Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Tội giết người trong luật hình sự việt nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.59 MB, 213 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Tư PHÁP

TRƯỊNG ĐẠI
HỌC
LUẬT
HÀ NỘI





ĐỖ ĐỨC HỔNG HÀ

TỘI GIẾT NGƯỜI
TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHÒNG
LOẠI TỘI PHẠM NÀY
Chuyên ngành: Luật hình sụ
Mã sơ

: 62 38 40 01

LUẬN ÁN TIÊIt8lPWệWHỌC
TRƯỢNGĐẠI HỌC LUẬTHÀ NÔI
PHỎNG GV

NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Thị Sơn


2. TS. Đặng Quang Phương

HÀ NỘI - 2006


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu c ủ a riê n g tôi. Các k ế t quả nêu trong luận án
là tru n g thự c và chưa từng được ai công b ố trong
b ấ t kỳ c ơ n g trình nào khác. N hững nội dung
tro n g lu ận án có sử dụng tài liệu tham k h ảo đều
được trích dẫn nguồn m ộ t cách đầy đủ và ch ín h
xác!

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
01.

BLGL

: Bộ luật Gia Long

02.

BLHĐ

: Bộ luật H ổng Đức


03.

BLHS

: Bộ luật H ình sự

04.

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng Hình sự

05.

GS.

: G iáo SU'

06.

HĐN D

: Hội đồng nhân dân

07.

HSPT

: H ình sự phúc thẩm


08.

HSST

: H ình sự sơ thẩm

09.

Nxb.

: N hà xuất bản

10.

PGS.

: Phó giáo sư

11.

TAN D

: T ồ án nhân dân

12.

TAN DTC

: Toà án nhân dân Lối cao


13.

TNHS

: T rách nhiệm hình sự

14. Tr.

: T rang

15.

TS.

:

1lên sĩ

16.

TTĐK

: Tình tiết đinh khungo

17.

ƯBND

: Ưỷ ban nhân dân


18.

VKSND

: Viện Kiểm sát nhân dân

19.

VKSNDTC

: Viện K iểm sát nhân dân tối cao

20.

XHCN

: X ã hội chủ nghĩa

.


MỤC LỤC
T rang

1

M Ở ĐẨU

Chương 1. TỘI GIẾT NGUỒỈ TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM VÀ

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN

1996 - 2005

7

1.1. Tội giết người trong Luật hình sự V iệt Nam

7

1.2. T ình hình tội phạm giết người ỏ' V iệt Nam trong giai đoạn
1996 - 2005
C h ư ơ n g 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM GIẾT

43
n g ư ờ i v à t ìn h

HÌNH ĐẤU TRANH PHỊNG, CHÔNG TỘI PHẠM GIÊT NGUỒI ở VIỆT

NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1996 - 2005
2.1. N guyên nhân của tội phạm giết người ở Việt Nam

73
73

2.2. T ìn h h ìn h đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ỏ' V iệt

Nam trong giai đoạn 1996 - 2005

83


C h ư ơ n g 3. D ự BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGUỒI VÀ CÁC GIẢI

PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐAU t r a n h p h ò n g , CHốNG t ộ i p h ạ m
GIẾT NGUỒI ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Dự báo tình hình tội phạm giết người

137

137

3.2. C ác g iải p h á p nânơ cao hiệu quả đấu tranh p hòng, ch ố n g tội
p h ạ m g iế t n g ư ờ i

145

KẾT LUẬN

194

D A N H M Ụ C C Ô N G T R ÌN H C Ủ A T Á C G IẢ

201

T À I L IỆ U T H A M K H Ả O

202



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của TANDTC về tội phạm giết người:
năm 2000 có 1.169 vụ, 1.721 bị cáo; năm 2001 có 1.009 vụ, 1.471 bị cáo; năm
2002 có 1.021 vụ, 1.394 bị cáo; năm 2003 có 1.183 vụ, 1.843 bị cáo; năm 2004 có
1.351 vụ, 2.425 bị cáo; năm 2005 có 1.271 vụ, 2.174 bị cáo [52]. Trước tình hình
tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng diễn biến phức tạp, ngày 317-1998, theo để nghị của lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ CơriR an), Chính phủ đã
thơng qua Nghị quyết về tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình
hình mới và Chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm nhằm phát huy trách
nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành và huy động sức mạnh của toàn xã hội trong cuộc
■đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; hướng dư luận xã hội vào việc phản đối
các hành vi phạm tội; tập trung mọi nỗ lực giải quyết những vấn đề nổi cộm về
tình hình trật tự, an tồn xã hội, nhất là hành vi giết người.
Hành vi giết người, từ đông, tây, kim, cổ, đều bị coi là hành vi dã man, tàn
ác, nó khơng những gây đau thương tang tóc cho gia đình nạn nhân, phá vỡ tế bào
của xã hội mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, tạo tâm lí hoang mang, lo sợ
trong quần chúng nhân dân. Bảo vệ cuộc sống bình yên cho mỗi người và chăm lo
cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta [21, tr.
5] vì con người vừa là động lực vừa là mục tiêu chính của sự phát triển, con người
đã sáng tạo ra xã hội và là giá trị xã hội cao quí nhất. "Trải qua mấy cuộc trường
chinh đánh giặc dựng nước, giữ nước, vói bao hi sinh, mất mát, mỗi người Việt
Nam hiểu rỗ hơn ai hết các gi:ủ trị của tự do và quyền làm người. Vì vậy, với chúng
ta, c/uvển con người thật sự thiêng liêng" [63, tr. 41 ]. Để bảo vệ quyền thiêng liêng
đó, pháp luật hình sự về tội giết người đã được hình thành sớm nhất trong hệ thống
pháp luật Việt Nam và cũng chính từ mục đích này mà pháp luật về tội giết người
cũn« như nhiệm vụ đấu tranh phịng, chốnơ tội phạm giết người ln được quan
tâm hàng đầu. Do đó, việc nghiên cứu thường xuyên, đầy đủ và sâu sắc tội giết
người cả trên phương diện Luật hình sự lẫn trên phương diện Tội phạm học để đưa
ra những kiến nghị có cơ sở lí luận và thực tiễn, góp phần hồn thiện pháp luật và
nâim cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này là rất cẩn thiết. Đó



