[[[[¬
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN BÍCH VÂN
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Định hướng ứng dụng
HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN BÍCH VÂN
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số
: 8380107
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Định hướng ứng dụng
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kì cơng trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ rang, được
trích dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Bích Vân
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ
Bộ luật lao động
NLĐ
Người lao động
NSDLĐ
Người sử dụng lao động
LĐCB
Lao động cưỡng bức
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO
7
ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
CƯỠNG BỨC
1.1
Khái niệm và đặc điểm của lao động cưỡng bức
7
1.1.1
Khái niệm lao động cưỡng bức
7
1.1.2
Đặc điểm lao động cưỡng bức
12
1.2
Dấu hiệu nhận diện và phân loại lao động cưỡng bức
14
1.2.1
Dấu hiệu nhận diện lao động cưỡng bức
14
1.2.2
Phân loại lao động cưỡng bức
18
1.3
Sự điều chỉnh của pháp luật đối với lao động cưỡng bức
20
1.3.1
Sự cần thiết phải điều chỉnh của pháp luật đối với lao động
20
cưỡng bức
1.3.2
Các quy định về lao động cưỡng bức ở một số quốc gia
24
Kết luận chương I
30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
31
CƯỠNG BỨC VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
2.1
Pháp luật hiện hành về lao động cưỡng bức
31
2.1.1
Quy định của pháp luật hiện hành về lao động cưỡng bức
31
2.1.1.1 Lao động cưỡng bức trong các doanh nghiệp
31
2.1.1.2 Lao động là phạm nhân tại các trại giam
32
2.1.1.3 Lao động là nạn nhân của tệ nạn buôn bán người
34
2.1.1.4 Lao động là người nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện
36
bắt buộc
2.1.1.5 Lao động của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
37
dưỡng
2.1.1.6 Lao động của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
39
dục bắt buộc.
2.1.1.7 Lao động là người di trú
40
2.1.1.8 Lao động của người thực hiện nghĩa vụ quân sự
43
2.1.2
Các chế tài pháp lý đối với lao động cưỡng bức
43
2.2
Thực tiễn thi hành pháp luật lao động cưỡng bức tại thành phố
46
Hà Nội
2.2.1
Đặc điểm lao động tại thành phố Hà Nội
46
2.2.2
Kết quả thi hành pháp luật lao động cưỡng bức tại thành phố
48
Hà Nội
2.2.2.1 Về lao động cường bức trong các doanh nghiệp
48
2.2.2.2 Về lao động là phạm nhân tại các trại giam
49
2.2.2.3 Lao động là nạn nhân của nạn buôn bán người
51
2.2.2.4 Đối với người lao động di trú
53
2.2.2.5 Lao động là người nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện
55
bắt buộc
2.2.2.6 Lao động của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
56
dưỡng, cơ sở giáo dục và lao động có tính chất bắt buộc
2.2.3
Đánh giá
57
Kết luận chương II
60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
61
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
3.1
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
61
3.1.1
Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về lao động cưỡng bức
61
3.1.2
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động cưỡng
62
bức
3.2
Một số kiến nghị về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao
67
động cưỡng bức tại thành phố Hà Nội
Kết luận chương III
70
KẾT LUẬN
71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lao động cưỡng bức đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay, là mặt trái
của q trình tồn cầu hóa. Nó xâm phạm đến một trong những quyền cơ bản
của con người, đó là quyền tự do lao động, tự do thân thể. Theo báo cáo của
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), LĐCB trong khu vực kinh tế tư nhân tạo ra
150 tỷ USD lợi nhuận bất hợp pháp mỗi năm trên toàn thế giới. Khu vực châu
Á – Thái Bình Dương chiếm tỉ lệ lớn nhất (56% trong tổng số LĐCB trên
toàn cầu). Tuy nhiên, lợi nhuận hàng năm thu về từ mỗi nạn nhân tại khu vực
châu Á – Thái Bình Dương (5.000 USD/người/năm) thấp thứ hai trên thế giới.
Người ta kiếm được nhiều tiền nhất từ mỗi nạn nhân ở các nền kinh tế phát
triển
(35.000
USD/người/năm)
và
ít
nhất
ở
châu
Phi
(3.900
USD/người/năm).1
Đứng trước thực trạng này, việc nhận thức rõ về vấn đề LĐCB trên
phương diện lý luận cũng như thực tiễn là thực sự cần thiết, có tính thời sự.
