Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Những quy định của pháp luật về trị giá hải quan và thực tiễn áp dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 78 trang )


HO Q ĩ \ i - n nc
í \ HOC j i

,1

ã!

ANR

i \ . y\ u O tớ

rằôs

!T í V*

Ă í)AO Tả

VÓ*


B ộ T ư PHÁP

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐAI HOC LUẢT HÀ NÔI

TRẦN THỊ LAN ANH

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ TRỊ GIÁ


HẢI QUAN VÀ THƯC
TAI
é TIỄN ÁP DUNG

• VIÊT
a NAM
LUÂN
• VĂN THAC
9 S Ỹ LƯẢT
0 HOC
0

Người hướng dẫn : PGS TS LÊ HỒNG HẠNH
Chuyên ngành
Mã số
Khóa

: Luật Kinh tế
: 60 38 50
: XI (2003-2006)

THƯViỆN
TRƯỞNG ĐAI HO CIÙẦĨ HẢ NƠI
PHỊNG ĐỌC —^4—Q
r

'

HÀ NỘI, NĂM 2006


J

?


ễfơi xin cAđn tíùtnA ểàỵ to lènỹ ếiếĩ tín áđu áắc đ ắ t ẽPAóỊỹiáo &6Ể - ẽ ỉiến
lu ă t Aoc 3ỉê 36ềnỹ 36ạnẢy nỹtiời (Aầỵ đã dànA nÁiều tểùỉi ỹian và cơttỹỉ
&ức đê Àưồnp dân lơi Aồn 1/tànẮ SEuđn vãn. 0Cin ũđn ũọnp cảm ổn các
thầp cô ỹláo &Uửfttỹ

Ảoc ăỉuăt 36à JỲồi đã ỹùíýi ũanỹĩ ếi nhữttỹ! ấiễn

tkức cần tíu đ cho toi tbonỹ tíiời ỹian đào (áo ta i nAà tuứPnỹ. 0Cin cảm tín
các đềnỹ nỹAiệýi ta i ^Dttc ỜCiểm ỉàa àcue Ikônỹr quan - ễĩểnỹĩ ^ễtec 36ải tỊU€M
đã lao điều Áiền ỹiúýi đõ tôi lịonỹ <Ịuá tửnA Aoàn ỈÂànẢ ăỉuân văn này.


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VÈ TRỊ GIÁ HẢI QUAN

1.1 Khái niệm về trị giá Hải quan
1.1.1. Bản chất pháp lý của trị giả hải quan

5

1.1.3. Các nguyên tăc trị giả hải quan

12


1.2 Trị giá Hải quan và mối liên hệ của nó với tự do hoá thương mại

13

1.3. Vân đẽ vẽ tri giá Há 1 quan trong các cam kẻt quốc tê

15

1.3.1. Quá trình phát triển của vẩn đề trị giá hải quan

15

1.3.2. Trị giá Hải quan trong các cam kết quốc tế

18

1.3.3. Các vấn đề phát sinh khỉ áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO

23

1.3.4. Xác định trị giá Hải quan theo phương pháp quốc gia

24

1.4. Bài học kinh nghiệm của Hải quan các nước trong việc xác định trị
giá Hải quan

27

CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VẺ TRỊ GIÁ HẢI QUAN VÀ THựC

TIỄN ÁP DỤNG

33

2.1. Những quy định của pháp luật về trị giá Hải quan và thực tiễn áp
dụng

23

2.1.1. Phương pháp trị giả giao dịch

35

2.1.2. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá hàng hố
giong hệt
2.1.3. Phương pháp xác định trị giả tính thuế theo trị giá hàng hố
tương tự
2.1.4. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ của
hàng hóa nhập khâu

27


2.1.5. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tỉnh toán

39

2.1.6. Phương pháp suy luận xác định trị giá tỉnh thuế

40


2.2. Một số hình thức gian lận về trị giá Hải quan ở Việt Nam hiện nay 43
2.2.1. Khai sai giá tính thuế

45

2.2.2. Khai sai về số lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hỏa

47

2.2.3. Gian lận trong lĩnh vực gia công hàng xuất khẩu

49

2.2.4. Gian lận trong vận tải đường biển, giả mạo chủng từ

50

CHƯƠNG 3 MỘT SĨ KIÉN NGHỊ BƯỚC ĐẦU VÈ PHƯƠNG HƯỚNG 52
HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VÈ TRỊ GIÁ HẢI QUAN

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về trị giá
hải quan
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về frị giá hải
quan
3.1.2. Đẩy mạnh hiện đại hỏa hải quan và cải cách thủ tục hành chỉnh
cỏ liên quan đến trị giả hải quan
3.1.3. Thực hiện quản lý rủi ro và tự động hóa tin học trong công tác
quản lý của ngành hải quan
3.2 Một số kiến nghị để tăng cường các biện pháp chống gian lận qua

trị giá hải quan
3.2.1. Hồn thiện các chính sách liên quan như chính sách thuế, hướng
dân vé xác định trị giá tính thuế

£2

3.2.2. Củng cổ và phát triển hệ thống kiểm tra sau thông quan

63

3.2.3. Phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp

65

3.2.4. Xây dụng và củng cố cơ sở vật chất và hệ thống thông tin, ngân
hàng dữ liệu về giả trong ngành hải quan

^

KÉT LUẬN

68

TÀI LIỆƯ THAM KHẢO

69


LỜI NÓI ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà kinh doanh và đầu tư phải nắm bắt
và xử lý thơng tin chính xác, kịp thời, nhằm đưa ra những quyết định tối ưu cho
mình. Một trong những kênh thông tin luôn thu hút sự quan tâm của các doanh
nghiệp là các quy định về hệ thống thuế quan.
Xác định trị giá hải quan luôn trở thành một chủ đề được quan tâm hàng
đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì, một mặt, nó góp phần giúp
các cơ quan nhà nước có các phương pháp khắc phục các hiện tượng gian lận
thương mại qua giá, đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế cho ngân sách nhà nước;
mặt khác, nó là cơng cụ để bảo vệ các nhà kinh doanh trung thực bằng việc yêu
cầu cơ quan Hải quan phải chấp nhận xác định trị giá tính thuế là giá người nhập
khẩu thực sự phải thanh toán trong giao dịch. Tuy nhiên, thiết lập một cơ chế
pháp lý xác định trị giá hải quan để phục vụ và phù hợp với quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, là một vấn đề tương đối
phức tạp nhưng thực sự cần thiết, thể hiện trên một số khía cạnh sau:
v ề mặt thực tiễn giao lưu quốc tế về thương mại và dân sự diễn ra theo

