Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên môi trường của tỉnh bà rịa vũng tàu bằng phương pháp phân tích emergy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 111 trang )

Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC,
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH EMERGY
Chun ngành: Cơng nghệ Mơi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :
GVHD 1: TS Lê Thị Hồng Trân ................................................................

GVHD 2: TS Đặng Viết Hùng ...................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại


HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Ngày . . . . . tháng 08 năm 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------oOo--Tp. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Anh
Ngày, tháng, năm sinh:

29/08/1983

Giới tính : Nam / Nữ 5
Nơi sinh : TP. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường
Khoá (Năm trúng tuyển): 2006
1- TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường

của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng phương pháp phân tích emergy
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

- Cung cấp hiện trạng về tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, định lượng
vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế hiện nay
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng phương pháp emergy.

- Đề xuất cụ thể cho định hướng phát triển kinh tế xã hội sao cho hài hòa với
bảo vệ tài nguyên môi trường.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : ngày 21 tháng 01 năm 2008.
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : ngày 30 tháng 11 năm 2008.
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

GVHD 1: TS. Lê Thị Hồng Trân
GVHD 2: TS. Đặng Viết Hùng
qua.

Nội dung và đề cương Luận văn thạc só đã được Hội đồng chuyên ngành thông

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự quan tâm và giúp đỡ của
nhiều Thầy Cô, của đơn vị nơi tôi công tác, của gia đình và các bạn:
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Môi
Trường - trường Đại học Bách Khoa, đặc biệt là hai giáo viên hướng
dẫn TS Lê Thị Hồng Trân và TS. Đặng Viết Hùng, những người đã
hết lòng dạy bảo và truyền đạt những kiến thức làm nền tảng, đã tận
tình chỉ dẫn hướng đi và tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp tài
liệu cho tôi nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng đã nhận được sự

giúp đỡ của các đồng nghiệp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
quận 11 đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên tinh thần cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp
ý kiến để tôi hoàn thành luận văn, xin cảm ơn các chị, các bạn cùng
nhóm nghiên cứu về emergy đã chia sẻ những kiến thức, chia sẻ tài
liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến mẹ đã vất vả nuôi con lớn
và cho con ăn học, đến gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và là
chỗ dựa tinh thần vững chắc trong suốt quá trình học tập cho tới khi
con thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, cũng xin gửi lời cảm ơn đến chồng tôi, Nguyễn
Quang Long đã luôn là động lực, là niềm vui, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian hạn hẹp, kinh nghiệm còn ít nên không tránh khỏi
những sai sót. Rất mong được các Quý thầy cô và các bạn góp ý để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TP. Hồ Chí Minh thaùng 08/2009


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Khái niệm emergy là “Một hệ thống đánh giá dựa trên khoa học đại diện
cho cả hai giá trị kinh tế và môi trường trong cùng một thước đo” (Odum, 1996).
Và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đã được đánh giá bằng phương pháp phân tích emergy.
Tổng lượng emergy sử dụng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006 là
1.21E+23 sej/năm . Khoảng 95% tổng lượng emergy sử dụng của tỉnh có nguồn
gốc nội tại, trong đó 77% từ nguồn tài nguyên tái tạo. Tỷ lệ emergy trên một đơn
vị diện tích, trên đầu người lần lượt là 1.19E+12 sej/m2/năm, 1.31E+17

sej/người/năm. Môi trường tự nhiên của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đảm bảo cuộc
sống hiện tại cho 77,4% dân số với mức sống hiện nay. Tỷ lệ emergy trên một
đơn vị tiền tệ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 1.24E+13 sej/$. Tỷ lệ đầu tư
emergy (EIR), tỉ lệ sản lượng emergy (EYR), tỷ lệ tải môi trường (ELR) của tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt tương ứng là 0.05, 4.15, 0.29. Cuối cùng, chỉ số bền
vững EmSI của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 14.22, chứng tỏ tỉnh hiện đang đạt
trạng thái bền vững.
Tài nguyên môi trường của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đóng vai trò rất to lớn
đối với sự phát triển của tỉnh. Và các định hướng chiến lược cho sự phát triển bền
vững của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai là rất cần thiết.


