Tải bản đầy đủ (.pdf) (323 trang)

Quyền tình dục và vấn đề ghi nhận, đảm bảo quyền tình dục theo pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.17 MB, 323 trang )



DANH MỤC NHỮNG TÙ VIẾT TẮT
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐÈ TÀI KHOA HỌC






BLDS

Bộ luật Dân sự

BLDS 1995

Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1995

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

CĐGT

Chuyển đổi giới tính

CHXHCN



Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa

LGBT

Lesbian, gay, bisexual, và transgender/transsexual people
(những người đồng tính nữ, người đồng tính nam, song tính
luyến ái, hốn tính/chuyển đổi giới tính)

Luật HN&GĐ

Luật Hơn nhân và Gia đình

NCG

Người chuyển giới

NĐT

Người đồng tính

VTN

Vị thành niên


NHỮNG NGƯỜI THỤC HIỆN ĐÈ TÀI

1


HỌ VÀTÊN

cơ QUAN CỒNG TÁC

GHI CHỦ

Lê Đình Nghị

Trường ĐH Luật Hà Nội

Chủ nhiệm đề tài, viết
chuyên đề 1, 5

2

Vũ Thị Hồng Yến

Trường ĐH Luật Hà Nội

Thư ký đề tài, viết
chuyên đề 4, 5

3

Nguyễn Thị Thủy

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 8


4

Nguyễn Thị Lan

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 10

5

Cao Thị Oanh

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 7

6

Nguyễn Văn Hợi

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 12

7

Vương Thanh Thúy

Trường ĐH Luật Hà Nội


Viết chuyên đề 13

8

Phạm Hùng Cường

Khoa Luật - Viện ĐH Mở Hà Nội

Viết chuyên đề 2

9

Phùng Trung Tập

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 14

10

Hoàng Ngọc Hưng

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 3

11

Nguyễn Sơn Tùng


Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề í 5

12

Lê Thị Giang

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 11

13

Hoàng Thị Loan

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 9

14

Kiều Thị Thùy Linh

Trường ĐH Luật Hà Nội

Viết chuyên đề 13

15


Vũ Công Giao

Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội

Viết chuyên đề 6


MỤC LỤC

MỞ ĐÀU
_
_
_
_
_
'T' ^


_í _ il

r
_
•Ặ . _
_
_

»
_
_
_

_
_
•Ạ

_!•*»_

_'

1
>
1Ặ . Ị •

rinh câp thiêt của việc nghiên cứu đê tài

1

Tình hình nghiên cứu đề tài

2

Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

Phương pháp nghiên cứu đề tài

3

Nội dung nghiên cứu của đề tài


3

Các chuyên đề nghiên cứu

4

PHẦN TỎNG THUẬT

6

VỀ VÁN ĐÈ NGHIÊN c ứ u
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TÌNH DỤC

6

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUYỀN TÌNH DỤC THEO

36

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GHI NHẬN

52

VÀ BẢO VỆ QUYỀN TÌNH DỤC
PHẦN CÁC CHUYÊN ĐÈ

65

Khái niệm, đặc điểm của quyền tình dục; Cơ sở lý luận


65

và thực tiễn của quyền tình dục
Khái quát quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam

80

trong các quy định liên quan đến quyền tình dục
Quyền tình dục trong mối quan hệ với các quyền nhân

96

thân khác
Quyền tình dục trong mối liên quan với phong tục tập
quán

113

Nội dung và giới hạn của quyền tình dục

129

Pháp luật về quyền tình dục trên thế giới và một số vấn
đề đặt ra với Việt Nam

143


7


Quyền tình dục và vấn đề bảo vệ quyền tình dục bằng
pháp luật hình sự Việt Nam

8

Quyền tình dục và vấn đề bảo vệ quyền tình dục theo
pháp luật hành chính Việt Nam

9

Bình đẳng giới với vấn đề đảm bảo quyền tình dục

10

Quyền tình dục của vợ chồng - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn

11 Quyền tình dục của người khuyết tật - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn
12

Quyền tình dục của trẻ vị thành niên - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn

13 Quyền tình dục của nhóm LGBT - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn
14 Quyền tình dục của người già - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn
15 Bảo vệ quyền tình dục theo phương thức dân sự - Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CÁP THIÉT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
“Quyền tình dục” dường như là vấn đề còn quá mới mẻ đối với người
Việt Nam. Điều này cũng dễ hiểu bởi với người Việt Nam, các vấn đề liên
quan đến tình dục thường được mọi người né tránh và cho rằng đó là những
điều tế nhị, cấm kỵ nên khơng đề cập tới. Thực tế, quyền tình dục là quyền
phổ quát của con người. Quyền tình dục không chỉ đơn thuần là quyền được
thỏa mãn nhu cầu về mặt tình dục mà cịn bao gồm quyền được giáo dục và
thơng tin về tình dục một cách an tồn, quyền tự do tình dục, quyền được
chăm sóc sức khỏe tình dục và được bảo vệ các bệnh lây nhiễm, quyền được
tự do lựa chọn biện pháp tránh thai, phá thai...
Nghiên cứu về quyền tình dục dưới góc độ pháp luật dân sự sẽ có ý
nghĩa khoa học pháp lý rất lớn: (i) Trên cơ sở phân tích nội hàm của khái
niệm quyền tình dục và các cơ sở lý luận, thực tiễn về quyền tình dục sẽ ghi
nhận đây là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân dưới góc độ pháp luật dân
sự; (ii) Qua việc nghiên cứu về quyền tình dục sẽ đưa ra những quan niệm
mới về quyền tình dục và các hành vi xâm phạm quyền tình dục cần được xử
lý về hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự: mại dâm đồng
giới; các tội phạm về tình dục liên quan đến người chuyển giới, người đồng
tính và người song tính (tháng 4 năm 2010 tại Quảng Bình xảy ra vụ án hiếp
dâm người chuyển giới nhưng sau đó khơng xử lý được vì pháp luật chưa quy
định về trường hợp này; từ trước tới nay pháp luật hình sự vẫn coi chủ thể
thực hành của tội hiếp dâm là nam giới, tuy nhiên thực tế đã có trường hợp nữ

giới có vai trị thực hành: cho nam giới uống thuốc kích dục và thực hiện hành
vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân...); (iii) Nghiên cứu về quyền tình
dục sẽ đưa ra những khuyến nghị cụ thể để sửa đổi các nội dung có liên quan
trong Bộ luật Hình sự (đối với các tội phạm về tình dục), Luật Xử lý vi phạm
hành chính, Pháp lệnh phịng chống mại dâm, Luật Hơn nhân và Gia đình


