Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.12 MB, 199 trang )

■ ■ ■ ■ ■ ■ ■ ■

'

í ' ì'4 'í' V VD.;.0 TAO

p u i r n .....

r ử ờ K G ĐẠI HỌC L4ỊẬT n k NỘI
* * ô

-ộ

ớ 111

* â"$ % <

,I

? , ã* - V

* *



't A .

n ã

'W :


NGN BèNH

* HI BKP ôô00 ĨẼ

LliẤN ÁN TIẾN Si LUẬT HỌC

<ỹ> *

■"*•

li À NƠI - H105
■■■■■■■■■■

■■■■■■■■■■■■

....

X

' v

'


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


ĐỖ N G Â N BÌN H

PHÁP LUẬT VÊ ĐÌNH CƠNG VÀ GIẢI QUYỆT ĐÌNH CỒNG
ở VIỆT NAM TRONG DIỀU KIỆN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TÊ

Chuyên ngành
M ã sô

: Luật Kinh tê
: 60 38 50 01

LU Ậ N ÁN TIẾN Sĩ L U Ậ T HỌC




Người hướng dẫn khoa học:

1.
2.

HÀ NỘI - 2005




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu, kết quả

nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được công b ố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Ngân Bỉnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương I: NHỮNG VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ ĐÌNH CƠNG VÀ GIẢI

8

QUYẾT ĐÌNH CƠNG TRONG ĐIỂU KIỆN KINH TÊ THỊ
TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TÊ Ở VIỆT NAM

1.1.

Đình cơng trong điều kiện kinh tế thị trường

8

1.2.

Giải quyết đình công trong điều kiện kinh tế thị trường


34

1.3.

Điều chỉnh pháp luật đối với đình cơng và giải quyết đình cơng

47

1.4.

Những tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc

67

tế đến pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỂ ĐÌNH CƠNG VÀ GIẢI

78

QUYẾT ĐÌNH CƠNG Ở VIỆT NAM

2.1.

Thực trạng pháp luật về đình cơng

2.2.

Thực trạng pháp luật về giải quyết đình cơng

Chương 3: HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CƠNG VÀ GIẢI


78
113
140

QUYẾT ĐÌNH CƠNG Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TÊ

3.1.

Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về đình cơng và giải

140

quyết đình cơng ở Việt Nam
3.2.

Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về đình

143

cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam
3.3.

Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về đình cơng và

148

giải quyết đình cơng ở Việt Nam
KẾT LUẬN


184

NHỮNG CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG B ố LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

187

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

188


MỞ ĐẦU

l.Tính cấp thiết của đề tài
Đình cơng là một trong những quyền cơ bản của người lao động trong
nền kinh tế thị trường. Quyền đình cơng được quy định trong Công ước quốc
tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hố (thơng qua ngày 16/12/1966) của
Đại hội đồng Liên hợp quốc. Việt Nam đã tham gia Công ước này vào năm
1982. Sau đó, Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hố các quy định về đình cơng
trong Bộ luật Lao động 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động và một số Nghị định hướng dãn. Trong thực tế, đình cơng thường được
những người lao động coi như “vũ khí” đấu tranh với người sử dụng lao động
để đạt những yêu sách gắn với quan hệ lao động.
Đình cơng là vấn đề nhạy cảm. Sự xuất hiện của đình cơng có thể gây
ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế, trật tự an tồn xã hội, mơi trường đầu tư,
kinh doanh. Do tính chất phức tạp của đình cơng nên ngay khi hiện tượng đình
cơng xuất hiện ở Việt Nam khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh
tế thị trường, Nhà nước đã giao cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu
việc ban hành các quy định cụ thể về đình cơng và giải quyết đình cơng để kịp

thời điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong quá trình đình công.
Sau gần 10 năm thực hiện, các quy định về đình cơng và giải quyết đình
cơng đã bộc lộ một số vướng mắc. Thực tế cho thấy những người lao động khi
đình cơng chưa tn thủ các quy định về đình cơng. Vì vậy, 100% các cuộc
đình cơng xảy ra từ trước đến nay đều bất hợp pháp. Điều đó đã làm ảnh
hưởng xấu tới quan hệ lao động, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, gây thiệt
hại cho người sử dụng lao động và người lao động. Thực trạng này đặt ra yêu
cầu phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật về đình cơng
và giải quyết đình cơng để pháp luật có thể đi vào cuộc sống, được các chủ thể
tự giác chấp hành và tăng cường pháp chế.


2

Ngày 15/6/2004, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ V đã thông qua Bộ luật
Tố tụng dân sự. Kể từ ngày 1/1/2005, việc giải quyết các tranh chấp lao động
sẽ được tiến hành theo trình tự tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng
dân sự. Như vậy, các quy định tại Phần một Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
tranh chấp lao động đã hết hiệu lực. Nhưng Phần hai của Pháp lệnh quy định
về thủ tục giải quyết các cuộc đình cơng (từ Điều 79 đến Điều 102) hiện vẫn
còn hiệu lực. Trong thực tế, 100% các cuộc đình cơng đều khơng tn thủ các
điều kiện đình công hợp pháp quy định trong Bộ luật Lao động và Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, chưa có cuộc đình cơng nào được
đưa ra Tồ án giải quyết theo thủ tục luật định. Điều này cho thấy tính kém
khả thi của các quy định hiện hành về đình cơng và giải quyết đình cơng. Đây
là những lý do cơ bản cho thấy sự cần thiết khách quan của việc ban hành văn
bản pháp luật mới về đình cơng và giải quyết đình cơng.
Bên cạnh những khó khăn do có ít kinh nghiệm trong việc điều chỉnh
pháp luật đối với đình cơng, chúng ta cịn gặp phải những khó khăn khác như:
sự hạn chế trong ý thức và nhận thức pháp luật về đình cơng của các bên trong