9

cũng chính là lí do để tác giả chọn đề tài "Tội giết người trong Luật hình sự Việt
Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này" làm Luận án tiến sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Tội giết người là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp nên đã được
các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đặc biệt quan tâm.
ớ trong nước có một số cơng trình nghiên cứu về tội giết người của các nhà
khoa học như: 1) "Trách nhiệm về tội giết người theo Luật hình sự nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Đặng Quang Phương, Luận án Tiến sĩ Luật học,
Taskent, năm 1990; 2) "Thời điểm bắt đầu và kết thúc sự sống của con người nhìn
từ góc độ luật học" của Tiến sĩ Luật học Trần Hữu ứng, Cục Cảnh sát điểu tra, Bộ
Nội vụ, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10, năm 1993; 3) "Tội giết người theo Luật
hình sự Việt Nam và đấu tranh phịng, chống tội giết người" của Hồng Công
Huấn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, năm 1997; 4) "Điều tra các vụ án giết
người chưa rõ thủ phạm ỏ' Việt Nam hiện nay" của Tiến sĩ Luật học Triệu Quốc
Kế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1998; 5) "Các tội xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, nhãn phẩm, danh dự của con người" của Tiến sĩ Luật học Trần Vãn
Luyện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000; 6) "Những đặc điểm tâm lí
của bọn phạm tội giết người - cưóp tài sản trong tình hình hiện nay và một số giải
pháp phịng ngừa, đấu tranh", Bộ Cơng an - Vụ Quản lí Khoa học và Công nghệ,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2000...
Trên thế giới cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về tội giết người của các
nhà khoa học như: 1) John Linclov/ (1997), trong cuốn "Murcler and vengeance
among the gods" đã đi sâu phân tích những phương pháp, thủ đoạn phạm tội giết
người. 2) Bruce L. Bers; and John J. Morgan (1998), trong cuốn "Criminal
Investigation" đã đề cập đến các phương pháp điều tra tội phạm, trong đó có tội
phạm giết người. 3) Stanley Yeo (1998), trong cuốn "Ưnrestraineđ Killings and the

Law" đã đưa ra giải pháp hoàn, thiện pháp luật nhằm đấu tranh phòng, chống tội
phạm giết người. 4) Kenneth Polk (1999), trong cuốn "When men k iir đã phân
tích tính 11«;uy hiểm của tội giết người, phương pháp, thủ đoạn phạm tội giết người
và các biện pháp đấu tranh phòng, chống. 5) Michael Doherty (2002), trong cuốn


3

"Criminology" đã làm sáng tỏ tình hình tội phạm nói chung, nguyên nhân và các
giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm giết người...
Tuy nhiên, trong các cơng trình trên, tội giết người mới chỉ được đề cập đến
một số khía cạnh cụ thể dưới góc độ Luật hình sự, Điều tra tội phạm hoặc Tội
phạm học, trên CO' sỏ' quan điểm cá nhân hoặc đặc thù của mỗi nước. VI vậy, việc
nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện và có hệ thống tội giết người ở Việt Nam cả
trên phương diện Luật hình sự và Tội phạm học là rất cần thiết.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
- M ục đích nghiên cứu: Trước tình hình nghiên cứu như đã được trình bày
trên đây và trước yêu cầu của cuộc dấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay, mục đích của Luận án là làm sáng tỏ một cách có
hệ thống và tồn diện tất cả những vấn đề có liên quan đến tội giết người dưới góc
độ Luật hình sự và Tội phạm học, trên cơ sỏ' đó để xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích trên, tác giả Luận án đã đặt ra cho

mình những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Về mặt lí luân: I ) Nghiên cứu pháp luât hình sư về tơi giết người ở Viêt Nam
qua các thời kì phát triển trong sự đối chiếu, so sánh với BLHS hiện hành để làm
nổi bật những điểm kế thừa và phát triển trong các qui định về tội giết người từ

ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay. 2) Làm sáng tỏ
định nghĩa và các dấu hiệu pháp lí của tội siết người; phân biệt tội giết người với
các tội phạm khác cũng gây ra hậu quả chết người. 3) Phân tích bản chất, nội
dung, cơ sỏ' lí luận và thực tiễn của một số TTĐK tăng nặng trong tội giết người. 4)
Làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm;
nội dung, chủ thể và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người.
Về m ặt thực tiễn: 1) Tổng kết những giá trị của pháp luật hình sự về tội giết
người ở Việt Nam lừ ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đến
nay, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp. 2) Nghiên
cứu, đánh giá việc định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người; phân tích về mặt lí
luận và đề xuất những giải pháp có tính khả thi. 3) Làm sáng tỏ tình hình tội phạm


4

và tình hình đấu Iranh phịng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai
đoạn 1996 - 2005; các nguyên nhân của tội phạm giết người cũng như các nguyên
nhân của những tồn tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người, trên cơ
sở đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống.
- Đơi tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: 1) Tội
giết người trong Luật hình sự Việt Nam mà cụ thể là các vấn đề như: pháp luật
hình sự về tội giết người từ ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
đến nay; định nghĩa tội giết người; các dấu hiệu pháp lí của tội giết người; phân
biệt tội giết người với các tội phạm khác cũng gây ra hậu quả chết người; nội dung,
cơ sở lí luận và thực tiễn của một số TTĐK tăng nặng trong tội giết người; TNHS
đối với tội giết người. 2) Tinh hình tội phạm và tình hình đấu tranh phòng, chống
tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005; các nguyên nhân của
tội phạm giết người và của những tồn tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
giết người. 3) Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội

phạm này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các vấn đề nêu trên của tội giết
người theo qui đinh tai Điều 93 BLHS Viêt Nam năm 1999 dưới góc đơ Luật hình
sự và Tội phạm học (giai đoạn 1996 - 2005), đúng như tên gọi của nó. Tuy nhiên,
trong phạm vi giới hạn của Luận án, tác giả khơng có điều kiện đi sâu hết tất cả
các khía cạnh Tội phạm học của đề tài mà chỉ tập trung phân tích tình hình tội
phạm giết người ỏ' các đối tượng trong độ tuổi chịu TNHS (từ đủ 14 tuổi trở lên).
4. Cư sỏ lí luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
Cơ sở lí luận của Luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hổ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đang Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và
pháp luật, về tội phạm và hình phạt; những thành tựu của các ngành khoa học như:
Triết học, Luật hình sự, Tội phạm học, Điều tra hình sự... Trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Luận án đặc
biệt coi trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, phân tích, tổng họp, so sánh,
thống kê... kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học để chọn lọc tri thức khoa
học và những kinh nghiệm thực tiễn từ trước đến nay ở trong và ngoài nước.


