Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn cho cụm cấp nước hưng long, huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 158 trang )

7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ZY

LÊ THỊ THANH HOA

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO CỤM CẤP NƯỚC
HƯNG LONG, HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUN NGÀNH: CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ZY

LÊ THỊ THANH HOA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO CỤM CẤP NƯỚC
HƯNG LONG, HUYỆN BÌNH CHÁNH,


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUN NGÀNH: CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------o0o----------

Cán bộ hướng dẫn 1: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
Cán bộ hướng dẫn 2: TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
Cán bộ chấm nhận xét 1:……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
Cán bộ chấm nhận xét 2:……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 18 tháng 08 năm 2009



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: LÊ THỊ THANH HOA

Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh

: 09/09/1983

Nơi sinh: tỉnh Hà Tĩnh

Chuyên ngành

: Công nghệ Môi trường

MSHV: 02507607

I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TỒN

CHO CỤM CẤP NƯỚC HƯNG LONG, HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: Trên cơ sở tham khảo tài liệu và thu thập số liệu thực tế, tiến hành lập và triển
khai Kế hoạch cấp nước an toàn cho cụm cấp nước Hưng Long, huyện Bình Chánh,
Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn cho cụm Hưng Long
- Đánh giá kết quả thực hiện.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:……/ ……/ 2009
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:……/ ……/ 2009
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2: TS. LÊ THỊ HỒNG TRÂN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

KHOA
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày …. tháng …. năm….
TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐH
TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình hồn thành luận văn, bên cạnh nỗ lực của bản thân, em còn nhận

được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của q thầy cơ giáo Khoa Môi Trường trường Đại
Học Bách Khoa TP.HCM, bạn bè khóa 2007 chun ngành Cơng Nghệ Mơi Trường, các
anh chị trong Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Mơi Trường Nơng Thơn TP. Hồ
Chí Minh. Qua đây, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến với tồn thể q thầy
cơ giáo Khoa Mơi Trường và các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách Khoa đã tận
tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng học tập tại
trường, những người bạn khóa 2007 (chun ngành Cơng Nghệ Mơi Trường) và các anh
chị tại Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Mơi Trường Nơng Thơn TP. Hồ Chí Minh
đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ em trong thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đối với TS.ĐẶNG VIẾT HÙNG, TS.LÊ THỊ HỒNG
TRÂN đã tận tình hướng dẫn, động viên và đóng góp nhiều ý kiến chun mơn q báu
để em có thể hồn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 2009
HỌC VIÊN

LÊ THỊ THANH HOA


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có mật độ dân số cao nhất cả nước. Tốc
độ phát triển dân cư tại đây ngày càng tăng nhanh. Nhu cầu nước sạch đang trở nên rất
bức thiết, đặc biệt là ở khu vực ngoại thành thành phố. Đề tài “Nghiên cứu và triển khai
kế hoạch cấp nước an toàn cho cụm cấp nước Hưng Long, huyện Bình Chánh, Thành phố
Hồ Chí Minh” là cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết vấn đề này.
Cụm cấp nước Hưng Long bao gồm 3 trạm cấp nước là Hưng Long 1, Hưng Long
2, Hưng Long 3 là những trạm khai thác nguồn nước ngầm tại chỗ, có quy mơ nhỏ. Cơng
suất thiết kế của cụm là 2.600 m3/ngày đêm, công suất vận hành khoảng 1.400 m3/ngày
đêm. Nhiệm cụ của các trạm là cung cấp nước sạch cho người dân xã Hưng Long, huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo quyết định
1329/BYT-QĐ.

Kế hoạch cấp nước an toàn tại cụm Hưng Long đã được nghiên cứu và triển khai
trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2009 thông qua 10 bước theo quy chế đảm
bảo an toàn cấp nước Ban hành kèm theo quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng
12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Với những kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thực hiện “Kế hoạch cấp nước an
toàn” là hướng đi đúng để nâng cao trách nhiệm của Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ
Sinh Môi Trường Nông Thôn thành phố Hồ Chí Minh trong việc cung cấp nguồn nước
sạch cho người dân khu vực ngoại thành.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND TP.HCM

Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

WSP

Kế hoạch cấp nước an toàn (water safety plan)

TTNSH & VSMT NT

Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nation Internaltional’s
Emergency Fund)

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

SAWACO

Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................................................3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.................................................................................................5
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................6
1.1 Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................6
1.2 Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................7
1.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................8
1.4 Phạm vi đề tài ...............................................................................................................8
1.5 Tính khoa học, tính thực tiễn và tính mới của đề tài ....................................................8
1.5.1 Tính khoa học ............................................................................................................8
1.5.2 Tính thực tiễn.............................................................................................................8

