Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân theo quy định trong bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 65 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO

BỘ T ư PH ÁP

TR Ư Ờ N G ĐA• I H O• C LU • T HÀ NƠI


LÊ T H Ị H OA

QUYỂN NHÂN THÂN LIÊN QUAN ĐẾN THÂN
THỂ CỦA CÁ NHÂN THEO QUY ĐỊNH TRONG
BƠ• LT
DÂN Sư• NĂM 2005


CHUN NGÀNH: LT
• DÂN s ư♦
MÃ SỐ: 60.38.30

LUÂN
• VĂN THAC
• s ĩ LUÂT
• HOC


Người hướng dẫn khoa học : TS PH Ạ M VĂN TU Y ẾT

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐA! H O C L Ũ Â ĩ H À
P H Ò N G D Ó C 7,ỹ.9ỹ





-

/

HÀ NỘ I - 12/2006

nói


MỜa&ÂMƠQt
Luận văn được hoàn thành bằng sự nỗ lực của tác giả và sự giúp đõ
tận tình của các Lliầy, cơ giáo và bạn bè, ctồíig íighiộp. Nhân đậy, tác giẳ gửi
lòi cẫm 011 cliâii tiiàiiỉi đếii:
- Tỗ Dliạm Văn Tuyết, Giáo viên hướng dẫn cho tác giả;
- Cô giáo chủ nhiệm lỏp
- Cốc tliầy, cơ ỏ thư viện tiưịíig Dại học Luật Hà nội
- Cốc đổng tiglũộp ỏ Khoa Nhà nước và phốp luật HVỈICQG


MỤC LỤC
Trạng
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ QUYỂN


5

NHÂN THÂN.........................................................................................
1.1 Cơ sở hình thành và phát triển quyền nhân thân của cá nhân

5

1.1.1 Cơ sở lý luận ..................................................................................

5

1.1.2 Cơ sở pháp lý .................................................................................

8

1.1.2.1 Cơ sở pháp lý quốc tế...............................................................

8

1.1.2.2 Cơ sỏ pháp lý quốc gia..............................................................

9

1.2

Khái niệm quyền nhân thân của cá nhân.............................

13

1.2.1 Định nghĩa quyền nhân thân .......................................................


13

1.2.2 Đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân của cá nhân.............

15

1.2.2.1 Quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể và nguyên tắc
không thể chuyển dịch cho chủ thể khác..............................................

15

1.2.2.2 Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền.....................

15

1.2.2.3 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhất thiết phải
gây ra thiệt hại........................................................................................

16

1.2.2.4 Thiệt hại khi quyền nhân thân bị xâm phạm khơng có tiêu chí
để định lượng....... ..................................................................................

16

1.3 Các nhóm quyền nhân thân của cá nhân....................................

16


1.3.1 Các quyền nhản thân liên quan đến đời sống tình thần của
cá nhân........................................................................................................

16

1.3.2 Các quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân....

19

CHƯƠNG 2 CÁC QUYỂN NHÂN THÂN LIÊN QUAN ĐẾN THẨN
THỂ CỦA CÁ NHÂN.............................................................................

21

2.1 Các quyền nhân thân liên quan đến cơ thể sống.....................

21


2.1.1 Quyền được bảo đảm an tồn vê tính mạng, sức khoẻ, thân
thể. ...............................................................................................................

21

2.1.1.1 Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng.............................

21

2.1.1.2 Quyền được bảo đảm an tồn về sức khoẻ................................


26

2.1.1.3 Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể................................

29

2.1.2 Quyền hiến bộ phận cơ thể người sống; Quyền nhận bộ phận
cơ thể. ........................................................................................................

31

2.1.2.1 Quyền hiến bộ phận cơ thể người sống...................................

31

2.1.2.2. Quyền nhận bộ phận cơ thể.......................................................

38

2.2 Các quyền liên quan đến thi thể................................................

39

2.2.1 Quyên an toàn tử thi.......................................... ...........................

39

2.2.2 Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết ............................

(^40


2.3 Quyền xác định lại giới tính........................................................

43

2.3.1 Giới tính ............................................................................................

43

2.3.2 Chuyển đổi giới tính .......................................................................

47

2.3.3 Xác định lại giới tính ......................................................................

50

CHƯƠNG 3 NHŨNG GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ
QUYỂN NHÂN THÂN LIÊN QUAN ĐẾN THÂN THỂ CỦA CÁ
NHÂN.......................................................................................................

57

3.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quyển nhân thân liên
quan đến thân thể của cá nhân...........................................................

57

3.2 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thản
liên quan đến thân thể của cá nhân....................................................


60

3.2.1 Quyền nhân thân nói chung ........................................................

60

3.2.2 Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân ............

62

KẾT LU Ậ N ................................................................................................