5

5.Những đóng

gĨỊD

mới của Luận án

Đây là cơng trình chun khảo đầu tiên trong khoa học Luật hình sự Việt
Nam ở bậc tiến sĩ nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống tất cả các vấn đề
có liên quan đến tội giết người dưới góc độ Luật hình sự và Tội phạm học; cụ thể
là:

- Những vấn đề pháp lí hình sự về tội giết người ở Việt Nam từ ngày thành
lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đến nay được nghiên cứu một cách có
hệ thống và có sự gắn kết các qui định này với điều kiện lịch sử cụ thể của từng
giai đoạn, từ đó đánh giá vể những thành tựu cũng như những hạn chế của các qui
định đó, luận giải về thành tựu có thể kế thừa và những bài học cần rút kinh
nghiêm.
- Các cách định nghĩa khác nhau về tội giết người được phân tích một cách
thấu đáo, qua đó tác giả đưa ra một định nghĩa mới khoa học và đầy đủ hơn.
- Những tồn tại, vướng mắc trong việc định tội danh; những tồn tại, vướng
mắc trong việc áp dụng TTĐK tăng nặng của tội giết người cũng như những tồn
tại, vướng mắc trong việc quyết định hình phạt đối với tội giết người và nguyên
nhân của những tồn tại, vướng mắc đó được tổng hợp một cách đầy đủ với những
phương án khắc phục có tính khả thi cao.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm;
nội dung, chủ thể và các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người
được phân tích một cách cụ thể và thấu đáo.
- Tình hình tội phạm và tình hình đấu tranh phịng, chống tội phạm giết người
ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005 được đánh giá một cách sâu sắc và chính
xác (bao gồm những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại).
- Các nguyên nhân của tội phạm giết người cũng như các nguyên nhân của
những tổn tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người; dự báo tình hình
tội phạm và tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam
trong 5-10 năm tới được phân tích, xác định một cách khoa học, toàn diện là cơ sỏ'
để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm
nguy hiểm này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (bao gồm các giải pháp khắc


6

phục nguyên nhân của tội phạm giết người và các giải pháp khắc phục nguyên

nhân của những tồn tại trong đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người).
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của Luận án
Những kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan
trọng dưới đây:
- Vê lí luận: Luận án là cơng trình nghiên cứu lí luận đầu tiên làm sáng tỏ: 1)
Các qui định về tội giết người cũng như chính sách hình sự và TNHS đối vói tội
giết người trong Luật hình sự Việt Nam từ ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa đến nay; 2) Các đặc điểm tội phạm học của tội phạm giết người ở
Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005; 3) Nhận thức chung về đấu tranh phòng,
chống tội phạm giết người.
- Vê thực tiễn: Luận án đã chỉ rõ: ỉ) Những tổn tại, vướng mắc trong việc
định tội danh, áp dụng TTĐK tăng nặng và quyết định hình phạt đối với tội giết
người, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khắc phục; 2) Nguyên nhân của tội phạm
giết người cũng như nguyên nhân của những tồn tại trong đấu tranh phòng, chống
tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005; 3) Tinh hình tội
phạm và tình hình đấu tranh phịng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong
giai đoạn 1996 - 2005 và những năm tiếp theo; 4) Các giải pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
7. Bô cục của Luận án
Luận án có 208 trang. Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục cơng
trình của tác giả và tài liệu tham khảo, Luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam và tình hình tội phạm
giết người ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005.
Chương 2. Nguyên nhân của tội phạm giết người và tình hình đấu tranh
phịng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2005.
Chương 3. Dự báo tình hình tội phạm giết người và các giải pháp nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.



7

Chươnq /
TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1996 - 2005
1.1. TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM
Hành vi giết người, từ đơng, tây, kim, cổ, đều bị coi là hành vi dã man, tàn ác
vì nó xâm phạm đến quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quí nhất của con người quyền được sống. Nếu quyền này bị xâm phạm thì tất cả các quyền khác cũng
khôn"o thể tổn tai
. và không
o thể được thưc hiên trên thực tế. Chính vì lí do đó mà
mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi
dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời kì và mọi chế độ.
Ở Việt Nam, để bảo vệ quyền sống của con người, pháp luật hình sự về tội
giết người đã được hình thành sớm nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và
cũng chính từ mục đích này mà pháp luật về tội giết người cũng như nhiệm vụ đấu
tranh phòng, chống tội giết người luôn được quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu qui
định về tội giết người trong pháp luật hình sự từ ngày thành lập Nhà nước Việt
Nam dàn chủ cộng hịa đến nay sẽ góp phần làm sáng tỏ những nhận định trên.
1.1.1. Tội giết người theo qui định của pháp luật hình sự từ ngày thành
lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến trước ngày Bộ luật Hình sự
năm 1999 có hiệu lực
1.1.1.1. Tội giết người theo qui định của pháp luật hình sự tù' ngày thành
lập N hà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến trước ngày thống nhất đất nước
(1975)
Năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Để kịp thời bảo vệ
các quan hệ xã hội mới, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong
đó có: Sắc lệnh số 27/SL ngày 28-02-1946 trừng trị các tội bắt cóc, tống tiền và ám
sát; Sắc lệnh số 151/SL ngày 12-4-1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật; Thông

tư số 442/TT sị ngày 19-01-1955 tổng kết án lệ về một số tội phạm thông thường...


8

[49]. Nghiên cứu các văn bản trên, chúng tôi thấy, khơng có văn bản nào qui định
riêng về tội giết người mà tội giết người chỉ được điểm đến trong các văn bản qui
định về một nhóm tội cần tập trung trấn áp để bảo vệ chính quyền, cơng sản và
một số đối tượng đặc biệt nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phản đế, phản phong.
Ví dụ: Điều 6 Sắc lệnh số 151/SL ngày 12-4-1953 trừng trị địa chủ chống pháp
luật qui định: "Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây: 1) Cấu kết với đ ế
quốc, ngụy quyên... giết nông dân, cán bộ và nhân viên... thì sẽ bị phạt tù từ mười
năm đến chung thân hoặc xử tử hình". Trong giai đoạn này, hành vi phạm tội giết
người được qui định dưới nhiều hình thức khác nhau như ám sát, giết, cố ý giết
người... Ví dụ: Điều 1 sắc lệnh số 27/SL ngày 28-02-1946 trừng trị các tội bắt cóc,
tống tiền và ám sát qui định: "... Những người phạm tội... ám sát sẽ bị phạt từ hai
năm đến mười năm tù và có thể bị xử tử'\ điểm 3 của Thông tư số 442/TTg ngày
19-01-1955 qui định: "... C ố ỷ giết người: phạt tù từ năm năm đến hai mươi
năm...”.
Qưi định về đường lối xử lí đối với người phạm tội giết người thể hiện lõ
nguyên tắc: nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, người hoạt động đắc lực, gây hậu
quả nghiêm trọng; khoan hồng đối với những người bị cưỡng bức, lừa gạt. Ví dụ:
Điều 4 Mục 2 sắc lệnh số 133/SL ngày 20-01-1953 trừng trị những tội xâm phạm
an ninh đối nội và an toàn đối ngoại của Nhà nước qui định: "Kẻ nào... giết... cán
bộ và nhân clân..., sẽ tuỳ tội nặng nhẹ mả xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, tổ
chức, chỉ huy s ẽ bị xử tử hình...; c) Những kể phạm các tội trên mà tội trạng tương
đối nhẹ, sẽ bị phạt tù từ mười năm trở xuống".
Đường lối xử lí người phạm tội cũng có một số điểm mới khác đáng chú ý: /)
Khung hình phạt của tội giết người đã được mỏ' rộng hơn với nhiều loại và mức
hình phạt có tính chất nghiêm khắc khác nhau. Ví dụ: tại Điểm 3 của Thơng tư số