Việc nghiên cứu về LĐCB và xóa bỏ tình trạng này có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời đảm bảo quyền
của con người cũng như của NLĐ trong phạm vi quốc gia cũng như toàn thế
giới.
Ngày 28/6/1930, Hội nghị Lao động Quốc tế đã thông qua Công ước số
29 về LĐCB hoặc bắt buộc (Công ước số 29) và Việt Nam đã là thành viên
của Công ước này từ ngày 05/3/2007. Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta,
việc nhìn nhận về vấn đề LĐCB còn chưa đạt được sự thống nhất; một
số tiêu chuẩn quốc tế về LĐCB chưa được cụ thể hóa trong pháp luật
Việt Nam. Việc tổ chức thực hiện Cơng ước 29 cịn gặp nhiều bất cập.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu toàn diện về LĐCB.
1
/>
2
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam. Vì vậy, nhu
cầu lao động tại Hà Nội rất lớn. Bên cạnh đó với tốc độ tăng dân số nhanh,
lực lượng lao động của Hà Nội không ngừng dồi dào hơn. Theo thống kê gần
đây, Hà Nội là một trong 5 thành phố có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả
nước. Với đặc điểm số lượng lao động lớn, Hà Nội có thể là nơi diễn ra tình
trạng LĐCB.
Với những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về LĐCB và
thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sỹ luật học với mong muốn đóng góp một số ý kiến và quan điểm trong
q trình hồn thiện quy định pháp luật về LĐCB trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Về tình hình nghiên cứu ở nước ngồi:
LĐCB là vấn đề mang tính tồn cầu, khơng chỉ được ILO quy định trong
các văn kiện pháp lý đối với các quốc gia thành viên mà còn là đề tài được
quan tâp tiếp cận, nghiên cứu với nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Có
thể kể đến mộ;t số nghiên cứu như: Cuốn sách “Forced Labor: Coercion and
Exploitation in the Private Economy” (2009) (LĐCB : cưỡng bức và bóc lột
trong nền kinh tế tư nhân) được giới thiệu bởi hai chuyên gia của ILO: Beate
Andrees và Patrick Belser; Cuốn sách “Slavery, Forced labor, Debt bondage,
and Human Traficking: From Conceptional Confusion to Targeted Solutions”
(2011) của Ann Jordan; Báo cáo “How to Combat Forced Labour and
Trafficking” (2009) của tổ chức Liên đồn cơng đồn quốc tế (ITUC); Bài
viết: “Compensation for Forced during World War II in Nazi Germany”, tác
giả Siefert Achim đăng trên tạp chí International Journal of Comparative
Labour Law and Industrial Relation, Vol.17, Số 4/2001; Sách “A perspective
plan to eliminate forced labour in India” (Kế hoạch tổng thể để xóa bỏ LĐCB
ở Ấn Độ) của Tiến sĩ L. Mishra, 2001; Cuốn sách “Regulation and
Enforcement to Tackle Foced Labour in the UK: A Systematic Response?”
(2012) của tác giả Alex Balch thuộc tổ chức Joseph Rowntree Foundation…
3
Có thể thấy nghiên cứu về LĐCB trên thế giới đã được quan tâm và mang
tính phổ biến gắn với những nỗ lực quyết liệt của ILO trong chương trình
hành động đặc biệt chống LĐCB từ những năm 2000 và sự nâng cao về nhận
thức của cộng đồng thế giới đối với vấn nạn này. Đóng góp lớn nhất của
những nghiên cứu trên thế giới là đã vẽ lên được một bức tranh toàn cầu khá
chi tiết và rõ nét về thực trạng LĐCB, thực trạng pháp luật và thực thi pháp
luật của một số quốc gia điển hình về thành công và cả về thất bại trong cuộc
chiến đấu tranh chống và xóa bỏ LĐCB.
