Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ thống thông tin quản lý cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-----------------

PHAN VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH
HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ CHO
VĂN PHỊNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT CẤP TỈNH
Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
Mã số ngành: 604476

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 5/2009


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Lê Văn Trung

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS. Lê Trung Chơn

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đặng Trần Khánh

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Hồ Đình Duẩn

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp. HCM


ngày 05 tháng 9 năm 2009.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Đào Xuân Lộc

Chủ tịch Hội đồng

2. PGS. TS. Lê Văn Trung

Thư ký Hội đồng

3. TS. Đặng Trần Khánh

Phản biện 1

4. TS. Hồ Đình Duẩn

Phản biện 2

5. TS. Vũ Xuân Cường

Ủy viên Hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

BỘ MÔN QUẢN LÝ

ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN


CHUYÊN NGÀNH


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHAN VĂN CƯỜNG
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 08 - 6 - 1979
Nơi sinh: Long An
Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thống thơng tin địa lý Khóa: 2006
1. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ
CHO VĂN PHỊNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH.
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật liên quan đến đất đai còn hiệu lực thi hành và
các văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và tổ chức hoạt động của Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
- Khảo sát, điều tra các quy trình giải quyết hồ sơ về đất đai của các tổ chức sử
dụng đất nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Long An, áp dụng theo hệ
thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001 : 2000, gắn với cơ chế “một cửa”.
- Đề xuất quy trình nghiệp vụ tổng quát và xây dựng hệ thống thông tin quản lý
cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
- Thiết kế mơ hình cơ sở dữ liệu thí điểm cho Văn phịng đăng ký quyền sử

dụng đất của tỉnh Long An.
- Xây dựng chương trình ứng dụng triển khai thử nghiệm.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: từ ngày …. tháng … năm 2008
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: đến ngày 30 tháng 6 năm 2009
5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
1. PGS.TS. LÊ VĂN TRUNG
2. TS. LÊ TRUNG CHƠN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
CÁN BỘ
HƯỚNG DẪN 1

CÁN BỘ
HƯỚNG DẪN 2

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

PGS.TS. LÊ VĂN TRUNG TS. LÊ TRUNG CHƠN
TRƯỞNG KHOA
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


LỜI CÁM ƠN
________
Khoảng thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, đặc biệt cịn có sự giúp đỡ, động viên của lãnh đạo,
đồng nghiệp cơ quan hiện đang công tác, của gia đình, thầy cơ và bạn bè.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Bộ môn Địa tin
học thuộc Khoa Kỹ thuật xây dựng - trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí
Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức và phương pháp học tập, nghiên

cứu q báu trong suốt khố học.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của hai thầy PGS.TS. Lê Văn
Trung và thầy TS. Lê Trung Chơn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An,
lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An đã tạo điều kiện về vật
chất, lẫn tinh thần cho tôi tham dự lớp cao học chuyên ngành Bản đồ, viễn
thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) tại trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ
Chí Minh.
Tơi xin gửi lời biết ơn đến gia đình đã động viên, hỗ trợ về vật chất lẫn
tinh thần cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô và các đồng
nghiệp và các bạn./.
Long An, ngày … tháng … năm 2009
Học viên
PHAN VĂN CƯỜNG

iv


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh là cơ quan dịch vụ cơng thực
hiện giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai cho người sử dụng đất (chủ yếu
các tổ chức sử dụng đất), kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001
: 2000, gắn với cơ chế “một cửa”. Nhằm mục đích giải quyết hồ sơ đất đai được
nhanh chóng, chính xác, đúng luật phục vụ nhu cầu và quyền lợi người sử dụng đất,
góp phần cải cách thủ tục hành chính tại địa phương. Đồng thời, nó có thể giúp cho

người quản lý theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và thống kê, báo cáo kết quả giải quyết hồ
sơ nhanh chóng và chính xác.
Với u cầu đó việc nghiên cứu và xây dựng mơ hình hệ thống thơng tin
quản lý cho Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh nhằm thực thi chức
năng, nhiệm vụ các thủ tục hành chính về đất đai là một nhu cầu cấp thiết. Luận văn
tiến hành khảo sát hiện trạng các quy trình nghiệp vụ, trình tự thủ tục giải quyết hồ
sơ về đất đai, các cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin, v.v. Trên cơ sở đó, Luận
văn đề xuất quy trình và xây dựng hệ thống thông tin về quản lý nghiệp vụ và luân
chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh nhằm giải quyết
các vấn đề nêu trên.
Luận văn này gồm 7 chương:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Tổng quan chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Chương 4: Xây dựng mô hình hệ thống thơng tin.
Chương 5: Thiết kế mơ hình cơ sở dữ liệu.
Chương 6: Xây dựng chương trình ứng dụng.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị.

