Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.87 KB, 26 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI VÀO HẢI DƯƠNG
I. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2006 –
2010
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
Những năm qua, nhờ biết phát huy cao độ những tiềm năng, huy động triệt
để các nguồn lực cho đầu tư phát triển, Hải Dương đã và đang có những bước tiến
nhanh, vững chắc, trở thành một trong những địa phương có quy mô sản xuất công
nghiệp lớn nhất của vùng nói riêng và của cả nước nói chung.
Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh), có nhiều điều kiện tham gia vào phân công lao động trên
phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, là tỉnh có tiềm năng to lớn để phát triển nông nghiệp
với vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích đất tự nhiên, đất đai màu mỡ thích
hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm, có truyền thống
văn hoá lâu đời, mảnh đất ''địa linh, nhân kiệt'' có nhiều nhân tài làm rạng danh
non sông đất nước trên các lĩnh vực: là nơi có nhiều làng nghề truyền thống tạo
ra các sản phẩm có giá trị cao như: Vàng bạc Châu Khê, sứ Cậy - Bình Giang,
điêu khắc gỗ Lương Điền - Cẩm Giàng, gốm Chu Đậu - Nam Sách, thêu Tứ
Kỳ ...
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế thuận lợi, Hải Dương đã đặt ra
mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 có tính quyết định đến kết quả thực hiện
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Xu thế hội nhập kinh
tế vừa tạo ra cơ hội để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, thu hút đầu
tư, đổi mới công nghệ, mặt khác cũng tạo ra những khó khăn thách thức to lớn,
sức ép cạnh tranh gay gắt.
Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh Hải Dương phấn đấu đạt
nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 10-11%/năm; đến năm 2010
thu nhập bình quân đầu người gấp 2,5-2,6 lần năm 2000 và 1,5-1,6 lần năm
2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH, đến năm 2010
đạt tỷ trọng: Nông-lâm-ngư nghiệp 22%, Công nghiệp-xây dựng 46%, Dịch vụ
32%. Đến năm 2010, cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm khoảng 60%, công


nghiệp 25% và dịch vụ 15%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 5 năm
2006-2010 phấn đấu tăng gấp 1,87 lần 5 năm trước, tăng bình quân
10,7%/năm, , trong đó thu nội địa chiếm 63,7%.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình
thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp
chế biến gắn với thị trường tiêu thụ; hình thành các vùng sản xuất tập trung phù
hợp với lợi thế của từng địa phương, tạo ra hàng hoá nông sản thực phẩm và có
hiệu quả kinh tế cao. Phát triển nhanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn đi đôi với đẩy mạnh đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu phấn đấu tăng bình quân 17%/năm, đến năm
2010 đạt khoảng 220 triệu USD. Đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thành
một ngành hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh. Hình thành kho trung chuyển
hàng hoá vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng với kho thông quan đặt tại TP
Hải Dương; huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối cấp vùng,
các chợ trung tâm mỗi huyện, các siêu thị tổng hợp và chuyên ngành ở TP Hải
Dương.
Để có thể thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển đã đề ra, một
trong những giải pháp quan trọng là tập trung khai thác các nguồn lực cho đầu
tư phát triển, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tỉnh sẽ tích cực tháo gỡ mọi rào cản về
thủ tục hành chính, thực hiện nhất quán chính sách về đầu tư, khuyến khích mọi
thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, tập
trung đầu tư cải tạo, nâng cấp một bước cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, trước hết là
hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt). Phối hợp với các Bộ,
ngành Trung ương xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận Hải
Dương. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh gắn liền với việc
phát triển các khu cụm công nghiệp, các điểm du lịch.
Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006-2010 đặt ra rất nặng nề, Đảng
bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương quyết tâm thực hiện thắng lợi vượt mức nhiệm
vụ kế hoạch đặt ra, đưa Hải Dương tiến nhanh trên con đường CNH-HĐH, trở

