Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của tỉnh đăk nông bằng phương pháp phân tích emercy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.47 MB, 122 trang )

Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------

NGUYỄN VIẾT MỸ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỦA
TỈNH ĐẮK NÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH EMERGY
Chun ngành: Cơng nghệ Mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2008


Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------

NGUYỄN VIẾT MỸ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỦA
TỈNH ĐẮK NÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH EMERGY
Chun ngành: Cơng nghệ Mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ


TP. Hồ Chí Minh, năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn này còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nên việc
tìm kiếm tài liệu tham khảo phương pháp đánh giá hơi khó khăn do
những tài liệu này chưa phổ biến rộng rãi trên thị trường hiện nay.
Do vậy, để hoàn thành luận văn, ngoài những nổ lực của bản thân,
trước hết học viên xin gởi lời cảm ơn đến Cán Bộ hướng dẫn luận
văn Tiến sĩ Đặng Viết Hùng đã hổ trợ rất nhiều trong việc cung cấp
nhiều tài liệu chuyên ngành, chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến bổ
ích để có thể hồn thành luận văn.
Bên cạnh đó, với một khối lượng lớn các số liệu cần thu thập,
nếu khơng có sự cung cấp của Cục Niên Giám Thống Kê Tỉnh Đắk
Nông, Bộ Nông nghiệp và các cơ quan ban ngành khác có liên quan
thì luận văn sẽ khơng thể tập hợp đầy đủ dữ liệu cho việc đánh giá
được hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của tỉnh
Đắk Nông.
NGUYỄN VIẾT MỸ PHƯƠNG


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học :TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG

Cán bộ chấm nhận xét 1 :

Cán bộ chấm nhận xét 2 :


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày

tháng

năm 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
------------Tp., HCM, Ngày
tháng
năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên: NGUYỄN VIẾT MỸ PHƯƠNG

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 30/05/1982

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Cơng nghệ mơi trường
Khóa (Năm trúng tuyển): 2006

1. TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của tỉnh Đắk
Nông bằng phương pháp phân tích Emergy .
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của khu vực tỉnh
Đắk Nơng bằng phương pháp phân tích Emergy.
- Từ các kết quả đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên đó, luận văn sẽ đề
xuất những hướng phát triển bền vững cho kinh tế - xã hội – môi trường tỉnh Đăk
Nông.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/01/2008
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/12/2008
5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sỹ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG

TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Phân tích Emergy đã cung cấp một công cụ đánh giá khoa học đại diện cho 2 giá trị
kinh tế và môi trường trong cùng 1 thước đo. Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng
nguồn tài nguyên bằng phương pháp này mang tính khoa học và thực tiễn cao nhằm tạo

ra một nền tảng cho việc định hướng phát triển vùng trong tương lai cũng như giải
quyết tốt vấn đề điều chỉnh cân bằng giữa nhu cầu sử dụng của con người và tiềm lực
của tự nhiên.
Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên tỉnh Đắk Nơng bằng phương pháp
phân tích Emergy đã chỉ ra rằng 97% nguồn Emergy sử dụng của Đắk Nông được xuất
phát từ nội lực của địa phương. Trong đó, sự đóng góp của nguồn tài nguyên tái tạo
được là chủ yếu nhờ vào nguồn hố năng của nước sơng (chiếm 32.42% trong tổng
lượng Emergy sử dụng) và thế năng của nước mưa (chiếm 31.33% trong tổng lượng
Emergy sử dụng). Nông nghiệp, lâm nghiệp là ngành chủ đạo trong nền kinh tế địa
phương. Tỷ lệ đầu tư (EIR) thấp khoảng 0.03. Tỷ lệ Emergy trên tiền tệ trong tỉnh là
6.48E13 Sej/$. Hiện nay, chỉ số bền vững môi trường của Đắk Nơng cịn nằm trong
khoảng an tồn cao (EmSI = 37.45). Mặc dù sự hỗ trợ của các nguồn tài nguyên tái tạo
vẫn ở mức cao nhưng chỉ có thể bảo đảm cho 2.73E5 người, chiếm 64,72% dân số của
Tỉnh.
Kết quả đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên đã đưa ra một số đề xuất cho sự
phát triển bền vững như: cần giảm tỷ lệ tăng dân số, khuyến khích và thận trọng trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư. Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm điạ phương. Thận trọng trong việc quy
hoạch và khai thác tài nguyên khoáng sản (đặc biệt là Boxit). Phát triển kinh tế xã hội
đi đơi vơí bảo vệ mơi trường, bảo tồn và khôi phục tài nguyên nhằm đem lại lợi ích cho
cả con người và thiên nhiên.