v


ABSTRACT

Provincial registration of landuse right office is a public service office, to
perform resolving administrative procedures on land for landholders (mainly
landuse organizations), associated with the ISO 9001 : 2000 quality management
system and the “one door” mechanism. Aimed at the resolving land records is fast,
accurate, lawful to serve needs and benefits of landholders, contributes to reform

administrative procedures in the province. Also, it can help the managers
monitoring, testing, speeding, statisticing and reporting the results of quick and
accurate resolving land records.
With the essential research and building of information system model for
provincial registration of landuse right office performs the functions, tasks of
administrative procedures on land. The thesis conducted current status survey of
business processes, land records of procedures, theoretical basic of information
system, etc. On that basic, the thesis has proposed the general process and to built
an information system management service and transfer land records for provincial
registration of landuse right office to resolve the issues above.
This thesis includes 7 chapters:
Chapter one: Introduction.
Chapter two: Basis of Theories.
Chapter three: Overview of Functions, Tasks, Powers and Organizations of
Provincial Registration of Landuse Right Office.
Chapter four: Building of Information System Model.
Chapter five: Database Model Design.
Chapter six: Building of Application Programming.
Chapter seven: Conclusions and Recommendations.

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BGĐ: Ban Giám đốc.
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
CNTT: Công nghệ thông tin
HĐTĐ: Hợp đồng thuê đất.
HTTT: Hệ thống thông tin.

GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế.
QH-KH: Quy hoạch, kế hoạch.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
TNMT: Tài nguyên và Mơi trường.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
VP: Văn phịng.
VPĐK: Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất.

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả các bước thực hiện giải quyết hồ sơ ................................ Trang 20
Bảng 3.2: Mô tả trình tự, thủ tục và thời gian Nhà nước giao đất cho tổ chức có thu
tiền sử dụng đất ............................................................................................ Trang 21
Bảng 3.3: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian Nhà nước cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất của tổ chức (nộp tiền sử dụng đất) ........................................... Trang 22
Bảng 3.4: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian Nhà nước cho tổ chức chuyển mục
đích sử dụng đất (chuyển sang thuê đất) ...................................................... Trang 24
Bảng 3.5: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian Nhà nước giao đất cho tổ chức không
thu tiền sử dụng đất ...................................................................................... Trang 25
Bảng 3.6: Mơ tả trình tự, thủ tục Nhà nước cho tổ chức thuê đất ............... Trang 26
Bảng 3.7: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian Nhà nước cho tổ chức chuyển từ thuê
đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất ..................................................... Trang 27
Bảng 3.8: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian Nhà nước cho tổ chức nhận chuyển
nhượng (chuyển sang th đất) .................................................................... Trang 28
Bảng 3.9: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian Nhà nước cho tổ chức nhận chuyển
nhượng (không thuê đất) .............................................................................. Trang 29
Bảng 3.10: Mô tả trình tự, thủ tục và thời gian thu hồi đất để thực hiện giải phóng

mặt bằng đối với các dự án do Nhà nước kê biên bồi thường ..................... Trang 29
Bảng 3.11: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian Nhà nước công nhận hoặc giao đất
cho cơ sở tơn giáo ........................................................................................ Trang 30
Bảng 3.12: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian đăng ký hoặc xoá thế chấp bằng
quyền sử dụng đất ........................................................................................ Trang 31
Bảng 3.13: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian tổ chức đăng ký cấp lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ................................................................................ Trang 31
Bảng 3.14: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian tổ chức đăng ký cấp lại giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ................................................................................ Trang 32
Bảng 3.15: Mơ tả trình tự, thủ tục và thời gian tổ chức đăng ký xin tách thửa hoặc
hợp thửa đất .................................................................................................. Trang 32

viii


Bảng 3.16: Thống kê phần mềm và tình trạng ứng dụng ............................ Trang 34
Bảng 6.1: Mô tả chức năng menu của hệ thống ......................................... Trang 75

ix


DANH SÁCH SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình các quá trình (hoạt động) trong một tổ chức .................. Trang 6
Hình 2.2: Mơ hình của hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình ....... Trang 8
Hình 2.3: Ba chức năng của hệ thống thơng tin ............................................ Trang 9
Hình 2.4: Kiến trúc cơ sở dữ liệu ba lược đồ .............................................. Trang 15
Hình 2.5: Kiến trúc cơ sở dữ liệu khách/chủ ba tầng .................................. Trang 16
Hình 2.6: Kiến trúc khách/chủ hiện thực hệ thống cơ sở dữ liệu ................ Trang 17
Hình 3.1: Mơ hình kết nối mạng máy tính dùng chung .............................. Trang 33
Hình 4.1: Mơ hình quản lý nghiệp vụ tổng qt ......................................... Trang 57

