Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Pháp luật về hỗ trợ của nhà nước đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.92 MB, 77 trang )


B ộ G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O




BỘ T ư PHÁP





T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C L U Ậ T H À NỘ I








PHÙNG KHẮC THANH

PHÁP LUẬT VỀ HỎ TRỌ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỎI VỚI
NGƯỜI BỊ THU HÔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ
THựC TIẺN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NGHỆ AN




Chuyên ngành:







L u ật Kinh tế

Mã số: 60 38 50

LUÂN VĂN THAC s ĩ LUẢT HOC
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG OẠI HỌC LUẬT HÀ NỘ!

PHÒNG eọc

— -

N G Ư Ờ I H Ư Ớ N G DẪN K H O A HỌC:
TS. T R Ầ N Q UANG HUY

HÀ N Ộ I-2012


LỜ I C Ả M Ơ N

T ro n g suốt q u á trình thực hiện đề tài và hồn th ành luận văn, tơi ln
nhận được sự quan tâm giúp đ ỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần
Q u an g H uy đã h ư ớ n g dẫn tơi thực hiện nghiên cứu củ a mình.
X in cù ng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã

đem lại cho tôi n h ữ n g kiến thức bổ trợ, vơ cùng có ích trong n h ữ ng năm học
v ừ a qua.
C ũ n g xin gửi lời cám ơn chân thành tới B an G iám hiệu, K h oa Sau đại
học T rư ờ n g Đại học L uật H à Nội và T rư ờ n g Đại học V inh, p h ò n g Q uản lý đất
đai - Sở Tài n g u y ên và M ôi trư ờ n g N ghệ A n đã tạo điều kiện cho tôi trong
q uá trình học tập và hồn th ành luận văn.
Cuối c ù n g tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
n h ũ n g người đã luôn bên tôi, đ ộ n g viên và k hu y ến khích tơi trong q trình
thực hiện đề tài n g h iên cứu củ a mình.

Vinh, n g à y 04 th á n g 04 năm 2012

P h ùng K h ắc T h an h


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thanh Bình (2008), Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất,
Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày
01/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tải định cư và trình tự, thủ tục
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
3. Chính phủ, Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 ban hành Quy định về việc đền
bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đế sử dụng vào mục đích quốc phỏng, an ninh,
lợi ích qc gia, lợi ích cơng cộng.
4. Chính phủ, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại
khi Nhà nước thu hồi đất đế sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng.
5. Chính phủ, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 20/10/2004 hướng dẫn thi hành
Luật Đ ất đai 2003.

6. Chính phủ, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất.
7. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 vé' bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
8. Chính phủ (2005), Bảo cáo Quốc hội kết qua kiêm tra thi hành Luật Đất đai.
9. Chính phủ, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung
một sổ điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
10. Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trĩnh tự, thủ tục bồi thường, h ỗ trợ, tái định cư khi Nhà mvớe thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.


11. Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 Quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, h ỗ trợ và tái định cư.
12. Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, D ữ liệu cơ bản về m ôi trường đầu tư tinh
Nghệ An
13. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đáng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
15. Vũ Tun Hồng (1998) “Nơng nghiệp bền vừng và sản xuất lương thực Việt
N am ”- Tạp chí Kinh tế và ph á t triển, (11), tr. 10-11.
16. Phạm Duy Nghĩa (2004), "Luật Đất đai năm 2003 dưới khía cạnh chính sách
pháp luật ", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (6), tr.26-29.
17. Quổc hộ (1995), Bộ Luật Dân sự.
18. Quốc hộ (2.005), Bộ Luật Dân sự.
19. Quổc hộ (1987), Luật Đất đai.
20. Quốc hộ (1993), Luật Đất đai.
21. Quốc hộ , (2003), Luật Đất đoi.

22. Quốc hộ , (2005), Luật Nhà ở.
23. Quốc hộ , (2005), Luật Đầu tư.
24. Quốc hộ , (2008), Luật X ây dựng.
25. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, Tông hợp số liệu về diện tích đất bị thu
hồi năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
26. Tổng Cục Thống kê (2010), Niên giảm thống kê 2009-NXB Thống kê, Hà Nội.
27. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Tư pháp, Hà Nội
2007, tr.3 3 1-332.


28. UBND tỉnh Nghệ An. Quyết định số 35/2002/QĐ-UB ngày 29/3/2002 ban hành
Quy định bồi thường và giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
tinh Nghệ An.
29. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 74/2005/QĐ-ƯBND ngày 31/8/2005 ban
hành Quy định thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tình Nghệ An.
30. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 31/7/2006 về
việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 74/2005/QĐ-ƯBND ngày 31/8/2005 ban hành
Quy định thực hiện bồi thường hố trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.
31. UBND tỉnh Nghệ An. Quyết định sổ 147/2007/QĐ-ƯBND ngày 19/12/2007
ban hành Quy định thực hiện bồi thường h ỗ trợ và tải định cư khi nhà nước thu hòi
đất trên địa bàn tinh Nghệ An.
32. UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 0 4/2010/QĐ-ƯBND ngày 19/01/2010 ban
hành Quy định thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn tinh N ghệ An.
33. ƯBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 10/2012/QĐ-ƯBND ngày 04/02/2012 về
việc sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Quyết định sổ 04/2010/QĐ-UBND ngày
19/01/2010 ban hành Quv định thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tính Nghệ An.