quan hệ lao động, sự không thống nhất quan điểm về những vấn đề lý luận của
pháp luật đình cơng ... Nhưng nhờ tư duy đổi mới của các nhà lập pháp, nhờ
những thuận lợi do quá trình hội nhập quốc tế mang lại, pháp luật về đình
cơng và giải quyết đình cơng đã và đang có điều kiện thay đổi một cách toàn
diện và phát huy hiệu quả trong quá trình thực thi.
Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Pháp
luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế” làm luận án tiến sĩ với mục đích làm rõ một số
vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Đình cơng là một hiện tượng mới xuất hiện ở Việt Nam khi chuyển đổi
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, do đó chưa có
nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về pháp luật đình cơng và giải quyết
đình cơng. Trong thực tế, chỉ có một số bài viết trên các tạp chí nghiên cứu,
đề xuất một số vấn đề liên quan đến đình cơng và giải quyết đình cơng như
thủ tục tiến hành đình cơng, nội dung của việc giải quyết đình cơng tại Tồ
án... Trong các giáo trình giảng dạy Luật lao động của các trường đại học
chuyên ngành luật ở nước ta cũng chỉ đề cập đến những kiến thức cơ bản và
khái qt về đình cơng và giải quyết đình cơng theo pháp luật hiện hành.
Trong số các cơng trình nghiên cứu có thể kể đến luận văn thạc sĩ của
tác giả Đinh Văn Sơn với đề tài: “Đình cơng và giải quyết đình cơng theo
pháp luật lao động Việt Nam hiện hành”, viết năm 2002. Luận văn này đã
bước đầu luận giải những vấn đề lý luận về đình cơng và giải quyết đình
cơng, đánh giá và nêu một số bất cập của pháp luật Việt Nam về đình cơng và
giải quyết đình cơng. Trên cơ sở những bất cập đã nêu, luận văn cũng đã đề
xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm hồn thiện các quy định hiện
hành về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam.

Ngồi ra, cịn có một số bài viết có liên quan đến vấn đề đình cơng và
giải quyết đình cơng được đăng trên một số tạp chí như bài "Đình cơng- vấn
đề nổi cộm trong quan hệ lao động" của tác giả Ngô Thị Mến (đăng trên tạp
chí Lao động và Cơng đồn tháng 1/2003) đề cập những ngun nhân cơ bản
dẫn đến đình cơng ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hạn chế đình
cơng; hay bài "Mấy ý kiến về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam"
của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng (đăng trên Tạp chí Tồ án nhân dân
9/2004) nêu lên những quan điểm lý luận về giải quyết đình cơng và chỉ ra
một số điểm bất cập của các quy định hiện hành về giải quyết đình cơng.
Nhìn chung, các bài viết và luận vãn nêu trên đã đề cập đến một số
khía cạnh khác nhau về đình cơng và giải quyết đình cơng. Tuy nhiên, chưa


4

CĨ cơng trình nào nghiên cứu có hệ thống lý luận về đình cơng và giải quyết
đình cơng, về những vướng mắc trong thực tiễn áp dụnơ pháp luật đình cơng
và giải quyết đình cơng, cũng như những giải pháp tổng thể để hồn thiện
pháp luật đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
của pháp luật đình cơng và giải quyết đình cơng, trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp hồn thiện pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng nhằm đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu
thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Với mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đình cơng và giải quyết đình
cơng như: khái niệm đình cơng, các dấu hiệu cơ bản để nhận dạng đình cơng,
phân biệt đình công với lãn công, phản ứng tập thể.
+ Nghiên cứu một số vấn lý luận về pháp luật đình cơng và giải quyết

đình cơng để làm CƯ sở đánh giá tính khoa học, hợp lý của pháp luật hiện hành
về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật về đình cơng
và giải quyết đình cơng ở Việt Nam nhằm tìm ra những điểm bất cập, chưa
hợp lý của các quy định hiện hành về đình cơng và giải quyết đình cơng, tạo
tiền đề cho việc đưa ra kiến nghị hồn thiện pháp luật về đình cơng và giải
quyết đình cơng.
+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về đình cơng và
giải quyết đình cơng ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đình cơng và giải quyết đình cơng là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau (như: xã hội học, luật học, kinh tế học, triết học...).
Trong phạm vi của luận án tiến sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu


5

khía cạnh pháp lý của vấn đề đình cơng nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật đình cơng và giải quyết đình cơng,
đánh giá thực trạng pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở Việt
Nam, từ đó nêu những kiến nghị hồn thiện pháp luật về đình cơng và giải
quyết đình cơng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Vấn đề đình cơng và giải quyết đình cơng chủ yếu gắn với điều kiện
kinh tế thị trường và là hiện tượng khách quan phát sinh trong q trình lao
động, do đó luận án tập trung nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp luật đối với
đình cơng và giải quyết đình cơng trong điểu kiện kinh t ế thị trường. Đồng
thời, do quan điểm lập pháp và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của các quốc
gia có thể khơng giống nhau nên tác giả chỉ nghiên cứu pháp luật về đình
cơng và giải quyết đình cơng trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam. Việc
viện dẫn pháp luật các nước chỉ có tính chất tham khảo.