2.2 Về tình hình nghiên cứu trong nước:
Từ khi Việt Nam ký Công ước số 29 của ILO Cho đến nay, ở nước ta chưa
có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ vấn đề nội luật hóa quy
định của Cơng ước và đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện. Số lượng
cơng trình nhiên cứu khoa học về LĐCB cũng cịn tương đối hạn chế. Các
cơng trình như luận án, luận văn và các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan
đến vấn đề này cũng chưa đủ để đáp ứng được u cầu thực tiễn địi hỏi. Một
số cơng trình cơ bản nghiên cứu về LĐCB như: Luận văn Thạc sỹ: “Pháp
luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ LĐCB hoặc bắt buộc ”
(2012) của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Yến; Luận văn Thạc sỹ: “Pháp
luật Việt Nam với vấn đề LĐCB – Thực trạng và một số kiến nghị”
(2015) của tác giả Nguyễn Tiến Dũng; Bài viết, “Nhận diện Nhận diện
về LĐCB trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành” (2015) đăng
trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật của tác giả Phan Thị Thanh Huyền;
Bài viết “Những quy định cơ bản của tổ chức lao động quốc tế về xóa
bỏ LĐCB (lao động bắt buộc) và các cam kết quốc tế của Việt Nam ”
của tác giả Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật
số 12/2012; Sách “Một số vấn đề liên quan đến LĐCB và xoá bỏ
LĐCB ” (2007) của Vụ pháp chế, Bộ lao động - Thương binh - Xã hội;
sách “Hỏi đáp về công ước số 29 về LĐCB hoặc bắt buộc của tổ chức
lao động quốc tế” (2007) do Vụ pháp chế, Bộ lao động - thương bình
4
và xã hội; Tập sách “Đấu tranh chống LĐCB
- Sổ tay dành cho
NSDLĐ và doanh nghiệp” (2008) do Tổ chức lao động Quốc tế và
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam phối hợp soạn thảo. Nhìn
chung, vấn đề LĐCB đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận trên một số
phương diện khác nhau trong phạm vi nhất định nhưng vẫn thiếu vắng các
nghiên cứu, các cuộc điều tra, thống kê liên quan đến thực trạng pháp luật về
chống LĐCB ở Việt Nam một cách hệ thống. Do đó, nghiên cứu về vấn đề
LĐCB ở nước ta hiện nay vẫn cịn hạn chế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng tới mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về LĐCB, tìm
hiểu thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về LĐCB cũng như thực tiễn thi
hành pháp luật về LĐCB tại thành phố Hà Nội, từ đó tìm kiếm các giải pháp
hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh những nội dung
pháp lý về LĐCB trên phạm vi thành phố Hà Nội nói riêng cũng như Việt
Nam nói chung.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cần giải quyết:
- Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về LĐCB;
- Nghiên cứu các quy định pháp luật trong các văn bản pháp luật lao động và
ngành luật liên quan đến LĐCB ở Việt Nam, đồng thời đánh giá những thành
tựu và hạn chế trong thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về những vấn đề
này trên đại bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật liên quan đến LĐCB trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào các nội dung cơ bản sau
đây:
5
Luận văn phân tích các quy phạm pháp luật được đề cập trong BLLĐ và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về LĐCB.
Nghiên cứu thực trạng pháp luật về LĐCB tại Việt Nam hiện nay và thực
tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội để thấy được những bất cập, hạn chế; từ đó
nghiên cứu đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về LĐCB.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề LĐCB có phạm vi nghiên cứu rất rộng, nhưng trong phạm vi
luận văn thạc sỹ này, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật lao
động Việt Nam hiện hành và một số ngành luật có liên quan về LĐCB cũng
như thực trạng thi hành pháp luật tại thành phố Hà Nội, cụ thể tác giả nghiên
cứu những vấn đề pháp lý về LĐCB liên quan đến một số lĩnh vực nhất định,
đó là một số lĩnh vực phổ biến theo thông lệ pháp luật các nước trên thế giới
và lĩnh vực đặc thù ở Việt Nam: Lao động trong các doanh nghiệp; lao động
cải tạo đối với phạm nhân; lao động của người bị buôn bán; lao động của
NLĐ di trú, lao động là người nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện bắt
buộc; lao động của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
cơ sở giáo dục và lao động có tính chất bắt buộc...
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác – Lê
nin như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp so sánh, thống kê, liệt kê… đồng thời cũng dựa trên
cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước nước về chính sách
kinh tế - xã hội, bảo vệ và phát triển c xảy ra trong quan hệ lao động tại Việt Nam. Đồng thời, cũng
64
cần hệ thống rõ về các hình thức khơng được coi là LĐCB trong pháp luật lao
động. Pháp luật lao động cũng cần quy định về việc nghiêm cấm sử dụng
LĐCB:
như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân cơng vào mục đích
phát triển kinh tế;
như là một biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
như một sự trừng phạt đối với việc đã tham gia đình cơng;
như một biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc
tơn giáo.
