Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu xây dựng mạng lưới xe buýt trên địa bàn thị xã long khánh và kết nối với thành phố biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 172 trang )

I

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------------------

PHAN TRỌNG ĐẠT

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ LONG KHÁNH VÀ KẾT NỐI VỚI THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7/2009


II

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn:..............................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Chữ ký

TS. TRỊNH VĂN CHÍNH
Cán bộ chấm nhận xét 1: ....................................................................................................
.............................................................................................................................................


.............................................................................................................................................
Chữ ký

Cán bộ chấm nhận xét 2: :................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Chữ ký

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ.
Trường Đại học Bách khoa, ngày .... tháng .... năm 2009


III

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hanh phúc
TP. HCM, ngày .... tháng .... năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHAN TRỌNG ĐẠT

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 02-02-1982


Nơi sinh: Thừa Thiên - Huế

Chuyên ngành : Xây dựng Đường Ô tơ và Đường Thành phố
MSHV: 00107503.

Khố: 2007-2009

1- TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu xây dựng mạng lưới xe buýt trên địa bàn thị xã Long Khánh
và kết nối với thành phố Biên Hoà.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Nghiên cứu xây dựng mạng lưới xe buýt nội thị Long Khánh.
- Nghiên cứu xây dựng tuyến buýt kết nối thị xã Long Khánh và thành phố Biên
Hồ.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
4- NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ:
5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRỊNH VĂN CHÍNH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. TRỊNH VĂN CHÍNH

CN BỘ MƠN
QL CHUN NGÀNH


IV

LỜI CẢM ƠN
Sau gần hai năm theo học chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành
đường ô tô và đường thành phố khố 2007. Trong học kỳ này, tơi được thực

hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu mạng lưới xe buýt trên địa bàn
thị xã Long Khánh và kết nối với thành phố Biên Hoà” với sự hướng dẫn của
thầy TS. Trịnh Văn Chính, đến nay luận văn đã được hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn q thầy cô đã giảng dạy những kiến thức
trong thời gian học tập tại trường để tơi hồn thành khố học và ứng dụng
trong thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy TS. Trịnh Văn Chính đã giúp đỡ,
hướng dẫn, góp ý tận tình và truyền đạt những kinh nghiệm q báu cho tơi
trong q trình thực hiện luận văn; sự hỗ trợ của phòng Quy hoạch - Kỹ thuật
thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, các Cơng ty Quản lý Đường bộ,
phịng Quản lý Đô thị thị xã Long Khánh trong việc cung cấp các tài liệu, số
liệu liên quan phục vụ đề tài.
Tuy đề tài đã được hoàn thành nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi những
sai sót, hạn chế trong q trình thực hiện. Kinh mong các thầy cơ góp ý, bổ
sung để đề tài được hoàn thiên hơn và mang lại ý nghĩa thiết thực cho xã hội.
Trân trọng ./.
Học viên: KS. Phan Trọng Đạt


V

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Luận văn thạc sĩ được thực hiện với đề tài “Nghiên cứu xây dựng mạng
lưới xe buýt trên địa bàn thị xã Long Khánh và kết nối với thành phố Biên Hồ”
Chương 1: Mở đầu.
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan kinh tế - xã hội, giao thông vận tải thị xã Long
Khánh và vấn đề phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
Trình bày hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội , đô thị, giao

thông vận tải của thị xã; nghiên cứu đặc điểm các loại hình giao thơng cơng cộng và
xe bt; tình hình phát triển và thực tiễn nghiên cứu xây dựng mạng lưới xe buýt
trên thế giới, Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; cơ sở pháp lý nhà nước.
Chương 3: Cơ sở lý luận khoa học của đề tài.
Trình bày các cơ sở lý luận khoa học trong việc quy hoạch mạng lưới xe
buýt; khảo sát, điều tra lưu lượng giao thông và dự báo nhu cầu đi lại; cơ cấu, nhu
cầu phương tiện và các chỉ tiêu khai thác tuyến buýt.
Chương 4: Xây dựng mạng lưới xe buýt nội thị và kết nối với TP. Biên Hoà.
Áp dụng các cơ sở lý luận khoa học vào thực tiễn trong quy hoạch mạng
lưới tuyến nội thị Long Khánh và tuyến kết nối với thành phố Biên Hoà; điều tra,
khảo sát giao thơng và phỏng vấn hộ gia đình; tính tốn, dự báo nhu cầu đi lại trên
tuyến; tính tốn cơ cấu, nhu cầu và tổ chức khai thác tuyến.
Chương 5: Hạ tầng kỹ thuật giao thơng và cơng trình phục vụ trên tuyến.
Kiểm toán các yêu cầu về kết cấu áo đường trên các tuyến buýt; quy hoạch,
bố trí các cơng trình phục vụ tuyến như bến bãi, nhà chờ, trạm dừng; đề xuất các
thiết kế tổng thể bến xe, nhà chờ.
Chương 6: Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc xây dựng mạng lưới xe buýt.
Trình bày những hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được trong việc xây dựng
mạng lưới xe buýt nội thị Long Khánh và tuyến kết nối với thành phố Biên Hoà.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị.