ABSTRACT

Emergy concept is “capable of representing both the environmental and
economic values with a common measure” (Odum, 1996). And the situation of
exploiting and using environmental resources in Ba Ria – Vung Tau province is
now quantified by emergy analysis.
The total emergy used by Ba Ria – Vung Tau province was 1.21E+23
sej/yr. About 95%, of the total emergy used in Ba Ria – Vung Tau province was
derived from within the country, in which 77% from renewable resources. The
emergy uses per unit area for Ba Ria – Vung Tau province was 1.19E+12
sej/m2/yr. The emergy uses per capita was 1.31E+17 sej/capita/yr. The
renewable carrying capacities was equal to 77.4% of Ba Ria – Vung Tau’s
population. The emergy money ratios of Ba Ria – Vung Tau province was
1.24E+13 sej/$. The EIR, EYR, ELR of Ba Ria – Vung Tau province was
respectively 0.05, 4.15, 0.29. Finally, the EmSI of Ba Ria – Vung Tau province
was 14.22. It means Ba Ria – Vung Tau province is now sustainable.
Environmental resources are now playing an important role in Ba Ria –
Vung Tau province’s development. And it is necessary to orient the strategy for

sustainable development of Ba Ria – Vung Tau province in the future.


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 5.1
Bảng 5.2
Bảng 5.3

Sản lượng các loại nông sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm
2006
Các ngôn ngữ hệ thống
Giá trị emergy của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006
Các chỉ số emergy của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổng hợp các giá trị chỉ số emergy của tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, tỉnh Đắc Nông, Cà Mau và của cả Việt Nam năm 2006

Trang 14
Trang 42
Trang 68
Trang 71
Trang 73


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1
Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 5.1

Tổng quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bản đồ hành chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Số lượng và công suất tàu thuyền cơ giới đánh bắt thủy
hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2001 đến năm
2006
Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu năm 2006
Định hướng thay đổi tỷ trọng nội bộ ngành công nghiệp
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ 2010 đến 2020
Định hướng sản lượng dầu thô và khí đốt khai thác của

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020
Định hướng quy hoạch đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến
2015, định hướng 2020
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đến 2015, định hướng 2020
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đến 2015, định hướng 2020
Hệ thống cấp bậc
Hệ thống cấp bậc trong hệ sinh thái rừng
Quá trình chuyển hóa năng lượng
Chuỗi chất lượng emergy được sử dụng để tính toán hệ
số chuyển đổi năng lượng mặt trời (Odum, 1988)
Sơ đồ chuyển hóa emergy
Quá trình chuyển hóa emergy trong tự nhiên
Khái niệm về cấp bậc chuyển hóa năng lượng và hệ số
chuyển đổi
Các chỉ số emergy của một quốc gia hoặc một vùng
kinh tế
Biểu đồ hệ thống của một quốc gia hoặc một vùng kinh
tế
Sơ đồ tóm tắt các dòng emergy
Sơ đồ hệ thống năng lượng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
năm 2006

Trang 6
Trang 8
Trang 15

Trang 16
Trang 26

Trang 27
Trang 38
Trang 39
Trang 40
Trang 44
Trang 45
Trang 46
Trang 47
Trang 49
Trang 49
Trang 52
Trang 56
Trang 60
Trang 63
Trang 67


Hình 5.2
Hình 5.3
Hình 5.4
Hình 5.5
Hình 5.6
Hình 5.7

Hình 5.8

Hình 5.9

Hình 5.10


Hình 5.11

Hình 5.12

Biểu đồ các dòng emergy của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
năm 2006
Sơ đồ emergy tóm tắt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm
2006
Tỷ lệ đóng góp của các dòng emergy tái tạo của tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2006
Tỷ lệ đóng góp của các dòng emergy không tái tạo của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2006
Tỷ lệ đóng góp của các dòng emergy vào tổng lượng
emergy sử dụng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2006
Biểu đồ so sánh tỷ lệ đóng góp của các dòng emergy
vào tổng lượng emergy sử dụng của tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Đắc Nông, Cà Mau và Việt Nam năm 2006
Biểu đồ so sánh khả năng duy trì cuộc sống hiện tại
dựa trên nguồn tài nguyên tái tạo của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đắc Nông, Cà Mau và của Việt Nam năm
2006
Biểu đồ so sánh tỷ số emergy sử dụng trên đầu người
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Đắc Nông, Cà Mau
và Việt Nam năm 2006
Biểu đồ so sánh tỷ số emergy sử dụng trên một đơn vị
diện tích của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Đắc Nông,
Cà Mau và cả Việt Nam năm 2006
Biểu đồ so sánh tỷ số emergy sử dụng trên một, đơn vị
tiền tệ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Đắc Nông, Cà
Mau và cả Việt Nam năm 2006
Biểu đồ so sánh các chỉ số emergy của tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu, tỉnh Đắc Nông, Cà Mau và cả Việt Nam
năm 2006