nhiều hình thức, phương cách đa dạng. Chính sự đa dạng này làm nảy sinh nhiêu
vấn đề phức tạp, chưa đạt hiệu quả trong việc xác định trị giá hải quan. Nhiều
nhà nhập khẩu đã lợi dụng triệt để những hạn chế của pháp luật về xác định trị
giá hải quan như hiện nay để thực hiện việc gian lận thương mại qua giá, gây
thất thu cho ngân sách nhà nước.
v ề mặt pháp lý, pháp luật điều chỉnh việc xác định giá tính thuế nhập
khẩu là một cơ chế pháp lý khá phức tạp. Bởi vì, bộ phận pháp luật này được
xây dựng trên cơ sở của nhiều bộ phận pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau như
pháp luật thuế, pháp luật hải quan, pháp luật thương mại, các điều ước quốc tế...
Trong khi đó, sự khơng đồng bộ của các bộ phận pháp luật này với nhau dẫn tới
những hạn chế nhất định trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật trị giá hải
quan.



Với thực tiễn đó, việc nghiên cứu đề tài “N hữ ng quy định của pháp luật

về trị giả Hải quan và thực tiễn áp dụng của Hải quan Việt Nam ” nhằm
nghiên cứu về các quy định xác định trị giá Hải quan với các vấn đề phát sinh
trong thực tế áp dụng là cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xác định trị giá hải quan là một đề tài lớn, có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế, nó có tác động trực tiếp tới hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu,

về vấn đề này cũng có những cơng trình nghiên cứu về trị giá

hải quan dưới góc độ kinh tế như: “ Xác định trị giá Hải quan phục vụ công tác
quản lý nhà nước về Hải quan trong tình hình mới” của Thạc sỹ Vũ Hồng Loan,
“Các vấn đề phát sinh trong quá trình áp dụng các phương pháp xác định trị giá
hải quan trên thế giới và kinh nghiệm áp dụng cho Hải quan Việt Nam” của
Thạc sỹ Trần Vũ Minh... và một số bài viết trên tạp chí chuyên ngành như: tạp
chí nghiên cứu hải quan, các báo điện tử, internet... Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu đã nêu chỉ xem xét vấn đề trị giá hải quan dưới góc độ kinh tế chưa
đi sâu nghiên cửu và đưa ra các giải pháp cụ thể về mặt pháp lý.

3. Phạm vi nghiên cửu đề tài
Dưới góc độ nghiên cứu luật học, luận văn khơng nghiên cứu tồn bộ
những vấn đề liên quan đến trị giá hải quan mà giới hạn nghiên cứu được xác
định là trên cơ sở lý luận pháp luật điều chỉnh việc xác định trị giá hải quan,
đánh giá thực trạng việc áp dụng các quy định hiện và nghiên cứu kinh nghiệm
của một số nước để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Hiệp
định trị giá GATT. Luận văn cũng đề xuất một số phương hướng và giải pháp cụ
thể nhằm hồn thiện pháp luật cũng như phương pháp phịng ngừa gian lận qua

trị giá hải quan.

4. Phưong pháp nghiên cứu
Đe tài được nghiên cứu trên phương pháp luận biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp


nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm nghiên cứu những quy
định của pháp luật về trị giá hải quan ở các góc độ khác nhau.

5. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Từ nhận thức về cơ sở khoa học và thực tiễn như trên tác giả xác định
mục đích nghiên cứu của đề tài là:
Thư nhất: Làm sáng tỏ lý luận về các phương pháp xác định trị giá hải
quan mà pháp luật Việt Nam đang áp dụng và một số bài học kinh nghiệm của
các nước trong khu vực ASEAN.
Thứ hai: Phân tích thực trạng áp dụng các phương pháp xác định trị giá
hải quan theo pháp luật Việt Nam và phân tích một số hình thức gian lận phổ
biến qua trị giá hải quan.
Thứ ba: Đưa ra một số vấn đề pháp lý cần giải quyết để làm sáng tỏ cơ sở
lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng, đề xuất hướng hoàn thiện các quy
định của pháp luật về trị giá hải quan và đưa ra giải pháp phịng ngừa các hình
thức gian lận qua trị giá hải quan.

6. Cơ cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trị giá Hải quan
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về trị giá Hải quan và thực tiễn áp dụng
Chương 3. Một số kiến nghị bước đầu về phương hướng hoàn thiện pháp

luật về trị giá Hải quan.


1

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÊ TRỊ GIÁ HẢI QUAN
1.1. Khái niệm về trị giá Hải quan
Các thuật ngữ trị giá hải quan (trị giá tính thuế nhập khẩu), trị giá tính
thuế, về cơ bản là đồng nghĩa. Mặc dù trong nhiều trường hợp, việc sử dụng
chúng thay thế cho nhau khơng hẳn đã hồn tồn chính xác nhưng nhìn chung
cũng khơng gây ra những nhầm lẫn lớn. Giá tính thuế nhập khẩu được ghi nhận
lần đầu trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1987, là thuật ngữ có ý nghĩa
pháp lý sử dụng để phản ánh mọi loại giá của hàng hoá nhập khẩu được xác định
theo các phương pháp định giá mà pháp luật quy định, khơng tính tới sự khác
biệt về tính chất giữa các phương pháp; Trị giá hải quan được du nhập vào Việt
Nam cùng quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế khoảng nửa đầu
những năm 1990 để chỉ phương pháp xác định giá hàng nhập khẩu theo Điều 7
của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại; Trị giá tính thuế lần đầu tiên
xuất hiện trong Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/6/2002 quy định việc xác
định giá tính thuế theo nguyên tắc GATT và nay được quy định trong số
155/2005/NĐ - CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định về việc
xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số
113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫri thi hành Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Giá trị tính thuế và giá trị hải quan có nhiều nét nghĩa gần nhau.
Giá tính thuế của hàng hố nhập khẩu chưa bao giờ là câu chuyện riêng
của người nhập khẩu và người xuất khẩu. Sự tồn tại của chủ quyền quốc gia
trong hoạt động kinh tế đối ngoại thông qua thuế quan đã làm cho vấn đề có
thêm những sắc thái chính trị, pháp lý, xã hội bên cạnh ý nghĩa kinh tế tự thân.
Hệ thống thuế quan sử dụng giá tính thuế nhập khẩu như một công cụ pháp lý