Đình cơng là hiện tượng phức tạp, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của đình công, đôi khi phải sử dụng đến những biện pháp cứng rắn và áp dụng
một sô quy phạm phấp luật cúa các ngành luật khác (nếu cần) như Luật hình
sự, Luật hành chính ...Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chưa có
điều kiện nghiên cứu việc điều chỉnh pháp luật đối với đình cơng của các
ngành luật khác mà chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về đình cơng và giải
quyết đình cơng với tư cách là một bộ phận ị một ch ế đinh) của pháp luật lao
động.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm Mác- Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp
luật lao động nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử các phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê... để làm


6

rõ từng nội dung cụ thể của luận án, nhằm đạt được những nhiệm vụ đã xác
định của luận án.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án là cơng trình đầu tiên phân tích một cách tương đối đầy đủ và
có hệ thống về pháp luật đình cơng và giải quyết đình cơng trong điều kiện
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Luận án đã nêu được
những điểm mới sau đây:
+ Chỉ rõ sự tồn tại khách quan của đình công trong điều kiện kinh tế thị
trường thông qua việc phân tích những ngun nhân cơ bản dẫn đến đình cơng
và mục đích của người lao động khi tiến hành đình cơng.
+ Phân tích khái niệm đình cơng và nêu các dấu hiệu cơ bản để nhận

dạng đình cơng trong thực tiễn.
+ Nêu rõ tầm quan trọng của hoạt động giải quyết đình cơng và những
nội dung cần được thực hiện trong q trình giải quyết đình cơng.
+ Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật đình cơng và
giải quyết đình cơng như: các đặc điểm của việc điều chỉnh pháp luật đối với
đình cơng và giải quyết đình cơng, các bộ phận cấu thành pháp luật về đình
cơng và giải quyết đình cơng.
+ Đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về đình cơng và giải quyết
đình cơng để tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý, xác định tính khả thi
của các quy phạm pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng.
+ Nêu một số kiến nghị cơ bản nhằm hồn thiện pháp luật về đình cơng
và giải quyết đình cơng trong bối cảnh kinh tế thị trường và xu thế hội nhập
quốc tế ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án
gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về đình cơng, giải quyết đình cơng


7

trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về đình cơng, giải quyết đình cơng ở
Việt Nam.
Chương 3. Hồn thiện pháp luật về đình cơng và giải quyết đình cơng ở
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.


Chương 1
NHŨNG VẰN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ ĐÌNH CƠNG VÀ G IẢ I QUYẾT ĐÌNH

CƠNG TRONG Đ lỂ ư KIỆN K IN H TÊ T H Ị TRƯỜNG VÀ H Ộ I NHẬP
QUỐC T Ê Ỏ VIỆT NAM

1.1. ĐÌNH CƠNG TRONG ĐIỂU KIỆN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Đình cơng - hiện tượng khách quan trong nền kinh tê thị
trường
Nhận định về kinh tế thị trường, Mác và Ảnghen cho rằng: “Sự phân
chia các lao động sản xuất khiến cho sản phẩm của từng loại lao động chuyển
thành hàng hoá đối với nhau, buộc chúng làm thị trường lẫn cho nhau” [39,
tr.275]. V.I. Lê nin cũng nhận định: “Thị trường là một phạm trù của kinh tế
hàng hoá” [36, tr.21]; “Hễ ở đâu và khi nào có phân cơng xã hội và sản xuất
hàng hố thì ở đó và khi ấy, có “thị trường”; “quy mơ của thị trường gắn chặt
với trình độ chiiỹên mồn hố của lao động xã hội” [37, tr.l 14J. Như vậy, theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin, kinh tế thị trường luôn gắn với kinh tế
hàng hố. Khơng thể tồn tại kinh tế hàng hố mà khơng có kinh tế thị trường,
và ngược lại cũng khơng có kinh tế thị trường nếu khơng có kinh tế hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại hệ thống thị trường là nơi diễn ra
các hoạt động lưu thơng hàng hố. Căn cứ vào thuộc tính của các hàng hố, có
thể phân chia thành những loại thị trường khác nhau. Trong số đó có thị
trường mua bán một loại hàng hoá đặc biệt là hàng hoá sức lao động - thị
trường lao động. Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi sức lao động,
thông qua quan hệ mua bán giữa người lao động (người bán) và người sử dụng
lao động (người mua), v ề vấn đề này, C.Mác từng nhận định: “Tại sao người
lao động tự do ấy lại đứng đối diện với người chủ tiền trong lĩnh vực lưu
thông, vấn đề ấy không làm bận tâm người chủ tiền là người đã tìm thấy thị


9


ttường lao động với tính cách là một chi nhánh đặc biệt của thị trường hàng
hoá” [40, tr.253].
Kinh tế học phương Tây cho rằng thị trường lao động có một số nét đặc
trưng so với thị trường hàng hố thơng thường, đó là: i) Trong thị trường lao
động, người sở hữu sức lao động (người bán) ở vào địa vị khơng thuận lợi,
khơng thể đàm phán bình đẳng với chủ thuê mướn (người mua); ii) Giá cả
(tiền công) của sức lao động không chỉ là thù lao của việc cung cấp sức lao
động hiện thời, mà còn bao gồm cả thù lao của thời kỳ dài bồi dưỡng và đào
tạo kỹ thuật cho người lao động; iii) Điều kiện thuê mướn sức lao động không
chỉ là bao nhiêu tiền công, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: thời gian
cơng tác dài hay ngắn, hồn cảnh cơng tác tốt hay xấu; iv) Hoạt động thuê
mướn lao động không chỉ do chủ sử dụng lao động và công nhân tự do quyết
định, mà còn chịu ảnh hưởng chi phối của các yếu tố khác như: pháp luật lao
động, ảnh hưởng của các nghiệp đồn cơng nhân và đồn thể của chủ sử dụng
lao động... [2, tr.368-369].
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của mỗi thành viên trong xã hội
không tách rời nhau do mối liên hệ tự nhiên về sản xuất, trao đổi, phân phối,
tiêu dùng. Các mối quan hệ này làm nảy sinh những lợi ích chung, những
quan hệ phụ thuộc gắn chặt với nhau trong hệ thống phân công lao động xã
hội, ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi bởi các quy định của pháp luật. Xã
hội càng phát triển thì sự phân cơng lao động càng rõ nét, mối quan hệ phụ
thuộc giữa các cá nhân càng chặt chẽ. Khi lợi ích của người lao động tăng lên
thì lợi nhuận của người chủ tư liệu sản xuất bị giảm xuống và ngược lại [31,
tr.41]. Người lao động do những nhu cầu vật chất và tinh thần thiết thân hàng
ngày đã tham gia quan hệ lao động để có thu nhập thoả mãn các nhu cầu đó.
Trong quan hệ lao động, lợi ích của người lao động chủ yếu biểu hiện dưới
dạng tiền lương, tiền thưởng và một số lợi ích khác. Những lợi ích này là động
lực cơ bản thúc đẩy hoạt động của người lao động. Trong quan hệ lao động