66


1

M Ở ĐẨU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Troiig các vấn đề của xã hội loài người, quyền con người nói chung và
qayền cơng dân nói riêng là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện

15 luận cũng như thực tiễn. Đó ln là mối quan tâm của nhân loại ở mọi thời
kỳ. Mỗi bước phát triển của quyền con người, quyền công dân đều gắn liền và
là thành quả của đấu tranh giái cấp, cách mạng xã hội, phản ánh quá trình
nhân loại tự giải phóng mình. Đây là đề tài thường được bàn đến ờ nhiều quốc
gia, dưới nhiều góc độ: Luật học, chính trị học, sừ học, triết học...ở mỗi góc
đ) khác nhau, các nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở về lập trường chính trị, lợi

ích quốc gia, lợi ích giai cấp, lợi ích cộng đồng của từng nước, từng dân tộc để
đưa ra những luận giải khác nhau, nhưng xét đến cùng hầu hết các quốc gia
đầu thừa nhận vấn đề quyền con người, quyền công dân là một trong những
nhân tố cơ bản để hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tổ chức quản lý
và tác động có hiêu quả đến các quá trình kinh tế, xã hội.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ra đời là kết quả của
cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động, mở ra một trang sử mới của
dân tộc mà ở đó con người và quyền con người được tôn trọng và bảo vệ.
Ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946) đã khẳng định vị trí
làm chủ của nhân dân ta bằng việc cơng nhận nhân dân có quyền bầu cử, ứng
cử, C.Ĩ quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngơn luận...Và sau này, trong các bản
Hiến pháp năm 1959,1980 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 các
quyền cơ bản của công dân lại được tiếp tục khẳng định, phát triển và mở rộng
thành chế định quyền và nghĩa vụ của công dân. Đây là chế định thể hiện nội
dung quyền con người trong pháp luật Việt Nam. Điều 50 Hiến pháp 1992 sửa
đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt


2

Nam, các quyền con người vê chính trị, dân sự, kinh tế, văn hố và xã hội
được tơn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến
pháp và luật’. Việc cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp thành các quyền
cụ thể trên các lĩnh vực là nhiệm vụ của nhiều ngành luật khác nhau. Mỗi
ngành luật xuất phát từ tính đặc trưng của đối tượng điều chỉnh và phương
pháp điều chỉnh để quy định. Đến nay, quyền cơng dân được phân thành năm
nhóm sau: Nhóm các quyền chính trị, nhóm các quyền dân sự, nhóm các
quyền kinh tế, nhóm các quyền'văn hóa và nhóm các quyền xã hội.
Pháp luật dân sự là cơng cụ để thực hiện quyền dân sự của công dân.
Đây là những quyền đáp ứng nhu cầu, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong

các giao dịch dân sự, làm cho mỗi cá nhân được sống và hành động một cách
tự do, dân chủ, bình đẳng với người khác theo quy định của pháp luật; được
giải phóng khỏi sự ràng buộc phi lí, vươn lên làm chủ bản thân. Mỗi cá nhân
đều luồn có nhu cầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển của cơ thể, và các nhu
cầu về tư tưởng, tinh thần, nó gắn liền với hai dạng quyền là quyền về tài sản
và các quyền thuộc yề nhân thân của cá nhân đó. Tuy nhiên, lịch sử phát triển
của pháp luật dân sự cho thấy, trong thời gian qua quyền nhân thân của cá
nhân chiếm một vị trí khơng đáng kể trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự,
hầu như bị vấn đề về tài sản làm lu mờ, lấn át. Điều này phụ thuộc vào vị trí
của con người, sự quan tâm của xã hội đối với con người trong từng chế độ
xã hội nhất định.
Quy luật cho thấy khi con người đã phần nào thỏa mãn những lợi ích về
mặt vật chất, người ta sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh
thần, coi đó là bộ phận khơng thể thiếu trong cuộc sống và đòi hỏi những giá
trị đó ngày càne, được mở rộng và tơn trọng hơn.
Ở nước ta hiện nay, tình trạng quyền nhân thân của cá nhân bị xâm
phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là khá phổ biến và đang ngày một gia
tăng.Việc làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân thân của


3

mình và tơn trọng những giá trị nhân thân của người khác là việc làm không
đơn giản.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi thấy rằng việc
nghiên cứu vấn đề quyền nhân thân của cá nhân nói chung, quyền nhân thân
liên quan đến thân thể của cá nhân nói riêng là vấn đề mang tính cấp bách, có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Quyền nhân thân
liên quan đến thân thể của cá nhân theo quy định trong Bộ luật dân sự năm
2005” làm đề tài nghiên cứu cửa mình với mong muốn góp một phần nhỏ của

mình vào những tri thức cơ bản về quyền nhân thân liên quan đến thân thể của
cá nhân, từ đó đưa ra những giải pháp góp phần làm hồn thiện cơ sở pháp lý
về quyền nhân thân của cá nhân.
1. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua nghiên cứu các cơng trình về đề tài chúng tơi thấy rằng, quyền
nhân thân của cá nhân là một vấn đề được rất ít tác giả lựa chọn để nghiên cứu.
Các cơng trình nghiên cứu thông thường chỉ đề cập đến vấn đề quyền con
người, quyền cơng dân trong đó có đề câp đến quyền dân sự của cá nhân
nhưng chưa xem xét một cách đẩy đủ và có hệ thống về quyền nhân thân liên
quan đến thân thể của cá nhân như một yếu tố khơng thể tách rời q trình tồn
tại của cá nhân. Cho đến nay, mới chỉ có một khố luận tốt nghiệp của sinh
viên về quyền xác định lại giới tính.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Dựa trên cơ sở Bộ luật dân sự năm 2005, đề tài tập trung nghiên cứu
những vấn đề cơ bản xung quanh quyền nhân thân của cá nhân và tập trung đi
sâu vào nhóm quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân, từ đó đưa
ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về quyền nhân
thân của cá nhân.
3. Phương pháp nghiên cứu


4

Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài được dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điển của Đảng và nhà nước ta về
con người, quyền con người, cụ thể chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử tức là xem xét
quyền nhân thân của cá nhân trong trạng thái vận động, phát triển, trong mối
liên hệ với những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở các thời kỳ lịch sử.