tác động trực tiếp và các quan hệ giá cả của hàng hố nhập khẩu phù họp với
những mục đích của bản thân hệ thống thuế quan như thu ngân sách và/hoặc bảo
vệ sản xuất. Khi mức độ thuế suất được cắt giảm theo các cam kết của hội nhập
kinh tế quốc tế, hệ thống thuế quan phải đặt trọng tâm điều chỉnh vào việc xác


2
định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu. Việc quy định trị giá tính thuế của
hàng hóa nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ, nó khơng chỉ có quan hệ
trực tiếp tới nguồn thu ngân sách, tới chính bảo vệ sản xuất nội điạ mà còn ảnh
hưởng trực tiếp tới mối quan hệ thương mại, ngoại giao giữa các nước.
Trị giá tính thuế nhập khẩu làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội rất phức tạp.
Tính phức tạp đó thể hiện ở sự đa dạng trong mục đích của những chủ thể tham
gia, ở mối liên hệ phong phú giữa nội dung giá trị với các biểu hiện hình thức
khác nhau. Bởi vậy, để làm sáng tỏ khái niệm trị giá tính hải quan cần tiếp cận
theo những vấn đề sau:
1. Trị giá hải quan là căn cứ tính thuế: Trong khi thiết kế thuế nhập khẩu ta
có thể dựa vào các căn cứ sau: chủng loại hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, khối
lượng. Xu hướng hiện nay là dùng giá tính thuế làm căn cứ để tính thuế vì tính
tiện lợi, linh hoạt và khách quan của nó. Giá tính thuế nhập khẩu là một trong
những căn cứ cơ bản để tính thuế hải quan và các thuế khác, v ấn đề gì sẽ xảy ra
khi chúng ta mở rộng phạm vi ngoại diên của khái niệm từ thuế nhập khẩu sang
tới các sắc thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng? Liệu
có sự khác biệt giữa cái được gọi là giá vốn trong thuế nhập khẩu với giá tính để
tính thuế giá trị gia tăng đầu vào và với giá để xác định chi phí trong thuế thu
nhập doanh nghiệp? Lời giải cho những câu hỏi này phụ thuộc chủ yếu vào cách
đặt vấn đề về vị trí và mối quan hệ giữa các sắc thuế trong một hệ thống thuế
thống nhất. Điều quan trọng mà chúng tôi rút ra từ những lập luận này là phải
chăng chúng ta có thể lợi dụng những mối liên hệ nội tại giữa các sắc thuế để
xác định chính xác và kiểm tra tính đúng đắn của trị giá hải quan. Thật vậy, vì

trong đa số các trường hợp, nhập khẩu chỉ là khâu đầu tiên của một quá trình
kinh doanh nên khi các hoạt động kinh doanh sản xuất được tiến hành trong nội
địa cho chúng ta cơ hội để tìm kiếm những bằng chính xác thực về giá trị thật sự
của hàng nhập khẩu. Thông thường khi nhập khẩu, người nhập khẩu có xu
hướng khai khơng đúng số lượng, chất lượng, trị giá hàng hoá để giảm thiểu
thuế nhập khẩu. Nhưng đến khi bán hàng, khi hạch toán kinh doanh, chủ hàng
buộc phải tính đúng các chi phí đầu vào để giảm số thuế phải nộp trong nội địa.
2.

Trị giá hải quan chỉ liên quan và phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu. Bởi

vậy, khi làm rõ khái niệm trị giá hải quan đặt ra việc xem xét nội dung của vấn
đề hàng hoá nhập khẩu.


3
Thứ nhất, đặc tính nhập khẩu của hàng hố. Hàng hố được coi là nhập
khẩu nếu nó được đưa từ một quốc gia khác đến quốc gia tiếp nhận hàng hố.
Xác định tính chính xác khơng gian và thời gian của hành vi nhập khẩu có ý
nghĩa thực tế cho việc xác định giá nhập khẩu. Không gian và thời điểm nhập
khẩu tác động tới việc tính tốn chi phí phát sinh của hàng hố như phí vận
chuyển kho bãi, bảo hiểm, tỷ giá. Điều 4 Luật hải quan quy định thông quan là
việc cơ quan Hải quan quyết định hàng hố được nhập khẩu; việc thơng quan
được tiến hành sau khi hàng hoá đã làm thủ tục hải quan trong đó nộp thuế và
thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác là một nội dung của thủ tục hải quan. Từ
góc độ quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan dễ dàng giải thích các quy định
nêu trên. Vì vậy dưới góc độ điều chỉnh giá thuế nhập khẩu, việc tách rời không
gian và thời gian giá nhập khẩu khỏi hành vi nhập khẩu, trong thời gian dài sẽ
đưa lại nhiều bất lợi khi xây dựng và thực thi các chính sách có liên quan. Bởi vì
chúng ta sẽ không thể thiết kế một hệ thống phương pháp định giá tồn diện nếu