10

cịn tồn tại lợi ích của người sử dụng lao động. Việc thu lợi nhuận của người
sử dụng lao động gắn liền với việc chiếm hữu giá trị thặng dư thu được sau
quá trình sử dụng lao động. Để tăng lợi nhuận người sử dụng lao động thường
tìm cách giảm tiền lương, tăng thời gian làm việc hay cắt giảm các chi phí cho
việc đảm bảo an tcàn- vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội... Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động và là một trong các nguyên
nhân cơ bản tạo nên mâu thuẫn trong quan hệ lao động bởi quan hệ lao động
cũng giống như “các quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó, biểu
hiện trước hết dưới hình thức lợi ích” [42, tr.376].
Khi xác lập quan hệ lao động, các bên phải thoả thuận với nhau về tiền
lương, thời giờ làm YÌệc và các điều kiện sử dụng lao động khác. Sự thoả thuận
có thể diễn ra nhiều lần trong suốt quá trình tồn tại quan hệ lao động, khi một
trong hai bên cảm thấy cần phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, thoả ước
lao động tập thể thì sự thoả thuận lại diễn ra [4, tr.3]. Trong q trình thoả
thuận, do vị trí yếu thế hơn của người lao động, do ảnh hưởng của tương quan
cung Cầu

§ức lâO đệhg,

do sức ép của vân đề việc làm và thu nhập, người lao

động thường phải chấp nhận những điều khoản khơng có lợi cho chính mình.
Sau khi hợp đồng Uo động đã được thoả thuận, sức lao động của người lao
động sẽ được kết hợp với tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động để tạo ra
giá trị và giá trị thặng dư. Xét về mặt bản chất, quan hệ lao động là quan hệ
mua bán sức lao đệng, ở đó người lao động muốn bán sức lao động với giá
cao, ngược lại ngườ sử dụng lao động muốn mua sức lao động với giá thấp.
Chính vì vậy quan hè lao động vừa là quan hệ đối lập (sự đối lập có thể dẫn tới

xung đột), nhưng đồng thời lại là quan hệ hợp tác (xung đột, đấu tranh, nhưng
hai bên rất cần nhau đình cơng, tranh chấp nhưng khơng làm cho bên kia phải
đóng cửa, phá sản) |4, tr. 8-9]. Trong quan hệ lao động, giữa người mua sức
lao động (người sử dụng lao động) với người bán sức lao động (người lao
động) vừa có sự hợptác lâu dài, vừa có sự đối lập cục bộ về mặt lợi ích. Chính


11

vì hướng tới sự hợp tác bền vững trong quan hệ lao động nên khi không đạt
được các thoả thuận về lợi ích như mong muốn, người lao động mới sử dụng
cách thức đình cơng mà khơng chấm dứt quan hệ lao động của mình [53,
tr.18].
Trong quan hệ lao động, người lao động bán sức lao động để có thu
nhập nhằm thoả mãn những nhu cầu cá nhân. Khi các lợi ích trong quan hệ lao
động bị người sử dụng lao động vi phạm, người lao động sẽ tiến hành các cách
thức để bảo vệ lợi ích của mình, vì xét đến cùng, “tất cả những gì mà con
người đấu tranh để giành đạt lấy đều gắn liền với lợi ích của họ” [41, tr. 109].
Để bảo vệ lợi ích của mình, người lao động có thể thành lập và tham gia các
tổ chức đại diện thương lượng với người sử dụng lao động để ký kết các thoả
ước tập thể... Khi các biện pháp có tính chất ơn hồ nói trên khơng thể đem lại
lợi ích cho người lao động, họ có thể sẽ tiến hành ngừng việc nhằm gây sức ép
để đạt được những yêu sách nhất định. Việc những người lao động thông qua
hành vi đồng loạt nghỉ việc đấu tranh với chủ sử dụng lao động được xem như
biện pháp cuối cùng mà người lao động buộc phải sử dụng để tự bảo vệ quyền

và lợi ích. Căn cứ vào biểu hiện của hành vi ngừng việc trong từng trường hợp
cụ thể, hiện tượng này có thể được gọi là đình cơng, lãn cơng hay phản ứng
tập thể.
1.1.2. Khái niệm đình cơng

Để đưa ra cách nhìn thống nhất và tương đối tồn diện về đình cơng,
trước hết cần xem xét đình cơng dưới những góc độ khác nhau. Cụ thể là đình
cơng cần được xem xét dưới các góc độ kinh tế, xã hội, chính trị và pháp lý
với tư cách là một hiện tượng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Dưới góc độ kinh tế, đình cơng là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực
hiện bởi những người lao động, nhằm gây sức ép để đạt những yêu sách nhất
định gắn với lợi ích kinh tế hoặc lợi ích nghề nghiệp. Thực tế đình cơng của
nhiều nước trên thế giới cho thấy chủ thể bị gây sức ép có thể là người sử dụng