ABSTRACT
Emergy analysis has provided a tool for evaluating that representatives for
economic values and

environment values in the same measure. Evaluation the

developing of resources status by emergy analysis is the high scientific and realistic

method for creating the base for development of area in the future as well as resolve
well the problem of adjusted balance between the needs both of human and natural
system.
The evaluation of the used natural resources status of Dak Nong province on the
emergy analysis has indicated that 97% uses emergy source of Dak Nong is derived
from within the area. The contribution of renewable resources are mainly thanks to the
chemical potential of river (32.42% of the total amount of the used Emergy) and the
geopotential of rain (31.33% of the total amount of the used Emergy). Agriculture and
forestry are the main activity in the local economy . The rate of investment (EIR) is
0,03. The emergy money ratio is 6.48E13 Sej / $. Currently, the Emergy sustainability
index of Dak Nong is located in the high security around (EmSI = 37.45). Renewable
carrying capacity at the present living standard remains a high degree but it can only
guarantee 2.73E5 people, accounting for 64.72% of the provincial population.
Result of the evaluation of the used natural resources status of Dak Nong provincee
has shown some suggestions for sustainable development such as: must reduce the rate
of population growth. Careful in exchanging the economic structure, increase the
investment. science and technology Development improve the quality of local
products. Careful in planning and exploitation of mineral resources (especially, Boxit).
Development of economic, society and environmental protection, conservation and
recovery resources in order to benefit for both of people and nature.


-1-

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................7
KÝ HIỆU VIẾT TẮT.......................................................................................................9
Chương I.........................................................................................................................10

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................10
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................10

1.2.

MỤC TIÊU, NỘI DUNG ,PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................................................11
1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................11

1.2.2.

Nội dung nghiên cứu ...............................................................................11

1.2.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................12

1.2.4.

Phương pháp nghiên cứu.........................................................................12

1.3.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ........................................................................................12


1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ....................................................................................12

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn:....................................................................................13

1.3.3.

Tính mới của đề tài .................................................................................13

Chương II .......................................................................................................................14
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TỈNH ĐẮK NÔNG .................................................14
2.1

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................14

2.1.1

Diện tích và dân số.................................................................................14

2.1.2

Đặc điểm khí hậu ....................................................................................16

2.1.3

Đặc điểm địa hình ...................................................................................17


2.2
2.2.1

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ -XÃ HỘI ................................18
Hiện trạng xã hội.....................................................................................25


-2-

2.2.2
2.3

Hiện trạng kinh tế....................................................................................19
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN .............25

2.3.1

Tài nguyên đất ........................................................................................25

2.3.2

Tài nguyên nước .....................................................................................27

2.3.3

Tài nguyên rừng......................................................................................28

2.3.4

Tài nguyên khoáng sản............................................................................29


2.4

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI

TRƯỜNG TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020.......................................................30
2.4.1

Quan điểm phát triển...............................................................................30

2.4.2

Định hướng phát triển kinh tế..................................................................31

2.4.3

Định hướng phát triển xã hội...................................................................37

2.4.4

Định hướng phát triển theo lãnh thổ ........................................................43

2.4.5

Bảo vệ môi trường sinh thái ....................................................................45

Chương III......................................................................................................................47
TỔNG QUAN EMERGY ............................................................................................47
3.1


KHÁI NIỆM EMERGY ................................................................................47

3.2

HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI ..................................................................................47

3.3

CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

EMERGY ...................................................................................................................49
3.3.1

Phạm vi thời gian ....................................Error! Bookmark not defined.