khơng có sự phân biệt giữa hàng nhập khẩu để bán với hàng là quà biếu, hàng
mẫu, hàng ký gửi, thuê, mượn, cho vay.
Thứ hai, mục đích nhập khẩu hàng hố. Mục đích nhập khẩu của hàng hoá
thể hiện ý định sử dụng hàng hoá của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Mục đích
nhập khẩu rất đa dạng: thương mại, quá cảnh, hành lý theo người, tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập... Tuy không phải là cơ sở cơ bản để xác định thuế nhập
khẩu nhưng mục đích nhập khẩu cũng có ý nghĩa nhất định trong việc lựa chọn
phương pháp định giá nhập khẩu. Rõ ràng là hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch
không dựa trên các giao dịch mua bán nên phương pháp định giá sẽ không thể
dựa vào giá cả thương mại của hàng hoá.
3. Trị giá hải quan xác định căn cứ vào trị giá của hàng hoá nhập khẩu.
Trong mối liên hệ phân tích khái niệm trị giá hải quan, chúng ta chỉ xem
xét trị giá của hàng nhập khẩu theo ba nội dung sau:
Thứ nhất, đánh giá chủ quan và đánh giá khách quan trị giá hải quan,

về

mặt chủ quan trị giá hàng nhập khẩu phản ánh phần giá trị của hàng nhập khẩu
được Hải quan thừa nhận, xoay quanh giá trị trung bình của hàng hố trên thị
trường. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu thuế thường có xu hướng xác định
thuế nhập khấu theo giá trị chủ quan này vì nó tạo ra một căn cứ tính thuế loại
bỏ được những giả định về mối liên hệ bên trong giữa người xuất khẩu và người


4
nhập khẩu cũng như tác động bên ngoài (phạm vi, thời điểm bán hàng hoặc thủ
đoạn kinh doanh) làm biến dạng giá trị thực tế của hàng hoá.

về mặt khách


quan, trị giá của hàng nhập khấu phản ánh một mức giá cả giao dịch cụ thể giữa
người nhập khẩu và người xuất khẩu,

về nguyên tắc, người nhập khẩu đã bỏ

các chi phí để có hàng hố. Thực chất tính hai mặt khách quan - chủ quan của
giá trị hàng nhập khẩu là mối quan hệ giữa giá trị thị trường với giá trị cá biệt,
giữa lao động xã hội với lao động tư nhân, giữa lao động trừu tượng với lao
động cụ thể.
Thứ hai, Trị giá hải quan là kết quả của q trình định giá hàng hố nhập
khẩu. Định giá là một thủ tục do các bên liên quan (hải quan, người nhập khẩu)
áp dụng nhằm xác định giá trị của hàng nhập khẩu. Như là hệ quả của tính hai
mặt nêu trên trong giá trị hàng nhập khẩu, trên thực tế tồn tại nhiều phương pháp
định giá hàng nhập khẩu. Chẳng hạn như định giá hàng nhập khẩu theo giá hàng
sẽ được tiêu thụ trong nội địa hoặc theo giá phản ánh trong quan hệ thanh toán
giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Việc lựa chọn phương pháp định giá
tuỳ thuộc vào mục đích quản lý xuất nhập khẩu của từng quốc gia. Tuy nhiên,
xu hướng hội tụ các phương pháp định giá giữa các quốc gia ngày càng được
khẳng định rõ nét thơng qua q trình tự do hố thương mại tồn cầu. Mặt khác,
việc xác định trị giá hải quan cũng xác lập trình tự thủ tục, các quyền và nghĩa
vụ của các cơ quan thuế và người nhập khẩu. Các trình tự và thủ tục xác định trị
giá hải quan xét về tính chất là các quan hệ hành chính. Mặc dù chỉ là những
hình thức nhưng chính những thủ tục này khi được quy định hợp lý sẽ là cơ sở
để xác định đúng đắn trị giá của hàng hóa nhập khẩu, bảo đảm được quan hệ
bình đẳng và dân chủ giữa người nhập khẩu và cơ quan Hải quan.
Thứ ba, khi phân tích nội dung trị giá hải quan cần phân biệt với khái niệm
trị giá và giá cả. Có thể phân biệt ba khái niệm này qua mô tả đơn giản sau: Giá
trị phản ánh chi phí lao động trung bình của nhà sản xuất thì giá cả phản ánh mối
quan hệ giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu trong điều kiện của q trình
mua bán trao đổi hàng hóa cụ thể; trị giá hải quan phản ánh mối quan hệ của

người nhập khẩu với cơ quan Hải quan trong q trình nhập khẩu hàng hóa.
4.

Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu, lý do nêu trên khơng đồng

nhất với giá trên họp đồng được ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất


5
khẩu. Hợp đồng chỉ là một yếu tố cần xem xét đến bên cạnh những căn cứ, dữ
liệu khác. Có hai vấn đề cần lưu ý ở đây:
Thứ nhất, Trị giá hải quan phải được chứng minh bằng hệ thống các căn
cứ, dữ liệu khách quan. Các dữ liệu này thơng thường tồn tại dưới hình thức hợp
đồng mua bán ngoại thương, báo giá, hóa đơn thương mại hoặc các loại chứng
từ khác. Người nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp dữ liệu này. Tiêu chuẩn
khách quan trước hết đòi hỏi bộ hóa đơn chứng từ phải được lập và xuất trình
phù hợp với yêu cầu của pháp luật và thơng lệ tập qn quốc tế được thừa nhận.
Tính khách quan của tài liệu còn thể hiện trên tài liệu. Nói tóm lại, khi đảm bảo
được tính khách quan, người nhập khẩu có thể sử dụng bất kỳ tài liệu nào để
chứng minh trị giá của hàng nhập khẩu.
Thứ hai, cơ quan Hải quan có quyền yêu cầu người nhập khẩu phải chứng
minh về tính chính xác, trung thực của bất cứ một tài liệu, một chứng từ hoặc
một tờ khai nào mà chủ hàng đã xuất trình cho hải quan. Như vậy, khi đánh giá
tính khách quan của các tài liệu nhằm xác định trị giá hải quan, cơ quan Hải
quan có quyền địi hỏi sự hợp tác tồn diện của người nhập khẩu. Từ những dẫn
giải trên đây, trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được khái niệm như sau:
Trị giá hải quan (trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu) là một căn cứ tính
thuế nhập khẩu dựa trên cơ sở trị giá của hàng hóa nhập khẩu phù hợp với
những dữ liệu khách quan, khoa học được đối tượng nộp thuế và cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thu thuế xác định và chấp nhận. Nói một cách khác trị giá