12

lao động trực tiếp tham gia quan hệ lao động, cũng có thể là một chủ sử dụng
lao động ở nơi khác trong trường hợp đình cổng hưởng ứng, hoặc có thể là
Nhà nước [16, tr.259- 271]. Đinh cơng là biện pháp đấu tranh mang tính tập
thể nên thường có những biểu hiện q khích, nếu khơng kiểm sốt kịp thời sẽ
gây những hậu quả nghiêm trọng. Chính khả năng gây thiệt hại về kinh tế hay
đe doạ gây thiệt hại về kinh tế mà đình cơng là phương thức có thể gây được
áp lực với chủ thể đối diện, giúp tập thể lao động đạt được các yêu sách về
quyền và lợi ích. Đình cơng khơng phải là biện pháp duy nhất để những người
lao động đạt được mục đích của mình, nhưng với sức ép mà đình cơng có khả
năng tạo ra, đình cơng thường được những người lao động coi là cách thức có
hiệu quả để bảo vệ các quyền và lợi ích của họ.
Để giải quyết những mâu thuẫn về quyền và lợi ích trong quan hệ lao
động, tập thể lao động có thể sử dụng các giải pháp mang tính ơn hồ như
thương lượng trực tiếp với chủ sử dụng lao động, hoặc thông qua vai trò của
người trung gian giải quyết tranh chấp theo phương thức hoà giải. Trong
những

trường hợp mâu


thuẫn đã trở nên quá bức xúc và tập thể lao động cho

rằng họ có nhiều lợi thế hơn trong tương quan lao động, tập thể lao động có
thể tiến hành đình cơng. Đình cơng trở thành “vũ khí lợi hại” mà tập thể lao
động sử dụng trong cuộc đấu tranh kinh tế với người sử dụng lao động và Nhà
nước (trong những trường hợp chủ thể bị gây sức ép là Nhà nước), nhằm mục
đích gây sức ép để giải quyết những bất đồng về quyền và lợi ích theo hướng
có lợi cho tập thể lao động.
Đình cơng cũng để lại nhiều hậu quả cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến
lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động ở một mức độ nhất định, hoặc
gây thiệt hại cho kinh tế xã hội nói chung. Do vậy, đã có ý kiến cho rằng đình
cơng có thể ví như mặt trái của kinh tế thị trường. Đối với người sử dụng lao
động, khi đình cơng xảy ra sẽ làm ngưng trệ sản xuất, đảo lộn trật tự quản lý
doanh nghiệp, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây được coi là


13

những thiệt hại trực tiếp do đình cơng gây ra và có thể dễ dàng xác định trong
thực tế. Ngồi ra, sự ngìmg trệ sản xuất trong đình cơng cịn ảnh hưởng đến
việc hoàn thành các hợp đồng kinh tế, làm mất uy tín của doanh nghiệp trong
kinh doanh- đây là những thiệt hại khó xác định và gây hậu quả khơng nhỏ
trong thực tiễn. Vì vậy, đình cơng được coi là biện pháp đấu tranh kinh tế mà
người lao động áp dụng trong cuộc đọ sức với người sử dụng lao động.
Đình cơng có thể để lại những hậu quả lâu dài trong quan hệ lao động.
Nếu không được giải quyết triệt để, đình cơng sẽ làm xấu đi tình trạng của
quan hệ lao động. Đối với các cuộc đình cơng khơng trực tiếp nhằm vào chủ
sử dụng lao động và có yêu sách vượt khỏi phạm vi quan hệ lao động, nhằm
gây áp lực với một chủ thể khác hay Nhà nước, đình cơng vẫn gây hậu quả

xấu cho doanh nghiệp đang diễn ra đình cơng. Đình cơng làm cho tiến độ sản
xuất bị giảm sút, bản thân người lao động (kể cả người tham gia và không
tham gia đình cơng) bị thiệt hại về thu nhập và ảnh hưởng đến cơng việc.
Như vậy, đình cơng mặc dù được nhìn nhận như một biện pháp đấu
tranh kinh tế của tập thể lao động nhằm đạt những yêu sách có lợi cho chính

họ, nhưng lại gây những thiệt hại về vật chất đối với các chủ thể khác, có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội. Điều đó địi hỏi các quốc gia cần
có những giải pháp nhằm kiềm chế các ảnh hưởng tiêu cực của đình cơng, hạn
chế tình trạng đình cơng vơ tổ chức và những cuộc đình cơng khơng có mục
đích chính đáng .
Dưới góc độ xã hội, đình cơng là hành vi ngừng việc được thực hiện bởi
ý chí tự nguyện của nhiều người lao động. Thực tế có những cuộc đình công
diễn ra ở quy mô nhỏ, chỉ thu hút sự tham gia của một số lượng rất ít người lao
động, nhưng cũng có những cuộc đình cơng diễn ra trên quy mơ tồn quốc,
thu hút sự tham gia của hàng vạn người lao động. Ví dụ, ngày 8/7/2003, gần 1
triệu công nhân viên chức tại Brazil đã tiến hành cuộc tổng đình cơng trên


14

tồn quốc để phản đối chính sách cắt giảm trợ cấp xã hội của tổng thống Lula
Da Silva.
Khả năng liên kết và tập hợp đông đảo sự tham gia của những người lao
động là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của một cuộc đình
cơng. Trong nhiều cuộc đình cơng, những người lao động thường tụ tập trước
cổng xí nghiệp để ngăn cản hay kích động những cơng nhân khác không vào
làm việc, kêu gọi sự giúp đỡ để ủng hộ những người lao động đang tham gia
đình công, hay chiếm xưởng ngăn không cho người lao động khác vào làm
việc... Những hành vi nhằm thu hút sự tham gia đông đảo và lôi kéo sự ủng hộ

của những người lao động khác đối với cuộc đình cơng không phải lúc nào
cũng được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, nó đã chứng tỏ tính quần chúng của
đình cơng và là sự thể hiện rõ nét bản chất xã hội của đình cơng.
Đình cơng xét dưới góc độ xã hội cịn là hiện tượng có khả năng gây
mất ổn định đối với trật tự xã hội. Với các cuộc đình cơng diễn ra ở quy mơ
nhỏ, hành vi ngừng việc diễn ra một cách hồ bình, mức độ ảnh hưởng đến trật
tự xã hội sẽ không lớn. Nhưng với các cuộc đình cơng diễn ra ở phạm vi rộng,
thu hút sự tham gia đơng đảo của hàng nghìn người lao động, hoặc những
cuộc đình cơng mà kèm theo hành vi ngừng việc là những biểu hiện quá khích
như la hét phản đối, đập phá máy móc hay xơ xát với người của chủ sử dụng
lao động thường gây ra những bất ổn lớn về mặt xã hội. Nếu không giải quyết
kịp thời, hậu quả của đình cơng sẽ khơng dừng lại ở những thiệt hại đơn thuần
về vật chất, mà sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.
Sự mất ổn định về xã hội do đình cơng gây ra có thể là việc tạm thời ngừng trệ
hoạt động của một số ngành kinh tế có vai trị thiết yếu trong đời sống cộng
đổng, gây bất ổn đến sinh hoạt của dân cư, hoặc gây tâm lý hoang mang cho
những người dân bởi lo ngại một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể sẽ xảy ra
nếu đình cơng kéo dài.