- Phương pháp so sánh: Quyền nhân thân của cá nhân được so sánh qua
các bản Hiến pháp của Việt nam.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để phân tích, tổng hợp
các quan điểm, các quy định của pháp luật và thực tiễn từ đó rút ra những kết
luận, đánh giá và giải pháp.
4.Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung chính gồm 3 chương, phần
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.


5

CHƯƠNG 1
N H Ữ N G V Ấ N Đ Ể LÝ LUẬN c ơ BẢN V Ể Q UY ỀN
N H Â N TH ÂN CỦA CÁ NH Â N

1.1

Cơ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN q u y ể n n h â n t h â n

CỦA CÁ NHÂN
1.1.1. Cơ sở lý luận
Trong mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người, thì tự nhiên là
cái có trước con người, nhưng con người khơng chỉ thích ứng với tự nhiên, mà
cịn cải tạo tự nhiên. Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là q trình
con người phát triển và tự hồn thiện mình. Khác với tự nhiên, xã hội không
thể xuất hiện trước con người, mà ra đời cùng với con người. Xã hội đóng vai
trị quan trọng trong việc hình thành con người, vì khơng thể có con người
sống ngồi xã hội. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm
của xã hội. Nói cách khác, con người là một thực thể sinh học - xã hội, vừa là

một cơ thổ sống, vừa mang bản chất xã hội. Điều này đã làm cho con người

khác với những thực thể sinh học khác ở chỗ, chỉ con người mới được hưởng
những đặc lợi do địa vị làm người mang lại, đó chính là quyền con người.
“Quyền Cỡn người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người
mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất
định”{27}.
Xuất hiên, tồn tại, vận động và phát triển gắn với q trình tiến hố của
lịch sử xã hội loại người, quyền con người được coi ià một hiên tượng lịch sử
xã hội, có quá trình phát triển lâu dài, đi từ đơn lẻ đến đa dạng, phong phú về
nội dung.
Tư tưởng vể quyền con người manh nha từ thời cổ đại và trung đại, thể
hiện trong quan niệm về sự bình đẳng và tự do giữa những con người trong


6

xã hội của nhà triết học Prôtagora “Thượng đ ế tạo ra mọi người, đều là người
tự do, tự nhiên không ai biến thành nô lệ Cữ”{127, 31}. Thế kỷ XVII- XVIII
là thời kỳ hình thành và hưng thịnh của các tư tưởng và học thuyết về quyền
con người. Lần đầu tiên những nguyên tắc cơ bản về quyền con người được
thiết lập. Một nội dung nổi bật trong các ngun tắc đó là: Mục đích của nhà
nước là bảo đảm quyền con người và tự do cho các công dân. Bản thân con
người sinh ra vốn là tự do và bình đẳng về quyền lợi và ln ln phải được
bảo đảm để tự do và bình đẳng. Nguyên tắc này đã được hoàn chỉnh dần trở
thành tiền đề của quyền con người cơ bản.
Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, quyền con người là một
khái niệm rộng lớn, phức tạp, thậm chí đầy mâu thuẫn. Mặc dù vậy, khi nói
đêh bản chất của quyền con người, bao giờ nó cũng thể hiện tính tự nhiên và
tính xã hội. Hai thuộc tính này tồn tại tất yếu và có mối quan hệ hữu cơ, tác

động qua lại lẫn nhau. Tính tự nhiên cho thấy quyền con người là đặc quyền
vốn có của con người (quyền tự nhiên), nhưng những quyền này lại bị chi phối
bởi sự phát triển của xã hội, làm cho nội dung của quyền con người chứa đựng
tính đặc thù, gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trinh đô phát
triển kinh tế, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, có những quyền mà
dù ở quốc gia nào thì nó vẫn ln ln được bảo đảm, sự hiện diện của những
quyền này là ranh giới khẳng định việc có hay khơng có quyền con người, đó
chính là những quyền con người cơ bản.
Quyền con người cơ bản được đề cập đến lần đầu tiên trong Tuyên ngôn
độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 khi cho rằng “Mợi người sinh

ra đều bình đẳng và Đấng tạo hóa dành cho họ một sơ' quyền khơng thể bị
tước đoạt, trong các quyền đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc” Tuyên ngôn đã nhấn mạnh bốn quyền cơ bản nhất của con người
đó là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Đây là những quyền quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người.


7

Đổng thời cũng là những quyền mà con người mong muốn được thừa nhận
đầu tiên trong những đặc quyền của mình.
Dù là quyền con người hay quyền con người cơ bản thì đều là những
khái niệm thể hiện xu hướng, yêu cầu, quan niêm; thể hiện năng lực, khả năng
và ý chí. Cuộc sống xã hội hiện tại địi hỏi quyền con người phải được xác
định với những nội dung cụ thể và hiện thực. Trong đời sống quốc tế hiện nay,
quyền con người được chia thành hai nhóm chính sau: Nhóm các quyền dân
sự và chính trị; Nhóm các quyền về kinh tế- xã hội, văn hố. Mỗi nhóm quyền
là sự thể hiện quyền con người ở một khía cạnh mang đặc trưng riêng. Đây
chính là nền tảng để các quốc gia nội luật hoá quyền con người trong pháp