- Thứ ba, cần có những quy định về điều kiện đảm bảo cho hoạt động của
tổ chức cơng đồn một cách hiệu quả và có cơ chế bảo vệ cán bộ cơng đồn
khi họ bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ nói chung, trong đấu tranh với hiện
tượng cưỡng bức lao động đối với NLĐ nói riêng. Quyền đình cơng của NLĐ
cần được tiếp tục nghiên cứu để mở rộng thêm bằng việc sửa đổi, bổ sung
một số quy định của pháp luật lao động liên quan đến đình cơng theo hướng
đảm bảo một cách đầy đủ nhất quyền lợi cho NLĐ. Cụ thể:
Cần mở rộng mục đích của sự ngừng việc trong đình cơng khơng chỉ
nhằm đạt được các u cầu trong q trình giải quyết tranh chấp lao
động mà đạt được các yêu cầu liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ
trong quan hệ lao động. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu để mở rộng
quyền đình cơng của tập thể lao động trong phạm vi ngành.
Hạn chế một cách tối đa nhất danh mục các đơn vị sử dụng lao động
không được đình cơng theo hướng đây là một ngoại lệ đối với ngun
tắc chung về quyền đình cơng thì các ngành dịch vụ thiết yếu mà tại đó
nguyên tắc này có thể được châm chước một phần hay tồn bộ, phải
được xác định một cách cụ thể và rất hẹp, chỉ bao gồm những dịch vụ
nào mà sự ngừng hoạt động của chúng có thể gây nguy hại tới tính
mạng, an toàn hoặc sức khỏe con người, của toàn bộ hay một phần dân
cư.
65
Đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đình cơng, đặc biệt là thủ tục lấy ý kiến
của tập thể lao động về đình cơng. Theo chúng tơi, về thủ tục lấy ý kiến
của tập thể lao động về đình công, pháp luật chỉ nên quy định về
nguyên tắc phải được tiến hành và tỷ lệ NLĐ đồng ý thông qua để tiến
hành đình cơng, cịn về cách thức lấy ý kiến sẽ do tập thể lao động
quyết định mà khơng nên luật hóa.
Cần bổ sung quy định cấm NSDLĐ tuyển dụng NLĐ ngoài doanh
nghiệp thay thế những NLĐ tham gia đình cơng và chế tài xử phạt đối
với NSDLĐ về hành vi không trả lương cho NLĐ trong thời gian đình
cơng đúng với thỏa thuận đã xác lập giữa các bên (nếu có).
- Thứ tư, đối với những hành vi có dấu hiệu cưỡng bức lao động, pháp
luật cần có chế tài nghiêm minh để vừa phịng ngừa tái phạm vừa mang tính
chất răn đe, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ hồn tồn mọi hành vi cưỡng bức lao
động đồng thời cần đa dạng hóa các chế tài xử phạt. Ví dụ, mặc dù pháp luật
đã nghiêm cấm, nhưng chưa có chế tài đủ mạnh nên tình trạng buộc NLĐ
phải đặt cọc tiền trước khi vào làm việc hay giữ văn bằng, chứng chỉ gốc của
NLĐ nhằm trói buộc NLĐ trong quan hệ lao động tại một số doanh nhiệp tư
nhân vẫn xảy ra. Hay mức bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
chưa đủ để nâng cao ý thức, trách nhiệm của NSDLĐ trong việc đảm bảo an
toàn lao động, vệ sinh lao động cho NLĐ. Trên cơ sở quy định về các hình
thức cưỡng bức hoặc bắt buộc lao động, cần quy định rõ ràng và cụ thể chế tài
phù hợp với mức độ nguy hiểm của từng hình thức.