VI

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU……………………………………………………….

1


1.1. Sự cần thiết của đề tài ………………………………………………….

1

1.2. Mục đích của đề tài………………………………………………………

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài………………………………………...

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………………

3

1.5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….

4

1.6. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………

5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN
TẢI THỊ XÃ LONG KHÁNH VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI
KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT………………………………….

6


2.1. Tổng quan kinh tế - xã hội và giao thơng vận tải………………………

6

2.1.1. Vị trí địa lý………………………………………………………......

6

2.1.2. Dân số hành chính……………………………………………………

7

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội…………………………………

8

2.1.4. Giao thông vận tải……………………………………………………

12

2.2. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đô thị và giao thông vận tải…..

13

2.2.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị………………………

13

2.2.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu………………………..


14

2.2.1.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu…………….

14

2.2.1.3. Quy hoạch phát triển đô thị……………………………………..

16

2.2.2. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải…………………………….

16

2.3. Vấn đề nghiên cứu phát triển VTKCC bằng xe buýt…………………..

19

2.3.1. Tổng quan về giao thơng cơng cộng…………………………………..

19

2.3.1.1. Khái niệm………………………………………………………...

19

2.3.1.2. Một số loại hình giao thông công cộng hiện nay trên thế giới……

19


2.3.2. VTKCC bằng xe buýt…………………………………………………

21

2.3.2.1. Khái niệm xe buýt……………………………………………….

21


VII

2.3.2.2. Đặc điểm của VTKCC bằng xe buýt…………………………….

21

2.3.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu về xe buýt……………………………

22

2.3.2.4. Tình hình giao thông công cộng bằng xe buýt, thực tiễn nghiên
cứu xây dựng mang lưới xe buýt trên thế giới và Việt Nam…………………...

24

2.4. Cơ sở pháp lý…………………………………………………………….

34

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI……….


35

3.1. Quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt…………………………………….

35

3.1.1. Yêu cầu thiết kế mạng lưới tuyến……………………………………

35

3.1.2. Phương pháp thiết kế mạng lưới……………………………………

35

3.1.3. Mơ hình cấu trúc mạng lưới…………………………………………..

37

3.1.4. Phân loại mạng lưới…………………………………………………

40

3.1.5. Chỉ tiêu mạng lưới xe buýt……………………………………………

41

3.2. Khảo sát, điều tra giao thông……………………………………………

42


3.2.1. Mục tiêu……………………………………………………………….

42

3.2.2. Các phương pháp khảo sát giao thông………………………………..

42

3.3. Dự báo nhu cầu đi lại…………………………………………………….

43

3.3.1. Định nghĩa……………………………………………………………

43

3.3.2. Đặc điểm nhu cầu đi lại trong đơ thị………………………………..

44

3.3.3. Trình tự tiến hành dự báo…………………………………………...

48

3.3.4. Các phương pháp dự báo……………………………………………...

48

3.4. Yêu cầu, chỉ tiêu phương tiên và các chỉ tiêu khaithác tuyến buýt…...


52

3.4.1. Yêu cầu chung của phương tiện……………………………………...

53

3.4.2. Các chỉ tiêu khi lựa chọn xe buýt……………………………………

53

3.4.3. Các chỉ tiêu khai thác mạng lưới xe buýt……………………………

56

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI XE BUÝT NỘI THỊ LONG
KHÁNH VÀ KẾT NỐI VỚI TP. BIÊN HOÀ………………………………

62

4.1. Khảo sát vùng thu hút khách đi xe buýt……………………………….

62

4.2. Quy hoạch mạng lưới tuyến……………………………………………..

63

4.2.1. Mạng lưới tuyến xe buýt năm 2010…………………………………

64



VIII

4.2.2. Mạng lưới tuyến xe buýt phát triển từ năm 2011 đến năm 2020…….

65

4.3. Điều tra, khảo sát giao thông và phỏng vấn hộ gia đình……………….

65

4.4.1. Khảo sát giao thơng…………………………………………………..

65

4.4.1.1. Vị trí khảo sát……………………………………………………

65

4.4.1.2. Kết quả tổng hợp………………………………………………..

69

4.4.1.3. Đánh giá số liệu giao thơng……………………………………..