3.3.2

Các sản phẩm đều được tạo ra từ hai quá trình phân tách và song song ...50

3.3.3

Nguyên lý tối đa hóa năng lượng (Maximum Power Principle) ..............50

3.4

EMERGY CỦA TRÁI ĐẤT..........................................................................51

3.5

BIỂU ĐỒ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG.......................................................53


3.6

BẢNG PHÂN TÍCH EMERGY ....................................................................58

3.7

CHỈ SỐ EMERGY.........................................................................................58

3.7.1

Lượng Emergy sử dụng trên một đơn vị diện tích....................................59


-3-

3.7.2

Lượng Emergy sử dụng trên một đơn vị đầu người .................................60

3.7.3

Khả năng duy trì cuộc sống của nguồn tài nguyên tái tạo ........................60

3.7.4

Giá trị tỷ lệ Emergy/tiền (Em$) ...............................................................60

3.7.5


Tỷ lệ đầu tư Emergy (The Emergy Investment Ratio: EIR) .....................61

3.7.6

Tỷ lệ sản lượng Emergy (The Emergy Yeild Ratio: EYR).......................61

3.7.7

Tỷ lệ tải Emergy (The Environtmental Loading Ration: ELR) ................62

3.7.8

Chỉ số bền vững Emergy (Emergy Sustainability Index: EmSI) ..............62

3.8

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH EMERGY .............................62

3.8.1

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................62

3.8.2

Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................63

Chương IV......................................................................................................................65
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................65
4.1


PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................65

4.2

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ SỐ LIỆU ......................................................65

4.3

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH EMERGY....................................................67

Chương V .......................................................................................................................70
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................................70
5.1

XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG KHU VỰC TỈNH

ĐẮK NƠNG...............................................................................................................70
5.2

BẢNG PHÂN TÍCH EMERGY CHO KHU VỰC TỈNH ĐẮK NƠNG NĂM

2006

.......................................................................................................................77

5.3

TÍNH TỐN CÁC CHỈ SỐ EMERGY CHO KHU VỰC TỈNH ĐẮK NƠNG.
.......................................................................................................................79


5.4

THIẾT LẬP CHU TRÌNH TĨM TẮT CỦA CÁC DỊNG EMERGY ..........80

5.5

NHẬN XÉT KẾT QUẢ.................................................................................81

5.5.1

Bảng phân tích Emergy ...........................................................................81

5.5.2

Bảng các chỉ số Emergy ..........................................................................82


-4-

5.6

BÀN LUẬN KẾT QUẢ.................................................................................93

5.7

SO SÁNH KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EMERGY VỚI NHỮNG ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020..................................................98
Chương VI....................................................................................................................103

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................................103
6.1

KẾT LUẬN .................................................................................................103

6.2

KIẾN NGHỊ.................................................................................................104

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................106
PHỤ LỤC.


-5-

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Diện tích và dân số khu vực các tỉnh thuộc khu vực tỉnh Đắk Trang 16
Nông

Bảng 2.2:

Đặc điểm khí hậu của khu vực tỉnh Đắk Nơng

Trang 16

Bảng 2.3:

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp


Trang 19

Bảng 2.4:

Sản lượng sản xuất của một số loại cây trồng chính trong năm Trang 19
2006

Bảng 2.5:

Sản lượng vật ni chủ yếu trong năm 2006

Trang 21

Bảng 2.6:

Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu từ năm 2000 - 2006

Trang 22

Bảng 2.7:

Sản lượng thủy sản chủ yếu trong năm 2006

Trang 22

Bảng 2.8:

Sản lượng khai thác một số loại khoáng sản chủ yếu trong năm Trang 23
2005


Bảng 2.9:

Sản lượng điện thương phẩm sản xuất trong năm 2006

Trang 24

Bảng 2.10:

Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu trong năm 2005

Trang 24

Bảng 2.11:

Diện tích đất nơng nghiệp và đất dùng vảo lâm nghiệp trong Trang 26
khu vực năm 2006

Bảng 2.12:

Lưu lượng các con sơng chính trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Trang 27

Bảng 2.13:

Hiện trạng rừng trong những năm qua của tỉnh Đắk Nơng

Trang 28


Bảng 3.1:

Các dịng Emergy của trái đất

Trang 52

Bảng 3.2:

Những sản phẩm Emergy được tạo ra từ hệ thống năng lượng Trang 52
trái đất

Bảng 3.3

Bảng ký hiệu ngôn ngữ năng lượng

Trang 54

Bảng 3.4

Bảng mẫu phân tích Emergy

Trang 58

Bảng 4.1:

Bảng phân tích Emergy của khu vực với các yếu tố được đề Trang 68
nghị

Bảng 4.2:


Bảng các chỉ số Emergy của khu vực tỉnh Đắk Nông

Bảng 5.1:

Ghi chú hướng đi của các dịng năng lượng trong mơ hình hệ Trang 70
thống kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông

Trang 69


-6-

Bảng 5.2:

Bảng phân tích Emergy cho khu vực tỉnh Đăk Nơng năm 2006

Bảng 5.3:

Bảng phân tích các chỉ số Emergy cho khu vực tỉnh Đăk Nông Trang 79
năm 2006

Bảng 5.4:

Bảng so sánh các chỉ số Emergy cho khu vực tỉnh Đăk Nông và Trang 82
của Việt Nam trong năm 2006

Trang 77


-7-


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1:

Bản đồ vị trí Đắk Nơng tại khu vực Tây Nguyên

Trang 15

Hình 2.2:

Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nơng

Trang 18

Hình 2.3:

Bản đồ quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020.

Trang 32

Hình 2.4:

Bản đồ quy hoạch thương mại, du lịch tỉnh Đắk Nông đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Trang 36

Hình 2.5:


Bản đồ quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị tỉnh Đắk Nơng đến
năm 2010, 2020.

Trang 42

Hình 2.6:

Bản đồ quy hoạch phát triển các tiểu vùng lãnh thổ

Trang 45

Hình 3.1:

Một ví dụ chuỗi chất lượng Emergy được dùng để tính tốn hệ số Trang 47
chuyển đổi mặt trời

Hình 3.2:

Bậc chuyển đổi năng lượng và hệ số chuyển đổi

Trang 48

Hình 3.3

Biểu đồ hệ thống năng lượng của khu vực

Trang 53

Hình 3.4


Biểu đồ minh họa các tỉ lệ Emergy cho một nền kinh tế cấp vùng
có sử dụng tài nguyên tái tạo được (R), tài nguyên không tái tạo
được (N), đầu vào do trao đổi với bên ngoài (F) và đầu ra được
tạo thành bởi khu vực (Y) (Brown et al., 1997)

Trang 59

Hình 5.1:

Biểu đồ hệ thống năng lượng tỉnh Đăk Nơng

Trang 70

Hình 5.2:

Biểu đồ các dịng Emergy tỉnh Đăk Nơng năm 2006

Trang 78

Hình 5.3:

Chu trình tóm tắt của các dịng Emergy cho khu vực tỉnh Đăk
Nông và của Việt Nam trong năm 2006.

Trang 80

Hình 5.4:

Tỷ lệ phần trăm Emergy đóng góp của các dòng năng lượng vào
tổng lượng Emergy sử dụng trong khu vực tỉnh Đăk Nơng năm

2006.

Trang 81

Hình 5.5:

Biểu đồ lượng Emergy sử dụng trong khu vực tỉnh Đăk Nông,
Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Việt Nam trong năm 2006

Trang 84

Hình 5.6:

Biểu đồ lượng Emergy xuất khẩu trên lượng Emergy nhập khẩu
của Đăk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Việt Nam trong
năm 2006

Trang 85

Hình 5.7:

Biểu đồ Tỷ lệ lượng Emergy nội tại trên tổng lượng Emergy sử
dụng của Đăk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Việt Nam
trong năm 2006

Trang 85


-8-


Hình 5.8:

Biểu đồ Tỷ lệ lượng Emergy tái tạo trên tổng lượng Emergy sử
dụng của Đăk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Việt Nam
trong năm 2006

Trang 86

Hình 5.9:

Biểu đồ Tỷ lệ lượng Emergy nhập khẩu trên tổng lượng Emergy
sử dụng của Đăk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Việt Nam
trong năm 2006

Trang 87

Hình 5.10:

Biểu đồ lượng Emergy sử dụng trên một đơn vị diện tích trong
khu vực tỉnh Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau và Việt
Nam trong năm 2006.

