Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 69 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NÔI

DƯƠNG TH Ị M AI NGỌC

PHÁP LUẬT VẺ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
®

*

*

Ở VIÊT NAM - THỰC TRANG
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN

LUẶN VĂN THẠC SỸ LUẶT HỌC

002985


B ộ GIÁO DỰC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DƯƠNG THỊ MAI NGỌC


. THƯ VIỆN
TRƯỞNG ĐẠI HỌC lŨẬT HÀ NÕ)
PHỎNG ooc

' _X(]ỹ

PHÁP LUẬT VỂ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ






Ở VIỆT
NAM - THỰC
TRẠNG



VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN

C huyên ngành: Luật kinh tế
M ã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC









NGƯỜI HƯỚNG DẢN: TS. Bùi N gọc Cường

HÀ NỘI
- 2009
I


MỤC L Ụ C

Lịi nói đầu

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thương mại điện tử và pháp
luật điều chinh hoạt động thương mại điện tử
1.1. Khái quát về thương mại điện tứ
1.2. Pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử
Chương 2: Những nội dung cơ bản của pháp luật điều chinh hoạt
động thương mại điện tử ở Việt Nam
2.1. Quy định về thông điệp dừ liệu
2.2. Quy định về gửi, nhận thông điệp dữ liệu
2.3. Quy định về chừ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử
2.4. Quy định về giao kết hợp đồng điện tử
2.5. Quy định về thanh toán
2.6. Quy định về bảo đảm an tồn, bảo mật, bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử và
những biện pháp đảm bảo cho phát triển thương mại
điên

tử ở Viềí

• nam
3.1. Căn cứ cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử
3.3. Giải pháp về đảm bảo thực hiện thương mại điện tử
Kết Luân
Danh muc
• tài liêu
• tham khảo


LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Chúng ta đang sống trong thời đại của sự tồn cầu hóa, cơng nghệ
thơng tin đang phát triển vơ cùng mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Máy tính đã trở thành một công cụ
không thề thiếu trong các hoạt động của đời sống như học tập, giải trí, kinh
doanh.
Trong bối cảnh của sự phát triển như hiện nay, cơng nghệ thơng tin
đóng vai trị vơ cùng quan trọng, nó được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, đã đem lại những hiệu quả to lớn, thiết thực; nó giúp cho bất
cứ ai dù ở vị trí địa lý nào cũng có thể giao lưu, liên lạc với nhau. Những tiện
ích mà nó mang lại đã vượt ra ngoài giới hạn ban đầu chỉ là để trao đổi thông
tin đơn thuần. Giờ đây, các doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ thông tin vào
trong hoạt động kinh doanh của mình như một phương tiện khơng thể thiếu.
Qua đó họ có thể trao đổi thơng tin, giao kết hợp đồng, thực hiện mọi hoạt
động kinh doanh mà lại giảm được chi phí giao dịch, đi lại; từ đây đã xuất
hiện một phương thức kinh doanh mới là thương mại điện tử. Với phương

thức kinh doanh này, người mua khơng cần đến cửa hàng để mua hàng hóa
mà chỉ cần ở tại một địa điểm với một máy vi tính nối mạng vẫn có thể mua
hàng hóa, dịch vụ trên rất nhiều thị trường.
Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã có những cam kết ứng
dụng và phát triển thương mại điện tử do chúng ta đã nhận thúc được tầm
quan trọng của thương mại điện tử, cũng như những địi hỏi của q trình hội
nhập. Đặc biệt, khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO chúng ta phải tuân theo những “luật chơi” chung. Trong khuôn khổ ASEAN,
Việt Nam đã ký hiệp địiih khung ASEAN về thương mại điện tử (E-ASEAN)


2

ngày 24.11.2000; Trong khn khổ APEC, Việt Nam tích cực tham gia và
ủng hộ “Chương trình hành động chung” của APEC về thực hiện cơ chế
“Thương mại phi giấy tờ”; Trong khuôn khố diễn đàn hợp tác kinh tế á - Âu
(ASEM), chúng ta đã cam kết tham gia chương trình hành động thuận lợi hóa
thương mại...
Khơng chỉ dừng lại ở cam kết, Đảng và Chính phủ đã có những biện
pháp, hành động cụ thể nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Chúng
ta tích cực xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng viễn thông, đào
tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là việc đẩy nhanh tiến độ để xây dựng một môi
trường pháp lý thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển.
Phải kể đến sự ra đời của Luật giao dịch điện tử được Quốc hội thơng
qua ngày 29.11.2005, có hiệu lực từ ngày 01.3.2006 đã đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong sự phát triển của các giao dịch điện tử, thương mại
điện tử tại Việt Nam.
Mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ về mọi mặt nhưng
trên thực tế, thương mại điện tử ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn (cả về cơ
sở hạ tầng cơng nghệ thông tin, nguồn nhân lực, hệ thống pháp lý...)- Chẳng
hạn: hệ thống pháp lý về thương mại điện tử hiện nay vẫn còn nhiều bất cập,

các văn bản pháp luật cịn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ; Luật giao dịch điện
tử chỉ mới mang tính chất là luật khung, điều chỉnh tất cả các giao dịch điện
tử nói chung, các văn bản dưới luật chậm được ban hành và hiệu lực pháp lý
không cao.
Đứng trước bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về
thương mại điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” là
việc làm cần thiết, có ý nghĩa trong việc hồn thiện pháp luật thương mại điện


ơ

Việt Nam, tạo tính khả thi cho thương mại điện tử.