34. UBND tỉnh Nghệ An, Báo cáo tình hình thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.


DANH MỤC CÁC C H Ử VIÉT TẤT

BT, HT

Bồi thường, hỗ trợ

GPMB

Giải phóng mặt bàng

NNTHĐ

Nhà nước thu hồi đất

SDĐ

Sử dụng đất

TĐC

Tái định cư

THĐ

Thu hồi đất


ƯBND

ủ y ban nhân dân


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐÀU

Số
trang
1

Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật hỗ trọ của Nhà nước
đối với ngưòi bị thu hồi đất nông nghiệp

6

1.1. Khái niệm đất nông nghiệp và quyền SDĐ nông nghiệp

6

1.2. Những vấn đề chung về hỗ trợ người bị THĐ nơng nghiệp

10

1.3. Lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về BT, HT người bị
THĐ nông nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành

12


Chưong 2: Hoạt động áp dụng pháp luật về hỗ trọ' ngưịi bị thu hồi
đất nơng nghiệp tại tỉnh Nghệ An

22

2.1. Tổng quan các vẩn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An

22

2.2. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn hồ trợ người bị THĐ nơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

26

2.3. Tình hình thực hiện pháp luật vê hỗ trợ người bị THĐ nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An

38

2.4. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện pháp luật về hồ trợ
người bị THĐ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

52

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật về hỗ trọ’
ngưịi bị thu hồi đất nơng nghiệp

59


3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ người bị THĐ nông nghiệp

59

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cơ chế thực thi pháp luật về hồ trợ
người bị THĐ nông nghiệp

62
KÉT LUẬN

68


LỜ I N Ĩ I Đ Ầ U
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quý giá nhất của quốc gia, là cơ sở quan trọng để sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội loài người. Do mang tính chất đặc thù là loại hàng hố đặc biệt,
có vị trí cổ định, số lượng khơng đổi nên việc bảo vệ, quản lý và SDĐ có hiệu quả đang là
vấn đề bức thiết nhất hiện nay.
Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, việc hồ trợ, bồi thường đất
đai, GPMB, TĐC là hiện tượng phát triển mà Nhà nước nào cũng phải đối mặt như một
quy luật tất yếu và phổ biến. Đặc biệt, ở điều kiện Việt Nam hiện nay, đang trong q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước với nhiều dự án đầu tư vào các công trình cơ sở hạ
tầng, khu kinh tế, khu cơng nghiệp, khu cơng nghệ cao, khu đơ thị theo đó các cơ sở văn
hoá giáo dục, thể dục thể thao cũng được phát triển làm cho tốc độ đơ thị hố diễn ra nhanh
chóng.
Tất cả nhũng cơng trình này địi hỏi phải có mặt bằng để xây dựng, do đó nhu cầu về
đất cho xây dụng là rất lớn. Để có đất cho mục tiêu trên, Nhà nước phải thu hồi một phần
đất của nhân dân. Điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của
người bị THĐ. Theo quy định tại Điều 39 Luật Đất đai năm 2003 thì khi THĐ, Nhà nước

phải bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi và thực hiện các chính sách, biện pháp
hỗ trợ ốn định đời sống, sản xuất cho nhân dân.
Nghệ An hiện đang đứng trước yêu cầu đòi hỏi phải được xây dựng, phát triển theo
quy hoạch, kế hoạch với mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Băc vào
năm 2015 và đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp. Vì vậy, việc thay đối cơ
cấu SDĐ theo hướng giảm dần diện tích nơng nghiệp, tăne diện tích cho cơng nghiệp, đơ
thị, thương mại, dịch vụ thông qua việc THĐ để giao đất, cho thuê đất cho các nhà đầu tư
là việc làm hết sức cần thiết, quan trọng của các cấp chính quyền địa phương. Song song
với đó là yêu cầu phải đảm bảo sự ổn định về đời sống cho người bị THĐ nông nghiệp,
đẩy lùi nguy cơ tái nghèo và thất nghiệp, tăng mức sống cho người nông dân, giảm dần
khoảng cách chênh lệch về đời sống giữa đô thị và nông thôn.