2

(hành vi xâm phạm quyền tình dục của vợ chồng có thể bị xử lý, là căn cứ ly
hơn nếu có hành vi xâm phạm quyền tình dục...), Luật Người khuyết tật...
Chúng ta đang sống trong một thế giới đa dạng. Cho dù chúng ta là ai,
thuộc giới tính, độ tuổi và dân tộc nào thì quyền tình dục cũng cần phải được
thừa nhận. Trong giai đoạn hiện nay, khi điều kiện vật chất ngày càng được
cải thiện thì nhu cầu về đời sống tinh thần, trong đó nhu cầu về một đời sống
tình dục an tồn và khỏe mạnh ln được mọi người quan tâm. Quyền tình
dục khơng chỉ được quan tâm ở những đối tượng khỏe mạnh, có sự phát triển
đầy đủ về thể lực và trí lực mà quyền tình dục cũng cần phải được đề cập,
xem xét đối với các chủ thể khác như người khuyết tật, người già, trẻ vị thành
niên, nhóm LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới)...
Do đó, nghiên cứu quyền tình dục và vấn đề ghi nhận, đảm bảo quyền
tình dục theo pháp luật dân sự Việt Nam là vấn đề hết sức cấp thiết trong giai
đoạn hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang nghiên cứu, sửa đổi các
quy định của Bộ luật Dân sự.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ử u ĐÈ TÀI
Tình dục, sinh sản... đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ:
y học, tâm lý học, xã hội học...Tuy nhiên, dưới góc độ luật học, tình dục là
vấn đề ít được nghiên cứu. Đặc biệt, quyền tình dục dường như chưa được
nghiên cứu một cách nghiêm túc và chính thống. Đã có một sổ bài báo, cơng

trình khoa học đề cập đến quyền tình dục của người khuyết tật, người đồng
tính, người chuyển giới... nhưng những bài báo, cơng trình này đề cập đến
quyền tình dục ở góc độ giới thiệu khái qt nhất mà chưa đi sâu phân tích cơ
sở lý luận, thực tiễn của việc ghi nhận và bảo vệ quyền tình dục.

3. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
M ục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, làm rõ
các quy định của pháp luật hiện hành về quyền tình dục và vấn đề ghi nhận,
đảm bảo quyền tình dục theo pháp luật dân sự. Qua việc tìm hiểu, phân tích


3

này giúp cho mọi người - đặc biệt là các cán bộ trong ngành pháp luật - hiểu
rõ các quy định của pháp luật dân sự về quyền tình dục, từ đó vận dụng các
quy định của pháp luật một cách tốt nhất để bảo vệ quyền tình dục của cá
nhân. Ngồi ra, thơng qua việc nghiên cứu, đề tài đưa ra những kiến nghị
nhằm hoàn thiện hom quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 trong việc quy
định và bảo vệ quyền tình dục. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ góp
phần hồn thiện pháp luật trong các lĩnh vực tương ứng liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến quyền tình dục như Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm
hành chính, Pháp lệnh phịng chống mại dâm, Luật Hơn nhân và Gia đình...
Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài trước hết được thực hiện
dưới góc độ lý luận về quyền tình dục; ngồi ra, đề tài cịn được nghiên cứu
dưới góc độ thực tiễn: tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật trong việc bảo vệ
quyền tình dục của cá nhân theo quy định của một số ngành luật khác, tìm
hiểu pháp luật về quyền tình dục của một số quốc gia trên thế giới...

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác Lê nin, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Để giải quyết các vấn đề thuộc phạm
vi nghiên cứu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả cũng sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và
phương pháp tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài các tác giả
cũng còn sử dụng phương pháp thực tiễn như khảo sát, trực tiếp tham gia vào
các hoạt động tuyên truyền, hội thảo... về quyền tình dục./.

5. NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u TRONG ĐỀ TÀI
Đe thực hiện được mục đích của nghiên cứu, việc nghiên cứu đề tài tập
trung vào các nội dung sau:


4

- Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền tình dục: Các
tác giả tập trung phân tích quá trình phát triển của pháp luật xung quanh quy
định về quyền tình dục và bảo vệ quyền tình dục từ năm 1945 trở lại đây;
- Tham khảo quy định về quyền tình dục của một số quốc gia trên thế
giới;
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quyền tình dục, nội dung của
quyền tình dục...;
- Phân tích việc ghi nhận và bảo vệ quyền tình dục dưới góc độ pháp
luật hình sự;
- Phân tích việc ghi nhận và bảo vệ quyền tình dục dưới góc độ pháp
luật hành chính;
- Phân tích việc ghi nhận và bảo vệ quyền tình dục của các nhóm đối
tượng khác nhau trong xã hội: nhóm người khuyết tật, nhóm người LGBT,
nhóm trẻ vị thành niên, nhóm người g ià..

- Thực tiễn bảo vệ quyền tình dục tại cơ quan Tồ án;
- Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về quyền tình
dục và bảo vệ quyền tình dục.

6. CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN c ứ u
Chuyên đề 1: Khái niệm, đặc điểm của quyền tình dục; Cơ sở lý luận
và thực tiễn của quyền tình dục
Chuyên đề 2: Khái quát quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam
trong các quy định liên quan đến quyền tình dục
Chuyên đề 3: Quyền tình dục trong mối quan hệ với các quyền nhân
thân khác
Chuyên đề 4: Quyền tình dục trong mối liên quan với phong tục tập
quán
Chuyên đề 5: Nội dung và giới hạn của quyền tình dục


5

Chuyên đề 6: Pháp luật về quyền tình dục trên thế giới và một số vấn
đề đặt ra với Việt Nam
Chuyên đề 7: Quyền tình dục và vấn đề bảo vệ quyền tình dục bằng
pháp luật hình sự Việt Nam
Chuyên đề 8: Quyền tình dục và vấn đề bảo vệ quyền tình dục theo
pháp luật hành chính Việt Nam
Chun đề 9: Bình đẳng giới với vấn đề đảm bảo quyền tình dục
Chuyên đề 10: Quyền tình dục của vợ chồng - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn
Chuyên đề 11: Quyền tình dục của người khuyết tật - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn
Chuyên đề 12: Quyền tình dục của trẻ vị thành niên - Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn
Chuyên đề 13: Quyền tình dục của nhóm LGBT - Một số vấn đề lý
luân v thc tin
ã

ô

Chuyờn 14: Quyn tỡnh dc ca ngi già - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn
Chuyên đề 15: Bảo vệ quyền tình dục theo phương thức dân sự - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn


6

Phần I

TỎNG THUẬT KÉT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐÈ TÀI

A. KHÁI QUÁT CHUNG VÈ QUYÈN TÌNH DỤC
1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của quyền tình dục
1.1. Khái niệm quyền tình dục
Trước năm 1993, thuật ngữ “quyền tình dục” chưa được đề cập tới
trong bất kỳ văn bản quốc tế hay văn bản pháp lý nào. vấn đề này bắt đầu
được quan tâm từ Hội thảo quốc tế về quyền con người tại Viên (Áo) năm
19931. Đến Hội thảo quốc tế về dân số và nhân quyền của Liên Hợp Quốc, tổ
chức vào năm 1994 tại Cairo (Ai Cập), vấn đề quyền tình dục mới chính thức
được nêu lên. Tuy nhiên vấn đề quyền tình dục mới được đưa ra trong mục
, tiêu hướng tới việc ghi nhận nói chung sự đảm bảo về quyền sinh sản

(reproductive rights) và sức khỏe tình dục (sexual health) tồn cầu trong các
văn kiện và tun bố chính thức của Hội thảo2. Nói cách khác, quyền tình
dục, ở giai đoạn này cũng chỉ mới được nhìn nhận từ góc độ quyền sinh sản
nói chung. Chỉ đến giữa những năm 1990, thuật ngữ “quyền tình dục” mới bắt
đầu được xuất hiện chính thức thơng qua các tài liệu được sử dụng từ các
phong trào trên tồn thế giới về bảo vệ quyền của nhóm LGBT và bảo vệ
quyền của phụ nữ3. Thuật ngữ “quyền tình dục” cũng bắt đầu được sử dụng

1 Trong Tuyên bố Vienna và Chương trình hành động của Hội thào, thuật ngữ “quyền tình dục” chưa được
nêu lên trực tiếp nhưng vấn đề quyền tình dục được đề cập tới trong nội dung về yêu cầu chấm dứt bạo lực về
|jớ i, bạo lực tình dục và những nỗ lực thúc đẩy các hoạt động nhằm bào vệ và phát triển quyền cùa phụ nữ.
Laura David Mattar, Legal Recognition o f Sexual Rights - a Comparative Analysis with Reproductive
rights ( artigo_mattar.htm).
3 Reproductive laws for the 21th Century papers center for vvomen policy studies, May 2012, tr.4.


7

rộng rãi khi vấn đề này được nêu lên trong những bài viết của các học giả về
vấn đề quyền sinh sản và quyền tình dục4.
Tuy vấn đề quyền tình dục đã chính thức được nêu lên và ghi nhận
nhưng một định nghĩa mang tính chính thức về thuật ngữ này hiện nay vẫn
chưa thống nhất. Các học giả đã thống kê được rằng cho tới nay đã có tới
2002 định nghĩa về “quyền tình dục” được WHO nêu lên trong nhiều văn bản
hoặc phát ngôn của tổ chức5. Năm 2004, thuật ngữ “quyền tình dục” được
Báo cáo viên đặc biệt của ủ y ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chính thức ghi
nhận thuộc về quyền con người cần được bảo vệ khi đề cập đến yêu cầu đảm
bảo các điều kiện cao nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo đó, quyền
tình dục được hiểu là: “quyền của tất cả mọi người được thể hiện xu hướng
tình dục riêng, trong mối quan hệ tôn trọng quyền của những người khác,

không bị đe dọa, mất tự do hoặc chịu sự can thiệp của xã hội”6. Kể từ đó tới
nay, thuật ngữ này vẫn tiếp tục được định nghĩa theo nhiều nội dung khác
nhau7 từ các tổ chức và các tuyên bố chung khác nhau và chưa đi đến một
định nghĩa thống nhất mang tính tồn cầu8.
1.2. Đặc điểm pháp lý của quyển tình dục

4 Sonia Correa & Rosalind Petchesky, Reproductive and Sexual Rights: A feminist perspective, in population
policies reconsidered: health, empoNverment and rights (G.Sen, A.Germain and L.C.Chen, eds., Harvvard
University Press, 1994).
5 Reproductive laws for the 21* Century papers center for women policy studies, May 2012, tr.5.
6 Alice M.Miller, International Council on Human Rights Policy, Sexual and Human rights discussion, tr.7,8
( />7 Ví dụ như năm 2008, IPPF (International Planned Parenthood Federation) đã nêu lên tuyên bố về quyền
tình dục, theo đó các quyền về tình dục được xem là xuất phát từ những quyền cơ bàn về tụ do, bình đảng,
riêng tư, tự chủ, quyền tồn vẹn và nhân phẩm cùa tất cả mọi người
( 4D 0A 13A 108/0/SexualRightsIPPFdeclaration.pdf).
8 Dù được định nghĩa khác nhau, nhưng nội dung về quyền tình dục đều bao chứa nội hàm của các quyền: (1)
quyền tự do tình dục, (2) quyền tự chù về tình dục và an tồn thân thể trong hoạt động tình dục, (3) quyền về
sự riêng tu trong hoạt động tình dục, (4) quyền được cơng bằng trong tình dục, (5) quyền được hường khối
lạc tình dục, (6) quyền được bày tỏ cảm xúc tinh dục, (7) quyền được tự do kết hợp về tình dục, (8) quyền tự
do quyết định một cách có trách nhiệm về việc sinh đẻ, (9) quyền được tiếp nhận những thông tin khoa học
về tình dục, (10) quyền được giáo dục tình dục tồn diện, (11) quyền được chăm sóc sức khỏe tình dục.