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Ở phạm vi quốc tế, đặc biệt đổi với nhũng nước phát triển, thì thương
mại điện tử khơng cịn là vấn đề mới mẻ, đã có rất nhiều văn bản pháp lý
được xây dựng để điều chỉnh lĩnh vực này như: Đạo luật mẫu về thương mại
điện tử năm 1996; Luật mẫu về chừ ký điện tử năm 2006 của ủy ban Liên hợp
quốc về luật thương mại (UNCITRAL); Luật thống nhất về giao dịch điện tử
của Hoa Kỳ năm 1999; Luật thực tiễn thương mại của Australia năm 1974;
Luật giao dịch điện tử của Singapore năm 1998... Ngồi ra cịn có “Tài liệu
tham khảo về khuôn khổ pháp lý về thương mại điện tử” của Ban thư ký
ASEAN.
Tại Việt Nam, thương mại điện tử tuy cũng đã có những cơ sở pháp lý
nhất định, tuy nhiên thực sự đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ, thực tiễn
còn nhiều bất cập. Hiện nay cũng chỉ có một số ít các đề tài nghiên cứu về
thương mại điện tử nói chung, những vấn đề pháp lý về thương mại điện tử nói

riêng, v ề vấn đề pháp lý của thương mại điện tử có một số luận văn, bài viết đề
cập đến: Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Vũ Hải Anh “Một số khía cạnh
pháp lý về thương mại điện tử” năm 1999; Luận văn thạc sỹ luật học “Xây
dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam” của tác
giả Lê Hà Vũ năm 2006; Chuyên đề “Bàn về cơ sở pháp lý của thương mại
điện tử ở Việt Nam” của tập thể tác giả Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp;
một số bài viết trong các tạp chí: “Một số vấn đề pháp lý của thương mại điện
tử và việc áp dụng chúng ở Việt Nam” của tác giả Mai Hồng Quỳ trong tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 02/2000, “Những vấn đề pháp lý về thương mại điện
tử ở Việt Nam” tháng 6/2000 trong tạp chí Luật học của tác giả Bùi Bích Liên,
“Giao kết họp đồng điện tử và giao kết hợp đồng truyền thống - những vấn đề
khác biệt” của thạc sỳ Nguyễn Thị Minh Hằng, “Thương mại điện tử trong mối
quan hệ với WTO và giải pháp đôt phá với Việt Nam”.


4

Khác với những cơng trình nghiên cứu, bài viết trên, đề tài “Pháp luật
về thương mại điện tử ớ Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hồn
thiện” khơng tham vọng đi sâu nghiên cứu vào một khía cạnh pháp lý cụ thể
nào cua thương mại điện tử, cũng không nặng về yếu tố kỹ thuật, mà nghiên
cứu những vấn đề pháp lý của thương mại điện tử nói chung, đánh giá thực
trạng pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam, những phương hướng và giải
pháp cụ thể.
Qua một q trình tìm tịi học hỏi, nghiên cứu, em nhận thấy rằng việc
làm sáng tỏ đề tài “Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam - Thực trạng
và phương hướng hồn thiện” là vấn đề có ý nghĩa, góp phần hồn thiện nội
dung pháp lý, những vấn đề thực tiễn về thương mại điện tử ở nước ta, từ đó
tìm ra những hạn chế để khắc phục, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển,
đóng góp một phần cho nền kinh tế năng động trong thời kỳ mới.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Luận văn không nhằm mục đích phân tích tất cả các vấn đề pháp lý liên
quan đến thương mại điện tử mà chỉ phân tích những nội dung quan trọng
nhất của thương mại điện tử, đánh giá thực trạng của pháp luật thương mại
điện tử ở nước ta bởi thương mại điện tử là một vấn đề rất rộng, liên quan đến
nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung khác nhau.
Ngoài việc đánh giá thực trạng pháp luật thương mại điện tử, luận văn
còn đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phương pháp luận của luận văn được thực hiện dựa trên lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
Phương pháp luận mà tác giả luận văn sử dụng là chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử.