15

Xét ở một mức độ nhất định, đình cơng cũng góp phần bảo vệ những
giá trị tiến bộ xã hội như quyền dân chủ trong lĩnh vực lao động, quyền tự do
định đoạt và một số quyền khác. Để có được quyền đình cơng như hiện nay,
giai cấp cơng nhân đã phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài để giành những
giá trị dân chủ trong đời sống chính trị xã hội nói chung và trong lĩnh vực lao
động nói riêng. Nếu dân chủ được hiểu là “sự thống trị của đa số” [38, tr.66],
thì dân chủ trong lao động được hiểu là sự thực hiện quyền lực của số đơng
(những người lao động) trong q trình lao động.

Bản chất của quan hệ lao động là quan hệ mua bán sức lao động, do đó
về mặt nguyên tắc cần đảm bảo sự thoả thuận bình đẳng của người lao động
và người sử dụng lao động. Nhưng các yếu tố khách quan tồn tại trong nền
kinh tế thị trường đã hạn chế sự thương lượng bình đẳng của người lao động.
Với việc tiến hành đình cơng, người lao động có thể giành lại những lợi ích
hợp pháp và chính đáng mà họ có quyền được hưởng. Các yêu sách trong đình
cơng thường có xu hướng kết hợp giữa lợi ích kinh tế với lợi ích văn hố, xã
hội, giữa những mục tiêu trước mắt với những vấn đề lâu dài như bảo vệ môi

trường sinh thái, cải thiện an sinh xã hội. Như vậy, đình cơng đã góp phần tạo
nên khơng khí dân chủ hố trong lao động, mang lại lợi ích thiết thực, dễ thấy
cho mỗi người và góp phần tạo thêm động lực thúc đẩy người lao động hoạt
động [12, tr.5].
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực do đình cơng gây ra đối với trật tự
ổn định xã hội, ở một mức độ nhất định, đình cơng đã góp phần đem lại những
giá trị dân chủ trong lĩnh vực lao động xã hội. Các cuộc đình cơng của giai
cấp công nhân trong lịch sử đã chứng minh vai trị quan trọng của đình cơng
trong việc đảm bảo các giá trị nhàn văn, tạo điều kiện cho sự phát triển của cá
nhân người lao động, kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân của người lao động
với lợi ích chung của tập thể, xoá đi khoảng cách giữa lợi ích của ơng chủ với
lợi ích của những người lao động [54, tr.92.93].


16

Dưới gốc độ chính trị, đình cơng là hiện tượng có thể gây bất ổn đến
tình hình chính trị của quốc gia. Đình cơng có mục đích chủ yếu là bảo vệ các
quyén và lợi ích nghề nghiệp của những người lao động trong quan hệ lao
động. Nhưng đình cơng có thể bị lợi dụng để đưa thèm các yêu sách chính trị.
Trong trường hợp đó, hình thức đình cơng kinh tế sẽ biến tướng thành các

hình thức đình cơng chính trị (thuần t có u sách chính trị) hay đình cơng
hỗn hợp (kết hợp những u sách kinh tế và những u sách chính trị). Những
cuộc đình cơng này được coi như một loại cơng cụ chính trị mà giai cấp cơng
nhân có thể sử dụng để phản đối một quyết định của Chính phủ trong chính
sách đối nội hay đối ngoại mà sự thực thi chính sách đó có thể ảnh hưởng đến
đời sống của người lao động.
Việc có thừa nhận các hiện tượng ngừng việc mang màu sắc chính trị là
hợp pháp hay khơng cịn tuỳ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia. Nhưng
sự tổn tại của các cuộc đình cơng chính trị trong thực tiễn đã cho thấy tính
chất nhạy cảm của vấn đề đình cơng. Đình cơng là một hiện tượng phản kháng
thường

có khuynh

hướng mở rộng phạm vi và ln biến đổi hình thái, nó có

khả năng trở thành mối đe doạ, hoặc trực tiếp gây ảnh hưởng đến sự ổn định
chính trị của một quốc gia. Để gây được sức ép, đình cơng có thể được thực
hiện bất ngờ trong những thời điểm cần thiết, nhằm chớp thời cơ. Đây là một
trong các yếu tố góp phần tạo nên thắng lợi của mỗi cuộc đình cơng. Nhưng
nếu khơng được báo trước, chính quyền sở tại rất khó có thể biết trước về khả
năng xảy ra đình cơng, cũng như dự liệu trước hậu quả của đình cơng.
Dưới góc độ pháp lý, đình cơng là một quyền của người lao động được
pháp luật thừa nhận (theo Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hoá của Liên hiệp quốc) [15]. Quyền đình cơng được hiểu là quyền
ngừng việc tạm thời của những người lao động, nhằm buộc người sử dụng lao
động hoặc các chủ tiể khác phải thoả mãn những yêu sách về quyền và lợi ích
và được người lao địng tự nguyện tiến hành trong khn khổ pháp luật. Việc