1.5.3 Tính mới của đề tài....................................................................................................8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN..........................................................................................10
2.1 Cụm cấp nước Hưng Long ......................................................................................10
2.1.1 Giới thiệu trung tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Mơi Trường Nơng Thơn thành
phố Hồ Chí Minh................................................................................................................10
2.1.2 Trạm cấp nước Hưng Long 1 ..................................................................................16
2.1.3 Trạm cấp nước Hưng Long 2 ..................................................................................20
2.1.4 Trạm cấp nước Hưng Long 3 ..................................................................................24
2.2 Kế hoạch cấp nước an toàn.........................................................................................28
2.2.1 Giới thiệu về kế hoạch cấp nước an toàn ................................................................28
2.2.2 Phương pháp luận xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn ........................................33
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................38
3.1 Lập và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn .............................................................38
3.2 Đánh giá kết quả thực hiện .........................................................................................52
CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN .........................54
4.1 Lập và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn .............................................................54
4.1.1 Lập tổ thực hiện WSP cho cụm cấp nước Hưng Long............................................54
4.1.2 Viết tài liệu và mô tả hệ thống.................................................................................55
4.1.3 Thiết lập sơ đồ hệ thống cấp nước...........................................................................72
1


4.1.4 Xác định các rủi ro trong quá trình cấp nước ..........................................................76
4.1.4.1 Dự báo rủi ro nguồn nước ngầm ..........................................................................76
4.1.4.2 Xác định rủi ro trong hệ thống cấp nước..............................................................81
4.1.5 Xây dựng các biện pháp kiểm soát..........................................................................93
4.1.6 Theo dõi các biện pháp kiểm soát .........................................................................103
4.1.7 Kiểm tra hoạt động của WSP ................................................................................120
4.1.8 Các chương trình hỗ trợ.........................................................................................120
4.1.9 Sơ đồ quy trình khắc phục sự cố ...........................................................................125

4.1.10 Hồ sơ tài liệu........................................................................................................126
4.2 Đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn ......................127
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................130
5.1 Kết luận.....................................................................................................................130
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................133
PHỤ LỤC ........................................................................................................................135
Phụ lục 1. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống..................................................................135
Phụ lục 2. Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước ngầm phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt
(trích tiêu chuẩn xây dựng TCXD 233-1999) ..................................................................135
Phụ lục 3. Kết cấu giếng thu nước tại các trạm Hưng Long ..........................................135
Phụ lục 4. Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại các trạm Hưng Long ...............................135

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phân bố các trạm cấp nước tại các quận/huyện ....................................................15
Bảng 2: Lượng nước cấp và doanh thu của trạm Hưng Long 1 .........................................18
Bảng 3: Đánh giá hiện trạng trạm cấp nước Hưng Long 1 ................................................18
Bảng 4: Lượng nước cấp và doanh thu của trạm Hưng Long 2 .........................................22
Bảng 5: Đánh giá hiện trạng trạm cấp nước Hưng Long 2 ................................................22
Bảng 6: Lượng nước cấp và doanh thu của trạm Hưng Long 3 .........................................26
Bảng 7: Đánh giá hiện trạng trạm cấp nước Hưng Long 3 ................................................26
Bảng 8: Ví dụ nội dung sơ đồ.............................................................................................41
Bảng 9: Thang điểm các yếu tố đối với khả năng nhiễm bẩn nguồn nước ngầm [7].........42
Bảng 10: Điểm của các bậc chiều sâu phân bố tầng chứa nước đối với khả năng nhiễm
bẩn nguồn nước ngầm [7] ...........................................................................................43
Bảng 11: Điểm của các bậc của lượng bổ cấp ròng đối với khả năng bị nhiễm bẩn nguồn
nước ngầm [7] .............................................................................................................43

Bảng 12: Điểm của các bậc của thành phần tầng chứa nước đối với khả năng bị nhiễm bẩn
nguồn nước ngầm [7] ..................................................................................................44
Bảng 13: Điểm của bậc lớp phủ đối với khả năng nhiễm bẩn nguồn nước ngầm [7]........44
Bảng 14: Điểm của các bậc của độ dốc địa hình đối với khả năng bị nhiễm bẩn nguồn
nước ngầm [7] .............................................................................................................45
Bảng 15: Điểm của đới thơng khí đối với khả năng bị nhiễm bẩn [7] ...............................45
Bảng 16: Điểm của tính thấm đối với khả năng bị nhiễm bẩn nguồn nước ngầm [7] .......46
Bảng 17: Khung điểm đánh giá khả năng nhiễm bẩn nguồn nước ngầm [7].....................46
Bảng 18: Phương pháp phân tích rủi ro đơn giản...............................................................47
Bảng 19: Phương pháp phân tích rủi ro bán định lượng ....................................................48
Bảng 20: Ví dụ về đánh giá các rủi ro trong hệ thống........................................................49
Bảng 21: Ví dụ về các biện pháp kiểm sốt .......................................................................50
Bảng 22: Ví dụ về các biện pháp kiểm sốt bổ sung..........................................................50
Bảng 23. Ví dụ đầu ra của q trình theo dõi.....................................................................51
Bảng 24: Ví dụ về kiểm tra hoạt động của WSP................................................................51
Bảng 25: Các chương trình hỗ trợ có thể đưa vào WSP ....................................................52
Bảng 26: Thơng tin về nhóm Kế hoạch cấp nước an tồn .................................................54
Bảng 27: Đặc điểm nguồn khai thác tại trạm Hưng Long 1...............................................55
Bảng 28: Chất lượng nước thô tại trạm Hưng Long 1 .......................................................56
Bảng 29: Chất lượng nước sau xử lý tại trạm Hưng Long 1 ..............................................61
3