thành tỉnh có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, giữ vị trí quan trọng trong
vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội
Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm 2006-
2010, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 10-11%/năm trở lên,
đảm bảo cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ là 22% - 46% - 32%
vào năm 2010, nhu cầu tổng vốn huy động cho cả giai đoạn phải đạt từ 36.000
tỷ đồng, trung bình mỗi năm huy động từ 7.200 tỷ đông. Định hướng đầu tư vào
các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội là:
- Tiếp tục đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất ở nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với tiềm năng về đất đai, lao động và sinh
thái từng vùng, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn nông
nghiệp với công nghiệp chế biến, khôi phục và phát triển mạnh làng nghề sản
xuất các loại hàng hoá xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp - lâm
nghiệp - thuỷ lợi khoảng 2.158 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng
khoảng 1.558 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển cơ sở sản xuất khoảng 600 tỷ đồng.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư chiều sâu, phát triển công nghệ mới,
ngành nghề mới, đầu tư mới trên những mặt hàng có giá trị gia tăng, chất lượng
sản phẩm cao và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công
nghiệp; chú trọng công nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu, hàng điện
tử, sản xuất vật liệu mới, vật liệu xây dựng cao cấp – các ngành công nghiệp mà
tỉnh có lợi thế về nguyên liệu, lao động. Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp đạt
19.600 tỷ đồng, trong đó: công nghiệp Trung ương 8.000 tỷ đồng; công nghiệp
địa phương 5.000 tỷ đồng; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6.000 tỷ
đồng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội: Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ
tầng, tập trung vào lĩnh vực giao thông, thông tin bưu điện, phát triển nguồn và
lưới điện, phát triển mạng lưới thuỷ lợi, kênh mương, cấp thoát nước, phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát
triển bền vững. Phát triển ngành du lịch - dịch vụ, trong đó tiếp tục tập trung

cho các khu du lịch trọng điểm như: Khu Côn Sơn-Kiếp Bạc, di tích An Phụ-
Kính Chủ, các điểm du lịch sinh thái... Tổng vốn đầu tư cho giao thông khoảng
4.150 tỷ đồng; hệ thống điện-cấp thoát nước: 2440 tỷ đồng; các ngành dịch vụ
3.360 tỷ đồng; phát triển đô thị và nhà ở 2.260 tỷ đồng. Tập trung hoàn thiện hạ
tầng khu đô thị và dân cư mới của thành phố Hải Dương phấn đấu đến năm
2007, thành phố đủ điều kiện là đô thị loại II...
- Đầu tư cho phát triển nguồn lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ, đặc biệt chú trọng trình độ nguồn nhân lực; các chương trình phát triển về
văn hoá, xã hội, y tế, xoá giảm nghèo... ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó
khăn. Tổng vốn đầu tư cho 2 lĩnh vực y tế và giáo dục khoảng 1.077 tỷ đồng,
phấn đấu đến 2010 có 21,2 giường bệnh và 4,5 bác sỹ/1 vạn dân...
- Đầu tư phát triển kinh tế đi đôi với củng cố, tăng cường tiềm lực an ninh
quốc phòng đảm bảo giữ vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chính
quyền nhân dân. Đầu tư cho an ninh quốc phòng 15 tỷ đồng dbằng nguồn ngân
sách địa phương, gắn liền phát triển kinh tế-xã hội với nhiệm vụ an ninh quốc
phòng.
3. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn
2006 – 2010
3.1 Quan điểm
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nói trên, tỉnh Hải
Dương sẽ tiếp tục coi trọng vai trò của ĐTNN và sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu
tư ngày càng thuận lợi, để thu hút nhiều hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn ĐTNN kể
cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất
nước.
Dự kiến trong 5 năm 2006-2010 tỉnh Hải Dương sẽ phấn đấu thu hút
được khoảng 11420 vốn ĐTNN đăng kí, 7340 vốn đầu tư nứơc ngoài thực hiện
thực hiện, chiếm khoảng 25 – 26 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đó là mục tiêu
rất cao, nhưng tin tưởng rằng với việc tiếp tục cải cách sâu rộng nhiều mặt đời
sống kinh tế – xã hội theo đường lối đổi mới, với các giải pháp cải thiện mạnh
mẽ môi trường đầu tư với nhịp tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, có chế độ