8

Tiếp cận dưới góc độ ngơn ngữ học, “quyền” được hiểu là: “ í. Thế, sức
mạnh, lợi lộc được hưởng do pháp luật công nhận hoặc do địa vị đem lại”9 ví
dụ quyền cơng dân, có quyền có chức, quyền con người, quyền hạn..., tuy
vậy, để tiếp cận quyền tình dục chúng ta thấy rằng, đây là một phạm trù đa
diện, có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau như đạo đức - tơn giáo,

chính trị, xã hội, pháp luật.. .cụ thể như sau:
Dưới góc độ đạo đức —tôn giảo: chúng ta biết rằng, những ý niệm đầu
tiên về quyền tình dục mà xuất phát điểm từ gốc phải là quyền con người
được nảy sinh từ quan niệm về các chuẩn mực đạo đức, tức là cách thức đối
xử giữa người với người trong xã hội - đó là thứ vốn có và hiện cịn trong văn
hóa truyền thống của hầu hết các dân tộc trên trái đất. Cụ thể, ở khắp nơi trên
thế giới, người ta đều lưu truyền những quy tắc ứng xử, coi đó là những quy
luật vàng, kiểu như: nếu muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì
hãy đối xử với người khác như thế; ác giả, ác báo...Rõ ràng, ẩn chứa trong
nội hàm của các quy luật vàng này là u cầu tơn trọng các quyền, tự do chính
đáng và tự nhiên của người khác. Chính vì vậy, quyền tình dục, với tư cách là
’một ứong những quyền năng quan trọng của con người cũng phải được tôn
trọng và bảo vệ.
Trong suốt quá trình phát triển của quyền tình dục, kể cả khi đã được
pháp điển hóa trong pháp luật quốc gia và quốc tế, nó vẫn bị các phạm trù đạo
đức và tôn giáo tri phối. Sự chi phối đó khơng bộc lộ mà lặng lẽ, ẩn tàng
nhưng sâu sắc. Có thể lấy ví dụ như trong pháp luật Việt Nam, quan điểm lập
pháp chịu ảnh hưởng của những rào cản đạo đức, văn hóa truyền thống nên
vấn đề về quyền tình dục hay tự do tình dục khơng được đề cập, quy định một
cách trực tiếp mà sẽ được gián tiếp ghi nhận, bảo vệ trên nhiều phương diện
pháp lý khác nhau, như pháp luật dân sự, pháp luật hơn nhân và gia đình.. . 10
9 Nguyễn Như Ý (chù biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, tr. 1383, Nxb Văn hóa - Thơng tin.
10 Xem phần các chuyên đề

i


9

Dưới góc độ lịch sử - xã hội: Nhìn từ góc độ lịch sử và xã hội, quyền

tình dục bắt nguồn từ các quan hệ xã hội, là kết quả và phụ thuộc vào sự vận
động của các quan hệ xã hội trong lịch sử. Thực tế cho thấy, trong mỗi giai
đoạn lịch sử, xã hội lồi người nói chung cũng như mỗi quốc gia nói riêng
ln tồn tại những quan niệm khác nhau về quyền tình dục và có những quy
phạm và cơ chế khác nhau để thực hiện, giám sát và bảo vệ quyền tình dục.
Theo dịng lịch sử, ảnh hưởng và tác động của quyền tình dục ngày
càng mở rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế; từ
cấp độ cộng đồng đến cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Trong suốt quá
trình phát triển này, quyền tình dục ln mang dấu ấn về chính trị, kinh tế,
văn hóa của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người. Làm rõ
luận điểm này, chúng ta nhắc đến nhà nước chủ nô - nơi những người nô lệ,
không phân biệt nam, nữ đều được coi như “hàng hóa” , “cơng cụ biết nói”
của chủ nơ, rõ ràng vấn đề quyền tình dục của họ sẽ khơng bao giờ được đặt
ra, được coi trọng. Đến những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người ta nói
đến thuyết nữ quyền và các làn sóng nữ quyền như là một phong trào xã hội
mà mục đích căn bản là đạt được sự bình đẳng giữa đàn bà và đàn ơng trong
•đó, những vấn đề về tự do tình dục, hơn nhân gia đình ln được đề cập đến.
Và hiện nay, đa sổ các quốc gia không cấm kết hơn đồng giới, trong đó có
một số khơng thừa nhận hôn nhân giữa họ (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Hàn Quốc...); một số quốc gia công nhận (Hà Lan, Bỉ, Argentina, Tây Ban
Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Đan Mạch,
Urugoay, New Zealand, Pháp, Anh, Brazil); một sổ quốc gia không thừa nhận
hôn nhân nhưng đã thừa nhận việc chung sống có đăng ký giữa những người
cùng giới tính (Đức, Áo, Colombia, Hungary, Thụy Sỹ, Slovenia...).11
Dưới góc độ pháp lý: Là một phạm trù đa diện, song quyền tình dục có
mối liên hệ gần gũi hom cả với pháp luật. Điều này trước hết là bởi cho dù
11 />

