Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Pháp luật về thuế tài sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.6 MB, 96 trang )

BÔ Tư PHÁP

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM NGUYỆT THẢO

PHÁP LUẬT VỀ THUÊ TÀI SẢN ở VIỆT NAM




LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HOC




N

1
.07
986

HÀ NỘI - 2007

-





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐAI HOC LT HÀ NƠI

PHAM NGUT THẢO




*

PHAP LUẠT VE THUE TA I SAN
VIT NAM

LUN VN THAC S LUT HOC
ã

ô

ã

'

ã

TH VIN
ã -


>

-

TRƯƠNG Đ A I H O C LUAT HA NO I
P H Ị N G Đ O C 19Ỷfì

1

HÀ NỘI - 2007


BỘ T ư PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM NGUYỆT THẢO

PH Á P LUẬT VỀ THUẾ TÀ I SẢN
Ở V IỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60.38.50

LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HỌC







»

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM THỊ GIANG THU

HÀ NỘI - 2007


j£ Ờ 3 & À M

^O C/ CjpiXX ùtcuì t ó n /

I $ ịv l

xÀatv

Ổ iA i r u ỷ

(rM

(Lciip t
Ẫ ẦÚ rv

ổ Ỗ . £ p fu im


ổ ịu v .ị

ru ỷ itị *

tív ầ A ỷ y c t ã / c L c u i Ẵ / n Ẳ i Ấ u /

{ ík ư A

Ị p c c ư v 'ìồ b &ỐAVCỊ/ ĩiX ic s fv tỂ ố r u jp d c u v lcẨ í a x v í t o x ^ c t ế / t ấ /C / í ỳ i Ả

ịx c ù ìr i

tẴ cin Ẳ (Lcin Euấn |'ỈA+V nAt^. iJcLo Cjpuỉ. cũruỷ xjurv ắAicbc ocmv cỂtv cúấxL/

t i u i / Ị ỷ / ÍỊ/Ú ÌQ /,

c Ẳ - ( j p t c u iị

[L e m / ILè/, c tẲ n x jp r u ^ iv L & p v lầ , g /i- o / c t t n i v đ õ / t c u }

ctuiuv L tẹ n •gX d p ctỡ f>uirujy ốxú i/t cpLLấ t /à n ii rujpíix

MỤC LỤC
a



Phần 1Ì1 Ởđầu
Chương 1: Pháp luật về thuế tài sản - Những vấn đề lý luận

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế tài sản
1.2. Khái niệm và những nguyên tắc pháp luật về thuế tài sản
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thuế tài sản ở Việt Nam và
những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc áp dụng

2.1. Thực trạng pháp luật thuế về tài sản ở Việt Nam
2.2. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật về thuế tài
sản

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
về thuế tài sản ở Việt Nam


3.1. Phương hướng hồn thiện pháp luật về thuế tài sản ở Việt Nam
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế tài sản ở Việt Nam
3.3. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện tốt pháp luật về thuế tài
sản ở Việt Nam
Kết luận
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo


PHẦN MỞ ĐÀU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bất kỳ chế độ xã hội có Nhà nước nào, thuế cũng là công cụ thể
hiện quyền lực nhà nước và là nguồn tài chính chủ yếu góp phần tạo lập quỹ
ngân sách nhà nước, phục vụ nhu cầu chi tiêu công cộng của xã hội. Ở nước
ta, hệ thống pháp luật thuế, trong đó có pháp luật về thuế tài sản trong những
năm gần đây đã được xâv dựng và hoàn thiện theo hướng đáp ứng ngày càng

tốt hơn nhu cầu tài chính của Nhà nước cũng như yêu cầu hội nhập.
Qua hai bước thực hiện cải cách chính sách thuế (bước 1: 1990 - 1995,
bước 2: 1996 - 2000), hệ thống pháp luật thuế nói chung và pháp luật về thuế
tài sản nói riêng đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo cơ sở
pháp lý để thực hiện những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Pháp
luật về thuế tài sản đã góp phần đắc lực cho cơng tác quản lý, kiểm tra, kiểm
soát và định hướng các nguồn tài sản trong xã hội. Vai trị đó càng dược thể
hiện rõ nhất là trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế - xã hội phát triển, đời sống
của ngưlri dân ngày càng được cải thiện, khả năng mưa sắm, tích lũy tài sản tăng
cao kèm theo đó là khoảng cách giàu nghèo ngày càng được nới rộng.
>

f

y

e

Tuy nhiên, pháp luật vê thuê tài sản cũng bộc lộ nhiêu hạn chê và chưa
đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh mộ cách hữu hiệu nhất các quan hệ phát sinh.
Pháp luậl về thuế tài sản được ghi nhận trong nhiều văn bản khác nhau, các quy
định còn nhiều bất cập, cách hiểu và việc áp dụng còn chưa thực sự thống nhất,
chưa bao quát được hết các nguồn thu, hiệu quả từ việc thực hiện chưa tương
xứng với vai trò của thuế tài sản. Để pháp luật về thuế tài sản thực sự là cơng
cụ pháp lý đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo công bằng
xã hội, giúp Nhà nước quản lý hữu hiệu các luồng tài sản đang và sẽ phát
sinh, việc xem xét thấu đáo dưới cả hai giác độ lý luận và thực tiễn, từ đó có một
nhận thức tồn diện đối với pháp luật về thuế tài sản là rất cần thiết.