2

Trên thực tế việc THĐ khơng đơn giản, vì nó tác động đến nhiều vấn đề liên quan
đến cuộc sống của người dân bị THĐ. Có thể nói đây là một thách thức rất lớn đối với việc
triển khai các dự án hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề liên
quan đến người dân bị mất đất như: đời sống, việc làm của người dân bị lấy đất và giá trị
phần đất đai bị lấy của người dân phải được xác định như thế nào để thoả mãn thiệt hại mà
họ phải gánh chịu, giải quyết ổn thỏa tâm trạng của người dân sau khi bị mất đất cũng là
những vấn đề vô cùng quan trọng ...
Như vậy, có thể thấy việc hồn thiện chính sách pháp luật liên quan đến cơng tác
THĐ trong giai đoạn hiện nay là rất cấp thiết. Trong phạm vi luận văn này, người viết chỉ
đi sâu nghiên cứu một khía cạnh liên quan đến cơng tác THĐ, đó là chính sách hỗ trợ đối
với người nơng dân bị THĐ. Được sự đồng ý của Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Sau
Đại học Trường Đại học Vinh và đặc biệt là dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS
Trần Quang Huy, người viết tiến hành thực hiện đề tài: Pháp luật về h ỗ trợ của nhà nước
đối với ngưịi bị thu hồi đất nơng ngltiệp và thực tiễn ảp dụng tại tỉnh Nghệ An.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, lĩnh vực THĐ và BT, HT khi NNTHĐ trở thành một vấn
đề được cả xã hội quan tâm. Đã có nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu dưới các
góc độ pháp lý về BT, HT khi NNTHĐ, các chính sách liên quan đến việc hỗ trợ
cho người nông dân bị THĐ nơng nghiệp nhằm góp phần hồn thiện hệ thống pháp
luật, cơ chế chính sách về lĩnh vực này. Có thể kể đến các cơng trình tiêu biểu như:
Luận văn thạc sỳ luật học của Trịnh Thị Hằng Nga: Chế định pháp luật về đền bù
thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất - Thực trạng và giải p h á p , năm 1999; Bàn về giá
đất bồi thường - Nên cao hay thấp của tác giả Đặng Anh Quân - Tạp chí Tài ngun
và Mơi trường, số 8, tháng 8 - 2005; Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Vinh
Diện: Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, năm 2006; Thục
tế đảng giật mình - giả đền bù cho việc thu hồi đất nơng nghiệp rất rẻ mạt của tác
giả Hưng Bình đăng trên Báo Đầu tư số 118 ngày 3/10/2005; Luận văn thạc sỹ luật
học của Phan Thị Thanh Bình: Pháp luật về bồi thường khỉ Nhà nước thu hồi đất,
năm 2008... Các cơng trình kể trên mới chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực bồi


thường khi NNTHĐ mà chưa nghiên cứu các quy định pháp luật về hỗ trợ cho
ne,ười bị thu hồi đất nông nghiệp và việc áp dụng trên thực tế các quy định này;
chưa cập nhật được đầy đủ, toàn diện những sửa đổi, bổ sung quan trọng trong
chính sách BT, HT và TĐC khi NNTHĐ được thể hiện trong Luật Đất đai 2003,
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hồ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 về sửa đổi,
bổ sung một sổ điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Nghị định
số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất
đai, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch
sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Cho đến nay vẫn chưa có các sách chun khảo, chưa có các bài viết có tính
chất chun sâu về pháp luật hỗ trợ người bị thu hồi đất nông nghiệp và thực trạng

áp dụng đăng trên các tạp chí pháp lý và các tạp chí của ngành Tài ngun và Mơi
trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cửu của đề tài






o

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáne tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn
của pháp luật đất đai về hồ trợ khi NNTHĐ, đặc biệt là về các chính sách hỗ trợ cho
người nông dân khi bị THĐ nông nghiệp. Đồng thời đưa ra các nhận xét, đánh giá
đối với việc ban hành, hướng dẫn, áp dụng các văn bản pháp luật về các chính sách
hỗ trợ, các tác động tới đời sổng xã hội của chúng; chỉ ra những hạn chế, bất cập,
thiếu sót của pháp luật và nêu lên phương hướng hoàn thiện cũng như các giải pháp
để nâng cao chất lượng cơ chế thực thi pháp luật về hồ trợ người bị THĐ nông
nghiệp thông qua việc nghiên cứu tình hình áp dụng tại Nghệ An.
Để đạt được mục đích nêu trên khi nghiên cứu đề tài này phải thực hiện những
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
-

Phân tích các đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của việc hỗ trợ cho người bị

THĐ nông nghiệp;


4


- Thu thập số liệu về giải quyết hồ trợ của Nhà nước đối với người nông dân
khi bị THĐ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2006 - 2011. So
sánh với sổ liệu trên phạm vi cả nước và một số địa phương lân cận, đưa ra các
đánh giá, nhận xét chung.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật đất đai và các quy định liên quan về
hỗ trợ cho người bị THĐ nông nghiệp.
- Nghiên cứu sâu về các chính sách hỗ trợ đối với người có đất nơng nghiệp bị
thu hồi; phân tích, đánh giá việc thực hiện hồ trợ cho người bị THĐ nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Nghệ An; chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực
hiện pháp luật về hỗ trợ cho người bị THĐ nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế áp dụng pháp luật
về hỗ trợ người bị THĐ nông nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận và các phương pháp được sử dụng nghiên cứu đề tài gồm:
- Phương pháp biện chứng được sử dụng để phân tích, đánh giá sự phù hợp
của pháp luật với các điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước và của địa phương. Các
quy định của pháp luật có phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội thì mới có tính
khả thi trong q trình thực hiện và áp dụng pháp luật.
- Phương pháp lôgic và lịch sử được sử dụng để tìm hiểu, lý giải sự đổi thay
các quy định của pháp luật đất đai về BT, HT và TĐC liên quan khi THĐ nông
nghiệp.
- Phương pháp phân tích và tổng họp được sử dụng khi phân tích các vấn đề
liên quan đến đất đai và chế độ SDĐ nơng nghiệp.
- Phương pháp thống kê và phân tích số liệu được sử dụng trong quá trình
khảo sát thực tế để đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về các chính sách hồ trợ
theo quy định của Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhàm xem xét tính hiệu
quả của nó.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu



5

Các kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị của đề tài có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học, các cơ quan
xây dựng luật để sửa đổi bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đất đai nói chung và pháp
luật về hỗ trợ khi N N T H Đ nơng nghiệp nói riêng.
Đồng thời các kết quả nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo đối với các cơ
quan, tổ chức hữu quan, những người làm cơng tác BT, H T và TĐC tại chính quyền
các địa phương.
6. Kết cấu của luân văn
Ngoài các phần M ở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1: N hững vấn đề chung về pháp luật hỗ trợ của Nhà nước đối với
người bị thu hồi đất nông nghiệp
Chương 2: Hoạt động áp dụng pháp luật về hỗ trợ người bị thu hồi đất nông
nghiệp tại tỉnh Nghệ An
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật về hỗ trợ người bị thu
hồi đất nông nghiệp.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐÈ CHUNG VÈ PHÁP LUẬT HỎ TRỌ
CỦA NHÀ NƯỚC ĐỊI VỚI NGƯỜI BỊ THU HỊI ĐÁT NƠNG NGHIỆP

1.1. Khái niệm đất nông nghiệp và quyền SDĐ nông nghiệp
1.1.1. Vai trị và khái niệm đất nơng nghiệp
1.1.1.1. Vai trị của đất nơng nghiệp đổi với đời sổng và sản xuất
Việt Nam là một quốc gia trong vùng nhiệt đới, có nhiều thuận lợi cho sự phát

triển nơng nghiệp, thu hút hơn 80% dân số và 70% lực lượng lao động [15, tr.1011J. Trong nhiều thập kỷ tới, nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế quan trọng ở
nước ta.
Đặc điểm lớn nhất của sản xuất nông nghiệp là gán chặt với các điều kiện tự
nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước...Trong các điều kiện đó, đất đai là cơ sở
đầu tiên không thể thiếu được và là tư liệu sản xuất chủ yếu. Hoạt động lao động
của con người bao giờ cũng găn chặt với đôi tượng lao động và tư liệu lao động.
Đối tượng lao động là vật hoặc những vật mà hoạt động của con người tác động
vào. Còn tư liệu lao động là những phương tiện vật chất mà nhờ đó, con người tác
động vào đối tượng lao động. Đất đai tham gia vào q trình sản xuất nơng nghiệp
vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Vì vậy, đất đai trở thành một loại
tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, đất đai được coi là nguồn gốc của
mọi của cải.
Trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính và tái cơ cấu lại nền kinh tế
hiện nay thì vai trị của nơng nghiệp lại càng quan trọng và tạo tiền đề cho sự phát
triển kinh tế bền vững. Vì vậy, việc khuyến khích người nơng dân đầu tư vào đất,
thực hiện các chính sách “dồn điền, đổi thửa” tạo ra các sản phấm nông nghiệp có
chất lượng chính là tăng hiệu quả từ việc khai thác tài nguyên đất, đồng thời giải
quyết được các vấn đề mang tính xã hội như: việc làm, vấn đề an ninh lương thực.
Do đó, với vai trị của mình Nhà nước phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch SDĐ


7

nông nghiệp nhằm đảm bảo việc khai thác sử dụng có hiệu quả, đặc biệt là trong
việc THĐ nơng nghiệp để chuyển sang các mục đích khác cần thiết phải có sự tính
tốn kỳ lưỡng và hợp lý nhất.
1. ỉ. 1.2. Khái niệm ãât nông nghiệp
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nơng nghiệp thường
được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những loại
cây được coi là lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế, việc SDĐ nông nghiệp tương

đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà cịn dùng vào mục
đích chăn ni gia súc, nuôi trồng thuỷ sản hay đế trồng các cây lâu năm...
Trước đây, Luật Đất đai năm 1993 đưa ra định nghĩa về đất nông nghiệp tại
Điều 42: "Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, ni trồng thuỷ sán hoặc nghiên círu thí
nghiệm về nơng nghiệp "[20].
Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993, vốn đất đai của nước ta được chia
thành sáu loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cir
nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng. Với sự phân loại này, đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp được tách ra thành hai loại đất nằm trong sáu loại đất thuộc vốn đất
quốc gia và được định nghĩa theo Điều 42 và Điều 43 của Luật Đất đai năm 1993.
Tuy nhiên, sự phân loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào địa
bàn SDĐ đã dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại đất, khơng có sự tách
bạch về mặt pháp lý gây khó khăn cho cơng tác quản lý đất đai.
Để khắc phục những hạn chế đó, Luật Đất đai năm 2003 đã chia đất đai thành
ba nhóm với tiêu chí phân loại duy nhất đó là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu.
Trên cơ sở đó, đất đai được chia thành: Nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng
nehiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, Luật Đất đai 2003 phân loại nhóm đất nơng
nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng
cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đât