10


quyền tình dục có nguồn gốc tự nhiên hay phải do nhà nước quy định (nguồn
gốc pháp lý) thì việc thực hiện các quyền vẫn cần có pháp luật. Hầu hết những
nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người trong vấn đề tình dục khơng thể được
đảm bảo đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật, mà thơng qua đó,
nghĩa vụ tơn trọng và thực thi các quyền không phải chỉ tồn tại dưới dạng
những quy tắc đạo đức mà trở thành những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực
bắt buộc và thống nhất với mọi chủ thể trong xã hội. Chính vì vậy, quyền tình
dục gắn liền với các quan hệ pháp luật và là một phạm trù pháp lý. Từ nhiều
góc độ, đặc biệt là góc độ pháp lý, có thể coi quyền tình dục là một sự phát
triển, mở rộng của các quyền về hơn nhân/gia đình và quyền sinh sản. Hơn
nữa, các quyền về hơn nhân/gia đình và quyền sinh sản được pháp điển hoá
trong luật quốc tế và luật quốc gia sớm hơn so với quyền tình dục.12
Một trong những đặc điểm của quyền tình dục, giống như các quyền
con người khác, quyền tình dục mang tính bình đẳng, dành cho mọi thành
viên của nhân loại. Pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đều ghi
nhận và bảo vệ quyền tình dục của mọi cá nhân. Do đó, về nguyên tắc, cần
' chú ý đến quyền tình dục của tất cả mọi cá nhân mà không thiên về sự chú ý
đến một nhóm đối tượng cá biệt nào. Tuy nhiên, xuất phát từ sự nhân đạo
cũng như từ phương diện đạo đức... mà có những nhóm người yếu thế trong
xã hội cần được bảo vệ đặc biệt, trong đó có quyền tình dục. Có thể thấy
quyền tình dục thường là vấn đề nhạy cảm đối với một số nhóm xã hội nhất
định, bao gồm những nhóm có xu hướng, lựa chọn tình dục khác biệt với số
đơng (những người có quan hệ tình dục đồng tính (gay, lesbỉarì), song tính
(bisexuaỉ) và người chuyển giới (transgender), mà được gọi chung là nhóm
LGBT) và những nhóm bị thiệt thịi, lạm dụng hoặc bị phân biệt đối xử trong
việc biểu lộ và hưởng thụ tình dục, cụ thể như những người khuyết tật, phụ

12 Xem chuyên đề 5 “Quyền tình dục theo quy định cùa một số nước trên thế giới”



11

nữ, người sống chung với HIV, người chưa thành niên và trong một chừng
mực nhất định là cả người lao động tình dục (hành nghề mại dâm).
Mặt khác, quyền tình dục rất gần gũi nhưng khơng hồn tồn đồng nhất
với các quyền về hơn nhân/gia đình (marrỉage/famỉly rights) và quyền sinh
sản (reproductìve rights). Quyền tình dục là khái niệm rộng, trong đó bao
gồm quyền sinh sản, do quyền sinh sản chủ yếu chỉ đề cập đến tự do của các
cá nhân trong việc quyết định có con và được tiếp cận với các dịch vụ về sức
khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, quyền tình dục đề cập sâu hơn về tự do tình dục,
nhưng hẹp hơn về các khía cạnh con cái -là những nội dung của các quyền về
hôn nhân/gia đình. Bên cạnh đó, quyền về tài sản trong quyền hơn nhân và gia
đình khơng được thể hiện trong quyền tình dục.
2. Vai trị của quyền tình dục trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Thực tế cho thấy với tư cách là chủ thể của pháp luật, con người cùng
với quyền, tự do và nghĩa vụ, những thuộc tính xã hội gắn liền với nó - ln
là đối tượng phản ánh của các hệ thống pháp luật. Pháp luật xác lập và bảo vệ
sự bình đẳng giữa các cá nhân con người trong xã hội và sự độc lập tương đối
'của các cá nhân với tập thể, vốn có của cá nhân. Quyền tình dục tuy chưa
được ghi nhận một cách cụ thể, chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam
nhưng nhiều nội dung, phương diện của quyền này đã hệ thống pháp luật
chúng ta đã đề cập và ghi nhận ở nhiều ngành luật khác nhau.13 v ề cơ bản, vai
trị của quyền tình dục trong hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện ở
những khía cạnh cụ thể như sau:
Thứ nhất, quyền tình dục là phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa
giá trị xã hội quyền tự nhiên của con người. Mặc dù được thừa nhận nhưng
quyền tình dục cũng như các quyền tự nhiên của con người không mặc định
được áp dụng trực tiếp trong xã hội. v ề nguyên tắc, nhà nước chỉ bảo đảm
thực hiện những quyền pháp lý - tức nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con
13 Xem phần các chuyên đề



12

người đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Như vậy, chỉ khi mang tính
pháp lý, quyền tình dục mới chuyến thành quyền của con người có đầy đủ giá
trị hiện thực. Pháp luật chính là phương tiện đế thực hiện q trình chuyển
hóa đó, biến những nghĩa vụ đạo đức về tôn trọng và thực hiện hành vi trong
vấn đề về tình dục thành các nghĩa vụ pháp lý, từ đó xã hội hóa giá trị của
quyền tình dục của con người.
Thứ hai, quyền tình dục là phương tiện bảo đảm giá trị thực tế của các
quyền con người nói chung. Xét đến cùng thì chúng ta vẫn phải thừa nhận
rằng, quyền tình dục được pháp luật quy định (chính thức hoặc thơng qua việc
quy định bảo đảm thực hiện những nội dung của nó) đều để phục vụ, bảo đảm
lợi ích của con người. Quyền con người ở đây bao gồm rất nhiều nội dung
trong đó có các quyền dân sự và chính trị; các quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa, trong đó bao gồm những nội dung của quyền tình dục. Quyền tình dục
ln gắn bó chặt chẽ với quyền con người, bổ sung và làm cơ sở để thực hiện,
bảo đảm tốt hơn quyền con người. Chỉ khi được quy định trong pháp luật,
việc tn thủ thực hiện quyền tình dục mới mang tính chất bắt buộc với mọi
chủ thể trong xã hội. Nhà nước bảo đảm sự tuân thủ, thực thi quyền tình dục
của các chủ thể khác nhau trong xã hội14, đồng thời cũng là công cụ của các
cá nhân trong việc bảo vệ các quyền tình dục của chính họ thơng qua việc vận
dụng các quy phạm và cơ ché pháp lý quốc gia.
3.