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, thuế tài sản là một trong những loại thuế ra đời sớm nhất
nên những quy định pháp luật và cơng trình nghiên cứu về thuế tài sản tương
đối phong phú. Tuy nhiên ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về thuế tài sản
dưới giác độ khoa học pháp lý không nhiều.
Ở chương trình đào tạo bậc đại học chuyên ngành luật, những vấn đề
cơ bản của pháp luật về thuế tài sản được đề cập đến trong chương trình giảng
dạy chung về pháp luật thuế. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, cũng có
một số khố luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu pháp luật về thuế tài sản
nhưng nội dung chỉ đề cập đến một vài khía cạnh trong một số sắc thuế cụ thể
hoặc còn đơn giản về mặt khoa học pháp lý.
Ở chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành luật, pháp luật về
thuế tài sản được đề cập tới trong chuyên đề về pháp luật thuế, song cũng
chưa có luận văn nào tìm hiểu pháp luật về thuế tài sản dù ở mức độ cụ thể
hay khái qt.
Trên thực tế, cơng trình nghiên cứu về thuế tài sản khơng nhiều, dưới
hình thức sách tham khảo và chun khảo hầu như khơng có, ngoại trừ cuốn
"Thuế tài sản. kỉnh nghiệm thế giới và hướng vận dụng tại Việt Nam ” do Bộ
Tài chính, Vụ chính sách tài chính, Tiến sỹ Quách Đức Pháp và Thạc sỹ Dương
Thị Ninh chủ biên được nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003.
Ngồi ra, có một đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Trần Xuân Thắng, Bộ tài chính
về “Mơ hình thuế tài sản ở Việt Nam ” và một số bài viết trên các báo và tạp
chí. Nhìn chung các bài viết chỉ đề cập về thuế tài sản dtrới giác độ thông tin và
ở khía cạnh kinh tế mà chưa đề cập tới pháp luật về thuế tài sản. Tuy nhiên,
trên các tạp chí chuyên ngành, có một số bài viết đáng chú ý đề cập đến một số
khía cạnh của pháp luật về thuế tài sản như bài "Phạm vi điều chỉnh của Luật
thuế sử dụng đất” của TS. Đinh Dũng Sỹ và bài "Phạm vi, mức độ điều chỉnh
của Luật thuế tài sản Việt Nam ” của GS.TSKH Tào Hữu Phùng, đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu lập phnp số tháng 6/2001
Từ những khảo cứu trên, có thể khẳng định rằng, mặc dù đã có một số

cơng trình nghiên cứu về thuế tài sản, nhưng trong khoa học pháp lý nước ta


hiện nay hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cửu toàn diện dưới giác độ lý
luận và thực tiễn đối với pháp luật về thuế tài sản.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm những vấn đề lý luận và
thực tiễn về pháp luật về thuế tài sản.Phạm vinghiên cứucủa luận

văn được

xác định theo các giới hạn sau đây:
_
_
rp l

r

1



.4



4 Ạ•

_
_

_A

1

r

f

y



1

A.

Ã

,1

f

Á

. \ •

»

1


/V

- Thứ nhât, đơi với vân đê lý luận vê pháp luật vê thuê tài sản, luận văn

w

chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về về thuế tài sản, khái niệm và
những nguyên tắc của pháp luật về thuế tài sản.
- Thứ hai, về thực trạng pháp luật về thuế tài sản, luận văn tập trung
đánh giá khái quát các quy định và thực tế áp dụng các sắc thuế tài sản.
- Thứ ba, về phương hướng và giải pháp hoàn thiện, những nội dung đề
cập tới nhằm đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế tài sản và
kiến nghị một số biện pháp đảm bảo thực hiện trong thời gian sắp tới.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn






ra

Mục đích nghiên cứu của luận vănnhằm

m

xác định quanđiểm,

khái


niệm, tầm quan trọng của thuế tài sản và phap luật thuế tài sản, đánh gi >khái
quát thực trạng pháp luật về thuế tài sản ở Việt Nam từ đó đề ra một số
phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế tài sản ở Việt Nam.
Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về thuế tài sản và pháp luật
thuế tài sản: khái niệm và phân loại thuế tài sản, phương thức đánh thuế tài
sản, khái niệm pháp luật về thuế tài sản và các nguyên tắc pháp luật về thuế
tài sản.
- Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng pháp luật về thuế tài sản ở
Việt Nam, chỉ ra những quy định còn bất cập cùng những nguyên nhân của
thực trạng đó.
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhàm hoàn thiện pháp luật về
thuế tài sản ở Việt Nam.


5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đ thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên
cứu, ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin làm cơ sở, luận văn
còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
- Phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
- Phương pháp phân tích và phương pháp quy nạp;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp thống kê.
6. Cơ cấu của luận văn
*

Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn được kết cấu thành 3
chương với nội dung như sau:
Chương 1: Pháp luật về thuế tài sản - Những vấn đề lý luận cơ bản
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thuế tài sản ở Việt Nam và những

yếu tố khác ảnh hưởng đến việc áp dụng
Chương 3: Phương hưttng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
thuế tài sản ở Việt Nam


1

CHƯƠNG 1
PHÁP LUẬT VỀ THUÉ TÀI SẢN - NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. NHỬNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN c ơ BẢN VẺ THUÉ TÀI SẢN

1.1.1. Khái niệm thuế tài sản
Nhà nước ra đời tất yếu dẫn tới nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ và duy trì hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước.
Khoản chi tiêu đó thực hiện được chủ yếu do dân chúng đóng góp dưới nhiều
hình thức khác nhau. Theo cách phân loại khoản thu của một số học giả về
lĩnh vực tài chính cơng, những khoản thu này bao gồm những khoản thu đổi
khoản và những khoản thu không đối khoản [3,tr.30],[6, tr.104].
Những khoản thu đối khoản là những khoản thu mà khi Nhà nước có
được khoản thu này thì kèm theo đó là một nghĩa vụ hồn trả, ví dụ như các
khoản vay nợ. Những khoản thu đối khoản có thể tạm thời đem lại khả năng
sử dụng cho Nhà nước, song về lâu dài, Nhả nước không trực tiếp gia tăng
được nguồn lực cho mình. Ngược lại với nhùng khoản thu đối khoản là những
khoản thu không đối khoản, mà theo đó, Nhà nước khơng có nghĩa vụ hồn
trả tương úng với phần thu nhập mà mình được nhận. Nói cách khác, những
khoản thu này Nhà nước “lấy không” từ xã hội.
Lịch sử đã chứng minh rằng, phải chủ yếu dựa vào những khoản thu
không đối khoản mới đảm bảo cho Nhà nước thực hiện một cách chủ động
những chức năng, nhiệm vụ của mình. Khoản thu quan trọng nhất trong

những khoản thu đó được gọi là thuế. Cùng với việc mở rộng các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước và sự phát triển của các quan hệ hàng hóa, tiền tệ, các
hình thức thuế ngày càng đa dạng, trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước
tác động đến các quan hệ kinh tế - xã hội. Có thể thấy, trong bất kỳ xã hội có
nhà nước nào, thuế đều là một yếu tố không thể thiếu, dù ở mỗi kiểu nhà


2

nước, cơng cụ thuế được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Benjamin
Franklin (1706 - 1790) - chính trị gia đồng thời là nhà khoa học nổi tiếng của
1

r

4 .IV

A ,

1

Ạ _

_ 1_

*
>

A •


r

, * A

Mỹ đã có một nhận định nôi tiêng:

//

rp

A

r

_ Ạ

I

1

ề*

r

\



r


. A .