- Thứ năm, với tính chất là tội phạm lần đầu tiên được quy định trong Bộ
luật Hình sự, việc triển khai áp dụng quy định của Điều 297 về tội cưỡng bức
lao động còn rất nhiều khó khăn. Quy định về “thủ đoạn khác” trong mơ tả
của Điều là quy định mang tính mở, cịn nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó,
cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 về vấn đề
này. Ngoài ra hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ép buộc người khác
phải lao động trong một số trường hợp khá giống với một số hành vi của tội
66
phạm khác như: Hành vi cưỡng bức (dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc
dùng thủ đoạn khác) buộc người khác thực hiện hoạt động mại dâm (điểm b
khoản 2 Điều 327 Bộ luật Hình sự); hoặc hành vi bắt, giữ hoặc giam người
trái pháp luật; hoặc hành vi mua bán người, mua bán trẻ em nhằm mục đích
bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động (Điểu 150, 151 Bộ luật Hình sự). Do đó,
cần phải có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp này, để phân biệt tội cưỡng
bức lao động với các hành vi mang tính cưỡng bức lao động trong các tội
phạm đó. Bên cạnh đó, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cần xây dựng quy
định về phối hợp với các cơ quan quản lý về lao động, xuất nhập cảnh... để có
thể thực thi tốt hơn quy định về tội cưỡng bức lao động trên thực tế. Bởi lẽ,
với vai trò trong quản lý lao động, cơ quan lao động sẽ nắm tốt hơn tình hình
sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, cơng trường, hầm mỏ... Do đó, việc
phát hiện tình trạng cưỡng bức lao động sẽ tốt hơn. Từ đó sẽ đấu tranh có hiệu
quả đối với loại tội phạm này.
- Thứ sáu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề hỗ trợ nạn nhân
và bảo vệ nạn nhân của cưỡng bức lao động, đặc biệt là các văn bản về vấn đề
hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng cho người lao động bị cưỡng bức bởi vì
hầu hết nạn nhân của cưỡng bức lao động là người lao động đi xuất khẩu lao
động hoặc người lao động bị bn bán ra nước ngồi.
Song song với việc hoàn thiện pháp luật trong nước cũng cần tăng
cường hợp tác quốc tế thông qua việc tổ chức nghiên cứu để xem xét phê
chuẩn các điều ước quốc tế liên quan đến lao động cưỡng bức ví dụ như Cơng
ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức của Tổ chức ILO. Sau khi phê
chuẩn các điều ước quốc tế cần tiến hành áp dụng ngay hoặc nội luật hóa các
quy định của điều ước vào các văn bản pháp luật trong nước, làm cơ sở pháp
lý cho việc đấu tranh phòng chống lao động cưỡng bức. Bên cạnh đó, cần
tăng cường hợp tác song phương trong đấu tranh xóa bỏ cưỡng bức lao động
bằng hình thức ký kết một số hiệp định song phương với các quốc gia, tổ
chức trong khu vực và trên thế giới đặc biệt là các quốc gia có chung đường
67
biên giới với Việt Nam để tạo cơ sở pháp lý cho các lực lượng bảo vệ pháp
luật trong vấn đề thực thi, phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, trao đổi
thông tin, chia sẻ kinh nghiệm cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của quốc gia, tổ
chức quốc tế mà đặc biệt là Tổ chức ILO.
3.2 Một số kiến nghị về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động
cưỡng bức tại thành phố Hà Nội
Quy định của pháp luật sẽ khơng có ý nghĩa nếu khả năng áp dụng,
hiệu quả thực thi của những quy định này còn nhiều hạn chế trên thực tế. Từ
thực tiễn của Hà Nội, chúng tơi kiến nghị:
Thứ nhất, phịng ngừa cưỡng bức lao động phải gắn liền với các biện
pháp kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội…trong đó xác định biện pháp kinh tế
là giải pháp cơ bản và trọng tâm, không chỉ trong thành phố Hà Nội mà cịn
trên phạm vi tồn quốc. Thực tế, khơng phải tất cả các trường hợp rủi ro,
nguy hiểm, lạm dụng và bóc lột lao động đều liên quan đến vấn đề đói nghèo.