8

rừng sản xuất; đất rừne phòng hộ; đất rừng đặc dụne; đất nuôi trồng thủy sản; đẩt
làm muối; đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, có thể hiểu: Đất nông
nghiệp là tổng th ể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, vói tư cách là tư
liệu sản xu ất chủ y ếu ph ụ c vụ cho m ục đích sản xu ất nơng nglíiệp, lâm nghiệp

như trồng trọt, chăn ni, ni trồng thuỷ sản, trồng rừng, khoanh nuôi, tu bổ,
bảo vệ rừng, nghiên cứu th í nglìiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp Ị21Ị.
1.1.2. K hái niệm quyền SDĐ và quyền SDĐ nông nghiệp
Luật Đất đai năm 1987 là Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam. Luật Đất đai
năm 1987 chưa chính thức thừa nhận đất có giá và vẫn tiếp tục nghiêm cấm việc
mua, bán, phát canh thu tơ dưới mọi hình thức. Do không phù hợp với điều kiện của
kinh tế thị trường nên Luật Đất đai năm 1987 nhanh chóng trở nên lạc hậu. Năm
1993 Quốc hội đã thông qua một đạo luật đất đai mới. Luật Đất đai năm 1993 chính
thức thừa nhận đất có giá và ghi nhận, mở rộng các quyền cho người SDĐ. Theo
đạo luật này, người SDĐ có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế
chấp và để lại thừa kế quyền SDĐ (5 quyền). Năm 1995 Bộ luật Dân sự ra đời.
Trong Bộ luật này có Phần thứ Năm quy định về chuyển quyền SDĐ. Có thể nói
quan hệ đất đai dần dần đã được "‘dân sự hóa”, “thương mại hóa” . Đến Luật Đất đai
năm 2003 người SDĐ được mở rộng thêm các quyền góp vốn, tặng cho quyền
SDĐ.
Nhà nước ta với tư cách là đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối
với đất đai như: quyết định mục đích sử dụng thơng qua việc quyết định, xét duyệt
quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn SDĐ;
quyết định việc giao đất, cho thuê đất; định giá đất. Nhà nước thực hiện quyền điều
tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách như thu tiền SDĐ, tiền thuê
đất, thu thuế SDĐ, thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ. Nhà nước trao quyền SDĐ
thơng qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền SDĐ; quy định quyền
và nghĩa vụ của người SDĐ. Theo đó, người SDĐ được thực hiện các quyền trong
thời hạn giao đất và được BT, HT khi NNTHĐ theo quy định của pháp luật. Như


9

vậy, xét về mặt lý luận và thực tiễn, ở nước ta có khái niệm thuật ngừ '‘quyền
SDĐ” . Hay nói cách khác, quyền SDĐ đã tách ra khỏi quyền sở hữu đất đai và nhìn

từ góc độ của người được giao SDĐ thì các quyền sử dụng dường như đang “tiệm
cận” tới quyền sở hữu. Bởi vì, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người SDĐ
có các quyền năng tương tự như quyền năng của chủ sở hữu đất đai (quyền chuyển
nhượng, quyền thừa kế, quyền tặng cho quyền SDĐ, quyền thế chấp, bảo lãnh và
góp vốn bằng quyền SDĐ, được bồi thường thiệt hại khi NNTHĐ...).

về

thực chất,

quyền SDĐ ở nước ta khơng cịn khác nhiều so với quyền sở hữu đất đai tư nhân ở
những nước có nền kinh tế thị trường hiện đại. Chúng ta tiếp cận đến sở hữu đất đai
bằng con đường chỉ cơng nhận hình thức sở hữu tồn dân và giao một số quyền
năng sở hữu cho người sử dụng, gọi đó là “quyền sử dụng” . Hiện nay, Nhà nước ta
đã mở rộng các quyền của người SDĐ, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài từng bước tham gia vào thị trường bất
động sản.
Nếu nhìn từ góc độ pháp luật dân sự, về thực chất quyền SDĐ là một quyền
về tài sán, bới lẽ: Chủ thế của quyền SDĐ là tố chức, hộ gia đình, cá nhân cũng là
chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Quyền dân sự liên quan đến quyền SDĐ - tài
sản đặc biệt thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự. Người SDĐ có một số
quyền năng nhất định đối với đất đai.

về

vấn đề này, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa

cho rằng: “phải thừa nhận quyền SDĐ của cá nhân và tổ chức là quyền tài sản tư"
[16, tr.27]. Thừa nhận quyền SDĐ là một loại quyền về tài sản là hoàn toàn phù hợp
với các quy định của Bộ luật Dân sự. Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì

tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo Điều 108 Bộ luật
Dân sự năm 2005 quy định quyền SDĐ là tài sản chung của hộ gia đình. Một khi
thừa nhận quyền SDĐ là một loại quyền về tài sản thì nó phải được xác định giá trị và
được tham gia vào các giao dịch trên thị trường. Với ý nghĩa đó, quyên SDĐ được thừa
nhận là một loại quyền về tài sản đặc biệt và được pháp luật bảo hộ. Đây là cơ sở để
Nhà nước thực hiện BT, HT cho người có quyền SD đất khi NNTHĐ sử dụng vào