Trong cuộc sông, không có gì tât u,

ngồi cái chết và thuế”.
Thuế là khoản thu bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định mà cá nhân, tổ chức trong xã hội phải nộp cho Nhà nước khi có đủ
những điều kiện nhất đ-nh. Có nhiều cách quan niệm về thuế, nhưng tựu trung
1

*

r

1

•• »

y


,1

r
Ã

1


r
Ạ,

y


__Ạ,

r


.


4 * Ậ

•>
^ •

1

r
_ *» _ , 1 _____ Ạ

_

*
_•*

lại, các học giả đêu thơng nhât vê một sơ đặc điêm nơi bật của th bao gơm:

tính quyền lực, tính bắt buộc, tính khơng đối khoản và khơng hoàn trả trực
tiếp [8, tr.l 1-12].
Đe đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đồng thời tạo cảm giác
“giảm nhẹ” trách nhiệm đóng thuế cho cá nhân, tổ chức trong xã hội, thuế
thường được ban hành gồm nhiều loại thuế khác nhau. Theo cách thức phân
chia phổ biến dựa trên đối tượng tính thuế, thuế có thể được chia thành ba loại
là thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản.
Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào phần thu nhập được đem ra tiêu
dùng thông qua việc mua hàng hoá hay dịch vụ. Do vậy loại thuế rú’v cịn
được gọi là thuế hàng hóa hay thuế bán hàng. Thuế tiêu dùng do những người
kinh doanh có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước và thông thường, những khoản tiền
nộp thuế sẽ được tính là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và đưa vào giá
thành sản phẩm, o Việt Nam, thuế tiêu dùng bao gồm: thuế giá trị gia tăng,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thuế thu nhập là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân, tổ chức
trong xã hội nhàm điều tiết một phần thu nhập của các chủ thể này, đảm bảo
công bằng xã hội. Thuế thu nhập ở Việt Nam hiện nay gồm thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Thuế tài sản là loại thuế có đối tượng chịu thuế là tài sản. Nhà nước
thường lựa chọn một số loại tài sản cụ thể để đánh thuế, nhằm tạo nguồn thu


3

cho ngân sách nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội, “thuế tài sản có thể là
một cơ chế đơn giản về mặt hành chính và hữu hiệu cho việc tạo ra thu nhập
cho nhà nước và chấn chỉnh những bất công to lớn về phân phổi thu nhập”
[12, tr.513]. Xét dưới một khía cạnh nhất định, vai trị của thuế tài sản tương
tự như thuế thu nhập. Do vậy, để làm rõ bản chất của thuế tài sản, cần bắt đầu
từ việc phân biệt khái niệm “tài sản” và khái niệm “thu nhập”.

Khái niệm tài sản được ghi nhận tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 mà
theo đó, “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như
vậy, khái niệm tài sản theo quy định trên tuy khái quát nhưng vẫn mang tính
liệt kê, khơng chỉ rõ được bản chất của tài sản. Xét một cách khái quát, tài sản
là những vật, hữu hình hoặc vơ hình, cùng với những quyền năng gắn liền với
chúng, đem lại một lợi ích nhất định cho chủ sở hữu tài sản ấy.
Một khái niệm dễ gây nhầm lẫn với khái niệm tài sản là khái niệm thu
nhập. Hiện nay, trong những văn bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành, khơng
có văn bản nào định nghĩa về thu nhập mà chỉ liệt kê các loại thu nhập. Khác với
tài sản, khi nói đến thu nhập cần phải xác định dưới hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, khi nói đến thu nhập, người ta thường quan tâm đến giá tri
hơn là quan tâm đến việc thu nhập ấy được biểu hiện ra bằng loại tài sản nào.
Nếu một người nói anh ta có thu nhập ià 5 triệu đồng/tháng, thì khoản thu
nhập ấy có thể là bằng tiền hoặc chứng khoán hay một tài sản khác.
Thứ hai, khi nói đến thu nhập, thực chất là quan tâm đến phần giá trị tài
sản được gia tăng của chủ sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ
như một tháng, sáu tháng hay một năm hoặc từ một mốc thời gian nào đó đến
hiện tại). Khác với giá trị tài sản là tổng giá trị quy đổi thành tiền của chủ sở
hữu tại một thời điểm nhất định, thu nhập chỉ có nghĩa là phần giá trị tài sản
được gia tăng trong một khoảng thời gian nhất định.
Từ những phân tích trên đây, có thể nhận thấy ranh giới phân định giữa
thuế tài sản và thuế thu nhập không thật sự tách bạch. Dưới một khía cạnh nào


4

đó, đánh thuế vào tài sản cũng có nghĩa là đánh thuế vào thu nhập và ngược
lại và về mặt lý thuyết, chỉ cần đánh thuế thu nhập là đủ bởi các khoản thuế
xét đến cùng đều lấy từ thu nhập của dân chúng. Do vậy, bên cạnh việc xem
xét đến bản chất của đối tượng chịu thuế, cũng cần phải tìm hiểu từ khả năng