Hình 5.1: Mơ hình ý niệm ........................................................................... Trang 60
Hình 5.2: Mơ hình logic .............................................................................. Trang 65
Hình 5.3: Sơ đồ thể hiện quan hệ giữa các bảng ......................................... Trang 71
Hình 6.1: Sơ đồ đăng nhập hệ thống chương trình ..................................... Trang 74
Hình 6.2: Sơ đồ phân quyền hệ thống chương trình ................................... Trang 74
Hình 6.3: Giao diện đăng nhập hệ thống chương trình ............................... Trang 76
Hình 6.4: Giao diện chính của chương trình ............................................... Trang 76
Hình 6.5: Giao diện nhập thông tin hồ sơ .................................................... Trang 77
Hình 6.6: Giao diện thẩm định hồ sơ .......................................................... Trang 77
Hình 6.7: Giao diện lập phiếu chuyển thơng tin địa chính .......................... Trang 78
Hình 6.8: Giao diện thơng tin tài chính ....................................................... Trang 78
Hình 6.9: Giao diện lập Tờ trình ................................................................. Trang 79
Hình 6.10: Giao diện lập Quyết định .......................................................... Trang 79
Hình 6.11: Giao diện viết GCNQSDĐ ........................................................ Trang 80
Hình 6.12: Giao diện tìm kiếm theo loại hồ sơ ........................................... Trang 80
Hình 6.13: Giao diện tìm kiếm theo mục đích sử dụng .............................. Trang 81
Hình 6.14: Giao diện thơng tin lưu trữ hồ sơ .............................................. Trang 81

x


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................. Trang 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... Trang 1
1.2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. Trang 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... Trang 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... Trang 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. Trang 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................... Trang 3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. Trang 3

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. Trang 3
1.5. Tổng quan ................................................................................................ Trang 3
1.6. Tính mới của đề tài .................................................................................. Trang 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................... Trang 5
2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... Trang 5
2.2. Cơ sở lý thuyết về TCVN ISO 9001 : 2000 ............................................ Trang 5
2.2.1. Khái niệm về ISO ................................................................................. Trang 5
2.2.2. Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2000 và mục đích áp dụng .................. Trang 6
2.2.3. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2000 ..................... Trang 7
2.3. Cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin ..................................................... Trang 9
2.3.1. Khái niệm về hệ thống ......................................................................... Trang 9
2.3.2. Các thành phần, vai trò của một hệ thống thông tin ............................ Trang 9
2.3.3. Các hoạt động của một hệ thống thông tin ......................................... Trang 11
2.4. Cơ sở lý thuyết về cơ sở dữ liệu ............................................................ Trang 11
2.4.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... Trang 11
2.4.2. Quá trình phát triển cơ sở dữ liệu ....................................................... Trang 12
2.4.3. Kiến trúc cơ sở dữ liệu ....................................................................... Trang 15

xi


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ
TỔ CHỨC CỦA VPĐK CẤP TỈNH ....................................................... Trang 18
3.1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh ................................... Trang 18
3.1.1. Vị trí và chức năng ............................................................................. Trang 18
3.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ...................................................................... Trang 18
3.1.3. Tổ chức và biên chế ........................................................................... Trang 20
3.2. Hiện trạng quy trình, trình tự thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ ...... Trang 20
3.2.1. Hiện trạng quy trình thực hiện ........................................................... Trang 20
3.2.2. Hiện trạng trình tự thủ tục và thời gian thực hiện .............................. Trang 21

3.3. Hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin ................................................ Trang 33
3.3.1. Sở Tài ngun và Mơi trường ............................................................ Trang 33
3.3.2. Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất .............................................. Trang 35
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ THỐNG THƠNG TIN ..... Trang 36
4.1. Quy trình nghiệp vụ về đất đai .............................................................. Trang 36
4.1.1. Quy trình Nhà nước giao đất cho tổ chức có thu tiền ........................ Trang 36
4.1.2. Quy trình Nhà nước giao đất cho tổ chức không thu tiền .................. Trang 38
4.1.3. Quy trình Nhà nước cho tổ chức thuê đất .......................................... Trang 40
4.1.4. Quy trình Nhà nước cho tổ chức chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền
sử dụng đất ................................................................................................... Trang 42
4.1.5. Quy trình Nhà nước cho tổ chức nhận chuyển nhượng hộ gia đình, cá nhân và
chuyển sang thuê đất .................................................................................... Trang 44
4.1.6. Quy trình Nhà nước cho tổ chức nhận chuyển nhượng (không chuyển sang
thuê đất) hoặc đăng ký góp vốn ................................................................... Trang 46
4.1.7. Quy trình Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án do Nhà nước kê biên bồi
thường .......................................................................................................... Trang 47
4.1.8. Quy trình Nhà nước cơng nhận hoặc giao đất cho cơ sở tơn giáo ..... Trang 49
4.1.9. Quy trình Nhà nước cho tổ chức đăng ký hoặc xoá thế chấp bằng quyền sử
dụng đất ........................................................................................................ Trang 51
4.1.10. Quy trình Nhà nước cho tổ chức cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ ........ Trang 53