10

mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh

Nội dung của quyền SDĐ được hiểu không chỉ là quyền khai thác các thuộc
tính của đất đai phục vụ cho lợi ích của mình mà cịn được hiểu ở khía cạnh thứ hai.
Đó là quyền chuyển quyền hay cịn gọi là quyền định đoạt đối với đất đai. Tuy
không phải là chủ sở hữu nhưng người SDĐ có quyền chuyển nhượng quyền SDĐ
lấy tiền, được đem đất đi thế chấp, được để lại thừa kế quyền SDĐ, được tặng cho
quyền SDĐ. Các quyền này của người SDĐ gần như là quyền của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, nếu gọi quyền SDĐ là quyền sở hữu thì cũng chỉ là quyền sở hữu
hạn chế. Tính hạn chế của quyền SDĐ thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước dành lấy quyền thu hồi bất kỳ diện tích đất nào khi thấy
thật cần thiết và bồi thường theo giá do Nhà nước ấn định.
Thứ hai, Nhà nước mới là người có quyền chuyển đổi mục đích SDĐ, chủ yếu
thơng qua quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Thứ ba, Nhà nước nắm quyền quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện
các quyền chuyển dổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và dể lại thừa kế quyền
SDĐ.
Thứ tư, Nhà nước dành lấy quyền định giá đất; thực hiện đánh thuế đối với
giao dịch chuyển nhượng quyền SDĐ.
N hư vậy, có thể hiểu, quyền SDĐ là quyền của các chủ thể khai thác đảt phục

vụ cho các mục đích của mình một cách hợp pháp thông qua các hành vi SDĐ
hoặc chuyến quyền SDĐ cho người khác.
Cịn quyền SDĐ nơng nghiệp được hiểu là quyền của các chủ thể khai thác đất
nông nghiệp phục vụ cho mục đích nơng nghiệp thơng qua các hành vi SDĐ hoặc
chuyển quyền SD Đ nông nghiệp cho người khác.
1.2. Những vấn đề chung về hỗ trọ ngưòi bị THĐ nông nghiệp
1.2.1. H ỗ trợ người bị THĐ nông nghiệp. Khái niệm và đặc điểm
Hỗ trợ người bị THĐ nông nghiệp !à việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân
trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào


11

mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triến kinh tế
ngồi việc phải bù đấp cho người bị THĐ nông nghiệp những thiệt hại vật chất do
việc THĐ gây ra thì cịn phải có trách nhiệm hỗ trợ nhằm giúp người bị THĐ nơng
nghiệp giải quyết những khó khăn khi chuyến dịch cơ cấu kinh tế, các vấn đề về đời
sống, dân sinh mang tính xã hội của người bị THĐ.
Việc hỗ trợ người bị THĐ nơng nghiệp có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, cơ sở làm phát sinh hỗ trợ là việc NNTHĐ nông nghiệp của người
đang SDĐ để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
cơng cộng và phát triển kinh tế. Đó là các mục đích phục vụ chung cho xã hội.
Thứ hai, về đối tượng được hỗ trợ, không phải bất cứ người SDĐ nông nghiệp
nào khi bị NNTHĐ cũng đều được hỗ trợ mà chỉ những người SDĐ nông nghiệp có
quyền SDĐ hợp pháp được pháp luật quy định.
Thứ ba, về mức hồ trợ, phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Điều này có nghĩa
là người SDĐ khơng có quyền thoả thuận với Nhà nước hoặc đưa ra đòi hỏi về mức
hỗ trợ khi bị THĐ mà họ phải chấp nhận mức hỗ trợ do Nhà nước quy định.
Thứ tư, về phạm vi hồ trợ, người bị THĐ nông nghiệp dược Nhà nước giải
quyết các vấn đề mang tính xã hội như hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hồ trợ

đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm để ổn định đời sống và sản xuất.
1.2.2.

M ục đích và ỷ nghĩa của việc h ỗ trợ người bị THĐ nông nghiệp

Sau 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội. Nhưng để thực hiện
thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đòi hỏi chúng ta phải
xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên tất cả các ngành, các
lĩnh vực mà cơ sở trước tiên của thực hiện quy hoạch là phải tiến hành xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế, đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Muốn vậy, Nhà nước
phải sử dụng một quỹ đất rất lớn, đây là đòi hỏi cấp thiết và tất yếu khách quan
trong quá trình phát triến đất nước theo hướng văn minh, hiện đại. Do vậy, Nhà
nước phải thực hiện THĐ mà chủ yếu ở đây là đất nông nghiệp và thực hiện BT,


12

HT cho người SDĐ. Việc hỗ trợ cùng với bồi thường cho người SDĐ nông nghiệp
khi NNTHĐ mang những mục đích và ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, nhàm bồi hồn cho người SDĐ những thành quả lao động, kết quả
đầu tư mà họ bị thiệt hại do việc THĐ gây ra. Điều này góp phần thực hiện các
quyền của người SDĐ được pháp luật ghi nhận và bảo hộ, qua đó tăng cường tính
pháp chế trong hoạt động của Nhà nước;
Thứ hai, góp phần vào việc duy trì ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Bởi
lẽ, giải quyết tốt việc BT, HT khi NNTHĐ sẽ không làm phát sinh các tranh chấp,
khiếu kiện đất đai kéo dài, duy trì sự ổn định của các quan hệ xã hội đã được xác