luật của đất nước mình.
Một trong những đặc trưng rất quan trọng của quyền con người đó là
được bảo đảm bởi Nhà Nước và Pháp Luật. Nhà Nước và Pháp Luật là công
cụ, là phương tiện đ ể bảo đảm thực hiện quyền con người. Thông thường, Nhà
Nước ghi nhận quyền con người dưới dạng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Khi quyền con người trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật, được
xác nhận trong hệ thống quyền và nghĩa vụ của cơng dân thì quyển con người
mới được thể hiện thành hiên thực. Quyền con người và quyền công dân là hai
khái niệm phân biệt nhưng lại có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau,
khơng có sự đối lập giữa quyền con người và quyền cơng dân. Khơng thể có
quyền cơng dân bên ngồi quyền con người, ngược lại, khơng có quyền con
người nào thốt ly khỏi khái niệm quyền cơng dân, khơng coi quyền công dân
như là một bộ phận, một nội dung cơ bản của nó. Một mặt, khái niệm quyền
con người không loại trừ khái niệm quyền công dân và cũng khơng thay thế
được nó. Mặt khác, khái niệm quyền công dân cũng không bao trùm hết được
những nội dung của quyền con người.
Quyền công dân tạo nên địa vị pháp lý của công dân trong xã hội, thể
hiện mối liên hệ về mặt pháp lý giữa một cá nhân và một quốc gia. Mối liên


hệ này sẽ ràng buộc hành vi của công dân vào hệ thống pháp luật của quốc gia,
đầu tiên là Hiến pháp, sau đó là các văn bản pháp luật khác.
Hiến pháp là văn bản quy phạm chứa đựng quyền cơng dân ở khía cạnh
cơ bản nhất, chung nhất mang tính ngun tắc, cụ thể hố nó là nhiệm vụ của
các ngành luật, trong đó có Luật dân sự.
Luật dân sự là ngành luật độc lập chứa đựng những quyền cơng dân ở
lĩnh vực dân sự. Có thể nói đây là lĩnh vực phổ biến và có mối quan hệ mật
thiết, gắn bó với sự tồn tại của' cá nhân. Trong đời sống dân sự, giá trị tài sản
và giá trị nhân thân đóng vai trị quan trọng ngang nhau, là cơ sở hình thành
nên những quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Quan hệ

tài sản và quan hệ nhân thân tồn tại như hai mặt của một vấn để trong đó,
quan hệ tài sản mang lại những lợi ích vật chất, cịn quan hệ nhân thân mang
lại những lợi ích tinh thần cho con người. Pháp luật dân sự được xây dựng để
điều chỉnh hai nhóm quan hệ đó.
1.1.2 Cơ sở pháp lý
1.1.2.1 Cơ sở pháp lý quốc tế
Việc trở thành thành viên hoặc gia nhập những điều ước quốc tế về
quyền con người là biểu hiện của sự quan tâm đến vấn đề quyền con người nói
chung, quyền nhân thân của cá nhân nói riêng của Nhà nước Cộng hồ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên của Liên hợp quốc đề cập đến vấn đề
quyền nhân thân là Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Trên cơ sở
“thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và bất di bất dịch của
mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, cơng bằng và
hồ bỉnh th ế giới” Tun ngơn đã quy định mọi người đều có quyền sống,
quyền tự do và an ninh cá nhân (Điều 3); không ai bị bắt giữ làm nô lộ (Điều
4); không ai bị tra tấn hoặc nhục hình (Điều 4); khơng ai bị bắt bớ, giam cầm,
đày ải một cách vô cớ (Điều 9); không ai phải chịu sự can thiệp vô cớ đến đời


9

lư, gia đình, nhà cửa, danh dự, uy tín cá nhân (Điều 12), mọi người đều có
quyền có một quốc tịch (Điều 15), có quyền kết hơn (Điều 16).
Trên cơ sở nội dung trong Tuyên ngôn nhân quyền, Liên hợp quốc
đã thông qua hai văn bản chuyên biệt đánh dấu sự phát triển về quyền nhân
thân của cá nhân. Đó là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
năm 1966 và Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm
1966.
Trong Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị quyền nhân

thân được quy định đầu tiên là quyền được sống :”Mơi người đều có quyền
được sống. Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai bị tước đoạt mạng
sống một cách vô cớ”(Điều 6 ). Đây là sự khẳng định lại một lần nữa quyền cơ
bản nhất của con người. Ngồi ra, cịn có một số quyền nhân thân khác như
quyền được hưởng tự do và an ninh cá nhân (điều 9); quyền tự do tư tưởng, tín

ngưỡng và tôn giáo (Điều 18); quyền tự do lập hội (Điều 22); quyền kết hơn
và thành lập gia đình của nam và nữ khi đến tuổi (Điều 23).
Thể hiện quyền nhân thân của cá nhân ỏ một khía cạnh khác, trong
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, quyền nhân thân
của cá nhân được thừa nhận như là một đảm bảo cho con người được sống
không bị sợ hãi và thiếu thốn. Công ước đã ghi nhân các quyền như quyền
bình đẳng giữa nam và nữ (Điều 3), quyền có việc làm (Điều 6 ), đặc biệt Công
ước thừa nhận quyền của mọi người được có một mức sống no đủ, quyền
được ăn đủ, mặc đủ và có nhà ở, quyền được cải thiên không ngừng điều kiện
sống (Điều 11).
Những quy định trong văn bản pháp lý quốc tế là điều kiện ràng buộc
các quốc gia trong viộc nội luật hoá pháp luật quốc tế. Đây là một địi hỏi
mang tính ngun tắc, đồng thời cũng là biểu hiện của cơ sở pháp luật quốc
gia trong việc bảo vệ quyền con người, quyền nhân thân của cá nhân.
1.1.2.2 Cơ sở pháp lý quốc gia