xii


4.1.11. Quy trình đăng ký tách thửa hoặc hợp thửa đất ............................... Trang 55
4.2. Đề xuất mơ hình quản lý nghiệp vụ tổng quát ...................................... Trang 56
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU ....................... Trang 59
5.1. Thiết kế mơ hình ý niệm ....................................................................... Trang 60
5.1.1. Thực thể và các thuộc tính của mơ hình ý niệm ................................ Trang 60
5.1.2. Mối liên kết giữa các thực thể ............................................................ Trang 62

5.2. Thiết kế mơ hình logic .......................................................................... Trang 63
5.3. Thiết kế mơ hình vật lý ......................................................................... Trang 66
5.3.1. Bảng Hồ sơ ......................................................................................... Trang 66
5.3.2. Bảng Tổ chức sử dụng đất .................................................................. Trang 66
5.3.3. Bảng Nhân viên .................................................................................. Trang 67
5.3.4. Bảng Phòng ........................................................................................ Trang 67
5.3.5. Bảng GCNQSDĐ ............................................................................... Trang 67
5.3.6. Bảng Giải quyết .................................................................................. Trang 68
5.3.7. Bảng Tiếp nhận .................................................................................. Trang 68
5.3.8. Bảng Thụ lý hồ sơ .............................................................................. Trang 69
5.3.9. Bảng Giao trả hồ sơ ............................................................................ Trang 69
5.3.10. Bảng Thửa đất .................................................................................. Trang 70
5.3.11. Bảng Xã ............................................................................................ Trang 70
5.3.12. Bảng Huyện ...................................................................................... Trang 70
5.3.13. Bảng Tỉnh ......................................................................................... Trang 71
5.4. Thiết kế an toàn, bảo mật cơ sở dữ liệu ................................................ Trang 72
5.4.1. An toàn dữ liệu ................................................................................... Trang 72
5.4.2. Bảo mật cơ sở dữ liệu ......................................................................... Trang 72
CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG ............... Trang 74
6.1. Kết quả đạt được ................................................................................... Trang 74
6.2. Chức năng của chương trình ................................................................. Trang 75
6.3. Chương trình ứng dụng ......................................................................... Trang 75

xiii


CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... Trang 82
7.1. Kết luận ................................................................................................. Trang 82
7.2. Kiến nghị ............................................................................................... Trang 83
7.3. Hướng phát triển ................................................................................... Trang 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ Trang 84
PHỤ LỤC ................................................................................................... Trang 86
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................... Trang 105

xiv


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật đất đai năm 2003 của Quốc
Hội tại kỳ họp thứ 4 khóa XI từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 2003;
tại Điều 9 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về việc thi hành Luật đất đai năm 2003 và Thông tư liên tịch số
38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (gọi tắt là VPĐK cấp tỉnh) và Tổ
chức phát triển quỹ đất.
VPĐK cấp tỉnh là cơ quan dịch vụ cơng có chức năng tổ chức thực hiện
đăng ký quyền sử dụng đất và chỉnh lý thống nhất biến động về sử dụng đất, quản lý
hồ sơ địa chính; giúp cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh trong việc thực
hiện thủ tục hành chính về quản lý sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Tuy
nhiên, mơ hình hoạt động VPĐK do mới thành lập và mơ hình hoạt động cịn khá
mới mẽ, việc quản lý chưa đồng bộ, thống nhất và chưa có định hướng lâu dài.
Thực hiện quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
TCVN 9001 : 2000 (gọi tắt là TCVN ISO 9001 : 2000) vào hoạt động của các cơ

quan hành chính nhà nước và Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một
cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Mơ
hình hoạt động VPĐK cấp tỉnh đã thực hiện áp dụng TCVN ISO 9001 : 2000 trong
giải quyết các thủ tục về đất đai, gắn với cơ chế một cửa. Tất cả các hướng dẫn, quy
trình và trình tự, thủ tục đất đai được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành
và một số trình tự, thủ tục được chuẩn hóa theo TCVN ISO 9001 : 2000, gắn với cơ
chế “một cửa” góp phần đáng kể trong rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ về đất đai
và cải cách hành chính tại địa phương. Bên cạnh những mặt đạt được có khơng ít

