên cứu của Rotter,
1966) và khuynh hướng chấp nhận mạo hiểm (risk-taking propensity). ∗
− Aldrich và Zimmer (1986) nhận định rằng: trong lý thuyết nền tảng đặc điểm
cá nhân thì có một số đặc điểm làm cho con người có các hành vi và đặc điểm
như là doanh nhân. Các đặc điểm đó bao gồm: tự tin (internal locus of
control), chấp nhận mạo hiểm tương đối (low aversion to risk taking), tham
vọng (ambition), nhu cầu thành đạt cao (high need for achievement). *
− Begley và Boyd (1987) đã thể hiện trong nghiên cứu của họ các đặc điểm
doanh nhân như sau: nhu cầu thành đạt (need for achievement), tự tin(internal
locus of control), chấp nhận mạo hiểm vừa phải (moderate propensity for risk
taking), chấp nhận được tình trạng mơ hồ của thông tin khi ra quyết định
(tolerance for ambiguity), có hành vi thuộc loại A trong Big Five, đây là
những đặc điểm nổi bật mà đã được họ công bố.∗
− Yet Bird (1989) trong quyển sách của tác giả này lại nhận định là nếu các

doanh nhân tiềm ẩn hành động để hình thành một cơ hội kinh doanh mới thì
với khả năng (được mơ tả như sự giáo dục và kinh nghiệm từ trước) và động
lực (được đại diện qua nhu cầu thành đạt – need for achievement, tự tin –
need for control, chấp nhận mạo hiểm – risk acceptance…) sẽ được xác định
như là đặc điểm cá nhân của họ.*




Kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ John B.Miner, 1997
Kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ John B.Miner, 1997


15

− Ray (1993) đã nhận xét: lý thuyết để xác định một người có phải là doanh
nhân hay khơng rất rộng. Giả sử rằng có một bộ các đặc điểm để xác định một
người có phải là doanh nhân hay khơng thì các đặc điểm đó bao gồm: chấp
nhận mạo hiểm vừa phải (moderate risk taking propensity), tự tin (internal
locus of control), nhu cầu thành đạt (need for achievement) và ln tìm kiếm
thơng tin… đặc điểm cá nhân thì quan trọng trong việc hình thành cơ hội kinh
doanh mới nhưng không chắc rằng các đặc điểm này đảm bảo thành cơng cho
cơ hội kinh doanh đó.*
− Caird (1993) trong một nhận xét về một cuộc kiểm tra các đặc điểm doanh
nhân đã nói: kết quả của cuộc khảo sát các đặc điểm của doanh nhân có thể
tổng kết ở những đặc điểm sau nhu cầu thành đạt cao (need for achievement),
tự quản (autonomy), thay đổi (change), thống trị (dominance), tự tin (internal
locus of control), chấp nhận mạo hiểm (risk taking), tràn đầy sinh lực, khéo
léo trong giao tiếp xã hội, thích học hỏi thơng qua các hoạt động và kinh
nghiệm đã trải qua, thường suy nghĩ bằng trực giác (intuition and thinking).∗

− Christian Krounka & ctg. (2003) đã khảo sát đặc điểm cá nhân của những
người lập nghiệp trong bối cảnh nguồn lực, mơi trường và giai đoạn khởi
nghiệp có đúc kết được các đặc điểm của doanh nhân có ý nghĩa thống kê là
nhu cầu thành đạt (need for achievement), tự tin (internal locus of control),
chấp nhận mạo hiểm (risk propensity), muốn tự mình hiện thực hóa các ý
tưởng (motive: self-realizzation).
− Trong bài báo “Những phẩm chất tiêu biểu của doanh nhân trẻ Việt Nam” của
Ts.Lê Quân đăng trên tạp chí Khoa Học Thương Mại (2005) có đề cập đến
những phẩm chất của doanh nhân trẻ Việt Nam. Cuối cùng cho ra 5 nhóm giá
trị nổi bật của chủ doanh nghiệp trẻ được tổng kết lại như sau: linh hoạt
(flexibility), tự tin (self-confidence), bướng bỉnh (resistance), mạo hiểm (risk
maker), tư duy quản trị (managerial capacity).



Các kết quả nghiên cứu trên được tổng hợp từ John B.Miner, 1997


×