đánh thuế của Nhà nước khi thực hiện các loại thuế này; việc đánh thuế tài
sản sẽ tạo điều kiện để giảm mức thuế suất thuế thu nhập và động viên phần
thu nhập chưa bị đánh thuế hay những thu nhập được vật hóa nhằm trốn hay
tránh thuế thu nhập.
Thuế đánh vào tài sản là một trong những loại thuế xuất hiện sớm nhất
trong lịch sử thuế khóa của nhân loại. Tính chất lịch sử của loại thuế này được
Philip E.Taylor, một học giả Hoa Kỳ nhận định một cách sinh động: “Các nhà
lập pháp cũng như các người chịu thuế xem thuế đó với tất cả sự tơn kính mà
một xã hội văn minh thường dành cho các bậc bô lão” [17, tr.326]. Thật vậy,
theo các tài liệu nghiên cứu, thuế đất đã xuất hiện ở Hy Lạp cổ từ năm 596
trước công nguyên [14, tr.24]. Nhìn chung, thuế đánh vào đất đai là loại thuế
, > •

_ Ỹ

1


*
Ã

I

/
• Ã

4-

_1


_ _

<*

_ _


7

1



À

1

f

Ậ ,

/

r

/s

*


1

_

2 *

f

4 ^ 1

4 _ •

1 ^

tài sản phơ biên được áp dụng rộng rãi ở hâu hêt các quôc gia bởi đât đai dê

nhận biết và quản lý, dù khơng có khả năng tăng thêm về mặt số lượng Iihưng
lại có khả năng sinh lợi qua tác động của người sử dụng. Thậm chí, có những
nhà tư tuimg đã đề ra học thuyết về thuế đơn nhất đánh trên đất đai vì cho
rằng, theo cách đánh thuế này, “Nhà nước thực chất sẽ trở thành một ông chủ
đất mà trên danh nghĩa lại không bị mang tiếng là ông chủ...Không một ông
chủ đất nào bị tịch thu đất: ta sẽ không phải đưa ra một mức khống chế về số
lượng đất mà một người được phép sở hữu. Chúng ta có thể nói: hãy hủy bỏ
các loại thuế, trừ thuế trên các giá trị đất đai” [3, tr.290].
Bên cạnh đó, khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu chi tiêu cũng như
quản lý của Nhà nước ngày một lớn thì đối tượng chịu thuế tài sản cũng được


5


mở rộng, khơng chỉ bao gồm đất đai mà cịn có thể là nhà cửa, gia súc, tài sản
khác... Tài sản được lựa chọn đánh thuế thường có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, tài sản chịu thuế thường là tài sản hữu hình mà Nhà nước có
khả năng quản lý. Đây là một đặc điểm phổ biến ở hầu hết các quy định về
thuế tài sản các quốc gia trên thế giới. Những tài sản hữu hình thường dễ kiểm
soát hơn cũng như dễ xác định giá trị hơn những tài sản vơ hình. Đối với
những tài sản vơ hình, “nhân viên thu thuế khơng thể đi bộ hay đi xe ở đường
phố mà nhìn thấy loại tài sản này...Nhân viên thu thuế giỏi đến đâu cũng chỉ
gây được thành tích tốt bằng cách ghi vào thuế bộ những bất động sản nhưng
người đó sẽ khơng thu được những kết quả tốt đẹp, và gần như thất bại hoàn
toàn đối với những tài sản vơ hình” [17, tr.310]... Thơng thường, những tài
sản vơ hình được quy đổi thành giá trị và chịu thuế khi tạo lập hoặc chuyển
nhượng tài sản.
Thứ hai, tài sản chịu thuế thường có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài.
Xét về tính hiệu quả, đánh thuế vào những loại tài sản này dễ thu hơn do
người sở hữu tài sản có điều kiện hơn, đồng thời họ khơng có cảm giác “vơ
lý” khi nộp thuế. Bên cạnh đó, những biện pháp quản lý Nhà nước đối với
nhũng loại tài sản này cũng khá chặt chẽ nên đảm b ÌO cho hiệu quả thu thuế.
Những tài sản giá trị nhỏ dùng trong sinh hoạt hoặc tồn tại không lâu dài
thường không phải chịu loại thuế này.
Thứ ba, phần lớn tài sản chịu thuế thường là tài sản thuộc sở hữu tư
nhân. Với những quốc gia áp dụng cơ chế quản lý đặc thù với một số loại tài
sản thì quyền sử dụng tài sản họp pháp cũng trở thành đối tượng chịu thuế.
Bởi nếu đánh thuế vào tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì thực chất là Nhà
nước đánh thuế vào chính tài sản của mình, trường hợp đánh thuế vào tài sản
của doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm lợi nhuận, hạn
chế việc mở rộng đầu tư, không khuyến khích sản xuất phát triển.



6

So với thuế tài sản, thuế thu nhập ra đời muộn hơn rất nhiều, nó gắn
liền với sự phát triển của ngành khoa học kế toán, thống kê. Bên cạnh đó,
năng lực của cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra và xác định thu nhập cũng
là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu quả của thuế thu nhập.
Như trên đã phân tích, để đảm bảo tính hiệu quả trong việc thu thuế, tính cơng
bằng xã hội, công bằng trong việc phân phối tài sản giữa các tầng lớp dân cư,
hầu hết các quốc gia đều lựa chọn kết hợp vừa đánh thuế tài sản vừa đánh
thuế thu nhập.
1.1.2. Phân loai thuế tài sản
*

Có nhiều tiêu chí để phân loại thuế tài sản. Mỗi cách thức phân loại có
ý nghĩa nhất đinh trong việc xây dựng những quy định phrtp luật về thuế tài
sản để đảm bảo cho khả năng thu thuế hiệu quả.
* Nếu phân loại theo đặc điểm của tải sản chịu thuế thì thuế tài san bao
>
A

r

r

,1A4 . Ặ



•f •


I

Ậ.

4Ạ





_ __________________Ặ4 . Ậ •

'

__

*

gơm thuê đôi với bât động sản và thuê đôi với động sản.
Thuế đối với bất dộng sản là thuế tài sản mà tài sản chịu thuế là bất
động sản như đấi đai, nhà ở và các cơng trình gắn liền với đất đai. Nhìn
chung, giá trị của phần thuế này ln được Nhà nước coi trọng, mặc dù tỷ lệ
đóng góp cho ngân sách khơng hẳn đã nhiều, nhưng xét về ý nghĩa đếi với
Nhà nước là rất li 1 ,
Thuế đối với động sản là thuế tài sản mà tài san chịu thuế là động sản.
Việc lựa chọn động sản đe đánh thuế có thể khác nhau giữa các quốc gia, tuỳ
vào tình hình phát triển kinh tế xã hội nhưng tựu trung lại đều là những tài sản
có giá trị như xe máy, ôtô, du thuyền, máy bay,

V.V..