Trang 88

Hình 5.11:

Biểu đồ lượng Emergy sử dụng trên đầu người trong khu vực
tỉnh Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau và Việt Nam trong
năm 2006


Trang 89

Hình 5.12:

Biểu đồ % dân số mà nguồn tài ngun tái tạo có thể duy trì cuộc Trang 90
sống của tỉnh Đăk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau và Việt
Nam trong năm 2006

Hình 5.13:

Tỷ lệ Emergy trên đơn vị tiền tệ của tỉnh Đăk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Việt Nam trong năm 2006

Trang 91

Hình 5.14:

Biểu đồ so sánh chỉ số Emergy của tỉnh Đăk Nông, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau và Việt Nam trong năm 2006

Trang 92


-9-

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

R

: Dòng Emergy từ nguồn tài nguyên tái tạo được

N


: Dịng Emergy những nguồn năng luợng khơng tái tạo được sử dụng
trong hệ thống.

F

: Dòng Emergy từ các dòng nhiên liệu nhập khẩu

P2 I

: Dòng Emergy từ hàng hố nhập khẩu

P1 E

: Dịng Emergy từ hàng hố xuất khẩu

U

: Tổng lượng Emergy sử dụng trong khu vực

GDP

: Tổng sản phẩm khu vực tỉnh Đắk Nông

EIR

: Chỉ số đầu tư

EYR


: Chỉ số sản lượng Emergy

ELR

: Chỉ số tải môi trường

EmSI

: Chỉ số bền vững


- 10 -

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU

1.1.

ĐẶT VẤ N ĐỀ

Nằm trong khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập và trong
những năm gần đây đang được sự quan tâm đầu tư của chính phủ. Đắk Nơng đang
chuyển mình rất nhanh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế
trong mấy năm qua đã có những chuyển biến tích cực, năm sau luôn cao hơn năm
trước và đều đạt mức tăng trưởng trên 10% như năm 2004 là 10,6%, năm 2005 là
14,8% và năm 2006 là 15,32% (Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nơng, 2006).
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đó, các vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài
nguyên ví dụ như suy giảm tài nguyên rừng ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng của
sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tốc

độ dân số tăng nhanh ... (từ năm 2004 đến năm 2006, diện tích rừng bị thiệt hại tăng
gấp đôi từ 175 ha đến 312 ha) (Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông, 2006).
Nhằm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ tài nguyên mơi trường, chính phủ
cũng đã xây dựng những quy hoạch phát triển bền vững cho khu vực tỉnh Đắk Nông.
Tuy nhiên, những quy hoạch này khi thực hiện cũng không phải hoàn toàn mang lại
hiệu quả tối đa. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là vì những định
hướng này còn thiếu cơ sở và chưa rõ ràng do các nhà quản lý thường chỉ sử dụng cơng
cụ phân tích kinh tế kỹ thuật để định giá cho các nguồn tài ngun nên cịn nhiều thiếu
xót. Bởi vì, ”Tiền khơng phản ánh được giá trị thực sự của các nguồn tài nguyên, nhất
là đối với các nguồn tài ngun khơng có giá trị trên thị trường” (Odum, 1996). Do
vậy, khi đánh giá bằng tiền tệ, những tiện ích mà môi trường đã cung cấp chỉ được
đánh giá một cách ngẫu nhiên, chưa đầy đủ và còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ
quan của con người.