Hải quan là cơ sở để cơ quan Hải quan tính và thu thuế một cách chính xác.
Khái niệm này cho thấy việc xác định trị giá hải quan là nhằm mục đích để cơ
quan hải quan thực hiện nghĩa vụ thu thuế.
1.1.1. Bản chất pháp lý của trị giá hải quan
Dưới góc độ kinh tế, trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu có hai ý nghĩa
quan trọng. Một là, nó phản ánh giá trị của tài sản hoặc nguyên vật liệu đầu vào
của đơn vị nhập khẩu. Hai là, nó là căn cứ để xác định chi phí hợp lý được khấu
trừ khi tính thu nhập của doanh nghiệp. Điều đó đặt ra yêu cầu mang tính khách
quan là phải xác định được chính xác, đầy đủ chi phí trên số vốn mà doanh


6
nghiệp đã bỏ ra để nhập khẩu hàng hóa. Nói khác đi, giá tính thuế nhập khẩu
phải là giá mà đơn vị nhập khẩu đã thực sự bỏ ra để có được hàng hóa. Đen nay,
trong chính sách áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu ở nước ta vẫn tồn
tại nguyên tắc cho rằng: một loại sản phẩm hàng hóa thì cũng có cùng một mức
giá tính thuế nhập khẩu. Tuy nhiên quan điểm này khơng chính xác.
Sự đa dạng của giá cả hàng hóa là khách quan, vì trước hét nó phản ánh sự
đa dạng trong mục đích giá hàng hóa trong ngoại thương. Nhìn chung, có thể
thấy bốn mục đích cơ bản của việc xác định giá cả. Mục tiêu đầu tiên của việc
xác định giá là đạt được lợi nhuận, mục tiêu thứ hai là đạt được thị phần, mục
tiêu thứ ba là ổn định sản lượng. Nhiều doanh nghiệp định giá với mục tiêu duy
trì được nhiều đơn đặt hàng để tránh những dao động gây ra đối với sản lượng.
Mục tiêu cuối cùng là cạnh tranh. Thực hiện riêng biệt trong việc kết hợp các
mục tiêu này lý giải tính khách quan vì sao giữa những mối quan hệ giao dịch cụ
thể giá cả lại có thể được hình thành và biểu hiện khơng hồn tồn giống nhau.
Tiếp theo, sự đa dạng của giá cả nhập khẩu phụ thuộc vào chu kỳ sống của
sản phẩm. Rõ ràng sự thay đổi về cung - cầu đốỉ với sản phẩm nên giá cả của
chính sản phẩm ấy cũng bị biến đổi. Và cuối cùng những yếu tố còn lại thường
ảnh hưởng đến sự đa dạng của giá cả nhập khẩu bao gồm: cấu trúc của thị

trường, việc phân biệt giá, định giá chuyển giao.

về phương pháp tiếp cận bản chất của trị giá tính hải quan
Trị giá hải quan như đã được phân tích, được xác định trong mối quan hệ
giữa người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Trong mối liên hệ đó phải tiếp cận
để xác định trị giá hải quan vào cách tiếp cận khách quan. Cách tiếp cận khách
quan là việc xác định trị giá hải quan chỉ ra rằng giá tính thuế hàng hóa nhập
khẩu về bản chất phải phản ánh phù hợp giá cả khách quan trong mối quan hệ
giữa người mua và người bán. Có hai nội dung cần lưu ý về vấn đề này.
Một là, trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu là thuế là giá mà người
nhập khẩu đã trả hoặc sẽ phải thanh tốn cho người xuất khẩu để có được quyền
sở hữu hàng hóa. Do vậy, quan hệ giao dịch giữa người nhập khẩu và người xuất
khẩu là yếu tổ then chốt để hình thành nên trị giá hải quan.
Hai là, xác định trị giá hải quan trong mục đích hải quan không phải là việc
cơ quan đi khảo sát để tìm giá trung bình của thị trường, thẩm định giá cho lô


7
hàng... mà là việc cơ quan hải quan đánh giá độ tin cậy và tính phù hợp giữa trị
giá khai báo với trị giá thực tế của hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan không
can thiệp vào giá cả của quan hệ giao dịch giữa người nhập khẩu và người xuất
khẩu.
- Trị giá tính thuế phải có bản chất kinh tế là giá cả được hình thành từ
những quan hệ kinh tế vi mơ. Điều đó có nghĩa là trị giá tính thuế của hàng hóa
nhập khẩu phải được tiếp cận tự góc độ thừa nhận và tơn trọng quá trình xác
định giá cả nhập khẩu của các chủ thể, q trình này có thể có những mục tiêu
và những cách thức rất khác nhau. Nhưng sẽ sai lầm nếu lấy giá thị trường làm
tiêu chuẩn so sánh cho trị giá tính thuế nhập khẩu, bởi vì giá của hàng hóa nhập
khẩu là kết quả của rất nhiều yếu tố bên cạnh mối quan hệ cung - cầu.
-


Hạn chế sự can thiệp trực tiếp của cơ quan nhà nước vào giá cả của hàng

hóa nhập khẩu. Mục tiêu cơ bản của nhà nước khi điều chỉnh quan hệ về trị giá
tính thuế hàng hóa nhập khẩu là nhằm xác định đúng, chính xác một căn cứ tính
thuế, bảo đảm yêu cầu “trung lập” của thuế.
Nói tóm lại, bản chất của quan hệ trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là
mối quan hệ giữa người nhập khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc xác định trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Với những ưu thế rõ
ràng của mình, phương pháp tiếp cận khách quan về trị giá tính thuế hàng hóa
nhập khẩu ngày càng khẳng định vai trị của mình trên thực tế.