Bảng 30: Tình hình khai thác và cấp nước tại trạm Hưng Long 1 .....................................62
Bảng 31: Đặc điểm nguồn khai thác tại trạm Hưng Long 2...............................................62
Bảng 32: Chất lượng nước thô tại trạm Hưng Long 2 .......................................................63
Bảng 33: Chất lượng nước sau xử lý tại trạm Hưng Long 2 ..............................................67
Bảng 34: Tình hình khai thác và cấp nước tại trạm Hưng Long 2 .....................................68
Bảng 35: Đặc điểm nguồn khai thác tại trạm Hưng Long 3...............................................68
Bảng 36: Chất lượng nước thô tại trạm Hưng Long 3 .......................................................69

Bảng 37: Chất lượng nước sau xử lý tại trạm Hưng Long 3 ..............................................71
Bảng 38: Tình hình khai thác và cấp nước tại trạm Hưng Long 3 .....................................72
Bảng 39: Thiết lập sơ đồ hệ thống cho các trạm Hưng Long.............................................73
Bảng 40: Ảnh hưởng của chiều sâu phân bố tầng chứa nước ............................................76
Bảng 41: Lượng bổ cập hàng năm cho nước dưới đất ở các trạm......................................77
Bảng 42: Ảnh hưởng của lượng bổ cấp ròng hàng năm.....................................................77
Bảng 43: Thành phần đất đá...............................................................................................78
Bảng 44: Ảnh hưởng của lớp phủ.......................................................................................78
Bảng 45: Ảnh hưởng của độ dốc địa hình ..........................................................................79
Bảng 46: Đặc điểm đới thơng khí.......................................................................................79
Bảng 47: Tính thấm của tầng chứa nước............................................................................80
Bảng 48: Tổng hợp điểm hệ thống DRASTIC đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn.............80
Bảng 49: Đánh giá các rủi ro của hệ thống xử lý nước trạm Hưng Long 1 .......................83
Bảng 50: Đánh giá các rủi ro của hệ thống xử lý nước trạm Hưng Long 2 .......................87
Bảng 51: Đánh giá các rủi ro của hệ thống xử lý nước trạm Hưng Long 3 .......................90
Bảng 52: Các biện pháp kiểm soát tại trạm Hưng Long 1 .................................................93
Bảng 53: Các biện pháp kiểm soát tại trạm Hưng Long 2 .................................................97
Bảng 54: Các biện pháp kiểm soát tại trạm Hưng Long 3 ...............................................100
Bảng 55: Bảng theo dõi các hoạt động kiểm soát tại trạm Hưng Long 1 ........................104
Bảng 56: Bảng theo dõi các hoạt động kiểm soát tại trạm Hưng Long 2 ........................109
Bảng 57: Bảng theo dõi các hoạt động kiểm soát tại trạm Hưng Long 3 ........................114
Bảng 58: Kiểm tra hoạt động của WSP tại các trạm Hưng Long ....................................120
Bảng 59: Kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị.............................................................................124
Bảng 60: Số lượng các mối rủi ro tại từng trạm Hưng Long ...........................................127
Bảng 61: Kết quả thực hiện WSP cụm Hưng Long từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2009 ...128

4


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự............................................................................13
Sơ đồ 2: Cơng nghệ xử lý trạm Hưng Long 1 ....................................................................17
Sơ đồ 3: Công nghệ xử lý trạm Hưng Long 2 ....................................................................21
Sơ đồ 4: Công nghệ xử lý trạm Hưng Long 3 ....................................................................25
Sơ đồ 5: Các bước thực hiện kế hoạch cấp nước an tồn...................................................34
Sơ đồ 6: Phân tích cây sai lầm và cây sự kiện....................................................................82
Sơ đồ 7. Quy trình khắc phục các sự cố nhỏ ....................................................................125
Sơ đồ 8. Quy trình khắc phục sự cố trong điều kiện sửa chữa lớn...................................126

5


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng, đồng
thời là thành phố đơng dân nhất Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2007, tồn thành
phố có 6.650.942 người, với mật độ trung bình 3.175 người/km2. (Nguồn: Cục thống kê
TP HCM, 2007). Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang
thu hút rất nhiều lao động từ các tỉnh thành khác đến sinh sống và làm việc. Chính vì vậy,
tốc độ phát triển dân cư tại đây ngày càng tăng nhanh, thành phố đang phải đối mặt với
những khó khăn về cơ sở hạ tầng cũng như đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản và đang là vấn đề cấp bách trong
việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện sống của người dân thành phố. Tình trạng
thiếu nước sạch sinh hoạt, nước khơng bảo đảm chất lượng đang là nỗi lo của rất nhiều
người dân Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là đối với người dân các khu vực ngoại
thành. Hiện nay Tổng Cơng Ty Cấp Nước Sài Gịn (SAWACO) là đơn vị cung cấp nước
chủ yếu cho thành phố với tổng công suất thực tế là 1.240.000 m3/ngày [11]. Tuy nhiên
nguồn nước từ SAWACO chỉ đủ phục vụ phần lớn ở khu vực nội thành và một phần của
khu vực ngoại thành. Phần khu vực ngoại thành còn lại do Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và
Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thành