5

Ngoài ra đê làm sáng tỏ các nội dung cần nghiên cứu của đề tài, luận
văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp tơng hợp;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp chứng minh;
- Phương pháp thống kê.
5. M ục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là hoàn thiện pháp luật về thương
mại điện tử ở Việt Nam.
Với mục đích được đặt ra như vậy, luận văn phải thực hiện những

nhiệm vụ nhằm thực hiện những mục đích ấy:
- Nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản về thương mại điện tử;
- Phân tích những nội dung pháp luật về thương mại điện tử;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật thương mại điện tử ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay;
- Xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt
Nam, qua đó nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, đóng góp một
phần quan trọng cho nền kinh tế năng động trong thời kỳ mới.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn.
Đây là luận văn thạc sỹ luật học nghiên cứu một cách có hệ thống, đánh
giá tương đối toàn diện, đầy đủ nội dung pháp luật về thương mại điện tử thực trạng và phương hướng hoàn thiện.
Luận văn có những đóng góp mới sau:
- Phân tích, đánh giá tồn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận cơ
bản về thương mại điện tử, pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam;


6

- Đánh giá thực trạng pháp luật về thương mại điện tử ở nước ta trên cơ
sở nhận thức đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về hội nhập
kinh tế quốc tế;
- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị hồn thiện có tính khoa học, hệ
thống về pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam và những đảm bảo cho
phát triên thương mại điện tử.
7. Co’ cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một sổ vấn đề lý luận về thương mại điện tử và pháp luật
điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử.
Chương 2: Những nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động

thương mại điện tử ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại
điện tử và những biện pháp đảm bảo cho phát triển thương mại điện tử ở Việt
Nam.
Kết Luân
Danh muc
• tài liêu
• tham khảo


7

CHƯƠNG 1
MỘT
SĨ VẤN ĐẺ LÝ LUẬN
VÈ THƯƠNG MẠI
TỦ VÀ


• ĐIỆN

PHÁPLƯẬT ĐIÊU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Khái quát về thưong mại điện tử
1.1.1. Khái niệm, đặc điếm của thương mại điện tử
Thương mại điện tử đã dần được hình thành và ứng dụng phổ biến
trong những năm gần đây. Thương mại điện tử (tiếng Anh là electronic
Commerce, viết tắt là E-commerce) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau
như: thương mại trực tuyến (online trade), thương mại phi giấy tờ (paperless
commerce), nền kinh tế ảo, nền kinh tế “.com”... Đồng thời, cũng có nhiều

cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử.
Theo Đại hội đồng WTO “Thương mại điện tử được hiểu là việc sản xuất
(production), phân phối (distribution), marketing, bán (sale) hoặc chuyển giao
(delivery) hàng hoá và dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Còn phương tiện điện
tử được quy định là các phương tiện truyền tin như điện thoại, fax, telex, điện
tín, truyền hình, thư điện tử và các phương tiện điện tử khác [32,tr. 1].
Theo Uỷ ban châu Âu: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực
hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử
lý và truyền số liệu điện tử dưới dạng chữ, âm thanh và hình ảnh. Thương mại
điện tử gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hố qua
phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển
tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại,
hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp với
người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng (hậu mãi). Thương mại điện tử
được thực hiện đối với cả thương mại hàng hố (ví dụ như hàng tiêu dùng, các
thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp


8

thơng tin, dịch vụ pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thống (như chăm
sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)”.
Theo Luật mầu cua UNCITRAL về thương mại điện tử năm 1996:
Thương mại điện tử được hiếu là việc sử dụng “thông tin dưới dạng một
thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại” (Điều 1) cịn
“Thơng điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trừ
bằng phương tiện điện tử, quang học và các phương tiện tương tự, bao gồm,
nhưng không hạn chế ở, trao đối dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín,
điện báo hoặc fax” (điều 2).
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Thương mại điện

tử được định nghĩa là toàn bộ các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ
liệu qua các mạng truyền thơng như Internet”.
Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm thương mại điện tử được định
nghĩa theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng chung quy lại có hai cách hiểu về
thương mại điện tử là cách hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp.
Với cách hiểu theo nghĩa rộng, tạo cho thương mại điện tử khả năng áp
dụng rất rộng và có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Và theo cách hiểu này thì trên thực tế, thương mại điện tử đã được ứng dụng
từ lâu qua các phương tiện điện tử như điện thoại, fax, telex...
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử được hiểu là những hoạt động gắn
liền với Internet. Tuy nhiên, ngày nay do Internet được sử dụng phổ biến
trong thương mại điện tử nên nói đến thương mại điện tử người ta thường nói
đến hoạt động thương mại qua mạng Internet [21].
Luật giao dịch điện tử năm 2005 của Việt Nam không đưa ra khái niệm
thương mại điện tử, mà chỉ quy định khái niệm về giao dịch điện tử.
Điều 4 khoản 6 Luật giao dịch điện tử quy định: giao dịch điện tử là
“giao dịch được thực hiện bàng phương tiện điện tử”, còn Điều 4 khoản 10


9

quy định: “phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ
điện, điện tử, kỳ thuật số, từ tính, truyền dần khơng dây, quang học, điện từ
hoặc công nghệ tương tự” .
Qua khái niệm này cỏ thế thấy, phạm vi điều chỉnh của Luật giao dịch
điện tử là rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, không chỉ trong lĩnh vực thương
mại mà cả trong lĩnh vực dân sự, hoạt động quản lý của các cơ quan nhà
nước. Luật có cách tiếp cận theo nghĩa rộng, điều đó tạo cho thương mại điện
tử khả năng áp dụng rất lớn, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin phát
triển như hiện nay sẽ có nhiều phương tiện hiện đại mới ra đời.