chính trị ổn định, xã hội an toàn cùng với những lợi thế về tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lực con người, lợi thế địa kinh tế, Hải Dương đã và sẽ luôn là địa
bàn đầu tư quan trọng trong khu vực miền Bắc và trên toàn quôc, một địa bàn
đầu tư sinh lợi cho các nhà đầu tư quốc tế.
Để thu hút mạnh nguồn lực đầu tư nước ngoài, tỉnh Hải Dương luôn coi
doanh nghiệp ĐTNN là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, được bình đẳng
như doanh nghiệp trong nước trong kinh doanh và sẽ tạo điều kiện để ĐTNN
tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng phù hợp với các cam kết
quốc tế.
Bên canh đó, tỉnh sẽ đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút
mạnh các nhà ĐTNN vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhất là
các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
– xã hội cũng như có những chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích đầu tư
vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
3.2 Định hướng huy động vốn
3.2.1 Vốn đăng kí mới
Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2006 – 2010 là tăng cường hội nhập quốc
tế để kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư mới với vốn đăng kí trên 44.040 tỷ
đồng cho đâù tư phát triển, bình quân mỗi năm thực hiện khoảng 8800 tỷ đồng
trong đó
+ Vốn đăng kí của các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng : 21440 tỷ đồng,
tăng 49,6 % so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001 – 2005( 14333 tỷ đồng).
Trong đó :
-Vốn trong nước 20320 tỷ đồng , tăng 45,6 % so với vốn đăng kí giai
đoạn 2001 – 2005 (13.958 tỷ đồng)
- Vốn nước ngoài 1120 tỷ đồng tăng 198 % so với vốn đăng kí của giai
đoạn 2001 – 2005 (375.7 tỷ đồng)
+ Thu hút vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh 22600 tỷ đồng tăng
42,6 % so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001-2005 (15.845 tỷ đồng) trong đó

- Vốn trong nước 12600 tỷ đồng tăng 7,6% so với vốn đăng kí của giai đoạn
2001-2005 (11705 tỷ đồng).
- Vốn nước ngoài 10000 tỷ đồng tăng 141,5% so vơi vốn đăng kí của giai đoạn
2001 – 2005 (4140 tỷ đồng)
3.2.2 Vốn thu hút
3.2.2.1 Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 16950 tỷ đồng tăng 55% so
với giai đoạn 2001 – 2005; bao gồm đường giao thông, thuỷ lợi, đê điều, trường
học công, bệnh viện công, công sơ, … trong đó:
- Vốn trung ương 3340 tỷ đồng tăng 36 % so với giai đoạn 2001-2005
- Vốn ngân sách địa phương 2208 tỷ đồng tăng 11 % so với giai đoạn 2001-2005
- Vốn đầu tư nước ngoài ( FDI, ODA, NGO) : 1040 tỷ đồng tăng 177 % so với
giai đoạn 2001 – 2005
- Vốn tín dụng 6800 tỷ đồng , tăng 116 % so với giai đoạn 2001-2005
- Vốn dân doanh 3562 tỷ đồng , tăng 20 % so với giai đoạn 2001 - 2005
3.2.2.2 Vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện từ 19600 tỷ
đồng tăng 68 % so với giai đoạn 2001-2005 trong đó:
+ Vốn đầu tư trong nước 13.600 tỷ đồng tăng 79,1 % so với giai đoạn
2001 - 2005
- Vốn TW 3000 tỷ đồng, tăng 500% so với giai đoạn 2001-2005
- Tín dụng 8200 tỷ đồng, tăng 32,5 % so với giai đoạn 2001 -2005
- Dân doanh 2100 tỷ đồng tăng 135 % so với giai đoạn 2001 -2005
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 6300 tỷ đồng, tăng 54,4 % so
với giai đoạn 2001-2005
II. Các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương
1. Phát triển cơ sở hạ tầng
Để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh Hải Dương phải tranh thủ các
nguồn vốn của Trung ương và các bộ, ngành để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ.
Tích cực tăng tỉ trọng chi cho cơ sỏ hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên
lạc, đầu tư xây dựng khu dân cư, nâng cấp hệ thống khách sạn du lịch,…
* Về điện