Đặc điểm của trị giá hải quan
Thứ nhất, trị giá hải quan là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ rất
sâu sắc. Các quy định về trị giá hải quan thường phản ánh trực tiếp các yếu tố
kinh tế và kỹ thuật hình thành nên giá trị hàng nhập khẩu. Nhìn chung, người
đọc, nếu khơng có sự làm quen cần thiết với nội dung kinh tế của quan hệ giá thuế, sẽ có cảm giác hỗn độn và mơ hồ khi tiếp xúc với các cơ quy định này.
Các biểu hiện mang tính kỹ thuật của bộ phận pháp luật này thường được biểu
hiện qua ba cấp độ:
- Sự hiện diện của các thuật ngữ kinh tế kỹ thuật. Các thuật ngữ này khi
được pháp luật hố khơng bị thay đối hay làm biến dạng nhiều về ý nghĩa. Điều
nà> khác với nhiều bộ phận pháp luật kinh tế. Chẳng hạn, Luật ngân hàng quy
địm tiền dự trữ bắt buộc nhưng về mặt lý thuyết ngân hàng, tiền dự trữ còn bao


8
gồm cả dự trữ vượt mức. Đối với pháp luật trị giá tính thuế ta có thể vận dụng
trực tiếp các kiến thức của các chuyên ngành cụ thể để hiểu các thuật ngữ được
sử dụng trong pháp luật này. Khơng có sự khác biệt về nghĩa của các thuật ngữ
chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán v.v... trong pháp luật giá tính thuế

với nội dung kế tốn.
- Pháp luật về trị giá hải quan chuyển hoá trực tiếp các thông lệ, tập quán
thương mại quốc tể vào nội dung các quy định của mình. Các nội dung của
thanh tốn tín dụng chứng từ trong ƯCP500, hay các điều kiện của Incoterms
luôn được vận dụng để xác định giá tính thuế. Thật vậy, vì Incoterms quy định
nghĩa vụ quan trọng về giao nhận, vận tải, về các chi phí cơ bản, địa điểm
chuyển rủi ro cho nên Incoterms là một trong những cơ sở quan trọng nhất để
xác định giá cả trong mua bán ngoại thương. Ví dụ: hàng hố sẽ với giá khác
nhau khi áp dụng tính FOB Saigon Port và FOB Haiphong Port vì mỗi cảng có
tốc độ bốc dỡ hàng hoá khác nhau, thời gian lưu tàu khác nhau, cước phí khác
nhau.
- Các kỹ thuật định lượng trong pháp luật trị giá hải quan được quy định rất
đa dạng. Các qua trình định giá hải quan bằng các phương pháp trị giá giao dịch,
trị giá tương tự hoặc giống hệt, trị giá tính tốn hay trị giá suy đốn ln địi hỏi
áp dụng các quy định mang tính kỹ thuật về tính tốn đối với các khoản giảm
trừ, các điều khoản chỉnh hoặc xử lý các số liệu của nhà sản xuất, số liệu thu
nhập từ tình hình thị trường hàng hố hay phải xem xét sử dụng các nguyên tắc
kế toán kiểm toán. Việc tồn tại các quy định kỹ thuật định lượng là điều kiện
quan trọng nhất để đảm bảo việc vận dụng thống nhất về việc xác định trị giá,
đảm bảo kết quả thu được là đơn nhất và nó tạo tiền đề để tích hợp pháp luật giá
tính thuế với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.
Thứ hai, pháp luật về trị giá hải quan có xu hướng hội tụ và chuẩn mực
quốc tế về xác định trị giá tính thuế như: xác định theo định nghĩa trị giá theo
hiệp định trị giá GATT 1994 và xác định giá riêng biệt của quốc gia.
- Định giá theo hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về
Thuế quan và thương mại (Hiệp định trị giá 1994). Hiệp định này là kết quả của
vịng đàm phán Kyoto 1979, sau đó vào năm 1994 Hiệp định này đã được bổ
sung, sửa đổi thành hiệp định trị giá GATT/WTO với 4 chương và 24 điều. Theo
Hiệp định này, giá tính thuế hàng nhập khấu sẽ là mức giá thực tế đã thanh toán



9
hay sẽ phải thanh toán mà người nhâp khẩu trả cho người xuất khẩu để có quyền
sở hữu đối với hàng nhập khẩu. Như vậy, giá tính thuế theo Hiệp định trị giá
1994 đã tính tốn đầy đủ chi phí ngồi hố đơn như: lệ phí giấy phép, bản
quyền, hoa hồng, cước phí vận chuyển, các khoản tiền người nhập khẩu đã ứng
trước... Hiệp định trị giá 1994 cũng loại trừ các yếu tố “gây nhiều” đến độ chuẩn
xác của giá cả khi người nhập khẩu và xuất khẩu có ý định thông đồng với nhau
để “qua mắt hải quan”.
Theo Hiệp định trị giá 1994 trị giá hải quan của hàng nhập khấu sẽ được
xác theo một trong sáu phương pháp là: 1/ Trị giá giao dịch; 2/ trị giá giao dịch
của hàng hoá cùng loại; 3/ Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự; 4/ Phương
pháp suy diễn; 5/ Phương pháp tính tốn; 6/ Phương pháp dự phịng. Khi áp
dụng hiệp định trị giá 1994 phải tuân theo một nguyên tắc bắt buộc là chỉ áp
dụng phương pháp sau khi xét thấy không thể áp dụng phương pháp trước đó,
ngồi trừ trường hợp phương pháp 4 và phương pháp 5 nếu người nhập khẩu
u cầu thì có thể đảo ngược trật tự. Một điều đáng lưu ý nữa ở đây khi áp dung
một phương pháp nhưng xác định được nhiều kết quả cùng thỏa mãn mọi điều
kiện thì kết quả có giá trị thấp nhất sẽ được chấp nhận.
-

Định giá theo các quy tắc riêng của từng quốc gia. Nói chung, khi một

quốc gia khơng tham gia các quy tắc định giá của WTO hay Brusells thì trong hệ
thống pháp luật quốc gia thường có những quy định riêng nhằm xác định giá
tính thuế nhập khẩu. Chẳng hạn việc định giá hàng nhập khẩu bằng mức giá
hành chính thông qua bảng giá tối thiểu.
Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp định giá khác nhau như đã trình bày,
song điều dễ nhận thấy trong giai đoạn hiện nay là pháp luật của các nước từng
bước thừa nhận việc xác định tính thuế nhập khẩu theo quy tắc định giá của

Hiệp định trị giá 1994 làm nền tảng cho việc xác định giá tính thuế hàng nhập
khẩu.