10

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời là kết quả của
cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mở ra một trang mới cho lịch sử
dân tộc, đồng thời cũng là mốc đánh dấu quan trọng trong việc bảo vệ quyền
con người trên lãnh thổ Việt Nam.
* Các bản Hiến pháp

Ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hồ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thừa nhận quyền con
người cơ bản, qua đó thể hiện tư tưởng vì nhân quyền và dân quyền của nhà
nước ta. Tư tưởng ấy đã xuyên suốt trong lịch sử lập hiến và lập pháp.
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (Hiến pháp năm 1946), việc
bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân đã trở thành một trong ba
nguyên tắc cơ bản. Với Hiến pháp mới, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam,
những người dân nô lệ trước đây thực sự trở thành người chủ đất nước, được
bảo đảm các quyền tự do, dân chủ.
Trong 26 quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp năm 1946 quy định,
các quyền dân sự chiếm đa số (12 quyền). Điều đó nói lên rằng Nhà Nước ta
rất quan tâm đến đời sống dân sự của người dân. Những quyền nhấn thân của
cá nhân lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp bao gồm: Quyền tự do
ngôn luận; quyền tự do xuất bản; quyền tự do tín ngưỡng; quyền tự do cư trú
trong nước; quyền lự do đi lại trong nước; quyền tự do ra nước ngoài; quyền
bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm nhà ở; quyền bất khả
xâm phạm về thư tín.
Hiến pháp năm 1959 là bước phát triển mới trong việc ghi nhận quyền
con người, trong đó có những quyền nhân thân của cá nhân và những bảo đảm
pháp lý cho chúng. Hiến pháp năm 1959 ra đời trong hồn cảnh đất nước
đã có những thay đổi lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, theo xu
hướng ngày càng mở rộng các quyền con người. Bên cạnh việc kế thừa những
quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng trong Hiến pháp năm 1946,


11

Hiến pháp năm 1959 đã xác định quyền nhân thân mới là quyền tự do biểu
tình (Điều 17) đổng thời quy định rõ ràng hơn quyền tự do cư trú, quyền tự do
đi lại không phân biệt trong nước hay ngoài nước như Hiến pháp 1946.

Hiến pháp năm 1980 ra đời trong điều kiện nước nhà thống nhất, cả
nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, các quyền dân sự của cá nhân được bổ
sung và phát triển; đặc biệt riêng đối với quyền nhân thân của cá nhân, đã có
những quyền lần đầu tiên xuất hiện đó là: Quyển được pháp luật bảo hộ về
tính mạng (Điều 70); quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự (Điều 70);
quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm; 'quyền được bảo đảm brtnật về
điện thoại; quyền được bảo đảm bí mật về điện tín; quyền tác giả; quyền sở
hữu cống nghiệp (Điều 72).
Đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ quyền nhân thân của cá nhân là sự
ra đời của Hiến pháp năm 1992. Bên cạnh việc kế thừa những quyền nhân thân
của Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung những quyền nhân thân
của cá nhân hoàn toàn mới đó là: Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe
(Điều 13); quyền đi ra nước ngoài theo quy định của pháp luật (Điều 25);
quyền từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật (Điều 26); quyển
được thông tin theo quy định của pháp luật (Điều 29); quyền được nhà nước
bảo hộ quyền tác giả (Điều 36); quyền được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp (Điều 38).
Năm 2001 khi chúng ta tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, chế
t

định quyền và nghĩa vụ của công dân đã được giữ nguyên bên cạnh việc bổ
sung thêm quyền học lập (Điều 59).
* Bổ Luât dân sư
Có thể nói rằng, Bộ luật dân sự là văn bản pháp lý chuyên biệt có giá trị
pháp lý cao nhất quy định một cách có hệ thống về quyền nhân thân của cá
nhân. Lần đầu tiên, vấn đề quyền nhân thân của cá nhân được đề cập một cách
rõ ràng, chi tiết và có hệ thống trong BLDS năm 1995.


12


Bộ Luật dân sự năm 1995 đã dành 22 điều luật quy định về quyền nhân
thân của cá nhân, và đã xác định rằng: “Quyền nhân thân của cá nhân là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khơng ai được lạm dụng quyền
nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tơn trọng
quyền nhân thân của người khác ” (Điều 26).
Bên cạnh đó, lần đầu tiên cá nhân có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền
nhân thân của mình khi bị người khác vi phạm (Điều 27); lần đầu tiên quyền
nhân thân của cá nhân được quy định thành một hệ thống các quyền, có
quyền được quy định chi tiết trong

20

20 điều luật.

Tính đến thời điểm hiện nay, sau hơn 10 năm thi hành, Bộ Luật dân sự
năm 1995 có nhiều thành tựu đã đạt được, Bộ luật dân sự năm 1995 đã góp
phần làm ổn định các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ nhân thân nói riêng,
các chủ thể có được công cụ pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của các quan hê xã hội, các
quan hệ dân sự cũng ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay, khi những giá trị thuộc về tinh thần đang dần tìm được chỗ đứng quan
trọng trong đời sống của cá nhân. Với những quyền nhân thân được quy định
trong Bộ Luật dân sự năm 1995 so với thực tiễn đã có sự thiếu hụt rất lớn, việc
sửa đổi Bộ luật dân sự năm 1995 đã yêu cầu tất yếu đặt ra.
Bô Luật dân sự năm 2005 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thơng
V,


qua và c ó \iệv'u lực từ ngày 1/1/2006 đánh dấu một bước phát triển mới trong
lịch sử pháp luật dân sự. Riêng đối với chế định quyền nhân thân, bên cạnh
việc kế thừa hoàn toàn 20 quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự

năm 1995, Bộ Luật dân sự năm 2005 đã bổ sung thêm

6 quyền nhân thân mới

đó là: Quyền được khai sinh (Điều 29); Quyền được khai tử (Điều 30); Quyền
hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); Quyền hiến xác, bộ phân cơ thể sau khi chết