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triến kinh tế - xã hội, trong những
năm qua, Công ty Điện lực Hải Dương đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo nâng
cấp, hệ thống lưới điện. Dự án cải tạo lưới điện TP Hải Dương lên cấp điện áp
22kv được tập trung triển khai để khai thác có hiệu quả các máy biến áp tại trạm
Đồng Niên và chống quá tải cho TP Hải Dương. Đây là một dự án lớn với tổng
chiều dài đường dây lắp đặt là 104km, bao gồm đường đây trên không và đường
cáp ngầm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 108 đồng, trong đó vốn vay của Ngân
hàng Thế giới (WB) là 75 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Tổng công ty Điện
lực Việt Nam (EVN). Đến nay, dự án đã thực hiện được 60% kế hoạch, một số
tuyến đường dây đã được đưa vào sử dựng. Công ty Điện lực Hải Dương cũng đã
hoàn thành việc xây dựng đường dây 35 kv Hải Dương - Quán Gỏi, đáp ứng nhu
cầu điện phục vụ các doanh nghiệp dọc theo trục quốc lộ 5; tránh được việc phải
cắt điện các phụ tải công nghiệp thuộc khu vực này khi thiếu điện. Tiếp tục khảo
sát để xây dựng đường dây 35kv từ trạm 110kv Lai Khê cấp điện cho khu công
nghiệp Phú Thái. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây 22kv mạch kép cấp
điện cho khu công nghiệp Nam Sách, tiến tới xây dựng đường dây 22kv mạch
kép từ trạm 110kv Tiền Trung về TP Hải Dương để bảo đảm cấp điện cho TP Hải
Dương và ngược lại.
Ngành điện Hải Dương cần phải phấn đấu đi trước một bước để phục vụ
tốt yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
* Về giao thông vận tải :
Giao thông vận tải đường bộ là phương thức vận tải quan trọng, cơ động,
có tính xã hội hoá rất cao, cần đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực
phát triển kinh tế - xã hội. mở mang, phát triển cơ sở hạ tầng GTVT đường thuỷ
nội địa trong phạm vi cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài.
Đường bộ: Trên cơ sở tận dụng tối đa năng lực cơ sở hạ tầng đường bộ
hiện có, coi trọng việc duy tu, củng cố, nâng cấp mạng đường bộ hiện tại. đa
dạng hoá các nguồn vốn, các hình thức đầu tư , ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ,
vật liệu công nghệ mới để phát triển giao thông vận tải đường bộ một cách
thống nhất, cân đối, đồng bộ. Phát triển giao thông nông thôn, vùng núi cao,