- 11 -

Phân tích Emergy ra đời đã khắc phục được những hạn chế trên. Bởi vì, đây là
phương pháp khoa học nhằm đánh giá ảnh hưởng của tất cả các nguồn đầu vào, đầu ra
tồn tại trong hệ thống, liên kết được các vấn đề kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường
với nhau và khắc phục được yếu tố chủ quan của con người.
Đề tài “Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của tỉnh
Đắk Nơng bằng phương pháp phân tích Emergy” sẽ góp phần đánh giá được vai trò
quan trọng của những giá trị nguồn đầu vào từ môi trường ảnh hưởng đến các yếu tố xã
hội, sự tăng trưởng kinh tế của Đắk Nông và làm nền tảng cho các định hướng sử dụng
bền vững nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho cả con
người và thiên nhiên.

1.2.


MỤC TIÊU, NỘI DUNG ,PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨ U CỦ A ĐỀ T ÀI

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu của đề tài nhằm định lượng những giá trị của Tài Nguyên Thiên Nhiên
đối với sự phát triển của khu vực tỉnh Đắk Nơng qua việc phân tích Emergy.

-

Từ các kết quả đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên đó, luận văn sẽ
đề xuất những hướng phát triển bền vững cho kinh tế - xã hội – môi trường tỉnh
Đăk Nông.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung như sau :
-

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của
tỉnh Đắk Nông.

-

Tổng quan về phương pháp nghiên cứu Emergy và các khái niệm có liên quan.

-

Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của tỉnh bằng
phương pháp Emergy.



- 12 -

-

Thông qua kết quả đánh giá, đề xuất những định hướng phát triển của vùng
trong tương lai.

-

Đối chiếu những đề xuất được kiến nghị với định hướng quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu

Vùng nghiên cứu được lựa chọn là khu vực tỉnh Đắk Nông, một trong tỉnh đại diện
cho khu vực Tây Nguyên.
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong việc đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài
nguyên môi trường của tỉnh Đắk Nông bao gồm:
-

Phương pháp tổng quan tài liệu: Nhằm tiếp cận lý thuyết và tổng hợp cơ sở dữ
liệu về tự nhiên – kinh tế -xã hội – môi trường tỉnh Đắk Nông.

-

Phương pháp thống kế, xử lý số liệu để có được những số liệu đúng, có độ tin
cậy cao phục vụ tốt cho mục tiêu nghiên cứu


-

Phương pháp phân tích Emergy nhằm đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài
nguyên môi trường tỉnh Đắk Nông.

1.3.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Phương pháp phân tích Emergy đã chứng tỏ được tính khoa học và thực tiễn ngày
càng cao khi đánh giá được cả hai khía cạnh kinh tế - xã hội và mơi trường trong cùng
một thước đo mà trước đây chưa thực hiện được. Việc phân tích này được xem như
một nội dung trong kỹ thuật sinh thái hệ thống vì thể hiện được những nguyên lý của
hệ thống sinh thái trong việc sử dụng bền vững nhằm hướng đến phát triển bền vững.


- 13 -

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Phương pháp này đã trở thành cơng cụ hữu ích khi đánh giá tầm quan trọng của các
nguồn tài nguyên môi trường, cung cấp các số liệu thực tiễn nhằm tạo cơ sở khoa học
cho những định hướng được xây dựng cho việc khai thác sử dụng tài nguyên trong khu
vực tỉnh Đắk Nông phù hợp với xu hướng phát triển trong tương lai.
1.3.3. Tính mới của đề tài
Đề tài sẽ đóng góp một công cụ mới cho việc đánh giá hiện trạng khai thác tài
nguyên môi trường và bổ sung thêm một phương pháp mới cho cơng tác kiểm tốn mơi
trường trong khu vực.
Hiện nay, ở Việt Nam, Emergy vẫn còn là một khái niệm mới mẻ, hiện tại chỉ có
một nghiên cứu “Phân tích Emergy và mơ hình năng lượng cho sự bền vững của lưu

vực hạ lưu sông MêKông” _Hùng, 2006 mà chưa có nghiên cứu đánh giá Emergy nào
cho khu vực tỉnh Đắk Nơng. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng
tài nguyên môi trường của tỉnh Đắk Nơng bằng phương pháp phân tích Emergy” sẽ
một phần đóng góp thêm số lượng của các nghiên cứu khoa học về phân tích Emergy
tại Việt Nam.