Trang 69
Trang 70
Trang 71
Trang 72
Trang 72
Trang 74

Trang 74

Trang 75

Trang 75

Trang 76

Trang 76


MỤC LỤC
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề, tính cấp thiết của đề tài ........................................................... 1
1.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................2
1.2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................3
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................3
1.2.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................4

1.3. Ý nghóa của đề tài
1.3.1. Ý nghóa khoa học ..........................................................................4
1.3.2. Ý nghóa thực tiễn .........................................................................4
1.3.3. Tính mới của đề tài ......................................................................5
Chương 2
TỔNG QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý
2.1.1
Vị trí địa lý ...................................................................................7
2.1.2
Đặc điểm tự nhiên ........................................................................9
2.2 Điều kiện kinh tế – xã hội
2.2.1
Điều kiện kinh tế ..........................................................................9
2.2.2
Điều kiện xã hội .........................................................................17
2.3
Điều kiện tài nguyên thiên nhiên và môi trường
2.3.1
Tài nguyên thiên nhiên ..............................................................20
2.3.2
Môi trường ..................................................................................21
2.4 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội – bảo vệ môi trường của
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015 và định hướng 2020
2.4.1 Quan điểm phát triển .....................................................................24
2.4.2 Mục tiêu phát triển .........................................................................25
2.4.3 Định hướng phát triển ngành ..........................................................26
2.4.4 Định hướng phát triển xã hội ..........................................................33
2.4.5 Bảo vệ môi trường ..........................................................................35
2.4.6 Các giải pháp thực hiện ..................................................................36

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ EMERGY
3.1 Hệ thống
3.1.1 Khái niệm hệ thống và biểu đồ hệ thống ......................................41
3.1.2 Hệ thống cấp bậc (Hierarchy) .......................................................43


3.2

3.3

3.4

Năng lượng (Energy)
3.2.1 Khái niệm ......................................................................................45
3.2.2 Chuyển hóa năng lượng ................................................................45
Emergy
3.3.1 Định nghóa .....................................................................................48
3.3.2 Nguyên lý tối đa năng lượng .........................................................49
3.3.3 Hệ số chuyển đổi ...........................................................................50
3.3.4 Các chỉ số emergy .........................................................................53
Tình hình áp dụng phương pháp emergy trong và ngoài nước ..................57

Chương 4
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu ....................................................58
4.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .........................................................58
4.3 Phương pháp phân tích emergy và tính toán các chỉ số emergy
4.3.1 Xây dựng biểu đồ hệ thống năng lượng ........................................59
4.3.2 Lập bảng phân tích emergy ...........................................................61

4.3.3 Các chỉ số emergy .........................................................................62
Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Biểu đồ hệ thống năng lượng ....................................................................67
5.2 Bảng phân tích emergy .............................................................................68
5.3 Các chỉ số emergy .....................................................................................71
5.4 Đánh giá, bàn luận ....................................................................................77
5.5 So sánh với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
giai đoạn 2006 – 2015 và định hướng 2020
5.5.1 Về kinh tế ......................................................................................80
5.5.2 Về xã hội .......................................................................................81
Chương 6
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
6.1 Kết luận .....................................................................................................82
6.2 Kiến nghị ...................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Hình 2.7 Định hướng quy hoạch đất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2015, định hướng đến 2020
- 38 -


Hình 2.8 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2015, định hướng đến 2020
- 39 -


Hình 2.9 Quy hoạch phát triển cơng nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2015, định hướng đến 2020
- 40 -



Hình 2.2 Bản đồ hành chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
-8-


-1-

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa - Vũng
Tàu được xác định là cửa ngõ do có nhiều tiềm năng phong phú. Với tổng sản
phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 15,8%/năm, gấp đôi mức tăng bình quân
của cả nước. Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp 30%-50% vào tổng ngân
sách nhà nước; tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh năm 2006 là 9,77 tỷ USD, thu nhập
GDP bình quân đầu người đạt 10.200 USD/người/năm. Tốc độ tăng bình quân
hàng năm 33,33% (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2006).
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các tác động xâm hại đến môi
trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh nảy sinh, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy
thoái vì khai thác chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi trường. Những rủi ro của các
hoạt động khai thác kinh tế biển, kết hợp với những tác động của thiên tai đã làm
nảy sinh các thảm họa trong đó có sự cố tràn dầu, tràn hóa chất, các tai nạn giao
thông và việc xói mòn bờ biển.
Để tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đã có nhiều nỗ lực với quan điểm phát triển bền vững tài nguyên biển, rừng,
đất đai và nguồn nước. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn do