Thứ ba, giải quyết tốt việc BT, HT khi NNTHĐ sẽ tạo ra sự nhất trí cao của
người dân, sự đồng thuận của xã hội đối với các chủ trương phát triển kinh tế - xã

hội của Đảng và Nhà nước. Qua đó góp phần làm tăng tính hấp dẫn của mơi trường
đầu tư.
Thứ tư, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khi NNTHĐ cịn góp phần vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển cơ cấu laơ động. Bởi lẽ, trong trường hợp
THĐ sản xuất nơng nghiệp, ngồi việc được bồi thường, người nơng dân còn được
Nhà nước hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp hoặc họ tự tìm kiếm việc làm,
chuyển đổi cơ cấu lao động cho phù hợp nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định.
1.3.

Lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về BT, HT ngưịi bị

THĐ nơng nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành
1.3.1. Lịch sử hình thành, ph át triển của pháp luật về BT, H T người bị
THĐ nông nghiệp
1.3.1.1. Giai đoạn từ sau Luật Cải cách ruộng đất đến trước khi có Luật Đất
đai năm 1993:
Sau Luật Cải cách ruộng đất năm 1953, ngày 14/4/1959, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Nghị định số 151/TTg quy định về thế lệ tạm thời trưng dụng ruộng
đất. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc đền bù và TĐC ở Việt
Nam. Mức đền bù và cách tính đền bù theo Nghị định số 151/TTg như sau:


- Việc đên bù thiệt hại do lây đât gây nên phải bơi thường hai khoản: vê đât thì
bồi thường từ 1- 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trung thu.
- Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các cơng trình phục vụ sinh hoạt được giúp
đỡ xây dựng cái khác.
- Ngồi ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của
địa phương mà giúp cho họ một sổ tiền làm phí tổn di chuyển.
Cách đền bù như vậy được thực hiện cho đến khi có Hiến pháp 1980 ra đời.

Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu tồn dân, chính vì vậy việc thực
hiện đền bù về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện đền bù những tài sản có
trên đất hoặc những thiệt hại do việc THĐ gây nên. v ấ n đề này được Hiến pháp
1980 đề cập một cách khái quát: “khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có
thế trưng mua, trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sán của cả nhân và tập
thế” (Điều 28). Cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp 1980, Luật Đất đai 1987 ra
đời đã đề cập chi tiết về những trường hợp NNTHĐ tại Điều 14. Theo đó trong
trường hợp khơng có lỗi của người SDĐ, Nhà nước vẫn có quyền THĐ khi "cần sử
dụng cho nhu cầu của Nhà nước và của xã hội ” (khoản 8). Và người bị THĐ được
đền bù thiệt hại thực tế, được bồi hoàn thành quả lao động, kết quả đầu tư đã làm
tăng giá trị của đất (Điều 49); người được giao đất có nghĩa vụ đền bù thiệt hại thực
tế cho người đang SDĐ bị THĐ để giao cho mình (Điều 48).
Ngày 31/5/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 186/HĐBT về
việc đền bù thiệt hại đất nơng nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển sang sử dụng vào
mục đích khác thì phải bồi thường thiệt hại. Căn cứ để tính đền bù thiệt hại về đất
nơng nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất.
Mỗi hạng đất tại mồi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND các tỉnh, thành
phố quy định cụ thể mức đền bù thiệt hại của địa phương mình sát với giá đât thực
tế ở địa phương nhưng không thấp hưn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức,
cá nhân được Nhà nước giao đất nơng nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích


14

khác thì phải bồi thường về đất nơng nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền
này được nộp vào ngân sách Nhà nước và được sử dụng vào việc khai hoang, phục
hố, trồng rừng, cải tạo đất nơng nghiệp, ổn định cuộc sống định canh, định cư cho
vùng bị lấy đất. Như vậy, vấn đề THĐ và BT, HT vì nhu cầu lợi ích chung đã chính
thức được ghi nhận trong các văn bản pháp luật.
1.3.1.2.


Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 1993 đến trước khi ban

hành Luật Đất đai năm 2003:
Hiến pháp 1992 ra đời thay thế Hiến pháp 1980, tại Điều 23 quy định:
“Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia,
Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ
chức theo thời giá thị trường". Cụ thể hoá quy định này của Hiến pháp 1992, ngày
14/7/1993, Quốc hội khố IX thơng qua Luật Đất đai mới thay thế Luật Đất đai năm
1987. Đây là văn kiện quan trọng nhất đối với việc THĐ và đền bù thiệt hại của
Nhà nước. Một thủ tục rất quan trọng và là cơ sở pháp lý cho người SDĐ là họ được
cấp GCNỌSDĐ. Chính điều này làm căn cứ cho quyền được BT, HT khi NNTHĐ.
Điều 27 Luật Đất đai 1993 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, NNTHĐ sử
dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng thì
người bị THĐ được đền bù thiệt hại ”
Sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành, các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Có thế nêu ra đây một số văn
bản về lĩnh vực BT, HT khi NNTHĐ:
-

Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 ban hành Quy định về việc đền bù thiệt

hại khi NNTH Đ để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng. Nghị định này quy định cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể
SDĐ, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch đền bù,
GPMB theo quy định khi NNTHĐ để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất, nội dung, Nghị định 90/CP đã
đáp ứng được một số yêu cầu nhất định. So với các văn bản trước đó, Nghị định này



15

là văn bản pháp lý mang tính tồn diện cao và cụ thế hố việc thực hiện chính sách
BT. HT khi NNTHĐ.
-

Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi

NNTHĐ để sử dụng vào mục đích quổc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
cơng cộng. Nghị định này thay thế Nghị định 90/CP và quy định rõ phạm vi áp
dụng, đối tượng phải đền bù, đối tượng được đền bù, phạm vi đền bù. Các nghị định
trước đây hầu như mới chỉ quan tâm đến nội dung đền bù cho đất bị thu hồi và các
tài sản gắn liền với đất bị thu hồi thì Nghị định này đã đưa các nội dung về công tác
thực hiện, quy định trách nhiệm của ƯBND các cấp và Hội đồng đền bù, GPMB
cấp huyện trong việc chỉ đạo, lập phương án đền bù, xác định mức đền bù hoặc trợ
cấp cho từng tổ chức hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện đền bù theo phương
án được phê duyệt, tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc lựa chọn phương
án đền bù phù hợp với điều kiện kinh tể- xã hội, quỹ đất của từng địa phương.
1.3.1.3. Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đất đai năm 2003 đến nay:
Trcn cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật Đất đai và xuất phát từ yêu cầu
của giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
đã ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nghị quyết này là định hướng rất
quan trọng để Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Đất đai mới vào ngày
26 tháng 11 năm 2003. Luật Đất đai 2003 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát
nhất, thể hiện đầy đủ nhất so với các Luật Đất đai đã ban hành trước đó. Luật Đất
đai 2003 đã dành hẳn một mục (mục 4 chương II) để quy định về THĐ và BT, HT
với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng. Ví dụ: Nhà nước quyết định THĐ và giao đất
cho Tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện việc thu hồi, bồi thường, GPMB và trực
tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch

SDĐ được công bố mà chưa có dự án đầu tư (khoản 1 Điều 41); quy định THĐ đe
sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế (Điều 40); quy định về bố trí, sắp xếp việc


16

làm, đào tạo chuyển đổi nghề nahiệp cho người nône dân bị mất đất sản xuất, quy
định về vấn đề hỗ trợ cho người bị THĐ phải di chuyển chỗ ở (Điều 42).
Tiêp đó, hàng loạt văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Đất đai
2003 về BT, HT khi NNTH được ban hành, bao gồm:
- Nghị định sổ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
-

Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về BT, HT,

TĐC khi NNTHĐ.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ
sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ, THĐ, thực hiện quyền SDĐ, trình
tự, thủ tục BT, HT, TĐC khi NNTHĐ và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch SDĐ, giá đất, THĐ, BT, HT, TĐC.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về BT, HT, TĐC và trình tự, thủ tục THĐ, giao đất,
cho thuê đất.
Những văn bản trên đã kế thừa các quy định về BT, HT khi NNTHĐ của các

văn bản được ban hành trước đây. Đồng thời luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù
họp với yêu cầu của mỗi giai đoạn phát triển nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra
trong quá trình BT, HT khi NNTHĐ; góp phần tạo lập cơ sở pháp lý hồn chỉnh,
đồng bộ cho việc THĐ, BT, HT và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể
có liên quan.
1.3.2. Các quy định pháp luật hiện hành


17

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG DẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC ' 5 7 - 6 ? - _

1.3.2. ỉ. Phạm vi áp dụng:
Theo quy định tại các Điều 39, 40 Luật Đất đai, Điều 36 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, việc BT, HT chỉ được
thực hiện trong trường hợp NNTHĐ để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được quy định tại khoản 1
Điều 38 Luật Đất đai năm 2003:
a) Đất dùng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng
cộng:
- Đất dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh như đất cho các đơn vị đóng
qn; làm căn cứ qn sự; cơng trình phịng thủ quốc gia, trận địa và các cơng trình
đặc biệt cho quốc phịng, an ninh; cơng trình khoa học cơng nghệ phục vụ quốc
phòng, kho tàng, trường bắn, trường học, bệnh viện an dưỡng, nhà công vụ, trại
giam...(Điều 89 Luật Đất đai);
- Đất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp được Nhà nước
giao đất khơng thu tiền SDĐ;
- Đất dùng dể xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại

giao;
- Đất dùng để xây dựng các cơng trình cơng cộng khơng nhằm mục đích kinh
doanh;
- Đất chỉnh trang, phát triển đơ thị và khu dân cư nông thôn;
- Đất phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc chủng;
- Đất sử dụng cho các cơ sở tôn giáo;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
b) Đất dùng vào mục đích phát triển kinh tế. Đây là điểm sửa đổi, bổ sung của
Luật Đất đai 2003 so với Luật Đất đai 1993 và Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày
24/4/1998. Cụ thể, theo hướng dẫn tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP,
NNTHĐ để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế như xây dựng khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức ODA và dự án sử dụng 100% vốn nước ngoài. Các dự án sử dụng vốn ODA,


×