phố Hồ Chí Minh cung cấp bằng các trạm nhỏ lẻ khai thác nguồn nước ngầm tại chỗ. Tuy
nhiên chất lượng nguồn nước ngầm cũng đang dần bị ô nhiễm cùng với q trình cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa và quản lý nguồn nước chưa hiệu quả. Về lâu dài, chất lượng
nguồn nước nói chung và chất lượng nguồn nước ngầm nói riêng có xu hướng giảm đi.
Trong khi đó, tốc độ phát triển dân số tăng sẽ làm gia tăng nhu cầu về lượng nước sử
dụng. Vấn đề chất lượng nước sinh hoạt càng trở nên nan giải hơn. Thực tế cho thấy trong
thời gian gần đây, nguồn nước cấp cho một số vùng ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
chưa đảm bảo cả về chất lượng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu về lượng nước sinh
hoạt cho người dân. Mặt khác, phịng thí nghiệm chưa có khả năng phân tích xét nghiệm
đối với một lượng nhỏ các tác nhân gây bệnh và các chất độc, đồng thời một số chất
nhiễm bẩn chưa có tiêu chuẩn cụ thể.

6


Để nguồn nước cung cấp cho người dân được đảm bảo địi hỏi sự quan tâm của
tồn bộ các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch… và đặc biệt là những
người trực tiếp sản xuất, cung cấp nước cho người dân. Các nhà cung cấp nước có trách
nhiệm quan tâm, bảo vệ người tiêu dùng nước và do đó, cần phải hiểu được khung chính
sách và quy định mà họ phải thực hiện, bao gồm luật, quy chế, chính sách, hướng dẫn và
thực hiện quản lý tốt. Nhằm tăng cường công tác kiểm tra và giám sát kế hoạch sản xuất
và cung cấp nước sạch đến người tiêu dùng một cách an toàn và thúc đẩy phát triển kinh
tế-xã hội, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng đã ký quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày
31/12/2008 ban hành Quy chế đảm bảo an tồn cấp nước. Theo đó, tồn bộ các tổ chức cá
nhân trong nước và nước ngồi có hoạt động liên quan đến việc sản xuất, cung cấp và tiêu
thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam đều phải có trách nhiệm soạn thảo nội dung kế
hoạch cấp nước an tồn, xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch cấp nước an toàn phù hợp
theo điều kiện cụ thể của hệ thống cấp nước tại địa phương.
Theo WHO, Kế hoạch cấp nước an toàn là một khái niệm về việc quản lý rủi ro và
đánh giá rủi ro xuyên suốt chu trình của nước từ việc thu dẫn nước đến các điểm tiêu thụ

nước (bao gồm nguồn nước → nhà máy xử lý nước → bể chứa nước → mạng lưới phân
phối → người sử dụng). Nó bao gồm việc xác định các mối nguy hiểm và giới thiệu tính
hiệu quả của sự hướng dẫn nhằm mục đích làm giảm thiểu đến mức thấp nhất tiềm năng
của các mối nguy hiểm này đáp ứng cho việc kiểm soát hiệu quả chất lượng nước cấp.
Với những đặc tính vượt trội là mang tính chủ động, phịng ngừa giúp phát hiện những
nguy cơ gây bệnh từ nguồn nước không hợp vệ sinh, đảm bảo cung cấp nước sạch an toàn
cho người sử dụng.
Tuy nhiên hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành khác, kế
hoạch cấp nước an tồn cịn là một vấn đề mới mẻ đối với nhiều người dân và nhiều nhà
cung cấp nước. Đặc biệt chưa có trạm cấp nước có quy mơ vừa và nhỏ nào thực hiện
nghiên cứu và triển khai kế hoạch này cho nhà máy nước của mình. Do vậy, đề tài
“Nghiên cứu và triển khai kế hoạch cấp nước an tồn cho cụm cấp nước Hưng Long,
huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết và cấp bách.
1.2 Mục tiêu của đề tài
9 Mục tiêu ngắn hạn: đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân xã Hưng Long,
huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
7


9 Mục tiêu dài hạn: nhân rộng cho các trạm cấp nước ngầm có quy mơ vừa và nhỏ
khác ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trong cả nước nói chung.
1.3 Nội dung nghiên cứu
9 Xây dựng, triển khai kế hoạch cấp nước an toàn cho cụm Hưng Long
9 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
1.4 Phạm vi đề tài
9 Đối tượng nghiên cứu: cụm cấp nước Hưng Long thuộc huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh.
9 Phạm vi khơng gian: xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Chí Minh
9 Phạm vi thời gian: từ tháng 01/2009 đến tháng 07/2009.
9 Phạm vi nghiên cứu: kế hoạch cấp nước an tồn.