13

(Điều 34); Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); Quyền xác định lại
giới tính (Điều 36).
*Các văn bản pháp lý khác
Mặc dù đến khi BLDS năm 1995 được thông qua, khái niệm về quyền
nhân thân của cá nhân mới được hình thành nhưng trước đó, những quyền
nhân thân cụ thể đã được thừa nhận trong một số văn bản pháp lý khác. Cụ thể
là trong Luật Bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối
với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân 24/1/1957
Ngay tại điều 1 Luật này đã quy định: “Quyền tự do thân thể và quyền
bất khả xâm phạm đối với nhà ỏ, đồ vật và thư tín của nhân dân được tôn
trọng và bảo đảm. Không ai được xâm phạm các quyền ấy.”
Quyền nhân thân của cá nhân trong lĩnh vực hơn nhân, gia đình cũng
được quy định trong Luật hơn nhân và gia đình nãm 2000. Thơng qua việc
quy định về quyền bình đẳng giữa vợ chồng (Điều 19), về việc tôn trọng danh
dự, nhân phẩm uy tín của vợ chồng; Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau (Điều 21).

1.2 Khái niệm quyền nhân thân của cá nhân
1.2.1

Định nghĩa quyền nhân thân của cá nhân

Quyền nhân thân (Personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ những
quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư
của mỗi cá nhân. Từ xưa đến nay, nói đến quyền nhân thân người ta thường
liên tưởng ngay đến những quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của cá nhân. Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ
cái “danh” của mỗi con người bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh vị,
danh tiếng, danh hiệu...Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ
càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người ngày càng được tơn trọng bấy
nhiêu, và do đó các quyền nhân thân cũng ngày càng được pháp luậl quy định
đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với những biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả.

\


14

Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sông
tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Trong lịch sử lập pháp của nước ta nói chung, và pháp luật dân sự nói
riêng, thuật ngữ quyền nhân thân được ra đời khá muộn. Bộ luật Dân sự năm
1995 là văn bản pháp lý lần đầu tiên đề cập đến quyền nhân thân, đánh dấu
một mốc phát triển quan trọng trong quá trình hiên thực hố quyền con người.
Lần đầu pháp luật Việt Nam thừa nhận sự tồn tại tất yếu của những quyền dân
sự gắn liền với mỗi cá nhân. Điều đó cũng chứng minh được rằng, pháp luật
dân sự khơng chỉ là công cụ bảo vệ những quan hê tài sản, bảo vệ những giá

trị vật chất mà pháp luật dân sự còn là phương tiện hữu hiệu để cá nhân bảo vê
những giá trị tinh thần của mình.
Kế thừa BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 quy định về quyền nhân
thân của cá nhân tại Điều 24 “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật
này là quyền dân sự gắn liền với mối cá nhân, không thể chuyển giao cho
người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Quyền nhân thân có mối liên quan mật thiết đến tự do cá nhãn, đóng vai trị
quan trọng đối với cá nhân, v ề bản chất, quyền nhân thần mang đặc tính
quyền cá nhân, chính vì th ế thực hiện và bảo đảm quyền nhân thân tức là thoả
mãn quyền, tự do, lợi ích của cá nhăn.
Quyền nhân thân hiểu dưới góc độ pháp luật nói chung đó là một dạng
quyền của cá nhân trong lĩnh vực dân sự. Dưới góc độ pháp luật dân sự, quyền
nhân thân là tiền đề hình thành nên quan hệ nhân thân.
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân
thân của cá nhân, tổ chức. Đây cũng đồng thời là nhóm quan hệ xã hội thứ hai
trong hai nhóm quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
Nếu so sánh với quan hệ tài sản thì quan hệ nhân thân thể hiện những
đặc trưng riêng vốn có như: được hình thành từ những giá trị nhân thân nên
chúng khơng có nội dung kinh tế, không gắn với quyền lợi về tài sản của chủ


15

thể; không áp dụng biện pháp bảo đảm khi thực hiện; Thiệt hại trong quan hệ
nhân thân là yếu tố không định lượng được một cách trực tiếp.
1.2.2 Đặc trưng cơ bản quyền nhân thân của cá nhàn
1.2.2.1 Quyền nhân thần luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về
nguyên tắc không thể chuyển dịch được cho các chủ thể khác.
Quyền nhân thân trở thành thuộc tính của chủ thể mà không bị phụ
thuộc, chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới

tính, tơn giáo, địa vị xã hội...Pháp luật quy định cho mọi chủ thể đều bình
đẳng về quyền nhân thân.
Quyền nhân thân không thể chuyển nhượng cho người khác, nghĩa là
quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch mua bán, trao đổi,
tặng cho... Tuy nhiên, tính chất khơng thể chuyển giao của quyền nhân thân
chỉ là tương đối, bởi vì trong một số trường hợp, quyền nhân thân có thể được
chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn quyền
nhân thân gắn liền với tài sản được phép chuyển giao.
Việc chuyển giao quyền nhân thân còn được thể hiện ở một khía cạnh
khác đó là trên thực tế, có những người nổi tiếng kí những hợp đồng sử dụng
hình ảnh với các cơ quan thông tin, xuất bản. Làm thế nào để dung hịa đặc
điểm khơng thể định đoạt của quyền nhân thân với tình trạng giao dịch hợp
pháp về hình ảnh ngày càng phát triển. Trong nghiên cứu mới đây về quyền
nhân thân, có quan điểm phân loại quyền nhân thân thành quyền nhân thân cơ
sở tức là quyền nhân thân gốc với quyền nhân thân pháir sinh. Quyền nhân
thân cơ sở tức là quyền nhân thân theo đúng bản chất của nó khơng thể
chuyển nhượng như quyền đối với hình ảnh hoặc quyền đối với đời tư. Quyền
nhân thân phái sinh là quyền khai thác danh tiếng của một cá nhân với mục
đích thương mại.
1.2.2.2 Quyền nhân thân khơng xác định được bằng tiền.


16

Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương
và không thể trao đổi ngang giá. Chính vì vậy, quyền nhân thân khơng thể bị
kê biên. Chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. Có một hệ
quả thực tiễn là chủ nợ của một cá nhân khơng thể địi nợ gián tiếp bằng cách
đặt mình vào vị trí của con nợ. Ví dụ: một người nào đó bị xâm phạm bí mật
đời tư có thể được bồi thường thiệt hại nhưng chủ nợ của người này khơng thể

đặt mình vào vị trí của con nợ để địi tiền bồi thường.
1.2.2.3 Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân không nhất
thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân đó, nghĩa là thiệt hại không phải là căn
cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm pháp lý đối với người thực hiện hành vi
xâm phạm. Trên thực tế, ngay cả trường hợp người bị xâm phạm khơng bị
thiệt hại gì, thậm chí có khi cịn có lợi cho họ, nhưng về ngun tắc nếu khơng
có sự đồng ý của cá nhân thì đã bị coi là vi phạm.
1.2.2.4 Thiệt hại khi quyền nhân thân bị xâm phạm khơng có tiêu chí cụ
thể đ ể định lượng. Quyền nhân thân gắn với những giá trị tinh thần, đối với
mỗi cá nhân giá trị đó khơng có chuẩn mực chung, cũng khơng có tiêu chí
chung. Vì thế, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền nhân thân không thể được
cân đong đo đếm bằng những đại lượng cụ thể. Đặc trưng này không loại trừ

nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã gây ra, việc bồi thường thiệt hại khi xâm
phạm quyền nhân thân chỉ mang tính chất “bù đắp” phần nào.
1.3 Các nhóm quyền nhân thân
1.3.1 Các quyền nhân thán liên quan đến đòi sống tinh thần của cá
nhân
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hai mặt đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự tồn tại của cá nhân. Thiếu một trong hai yếu tơ' đó con
người khó có thể tồn tại đúng nghĩa được. Nhưng có một thực tế là, từ trước
đến nay, đời sống tinh thần thường bị đời sống vật chất che lấp và làm lu mờ.
Chúng ta chỉ chú trọng vào yếu tố vật chất là điều kiện để con người tồn tại


17

mà thường ít để ý đến yếu tố tinh thần, yếu tô' làm cho đời sống của con ngừoi
phong phú, đa dạng hơn.
Đời sống tinh thần chính là tồn bộ những hoạt động nội tâm của con

người như ý nghĩ, tình cảm ...Quyền nhân thân liên quan đến đời sống tinh
thần của con người là quyền của cá nhân phát sinh trong hoạt động nội tâm
của con người.
Một trong những quyền con người cơ bản đã được cộng đồng thừa
nhận đó là quyền mưu cầu hạnh phúc. Điều này có nghĩa là con người có
quyền thoả mãn những mong muốn nội tâm. Chính những mong muốn này
làm cho đời sống của con người này càng phong phú hơn.
Liên quan đến việc thừa nhận và bảo vệ đời sống tinh thần của cá nhân
là nhiệm vụ của nhiều ngành luật khác nhau. Mỗi ngành luật dựa trên cơ sở
đặc trưng riêng để bảo đảm quyền này ở những khía cạnh khác nhau. BLDS
cũng là một trong văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền liên quan đến đời sống tinh thần của con người.
BLDS là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất thừa nhận những quyền
liên quan đến đời sống tinh thần là quyền nhân thân của cá nhân. Quyền nhân
thân liên quan đến đời sống tinh thần của cá nhân luôn chiếm nội dung lớn
trong các quyền nhân thân của cá nhân. BLDS năm 1995 quy định cá nhân có
20 quyền nhân thân trong đó có 19 quyền nhân thân liên quan đến đời sống
tinh thần, đó là những quyền như quyền đối với họ tên, (Điều 28); quyền thay
đổi họ, tên (Điều 29); quyền xác định dân tộc (Điều 30); quyền của cá nhân
đối với hình ảnh (Điều 31); quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức
khỏe, thân thể (Điều 32); quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
(Điều 33); quyền đối với bí mật đời tư (Điều 34); quyền kết hơn (Điều 35);
quyền bình đẳng của vợ chổng (Điều 36); quyền được hưởng sự chăm sóc giữa
các thành viên trong gia đình (Điều 37); quyền ly hơn (Điều 38); quyền nhận,
không nhận cha, mẹ, con (Điều 39); quyền được nuôi con nuôi và quyền được