Nhưng sự nghèo đói, thiếu thốn kinh tế để chi trả cho những chi phí ăn uống,
khám chữa bệnh, học hành con cái…v..v..khiến những NLĐ dễ dàng trở
thành nạn nhân LĐCB, và đây được xem là nguyên nhân trực tiếp, bao trùm
và phổ biến nhất hiện nay. Tác động mặt trái nền kinh tế thị trường khiến sự
phân hóa giàu nghèo ngày sâu sắc, một bộ phận đáng kể người nghèo bị đưa
đến nguy cơ cao là nạn nhân của LĐCB khi áp lực và nhu cầu cuộc sống đối
với họ ngày khó khăn và khắt nghiệt. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu khiến sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp ở Việt Nam bị đình trệ dẫn đến tình trạng cơng nhân bị mất việc làm,
thiếu việc làm, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Sa thải lao động hoặc tìm cách giảm
nhân lực là phương pháp và sự lựa chọn của các doanh nghiệp, điều này đã
làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm, thu nhập và cuộc sống của NLĐ. Do đó,
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
68
là biện pháp có ý nghĩa chiến lược, quan trọng nhằm chủ động phịng ngừa và
xóa bỏ nguồn gốc phát sinh cưỡng bức lao động.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về LĐCB. Hiện nay, nhận thức của xã hội
về vấn đề LĐCB cịn rất hạn chế. Tình trạng LĐCB vẫn xảy ra đối với các lao
động trong các doanh nghiệp. Các vụ việc LĐCB không thực sự phổ biến
nhưng hậu quả của việc sử dụng LĐCB ln có những ảnh hưởng xấu tới
NLĐ. Vì thế, cần tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục về LĐCB và
cách phòng ngừa đối với NLĐ và NSDLĐ. Bởi vì, kết quả của quá trình hạn
chế và tiến tới xố bỏ hồn tồn LĐCB khơng chỉ lệ thuộc vào yếu tố luật
pháp mà cịn lệ thuộc vào chính ý thức pháp luật của NSDLĐ và NLĐ. Khi
tình trạng LĐCB xảy ra, NLĐ là chủ thể đầu tiên chịu tác động và nắm các
chứng cứ chúng minh hành vi cưỡng bức lao động của NSDLĐ. Do đó, trang
bị kiến thức pháp luật cho NLĐ là điều kiện tiên quyết trong mục tiêu xóa bỏ
LĐCB. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác của NSDLĐ trong việc đấu tranh
LĐCB thì vấn đề LĐCB mới có thể bị xóa bỏ. Có thể nâng cao nhận thức cho
NLĐ và NSDLĐ bằng nhiều phương thức khác nhau: giáo dục, phổ biến pháp
luật của tổ chức đại diện NLĐ của cơ sở; hợp tổ chức các chiến dịch truyền
thông, tập huấn nâng cao kỹ năng phòng chống LĐCB cho các doanh nghiệp,
cho NLĐ. Đặc biệt chú trọng đến biện pháp tuyên truyền bằng tờ rơi với
những nội dung dễ tiếp cận, hình ảnh minh họa dễ hiểu dành cho những NLĐ
có trình độ thấp, điều kiện kinh tế khó khăn không thể tiếp cận với các
phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ những
hành vi nào được coi là cưỡng bức lao động, những thủ đoạn tinh vi được sử
dụng để cưỡng bức lao động… Và để đạt được hiệu quả trong giáo dục, tuyên
truyền pháp luật cho NLĐ về LĐCB, cơ quan chức năng quản lý nhà nước về
lao động, NSDLĐ hay tập thể đại diện NLĐ tại cơ sở cần có kênh thơng tin
riêng về vấn đề LĐCB. Trong đó, tập trung thơng tin về những dấu hiệu của
tình trạng này trên thực tế và các biện pháp cũng như cơ chế hỗ trợ khi NLĐ
rơi vào tình trạng khó khăn cần giúp đỡ.
69
Thứ ba, tăng cường nguồn lực, gồm cả nhân lực và vật lực cho cơng
tác phịng chống LĐCB như: tăng số lượng thanh tra lao động (hiện nay của
Hà Nội chỉ có 15 thanh tra lao động), từ đó, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra doanh nghiệp để phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng
LĐCB. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng
trong phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về LĐCB. Cơ quan
thanh tra lao động, Ủy ban nhân dân và Tòa án nhân dân là các cơ quan có
trách nhiện chủ yếu trong công tác xử lý hành vi cưỡng bức lao động. Việc
nâng cao năng lực, khả năng nhận biết, xử lý hành vi cưỡng bức lao động của
các cán bộ chuyên trách có ý nghĩa rất quan trọng. NLĐ trong tình trạng bị
cưỡng bức khó có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình, chính vì vậy, các cán
bộ chức năng cần nhận diện được hành vi cưỡng bức lao động, nắm bắt thơng
tin chính xác, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ NLĐ. Đồng thời, cần đẩy mạnh công
tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng lao động, xử lý nghiêm
minh các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực này.