Tuy nhiên, việc hiểu thương mại điện tử theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp
chỉ mang tính tương đối vì thực tế cho thấy chính Internet mới là động lực
quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của loại hình thương mại mới mẻ này.
*Đặc điếm của thương mại điện tử:
+ Thứ nhất, thương mại điện tử mang tính phi biên giới: Thương mại
điện tử được thực hiện ở phạm vi quốc tế, các bên thực hiện việc trao đổi
thơng tin thơng qua mạng máy tính tồn cầu. Do vậy, khái niệm biên giới đã
khơng cịn. Mặc dù, đây là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động
kinh doanh vì một thương nhân dù ở vị trí địa lý nào nhưng chỉ cần một máy
tính nối mạng là có thể giao dịch với đối tác của mình; hay những nhà đầu tư
mới có thể tiếp cận thị trường mới một cách dễ dàng hơn, thông qua hệ thống
máy tính nối mạng thì người tiêu dùng, đối tác có thể tiếp cận với doanh
nghiệp nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên, có một khó khăn là việc xác định
địa điểm kinh doanh - nơi thương nhân này giao dịch trở nên khó khăn hơn so
với việc thực hiện hoạt động thương mại theo cách truyền thống.
+ Thứ hai, với thương mại điện tử các bên trong giao dịch không cần
phải trực tiếp tiếp xúc với nhau đế tiến hành hoạt động kinh doanh như hoạt
động thương mại truyền thống. Những người tham gia giao dịch thương mại


10

điện tử có thế đã biết nhau nhưng cùng có thể không biết nhau, chưa gặp gỡ,
tiêp xúc với nhau bao giờ. Các giao dịch được thực hiện trong môi trường
điện tử như ký hợp đồng, chuyến tiền, hóa đơn, gứi báo cáo, vận đơn... Từ
khi xuất hiện mạng máy tính tồn cầu Internet thì việc trao đổi thơng tin trong
các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi tồn
thế giới.
+ Thứ ba, đổi với thương mại truyền thống thì mạng lưới thơng tin chỉ
là phương tiện để trao đổi dừ liệu, còn đổi với thương mại điện tử thì mạng

lưới thơng tin chính là thị trường. Các trang web nổi tiếng như Yahoo;
America Online; Google hay Alta Vista... đóng vai trị như các website gốc
đưa khách hàng truy cập vào nhiều trang web với vô số thông tin. Các trang
web này đã trở thành những “khu chợ” khổng lồ trên Internet [19, tr. 14]. Với
mỗi lần nhấp chuột khách hàng có khả năng tìm được vơ số các cửa hàng điện
tử khác nhau. Các chủ cửa hàng, các doanh nghiệp ngày càng tích cực đưa
thơng tin về doanh nghiệp của mình lên web để khai thác thị trường rộng lớn
trên Internet, ở nước ta, theo thống kê chưa đầy đủ hiện có khoảng gần 30.000
doanh nghiệp có website riêng.
+ Thứ tư, thương mại điện tử mang tính rủi ro cao hơn so với thương
mại truyền thống bởi trong một môi trường “ảo” nên rất khó khăn cho việc
xác định những yếu tố liên quan đến thương mại điện tử như địa điểm giao
kết hợp đồng...
+ Thứ năm, luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cũng mang
những đặc điểm khác biệt so với hoạt động thương mại truyền thống. Pháp
luật về thương mại truyền thống chưa điều chỉnh những vấn đề như thông
điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, do đó chưa giải quyết
được những vấn đề phát sinh từ việc thực hiện hoạt động thương mại điện tử.
+ Thứ sáu, các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử là rất
phong phú, gồm:


11

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước - B2G
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C
- Giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với cá nhân - G2C
+ Thứ bảy, ngoài các chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ giao dịch

thương mại truyền thống, trong thương mại điện tử xuất hiện thêm một bên
thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Đây là
những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử được thực
hiện. Nhà cung cấp dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển
đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử,
đồng thời họ cũng là người xác nhận tính xác thực của các thơng tin trong
giao dịch thương mại điện tử.
1.1.2. Vai trò của thương mại điện tử
Ngày nay, thương mại điện tử đã dần được khẳng định vai trị to lớn
của mình trong q trình phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như
nền kinh tế toàn cầu.
+ Trước tiên, thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được
thông tin một cách phong phú về thị trường và đối tác. Với một máy tính nối
mạng, bất cứ thương nhân nào cũng có thể tìm hiểu về đối tác của mình, tìm
hiêu được năng lực cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp thực hiện hoạt động
kinh doanh một cách thuận lợi, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp...
+ Thứ hai, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm được chi phí
sản xuất, kinh doanh. Trong hoạt động thương mại điện tử người mua, người
bán không cần trực tiếp tiếp xúc với nhau, do đó tiết kiệm được thời gian giao
dịch, đi lại.
Theo thống kê, khi sử dụng thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể
tiết kiệm 30% chi phí văn phịng (truy cập ADSL). Ngồi ra, có một thực tế