GVHD: PGS. TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 1


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường

những mặt khó khăn như: mức độ tự động hóa và tin học hóa tại từng bộ phận chưa
cao, chủ yếu còn dựa trên giấy tờ. Giao tiếp giữa các bộ phận thông qua phương
tiện chuyển đổi trực tiếp trên giấy nên không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Các khó khăn trên làm giảm hiệu quả của hoạt động thực hiện dịch vụ cơng về
đất đai và gây khó khăn trong kiểm tra, đôn đốc, báo cáo và quản lý của Lãnh đạo
VPĐK, cũng như Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. Vì vậy, nhu cầu ứng
dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) để hỗ trợ việc áp dụng TCVN ISO 9001 : 2000
cho VPĐK tỉnh nhằm nâng cao công tác quản lý đất đai là yêu cầu rất bức xúc và
mang tính cấp thiết.
Nhằm đáp ứng các nhu cầu và thực tiễn đề ra, đề tài luận văn: “Nghiên cứu
và xây dựng mơ hình hệ thống thơng tin quản lý cho Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất cấp tỉnh”. Nhằm tiến hành xây dựng thí điểm hệ thống thơng tin
(HTTT) quản lý VPĐK cấp tỉnh, áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng TCVN
ISO 9001 : 2000, gắn với cơ chế “một cửa”, đồng thời chọn Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng tỉnh Long An triển khai thử nghiệm.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến chức năng nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của VPĐK cấp tỉnh.
- Đề xuất các quy trình giải quyết hồ sơ về đất đai của các tổ chức sử dụng
đất nộp tại VPĐK cấp tỉnh, áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO
9001 : 2000, gắn với cơ chế “một cửa”.
- Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng HTTT quản lý cho VPĐK cấp tỉnh.
- Thiết kế mơ hình CSDL và xây dựng chương trình ứng dụng cho VPĐK
cấp tỉnh (thí điểm tại VPĐK tỉnh Long An).
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm: quy trình trình tự, thủ tục hành chính trong
giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng như:
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 2


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường

tổ chức kinh tế (doanh nghiệp), cơ quan Nhà nước, cơ sở tôn giáo, .v.v nộp hồ sơ tại
VPĐK cấp tỉnh. Từ đó, đề xuất mơ hình tổng thể về HTTT quản lý, nhằm tin học
hố cơng tác phục vụ cho VPĐK cấp tỉnh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở các quy trình nghiệp vụ, công tác theo dõi, giải quyết và quản lý
hồ sơ về đất đai của tổ chức sử dụng đất tại đơn vị VPĐK trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Long An (gọi chung là VPĐK tỉnh Long An), triển khai thử
nghiệm chương trình ứng dụng khai thác thơng tin dựa trên các quy trình đề xuất.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần chuẩn hóa và thống nhất các quy trình nghiệp vụ, từ đó xây dựng
mơ hình quản lý cho VPĐK cấp tỉnh theo hướng áp dụng tin học hố. Ngồi ra, kết
quả đạt được của luận văn cịn tạo ra giải pháp ứng dụng CNTT để hỗ trợ việc áp
dụng TCVN ISO 9001 : 2000 tại VPĐK cấp tỉnh, nhằm nâng cao năng lực và hiệu
quả công tác quản lý đất đai. Việc triển khai thử nghiệm chương trình ứng dụng
khai thác thơng tin trên địa bàn Long An tạo cơ sở nhân rộng áp dụng cho các địa
phương khác.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hệ thống các quy trình nghiệp vụ tại VPĐK cấp tỉnh. Tự động hóa
các quy trình nghiệp vụ nhằm thực hiện dịch vụ công về đất đai dựa trên việc ứng
dụng CNTT. Kết quả đạt được của đề tài góp phần nâng cao năng lực cán bộ trong
công tác kiểm tra, đôn đốc, báo cáo và đem lại hiệu quả thiết thực cho Lãnh đạo
VPĐK, cũng như phục vụ nhanh yêu cầu quản lý của Sở Tài ngun và Mơi trường
tỉnh. Ngồi ra, Luận văn cịn góp phần nâng cao hiệu quả trong cải cách hành chính
và phục vụ tổ chức sử dụng đất tốt hơn tại địa phương.
1.5. Tổng quan
Trước đây, các đề tài nghiên cứu cho phép quản lý, theo dõi, thống kê tất cả
các nghiệp vụ trong ngành Tài nguyên và Môi trường địa phương; quản lý hồ sơ,
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 3