74

4.4.2. Phỏng vấn hộ gia đình………………………………………………..


76

4.4.2.1. Khu vực phỏng vấn hộ gia đình………………………………..

76

4.4.2.2. Kết quả tổng hợp………………………………………………..

76

4.4. Tính tốn, dự báo nhu cầu đi lại:

79

4.4.1. Theo phương pháp hệ số đàn hồi…………………………………….

79

4.4.2. Kết quả……………………………………………………………….

86

4.4.2.1. Lưu lượng giao thông…………………………………………..

86

4.4.2.2. Lưu lượng xe con quy đổi……………………………………….

87


4.4.2.3. Lưu lượng người…………………………………………………

87

4.4.2.4. Lưu lượng hành khách trên các tuyến…………………………...

88

4.4.2.5. Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe buýt trong tương lai………………

88

4.4.3. Tổng nhu cầu đi lại của thị xã………………………………………...

90

4.5. Tính tốn cơ cấu, nhu cầu phương tiện và tổ chức khai thác tuyến…..

90

4.5.1. Loại xe trên tuyến……………………………………………………...

90

4.5.2. Các chỉ tiêu khai thác tuyến……………………………………………

91

CHƯƠNG 5: HẠ TẦNG KỸ THUẬT GIAO THƠNG VÀ CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG PHỤC VỤ TRÊN TUYẾN…………………………..


99

5.1. Hạ tầng kỹ thuật giao thông…………………………………………….

99

5.1.1. Yêu cầu của khảo sát, đánh giá chất lượng khai thác đường………...

99

5.1.2. Kiểm định kết cấu áo đường…………………………………………

99

5.1.3. Đề xuất kết cấu mặt đường…………………………………………..

102

5.2. Cơng trình xây dựng phục vụ tuyến…………………………………….

104

5.2.1. Nguyên tắc bố trí…………………………………………………….

104


IX


5.2.1.1. Bến xe, trạm xe……………………………………………………

104

5.2.1.2. Trạm dừng, nhà chờ……………………………………………….

104

5.2.2. Quy hoạch bến xe, trạm xe…………………………………………..

105

5.2.2.1. Quy hoạch bến xe,trạm xe………………………………………..

105

5.2.2.2. Thiết kế tổng thể bến xe. ………………………………………..

107

5.2.3. Quy hoạch, xây dựng trạm dừng, nhà chờ……………………………..

109

5.2.3.1. Thiết kế chi tiết nhà chờ, trạm dừng……………………………….

109

5.2.3.2. Xây dựng chỗ dừng xe buýt, trạm dừng nhà chờ………………….


110

CHƯƠNG 6: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆC XÂY DỰNG
MẠNG LƯỚI XE BUÝT……………………………………………………..

118

6.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc xây dựng mạng lưới xe buýt……….

118

6.1.1. Đáp ứng nhu cầu đi lại của thị xã……………………………………..

118

6.1.2.Tăng khả năng thông hành của đường, giảm ùn tắc giao thông……….

118

6.1.3. Giảm thiểu tai nạn giao thông, chi phí khắc phục tai nạn giao thơng

119

6.1.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông và đất đai……

119

6.1.5. Giảm chi phí đầu tư của xã hội và nhân dân…………………………..

121


6.1.6. Bảo vệ môi trường…………………………………………………….

123

6.2. Kết luận…………………………………………………………………..

124

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………...

125

7.1. Kết luận……………………………………………………………………

125

7.2. Vấn đề tồn tại, kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo…………………

125

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….........

127

PHỤ LỤC……………………………………………………………………...

129

Phụ lục 1: Khảo sát, tính tốn lưu lượng giao thông

Phụ lục 2: Mạng lưới tuyến , lộ trình và vị trí trạm dừng, nhà chờ trên tuyến
Phụ lục 3: Thông số cơ bản của các loại xe buýt trên tuyến.
Phụ lục 4: Bản vẽ thiết kế tổng thể bến xe và nhà chờ.
Phụ lục 5: Hệ thống đường giao thông thị xã Long Khánh.
Phụ lục 6: Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải T. Đồng Nai, Long Khánh.


1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Cùng với sự phát triển của đất nước, những thành tựu kinh tế - xã hội
đã đạt được trong hơn 20 năm đổi mới đã làm thay đổi diện mạo Việt Nam nói
chung và thị xã Long Khánh - Đồng Nai nói riêng. Quá trình phát triển theo
hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố thúc đẩy mạnh mẽ q trình đơ thị hố
từ thành thị đến nông thôn, đã từng bước tạo ra những khu kinh tế liên vùng và
nội vùng, khu đô thị, cơng nghiệp, thương mại, tài chính, dịch vụ, khu dân cư
đông đúc, gắn liền với một cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư phát triển.
Từ đó dẫn đến nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng gia tăng và trở nên thiết
yếu, thường xuyên; mặt khác những yêu cầu về tiện nghi, dịch vụ vận tải cũng
ngày một cao hơn. Sự bùng nổ về xe máy và ô tô con gây ùn tắc giao thông,
tốc độ di chuyển bị chậm lại, tai nạn giao thông gia tăng, khí thải gây ơ nhiễm
mơi trường và tạo ra tình trạng thiếu hụt khơng gian lưu thơng cho phương
tiện giao thông khác đã xuất hiện ngày một nhiều hơn tại khắp vùng miền, đô
thị ở Việt Nam. Các tuyến vận tải hành khách nối liền các trung tâm, huyện thị với tính chất manh múng, chưa rộng khắp, thiếu chuyên nghiệp đã tỏ ra
kém thích ứng và hạn chế khả năng phục vụ. Do vậy, phát triển giao thơng bền
vững, hiệu quả nhất chính là phát triển hệ thống giao thông công cộng thay thế
giao thông cá nhân và xây dựng mạng lưới vận tải khách công cộng (VTKCC)
bằng xe buýt là một xu thế tất yếu phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội
và quá trình đơ thị hố.
Hiện tại tỉnh Đồng Nai đã phát triển được 25 tuyến xe buýt do các
Doanh nghiệp và Hợp tác xã khai thác dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp từ
Trung tâm Quản lý Điều hành Vận tải Hành khách Công cộng tỉnh Đồng Nai,