-2-


những nguyên nhân như tốc độ phát triển kinh tế cao, sự tăng trưởng dân số trong
tỉnh, tốc độ đô thị hóa quá nhanh, còn nguồn tài nguyên thiên nhiên thì có hạn…
Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác. Đó là chưa có phương pháp đánh
giá khoa học, chính xác nhằm định giá những tiện ích mà môi trường cung cấp
nên tài nguyên thiên nhiên hiện nay được sử dụng lãng phí, và không có hành
động bù đắp dẫn đến trong tương lai, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt,
gây ô nhiễm môi trường.
Phân tích emergy đưa ra một công cụ rất hữu ích để định lượng sự đóng góp
của tài nguyên thiên nhiên và môi trường vào nền kinh tế xã hội. Khái niệm
emergy là “Một hệ thống đánh giá dựa trên khoa học đại diện cho cả hai giá trị
kinh tế và môi trường trong cùng một thước đo” (Odum, 1996). Và đề tài “Đánh
giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bằng phương pháp phân tích emergy” đã định giá được những đóng
góp của tài nguyên thiên nhiên trong sự phát triển kinh tế, qua đó đề xuất định
hướng phát triển kinh tế xã hội kết hợp bảo vệ tài nguyên môi trường, hướng đến
phát triển bền vững.
1.2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN
CỨU:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào những mục tiêu sau:
- Cung cấp hiện trạng về tình hình sử dụng tài nguyên thiên nhiên, định
lượng vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế
hiện nay của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng phân tích emergy.


-3-

- Đề xuất cụ thể cho định hướng phát triển kinh tế xã hội sao cho hài hòa
với bảo vệ tài nguyên môi trường.


1.2.2 Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần tập trung giải quyết được các
nội dung sau :
- Tổng hợp cơ sở dữ liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường để có cái
nhìn tổng quan về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Tổng quan cơ sở lý thuyết về emergy và các khái niệm có liên quan
- Lập bảng phân tích emergy và tính toán các chỉ số emergy
- Nhận xét, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
cũng như những áp lực của phát triển kinh tế đối với môi trường của tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu
- Đề xuất định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu trong tương lai.

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: nhằm có được những số liệu thơ

ban đầu, phục vụ cho phân tích emergy .


Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng các số liệu thơ có được,

tiến hành xử lý, tính toán theo yêu cầu của phương pháp emergy. Đồng thời thống
kê tất cả các dòng năng lượng, các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo đầu
vào và đầu ra của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


-4-




Phương pháp phân tích emergy và tính toán các chỉ số emergy: Sử dụng

emergy như là một công cụ để định giá được tài nguyên thiên nhiên, qua đó có
thể xác định được hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời
đưa ra được những định hướng phát triển kinh tế xã hội sao cho hài hòa với bảo
vệ tài nguyên môi trường.

1.2.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bao
gồm 7 đơn vị hành chính là Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa và các huyện
Long Điền, Đất Đỏ, Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo.
1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
1.3.1 Ý nghóa khoa học
Phương pháp emergy là “Một hệ thống đánh giá dựa trên khoa học đại diện
cho cả hai giá trị kinh tế và môi trường trong cùng một thước đo” (Odum, 1996).
Qua đó đã thể hiện được giá trị thật của nguồn tài nguyên môi trường và vai trò
của chúng trong các hoạt động kinh tế – xã hội của con người.
Phương pháp emergy tuân theo những nguyên lý áp dụng trong sinh thái hệ
thống với mục tiêu sử dụng bền vững, phát triển bền vững trong tương lai.

1.3.2 Ý nghóa thực tiễn
Phương pháp phân tích emergy cung cấp số liệu đáng tin cậy để có được
những đánh giá, nhận xét về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm 2006, quy về một hệ đơn vị chung ñeå so


-5-


sánh, từ đó sẽ có những đề xuất cụ thể cho định hướng phát triển kinh tế xã hội
đảm bảo hài hòa với bảo vệ tài nguyên môi trường.

1.3.3 Tính mới của đề tài
Đề tài đã áp dụng một công cụ mới cho việc đánh giá hiện trạng khai thác,
sử dụng tài nguyên môi trường, bổ sung một phương pháp mới nằm trong hệ
thống các phương pháp kiểm toán môi trường.
Tại Việt Nam, khái niệm emergy chưa được phổ biến. Hiện tại chỉ có một
nghiên cứu emergy áp dụng cho vùng hạ lưu sông Mekong (Hùng, 2006). Riêng
đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì chưa có một nghiên cứu nào ứng dụng phương
pháp emergy để đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường
của tỉnh.