Việc phân loại thuế tài sản như trên có ý nghĩa trong việc xác định
cách thức thu thuế. Đối với động sản, thuế tài sản thường chỉ đánh một lần.
Ngược lại, thuế tài sản đánh vào các bất động sản được thu nhiều lần theo
từng kỳ tính thuế.


7

* Nếu phân loại thuế tài sản theo tính chất sở hữu đối với tài sản thì
thuế tài sản bao gồm thuế đối với đất đai và thuế tài sản khác.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Do đó, cá nhân, tổ chức được giao
quyền sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc được thuê đất có thời hạn để sử dụng.
Pháp luật quy định những quyền năng của người sử dụng đảm bảo không cản
trở những giao dịch đối với đất đai như chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê,
thế chấp...
Như vậy, thuế tài sản đánh vào đất đai ở Việt Nam có một đặc trưng là
người nộp thuế không phải là chủ sở hữu của tài sản bị đánh thuế. Bên cạnh đó,
để đảm bảo thực hiện những nghĩa vụ tài chính đối với đất đai có hiệu quả, Nhà
nước là chủ thể có thẩm quyền ban hành mức giá đất trên cơ sở giá thị trường.
Theo quy đ ìh của pháp luật hiện hành, Uỷ ban nhân dân cấp unh có thẩm
quyền ban hành giá đất phù hợp với khung giá đất do Chính phủ quy địrih.
Thuế đối với tài sản khác có tài sản chịu thuế là những tài sản khơng
phải là đất đai. Những tài sản này thuộc quyền sở hữu của chủ thể nộp thuế
đồng thời giá trị tài sản được xác định theo giá thị trường hoặc thoả thuậii của
các bên trong giao dịch chuyển nhượng tài sản.
* Nếu phân loại dựa trên quá trình tạo lâp tài sán thì thuế tài sản bao
gồm thuế đăng ký tài sản, thuế sử dụng tài sản và thuế chuyển nhượng tài sản.
Thuế đăng ký tài sản là loại thuế thu vào người có tài sản nằm trong

danh mục tại sản Nhà nước phải quản lý khi thực hiện thủ tục đăng ký tài sản
hoặc khi có nhu cầu xác nhận tính pháp lý của việc chuyển nhượng tài sản.
Những tài sản này thường có giá trị lớn hoặc được Nhà nước quản lý chặt chẽ
vì nhiều lý do khác nhau. Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận khoản thu bắt
buộc gọi là lệ phí trước bạ áp dụng đối với chủ sở hữu tài sản khi thực hiện
việc đăng ký tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


8

Thuế sử dụng tài sản là thuế đánh vào quá trình sử dụng tài sản của chủ sở
hữu. Thuế sử dụng tài sản thường được áp dụng với những tài sản giá trị lớn như
đất đai hoặc nhà ở. Những tài sản này thường ít thay đổi giá trị, thậm chí xét về
mặt lý thuyết, giá trị của tài sản lại có thể tăng lên trong thời gian sử dụng. Một
số quốc gia còn lựa chọn những tài sản mà những người có thu nhập cao mới có
khả năng mua sắm và sử dụng để đánh thuế như du thuyền, máy bay... Việc
đánh thuế này có tác dụng làm giảm nhu cầu sử dụng hoặc tăng thu cho ngân
sách để phục vụ tái phân phối thu nhập, tạo công bằng xã hội.
Thuế chuyển nhượng tài sản là thuế do người chuyển nhượng tài sản có
nghĩa vụ nộp cho Nhà nước khi thực hiện hành vi chuyển nhượng tài sản.
Thuế chuyển nhượng tài sản có mục đích nhằm quản lý việc chuyển nhượng
tài sản, bên cạnh đó điều tiết một phần thu nhập của người chuyển nhượng có
được từ việc chuyển nhượng cho ngân sách nhà nước. Có quan điểm cho rằng
về bản chất thuế chuyển nhượng tài sản thực chất là thuế thu nhập đánh vào
khoản thu nhập có được từ việc chuyển nhượng tài sản. Quan điểm này hiện
nay đang dần trở nên phổ biến và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến

V

’ệc cải cách hệ


thống pháp luật thuế ở nước ta hiện nay.
Những cách Ihức phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ
việc lựa chọn tài sản bị đánh thuế và phương thức đánh thuế còn tuỳ thuộc rất
lớn vào ý chí của Nhà nước. Do vậy, không hẳn đã cỏ nhũng quy định đầy đủ
về thuế tài sản theo những cách phân loại trên đây.
Cũng như đa số các quốc gia trên thế giưi, ở Việt nam, cho tới nay,
chưa có loại thuế nào được định danh về mặt pháp lý là thuế tài sản song
trong hệ thống thuế của chúng ta có một số loại thuế mang tính chất của thuế
tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế
chuyển quyền sử dụng đất hay khoản thu lệ phí trước bạ tương tự như một
loại thuế đăng ký tài sản.


9

1.1.3. Phưcmg thức đánh thuế tài sản
Phương thức đánh thuế tài sản là những cách thức và biện pháp do Nhà
nước quy định để đánh thuế tài sản. Một trong những tiêu chí để xác định
phương thức đánh thuế tài sản là thời điểm đánh thuế. Theo cách phân chia
này thì thuế tài sản có thể được đánh vào thời điểm tạo lập tài sản, trong quá
trình nắm giữ hoặc khai thác tài sản hoặc khi chuyển nhượng tài sản.
Đánh thuế khi tạo lập tài sản là phương thức mà ở đó, chủ sở hữu
ngay sau khi có được quyền sở hữu tài sản phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà
nước theo quy định của pháp luật. Phương thức đánh thuế này sẽ không phát
huy hiệu quả nếu như cơ quan thu khơng kiểm sốt được việc tạo lập tài sản
của chủ sở hữu. Chính vì vậy, những tài sản chịu thuế theo phương thức này
phải là những tài sản mà Nhà nước quy định chủ sở hữu có nghĩa vụ đăng ký
quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bản chất của việc đăng ký quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) là sự