Ỉ.L2.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia quan hệ trị giá hải
quan
- Quyền của doanh nghiệp


10
Trong hệ thống xác định trị giá theo GATT các tổ chức, đơn vị tham gia
xuất nhập khẩu là một trong hai chủ thể chính. Đẻ đảm bảo quyền doanh nghiệp
và lợi ích của Nhà nước, các doanh nghiệp khơng những phải nắm vững các quy
định pháp lý về trị giá mà còn phải nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình
trong đó. Các quyền mà doanh nghiệp được hưởng như sau:
- Thứ nhất, quyền được biết các phương pháp sử dụng để xác định giá
tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Hiện nay, việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự
khai, tự tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có quyền
yêu cầu cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản về các phương pháp đã sử
dụng để xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Điều này giúp doanh
nghiệp có cơ hội chứng minh tính chính xác, trung thực của mức giá do cơ quan
Hải quan xác định lại.
- Thứ hai, quyền u cầu giải phóng hàng nếu bị trì hỗn xác định trị giá
tính thuế. Với những trường họp mà cơ quan Hải quan chưa có đủ cơ sở để xác
định giá tính thuế trong thời hạn làm thủ tục Hải quan theo quy định, hoặc trì
hỗn việc đưa ra quyết định về xác định trị giá tính thuế, thì doanh nghiệp vẫn
có quyền yêu cầu cơ quan Hải quan giải phóng hàng sau khi đã hồn tất thủ tục
đảm bảo khả năng nộp thuế sẽ phải nộp. Đây là một trong những quyền gắn liền
với lợi ích của doanh nghiệp vì nó rút ngắn được quy trình làm thủ tục Hải quan,
giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

-

Thứ ba, quyền được bảo đảm về bí mật thương mại. Doanh nghiệp có

quyền được đảm bảo bí mật thương mại về trị giá giao dịch đã khai báo với cơ
quan Hải quan cũng như các thơng tin khác có liên quan đến hàng hóa nhập
khẩu nhằm xác định trị giá tính thuế. Điều 10 Hiệp định trị giá GATTAVTO quy
định rằng: “Mọi thơng tin bí mật hoặc được cung cấp trên cơ sở bí mật cho mục
đích xác định trị giá Hải quan sẽ được cơ quan có liên quan giữ bỉ mật tuyệt
đối. Trừ trường hợp các thủ tục tổ tụng u cầu phải cơng bổ, cịn nói chung


11
không được phép tiết lộ các thông tin này khi chưa được sự cho phép đặc biệt
của chính quyền hay của người đã cung cấp thơng tin đó
Thứ tư, Quyền khiếu nại: Hiệp định trị giá GATT/WTO quy định rằng
người nhập khẩu có quyền khiếu nại những quyết định về giá của cơ quan Hải
quan tới cấp cao hơn hoặc tới một cơ quan tư pháp. Nói cách khác, nhân viên
Hải quan phải thông báo cho người nhập khẩu biết về các quyết định xử lý khiếu
nại lên Hải quan cấp cao hơn hoặc một cơ quan tư pháp.
Trên thực tế, pháp luật quốc gia sẽ phải quy định thủ tục khiếu nại và xử
lý khiếu nại một cách rõ ràng, hợp lý, nhằm phục vụ quyền lợi của các doanh
nghiệp cũng như đảm bảo thực hiện chặt chẽ các nguyên tắc pháp lý trong lĩnh
vực xác định trị giá Hải quan. Pháp luật quốc gia và các văn bản hướng dẫn về
quy trình khiếu nại một cách rõ ràng thì càng khuyến khích sự chấp hành pháp
luật tự nguyện của cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo cho người nhập
khẩu được các cơ quan có thẩm quyền đối xử cơng bằng và kết quả xử lý khiếu
nại có hiệu quả. [15] [17]

- Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Hiệp định trị giá GATT chứa đựng những điều khoản, giải thích về cách
xác định trị giá Hải quan rõ ràng, thực tế, dễ hiểu và dễ áp dụng. Hiệp định này
được xây dựng nhằm giảm bót tình trạng tùy tiện và bảo đảm tính chính xác, sự
đồng nhất. Theo đó, các doanh nghiệp có một số các nhiệm vụ quan trọng khi
xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu.
- Thứ nhất, doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ, trung thực trị giá của hàng
hóa nhập khẩu và các chi phí liên quan đến việc mua bán nhằm xác định trị giá
Hải quan của hàng hóa nhập khẩu đó. Ngoài mức giá đàm phán để ký Hợp đồng
mua bán ngoại thương, doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ các yếu tố liên quan
đến hàng hóa nhập khẩu chưa được phản ánh trong giá bán ghi trên họp đồng
như chi chí bao bì, phí đóng gói, phí bản quyền, các chi phí tham gia vào quá


12
trình sản xuất hàng nhập khẩu, các chi phí hoa hồng và lợi nhuận chung, chi phí
để khấu trừ... các số liệu này phải rõ ràng, khách quan không thể bác bỏ.
- Thứ hai, doanh nghiệp phải xuất trình các hóa đơn, chứng từ, tài liệu có
liên quan đến hàng hóa nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan để xác định trị giá
Hải quan của hàng nhập khẩu. Yêu cầu này nhằm xác định rõ ràng, khách quan,
chính xác các số liệu mà doanh nghiệp cần khai báo.
- Thứ ba, doanh nghiệp có nhiệm vụ cung cấp mọi thơng tin, tài liệu và
bằng chứng có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan của hàng nhập khẩu
khi cơ quan hải quan có yêu cầu. Yêu cầu về sự cộng tác toàn diện của doanh
nghiệp trong hoạt động kiểm tra được quy định của ủ y ban trị giá Hải quan
thuộc WTO.
- Thứ tư, phần lớn các trường hợp nhập khẩu, cán bộ Hải quan tại các cửa
khẩu chỉ xác định trị giá hải quan nhằm mục đích đảm bảo việc khai báo tuân
thủ pháp lý và giải phóng nhanh hàng hóa trên cơ sở trị giá khai báo và những
thơng tin về giá có sẵn. Do đó, các quy định của luật pháp quốc gia bắt buộc các
doanh nghiệp phải lưu giữ các hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế tốn liên quan đến

hàng hóa nhập khẩu trong một thời gian nhất định để phục vụ cho công tác kiểm
tra về trị giá của cơ quan quản lý chuyên ngành. [15] [17]