12

dễ dàng nhận thấy là khi sử dụng các catalo điện tử thì có thế thay đơi thường
xun; đơng thời các catalo điện tử cũng mang giao diện hình ảnh đẹp, sắc
nét, phong phú hơn nhiều các catalo in ấn.
Thương mại điện tử làm giảm được chi phí giấy tờ do các thông tin

giữa các bên đối tác đều được nhận và gửi trực tiếp mà không cần thể hiện
bằng bất cứ hình thúc giấy tờ nào của tất cả các cơng đoạn của q trình
kinh doanh.
+ Thứ ba, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm được chi phí
bán hàng và tiếp thị. Người tiêu dùng không cần trực tiếp đến cửa hàng để tìm
hiểu về mặt hàng mình muốn mua, khi đã lựa chọn được mặt hàng cần thiết
thì người tiêu dùng sẽ đặt lệnh mua qua trang web của người bán và thanh
tốn qua mạng mà khơng cần tốn thời gian đến cửa hàng
+ Thứ tư, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp và khách hàng giảm
được chi phí giao dịch cũng như thời gian giao dịch.
+ Thứ năm, thương mại điện tử giúp thiết lập, củng cố các mối quan hệ
giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. Thương mại điện tử
tạo cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp.
+ Cuối cùng, thương mại điện tử tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp
cận với nền kinh tế số hoá, thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế.
Tuỳ từng ngành nghề mà hiện nay người ta ước tính có thể tiết kiệm
chi phí khi sử dụng thương mại điện tử so với việc sử dụng thương mại theo
cách truyền thống từ 2% - 39%. Theo thống kê cho thấy, chi phí tiết kiệm
được khi áp dụng Thương mại điện tử trong một số ngành công nghiệp [38]:


13

Bảng: Chi phỉ tiết kiệm được khi úp dụng Thương mại điện tử trong
một sổ ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp

Chi phí tiết kiệm đưọc (%)

Cơng nghiệp hàng khơng


11

Hố chất

10

Than đá

2

Viễn thông

5-15

Thiết bị điện

29 -3 9

Thức ăn

3 -5

Sản phẩm từ gỗ

15-25

Vận tải hàng khơng

15-20


Yt ế

5

Bảo hiểm nhân thọ

12-19

Cơ khí

22

Quảng cáo và truyền thông
Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa
Dầu và gas

10-15
10
5-15

Giấy

6

Thép

17
1.1.3.


Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là đòi hỏi mang tính

tất yếu khách quan:
Việc phát triển thương mại điện tử là một địi hỏi mang tính tất yếu
khách quan bởi:


14

-

Nhăm thực thi các cam

k ê t quôc

tê củ a Việt Nam

Ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức được kết nạp thành thành
viên thứ 150 của Tô chức thương mại thế giới (WTO) sau hơn 10 năm đàm
phán. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, theo lộ trình cụ thể, Việt Nam sẽ
phải thực thi tất cả các cam kết, các quy định của WTO trong đó có vấn đề
thương mại điện tử.
Tháng 5/1998, tại Geneva (Thuỵ Sĩ) đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) lần thứ 2. Các nước thành viên WTO đã
ra tuyên bố về thương mại điện tử toàn cầu, theo đó yêu cầu Hội đồng chung
của WTO đưa ra một chương trình hành động cụ thể để xem xét các vấn đề
liên quan đến các hoạt động thương mại phát sinh từ thương mại điện tử.
Tháng 9/1998, Hội đồng chung đã đưa ra Chương trình hành động về thương
mại điện tử yêu cầu các cơ quan thành viên của Hội đồng chung (là Hội đồng
thương mại hàng hoá, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội đồng thương mại

liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Uỷ ban thương mại và phát triển) xem
xét các mổi liên hệ giữa thương mại điện tử với các hiệp định đa biên của
WTO. Thực hiện chương trình này, các Hội đồng thành viên, theo định kỳ
báo cáo lên Hội đồng chung các kết quả đạt được và những vấn đề tiếp tục
thảo luận tại các Hội nghị Bộ trưởng tiếp theo.
Các nước thành viên WTO đã thoả thuận được các nội dung của thương
mại điện tử là: Những nguyên tắc cơ bản cũng như các Hiệp định đa biên của
WTO đều có thể áp dụng cho thương mại điện tử. Đối với một hàng hoá hay
lĩnh vực nhất định, các quy tắc đó cần được quy định cụ thể hơn theo hướng
tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử. Trước mắt, sẽ không
áp thuế quan đối với hàng hố được chuyến tải thơng qua phương tiện điện tử.
Tiếp đó, ngày 24/11/2000, Việt Nam đà tham gia vào Hiệp định khung
ASEAN về thương mại điện tử (E-ASEAN), qua đó các quốc gia thành viên