mạng lưới tuyến hoạt động chủ yếu theo hướng xuyên tâm kết nối với TP.
Biên Hoà và dựa trên 03 trục hành lang chính: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, Xa lộ


điểm trong đó kết nối trung tâm là thành phố Biên Hoà với một số trung tâm
huyện - thị, các khu công nghiệp, vùng phụ cận. Phạm vi nghiên cứu chỉ bó
hẹp là thành phố Biên Hồ, các khu cơng nghiệp, vùng phụ cận và quy hoạch
chưa xem xét đến khả năng phát triển tuyến buýt nội tỉnh, tuyến buýt đến tỉnh
- thành phố lân cận, việc định hướng tạo tiền đề cho phát triển xe buýt nội
huyện - thị trong tương lai. Cho đến nay nhu cầu trên là thực sự cần thiết để
việc phát triển mạng lưới xe buýt đáp ứng được yêu cầu vận tải của xã hội, để
không phải bị động như những thành phố lớn khác ở Việt Nam.
Thị xã Long Khánh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và
an ninh quốc phòng với chức năng là “hạt nhân” của vùng phía Đơng tỉnh
Đồng Nai, trong những năm qua kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển
nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nơng
nghiệp; chú trọng hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu du
lịch, khu dân cư, khu dịch vụ; hình hài đơ thị cơng nghiệp - dịch vụ, trung tâm
kinh tế của vùng phía Đơng tỉnh Đồng Nai dần hình thành. Hạ tầng kỹ thuật
đơ thị trong Thị xã từng bước được đầu tư hoàn chỉnh, hiện đại, tạo điều kiện
thuận lợi cho giao thương hàng hố, đi lại của nhân dân. Giao thơng của thị xã
chủ yếu là sử dụng xe máy, trong những năm qua đã có tốc độ phát triển
nhanh và dần trở nên quá tải đối với hệ thống đường xá đô thị, gây kẹt xe, ô
nhiễm môi trường và tai nạn giao thông do xe máy ngày càng tăng. Tuy nhiên,
giao thơng cơng cộng của thị xã hiện chỉ có 01 tuyến xe buýt đang hoạt động
trên Quốc lộ 1A và đã tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định như: Cơ sở
hạ tầng còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất tại các bến, trạm xe còn nghèo nàn,
lạc hậu và đặc biệt mạng lưới xe buýt không phủ đến các khu vực trong Thị xã
nên chưa thật hấp dẫn, khuyến khích người dân sử dụng. Mặt khác, khối lượng
vận chuyển hành khách đi lại giữa thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và

các vùng khác trong tỉnh thông qua tuyến Quốc lộ 1A là rất lớn, nhưng trong


quãng đường bị trùng, tình trạng tranh giành khách diễn ra thường xun, gây
mất an tồn giao thơng và hình ảnh của việc phát triển xe buýt văn minh lịch
sự..
Do đó, việc nghiên cứu xây dựng mới mạng lưới xe buýt trên địa bàn
thị xã Long Khánh và tuyến kết nối thị xã Long Khánh với thành phố Biên
Hoà trên cơ sở “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, giao thông vận
tải thị xã Long Khánh và tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020” một cách hiệu quả nhất để trở thành một mạng lưới vận tải hành khách
hoàn chỉnh trong Thị xã, mà còn kết nối đồng bộ với mạng lưới của tỉnh, đáp
ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, với chất lượng cao, giá cả hợp lý, an toàn,
tiện lợi là một yêu cầu cần đặt ra để phát triển giao thông vận tải một cách bền
vững, xây dựng thị xã ngày một văn minh, hiện đại và đề tài: Nghiên cứu xây
dựng mạng lưới xe buýt trên địa bàn thị xã Long Khánh và kết nối với
thành phố Biên Hòa sẽ nghiên cứu, giải quyết vấn đề trên. Kết quả nghiên
cứu cũng mang tính tổng qt nên có thể áp dụng cho những huyện - thị khác
có tốc độ phát triển và đơ thị hố nhanh trong tỉnh cũng như ngồi tỉnh.
1.2. Mục đích của đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng mạng lưới xe buýt trên địa bàn thị xã Long
Khánh và kết nối với thành phố Biên Hoà” nhằm nghiên cứu xây dựng
mạng lưới tuyến xe buýt nội thị Long Khánh, tuyến kết nối với TP. Biên Hoà
hiện nay và trong tương lai một cách hợp lý, hiệu quả đáp ứng khả năng phục
vụ nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng phục vụ tốt, giá cả hợp lý, đảm
bảo an toàn, thuận lợi nhằm hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân,
giảm tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường
và văn minh đô thị.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:



1.4.1. Thời gian: Phân tích hiện trạng, nghiên cứu xây dựng mạng lưới
VTKCC bằng xe buýt đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
1.4.2. Không gian: Các khu vực trong Thị xã, kết nối với TP. Biên Hoà,
gồm:
- Khu vực trong thị xã Long Khánh và vùng lân cận: Dầu Giây….
- Các điểm du lịch: Khu văn hoá suối Tre, Khu du lịch Hồ Bình, Di
tích mộ cổ Hàng Gịn, khu Sinh thái cây ăn trái…
- Các khu cơng nghiệp: Long Khánh; cụm công nghiệp: Suối Tre 1,
Suối Tre 2, Phú Bình, Bảo Vinh…
- Các đầu mối giao thơng: Bến xe; trung tâm hành chính thị xã,
phường xã; khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu thương mại; khu công
nghiệp, trường học, bệnh viện…
- Vùng thu hút khách ngoài vùng: TP. Biên Hoà, Vĩnh Cữu, Trảng
Bom, Thống Nhất.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu, phân tích tình hình và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đô thị, giao thông vận tải trong phạm vi nghiên cứu; kết hợp thu thập số liệu
thực tế qua điều tra, khảo sát giao thông; ứng dụng các cơ sở lý luận khoa học
giao thông công cộng bằng xe buýt thực hiện quy hoạch mạng lưới xe bt, dự
báo tính tốn nhu cầu đi lại, các chỉ tiêu xe buýt và các hạ tầng kỹ thuật giao
thơng, cơng trình phục vụ trên tuyến.
1.6. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu tình hình và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị,
giao thông vận tải thị xã Long Khánh ở hiện tại và tương lai.
- Xác định thị trường vận tải, phân tích đặc điểm nhu cầu đi lại, dự báo
như cầu vận chuyển khách bằng xe buýt trong nội thị và kết nối với Biên Hoà.


buýt như: Hệ tầng giao thông, bến bãi, trạm dừng, nhà chờ.

- Kiểm toán, thiết kế kết cấu mặt đường, nhà chờ và trạm dừng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc xây dựng mạng lưới xe
buýt đối với địa phương.


THÔNG VẬN TẢI TX. LONG KHÁNH VÀ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG
XE BUÝT.
2.1. Tổng quan kinh tế - xã hội và giao thông vận tải:
2.1.1. Vị trí địa lý:
Thị xã Long Khánh nằm về phía đơng tỉnh Đồng Nai cách thành phố
Biên Hoà khoảng 40 km, là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng của vùng phía đơng tỉnh; tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược
Tây Nguyên và miền Trung; có nhiều tuyến đường giao thơng quốc gia quan
trọng đi qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20. Do đó có nhiều thuận lợi trong thúc
đẩy phát triển kinh tế, giao thông vận tải giữa các khu vực.


2.1.2.1. Dân số:
Dân số thị xã Long Khánh năm 2008 là 154.130 người, chiếm tỷ lệ
6,36% dân số toàn tỉnh, mật độ 790 người/km2. Khu vực đô thị dân số chiếm
41,9% toàn thị xã. Tỷ lệ tăng dân số chung năm 2008 là 1,24%, trong đó tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,19%, tỷ lệ tăng dân số cơ học là 0,05%.
Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%. Trong giai đoạn 1995-2000,
2000-2005 cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực từ nơng –
ngư – lâm nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ. Trong đó số lao động làm việc
trong lĩnh vực nông – ngư – lâm nghiệp giảm từ 55% xuống cịn 43,5%, cơng
nghiệp - xây dựng tăng từ 18% lên 26,3%, dịch vụ tăng từ 27% lên 29,9%.
2.1.2.2. Hành chính:
Thị xã Long Khánh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 6 phường, 9
xã.