công nhận của Nhà nước về quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) của một chủ
thể nhất định. Tuỳ từng quốc gia mà việc quy định những loại tài sản nào bắt
buộc phải đăng ký quyền sở hữu là khác nhau. Tuy nhiên, những tài sản phải
bắt buộc đăng ký quyền sở hữu thường là các bất động sản và những tài sản
mà việc sử dụng tài sản có ảnh hưởng đến cộng đồng (như các phương tiện
giao thông cơ giới, súng...). Ví dụ, Pháp, Nhật Bản là quốc gia áp dụng thuế
đăng ký tài sản là thuế đánh trên giá trị tài sản khi chủ sở hữu thực hiện việc
đăng ký quyền sở hữu các bất động sản, tàu thuỷ, máy bay, vốn kinh doanh
của công ty, các tài sản vơ hình như nhãn hiệu thương mại, sở hữu trí tuệ, bản
quyền sáng chế V.V..BỘ luật thuế vụ năm 1972 của chính quyền Sài Gịn trước
đây cũng có những quy định về thuế trước bạ với tính chất như một loại thuế
đăng ký tài sản khi tạo lập quyền sở hữu.


10

ở Việt Nam, loại thuế này được coi là một khoản lệ phí có tên gọi là lệ
phí trước bạ. Việc quy định đây là một khoản lệ phí vì Nhà nước coi trọng nội
dung quản lý nhà nước đối với tài sản được đăng ký hơn là vai trò tạo nguồn
thu ngân sách. Hiện nay, cịn có nhiều quan điểm xung quanh việc cần thiết
phải xác định chính xác bản chất của khoản thu trước bạ là lệ phí hay thuế.
Quan điểm cho rằng trước bạ là một khoản lệ phí vì khoản thu này gắn liền
với hoạt động đăng ký quyền sở hữu đổi với tài sản mà đây thực chất là một
biện pháp quản lý nhà nước đối với chủ sở hữu tài sản. Theo khoản 1 Điều 3
Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 về phí và lệ phí thì
“Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được
quy định trong Danh mục lệ phí”.
Tuy nhiên, thực tiễn quy định ở nhiều quốc gia thì đây là một khoản
thuế đánh vào tài sân được đăng ký quyền sở hữu gọi là thuế trước bạ. So với

các loại lệ phí khác, tính chất thuế của khoản thu trước bạ rất rõ ràng, số thu
được xác định dựa trên mội tỷ lệ phần trăm nhất định (tương tự như thuế suất)
nhân với giá trị của tài sản. Bảti chất của lệ phí là để bi đắp những p\ I tổn của
Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhằm phục vụ
quyền lợi của công dân và tô chức trong xã hội. Do vậy, lệ phí khơng nhấn
mạnh đến vai trị tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nếu tăng lệ phí trước
bạ sẽ gây phản ứng cho người dân về “thái độ phục vụ” cua cơ quan quản lý
Nhà nước. Nhưng nếu quy định trước bạ là một loại thuế thì việc đóng góp cho
ngân sách nhà nước của từ khoản thu này sẽ rất đáng kể. Bên cạnh đó, nó cịn
góp phần định hướng tiêu dùng cho xã hội thông qua việc phân loại các mức
thuế suất khác nhau đối với từng loại tài sản được đăng ký.
Đảnh thuế quá trình nắm giữ, khai thác tài sản là phương thức đánh
thuế mà theo đó, chủ sở hữu tài sản trong quá trình nắm giữ, khai thác tài sản
phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Việc đánh thuế vào tài sản đang


11

trong q trình sử dụng nhằm mục đích chia sẻ một phần lợi ích của chủ tài
sản cho Nhà nước do việc khai thác và sử dụng một loại tài sản nhất định để
phục vụ cho nhu cầu của mình.
Tài sản mà Nhà nước lựa chọn đánh thuế theo phương thức này thường
là những tài sản là tài nguyên như đất đai, nước, khoáng sản và những nguồn
tài nguyên khác. Những loại tài nguyên có khả năng tái tạo sẽ có mức thuế
suất thấp hơn những tài ngun khơng có khả năng tái tạo. Thuộc về tài
nguyên của quốc gia nên với những tài sản này, người hưởng lợi từ việc khai
thác tài sản phải có nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cho Nhà nước để Nhà nước tái
phân phối cho xã hội. Đây cũng là một lý do quan trọng cho phép Nhà nước,
trong những trường hợp nhất định, quy định nghĩa vụ nộp thuế đối với cả
những chủ thể thực tế khai thác tài sản mà chưa được Nhà nước công nhận

quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng) hợp pháp.
Một vai trò khác nữa của phương thức đánh thuế đối với việc nắm giữ
và sử dụng tài sản là sẽ khuyến khích khai thác, sử dụng tài sản có hiệu quả
bởi người nộp thuế, về mặt lý thuyết, luôn ý thức sẽ phải sử dụng tài sản sao
cho có lợi nhất, để khơng bị tổn thất khi nộp thuế.
Đánh thuế khi chuyển nhượng tài sản là phương thức đánh thuế mà
theo đó, chủ sở hữu tài sản khi chuyển nhượng tài sản phải có nghĩa vụ nộp
thuế cho Nhà nước. Ở Việt Nam hiện nay, khi chuyển nhượng tài sản là quyền
sử dụng đất, người chuyến quyền sử dụng đất phải nộp thuế và có sự phân
biệt về thuế suất giữa đất nông nghiệp với đất ở, đất xây dựng công trinh.
Vấn đề bản chất của thuế đánh vào việc chuyển nhượng tài san là thuế
tài sản hay thuế thu nhập hiện nay còn nhiều tranh luận. Theo người viết, đây
khơng phải là thuế thu nhập, vì loại thuế này thu trên toàn bộ giá trị của tài
sản được chuyển nhượng chứ không phải thu vào giá trị tăng thêm của tài sản.
Tuy nhiên, để loại trừ những hạn chế của thuế tài sản, Nhà nước có thể thay
thế loại thuế này bằng thuế thu nhập.