- 14 -

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TỈNH ĐẮK NƠNG

2.1

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Diện tích và dân số

Đắk Nông là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, mới được tách từ tỉnh Đắk
Lắk cũ theo Nghị định số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, có
tọa độ địa lý từ 11045’ đến 12050’ vĩ độ Bắc và 107010’ đến 108010’ kinh độ Đơng.
Phía Bắc Đắk Nơng giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đơng giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp
với Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước. Là tỉnh miền núi có độ cao khoảng
600 - 700m, có nơi lên đến 1.970 m so với mực nước biển.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2006 Đắk Nơng có 421,109 nghìn người
(chiếm 0,48% dân số cả nước), gồm 31 dân tộc, trong đó đồng bào người Việt (Kinh),
Êđê, Nùng, M'Nông, Tày chiếm đa số.


- 15 -


(Nguồn: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Đắk Nơng)
Hình 2.1 Bản đồ vị trí Đắk Nơng tại khu vực Tây Nguyên


- 16 -

Bảng 2.1 Diện tích và dân số khu vực các tỉnh thuộc khu vực tỉnh Đắk Nơng
Diện tích (Km2)

6513

Dân số trung bình (Nghìn người)
Mật độ dân số (Người/km2)

421,109
64

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông, 2006)
2.1.2 Đặc điểm khí hậu
Đắk Nơng có khí hậu ơn hịa, nhiệt độ trung bình năm 2006 là từ 23.20C. Nhiệt độ
trung bình tháng nóng nhất là 24.30C (4/2006), và tháng lạnh nhất là 21.40C (12 /2006)
Tổng số giờ nắng trong năm 2006 là 2108 giờ. Lượng mưa trong năm là 3188 mm.
Độ ẩm trung bình năm là 83.7%. Trong đó, tháng có độ ẩm trung bình tháng cao
nhất là 91-92% từ tháng 7 đến tháng 8; tháng có độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là
77% vào tháng 03 và tháng 12 của năm.
Bảng 2.2 Đặc điểm khí hậu của khu vực tỉnh Đắk Nơng

Tháng


Nhiệt độ
trung bình
tháng (oC)

Lượng mưa
trung bình
tháng (mm)

Lượng bốc
hơi nước
hàng tháng
(mm)

Tổng số giờ
nắng trong
tháng (giờ)

1

21.9

72

87

187

81

2


22.6

70

113

229

76

3

23.7

97

109

240

77

4

24.3

191

76


215

81

5

24.2

133

70

159

89

6

24.1

202

60

175

87

7


23.1

522

45

113

91

8

22.8

747

43

111

92

9

23.3

595

49


134

89

10

23.2

483

83

190

84

Độ ẩm trung
bình tháng
(%)


- 17 -

11

23.8

76


92

92

80

12

21.4

0

121

263

77

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

23.2
o

Nhiệt độ cao nhất trong năm ( C)

24.3

Nhiệt độ thấp nhất trong năm (oC)

21.4


Tồng lượng mưa cả năm (mm)
Tồng lượng hơi nước bốc hơi cả năm (mm)
Tổng số giờ nắng trong năm (giờ)
Độ ẩm trung bình tháng (%)

3,188.0
948.0
2,108.0
83.7

(Nguồn: Viện khí tượng thủy văn, 2006)
2.1.3 Đặc điểm địa hình
Đắk Nơng nằm ở cuối dãy Trường Sơn, bị chia cắt nhiều nên địa hình đa dạng và
phong phú, tạo các vùng xen kẽ giữa thung lũng, cao ngun và núi cao. Địa hình có
độ cao dần từ Đông sang Tây. Vùng đất thấp – thung lũng phân bố dọc sông Krông Nô,
Sêrêpok thuộc các huyện Krông Nô, Cư Jút. Vùng cao nguyên thuộc các huyện Đắk
Nơng, Đắk Mil và Đắk Song, có độ cao trung bình từ 600 đến 700 m; độ dốc trên 15o.
Vùng núi thuộc địa bàn huyện Đắk R’Lấp có độ dốc lớn.


- 18 -

2.2

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ -XÃ HỘI

(Nguồn: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Đắk Nơng)
Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông



×