17

thừa nhận quyền đình cơng của người lao động có thể được quy định trong
Hiến pháp (như ở Cộng hoà liên bang Đức, Pháp) hoặc được quy định trone;
Bộ luật Lao động (như ở Liên bang Nga, Philippin, Thái lan). Vì là một loại
quyền của người lao động nên đình công phải được thực hiện thông qua hành
vi ngừng việc của chính những người lao động, nhằm hướng tới những lợi ích
nghề nghiệp và xuất phát từ quan hộ lao động. Quyền đình cơng chỉ được thừa
nhận là quyền của những người lao động. Những người sử dụng lao động,
những cá nhân khơng có việc làm, thành viên của các tổ chức chính trị xã hội
khơng được quyền đình cơng. Tuy nhiên, cách hiểu khái niệm người lao động
hiện cũng rất khác nhau, dẫn đến việc xác định đối tượng có quyền đình cơng
ở các quốc gia cũng rất khác nhau.
Quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và đa số các quốc gia
đều cho rằng các cuộc đình cơng kinh tế, được thực hiện vì những lợi ích gắn
với quan hệ lao động mới thuộc phạm vi cho phép của quyền đình cơng.
Những cuộc đình cơng chính trị đều không thuộc phạm vi quan hệ lao động và
vượt ra ngồi khn khổ của quyền đình cơng.

Khơng như các loại quyền khác có thể được thực hiện thơng qua hành
vi cá nhân của người lao động (như quyền được hưởng lương, quyền được bảo
hiểm xã hội hay quyền khởi kiện u cầu giải quyết tranh chấp...), quyền đình
cơng không thể được thực hiện thông qua hành vi ngừng việc của cá nhân một
cách đơn lẻ. Đình cơng chỉ được thừa nhận là quyền của người lao động khi
đó là hành vi đồng loạt nghỉ việc của tập thể lao động một cách có tổ chức,
nhằm hướng tới những mục tiêu chung. Nét đặc trưng của quyền đình cơng là
quyền của cá nhân người lao động nhưng phải được thực hiện thơng qua hành
vi mang tính tập thể. Đình cơng vì thế là một hiện tượng tập thể. Trong thực
tế, quyền đình cơng thường được thực hiện thơng qua hành vi ngừng việc của
nhiều người lao động. Các cuộc đình cơng thường có xu hướng tìm cách thu

hút sự tham gia và ủng hộ của đông đảo người lao động vì đó; là một trong các


18

yếu tố tăng thêm sức ép của đình cơng. Do vậy, đã có nhà nghiên cứu cho
rằng: “Quyền đình cơng là một quyền tập thể” [63, tr. 151 ]. Quan điểm này
dựa trên cơ sở đánh giá các biểu hiện bên ngồi của hiện tượng đình cơng,
nhưng chưa phản ánh chính xác bản chất của loại quyền đặc biệt này. Xét về
bản chất pháp lý, đình cơng là một loại quyền của cá nhân người lao động.
Theo đó, người lao động có quyền tự quyết định tham gia hay khơng tham gia
đình cơng, tự do ý chí trong việc đưa u sách. Nhưng việc thực hiện quyền
đình cơng của người lao động lại không thể thông qua hành vi cá nhân, mà
phải được thực hiện thông qua hành động đồng loạt ngừng việc của tập thể lao
động. Việc một cá nhân người lao động ngừng việc nhằm nêu yêu sách mang
tính cá nhân, khơng được sự ủng hộ của những người lao động khác thông qua
hành vi cùng ngừng việc khơng được coi là biểu hiện của quyền đình cơng và
nằm ngoài phạm vi được phép thực hiện của quyền đình cơng. Như vậy, đình
cơng là một loại quyền cho phép người lao động được tự do lựa chọn cách xử
sự trong khuôn khổ pháp luật, nhưng việc thực hiện quyền này phải thơng qua
hành vi mang tính tập thể là sự tự nguyện ngừng việc của những người lao

động.
Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, có thể thấy bản chất chung nhất của
đình cơng là biện pháp đấu tranh kinh tế của những người lao động, được thực
hiện bằng cách ngừng việc tập thể và có tổ chức, nhằm gây sức ép buộc người
sử dụng lao động hoặc một chủ thể khác phải chấp nhận các yêu sách gắn với
lợi ích nghề nghiệp.
Tham khảo pháp luật về đình cơng của một số nước, có thể thấy khơng
phải quốc gia nào khi thừa nhận quyền đình cơng cũng đưa ra khái niệm đình

cơng. ILO cũng chỉ đưa ra nhận định như sau về đình cơng:
Đình cơng là một trong những biện pháp thiết yếu mà người lao động và
các tổ chức của họ có thể sử dụng để xúc tiến và bảo vệ các lợi ích kinh
tế và xã hội của mình, khơng chỉ nhằm đạt tới những điều kiện làm việc


19

tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thể mang tính nghề nghiệp, mà cịn
nhằm tìm ra những giải pháp cho các vấn đề chính sách kinh tế - xã hội
và các vấn đề lao động bất kỳ loại nào mà người lao động trực tiếp quan
tâm [75, tr.3 1].
Với quan điểm này, ILO bước đầu chỉ rõ đình cơng là một trong các
biện pháp để bảo vệ người lao động, đình cơng phải nhằm đạt các mục đích
kinh tế- xã hội vì quyền đình cơng thuộc loại quyền kinh tế xã hội. Tuy nhiên
nhận định này chưa chỉ ra được các dấu hiệu để nhận dạng đình cơng, cũng
như phân biệt đình cơng với các hiện tượng xã hội gần giống nó, do đó chưa
thê coi là định nghĩa về đình cơng. Tại Cộng hồ Pháp, mặc dù đã thừa nhận
quyền đình cơng của người lao động từ năm 1946, song trong Bộ luật Lao
động hiện hành có hiệu lực từ ngày 23/11/1973 [48] và các văn bản hướng dẫn
thi hành vẫn chưa có khái niệm chính thức, đầy đủ và thống nhất về đình
cơng. Tác giả của một số học thuyết pháp lý, cũng như các Thẩm phán trong
q trình giải quyết đình cơng đã nêu lên quan điểm riêng về đình cơng. Cuốn
Bách khoa tồn thư của Cộng hồ Pháp nhận định: “Đinh cơng là ngừng việc
có bàn tính, nhằm nhấn mạnh những yêu sách mà người sử dụng lao động
không muốn làm thoả mãn” [93, tr.4060]. Cịn theo quan điểm của Helene
Siney: “Đình cơng là sự từ chối cơng việc tập thể và có bàn tính, thể hiện ý
định của người lao động tự đặt mình tạm thời ra ngoài hợp đồng lao động, để
đảm bảo thành công cho các yêu sách của họ” [94, tr.35]. Nhìn chung, các
quan điểm khoa học pháp lý ở Cộng hoà Pháp đã nêu được các dấu hiệu cơ