Bảng 2.1: Thống kê dân số, diện tích các phường xã năm 2008
TT Tên phường, xã

Dân số

Diện tích

Mật độ

(người)

(km2)

( người/km2)

1

Phường Xuân Trung

12.591

1,00

12.591

2

Phường Xuân Thanh

8.610


1,36

6.331

3

Phường Xuân An

14.934

1,39

10.743

4

Phường Xuân Bình

10.848

1,23

8.819

5

Phường Xuân Hồ

7.851


1,71

4.591

6

Phường Phú Bình

6.133

1,49

4.185

7

Xã Xn Lập

10.506

16,09

653

8

Xã Bầu Sen

6.514


12,87

506


12

Xã Bảo Vinh

15.763

15,94

989

13

Xã Xuân Tân

9.788

10,39

942

14

Xã Hàng Gòn


13.011

34,12

381

15

Xã Bầu Trâm

6.186

14,32

432

154.130

195,00

790

Tổng cộng

(Nguồn: Sở GTVT Đồng Nai, 2008)

(Nguồn: Website thị xã Long Khánh, năm 2008)
Hình 2.2: Bản đồ thị xã Long Khánh
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:
Có lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gắn với

vùng ngun liệu sẵn có, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.


dựng tăng 18 -19%, thương mại dịch vụ tăng 14 -15%, nông nghiệp tăng 4 5%.
Bảng 2.2: Bảng thống kê GDP/người qua các năm
Đơn

vị:

USD
Chỉ tiêu
GDP bình quân đầu người

2000

2003

2005

2008

419

519

766

1090

(Nguồn: Niên gián thống kê Long Khánh qua các năm 2000 - 2008)

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu kinh tế qua các năm
Đơn vị: %
Năm

2000

2003

2005

2008

Công nghiệp - xây dựng

27,8%

33,2%

36,4%

42,9%

Thương mại - dịch vụ

35,0%

36,1%

40,6%


41,5%

Nông – lâm nghiệp

38,2%

30,7%

23,0%

15,6%

Lĩnh vực

(Nguồn: Niên gián thống kê Long Khánh qua các năm 2000 - 2008)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế qua các năm


xây dựng, dịch vụ và nông - lâm nghiệp;
Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư trên địa bàn thị xã gần 900 tỷ đồng,
trong đó có hàng trăm tỷ đồng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, lưới điện,
thông tin liên lạc…đã làm thay đổi bộ mặt Long Khánh. Các lĩnh vực văn hóa,
giáo dục - đào tạo, y tế, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện tốt
phục vụ nhân dân.
2.1.3.2. Công nghiệp – xây dựng:
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng hàng năm khoảng 19-22%. Hiện nay
trên địa bàn có khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp chủ yếu sản xuất nông sản,
thực phẩm, chế biến nước trái cây hoa quả, sơ chế biến hạt điều, cà phê, bắp,
đậu nành…chế biến các loại tre, lồ ô, mây, thành hàng thủ công xuất khẩu, sản
xuất hàng may mặc, công nghiệp cao su….

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm
Đơn vị: triệu
đồng
Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

Giá cố định 1994

337.893

344.593

386.667

457.424

545.364

Giá thực tế

510.167


572.125

602.450

830.500

950.400

-

1,98

12,21

18,30

19,23

(%) tăng giá cố định

(Nguồn: Niên gián thống kê Long Khánh qua các năm 2000 - 2008)
Cùng với cụm công nghiệp của địa phương đã có trước đây, đến nay đã
có KCN Long Khánh, cụm công nghiệp Suối Tre 1 và nhiều cụm công nghiệp
với quy mô lớn đang được đầu tư, xây dựng với diện tích 553 ha.
Bảng 2.5: Bảng thống kê khu cơng nghiệp trên địa bàn.


I


Các KCN, cụm CN đang hoạt động

1

Long Khánh

Xã Bình Lộc,
Suối Tre

2

Suối Tre 1

II

Các KCN quy hoạch
Suối Tre 1 (mở
Xã Suối Tre
rộng)

1

Xã Suối Tre

300 ha

Nông sản, thực phẩm,
sản phẩm dân dụng,
công nghiệp…


50 ha

Gốm sứ, chế biến gỗ,
vật liệu xây dựng, may
mặc, thủ cơng mỹ nghệ,
gia cơng cơ khí …

50 ha

Chế biến nơng sản, tiểu
thủ cơng nghiệp…

2

Hàng Gịn

Xã Hàng Gịn

20 ha

Chế biến nông sản, tiểu
thủ công nghiệp…

3

Bảo Vinh

Xã Bảo Vinh

50 ha


Chế biến nông sản, tiểu
thủ công nghiệp…

4

Bàu Trâm

Xã Bàu Trâm

30 ha

Chế biến nơng sản, tiểu
thủ cơng nghiệp…

5

Phú Bình

Phường Phú
Bình

50 ha

Chế biến nơng sản, tiểu
thủ công nghiệp…

(Nguồn: Quy hoạch các KCN Đồng Nai đến năm 2020, ban Quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Đồng Nai, 2008)
2.1.3.3. Nông – lâm nghiệp:

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 tăng 7,56%/năm, giá trị sản xuất
nông nghiệp trồng trọt: tăng 4%/năm, chăn nuôi: tăng 10%/năm.
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm
Đơn vị: Triệu
đồng
Chỉ tiêu
Giá cố định 1994
(%) tăng 1 năm