1.5 Tính khoa học, tính thực tiễn và tính mới của đề tài
1.5.1 Tính khoa học
Cách tiếp cận truyền thống trong quản lý chất lượng nước cấp ở Việt Nam là quản
lý nước sau khi đã qua xử lý. Đó là cách quản lý bị động và thường không đem lại hiệu
quả cao. Khác với cách tiếp cận đó, Kế hoạch cấp nước an toàn yêu cầu giám sát chất
lượng nước từ đầu vào đến đầu ra nhằm quản lý chủ động và hiệu quả đối với nước cấp.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho cụm Hưng
Long có sự kế thừa tài liệu về cấp nước an toàn của WHO, các nghiên cứu, đề tài khoa
học và thực tiễn áp dụng ở một số cơ quan, trạm cấp nước khác.
Đề tài được thực hiện tại cụm Hưng Long. Do vậy số liệu được ghi nhận và xử lý
dựa trên thực tế, đảm bảo sự trung thực và chính xác.
1.5.2 Tính thực tiễn
Thơng qua đề tài này, cụm cấp nước Hưng Long có thể triển khai ngay kế hoạch
cấp nước an toàn nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân.
Ngoài ra đề tài này là một ví dụ điển hình (trình diễn) để triển khai nhân rộng đối
với các trạm cấp nước ngầm có quy mơ vừa và nhỏ khác.
1.5.3 Tính mới của đề tài
Kế hoạch cấp nước an tồn hiện cịn là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam. Đến nay chỉ
một vài Công ty cấp nước lớn đã và đang áp dụng như: Công ty cấp nước Hải Dương,

8


Công ty cấp nước Thừa Thiên Huế, Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn, nhà máy nước
Dung Quất…
Đặc biệt đối với các trạm cấp nước có quy mơ vừa và nhỏ thì kế hoạch này cịn rất
ít được quan tâm. Cụ thể, trong số các trạm cấp nước vùng ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh do Trung tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn thuộc Sở Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM quản lý thì chưa có nhà máy nào triển khai
thực hiện chương trình này.


9


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Cụm cấp nước Hưng Long
2.1.1

Giới thiệu trung tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nơng Thơn

thành phố Hồ Chí Minh
a. Lịch sử hình thành Trung tâm Nước Sinh Hoạt Và Vệ Sinh Môi Trường Nơng Thơn
(TT NSH & VSMT NT) thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn được thành lập theo
Quyết định số 6422/QĐ-UB-KT ngày 26/10/1999 của UBND thành phố. Tiền thân của
Trung tâm là Ban quản lý Chương Trình Viện Trợ Về Nước Sinh Hoạt Nông Thôn (được
thành lập theo Quyết định số 1025/QĐ-UB ngày 29/06/1992 của UBND thành phố). Từ
đó đến nay, Trung tâm đã trải qua các giai đoạn chính như sau :
™ Giai đoạn 1987 – 1992:
- Khởi đầu thành phố Hồ Chí Minh được chương trình Nước Sinh Hoạt Trung Ương
đưa vào danh sách các Tỉnh/thành phố tiếp nhận viện trợ của UNICEF về nước sinh hoạt
nông thôn.
- Trên cơ sở này và căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Sở Lao Động Thương Binh
và Xã Hội, UBND TP.HCM ra quyết định số 242/QĐ-UB ngày 14/12/1987 về việc thành
lập Ban quản lý Các Chương Trình Viện Trợ trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã
Hội, trên cơ sở giải thể và tổ chức lại Ban quản lý Công Trình Xây Dựng Cơ Bản thuộc
Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội được thành lập theo quyết định số 151/ QĐ-UB
ngày 05/07/1985 của UBND TP.HCM. Trụ sở đặt tại số 57 Phùng Hưng, Quận 5,
TP.HCM.
- Chức năng, nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là :

+ Ban quản lý Các Chương Trình Viện Trợ là đơn vị có tư cách pháp nhân,
hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng để
hoạt động theo quy định của Nhà nước.
+ Giúp Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội lập kế hoạch và dự toán hàng
năm, 5 năm về việc xin viện trợ của UNICEF cho chương trình nước sinh hoạt ngoại
thành và cho chương trình dân số TP.HCM để trình UBND TP.HCM và Bộ Lao Động
Thương Binh và Xã Hội xét duyệt, tiếp nhận phân phối hàng viện trợ, tổ chức thi công
10


khoan giếng, lắp đặt đầu bơm nước và đưa các giếng nước sinh hoạt vào sử dụng phục vụ
đời sống nhân dân ngoại thành.
+ Tổ chức thực hiện chương trình viện trợ nước sinh hoạt nông thôn bao gồm:
tiếp nhận, bảo quản thiết bị - vật tư, tổ chức thi công khoan giếng, lắp đặt đầu bơm nước
và tổ chức việc bảo dưỡng các giếng nước sinh hoạt được sử dụng lâu bền.
+ Tiếp nhận và phân phối bằng viện trợ và theo dõi quản lý các trạm y tế do
UNICEF viện trợ dụng cụ, thuốc men để thực hiện tốt chương trình dân số.
™ Giai đoạn 1992 - 1998:
- Năm 1992 xét yêu cầu sắp xếp lại tổ chức các đơn vị thuộc Sở Lao Động Thương
Binh và Xã Hội phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao TP.HCM ra Quyết định số
1025/QĐ-UB ngày 29/06/1922 của UBND TP.HCM về việc chuyển Ban quản lý Các
Chương Trình Viện Trợ thành Ban quản lý Chương Trình Viện Trợ Về Nước Sinh Hoạt
Nông Thôn trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Trụ sở đặt tại số 257 (nay
là 27) đường Hữu Nghị, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức.
- Chức năng, nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là :
+ Ban quản lý Chương Trình Viện Trợ Về Nước Sinh Hoạt Nơng Thơn là đơn
vị có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng và mở tài
khoản tại ngân hàng để hoạt động theo quy định của Nhà nước.
+ Giúp Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội lập kế hoạch và dự toán hàng
năm về việc xin viện trợ của UNICEF để trình UBND TP.HCM và Bộ Lao Động Thương