Sơ lược lịch sử phát triển của quyền tình dục qua các thời kỳ ở

Việt Nam
Như đã đề cập, trong suốt quá trình phát triển, quyền tình dục ln

mang dấu ấn về chính trị, kinh tế, văn hóa của từng thời kỳ, từng giai đoạn
lịch sử của xã hội lồi người. Việt Nam cũng khơng phải là ngoại lệ, tuy
nhiên, theo những nghiên cứu gần đây và thực tiễn đời sống pháp lý ở nước ta
14 Đặc biệt đối với một số nhóm chủ thể mang tính chất riêng biệt như vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và
gia đình; người khuyết tật; trẻ vị thành niên; nhóm LGBT...(chuyên đề 9, 10, 11, ...)


13

thì những quốc gia tiến b)ộ, cởi mở nhất về quyền tình dục mà đặc biệt đối với
nhóm LGBT chủ yếu là ]những nước có n< 1 dân chủ phát triển ở các khu vực
Tây Âu, châu Mỹ và chỉâu Đại dương, trong khi những quốc gia tỏ ra “khắc
nghiệt” nhất trong vấn đỉề này chủ yếu là những nước đang phát triển hoặc
theo Hồi giáo ở khu VỊực châu Phi, Trung Đông, Nam và Đông Nam Á.
Những nước chịu ảnh huiởng của Phật giáo, Nho giáo và thuộc khối XHCN
trước đây (bao gồm Truing Quốc, Việt Nam, Cu Ba, CHDCND Triều Tiên
hiện nay) nằm ở giữa haii khối nước trên (khơng coi tình dục đồng giới là trái
pháp luật, song chưa có lluật cụ thể về chống phân biệt đối xử cũng như chưa
thừa nhận các quyền dâm sự của các cặp đồng giới). Thực trạng này cho thấy
có mối quan hệ khá rõ ràng giữa trình độ phát triển của dân chủ và đặc trưng
tơn giáo, văn hố với việ(C thừa nhận và bảo đảm các quyền tình dục.15
Với việc khơng clhính thức ghi nhận quyền tình dục, pháp luật Việt
Nam chỉ tập trung ghi nlhận và bảo vệ một số nội dung liên quan đến quyền
tình duc, trong lịch sử phát triển những quy định này tương đối rải rác và trên
nhiều lĩnh vực khác nhaui.
3.1. Qụyền tình dục trong thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc
Các chính quyền ttrong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ đưa ra luật về
quan hệ đồng tính. Hầu như pháp luật khơng ghi nhận quyền của người đồng
tính. Tuy nhiên, một sổ tài liệu về lịch sử ở nước ta đã từng để cập vẩn đề
này, như thế kỷ thứ 16 và 17 có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ơng16

hoặc sách sử có chép rằng, vua Khải Định tuy có tất cả 12 bà vợ nhưng bất
lực hoặc khơng thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ơng.
Ở thời kỳ này, có lẽ tiêu biểu đại diện kể đến là Bộ Luật Hồng Đức
(Sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều
đại sau cho đến thế kỷ XVIII). Các triều đại phong kiến thời Lê Trung hưng
15 Xem chuyên đề 5 “Quyền tỉnh dục theo quy định cùa một số nước trên thế giới”.
16 Jakob Pastoetter (1997-200 l ) ,“The International Encyclopedia o f Sexuality: Vietnam (Bách khoa tồn thư
quốc tế về tình dục: Việt N am )’”. The Continuum Publishing Company. Truy cập 15 tháng 2 năm 2009.


14

(1533-1789) sau này vẫn lấy Bộ Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ
sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hồn cảnh xã
hội đương thời. Bộ Luật Hồng Đức hiện nay còn lại (đã được các triều vua
thời Lê Trung hưng bổ sung thêm) gồm 13 chương, 722 điều, chia làm 6
quyển: Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ 49 điều và cấm vệ 47 điều. Quyển 2 có
2 chương: Vi chế 144 điều và Qn lính 23 điều. Quyển 3 có 6 chương: Hộ
hôn 60 điều; Điền sản 32 điều; Thủy tăng điền sản 14 điều; Tăng bổ hương
hỏa 4 điều; Hựu tăng bổ hương hỏa 9 điều và Gian thông 10 điều. Quyển 4 có
2 chương: Đạo tặc 54 điều và Đấu tụng 50 điều. Quyển 5 có 2 chương: Trá
ngụy 38 điều và Tạp luật 92 điều. Quyển 6 có 2 chương: Bổ vong 12 điều và
Đốn ngục 65 điều (Quốc triều hình luật - Viện Sử học, Nxb Pháp lý, H.
1991). Bộ Luật Hồng Đức có đề cập đến hãm hiếp, ngoại tình, và loạn ln
nhưng khơng nhắc gì đến đồng tính.17 Chính quyền thực dân Pháp cũng
khơng cấm đốn các hành vi đồng tính trong các thuộc địa. Mặc dù mại dâm
nữ là phạm pháp, luật pháp khơng đề cập gì đến mại dâm nam.
3.2. Quyền tình dục sau cách m ạng thảng Tám đến nay
Sau cách mạng tháng Tám, văn kiện pháp lý quan trọng như Hiến pháp
năm 1946 được ban hành khi tình hình kinh tế chính trị của nước ta có nhiều

khó khăn. Kinh tế nghèo nàn: cơng nghiệp đình đốn, nơng nghiệp lạc hậu, bị
chiến tranh tàn phá, thương nghiệp, thủ công nghiệp đình đốn...Nước ta phải
chịu nạn “giặc đói”, “giặc dốt”, thù trong giặc ngồi, tình thế “ngàn cân treo
sợi tóc” này có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng Hiến pháp năm 1946.
Tuy Hiến pháp 1946 không quy định trực tiếp về quyền tình dục nhưng theo
Hiến pháp 1946 thì hành vi liên quan đến tình dục đồng giới sẽ không bị coi
là trái pháp luật. Hiến pháp bảo đảm các quyền tự do dân chủ, phụ nữ ngang
quyền vái nam giới trong mọi phương diện và mọi công dân đều bình đẳng
17 Helmut Gaupner, International Bar Association Conference, Phillip Tahmindjis (2005). Sexuality and
Human Rights (Tình dục và quyền con người). Haworth Press, tr. 192. ISBN 1560235551.