2001

2002

2003

2004

2005

301.800

310.500

322.283

343.955

369.962

-


2,88

3,79

6,72

5,50


hoạt động nội thương, hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu là hoạt động uỷ thác.
Tổng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ ước năm 2005: trên 950 tỷ đồng,
trong đó các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 10,1%, các doanh nghiệp ngồi
quốc doanh chiếm 89,9%. Các loại hình doanh nghiệp hoạt thương mại:
+ Thương nghiệp quốc doanh (gồm 10 doanh nghiệp và chi nhánh),
+ Thương nghiệp ngoài quốc doanh (gồm 64 doanh nghiệp và gần 5.000
hộ cá thể thu hút gần 10 ngàn lao động). Nhìn chung hoạt động thương mại
dịch vụ ổn định, hàng hoá trên thị trường phong phú và đa dạng.
+ Lượng khách du lịch năm 2005 là 10.000 lượt người, năm 2008 là
12.000 lượt người.
+ Trên địa bàn thị xã có khu du lịch Suối Tre, Hồ Bình, khu mộ cổ Hàng
Gịn và các khu sinh thái vườn đang đưa vào khai thác.
2.1.4. Giao thông vận tải:
2.1.4.1. Đường bộ:
Thị xã có 389 km đường. Trong đó: Quốc lộ 20km, đường tỉnh 6km,
đường huyện 64km, đường xã phường 296km (gồm đường đô thị 97km,
đường chuyên dùng 210km). Theo chất lượng mặt đường: Có 190km đường
nhựa chiếm 49%, cấp phối 64km chiếm 16%, đường đất 136 km chiếm 35%.
Các tuyến đường giao thông và quốc lộ đã được nâng cấp, đáp ứng nhu
cầu đi lại đáng kể cho người dân. Năm 2005: Khối lượng vận chuyển hàng hoá

đạt trên 440 ngàn tấn. Khối lượng vận chuyển hành khách: trên 5,5 ngàn lượt
hành khách.
Giao thông cá nhân (xe gắn máy) là phương tiện giao thơng chính của
nhân dân và trong những năm qua số lượng xe gắn máy tăng một cách nhanh
chóng chiếm từ 55-60%, đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của nhân dân do sự
cơ động, tiện lợi linh hoạt về vị trí cũng như thời gian di chuyển. Giao thông


Đường sắt Bắc - Nam đi qua thị xã dài 17km, giao cắt với Quốc lộ 1A và
các trục chính trong khu vực, chia cắt Thị xã thành 2 khu vực Bắc và Nam
đồng thời gây ra một số khó khăn cho khu vực như tai nạn, ách tắc, tiếng
ồn…Theo số liệu điều tra (tháng 3.2000) mỗi ngày có khoảng 26 chuyến tầu
đi qua, thời gian đóng parie là 3-5 phút, gây nhiều bất lợi cho hoạt động của
thị xã.
Ga Long Khánh nằm trong phạm vi trung tâm của thị xã, ga chỉ dùng làm
công tác tác nghiệp cho tàu địa phương đi Phan Thiết, không dùng để dừng đỗ
cho tàu Thống Nhất, tuy nhiên cũng góp phần đáp ứng được nhu cầu vận
chuyển hàng hoá và nhu cầu đi lại bằng đường sắt của dân cư trong vùng cũng
như các vùng lân cận.
2.1.4.3. Đường hàng không:
Hiện tại trên địa bàn thị xã Long Khánh có một sân bay dã chiến nằm gần
đường Cách Mạng Tháng Tám và UBND thị xã. Do không sử dụng đến nên
người dân đã chiếm dụng đất của sân bay để xây nhà cửa và sử dụng cho các
mục đích khác.
2.1.4.4. Cơng trình phục vụ vận tải:
Hiện tại có một bến xe loại 3, nằm trên đường Hùng Vương ngay trung
tâm thị xã, gần quốc lộ 1 và có diện tích 1,2ha; một trạm xe Tâm Phong diện
tích 645m2.
Nhìn chung về quy mơ bến bãi rộng có thể đáp ứng được nhu cầu cần
thiết nhưng vẫn cịn thơ sơ, chưa được trang bị những trang thiết bị cần thiết,

đồng thời hiện nay chưa hình thành khu chợ trái cây cho người dân bn bán
do đó không gian của bến phải sử dụng chung với khu chợ trái cây, cần thu
xếp để trả lại không gian cho bến bãi, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại cho
người dân.