Luận văn Thạc sĩ


HVTH: Phan Văn Cường

quy trình và cung cấp thông tin khác trong hệ thống và thiết lập các quy trình phù
hợp với địa phương. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trước đây được xây dựng và
thiết kế theo quy định luật đất đai năm 1993, chưa có áp dụng theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001 : 2000 và cơ chế “một cửa” trong giải quyết hồ sơ về đất đai. Hay
chưa đi sâu vào hướng nghiên cứu xây dựng mơ hình HTTT quản lý cho một cơ
quan, đơn vị cụ thể của cấp tỉnh.
1.6. Tính mới của đề tài
Góp phần chuẩn hóa và thống nhất các quy trình nghiệp vụ, từ đó xây dựng
mơ hình quản lý cho VPĐK cấp tỉnh theo hướng áp dụng tin học hố. Ngồi ra, kết
quả đạt được của luận văn cịn tạo ra giải pháp ứng dụng CNTT để hỗ trợ việc áp
dụng TCVN ISO 9001 : 2000 tại VPĐK cấp tỉnh. Kết quả đề tài là tài liệu tham
khảo cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách về
mơ hình hoạt động HTTT quản lý cho VPĐK cấp tỉnh.
Đề tài đề xuất các quy trình nghiệp vụ giải quyết hồ sơ về đất đai và xây
dựng mơ hình và chương trình ứng dụng HTTT quản lý cho VPĐK cấp tỉnh. Luận
văn góp phần thử nghiệm tại tỉnh Long An, nhằm tạo cơ sở nhân rộng áp dụng cho
các địa phương khác.

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 4


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về thi hành Luật đất đai năm 2003 (gọi chung là Nghị định số 181);
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về
Quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai (gọi chung là Nghị định số 84).
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai.
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc
cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT - BTNMT - BNV ngày 31 tháng 12
năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của VPĐK và Tổ chức phát triển quỹ đất.
- Và các văn bản hướng dẫn pháp luật về đất đai khác có liên quan và cịn
hiệu thi hành.
2.2. Cơ sở lý thuyết về TCVN ISO 9001 : 2000
2.2.1. Khái niệm về ISO
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for
Standardization) được thành lập từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva - Thụy Sĩ.
ISO là một hội đoàn toàn cầu của hơn 150 các các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (mỗi

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn


Trang 5


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường

thành viên của ISO là đại diện cho mỗi quốc gia của mình), Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam là thành viên chính
thức của ISO từ năm 1977.
Tổ chức ISO chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế khuyến nghị
áp dụng nhằm thuận lợi hóa thương mại tồn cầu và bảo vệ an tồn, sức khỏe và
mơi trường cho cộng đồng. Hiện nay, ISO với gần 3.000 tổ chức kỹ thuật với hệ
thống các Ban Kỹ thuật (TC - Technical committee); Tiểu ban kỹ thuật; Nhóm cơng
tác và Nhóm đặc trách có nhiệm vụ soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn
quốc tế ISO được ban hành sau khi được thông qua theo nguyên tắc đa số đồng
thuận của các thành viên chính thức của ISO.
Hiện nay, ISO đã soạn thảo và ban hành gần 16.000 tiêu chuẩn cho sản
phẩm, dịch vụ, hệ thống quản lý, thuật ngữ, phương pháp…
Đầu ra của các
quá trình khác

Đầu ra của các
quá trình khác
Đầu vào
của A

Đầu ra
của D


QÚA TRÌNH A

Đầu vào của B

QÚA TRÌNH D

QÚA TRÌNH B

Đầu ra
của A

Đầu ra
của B Đầu vào
của D

Đầu ra
của C

QÚA TRÌNH C
Đầu vào
của C

Hình 2.1: Mơ hình các q trình (hoạt động) trong một tổ chức
2.2.2. Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2000 và mục đích áp dụng
Các tiêu chuẩn nói trên đã được biên dịch và được Bộ Khoa học và Công
nghệ ban hành thành tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) theo nguyên tắc chấp nhận toàn
bộ và chỉ bổ sung ký hiệu TCVN trước ký hiệu của tiêu chuẩn ISO.
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2000 mô tả điều phải làm để xây dựng một hệ
thống quản lý chất lượng nhưng khơng nói làm thế nào để xây dựng nó.
Áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2000 là nhằm để:


GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 6


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường

- Chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đồng nhất đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng và các yêu cầu pháp lý khác.
- Nâng cao sự thoả mãn khách hàng qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống
này, xây dựng các q trình để cải tiến thường xun và phịng ngừa các lỗi sai.
2.2.3. Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2000
Việc áp dụng TCVN ISO 9001 : 2000 có thể do nhiều mục đích khác nhau tùy
theo yêu cầu của mỗi tổ chức, tuy nhiên qua kết quả khảo sát việc áp dụng thí điểm
tiêu chuẩn này trong một số các cơ quan hành chính trong nước đã áp dụng thành
công và kinh nghiệm áp dụng của các nước như Malaysia, Singapo, Ấn độ, v.v.
chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số tác dụng cơ bản cho tổ chức như sau:
- Các Quy trình xử lý cơng việc trong các cơ quan hành chính nhà nước được
tiêu chuẩn hóa theo hướng cách khoa học, hợp lý và đúng luật và theo cơ chế một
cửa;
- Minh bạch và cơng khai hóa quy trình và thủ tục xử lý công việc cho tổ
chức và công dân để tạo cho dân cơ hội kiểm tra;
- Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm sốt được q trình
giải quyết cơng việc trong nội bộ của cơ quan để có chỉ đạo kịp thời;
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ
công theo mục tiêu cải tiến thường xuyên theo yêu cầu của tiêu chuẩn;
- Củng cố được lịng tin, cải thiện mối quan hệ và hình ảnh của cơ quan hành

chính nhà nước các cấp đối với tổ chức và công dân phù hợp bản chất của nhà nước
ta là do dân và vì dân.
Bên cạnh đó cịn có các lợi ích cụ thể trong cơ quan như sau:
- Nối kết hệ thống quản lý chất lượng vào các q trình của cơ quan hành
chính nhà nước;
- Hệ thống văn bản các quy trình và thủ tục hành chính được kiện tồn tạo cơ
hội xác định rõ người rõ việc, nâng cao hiệu suất giải quyết công việc đồng thời có
được cơ sở tài liệu để đào tạo và tuyển dụng công chức, viên chức;

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 7


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường

- Lãnh đạo không sa vào công tác sự vụ, ủy thác trách nhiệm nhiều hơn cho
cấp thuộc quyền và có nhiều thời gian để đầu tư cho công tác phát triển cơ quan;
- Đo lường, đánh giá được hệ thống, quá trình, chất lượng cơng việc và sự
hài lịng của khách hàng theo các chuẩn mực hay mục tiêu chất lượng cụ thể;
- Làm cho cơng chức, viên chức có nhận thức tốt hơn về chất lượng công việc,
thực hiện các thủ tục nhất qn trong tồn cơ quan vì mục tiêu cải cách hành chính;
- Khuyến khích cơng chức, viên chức chủ động hướng đến việc nâng cao
thành tích của đơn vị và của cơ quan;
- Đánh giá được hiệu lực và tác dụng của các chủ trương, chính sách và các
văn bản pháp lý được thi hành trong thực tế để đề xuất với cơ quan chủ quản có các
biện pháp cải tiến hoặc đổi mới cho thích hợp với tình hình phát triển;
- Thúc đẩy nhanh việc thực hiện quy chế dân chủ trong các mặt hoạt động của

cơ quan và tạo cơ hội để các thành viên có liên quan tham gia góp ý các định hướng,
mục tiêu, chiến lược và các thủ tục và quy trình giải quyết cơng việc hành chính.
Với các tác dụng nói trên, việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 2000
trong lĩnh vực hành chính nhà nước đã góp phần đáng kể trong việc cải cách thủ tục
hành chính và có thể xem nó là một cơng cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu cải
cách hành chính hiện nay.

Hình 2.2: Mơ hình của hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 8


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường

2.3. Cơ sở lý thuyết về HTTT
2.3.1. Khái niệm về hệ thống
Hệ thống (System) là một nhóm các thành phần có liên quan cùng làm việc
với nhau hướng về mục tiêu chung bằng cách tiếp nhận đầu vào (Input) và sản xuất
đầu ra (Output) trong một q trình biến đổi có tổ chức. Hệ thống có ba thành phần
hay chức năng tương tác cơ bản sau:
Input

Processing

Output


Hình 2.3: Ba chức năng của HTTT
Trong đó:
Đầu vào (Input): gắn liền với việc thu thập dữ liệu đưa vào hệ thống xử lý.
Xử lý (Processing): gắn liền với quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Đầu ra (Output): gắn liền với việc chuyển các phần tử đã được tạo ra bởi q
trình biến đổi tới đích cuối cùng.
Khái niệm hệ thống tỏ ra hữu ích hơn nếu thêm vào hai thành phần: phản hồi
và điều khiển.
- Phản hồi là dữ liệu về kết quả thực hiện của hệ thống.
- Điều khiển nói đến việc giám sát và đánh giá phản hồi để xác định xem hệ
thống có hoạt động hướng tới hồn thành mục tiêu hay khơng. Chức năng kiểm tra
khi đó thực hiện những điều chỉnh cần thiết đầu vào hệ thống và xử lý các thành
phần để đảm bảo đầu ra thích hợp.
2.3.2. Các thành phần, vai trị của một HTTT
Một hệ thống thơng tin (HTTT) gồm có năm tài ngun chính: con người,
phần cứng, phần mềm, dữ liệu và mạng
1. Tài nguyên con người
Con người là đối tượng cần thiết cho mọi HTTT: người dùng cuối và chuyên
gia IS (Information System).
- Người dùng cuối là người sử dụng HTTT hay thơng tin do nó tạo ra. Thí
dụ: nhân viên kế tốn, bán hàng, kỹ sư, thư ký, nhà quản lý, …
GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 9