12

Mục đích của việc đánh thuế khi chuyển nhượng tài sản hoặc là để hạn
chế việc chuyển nhượng tài sản hoặc là để điều tiết thu nhập từ hoạt động
chuyển nhượng tài sản của chủ sở hữu tài sản. Chính vì vậy, những tài sản
được lựa chọn đánh thuế theo phương thức này thường là những tài sản thuộc
diện Nhà nước quản lý chặt chẽ hoặc tài sản mà quá trình nắm giữ thường
khơng làm giảm giá trị của chúng.
Nếu xcm xét vấn đề theo mục tiêu của việc đánh thuế, thì có thể thấy
bản thân thuế tài sản và thuế thu nhập đều có điểm chung là người nộp thuế
phải bỏ ra một phần thu nhập để nộp thuế. Do đó, việc lựa chọn mơ hình thuế
tài sản hoặc thuế thu nhập phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của từng

quốc gia và chính sách của Nhà nước, đồng thời còn phụ thuộc vao năng lực
quản lý của cơ quan thuế và những cơ quan hữu quan khác. Trường hợp nếu
Nhà nước quy định cả thuế tai sản và thuế thu nhập, thì nhất thiết phải xác
định thật rõ ràng, cụ thể phạm vi điều chỉnh của từng loại thuế nhằm đảm bảo
không thu chồng chéo hoặc bỏ sót nguồn thu.
1.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của thui tài sản
Quá trình phát ti iển của pháp luật về thuế tài sản ở các quốc gia trên thế
giới cũng như sự tồn tại của thuế tài sản ở Việt Nam trong thời gian vừa qua
đã minh chứng cho những vai trò to lớn của thuế tài sản trong việc tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước cũng như góp phần giải quyết cơng băng xã hội.
Xem xét một cách khái quát, có thể nhận thấv những ưu điểm nổi bật của thuế
tài sản như sau:
-

Thuế tài sản góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách, đặc biệt là trong

giai đoạn mà Nhà nước chưa có điều kiện kiểm sốt thu nhập có hiệu quả.
Thuế tài sản là nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phương, nhất là ở các
nước đang phát triển. Ví dụ, tỷ trọng số thu về thuế tài sản trong tổng nguồn
thu ở các thành phổ lớn của Brazil bình quân là 14%, tại Ẩn Độ, con số này là


13

31%, tại Indonesia là 12%, tại Kenya là 36% [27]. Ngay với các nước phát
triển, thuế tài sản cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu của địa
phương. Ở Hoa Kỳ, thuế tài sản chiếm khoảng 30% tổng nguồn thu trong tài
chính của bang và địa phương, ở Canada, Hà Lan là trên 70%, tại ú c là trên
90% [15, tr. 651], [14,tr.41] . Như vậy, thuế tài sản là cơng cụ hữu hiệu để hỗ
trợ tính tự chủ của chính quyền địa phương trong hoạt động thu chi ngân sách.

Có thể thấy, nếu cơng tác xác định thu nhập để đánh thuế thu nhập gặp
khó khăn, thì việc đánh thuế vào tài sản là một giải pháp hữu hiệu. Thực tế
cho thấy, những chủ thể có thu nhập có thể tích luỹ dưới hình thức tài sản có


r

i



4. w

1

• A,

1 ^

1

r

Ậj

4 A

2




• ^ _

4. '

1

A1





, V

?

\

4*

\

giá trị, đặc biệt là bât động sản, nên việc đánh thuê tài sản sẽ góp phân điêu
tiết một phần thu nhập của họ có được do đầu tư vào những loại tài sản này.
Bên cạnh đó, tài sản thường thể hiện rõ ràng và tương đối cổ định, không thể
dễ dàng di dời trong ngắn hạn sang một địa điểm khác để trốn thuế, do vậy,
công tác quan lý nguồn thu đối với thuế tàỉ sản dễ dàng hon nhiều so với thuế
thu nhập, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân.
Ví dụ: để một chi -c xe máy có thể lưu thông trên đường, đương nhiên

chủ sơ hữu phải làm thủ tục đăng ký xe. Một trong những điều kiện để được
cấp giấy đăng ký mô tô là chủ sở hữu đã nộp lệ phí trước bạ. Do đó, khoản
thu này luôn được chủ thể sở hữu thực hiện nghiêm túc, nhất là trong lần đăng
ký đầu tiên.
Một trong những ưu điểm nổi bật của thuế tài sản trong việc tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước là ở chỗ, ngay cả khi chủ thể không nhận được
thu nhập được chi trả từ bên ngồi (tức là khơng có thu nhập chịu thuế) thì
vẫn có thể phải nộp thuế tài sản do việc nắm giữ tài sản. Nói khác đi, thuế tài
sản có khả năng hạn chế sự méo mó của thuế thu nhập do chủ sở hữu tránh
thuế bằng cách không chuyển nhượng tài sản, hoặc ngầm chuyển nhượng tài
sản mà không đăng ký lại quyền sở hữu để trốn thuế.


14

- Thuế tài sản có khả năng định hướng tiêu dùng xã hội. Việc đánh thuế
đối với một số loại tài sản có tác dụng làm cho việc mua sắm những tài sản ấy
sẽ hạn chế hơn, từ đó những nguồn tiền dành để mua tài sản có thể được
những chủ sở hữu chuyển sang các hình thức đầu tư có lợi hơn cho nền kinh
tế hoặc khuyến khích người sở hữu tài sản sử dụng vốn, tài sản một cách hiệu
quả . Ví dụ: nếu việc mua một ngơi biệt thự phải chịu thuế cao hơn, đặc biệt
là thuế nhà ở thường xuyên, có thể người ta sẽ lựa chọn việc mua một căn hộ
chung cư tiện nghi để ở, thay vì mua biệt thự. Điều đó rất phù hợpvới chính
sách quy hoạch đơ thị của chúng ta hiện nay.
- Cũng giống như thuế thu nhập, thuế tài sản có khả năng, ở một chừng
mực nhất định, đảm bảo công bằng xã hội, làm giảm khoảng cách giàu nghèo.
Thực tế cho thấy, những người có nhiều tài sản hơn nhìn chung sẽ phải đóng
thuế nhiều hơn, trong đó có thuế tài sản. Nhiều quan điểm cho rằng, tính chất
bất công trong phân phối tài sản đối với xã hội dễ nhận biết hơn là trong phân
thu nhập và tiêu dùng. Do đó, hậu quả về mặt xã hội đối với việc phân phối