442/TTg ngày 19-01-1955 qui định: "C ốỷ giết người: phạt tù từ năm năm đến hai
mươi năm, nếu có trường hợp nhẹ thì có th ể hụ xuống đến một năm, giết người có
dự mưu có th ể phạt đến tử hình"; 2) Lần đẩu tiên hình phạt bổ sung được qui định
và áp dụng đối với người phạm tội giết người nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính và
mở thêm khả năng pháp lí cho Tịa án có thể lựa chọn hình phạt phù họp với tính


9

chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ví dụ: Điều 6 sắc lệnh
số 151/SL ngày 12-4-1953 trừng trị địa chủ chống pháp luật qui định: "Địa chủ
nào... giết nông dân, cán bộ và nhãn viên... thì sẽ bị phạt tù từ mười năm đến
chung thân hoặc xử tử hình..., bị tịch thu một phần hay tất cả tài sản".
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thực hiện đường
lối của Đảng trong giai đoạn cách mạng mói, từ năm 1955 đến năm 1976, Chính
phủ và TANDTC đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đường lối xử lí tội giết
người như: Chỉ thị số 1025/TATC ngày 15-6-1960 của TANDTC về đường lối xử
lí tội giết người vì mê tín; Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết
người ban hành kèm theo Công văn số 452/HS2 ngày 10-8-1970 của TANDTC về
thực tiễn xét xử tội phạm giết người; sắc luật số 03/SL ngày 15-3-1976 của Hội
đồng Chính phủ cách mạng lâm thời và Thơng tư số 03/SL-BTP-TT ngày 15-41976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành sắc luật số 03 nói trên qui định các tội
phạm và hình phạt trong đó có tội giết người với nội dung: "Phạm tội cố ý giết
người thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Trường
hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức hình phụt có thể thấp hơn". Nghiên cứu qui định
về tội giết người trong các văn bản nói trên [49] [50] chúng tơi thấy, trong giai
đoạn này Luật hình sự đã bổ sung vào tội giết người nhiều tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ như: giết người vì động cơ đê hèn hoặc có tính chất cơn đồ; giế’ phụ nữ
mà biết là có mang; giết người trong tình trạng bị nạn nhân ngược đãi hoặc áp bức
tàn tệ...
Lần đầu tiên đường lối xử lí người phạm tội giết người được qui định một

cách rõ ràng như: khi nào thì có thể và nên áp dụng hình phạt tử hình; khi nào thì
có thể áp dụng án treo; cần xét xử như thế nào khi vừa có tình tiết tăng nặng lại
vừa có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt... Cụ thể là: ì) Áp dụng hình phạt tử hình đối với
người phạm tội giết người trong trường hợp tập trung nhiều tình tiết tăng nặng đặc
biệt hoặc chỉ một tình tiết tăng nặng đặc biệt, nhưng rất nghiêm trọng, nhân thân
can phạm xấu, khơng có tình tiết giảm nhẹ hoặc khơng có tình tiết giảm nhẹ đáng
kể. 2) Áp cỉụng án treo trong trường hợp cộng phạm nhẹ hoặc nạn nhân là người
hủi, người điên, người tàn tật với động cơ chủ yếu là muốn tránh khổ sỏ' cho nạn


10

nhân. 3) Khi vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt cần đánh
giá đúng đắn tính chất và mức độ nguy hiểm của mỗi tình tiết tăng nặng và giảm
nhẹ; so sánh, đối chiếu để thấy được ánh hưởng qua lại giữa các tình tiết đó với
nhau; trên cơ sở đó mà ấn định mức án cho thích hợp [49, tr. 354-355].
Mặc dù cịn một sơ hạn chế, nhưng pháp luật hình sự nói chung và qui định
về tội giết người nói riêng giai đoạn này cũng đã có những bước tiến đáng kể, thực
sự là cơng cụ hữu hiệu trong đấu tranh phịng, chống tội phạm.
1.1.1.2.

Tội giết ngưòỉ theo qui định của pháp luật hỉnh sự từ ngày thống

nhất đất nước (1975) đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực
Năm 1975, đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ra
đời. Vì phải tập trung sức người, sức của để khắc phục hậu quả chiến tranh, xây
dựng đất nước và ổn định cuộc sống cho nhân dân hai miền Nam - Bắc, chưa có
điều kiện xây dựng hệ thống pháp luật mới nên từ năm 1976 đến trước khi có
BLHS năm 1985, Nhà nước Cộng hồ XHCN Việt Nam vẫn áp dụng một số văn
bản thời kì trước để trừng trị tội giết người; đó là: Thơng tư 442/TTg ngày 19-011955 của Thủ tướng Chính phủ, Sắc luật số 03/SL ngày 15-3-1976 của Hội đồng