15

của ASEAN nhận thức được những lợi ích, cơ hội mà thương mại điện tử
mang lại, sẽ có những chính sách cụ thế quy định trong pháp luật quốc gia
nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử. Cụ thể:
+ Nhanh chóng đưa vào luật và các chính sách quốc gia các vấn để liên
quan đến các giao dịch điện tử dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự công nhận lẫn nhau về khuôn khổ chữ
ký điện tử;
+ Tạo thuận lợi đảm bảo an tồn cho các thanh tốn và chuyển tiền điện
tử thông qua các cơ chế cụ thể;
+ Áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ
thương mại điện tử. Các nước thành viên cần xem xét việc chấp thuận các
Hiệp ước của tổ chức WIPO - Tổ chức quốc tế về quyền sở hữu trí mà chủ
yếu là “hiệp ước bản quyền WIPO 1996”;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và bí mật riêng tư
của người tiêu dùng;
+ Khuyến khích sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế
(ADR) cho các giao dịch trực tuyến.
-

Tận dụng tối đa những giá trị, lợi ích cũng như những cơ hội mà

thương mại điện tử mang lại.
Thương mại điện tử mang lại cho các chủ thể tham gia giao dịch rất
nhiều cơ hội mới. Điều đó không những được thể hiện rõ nét ở những quốc
gia trên thế giới có thương mại điện tử phát triển từ lâu mà còn được nhận
thấy, thể hiện ở nước ta - một nước đang phát triển. Theo thống kê ở một số
nước có thương mại điện tử phát triển thì thương mại điện tử đã tăng một
cách nhanh chóng, ví dụ: ở Pháp, doanh thu từ thương mại điện tử của năm
2003 đạt 2,39 tỷ euro (tăng 65% so với năm 2001), năm 2003 đạt 3,5 tỷ euro
theo đánh giá của hãng Benchmark Group. Còn doanh thu từ hoạt động
thương mại điện tử của Mỳ, theo hiệp hội các nhà bán hàng trực tuyến của


16

Mỹ (hãng Forrester Research và Shop.org) năm 2002 đạt 48%, bằng 76 ty
USD, chiếm 3,6% thương mại bán le của Mỹ. Năm 2003, doanh thu từ
thương mại điện tử tăng nhanh chóng đạt 100 tỷ USD, chiếm 4,5 tồng so
thương mại bán lẻ [39].
- Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc mớ rộng thị trường,
nam băt các cơ hội kinh doanh mới và nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hệ quả của sự phát triển ngày càng nhanh của công nghệ thông tin

hiện nay.
1.2. Pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử
1.2.1.

Khái niệm, đặc điểm của pháp luật điều chỉnh thương mại

điên tử
Sự ra đời và phát triển của cơng nghệ thơng tin gắn với nó là các giao
dịch thương mại điện tử cũng đuợc hình thành và phát triến. Thương mại điện
tử phát triển đòi hỏi nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động này. v ề
cơ bản thương mại điện tử cũng giống như thương mại truyền thống về bản
chất, thương mại điện tử chỉ khác thương mại truyền thống ở cách thức thực
hiện là nó được thực hiện thơng qua các phương tiện điện tử. Vì vậy, pháp
luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cũng phải tuân thủ các quy định
của pháp luật thương mại truyền thống được quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2005; Luật Thương mại năm 2005... ở những vấn đề cơ bản như: nguyên
tắc hoạt động thương mại, chủ thể, hợp đồng, quyền nghĩa vụ của các tổ chức,
cá nhân trong hoạt động thương m ại...
Tuy nhiên, do đặc điêm của hoạt động thương mại điện tử nên pháp luật
điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cũng có một số đặc điểm nhất định.
Có thể hiểu pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử là hệ
thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều
chỉnh những quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử.


17

+ Thứ nhất, hoạt động thương mại điện tử ngoài sự điều chỉnh chung
của pháp luật thương mại truyền thống còn chịu sự điều chỉnh của lĩnh vực
pháp luật đặc thù dành riêng cho giao dịch điện tử như: Luật giao dịch điện tử

2005; nghị định về thương mại điện tử (nghị định số 57/NĐ-CP ngày
09/6/2006); nghị định quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ
ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (nghị định số 26/NĐ-CP ngày
23/02/2007)... Thương mại điện tử gắn liền với các phương tiện điện tử vì
vậy địi hỏi phải có những quy định riêng mà Bộ luật Dân sự 2005, Luật
Thương mại 2005 chưa đề cập tới như: quy định về thông điệp dữ liệu; quy
định về trao đổi dữ liệu điện tử; quy định về chữ ký điện tử; quy định về
chứng thực chữ ký điện tử ...
+ Thứ hai, pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử gắn liền với
pháp luật về khoa học cơng nghệ. Vì vậy các quy phạm điều chỉnh hoạt động
thương mại điện tử phần lớn là các quy phạm kỹ thuật, các khái niệm cỏ nội
dung kỹ thuật của công nghệ thông tin như: chữ ký điện tử, thông điệp dữ liệu...
+ Thứ ba, nguyên tắc của pháp luật thương mại điện tử. Ngoài những
nguyên tắc chung của pháp luật thương mại truyền thống, pháp luật điều
chỉnh hoạt động thương mại điện tử cịn có những ngun tắc riêng. Theo
điều 5 của Luật giao dịch điện tử 2005 có các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực
hiện giao dịch.
- Nguyên tắc tự thoả thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện
giao dịch.
- Nguyên tắc không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất
trong giao dịch điện tử.
- Nguyên tăc bảo vệ quvên và lợi ích hợp pháp của cơ quan to chức cá
nhân, lợi ích của Nhà nước, lọi ' h công cộng.