15

trước pháp luật.18 Có thể nói, Hiến pháp năm 1946 đánh dấu thắng lợi lịch sử
đã giành được trong Cách mạng Tháng Tám, xác lập Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, phát triến cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, phục vụ cuộc
kháng chiến chống Pháp. Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước
ta, là một bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản hiến pháp nào
trên thế giới, nó là bản hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện.19
Trong thời kỳ này, pháp luật Việt Nam đã có những bước tiến dài, phát
triển, đáp ứng nhu cầu phát triển, thực tiễn đổi mới của đất nước. Một số văn
bản pháp luật quan trọng có thể kể đến, đó là: Luật Hơn nhân và gia đình
1959, 1986, 2000. Các văn bản này đã đề cập một cách gián tiếp một số nội
dung quyền tình dục, cụ thể:
Luật Hơn nhân và gia đình 1959, 1986 khơng quy định cấm hơn nhân
đồng tính, sau đó có một vài đám cưới đồng tính được tổ chức nhưng khơng
nhận được sự đồng tình của dư luận20. Đến Luật HNGĐ năm 2000, tại khoản
2 Điềụ 8 xác định: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Và cũng

trong Luật này quy định về những trường hợp cấm kết hơn, trong đó có quy
định cấm kết hơn giữa những người cùng giới tính (khoản 5 Điều 10). Như
vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành không thừa nhận sự tồn tại của những
người có giới tính thiểu số, người chuyển giới (trừ trường hợp người xác định
lại giới tính) cũng như mối quan hệ hơn nhân của họ, vì vậy những vấn đề
pháp lý phát sinh đang bị bỏ ngỏ do họ không được thay đổi các thông tin cá
nhân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của khoa học, của nhận thức
nhân loại, đã đến lúc pháp luật cần thừa nhận sự tồn tại của những người có
18 .pdf
19 60namqhvn/www. na.gov. vn/óOnamqhvn
20 Năm 1997, đảm cưới đồng tính từng được tố chức đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh và bị nhiều người dân phản
đổi. Sau đó, thêm một vụ hai NĐT nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được
chấp nhận. Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh vò X ã hội đã liệt kê đong tính luyến ái vào trong các "tệ
nạn xã hội" cán phải bài trừ như mại dâm và ma túy, nhung đến nay Chính phủ chưa có chinh sách nào về
quan hệ đồng tính.


16

giới tính thiểu số, người chuyển giới để tạo sự bình đẳng và cơng nhận sự tồn
tại và vai trị của người đồng tính trong xã hội. Từ đó chúng ta có thể bảo vệ
hiệu quả hơn các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như xử lý hành vi vi phạm
của họ.
Hiện nay khơng có quy định cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng
luật hơn nhân và gia đình cấm hơn nhân đồng giới. Như vậy, có quan điểm
cho rằng hiện tại ở Việt Nam đang có sự phân biệt đối xử với các cặp đồng
tính sống với nhau khơng có hơn thú chính thức, bởi những cặp này không
được hưởng quyền dân sự trong khi theo pháp luật hiện hành, những trường
hợp chưa đăng ký kết hôn nhưng không vi phạm các điều kiện kết hôn khác
(hôn nhân thực tế) mà có tranh chấp phát sinh thì các vấn đề về quan hệ vợ

chồng, con cái vẫn được Tịa án giải quyết như với trường hợp có đăng ký kết
hơn.21
Luật Hơn nhân và gia đình 2000 chỉ có một điều duy nhất tuyên bố một
cách cứng nhắc: cấm hôn nhân đồng giới (Điều 10). Dự thảo luật sửa đổi bổ
sung một số điều của luật hôn nhân và gia đình sẽ có một số điểm mới.
Thứ nhất, bỏ việc “cấm” mà chuyển thành cụm từ “Nhà nước khơng
thừa nhận”. Nhiều người nói đây thực chất chỉ là một. Tuy nhiên, thực ra đây
là cả một cuộc cách mạng, một sự thay đổi rất lớn về mặt nhận thức. Thứ hai,
Nhà nước thừa nhận việc sống chung của LGBT, tức là không thừa nhận hôn
nhân nhưng sống chung là quyền của LGBT và quyền được gọi nhau là vợ
chồng. Thứ ba, cấm sự kỳ thị, cấm sự can thiệp hành chính một cách thơ bạo
- đây là điều những người đồng tính rất quan tâm. Thứ tư, luật quy định cả
khi những người đồng tính khơng sống chung với nhau nữa thì việc phân chia

21 Xem các nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 cùa Quốc hội về việc thi hành Luật Hơn nhân và
gia đình; Thơng tư liên tịch số Ol/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 13/01/2001 cùa TANDTC,
VKSNDTC và Bộ tư pháp hướng dẫn nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
và nghị quyét số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 cùa Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình.


17

tài sản, giải quyết hậu quả về mặt pháp lý như thế nào cũng đã được quy định

Nhận thức xã hội là một quá trình, các nhà làm luật tỏ ra thận trọng hơn
với vấn đề hôn nhân đồng giới. Nhưng nếu nhìn ở góc độ xã hội, có hay
khơng sự đồng thuận, có ít đi hay khơng sự kỳ thị, điều đó phụ thuộc vào
chính cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT).
Việc những người làm luật ngày hôm nay đã đưa nội dung hôn nhân đồng

giới vào dự thảo luật, đó cũng có thể coi là một bước tiến quan trọng trên con
đường được pháp luật cơng nhận.
Thời điểm từ khi có BLDS, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã đầy
đủ, toàn diện hơn trước, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của công dân,
không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới22. Tuy quyền tình dục vẫn chưa
được quy định một cách trựctiếp nhưng nhiều nội dung của quyền tìnhdục đã
được thừa nhận, bảo đảm trênphương diện nhiều ngành luật khác nhau:

Dân

sự, hình sự, hành chính, hơn nhân và gia đình...23 Trong đó BLDS và hệ
thống các văn bản hướng dẫn đã tạo nên hành lang pháp lý để một người có
thể sống đúng với giới tính thực của họ và thơng qua đó có thể thực hiện,
hưởng thụ tốt hơn quyền tình dục bằng việc xác định lại giới tính của mình24,
tuy nhiên, trên thực tế cho thấy những quy định này vẫn cịn nhiều hạn chế để
cơng dân có thể tiếp cận quyền tình dục của mình, cụ thể:
BLDS 2005 quy định: “Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng,
không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hồn
cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hố, nghề nghiệp để đổi xử

22 Xem Điều 16, 26 Hiến pháp năm 2013
23 Phần các chuyên đề
24 Xem Điều 36 BLDS năm 2005; Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính; Nghị định số
158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đãng ký và quàn lý hộ tịch; Nghị định so 06/2012/NĐ-CP
ngày 02/12/2012 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định về hơ tịch, hơn nhân, gia đình và chứng thực.
. .

lA;V!


i ' i u ^ ư

TnLJì-.’G DAI HỌC LLìẢTH a



PHỊNG ĐỌC _ _

1

2M


18

khơng bình đẳng với nhau " (Điều 5). Sau đó, Điều 36 quy định quyền xác
định lại giới tính: “ Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện
trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa
định hình chỉnh xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về
giới tính". Để quy định chi tiết Điều 36 BLDS, Chính phủ ban hành Nghị
định 88/2008/NĐ-CP, trong đó có quy định những hành vi bị nghiêm cấm:
“Thực hiện việc chuyển đổi giới tính đổi với những người đã hoàn thiện về
giới tỉnh và cẩm phản biệt đổi xử đổi với người đã xác định lại giới tỉnh”.
Nghị định đã đề cập việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật
bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Những
người này hồn tồn khác với người đồng tính. Hiện nay, nhiều NĐT rất
khơng đồng tình với những quy định trong Nghị định 88 này, vì đã khép lại
cánh cửa chuyển đổi giới tính để được trở về đúng với sự mong muốn của
chính họ25. Nghị định chỉ quy định là xác định lại giới tính cho những người
khuyết tật về giới hay chưa phân biệt được là nam hay nữ chứ khơng phải là

chuyển đổi giới tính cho những người đã hồn thiện về giới bởi có thể đó là
'những trường hợp có sự lệch lạc về tâm lý.
Tuy nhiên, vấn đề mà Nghị định đưa ra là quá hẹp, mới chỉ dừng ở xác
định lại giới tính chứ khơng phải là thay đổi giới tính, cho phép “làm rõ giới
tính” chứ khơng phải “xác định lại giới tính” vì nếu khơng mang gen hoặc cá
tính nam thì người nữ cũng khơng muốn chuyển đổi làm gì, mặc dù có nhiều
ý kiến cho ràng, việc hạn chế xác định lại giới tính xuất phát từ ngun nhân
tránh bị lạm dụng vì nhu cầu thương mại, hoặc trong thi đấu thể thao, hoặc

25 Theo BS Nguyễn Thành Như - Trưởng đơn vị Nam khoa, Bệnh viện Bình Dán, TP HCM, Nghị định này
thật ra chi quy định lại những việc đ ã thực hiện từ lâu. Bệnh viện Bình dán đã thực hiện rất nhiều ca điểu
chình lại giới tinh cho các bệnh nhân khuyết tật giớ i hay chưa xác định được là nam hay nữ, bởi đó là bệnh
lý nên không cỏ quy định nào là không cho phép. Nhiều người khác tuy đã xác định rõ là nam hay nữ nhưng
họ lại mong muốn được sống với giới tinh khác và đó là điêu hồn tồn chính đảng, dù hiện nay chưa cỏ cơ
sớ khoa học chinh xác và Nghị định này không cho phép.


19

trốn tránh lệnh truy nã sau khi phạm tội...Chính vì vậy, cơng tác lập pháp,
hồn thiện pháp luật cần được hồn thiện trong thời gian tới.
Có thể khẳng định pháp luật Việt Nam đã có những bước tiến dài, phát
triển, đáp ứng nhu cầu phát triển, thực tiễn đổi mới của đất nước. Một số văn
bản pháp luật quan trọng có thể kể đến, đó là: Luật Hơn nhân và gia đình
1959, 1986, 2000. Các văn bản này đã đề cập một cách gián tiếp một số nội
dung quyền tình dục, cụ thể:
Luật Hơn nhân và gia đình 1959, 1986 khơng quy định cấm hơn nhân
đồng tính, sau đó có một vài đám cưới đồng tính được tổ chức nhưng khơng
nhận được sự đồng tình của dư luận. Đến Luật HNGĐ năm 2000, tại khoản 2
Điều 8 xác định: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo

quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Và cũng
trong Luật này quy định về những trường hợp cấm kết hôn, trong đó có quy
định cấm kết hơn giữa những người cùng giới tính (khoản 5 Điều 10). Như
vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành không thừa nhận sự tồn tại của những
người có giới tính thiểu số, người chuyển giới (trừ trường hợp người xác định
'lại giới tính) cũng như mối quan hệ hơn nhân của họ, vì vậy những vấn đề
pháp lý phát sinh đang bị bỏ ngỏ do họ không được thay đổi các thông tin cá
nhân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của khoa học, của nhận thức
nhân loại, đã đến lúc pháp luật cần thừa nhận sự tồn tại của những người có
giới tính thiểu số, người chuyển giới để tạo sự bình đẳng và cơng nhận sự tồn
tại và vai trị của người đồng tính trong xã hội. Từ đó chúng ta có thể bảo vệ
hiệu quả hon các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như xử lý hành vi vi phạm
của họ.
Ngoài các quy định của BLDS, Luật HN&GĐ liên quan đến quyền tình
dục thì một số văn bản pháp luật khác cũng đề cập đến quyền này:


×