Chính phủ cách mạng lâm thời và Thông tư số 03/SL-BTP-TT ngày 15-4-1976 của
Bộ Tư pháp. Theo đó, "phạm tội cố ỷ giết người thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến
tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Trường hợp cố tỉnh tiết giảm nhẹ thì mức hình
phụt có th ể tháp hơn". Cách qui định trên vừa thiếu cụ thể lại không rõ ràng. VI
vậy, việc ban hành BLHS là một tất yếu khách quan. Để đáp ứng yêu cầu này,
ngày 27-6-1985, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua BLHS
(gọi tắt là BLHS năm 1985) - Bộ luật đầu tiên của Nhà nước Cộnẹ hoà XHCN Việt
Nam, với 12 chương và 280 điều [8].
Trong BLHS năm 1985 tội giết người được qui định tại một điều luật (Điều
101), với các loại cấu thành tội phạm khác nhau: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng
nặng và cấu thành giảm nhẹ. Đặc biệt, trong Bộ luật này một số TTĐK tăng nặng
được qui định hệ thống và đẩy đủ hơn cá, thậm chí có một số tình tiết lần đầu tiên
được qui định trong tội giết người; đó là: giết người bằng cách lợi dụng nghề
nghiệp (đoạn 2 điểm b); vì lí do cơng vụ của nạn nhân (đoạn 2 điểm c); tái phạm


nguy hiểm (đoạn 2 điểm g). Ngoài ra, Điều 101 còn qui định một loạt một số
TTĐK giảm nhẹ tại khoản 3 "trong tình trạng bị lách động mạnh..." và khoản 4
"người mẹ giết con mới đẻ... do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu...".
Trong BLHS năm 1985 tội giết người được qui định với 4 khung hình phạt:
khung 1 có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình; khung 2 có mức phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm; khung 3 có mức phạt
tù từ sáu tháng đến năm năm; khung 4 có mức phạt tù từ ba tháng đến hai năm; cụ
thể là:
- Giết người kèm theo một trong một số TTĐK tăng nặng sau đây thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình (khoản 1): vì
động cơ đê hèn (đoạn 1 điểm a); để thực hiện tội phạm khác (đoạn 2 điểm a); để
che giấu tội phạm khác (đoạn 3 điểm a); thực hiện tội phạm một cách man rợ
(đoạn 1 điểm b); bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (đoạn 2 điểm b); bằng phương
pháp có khả năng chết nhiều người (đoạn 3 điểm b); giết người đang thi hành công

vụ (đoạn 1 điểm c); giết người vì lí do cơng vụ của nạn nhân (đoạn 2 điểm c); giết
nhiều người (đoạn 1 điểm d); giết phụ nữ mà biết là có thai (đoạn 2 điểm d); có tổ
chức (điểm đ); giết người mà liền trước đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác
(đoạn 1 điểm e); giết người mà ngay sau đó lại phạm một tội nghiêm trọng khác
(đoạn 2 điểm e); có tính chất côn đồ (đoạn 1 điểm g); tái phạm nguy hiểm (đoạn 2
điểm g).
- Giết người kèm theo một trong một số TTĐK giảm nhẹ sau đây: a) Trong
tình trạng bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm (khoản 3); b) Người mẹ giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con
mới đẻ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách
quan đặc biệt dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến
một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm (khoản 4).
- Giết người khơng có TTĐK tăng nặng và giảm nhẹ thì bị phạt tù từ năm
năm đến hai mươi năm (khoản 2).


12

Lần đầu tiên các hình phạt bổ sung đối với tội giết người được qui định tại
Điểu 118: người phạm tội giết người có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm
những nghề hoặc công việc nhất định từ hai năm đến năm năm; phạt quản chế
hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Mặc dù đã xây dựng được các loại cấu thành khác nhau của tội giết người
(cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ), với một hệ thống
tương đối đầy đủ một số TTĐK (tăng nặng và giảm nhẹ), nhưng BLHS năm 1985
vẫn cịn một số hạn chế; đó là: ỉ) Khung hình phạt qui định tại khoản 2 Điều 101
quá rộng (từ năm năm tù đến hai mươi năm tù); 2) Trong cùng một điều luật (Điểu
101) lại qui định đến mười tám trường hợp phạm tội có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội khác nhau quá xa (nếu ở khoản 1 người phạm tội giết người có thể

bị phạt tới tử hình thì ỏ' khoản 4 người phạm tội chỉ bị phạt tối đa hai năm tù hoặc
thậm chí họ có thể chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ, nhưng về tội danh, họ đều bị
kết án về tội giết người). Cách qui định này khơng những khơng thể hiện rõ
ngun tắc phân hóa TNHS mà cịn gây ra tâm lí khơng có lợi cho những người
tham dự phiên toà, nhất là đối với gia đình của người bị hại [10, tr. 46]... Để khắc
phục những hạn chế như đã nêu trên, ngày 21-12-1999 Quốc hội Khố X nước
Cộng hịa XHCN Việt Nam đã thông qua BLHS mới (gọi tắt là BLHS năm 1999).
Bộ luật này ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt
Nam, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm nói
chung và tội giết người nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [2, tr. 40].
1.1.2. Tội giết người theo qui định của Bộ luật Hình sụ năm 1999
Tội giết người theo qui định của BLHS năm 1985 và các văn bản pháp luật
hình sự trước BLHS năm 1999 bao gồm tất cả các trường hợp giết người được Luật
hình sự qui định. Vì vậy, nghiên cứu tội giết người trong các văn bản đó cũng đồng
thời là nghiên cứu tội giết người nói chung. Tuy nhiên, tội giết người mà chúng tôi
nghiên cứu trong phạm vi Luận án này chỉ là trường hợp giết người được qui định
tại Điều 93 BLHS năm 1999. Những trường họp giết người khác như giết con mới
đẻ, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và giết người do vượt
q ơjới hạn phịng vệ chính đáns được qui định tại các Điều 94, 95 và 96 BLHS


13

năm 1999 chỉ được nghiên cứu ở từng khía cạnh nhất định để so sánh với tội giết
người tại Điều 93.
1.1.2.1. Định nghĩa tội giết người
Hiện nay, các nước trên thế giới có hai xu hướng: Một là, định nghĩa tội giết
người ngay trong BLHS như Thái Lan, Liên bang Nga, Trung Quốc, Thụy Điển...
Hai /à, không định nghĩa tội giết người trong BLHS như Việt Nam, Nhật Bản...
Các nước theo xu hướng thứ nhất tuy định nghĩa tội giết người trong BLHS của