Binh và Xã Hội xét duyệt, tổ chức việc thực hiện và tiếp nhận, bảo quản thiết bị vật tư do
tổ chức UNICEF viện trợ, quản lý tốt nguồn vốn đầu tư của thành phố để tổ chức thi công
khoan giếng lắp đặt đầu bơm nước sinh hoạt và đưa sử dụng phục vụ đời sống nhân dân
ngoại thành.
+ Hợp tác trao đổi rút kinh nghiệm với các tổ chức quản lý chương trình sinh
hoạt nơng thơn (có thể với tổ chức quốc tế có chương trình này).
+ Quản lý tốt hàng viện trợ, tài sản, vật tư, vốn, lao động của Ban theo đúng
chính sách, chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước và UBND TPHCM.
™ Giai đoạn 1999 đến nay:
- Nhằm thống nhất sự chỉ đạo từ trung ương đến địa phương, UBND TP.HCM ra
quyết định số 2815/QĐ-UB-KT-NC ngày 28/05/1998 về việc chuyển giao Ban quản lý
11


Chương Trình Nước Sinh Hoạt Nơng Thơn thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội
TP.HCM sang Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn TP.HCM quản lý.
- Theo Công văn số 86/TT-TC ngày 06/05/1996 của Trung Tâm Nước Sinh Hoạt Và
Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn thuộc Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn hướng
dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của Trung Tâm Nước Sinh Hoạt
Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn trực thuộc Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn TP.HCM. Trên cơ sở đó UBND TP.HCM ra quyết định số 6422/QĐ-UB-KT ngày
26/10/1999 về việc đổi tên Ban quản lý Chương Trình Viện Trợ Về Nước Sinh Hoạt
Nông Thôn thành Trung tâm Nước Sinh Hoạt Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn
TP.HCM.
- Chức năng, nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là :
+ Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự tốn về cấp nước sinh hoạt
và vệ sinh mơi trường nơng thơn đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tổ chức khai thác và sử dụng các cơng trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh
mơi trường nơng thơn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo đúng các quy định hiện
hành của Nhà nước.

+ Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được giao, Trung tâm lập quy hạch tổng thể, kế
hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn trên địa bàn thành phố, thông qua Sở Nơng Nghiệp & Phát Triển Nơng Thơn để trình
UBND thành phố và Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn phê duyệt và tổ chức thực
hiện.
+ Tổ chức tiếp nhận, quản lý trật tự, thiết bị và tiền vốn được phân bổ theo
chương trình, dự án nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.
+ Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chất lượng cơng trình, chất lượng nước, các
cơng trình vệ sinh mơi trường nơng thơn.
b. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự

12


™ Sơ đồ tổ chức:
BAN GIÁM ĐỐC

Phịng
Tổ
chức
hành
chính

Phịng
Quản
lý cấp
nước

Phịng
Vệ

sinh
mơi
trường

Phịng
Kế
hoạch
– kỹ
thuật

Phịng
Kế
tốn –
Tài vụ

Ban
Quản
lý Dự
án

Các trạm cấp nước tập trung

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Nguồn: Trung tâm Nước Sinh Hoạt Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn TPHCM
™ Bố trí nhân sự:
9 Ban Giám đốc: 03 người
- 01 giám đốc: phụ trách chung và quản lý phòng tổ chức hành chính và phịng kế
tốn – tài vụ.
- 01 phó giám đốc: phụ trách quản lý phịng quản lý cấp nước và phịng vệ sinh mơi
trường.

- 01 phó giám đốc: phụ trách kỹ thuật quản lý phòng kế hoạch kỹ thuật và giám đốc
ban quản lý dự án.
9 Tổng số phòng ban và đơn vị trực thuộc
- Văn phòng: 05 phòng, 01 ban quản lý dự án và 118 trạm cấp nước
- Phịng tổ chức hành chính: gồm 01 trưởng phịng, 01 phó trưởng phịng và 9 nhân
viên.
- Phòng quản lý cấp nước: gồm 01 trưởng phòng, 03 phó trưởng phịng, 08 giám sát
quản lý 08 cụm khu vực và 11 nhân viên. Các trạm cấp nước trực thuộc phòng quản lý
cấp nước.