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, chủ thể
có thẩm quyền trong việc phòng ngừa, đấu tranh và xử lý LĐCB. Sự hạn chế
trong công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý vụ việc
LĐCB thời gian qua đã làm giảm hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi NLĐ,
răn đe và hạn chế hành vi cưỡng bức lao động. Việc xử lý tình trạng LĐCB
cần đồng bộ, tinh gọn, có sự phân cơng, phân nhiệm và phối hợp giữa các cơ
quan chức năng, bảo đảm tính kịp thời trước những hành vi cưỡng bức lao
động phức tạp trên thực tế.
70
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Kinh tế thị trường và quá trình hội nhập, tồn cầu hóa đã mang lại cho
Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, nhưng đồng thời cũng không ít những thách
thức. Một trong các thách thức đó là vấn đề LĐCB. LĐCB chưa phải là một
hiện tượng mang tính phổ biến ở Việt Nam, nhưng những năm gần đây Việt
Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng có xu hướng gia tăng một số
vụ việc với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Thực trạng này xuất phát từ
nhiều nguyên nhân. Trong đó một nguyên nhân quan trọng là thực trạng pháp
luật liên quan đến phòng, chống và xóa bỏ lao động cưỡng bức cịn bộc lộ
những bất cập, hạn chế nhất định. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái
ý muốn của họ. Đó là hành vi xâm phạm tới quyền cơ bản của người lao động
tại nơi làm việc, gây nên những tổn thương không chỉ về thể chất, mà còn là
tinh thần đối với người lao động, do vậy khơng có chỗ trong thế giới hiện đại
và cần phải được xóa bỏ hồn tồn. Vì vậy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật
trong nước, bảo đảm sự phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về lao
động cưỡng bức cũng như có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận
thức của NLĐ và NSDLĐ để tiến tới xóa bỏ LĐCB.
71
KẾT THÚC
Lao động cưỡng bức là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ
chức quốc tế và của các quốc gia trên thế giới. Kể từ khi được thành lập, Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề cải thiện điều
kiện làm việc của người lao động, trong đó có vấn đề lao động cưỡng bức.
Trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam
đang nỗ lực trở thành quốc gia có trách nhiệm đối với những cam kết quốc tế.
Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, bảo đảm sự phù hợp
với quy định của pháp luật quốc tế về lao động cưỡng bức là vấn đề đang
nhận được sự quan tâm của không chỉ riêng giới chuyên gia, các nhà khoa
học, mà cả các nhà hoạch định chính sách.
Luận văn thạc sỹ về đề tài: “Pháp luật về Lao động cưỡng bức và
thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” đã có những đóng góp nhất định:
Thứ nhất, phân tích có hệ thống một số vấn đề lý luận về lao động
cưỡng bức: khái niệm lao động cưỡng bức, đặc điểm lao động cưỡng bức, dấu
hiệu nhận diện lao động cưỡng bức trên cơ sở phân tích khái niệm lao động
cưỡng bức trong pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ hai, đánh giá các hình thức sử dụng lao động ở Việt Nam đồng
thời đánh giá về thực trạng về việc sử dụng lao động trên địa bàn thành phố
Hà Nội có thể mang dấu hiệu của tình trạng LĐCB
Thứ ba, dựa trên thực tiễn thực hiện pháp luật về lao động cưỡng bức
trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc xóa bỏ lao động cưỡng
bức ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Trong nỗ lực hồn thiện pháp luật lao động, bảo vệ người lao động
trước tình trạng lao động cưỡng bức cũng có nghĩa là đảm bảo quyền con
người của họ. Việc đánh giá đồng bộ các quy định pháp luật, bổ sung phù hợp
các quy định về LĐCB thì việc đấu tranh xóa bỏ LĐCB có thể đạt được nhiều
kết quả tích cực trong thời gian tới./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo tổng kết (2017), đánh giá 5 năm thi hành Bộ luật lao động năm
2012, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Hà Nội;
2. Bộ Công an – Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
(2012), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật Thi hành án hình sự và các
văn bảm pháp luật có liên quan, NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội.
