Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Pháp luật về mua bán hàng hoá quốc tế của việt nam sự phát triển và hoàn thiện trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.23 MB, 199 trang )

c quy định ở Điều 5
Chương v n của Hiệp định có thể là chìa khố giúp chúng ta giải quyết vấh
đề nêu trên.
2. Các kết quả rà soát bước đầu về sự tương thích giữa Hiệp định
thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ và pháp luật Viột Nam, như trên đã trình
bày, cho thấy nhiều kiến nghị về xây dựng, hoàn thiện pháp luật đã được
197


chúng ta chủ động đề ra từ trước trong các Chương trình xây dựng pháp
luật năm năm và hàng năm của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và
kế hoặch cơng tác hàng năm của Chính Phủ. Một số kiến nghị quan trọng
của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 25/TP/ASEAN-WTO ngày 12/7/2001 gửi
Ưỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế hoàn toàn trung hợp với các
chủ trương đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX về Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội năm 2001-2010 của đất nước.
Điều đó cho thấy nhu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế không phải được đặt ra từ
việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ mà chủ yếu xuất phát
từ chính nhu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế nước ta đang từng bước
tiến lên trên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập vào
cộng đồng kinh tế quốc tế. Và cũng chính vì lẽ đó chúng ta khơng khó
khăn gì khi nhận thấy một số vấn đề chúng ta đã đi trước, vượt các yêu cầu
được đặt ra trong Hiệp định đó.
Tuy vậy, cũng có khơng ít vấn đề pháp luật cần điều chỉnh, sửa đổi
cho phù hợp với các yêu cầu của pháp luật và thực tiễn thương mại, kinh tế
quốc tế. Trong điều kiện đó, việc lập pháp cũng cần có những đổi mới
thích hợp theo lộ trình của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thoả thuận
với các nước và các tổ chức quốc tế đặc biệt là các thoả thuận với ASEAN,
IMF, WB, Nhật bản, Hoa kỳ, EƯ... Để xử lý vấn đề này, cần có những đổi
mới quan trọng trong kỹ thuật lập pháp hiện hành của chúng ta. Theo kinh


nghiệm lập pháp của nhiều nước trên thế giới, cơ quan lập pháp có thể
thơng qua một luật để sửa đổi, bổ sung nhiều luật, pháp lệnh khác liên
quan đến các cam kết quốc tế khác nhau của nước mình về vấn đề thương
mại quốc tế hoặc về một nhóm vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Kinh
nghiêm này có thể áp dụng để xử lý vấn đề bổ sung, sửa đổi các luật, pháp
lệnh của nước ta liên quan đến các cam kết của Việt Nam với ASEAN,
APEC, IMF, WB, Hoa kỳ, Nhật bản và một số nước khác về quan hệ
thương mại quốc tế. Vấn đề tổng rà sốt của các cam kết quốc tế là việc
làm khơng thể thiếu được trong hoạt động lập pháp ở đây.

198


3. Trong việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ,
vấn đề con người là khâu quyết định mọi vấn đề. Việc thành lập Nhóm
chuyên gia liên ngành trong lĩnh vực pháp luật kinh tế để hỗ trợ cho việc
thực thi các quy định Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ, các Hiệp
định của ASEAN, APEC, IMF, WB, Nhật bản và GATT/WTO trong tương
lai và các quy định khác là cần thiết. Trên cơ sở Nhóm chuyên gia nịng cốt
này, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức pháp luật liên quan
theo một kế hoạch thống nhất chung cho toàn quốc. Việc biên soạn các tài
liệu nghiệp vụ, tài liệu tham khảo trong lĩnh vực này là cấp bách, cần có sự
đầu tư thoả đáng.
4. Mở rộng hợp tác với các nước khác nhau, các tổ chức quốc tế để
trao đổi kinh nghiệm thực hiện các quy định tương tự quy định của Hiệp
định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, các quy định của GATT/WTO, IMF,
WB và các quy định khác của pháp luật kinh tế quốc tế là việc làm không
thể thiếu được trong thực thi tất cả các cam kết quốc tế của Việt Nam và
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Việc hợp tác nước ngoài về
pháp luật như vậy cần theo một quy chế thống nhất để tránh sự trùng lặp,

và có khả năng đạt được hiệu quả thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể của nước ta.

199



×