13


+ Phịng quản lý cấp nước bố trí mỗi trạm cấp nước có từ 1-3 nhân viên quản lý trạm
24/24 có nhiệm vụ vận hành cấp nước, ghi chỉ số đồng hồ và thu tiền nước tại nhà dân.
+ Các trạm cấp nước trong một quận/huyện được sự kiểm tra của một kỹ sư giám sát khu
vực.
- Phòng vệ sinh mơi trường: gồm 01 Phó giám đốc kiêm trưởng phịng, 01 phó
trưởng phịng và 3 nhân viên.
- Phịng kế hoạch – kỹ thuật: gồm 01 trưởng phịng, 02 phó trưởng phịng và 04 nhân
viên.
- Phịng kế tốn – tài vụ: gồm 01 trưởng phịng, 01 phó trưởng phịng kiêm kế tốn
trưởng Ban quản lý dự án, 01 phó trưởng phịng phụ trách vật tư và 05 nhân viên.
9 Tổng số lao động đang sử dụng: 214 cán bộ công nhân viên
- Cán bộ công chức: 10 người
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 182 người
- Hợp đồng lao động có xác định thời hạn: 22 người
c. Kế hoạch cấp nước 2006-2010
™ Mục tiêu :
- Nâng tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn ngoại thành được sử dụng nước cho sinh hoạt để

xố bỏ tình trạng sử dụng nguồn nước khơng hợp vệ sinh có thể gây ảnh hưởng cho sức
khoẻ, phát sinh bệnh tật do sử dụng nước, góp phần thực hiện nếp sống văn hố mới.
- Mục tiêu cụ thể :
Mục tiêu đến năm 2010 : hầu hết các hộ dân cư ngoại thành được sử dụng nước
sạch đạt tiêu chuẩn với mức sử dụng bình qn trên 60 lít/người/ngày; cung cấp nước
sạch cho các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn.
Nâng tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn ngoại thành được sử dụng nước sạch sinh
hoạt đạt trên 95% với mức sử dụng bình quân trên 60lít/người/ngày.
Xóa bỏ thói quen sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh để đảm bảo sức
khỏe, giảm các loại bệnh tật do nguồn nước.
™ Nhiệm vụ:
- Xây dựng mới các trạm cấp nước tập trung ở các vùng, khu vực nơng thơn chưa có hệ
thống cấp nước của thành phố (của Tổng Cơng Ty Cấp Nước Sài Gịn)

14


- Nâng cấp, mở rộng các trạm cấp nước tập trung đã được xây dựng trước đây để đảm bảo
nhu cầu sử dụng nước sạch do tăng dân số, tăng nhu cầu sử dụng nước.
- Quản lý, khai thác hệ thống cấp nước để cung cấp đủ và kịp thời cho nhu cầu sử dụng
nước dân cư vùng nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt.
Dự kiến đầu tư như sau :
+ Xây dựng mới trạm cấp nước : 22 trạm cấp nước
+ Mở rộng trạm cấp nước

: 26 trạm cấp nước

Phần làm mới : Xây dựng mới 22 trạm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Hóc Mơn, Củ Chi,
Thủ Đức.
Phần nâng cấp, mở rộng : Nâng cấp, mở rộng 26 trạm cấp nước hiện hữu trên địa bàn các

huyện Bình Chánh, Hóc Mơn, Nhà Bè và các quận Bình Tân, 12, 9 và Thủ Đức.
d. Tình hình hoạt động các trạm cấp nước ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh
Các trạm được phân bổ tại các quận/huyện như sau:
Bảng 1: Phân bố các trạm cấp nước tại các quận/huyện
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Quận/huyện
Huyện Bình Chánh
Huyện Củ Chi
Huyện Hóc Mơn
Huyện Nhà Bè
Quận 2
Quận 8
Quận 9
Quận 12
Quận Bình Tân
Quận Tân Phú
Quận Thủ Đức


Số lượng trạm
30
07
13
13
02
07
11
07
06
01
21

Tổng cộng
118 trạm
Nguồn: Trung Tâm Nước Sinh Hoạt Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn TP HCM
- Khu vực huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, quận 8 với 56 trạm cấp
nước tập trung phục vụ cấp nước cho trên 127.501 dân tại 26 xã, trong đó có các xã
nghèo, vùng sâu, vùng xa của thành phố. Hiệu suất khai thác chung đạt từ trên 66% 100%, trong đó có 23/56 trạm đạt trên 90% công suất thiết kế.

15


- Khu vực huyện Hóc Mơn, quận 12, quận 9, quận 2, quận Thủ Đức, quận Tân Phú có
62 trạm cấp nước phục vụ cấp nước cho 129.912 dân tại 37 phường xã. Hiệu suất khai
thác chung đạt từ 40% - 84%, trong đó có 21/62 trạm đạt trên 90% công suất thiết kế.
- Riêng các trạm cấp nước trong khu vực Củ Chi hiệu suất khai thác chung chỉ đạt
40%, trong đó có những trạm lưu lượng sử dụng chỉ đạt 4% cơng suất thiết kế.
Tính tổng cộng, hiện nay Trung tâm Nước Sinh Hoạt Và Vệ Sinh Môi Trường Nông