- Tăng trưởng kinh tế :
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006-2010 là 15,7%/năm.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2020 là 15%/năm.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 là 1.300-1.400 USD và năm 2020
là 3.000-3.200 USD.
- Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế đến năm 2010, 2020: Công nghiệpxây dựng chiếm 44-47%; thương mại-dịch vụ chiếm 43-45%; nông-lâm
nghiệp chiếm 13-8%;
- Quản lý và tổ chức tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn thành phố.
Phấn đấu đảm bảo tốc độ tăng thu ngân sách bình quân đạt 17,4%/năm giai
đoạn 2006-2010 và 12,7%/năm giai đoạn 2011-2020.
- Dân số trung bình năm 2010 là 157.900 người, năm 2020 là 172.000
người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 và các năm tiếp theo là dưới
1,1%.
2.2.1.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu:
a. Ngành công nghiệp - xây dựng :
- Phấn đấu đạt tốc độ giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình
quân 28,6%/năm giai đoạn 2006-2010 và 18,6%/năm giai đoạn 2011-2020.
- Phát triển công nghiệp làm động lực để tăng trưởng kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động và phát triển đô thị.
- Chú trọng phát triển công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp có lợi thế
so sánh như cơng nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm gắn với nguồn
nguyên liệu tại chỗ như cà phê, hạt điều, tiêu, cây ăn trái đặc sản…Cơng
nghiệp cơ khí sửa chữa, gia công hàng may mặc, giày da xuất khẩu…
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, các

cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Ưu tiên phát triển


phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo điều kiện cho người lao động nhất
là điều kiện nhà ở cho công nhân và bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phục vụ
phát triển các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp.
b. Ngành nông - lâm nghiệp :
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nơng, lâm nghiệp
bình qn hàng năm từ 5,5-6%/năm giai đoạn 2006-2010 và 4,5-5% giai đoạn
2011-2020.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý theo hướng sản xuất
hàng hóa, phù hợp với thị trường; gắn sản xuất nông sản với công nghiệp chế
biến.
- Phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới, nâng
cao mức sống vật chất, mở mang dân trí, xóa đói giảm nghèo, thu ngắn dần
khoảng cách về mức sống trong nông thôn và giữa nông thôn với thành thị.
- Tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh để đáp ứng toàn bộ hoặc
một phần nhu cầu của địa phương.
c. Ngành thương mại - dịch vụ:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 các
ngành dịch vụ là 12,4%/năm và giai đoạn 2011-2020 là 14,5%/năm.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thị xã tăng bình
quân 17-18%/năm giai đoạn 2006-2010 và 20%/năm giai đoạn 2011-2020.
- Đến năm 2010 phát triển 13 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối; đầu tư
sửa chữa nâng cấp 8 chợ (trong đó có chợ thị xã Long Khánh loại 1, chợ Xuân
Thanh chợ loại 2); tiến hành di dời 3 chợ.
- Thực hiện sắp xếp, quy hoạch và phát triển theo quy hoạch các lĩnh
vực: chợ, xăng dầu, giết mổ, dịch vụ cho thuê nhà trọ, kinh doanh vật liệu xây



các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải hành khách
và hàng hóa. Quy hoạch phát triển và khai thác các tiềm năng du lịch của địa
phương, phát triển các dịch vụ kèm theo. Từng bước hình thành hệ thống dịch
vụ pháp lý, cung ứng lao động và giới thiệu việc làm.
- Ổn định các điểm du lịch cũ và phát triển thêm các tuyến du lịch qua
thị xã như: núi Chứa Chan, chùa Gia Lào, khu du lịch núi Le, thác Trời…Năm
2010 dự kiến khách du lịch là 200.000 lượt người.
- Tổ chức tốt giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nơng thơn, gắn sản
xuất với tiêu thụ, hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất với cung ứng
vật tư, tiêu thụ sản phẩm.
2.2.1.3. Quy hoạch phát triển đô thị:
- Xây dựng thị xã Long Khánh là đô thị cấp III giai đoạn 2010-2020.
- Khu nội thị là toàn bộ các phường, chủ yếu thuộc địa bàn thị trấn Xuân
Lộc cũ, cần được đầu tư nâng cấp theo hướng chỉnh trang đô thị. Tập trung các
phường Xuân Trung, Xuân An, Xuân Bình và Xuân Thanh; đồng thời phát
triển các khu đơ thị mới về phía Tây và Tây Bắc của thị xã. Khu đô thị trung
tâm chiếm khoảng từ 45-50% đất xây dựng đô thị của thị xã, phát triển chủ
yếu ngành dịch vụ và công nghiệp.
- Khu ngoại thị: phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái, lương thực và
thực phẩm; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hình thành 3 thị
tứ:
+ Cụm dân cư xã Bình Lộc – Bảo Vinh – Bảo Quang hình thành thị tứ
tại xã Bình Lộc, phát triển cây cơng nghiệp lâu năm và cây ăn trái.
+ Cụm dân cư xã Suối Tre – Bàu Sen – Xuân Lập hình thành thị tứ tại
xã Suối Tre, phần lớn là diện tích đất cao su, phát triển dịch vụ du lịch.
+ Cụm dân cư xã Hàng Gịn – Xn Tân hình thành thị tứ tại xã Hàng



×