mình, nhưng mỗi nước lại có một cách định nghĩa khác nhau. Trong BLHS Liên
bang Nga năm 1996, tại Điều 106, tội giết người được định nghĩa "... là cố ý làm
chết người khác" [11, tr. 78]. Trong BLHS Trung Quốc năm 1997, tại Điều 232, tội
giết người được định nghĩa "... là hành vi c ố ỷ (ỊÍết người khác” [87, tr. 43]. Trong
BLIiS Bang Califomia - Mĩ năm 1998, tại Điều 187, tội giết người được định
nghĩa "... là hành vi cô'ỷ giết người khác hoặc giết bào thai một cách hiểm độc và
bất hợp pháp" [92, tr. 6]... . Việt Nam tuy theo xu hướng thứ hai (không định
nghĩa tội giết người trong BLHS), nhưng trong khoa học pháp lí hình sự cũng có
nhiều cách định nghĩa khác nhau. Cách định nghĩa thứ nhất cho rằng: "Tội giết
người là hành vi cô'ỷ tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác" [49, tr. 327J.
Cách định nghĩa thứ hai cho rằng: "Tội giết người là hành vi trái pháp luật của
người đít năng lực TNHS c ố ỷ tước bỏ quyền sống của người khúc" [78, tr. 51].
Cách định nghĩa thứ ba cho rằng: "Tội giết người lả hành vi làm chết người khác
một cách c ố ý và trái pháp luật" [71, tr. 7|.
Phân tích các cách định nghĩa trên, chúng tơi thấy: Thứ nhất, vê nội dung,
các cách định nghĩa này khôns, đề cập đến dấu hiệu năng lực TNHS và dấu hiệu độ
tuổi của chủ thể (cách thứ nhất và cách thứ ba) hoặc chí đề cập đến dấu hiệu năng
lực TNHS mà không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi (cách thứ hai). Thứ hai, vê hình
thức, việc sử dụnơ thuật 112,0' giết người là hành vi "cố ý tước đoạt tính mạng" của
người khác một cách trái pháp luật (cách thứ nhất) là chưa chính xác và khơng
đúng nghĩa tiếng Việt vì "tước đoạt tính mạng", theo cuốn Đại tù' điển Tiếng Việt,
là "tước và chiếm lấy sự sống của con người" và vì "tước đoạt" đã bao hàm sự cố ý


14

nên không cần thiết phải qui định "giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính
mạng..." [6, tr. 1652 và 1767].
Trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí qui định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm
1999 "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho x ã hội được qui định trong BLHS, do

người có năng lực TNHS thực hiện một cách c ố ỷ hoặc vô ý, xâm phạm... tính
mạng... của (con người)..." [46, tr. 4] cũng như trên cơ sỏ' phân tích các cách định
nghĩa khác nhau về tội giết người, chúng tôi đưa ra định nghĩa tội giết người mới
như sau: tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái
pháp luật, do người có năng lực TNHS thực hiện, trong đó phải đủ tuổi chịu TNHS
do BLHS qui định (từ đủ 14 tuổi trở lên).
1.1.2.2. Các dấu hiệu pháp lí của tội giết người
*

Khách thề của tội giết ngưòỉ

Theo các ý kiến thống nhất hiện nay, tội giết người xâm phạm quyền sống
của con người. Trong số các quyền nhân thân, quyền sống của con người là quyền
tự nhiên, thiêng liêng và cao quí nhất, khơng một quyền nào có thể so sánh được.
Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khi quyền
sống của con người bị xâm phạm thì mục tiêu phấn đấu của lồi người sẽ trở nên
vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu. Thêm vào đó, con người
cịn là chủ thể của quan hệ xã hội. Nếu quyền sống của con người bị xâm phạm thì
các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Chính vì những lí do trên mà mục tiêu bảo vệ
quyền sống của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi
quốc gia, mọi thời kì và mọi chế độ. Cũng vì ý nghĩa đặc biệt quan trọng của
quyền sốniỊ của con người mà trong BLHS năm 1999, ngay sau các tội xâm phạm
an ninh quốc gia, nhà làm luật đã qui định các tội xâm phạm nhân thân. Trong số
các tội xâm phạm nhân thân thì tội giết người được qui định đầu tiên và là một
trong ba tội có hình phạt nghiêm khắc nhất - tử hình. Điêu này càng khẳng định,
quyền sống của con người thật sự thiêng liêng, cao quí, cần được bảo vệ một cách
tuyệt đối. Bất cứ ai xâm phạm quyền sốna; của con người đều phải bị trừng trị
nghiêm khắc.



15

Tội giết người xâm phạm quyền sống của con người thơng qua sự tác động
làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống.
Việc xác định đúng đối tượng tác động của tội giết người có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng. Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng khơng phải hay chưa phải
là con người thì khơng xâm phạm đến quyền sống của con người nên khôn? phạm
tội giết người.
v ể thời điểm bắt đầu sự sống của con người, hiện nay trên thế giới cịn có
nhiều quan điểm khác nhau. Theo qui định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bào thai ngày
13-12-1990 của Cộng hoà Liên bang Đức thì thời điểm sớm nhất để được coi là
con người là thời điểm hình thành bào thai. Theo Luật này, bào thai là tế bào trứng
người đã được thụ tinh và có khả năng phát triển. Một tế bào vơ tính lấy ra từ bào
thai và có thể phát triển thành một cá thể cũng được coi là bào thai... Những người
ủng hộ quan điểm này lập luận rằng, sự kết hợp nhân tế bào đã tạo ra tiềm năng
phát triển trong tương lai của một cá thể riêng biệt với bản sắc riêng cũng như đã
tạo ra một sự phát triển liên tục không gián đoạn và hơn nữa, ngay từ khi cịn là
bào thai nó đã có "chất" của con người. Cùng với quan điểm này, Điều 187 BLHS
Bang Caliíornia - Mĩ năm 1998 cũng qui định: "Hành vi cô' ý làm chết bào thai
một cách hiểm độc và bất họp pháp là phạm tội giết người” [92, tr. 6].
Tuy ủng hộ việc bảo vệ bào thai như bảo vệ COĨ1 người, nhưng ở Anh hầu hết
quan điểm đều cho rằng khả năng một tế bào trứng thụ tinh dẫn đến việc mang thai
và sinh con cao nhất chỉ là 30%. Khả năng này được tăng lên một cách đáng kể
bằng sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh trong dạ con vì sự làm tổ của trứng trong
da con chứngo tỏ tư. nhiên đã thưc
nhiệm
giữ lại những' mầm
. hiện
.
.