Thôn TP.HCM đang quản lý 118 trạm cấp nước tập trung tại 11 quận/huyện, 66
phường/xã ngoại thành phục vụ cho 44.869 hộ/257.413 dân, lưu lượng nước sử dụng bình
quân hàng tháng 1.031.552 m3. Trong số đó có cụm cấp nước Hưng Long. Cụm cấp nước
Hưng Long gồm 3 trạm cấp nước Hưng Long 1, Hưng Long 2, Hưng Long 3 nằm trên địa
bàn xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm cấp
nước cho tồn bộ khu vực xã Hưng Long.
Xã Hưng Long có tổng diện tích tự nhiên là 13,01 km2 chiếm 5,14% diện tích tồn
huyện. Ranh giới của xã như sau :
- Phía Đơng: giáp xã Quy Đức, huyện Bình Chánh.
- Phía Tây: giáp xã An Phú Tây.
- Phía Nam: giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
- Phía Bắc: giáp sơng Cần Giuộc.
Tồn xã có 11.272 nhân khẩu với mật độ dân số 867 người/km2 (Nguồn: Trung tâm NSH
& VSMTNT TPHCM, tháng 1/2009).
2.1.2 Trạm cấp nước Hưng Long 1
a. Giới thiệu chung
-

Trạm Hưng Long 1 được xây dựng và vận hành năm 2002.

-

Vị trí trạm: trạm Hưng Long 1 nằm trên đường liên xã Hưng Long-Quy Đức, ấp 5, xã
Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

-

Hiện tại trạm có 2 công nhân kỹ thuật chịu trách nhiệm vận hành trạm, ghi chỉ số nước
và thu tiền sử dụng nước ở các hộ dân hàng tháng.


b. Công nghệ xử lý và chất lượng nước
-

Công suất thiết kế là 900 m3/ngày đêm,

-

Công suất khai thác hiện tại là 467 m3/ngày đêm.

16


-

Công nghệ xử lý:
Giếng khoan

Máy bơm cấp 1

Giàn mưa khử sắt

NaOH

Ngăn phản ứng

Ngăn lắng

Cặn

Bể chứa cặn


Ngăn lọc cát
Đem đi xử lý
Chlorin

Bể chứa + khử trùng

Hệ thống biến tần

Đài nước

Mạng lưới

Sơ đồ 2: Công nghệ xử lý trạm Hưng Long 1
Nguồn: Trung Tâm Nước Sinh Hoạt Và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn TPHCM
- Hệ thống tuyến ống cung cấp nước đến các hộ dân:
+ Tuyến chính: các tuyến ống chính (ống cấp 1) đều đặt ống Ф114 nhựa PVC
+ Nhánh rẽ: các nhánh rẽ gồm các ống Ф90 và Ф60 nhựa PVC.
- Yêu cầu về chất lượng nước:
+ Chất lượng nước ngầm đầu vào đạt tiêu chuẩn xây dựng TCXD 233:1999-các chỉ tiêu
lựa chọn nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ hệ thống cấp nước sinh hoạt.

17


+ Chất lượng nước cấp sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo quy định
1329/BYT/QĐ.
c. Lượng nước cấp và doanh thu
Hiện giá nước áp dụng tại trạm Hưng Long 1 là 2.750 đồng/m3 với định mức
5m3/nhân khẩu/tháng. Nếu vượt định mức đó thì sẽ thu với mức 3.750 đồng/m3. Lượng

nước cấp và doanh thu của trạm Hưng Long 1 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Lượng nước cấp và doanh thu của trạm Hưng Long 1
STT
1

Chỉ tiêu
Lượng nước bơm

2

Lượng nước sử dụng

3

Số hộ sử dụng

4

Số người dân sử dụng

5

Doanh thu

Đơn vị

Trạm Hưng Long 1

m3/tháng


13.995

3

m /tháng

13.426

Hộ

306

Người

1.455

Đồng/tháng
44.340.000
Nguồn: Trạm cấp nước Hưng Long 1, tháng 1/2009

d. Các vấn đề môi trường
Xung quanh khu vực trạm Hưng Long 1 hiện không có các cơng trình lớn có thể
gây ơ nhiễm cho nguồn nước ngầm. Tuy nhiên việc sinh hoạt và chăn ni của những hộ
dân gần kề trạm có thể là nguồn ô nhiễm đáng kể.
Chất thải sinh ra trong quá trình xử lý nước (cặn) được thu gom và xử lý.
e. Đánh giá hiện trạng trạm Hưng Long 1
Bảng 3: Đánh giá hiện trạng trạm cấp nước Hưng Long 1
TT

Nội dung


Ưu điểm

Nhược điểm

I

Kỹ thuật

1

Công nghệ Công nghệ xử lý đảm bảo chất
xử lý và hệ lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn
thống cấp nếu quá trình vận hành tuân thủ
nước
theo quy định

2

Chất lượng Chất lượng nước ngầm khá tốt Tại trạm chưa có phịng thí
18

- Tồn bộ hệ thống đường ống cấp
nước bằng nhựa PVC, kể cả đường
ống chính. Do vậy khả năng xảy ra
sự cố cao, nhất là khi có phương
tiện vận tải nặng đi qua.
- Chưa thiết lập bản vẽ hệ thống
mạng lưới cấp nước, do vậy chưa
chủ động được trong việc quản lý

tuyến ống cấp nước.


×