-6-

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.1

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐỊA LÝ :

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập vào tháng 11 năm 1991 trên cơ sở
sát nhập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo với 3 huyện tách ra từ tỉnh Đồng Nai là
huyện Châu Thành, huyện Long Đất và huyện Xuyên Mộc. Bà Rịa – Vũng Tàu
hiện nay bao gồm 7 đơn vị hành chính là Thành phố Vũng Tàu, Thị xã Bà Rịa và
các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo.
Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa - Vũng
Tàu được trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng phong

phú. Có thể nói, trong 8 tỉnh thuộc vùøng kinh tế trọng điểm phía Nam thì Bà Rịa
– Vũng Tàu là tỉnh duy nhất phát triển được công nghệ dầu khí và khí đốt bởi
những ưu đãi của thiên nhiên.

Hình 2.1 Tổng quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


-7-

2.1.1 Vị trí địa lý:
Trừ Côn Đảo ngoài khơi biển Đông cách Thành phố Vũng Tàu 200 km về
phía Tây Nam và cách mũi Cà Mau khoảng 200 km về phía Đông, phần trên đất
liền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp
tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh,
phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông.
Vị trí này rất đặc biệt vì đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các
tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác
dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải
sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có
điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường
thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế
giới.


-8-


-9-


2.1.2 Đặc điểm tự nhiên:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 2.000 km2 diện tích đất liền và 100.000
km2 diện tích thềm lục địa, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia
hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió
mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này
có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 2006 là 280C, tháng thấp nhất
khoảng 26,30C, tháng cao nhất khoảng 29,50C. Số giờ nắng rất cao, trung bình
năm 2006 khoảng 2600 giờ. Lượng mưa trung bình 1514 mm/năm, nằm trong
vùng ít bão.

2.2

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI:
2.2.1 Điều kiện kinh tế
2.2.1.1

Công nghiệp:

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh phat triển rất nhanh và không
ngừng tăng. Năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp là 61.800 tỷ đồng, đến năm
2005 là 146.723 tỷ đồng và đến năm 2006 đạt 189.920 tỷ đồng, trong đó khai
thác dầu khí năm 2006 khoảng 134.527,8 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 70,8 %, các
ngành còn lại chiếm tỷ trọng 29,2 %. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm các ngành công nghiệp khai thác dầu khí, công
nghiệp điện, chế biến nông lâm thủy hải sản, luyện kim và các ngành công
nghiệp dịch vụ.
- Công nghiệp khai thác dầu khí:
Sản lượng khai thác dầu thô tương đối ổn định qua các năm. Năm 2004 khai
thác 18,8 triệu tấn, năm 2005 khai thác 18,139 triệu tấn, năm 2006 khoảng 16,8



- 10 -

triệu tấn. Còn về khí đốt, năm 1995 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới bắt đầu khai
thác được 183 triệu m3 đến năm 1998 đã được 930 triệu m3; năm 2001 là 1,4 tỷ
m3, năm 2004 khoảng 4 tỷ m3, năm 2006 là 5,4 tỷ m3. Lượng sản phẩm khí hóa
lỏng (LPG) cũng là một lợi thế của tỉnh với sản lượng khoảng 349.200 tấn năm
2006.
- Công nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu, nhiên liệu:
Theo đánh giá của Tổng Công ty Điện lực 1 Việt Nam (EN), tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là địa phương có chất lượng điện năng cao nhất trên phạm vi toàn
quốc. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ có những nguồn điện hiện đại đang được
xây dựng khiến cho nơi đây trở thành trung tâm sản xuất điện năng lớn nhất của
cả nước mà còn có một hệ thống lưới điện đồng bộ với các tính năng kỹ thuật đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Với lợi thế có nguồn khí đốt trong tương lai Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất của cả nước.
- Công nghiệp chế biến nông, thủy hải sản:
Hiện nay, tỉnh có 1 nhà máy sản xuất tinh bột mì, công suất 50.000
tấn/năm; 1 nhà máy chế biến bột cá công suất 5.000 tấn/năm; 1 nhà máy chế
biến thức ăn cho tôm công suất 5.000 tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh còn có 578 hộ gia
đình làm nghề chế biến nông sản theo phương pháp thủ công như: làm bún, bánh
tráng, chế biến tinh bột, với công suất chế biến gần 12.000 tấn lương thực/năm.
Tuy có bước phát triển nhất định, song ngành công nghiệp chế biến nông
sản ở Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa đủ mạnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có
cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi thủy sản của tỉnh, nguồn
thức ăn cung cấp được nhập từ ngoài tỉnh và một phàn thức ăn tự tạo từ người dân
địa phương.


×