THƯVỉ ệ N
ÍRƯỜNG ĐẠI HOC lÙẬĨHÀ NỘI
PHỊNG DỌC



18

- Nguyên tắc bao vệ quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan tơ chức cá
nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng.
+ Thứ tư, pháp luật điều chinh hoạt động thương mại điện tử đang được
quốc tế hố nhanh chóng.
Đặc điểm này xuất phát từ tính phi biên giới của thuơng mại điện tử. Vì
vậy, những quy định về thương mại điện tử không chỉ là lĩnh vực riêng biệt của
pháp luật quốc gia mà ngay từ khi mới hình thành nó đã mang tính quốc tế.
Luật giao dịch điện tử năm 2005 của Việt Nam cũng được soạn thảo
theo chuẩn mực của Luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp
quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) thông qua ngày 12.12.1996.
Như vậy, có thể kết luận rằng pháp luật điều chỉnh hoạt động thương
mại điện tử là bộ phận của pháp luật thương mại truyền thống, đồng thời nó
có những quy định riêng gắn liền với các phương tiện điện tử mà các hoạt
động thương mại điện tử thực hiện. Điều đó đặt ra vấn đề áp dụng pháp luật
trong hoạt động thương mại điện tử. Hoạt động thương mại điện tử ngoài việc
phải tuân thủ những quy định chung của pháp luật thương mại truyền thống
(những quy định trong Bộ luật dân sự; Luật thương mại) thì trong trường hợp
có sự khác nhau giữa quy định của Luật giao dịch điện tử với quy định của
luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử thì áp dụng
chung quy định của Luật giao dịch điện tử.
1.2.2. Khung pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử của
Viêt Nam
t

Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã tích cực xây dụng
khung pháp lý cho các giao dịch điện tử trong đó có hoạt động thương mại
điện tử, bước đầu xây dựng nền táng pháp lý cho thương mại điện tử hình
thành và phát triển. Cụ thể là:

- Bộ luật dân sự 2005
- Luật thương mại 2005.


19

quy định riêng cho giao dịch điện tư trong đó có hoạt động thương mại điện
tử, cụ thê là:
- Luật giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2005 và
có hiệu lực từ ngày 1.3.2006.
- Nghị định số 57/2007/NĐ - CP của Chính phủ về thương mại điện tử.
- Nghị định số 26/2007/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chừ ký số.
- Nghị định số 27/2007/NĐ - CP của Chính phủ về giao dịch điện tử
trong hoạt động tài chính.
- Quyết định số 27/2007/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
đề án phát triển thương mại điện tử trong nước đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
- Luật công nghệ thông tin ngày 26.06.2006.
Những văn bản pháp luật kể trên đã trực tiếp quy định về hoạt động
thương mại điện tử ở Việt Nam. Khái quát những quy định trong các văn bản
pháp luật kể trên có thể rút ra những nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh
hoạt động thương mại điện tử, bao gồm những vẩn đề cơ bản sau:
+ Quy định về đảm bảo giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.
+ Quy định về gửi, nhận thông điệp giữ liệu.
+ Quy định về chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử.
+ Quy định về giao kết và thực hiện họp đồng điện tử.
+ Quy định về bảo đảm an toàn tránh rủi ro trong hoạt động thương mại
điện tử (bảo vệ bí mật cá nhân, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ)
+ Quy định về thanh tốn điện tử.

Đó là những nội dung rất căn bản của hoạt động thương mại điện tử mà
pháp luật của các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế phải quy định cụ thể
nhằm khuyến khích phát triển thương mại điện tử cũng như đảm bảo an toàn
cho các hoạt động thương mại điện tử.


20

nhàm khuyến khích phát triển thương mại điện tử cũng như đảm bảo an toàn
cho các hoạt động thương mại điện tử.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều ban hành văn bản pháp luật
quy định cụ thể về thương mại điện tử với tên gọi khác nhau nhàm tạo khung
pháp lý cho thương mại điện tử phát triến. Năm 1996 uỷ ban Luật thương mại
quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo luật mẫu về thương
mại điện tử. Luật mầu được coi là tài liệu tham khảo để các quốc gia xây
dựng pháp luật thương mại điện tử của mình.
1.2.3.

Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với thương mại điện

tử trong khuôn khố Liên hợp quốc và pháp luật thương mại điện tử của
các nước
& Luật mẫu ƯNCITRAL về thương mại điện tử:
Luật mẫu về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce)
được Uỷ ban của Liên hiệp quổc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)
thơng qua ngày 12/6/1996 và được chính thức cơng bố trong báo cáo của Hội
nghị lần thứ 6 Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 12/12/1996. Mục tiêu của
Luật mẫu là đưa ra một hệ thống các quy tắc được thừa nhận trên phạm vi
quốc tế về việc loại bỏ các trở ngại trong việc công nhận giá trị pháp lý của
thông điệp được lưu chuyển bằng phương tiện điện tử. Hiệu lực của đạo luật

này được áp dụng với mọi loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu
trong khuôn khổ các hoạt động thương mại. Phạm vi áp dụng của Luật mẫu
được áp dụng đế điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh khi áp dụng phương
thức kinh doanh thương mại điện tử.
Luật mẫu cũng có thể được sử dụng để giải thích bổ sung cho một số
công ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại và các công cụ pháp lý quốc tế
khác nêu các công cụ này cịn có các quy định gây cản trỏ' cho thương mại
điện tử [17].


21

Luật mầu là cơ sở định hướng giúp các nước thành viên của Liên hiệp
quốc tham khảo khi xây dựng một đạo luật của mình với ý nghĩa là khung
pháp lý cơ bản cho thương mại điện tử.
Mục tiêu của Luật mẫu là tạo sự bình đẳng giữa những người sử dụng
tài liệu trên cơ sở giấy tờ và những người sử dụng thông tin trên cơ sở các dữ
liệu điện tử ở phạm vi quốc tế.
Kết cấu của Luật mẫu được chia làm hai phần với 17 điều khoản:
- Phần I: Chương I đề cập đến các quy định chung bao gồm 14 điều
khoản về phạm vi điều chỉnh, giải thích luật và các trường hợp ngoại lệ theo
thoả thuận giữa các bên. Chương II quy định các điều kiện luật định đối với
các thơng tin số hố, gồm 6 điều khoản (Điều 5 đến Điều 10) công nhận giá
trị pháp lý của các thơng tin số hố, về văn bản viết, chữ ký, bản gốc, tính xác
thực và khả năng được chấp nhận của thông tin số, việc lưu giữ thông tin số.
Chương III quy định thông tin liên lạc bằng số hoá, bao gồm 5 điều khoản
(Điều 11 đến Điều 15) quy định về hình thức của hợp đồng điện tử và giá trị
pháp lý của họp đồng điện tử, các bên giao kết hợp đồng điện tử phải công
nhận giá trị pháp lý của các thông tin số hố, xuất xứ của thơng tin số hố,
việc xác nhận đã nhận được thông tin, thời gian, địa điểm gửi và nhận thơng

tin số hố.
- Phần II quy định các giao dịch thương mại điện tử trong một số lĩnh
vực hoạt động cụ thể gồm 2 điều khoản liên quan đến vận tải hàng hóa. Điều
16 quy định hành vi liên quan đến hợp đồng vận tải hàng hoá, Điều 17 quy
định về chứng từ vận tải hàng hoá.
Một trong sổ các nội dung quan trọng của Luật mẫu là:
- Khẳng định giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử (Điều 5) và nhờ
đó có thể loại bỏ được những quy định không giống nhau, thường tồn tại
trong nhiều hệ thống pháp luật quốc gia, xuất trình bản gốc hay các quy định
về thoả thuận bằng văn bản viết.


22

- Khẳng định thơng tin điện tử đáp ứng địi hỏi của một văn bản viết
(Điều 6)

- v ề chữ ký điện tử (Điều 7), Luật đã khẳng định giá trị tương đương
của chữ ký điện tử so với chữ ký viết truyền thống nếu chừ ký điện tử thoả
mãn được hai điều kiện nêu trong khoản a, b Điều 7.
- Quy định sự hình thành và hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử.
Những nội dung có tính khẳng định về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu,
của hợp đồng điện tử, của chữ ký điện tử là những khẳng định ban đầu cho
việc công nhận và sử dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử.
Việc UNCITRAL thông qua đạo luật mẫu về thương mại điện tử đã tạo
điều kiện cho tất cả các quốc gia trên thế giới, mà trước hết là các nước thành
viên của Liên hiệp quốc có cơ sở tham khảo để xúc tiến việc hoàn thành hệ
thống pháp luật nước mình về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ
thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy và ban hành các văn bản
pháp lý còn thiếu trong lĩnh vực thương mại điện tử. Luật mẫu này chỉ có giá

trị tham khảo, tuy nhiên đây là tài liệu bổ ích để mỗi quốc gia có thể dựa vào
đó nghiên cứu khi xây dựng, ban hành và hồn thiện các văn bản pháp luật về
thương mại điện tử của quốc gia mình.
# Pháp luật thương mại điện tử của các nước.
Mặc dù mang tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung các nước đều ban
hành luật điều chỉnh thương mại điện tử:
- Argentina ban hành Luật chữ ký số năm 2002.
- Canada ban hành Luật giao dịch điện tử năm 2001; Luật chứng cứ
điện tử thống nhất năm 1999.
- Columbia ban hành Luật thương mại điện tử năm 1999.
- Hoa Kỳ ban hành Luật giao dịch điện tử thống nhất năm 1999; Luật
giao dịch thơng tin máy tính thống nhất năm 1999; Luật chừ ký đié lử trong


×