3. Chính phủ (2003), Nghị định 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày
09/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
BLLĐ;
4. Chính phủ (2013), Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của
Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc;
5. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 02/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào
trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;
7. Chính phủ (2015), Nghị định 88/2015/NĐ – CP về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
8. Chính phủ (2016), Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
9. Chính phủ (2016), Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 9/9/2016 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221;
10. Đặng Đức San và đồng tác giả (2004), Một số Công ước và Khuyến
nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Nhà xuất bản Lao động – Xã
hội, Hà Nội;
11. Đấu tranh chống lao động cưỡng bức – Sổ tay dành cho NSDLĐ và
doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Năm
2008, ILO;
12. Hồ Sỹ Sơn (2009), “Hình phạt tù và vấn đề tái hịa nhập cộng đồng ở
Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Pháp luật và thực tiễn
về tái hòa nhập xã hội của người mãn hạn tù ở Việt Nam và Na Uy”,
Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội;
13.Huỳnh Thị Kim Ánh (2010), Thi hành án phạt tù có thời hạn – giải pháp
nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù có thời hạn ở Việt Nam, Luận văn
Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
14. Lê Thị Hoài Thu (2012), Những quy định cơ bản của Tổ chức Lao
động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức (lao động bắt buộc) và các
cam kết quốc tế của Việt Nam, Nhà nước và Pháp luật, số 12, tr. 76-67;
15. Ngô Văn Trù (2015), “Một số ý kiến về xây dựng đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp
chí Cơng an nhân dân, Hà Nội;
16. Nguyễn Khánh Phương (2016), Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
chống lao động cưỡng bức, thực hiện cam kết của Việt Nam trong hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Nghiên cứu lập pháp, số 18, tr.
50-56;
17. Nguyễn Tiến Dũng (2015), Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao
động cưỡng bức - Thực trạng và một số kiến nghị, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
18. Nguyễn Tiến Dũng (2016), Khái niệm về lao động cưỡng bức, Tạp chí
Luật học, số 12, tr.3-10;
19. PGS.TS. Phan Huy Đường (), Quản lý nhà nước về lao động chất lượng
cao ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội;
20. Phạm Nữ Thanh Huyền (2009), Pháp luật Việt Nam về vấn đề lao động
cưỡng bức và xoá bỏ lao động cưỡng bức, Khoá luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
21.Quốc hội (2009), Luật Dân quân tự vệ;
22.Quốc hội (2010), Luật Thi hành án hình sự;
23.Quốc hội (2011), Luật phòng, chống mua bán người;
24.Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động;
25.Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính;
26.Quốc hội (2013), Hiến pháp;
27. Quốc hội (2014), Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam;
28.Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự;
29.Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
30.Quốc hội (2015), Luật Nghĩa vụ quân sự;
31. Thái Thanh Bình (2017), Pháp luật Việt Nam và tiêu chuẩn lao động
quốc tế về lao động cưỡng bức: Thực tiễn thực hiện trong một số trại
giam hiện nay và những vấn đề đặt ra, Luận văn thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
32. Tổng cục thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động việc làm năm
2014, Bộ Kế hoạch – đầu tư, Hà Nội;
33. Trung tâm dịch vụ việc làm số 2 (2016), Thực trạng thất nghiệp thanh
niên Hà Nội 2015, Báo cáo thị trường lao động chuyên đề, Sở Lao động
– Thương Binh – Xã hội Hà Nội, Hà Nội;
34. Viện nghiên cứu lập pháp (2018), Lao động cưỡng bức – Tiêu chuẩn
quốc tế, pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, Báo tổng hợp kết quả
nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hà
Nội;
35. Việt Tùng (2007), Hội thảo: “Nâng cao nhận thức về lao động cưỡng
bức” nằm trong khuôn khổ dự án QHLĐ, Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hà Nội.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
1. G. Hawkin (1983), Prison Labor and Prison Industries, The
University of Chicago Press, USA.
2. ILO (2007), Eradication of Forced labour, Geneva, Switzerland;
3. Nicolas Valticos and Geradold von Potobsky (2005) International Labour
Law, Kluwer Law and Taxation, Boston, trang. 109;
C. WEB
1. />2. />nguage/vi-VN/Default.aspx
3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />11. />eleases/WCMS_243736/lang--vi/index.htm
12. />13. />