bản của đình cơng là sự ngừns việc có tính tập thể và nhằm gây sức ép với
người sử dụng lao động. Có thể các khái niệm này chưa đầy đủ và chi tiết,
song chúng ta cũng có thể tham khảo khi đưa ra khái niệm chính thức về đình
cơng trong pháp luật Việt Nam.
Việc đưa ra một khái niệm tương đối chuẩn về đình cơng trong pháp
luật thực định là vấn đề cần thiết để nhận dạng đình cơng, cũng như xác định


20

các quy chế pháp lý cho việc giải quyết đình cơng. Ngồi ra, do đình cơng là
một hiện tượng mang tính khách quan trong kinh tế thị trường, nên trong q
trình nhận thức về đình cơng, khơng thể bỏ qua việc xem xét đặc điểm của
đình cơng gắn với bối cảnh kinh tế xã hội nơi đình cơng phát sinh và tồn tại.
Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, có thể đưa ra khái niệm đình cơng
như sau: Đình cơng là hiện tượng ngừng việc hồn tồn (ngừng việc triệt để),
có tổ chức của tập th ể lao động nhằm buộc người sử dụng lao động hay một
chủ thể khác phải thoả mãn những yêu sách gắn với lợi ích của tập th ể lao
động. Khái niệm này bao quát đầy đủ những thuộc tính phổ biến nhất của mọi
trường hợp đình cơng phát sinh và tồn tại trong kinh tế thị trường, có thể vận
dụng để nhận dạng đình cơng trong thực tiễn, cũng như phân biệt đình công
với các hiện tượng tương tự khác. Tuy nhiên, việc vận dụng khái niệm này
trong quá trình ban hành pháp luật cần rất thận trọng bởi việc giữ nguyên khái
niệm trên hay thu hẹp khái niệm đình cơng dưới góc độ pháp lý khi quy định
trong văn bản pháp luật còn phụ thuộc vào quan điểm lập pháp và sự định
hứớng của Nhà nước.
Trên cơ sở khái niệm nêu trên, có thể thấy việc nhận dạng đình cơng
phải dựa vào những dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đình cơng là sự phản ứng của những người lao động thông
qua hành vi ngừng việc hoàn toàn (ngừng việc triệt để).

Trong điều kiện bình thường, người lao động có nghĩa vụ phải làm việc
theo thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo sự phân công của người sử
dụng lao động. Khi muốn nghỉ việc, người lao động phải được sự đồng ý của
người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không
được sự đồng ý của người sử dụng và khơng có lý do chính đáng, họ có thể
phải chịu các hình thức kỷ luật, thậm chí đến mức sa thải do sự tự ý nghỉ việc
của người lao động không những vi phạm trật tự quản lý lao động trong doanh
nghiệp, mà còn làm xáo trộn nề nếp kỷ luật và có thể kéo theo những thiệt hại


21

về vật chất. Trong trường hợp xảy ra bất đồng giữa tập thể lao động với người
sử dụng lao động hay một chủ thể khác, tập thể lao động có thể ngừng việc
nhằm gây áp lực buộc chủ thể kia phải chấp nhận các yêu sách. Sự ngừng việc
này được coi là hợp pháp hay bất hợp pháp tuỳ vào quy định của pháp luật,
nhưng đây luôn được coi là dấu hiệu đầu tiên, là thuộc tính cơ bản phản ánh
bản chất của đình cơng.
Sự ngừng việc trong đình cơng được hiểu là việc những người lao động
phản ứng bằng cách không thực hiện nghĩa vụ lao động mà không được sự
đồng ý của chủ sử dụng. Trong thực tế xảy ra hai khả năng: người sử dụng đã
biết về ý định ngừng việc và không đồng ý, nhưng người lao động vẫn ngừng
việc; người sử dụng lao động không được biết về quyết định ngừng việc,
những người lao động ngừng việc bất ngờ, khơng thơng báo trước cho phía
bên kia. Trong cả hai trường hợp, sự ngừng việc của những người lao động đều
được hiểu là tự ý ngừng việc khi chưa có sự chấp thuận của chủ sử dụng lao
động. Sự ngừng việc trong đình cơng được thực hiện xuất phát từ ý chí chủ
quan của phía tập thể lao động, là sự cố ý không thực hiện công việc nhằm tạo

nên áp lực với một chủ thể khác. Sự ngừng việc trong đình cơng khác với các

trường hợp ngừng việc thông thường do những nguyên nhân nằm ngồi ý chí
chủ quan của người lao động (như ngừng việc do nguyên nhân bất khả kháng,
ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, hay ngừng việc do lỗi của
người lao động mà bản thân họ không muốn điều đó xảy ra). Điểm khác biệt
quan trọng nhất của ngừng việc trong đình cơng với ngừng việc thơng thường
là ý chí chủ quan của người lao động khi ngừng việc. Một trường hợp là cố ý
thực hiện hành vi ngừng việc, cịn ở trường hợp kia là khơng muốn ngừng việc
nhưng buộc phải ngừng việc do tác động của các yếu tố khác.
Trên thực tế, sự ngừng việc thường biểu hiện ở những mức độ khác
nhau như ngừng việc lẻ tẻ hay đồng loạt, làm việc cầm chừng hay ngừng việc
hoàn toàn. Hiện tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau


×