không công bằng tài sản luôn là vấn đề được các quốc gia quan tâm giải
quyết. Đánh thu tài sản chính là nhằm mục đích giải quyết hậu quả về mặt xã
hội do sự phân phối tài sản không công bằng gây ra [9, tr. 182]. Một chủ thể
sở hữu nhiều bất động sản, các phương tiện có giá trị như ơ tơ, máy bay, v.v.
hoặc trong trường hợp tài sản được gia tăng gia trị từ dịch vụ cơng của Nh"
nước thì cần quy định nghĩa vụ đóng thuế tải sản. Như vậy, khoảng cách giầu
nghèo có thể được Bút ngắn, đồng thời gia tăng nguồn

thuchung cho ngân

sách Nhà nước để giải quyết những vấn đề xã hội.
- Thuế tài sản có thể là loại thuế trực thu bổ sung cho thuế thu nhập
hiện còn nhiều hạn chế. Thuế tài sản cho phép bao quát khả năng của người
nộp thuế một cách hoàn chỉnh nhất. Xét ở góc độ nhất định, việc đánh thuế tài
sản tạo điều kiện cho việc đánh thuế thu nhập được thực hiện dễ dàng hơn,


15

đồng thời thông qua thuế tài sản, Nhà nước sẽ động viên được một phần thu
nhập ngầm hóa dưới dạng tài sản.
Bên cạnh những ưu điểm trên đây, thực tế chothấy loại thuế này cũng
bộc lộ một số nhược điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, thuế tài sản thường không bao quát được mọi nguồn thu của
cá nhân, tổ chức, do vậy không đảm bảo được khả năng điều tiết nguồn thu.
Hơn nữa, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do quan trọng là đảm bảo tính
khả thi của việc đánh thuế, mà Nhà nước thường chỉ lựa chọn đánh thuế vào
một số tài sản nhất định. Trong khi đó, nhiều nguồn thu của cá nhân, tổ chức
được giữ lại dưới nhiều hình thức khác nhau, miễn sao những tài sản dó
khơng thuộc diện bị đánh thuế. Bởi vậy, nếu chỉ sử dụng thuế tà sản sẽ không

bao quát được nguồn thu, không những không đảm bảo nguồn thu cho ngân
sách nhà nước, mà cịn khơng tạo ra sự cơng bằng giữa những người nộp thuế.
Chính vì thế mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh việc quy định
về thuế tài sản, thuế thu nhập cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Hai loại
thuế này nếu được xây dựng hợp \\ sẽ đảm bảo cho những mục tiêu cơ bủn
mà Nhà nước đặt ra trong việc tăng thu ngân sách và đảm bảo công bằng xã
hội.
Thứ hai, thuế tài sản sẽ không phát huy tác dụng trong trường hợp tài
sản gia tăng giá trị trong quá trình nắm giữ tài sản của chủ sở hữu. Đối với
một số loại tài sản, qua thời gian có thể làm cho giá trị tài sản tăng lên như đất
đai, bất động sản khác, đồ cổ, các tài sản quý hiếm... Trong trường hợp này,
rõ ràng giá trị tài sản của chủ sở hữu tăng lên rất nhiều nhưng thuế tài sản
dường như khơng có khả năng điều chỉnh. Do đó, để đảm bảo việc điều tiết
thu nhập, Nhà nước có thể ban hành thuế chuyển nhượng tài sản khi tài sản
được chuyển nhượng. Tuy nhiên loại thuế này có thể bị phê phán bởi việc
đánh thuế đã làm hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu, đồng thời
thường mang tính chất chủ quan, “võ đốn” trong việc xác định thuế. Thuế


16

chuyển nhượng tài sản đánh vào tài sản được chuyển nhượng dựa trên giá trị
của toàn bộ tài sản chứ không phải phần giá trị tăng thêm của tài sản ấy thế
nên, trong mọi trường hợp, chủ sở hữu khi chuyển nhượng đều phải đóng
thuế, ngay cả khi việc chuyển nhượng chỉ thu được một khoản tiền thấp hơn
chi phí mua tài sản ban đầu.
Mặt khác, với những tài sản khơng tạo ra thu nhập mới, được tạo lập
với tính chất cất giữ, việc đánh thuế tài sản về mặt hình thức có thể giống như
việc tước đoạt một phần tài sản, nhất là trong trường hựp thuế được thu định
kỳ và mức thuế suất cao. Người ta thường coi sự tồn tại của thuế tài sản như

là mối đe doạ đối

VỚI

khoản đầu tư vốn quan trọng cả đời của một gia đình

hay một cá nhân, ảnh hưởng đến tính thiêng liêng của sở hữu tài sản cá nhân,
do vậy gây nên những phản ứng lớn hơn tác động thực chất của thuế tài sản.
Nhiều quan điểm cũng cho rằng, hạn chế của thuế tài sản còn ở chỗ loạ>
thuế này có khả năng làm trầm trọng sự chênh lệch về của cải giữa các vùng
trong trường họp thuế tài sản tại các quốc gia có quy định thuộc nguồn thu
của ngân sách địa phương và địa phương có th m quyền quyết định mức thuế
suất cũng như việc chi tiêu[27].
1.2. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TÁC PHÁP LUẬT VẺ THUÉ TÀI SẢN

1.2.1. Khái niệm và những yếu tố ch> phối đến pháp luật \

thuế tài sản

Pháp luật về thuế tài sản là khái niệm để chỉ tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với các cá nhân, tổ chức trong quá trình quản lý nhà nước, thu, nộp
thuế tài sản. Quan hệ pháp luật về thuế tài sản có đặc trưng cơ bản là sự
khơng bình đẳng giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế.
Theo đó, cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước dựa trên sự cho phép
của pháp luật để tiến hành quản lý và thu thuế tài sản. Chủ thể có tài sản thuộc


×