vùng sâu, vùng xa. Phát triển giao thông vận tải đường bộ trong hệ thống giao
thông đối ngoại, phục vụ việc hội nhập khu vực và quốc tế.
Đường thuỷ: Từ nhiều năm nay khai thác vận tải thuỷ của ta chủ yếu dựa
vào các luồng sông tự nhiên 70% , không được đầu tư thích đáng, không được
quan tâm đầu tư so với các ngành vận tải khác, vì vậy, để vận tải thuỷ phát triển
đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của xã hội, và để hoà nhập với các nước
trong khu vực. cần phải mở mang, phát triển cơ sở hạ tầng GTVT đường thuỷ
nội địa trong phạm vi cả nước.
Củng cố và phát triển thêm các cảng sông, từng bước cơ giới hoá công tác
xếp dỡ hàng hoá ở các cảng song song vơí việc mở mang phát triển cơ sở hạ
tầng đường thuỷ. Đầu tư kỹ thuật thoả đáng và đồng bộ cho ngành đường thuỷ,
cụ thể là kỹ thuật trong đóng mới phương tiện, kĩ thật trang thiết bị cho điều
hành tàu, kĩ thuật cho xếp dỡ.
Vận tải: Vận tải luôn luôn phải đảm bảo vận chuyển phục vụ cho các nhu
cầu phát triển kinh tế hàng năm. Căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế của từng
thời kỳ, mức độ vận chuyển cũng tăng. Kết cấu đường giao thông đã và đang
được cải thiện đáng kể tạo điều kiện năng suất vận tải cao hơn.
* Về công nghệ thông tin
Trong thời đại bùng nổ của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin (CNTT) được xem là con đường ngắn nhất đẫn
tới thành công và phát triển. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, 5 năm qua, kể từ khi
thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị, việc ứng dụng và phát triển
CNTT đã thu được nhiều kết quả đáng mừng.
Toàn tỉnh đã bước đầu có được một cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông
vào loại khá so với các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện tại, toàn tỉnh có 11 mạng
máy tính diện rộng (WAN), 900 mạng cục bộ (LAN), với hơn 500 máy chủ và
gần 14 nghìn máy trạm, phân bố rộng khắp từ thành thị đến nông thôn với mật
độ trung bình đạt 0,82 máy/100 dân.
Tỉnh đã quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng và phát triển
CNTT. Đến nay, bằng việc liên kết với các trường đại học, tỉnh đã đào tạo được

300 cử nhân CNTT; gần 3.000 lượt cán bộ, công chức được đào tạo sử dụng
máy tính, quản trị mạng và hàng nghìn người được đào tạo tin học trình độ A,
B, tin học văn phòng...
Theo thống kê chưa đầy đủ, nguồn vốn đầu tư cho CNTT trên địa bàn
tỉnh 5 năm qua đạt hơn 130 tỷ đồng. trong đó vốn ngân sách Nhà nước khoảng
30 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc ứng dụng và phát triển CNTT của
tỉnh ta chưa ngang tầm khu vực. Mật độ máy tính, mật độ thuê bao in-tơ-nét còn
thấp so với bình quân chung của khu vực trọng điểm kinh tế phía bắc. Đầu tư
cho đào tao nguồn nhân lực CNTT còn chấp vá, chưa mang tính ổn định lâu dài.
Nhận thức rõ vai trò của CNTT, UBND tỉnh vừa phê duyệt ''Quy hoạch
tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông và ứng dụng CNTT Hải Dương giai
đoạn 2006- 2010 và định hướng phát triển đến 2020''.
Thực hiện quy hoạch này sẽ thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT
trên địa bàn. Nhưng trước hết các cơ quan Đảng, chính quyền cấp tỉnh, thành
phố và huyện cần được đầu tư nhiều hơn nữa để 100% số cơ quan, đơn vị trực
thuộc kết nối được mạng LAN toàn thiện; chú trọng đến việc xây dựng mạng
WAN, để từ đó có điều kiện thu thập thông tin, chỉ đạo công việc nhất quán với
hiệu quả nhanh nhất, chính xác nhất.
Khuyến khích các doanh nghiệp, các gia đình đầu tư mua sắm máy tính,
nối mạng in-tơ-nét, phấn đấu đến 2010 đạt mật độ 3 máy tính, 10 thuê bao in-tơ-
nét /100 dân.
Đặc biệt, tỉnh cần có những đầu tư căn bản xây dựng cổng thông tin điện
tử, kết nối với cổng thông tin dùng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc
và của Chính phủ. Từ đó yêu cầu các sở' ngành, các doanh nghiệp xây dựng các
trang web của cơ quan, doanh nghiệp mình cung cấp thông tin cho nhân dân,
quảng bá thương hiệu và sản phẩm.

×