THƯ V ỉệ N
TRƯỜNG Đ A Ỉ H O C L Ũ Â Ĩ H À NĨI
1P H Ị N G D O C 1 2 3 T



18

nhận làm cơn nuôi (Điều 40); quyền đối với quốc tịch (Điều 41); quyền được
bảo đảm an toàn về chỗ ở (Điều 42); Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo (Điều
43); quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 44); quyền lao động (Điều 45); quyền tự
do kinh doanh (Điều 46); quyền tự do sáng tạo (Điều 47).
BLDS năm 2005 ra đời, bên cạnh việc kế thừa hoàn toàn 20 quyền nhân
thân được quy định trong BLDS năm 1995, đã bổ sung thêm 2 quyền nhân
thân liên quan đến đời sống tinh thần mới đó là: quyền được khai sinh (Điều
29); quyền được khai tử (Điều 30).
Đặc trưng của quyền nhân thân liên quan đến đời sống tinh thần của cá
nhân đó là quyền dân sự tuyệt đối. Việc thực hiện những quyền này ln
mang lại những lợi ích tinh thần cho chính cá nhân. Trên thực thế, cá nhân
thực hiện quyền này bằng hành vi chủ động của mình, nhưng có những quyền
cần có sự tham gia của hệ thống cơ quan nhà nước như quyền thay đổi họ, tên;
quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi...
Hành vi vi phạm quyền nhân thân liên quan đến đời sống tinh thần của
cá nhân là căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự, cụ thể là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Tuy nhiên, yếu tố thiệt hại khơng phải là yếu tố mang tính
chất quyết định cho việc có hay khơng có việc áp dụng trách nhiệm bồi
thường đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm. Khi chủ thể thực hiện
hành vi xâm phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý, cho dù hành vi đó có
thể khơng gây ra thiệt hại, thậm chí cịn có lợi cho người bị xâm phạm, nhưng
về ngun tắc, nếu khơng có sự đồng ý của cá nhân thì coi như đã thực hiện
hành vi xâm phạm.
Xuất phát từ sự khác biệt về đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, vì thế
khơng có tiêu chí chung để xác định thiệt hại, cũng như khơng có đại lượng
dùng để cân đong, đo đếm thiệt hại đã xảy ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ở đây được xác định là người thực hiện hành vi vi phạm phải bù đắp phần

nào những tổn thất đã gây ra cho người bị thiệt hại.

#


19

Theo Điều 611 BLDS năm 2005 thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại; Thu nhập
thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác phải bồi thường những thiệt hại nêu trên và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tỉnh thần mà người đó phải gánh chịu. Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả
thuận được thì mức tối đa khơng q mười tháng lương tối thiểu do Nhà Nước
quy định.
1.3.2 Các quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân
Thân thể theo cách hiểu chung nhất là cơ thể của con người. Có thể nói
rằng, quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân là quyền cơ bản
nhất trong những quyền cơ bản. Bởi vì, điều đóng vai trị quan trọng đầu tiên
đối với con người là con người phải được sống, từ đó mới có những địi hỏi
tiếp theo. Sự sống của con người biểu hiện ở sự tồn tại và phát triển bình
thường của các bộ phận cơ thể. Bất kỳ yếu tố khách quan hay chủ quan nào
tác động đến cơ thể của con người đều gây ra những ảnh hưởng nhất định.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh, khi cơ thể con
người khơng được bảo vệ, tơn trọng thì con người khơng tổn tại với nghĩa là
con người. Điển hình là những người nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ, họ
không được coi là con người, mà chỉ là cơng cụ lao động. Họ có thể bị bán,
hoặc bị hành hạ về thân thể. Chính vì thế, phong trào đấu tranh cách mạng của
con người là đòi được tự do, trong đó bao hàm sự tự do về thân thể, có quyền
đối với chính thân thể của mình.

Quyền nhân thân liên quan đến thân ihể của cá nhân là quyền của cá
nhân đối với cấu trúc vật chất hình thành con người được pháp luật quy định
và bảo vệ.

t

Trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia, những quyền
nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân ln chiếm vị trí quan trọng.

«


20

Điều này đã thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn vai trò của quyền
nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân.
Ngay tại Điều 3 và Điều 4 trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
đã khẳng định “Mợ/ người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân.
Không ai bị giữ làm nô lệ hoặc nô dịch...

Những quyền này đã tiếp tục được

kế thừa và phát triển hơn trong các văn bản của Bộ luật nhân quyền thế giới.
Đối với pháp luật Việt Nam, ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến
pháp năm 1946 đã thừa nhận Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công
dân tại Điều 11. Đến Hiến pháp năm 1959 một lần nữa khẳng định quyền này.
Hiến pháp năm 1980 đã bổ sung thêm quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng (Điều 70). Quyền về thân thể của công dân phát triển hơn một bước và
thể hiện tính tồn diện khi trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm


2001 ) quy định “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe...:’\ Đ iều 71).
BLDS năm 1995 là BLDS đầu tiên của Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có nhiệm vụ cụ thể hố những quyền và nghĩa vụ của cơng dân
trong lĩnh vực dân sự. Lần đầu tiên, những quyền liên quan đến thân thể của
cá nhân được BLDS năm 1995 thừa nhận là quyền nhân thân của cá nhân
(Điều 32 Quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể), đi
kèm theo đó là phương thức bảo vệ khi quyền này bị xâm phạm. BLDS năm
2005 ra đời, đã kế thừa Điều 32 của BLDS năm 1995, bên cạnh đó, lần đầu
tiên đã quy định thêm 4 quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân
hồn tồn mới đó là Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); quyền hiến xác, bộ
phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều

35); quyền xác định lại giới tính (Điều 36).


×