. vu sàng2 lọcvà chỉ w
thai có khả năng phát triển... Do đó, bào thai chỉ được xem là con người sau 14
ngày, kể từ ngày trứng được thụ tinh và làm tổ trong dạ con.
Những người theo quan điểm đối lập, đại diện là ông Peter Singer và ông
Norbert Hoerster (người ú c ) lại cho rằng, thời điểm sớm nhất để được coi là con
người là thời điểm bào thai được sinh ra [90, tr. 1-9].
Về thời điểm bắt đầu sự sống của con người, ở Việt Nam hiện nay cũng có
nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, cuộc sống của một con


16

người dược bắt đẩu khi người mẹ đang đẻ, vào thời điểm một phần cơ thể của thai
nhi được nhìn thấy từ bên ngồi qua cửa mình của người mẹ. Quan điểm thứ hai
lại cho rằng, chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi
cơ thể người mẹ và tồn tại độc lập trong thế giới khách quan... 177, tr. 11]. Sở dĩ có
các quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đấu sự sống của con người chủ yếu là
do cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về thời điểm sinh ra đứa trẻ. Bởi lẽ, sinh ra
một con người không phải là một thời khắc ngắn ngủi mà là cả một quá trình, từ
khi bắt đầu sinh cho đến khi kết thúc. Nếu theo quan điểm thứ nhất thì thời điểm
bắt đầu sự sống của con người là thời điểm bắt đầu q trình sinh đứa trẻ, cịn nếu
theo quan điểm thứ hai thì thời điểm bắt đầu sự sống của con người lại là thời điểm
kết thúc quá trình sinh. Trong hai quan điểm trên, chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ
nhất. Sở dĩ như vậy là vì, kể từ thời điểm bắt đầu được sinh ra đứa trẻ đã tách khỏi
bào thai của cơ thể mẹ. Lúc này, đứa trẻ chỉ cịn dính với cơ thể người mọ qua rau
thai. Tất cả mạch máu, dây chằng, đường dẫn khí và dinh dưỡng từ mẹ vào con đều
dã bị "cắt đứt". Do đó, có thể coi thời điểm này là thòi điểm đứa trẻ đã "tách khỏi
cơ thể người mẹ", chuẩn bị "chui" ra ngoài để trở thành một thực thể tự nhiên độc
lập. tìào thai vì chưa có những đặc điểm như đã nêu trên nên chưa được coi là con
người. Hơn nữa, hành vi tác động đến bào thai thực chất là tác động đến một phần

cơ thể của người mẹ. Vì vậy, khơng thể định tội giết người mà chỉ có thể định tội
phá thai trái phép hoặc tội liên quan đến hậu quả mà hành vi này đã gây ra hoặc có
thể gây ra cho người mẹ. Chúng tôi cũng không đồng ý với quan điểm thứ hai "...
chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi

CO'

thể người

mẹ". Bởi lẽ, nếu chỉ khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ
quyển sống của con người mới được bảo vệ thì sẽ là quá muộn. Vụ án sau đây là
một ví dụ: trong ca trực, y tá Nguyễn Thị H phải đõ' đẻ cho một sản phụ khó sinh.
H nhận ra sản phụ này chính là người đã "cướp" chổng mình. Để trả thù, H đã
dùng dụng cụ y tế cố ý kẹp mạnh vào đầu đứa trẻ làm đứa trẻ chết... Nếu theo-quan
điểm thứ nhất "cuộc sống của một con người được bắt đầu khi người mẹ đang đẻ,
vào thời điểm một phần cơ thể của thai nhi được nhìn thấy từ bên ngồi qu ’ cửa
mình của người mẹ" thì H đã phạm tội giết người, nhưng nếu theo quan điểr,

hứ


17

hai "chỉ được coi là con người khi thai nhi đã hoàn toàn được sinh ra khỏi cơ thể
người m ẹ và tồn tại độc lập trong thế giới khách quan" thì H lại khơng phạm tội
giết người.
Để thống nhất trong nhận thức cũng như trong áp dụng Luật hình sự, chúng
tơi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về
vấn đề này theo hướng: thời điểm bắt đầu sự sống của con người là thời điểm bắt
đầu quá trình sinh đứa trẻ, khi một phần cơ thể của thai nhi đã được nhìn thấy từ

bên ngồi qua cửa mình của người mẹ.
Con người đang sống là đối tượng tác động của tội giết người, quyền sống
của con người là khách thể của tội giết người nói chung. Tuy nhiên, hành vi xâm
phạm quyền sống của con người mới được sinh ra trong thòi hạn 7 ngày [49, tr.
460] khi chủ thể của tội phạm là người mẹ và thỏa mãn một số dấu hiệu do luật
định lại cấu thành tội phạm khác - Tội giết c on méịi|cỊ(|jđ^Ị<£C^i cfinf tại Điều 94
BLHSnăm 1999.

* M ặt khách quan của tội giết người

ĨRƯONG ĐAI HOC LÚÂĨ HÀ NƠI
PHỊNG GV _ 3 4 i

Mặt khách quan của tội giết người là những biểu hiện của tội giết người diễn
ra hoặc tổn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm: hành vi khách quan của
tội giết người, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi khách quan với hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Trong m ặt khách quan của tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng,
hành vi khách quan là dấu hiệu cơ bản vì hành vi khách quan là nguyên nhân gây
thiệt hại cho quyền sống của con người. Những dấu hiệu khác thuộc mặt khách
quan như hậu quả của tội phạm, công cụ, phươns; tiện phạm tội... chỉ có ý nghĩa
khi có hành vi khách quan.
Dưới góc độ Luật hình sự, hành vi khách quan của tội phạm nói chung và tội
giết người nói riêng là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan
dưới những hình thức cụ thể, có sự kiểm sốt của ý thức và sự điều khiển của ý chí.
Những biểu hiện khơng được ý thức kiểm sốt hoặc tuy được ý thức kiểm sốt
nhưng khơng được ý chí điểu khiển thì khơng phải là hành vi khách quan của tội
phạm. Phản xạ khơng điều kiện; "biểu hiện" trong tình trạng bộ não mất khả năng