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường


- Chuyên gia IS là người phát triển và vận hành HTTT. Thí dụ nhà phân tích
hệ thống, lập trình viên, điều hành viên máy tính, …
2. Tài nguyên phần cứng
- Hệ thống máy tính: bộ xử lý trung tâm chứa bộ vi xử lý, và nhiều thiết bị
ngoại vi được kết nối.
- Thiết bị ngoại vi như bàn phím, con chuột để nhập dữ liệu và ra lệnh, màn
hình, máy in, đĩa từ hay đĩa quang để lưu trữ các tài nguyên thông tin.
3. Tài nguyên phần mềm
Bao gồm không chỉ các lệnh điều hành gọi là chương trình, trực tiếp điều
khiển và kiểm tra phần cứng, mà còn tập hợp các lệnh xử lý thông tin mà con người
cần, gọi là thủ tục.
- Phần mềm hệ thống: chương trình hệ điều hành, điều khiển và hỗ trợ các
hoạt động của hệ thống máy tính.
- Phần mềm ứng dụng là các chương trình điều khiển việc xử lý cho cách
dùng máy tính cụ thể của người dùng cuối.
- Thủ tục, vận hành các hướng dẫn cho con người sử dụng HTTT.
4. Tài nguyên dữ liệu
Dữ liệu là tài nguyên được sắp xếp có giá trị. Do đó, nó phải được quản lý
hiệu quả để mang lại lợi ích cho tất cả người dùng cuối trong tổ chức.
Dữ liệu có nhiều dạng: kiểu chữ và số truyền thống, các kí tự khác, các biến
cố hay thực thể khác, và dạng văn bản (các câu, đoạn văn, hình ảnh, âm thanh, tiếng
nói, …). Dữ liệu được tổ chức thành:
- CSDL để lưu giữ dữ liệu đã xử lý và đã được tổ chức.
- Cơ sở kiến thức giữ lại kiến thức theo nhiều dạng khác nhau (các sự kiện,
những quy định).
5. Tài nguyên mạng
Mạng viễn thông như Internet, Intranet, Extranet đã trở nên cần thiết cho tất
cả các loại tổ chức và HTTT dựa trên máy tính hoạt động thành cơng. Tài ngun
mạng gồm có:


GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 10


Luận văn Thạc sĩ

HVTH: Phan Văn Cường

- Phương tiện truyền thơng: gồm có cáp xoắn đơi, cáp đồng trục, cáp quang,
hệ thống vi ba, hệ thống vệ tinh viễn thông.
- Hỗ trợ mạng: gồm con người, phần cứng, phần mềm, và dữ liệu trực tiếp hỗ
trợ hoạt động và sử dụng mạng truyền thông. Bộ xử lý truyền thông gồm modem và
bộ xử lý nối kết, và các phần mềm điều khiển truyền thông như hệ điều hành mạng
và bộ trình duyệt Internet.
2.3.3. Các hoạt động của một HTTT
Một HTTT có các hoạt động cơ bản diễn ra sau đây:
- Nhập dữ liệu.
- Xử lý.
- Xuất.
- Lưu trữ.
- Điều khiển.
2.4. Cơ sở lý thuyết về CSDL
2.4.1. Một số khái niệm cơ bản
Cơ sở dữ liệu (database) là một tập hợp có tổ chức (organized) bao gồm các
dữ liệu có liên quan luận lý với nhau (logically related) và được dùng chung
(shared).
Hệ quản trị CSDL (DBMS - Database Management System) là một phần
mềm cho phép người sử dụng định nghĩa, tạo lập, bảo trì và điều khiển truy xuất
CSDL. Hệ quản trị CSDL tương tác với các chương trình ứng dụng của những

người sử dụng và CSDL.
Chương trình ứng dụng CSDL (database application program) là chương
trình máy tính tương tác với CSDL bằng cách phát ra các yêu cầu (như các câu lệnh
SQL - Structured Query Language) đến hệ quản trị CSDL.
Chu kỳ phát triển hệ thống (SDLC - Systems Development Life Cycle) là
một phương pháp luận truyền thống được dùng để phát triển, bảo trì và thay thế các

GVHD: PGS.TS. Lê Văn Trung - TS. Lê Trung Chơn

Trang 11


×