18

kiểm tra, diều khiển mặt thực tế của "biểu hiện" do rối loạn ý thức... là những biểu
hiện thuộc loại này [32, tr. 94-95].
Hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện qua hành động
hoặc khơng hành động. Hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi
khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội
phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm - quyền sống của con người, qua
việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Không hành động phạm tội giết người
là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng binh thường của đối
tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm - quyền
sống của con người, qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật ycu cầu
phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.
Hành vi khách quan của tội giết người là những biểu hiện của con người ra
ngồi thế giới khách quan có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí.
Đây là diều kiện cần, cịn điều kiện đủ là hành vi đó phải có khả năng gây ra cái
chết cho người khác một cách trái pháp luật. Những hành vi khơng có khả năng
gây ra cái chết cho người khác hoặc tuy có khả năng gây ra cái chết cho người
khác, nhưng không trái pháp luật (như hành vi phịng vệ chính đáng, hành vi thi
hành án tử hình...) thì đều khơng phải là hành vi khách quan của tội giết người.
y ề phạm vi tính trái pháp luật của hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người
khác, hiện nay trên thế giới cịn có nhiều quan điểm khác nhau. Theo pháp luật
Việt Nam và hầu hết các nước thì người có hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người
mắc bệnh hiểm nghèo trong mọi trường họp vẫn bị coi là trái pháp luật, vẫn (có
thể) phạm tội giết người, nhưng theo pháp luật của một số nước khác như Bí, Hà
Lan... thì người có hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người mắc bệnh hiểm nghèo
trong một số trường hợp lại không phạm tội giết người. Ví dụ: theo qui định tại
khốn 2 Điều 293 BLHS Hà Lan năm 2002, bác sĩ có hành vi (cố ý) gây ra cái chết
cho bệnh nhân theo yêu cầu của họ sẽ không bị truy cứu TNHS nếu thoa mãn đầy
đủ các điều kiện sau đây: ỉ) Tinh trạng của bệnh nhân là không thể cứu chữa được;

2) Sự đau đớn của bệnh nhân là khơng thể chịu đựng nổi; 3) Bệnh nhân hồn tồn
minh mẫn về trí tuệ và hồn tồn đồng Ý với việc dùng biện pháp y tế để được chết


19

nhẹ nhàng. Ó Bỉ, tại Điều 3 Chương 2 Luật về cái chết khơng đau đớn ngày 16-52002 cũng có những qui định tương tự. Theo Luật này, bác sĩ thực hiện việc hỗ trợ
cho người khác chết sẽ không bị truy cứu TNHS nếu bác sĩ đó cam đoan rằng bệnh
nhân có năng lực hành vi vào thời điểm đưa ra đề nghị hỗ trợ chết, v ề phương diện
y học, bệnh nhân phải ở trong hồn cảnh khơng có triển vọng, trong tình trạng đau
đớn kéo dài đến mức không thể chịu đựng được, không thể giảm nhẹ được hoặc là
hệ quả của một bệnh hiểm nghèo không thể chữa được... [90, tr. 9-16].
Theo chúng tôi, Luật về cái chết không đau đớn là một văn bản pháp lí mới,
tuy nó thể hiện tư tưởng nhân đạo, nhưng khơng phù hợp với đạo đức và truyền
thống "thương nịi" Việt Nam. Hơn nữa, đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm nên
mặc dù đã được đưa vào Dự thảo Bộ luật Dân sự tại kì họp thứ 7 Quốc hội Khóa XI
(tháng 6/2005), nhưng vẫn chưa được Quốc hội biểu quyết thơng qua. Xuất phát từ
đạo lí của người Việt Nam "cịn nước, cịn tát", chúng tơi ủng hộ quan điểm cho
rằng: hành vi (cố ý) gây ra cái chết cho người mắc bệnh hiểm nghèo vẫn bị coi là
trái pháp luật và người thực hiện hành vi đó vẫn phải chịu TNHS về tội giết người.
Hậu quả của tội giết người chính là thiệt hại do hành vi phạm tội giết người
gây ra cho quan hệ nhân thân, cho quyền sống của con người. Thiệt hại này được
thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất - hậu quả chết người. Nghiên cứu hậu quả
của tội giết người có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm tội phạm
hồn thành. Vì tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất nên thời điểm hoàn
thành của tội phạm này là thời điểm nạn nhân đã chết sinh vật - giai đoạn cuối
cùng của sự chết mà ở đó sự sống của con người khơng có khả năng hồi phục, ớ
giai đoạn này, "hệ thần kinh mất hết tri giác, cảm giác vù cúc phản xạ... Đặt bông
vào hai lồ mũi không thấy bông chuyển động. Đ ể gương trước mũi không thấy bị
m ờ và nghe phổi khơng thấy rì rào p h ế nang..." [25, tr. 11].

Nếu coi hành vi khách quan là nội dung biểu hiện thứ nhất và hậu quả nguy
hiểm cho xã hội là nội dung biểu hiện thứ hai thì nội dung biểu hiện thứ ba của
yếu tố mặt khách quan chính là mối quan hệ nhân quá giữa hành vi khách quan
của tội giết người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Việc định tội theo cấu thành
tội giết người khơng chỉ địi hỏi phải xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà


20

còn đòi hỏi phải xác định cả mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của
tội giết người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Một người chỉ phải chịu TNHS về
hậu quả nguy hiểm cho xã hội (hậu quả chết người) nếu hậu quả nguy hiểm đó do
chính hành vi khách quan của họ gây ra. Hành vi khách quan của tội giết người
được coi là nguyên nhân gây ra hậu quá chết người nếu thoả mãn ba điều kiện: 1)
Hành vi khách quan của tội giết người xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian. 2)
Hành vi khách quan của tội giết người độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng họp với
một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu
quả chết người. Khả năng này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng
bình thường của đối tượng tác động của tội phạm - con người đang sống. Ví dạ:
khả năng gây chết người của hành động dùng dao sắc nhọn đâm vào ngực nạn
nhân hay của không hành động không cho trẻ sơ sinh ăn, uống... 3) Hậu-quả chết
người đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu
quả của hành vi khách quan của tội giết người hoặc là khả năng trực tiếp làm biến
đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con người đang sống.
Nghiên cứu tội giết người chúng tôi thấy, quan hệ nhân quả giữa hành vi
khách quan của tội giết người và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội giết người
tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: quan hệ nhân quả đơn trực tiếp và quan hệ nhân quả
kép trực tiếp. Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó
chỉ có một hành vi khách quan của tội giết người đóng vai trị là ngun nhân của
hậu quả chết người.- Quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả

trong đó có nhiều hành vi khách quan của tội giết người đóng vai trị là nguyên
nhân gây ra hậu quả chết người. Trong dạng quan hệ nhân quả này, có thể mỗi
hành vi khách quan của tội giết người đều có khả năng thực tế trực tiếp làm phát
sinh hậu quả, nhưng cũng có thể mỗi hành vi đều chưa có khả năng này. Khá năng
này chí hình thành khi các hành vi đó kết hợp với nhau [32, tr. 105-110 |.
Xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người không những giúp
các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vấn đề có hành vi giết người xảy ra hay
khơne mà cịn có thể kết luận ai là người đã thực hiện hành vi đó. Thực tiễn điều
o

.

o

.

.

tra, truy tố, xét xử tội phạm giết người trong những năm gần đây cho thấy, khơng ít


×