1.1.3. Các nguyên tắc trị giá hải quan
Theo quy định của WTO về việc xác định tính thuế hải quan của hàng hóa
được nêu trong Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan thì hệ thống xác
định trị giá tính thuế của Hiệp định dựa trên các tiêu chí đơn giản và cơng bằng
có tính đến thực tiễn thương mại hiện hành. Bằng cách yêu cầu tất cả các nước
thành viên hài hòa hệ thống luật quốc gia trên cơ sở các quy tắc của Hiệp định,
Hiệp định nhằm đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong việc áp dụng các quy
tắc để nhà nhập khẩu có thể biết trước được khoản thuế mà họ phải trả cho các
mặt hàng nhập khẩu.


13
Khi áp dụng những quy tắc chung, Việt nam đưa ra những nguyên tắc cơ
bản khi xác định trị giá hải quan như: trị giá hải quan phải được xác định nhằm
mục đích tính thuế. Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý rằng: trị giá hải quan là một
trong những yếu tổ cơ bản để thực hiện tính và thu các loại thuế, song để bảo vệ
nền kinh tế thì từng quốc gia sẽ phải điều tiết về mặt thuế suất. Trị giá hải quan
phải đảm bảo tính cơng bằng, bảo về lợi ích của các thương nhân trung thực.
Tuy nhiên các quốc gia cũng sẽ điều tiết nền kinh tế của mình một cách hợp lý
nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia đồng thời tránh xung đột với các chuẩn mực
quốc tế.

1.2. Trị giá hải quan và mối liên hệ của nó với tự do hố thương mại
Thương mại quốc tế ngày nay đã phát triển đến mức độ chúng ta khơng
thể kiểm tra tồn bộ và có hiệu quả được nếu như không thực hiện phương pháp
quản lý rủi ro. Việc kiểm tra chặt chẽ ngay từ giai đoạn đầu tiên của q trình
nhập khẩu đơi khi làm phương hại đến khái niệm “phục vụ công chúng” và “tiện

ích thương mại” do việc thơng quan hàng hóa chậm trễ. Thực tế này buộc cơ
quan Hải quan phải thực hiện một số các chiến lược để tăng cường hiệu quả
kiểm tra tại các giai đoạn khác nhau trong quá trình thơng quan. Quản lý rủi ro
là một trong những yêu cầu của Hải quan hiện đại và cũng là yêu cầu tất yếu
trong bối cảnh tự do hóa thương mại như hiện nay.
Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO là một thay đổi to lớn trong
cơng tác tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Sự chuyển đổi sang
một hệ thống xác định trị giá tính thuế mới sẽ có những tác động trực tiếp đến
lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của doanh nghiệp. Hệ thống xác định trị giá
theo Hiệp định trị giá GATT hoạt động trên nguyên tắc trung lập, khách quan,
đon giản và nhất quán với thông lệ thương mại, không phân biệt đối xử. Do đó
các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có được những
lợi ích cơ bản như:


14
- Thứ nhất, trị giá tính thuế xác định theo trị giá giao dịch trong một
chừng mực lớn nhất có thể hoặc được xác định theo một trị giá gần nhất với giá
thực tế mua bán của hàng hóa. Hầu hết các vướng mắc về trị giá giao dịch sẽ
được kiểm tra lại và giải thích sau khi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được
giải phóng. Cơ quan Hải quan phải xác định đúng trị giá tính thuế của hàng hóa
nhằm thu đủ, thu đúng bất cứ khoản thuế bổ sung nào mà người nhập khẩu bị
cho là còn nợ hoặc hoàn lại số thuế đã vượt quá cho doanh nghiệp theo mức giá
đã được định đúng. Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp một khoản thuế đúng
với giá thực thanh tốn cho hàng hóa nhập khẩu mà khơng phải chịu bất cứ một
số thuế được tính tốn trên cơ sở giá áp đặt như trước đây khi chúng ta áp dụng
bảng giá tối thiểu cho hàng hóa nhập khẩu.
- Thứ hai, khi áp dụng các nội dung của Hiệp định, các doanh nghiệp chủ
động hơn trong kinh doanh của doanh nghiệp, do chính sách hướng dẫn về thuế
được hướng dẫn đầy đủ và hệ thống thông tin phổ biến, cơng khai. Vì thế các

doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thông tin về Luậỉ, Nghị định, Quyết định,
Thông tư... Các doanh nghiệp không bị áp đặt số thuế như nhau mà tự do thỏa
thuận giữa ngưòi bán và người nhập khẩu. Nhờ đó mà doanh nghiệp có khả năng
chủ động trong phương án kinh doanh phù họp với yêu cầu của pháp luật và xác
định được số thuế chính xác phải nộp cho Nhà nước. Mặt khác, do hệ thống các
nguyên tắc xác định trị giá theo GATT mang tính ổn định, rõ ràng và hồn chỉnh
nên các doanh nghiệp có thể xây dựng phương án kinh doanh lâu dài mà không
sợ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về chính sách quản lý giá của Nhà nước.
- Thứ ba, với cơ chế xác định trị giá tính thuế ổn định, quy trình xác định
trị giá đơn giản, hàng hóa được giải phóng nhanh tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp bán hàng và thu hồi vốn. Trong quy trình xác định trị giá Hải quan của
hàng hóa nhập khẩu, nếu phải trì hỗn việc ra quyết định về trị giá thì người
nhập khẩu có quyền nộp một khoản bảo lãnh tương đương với số thuế ước tính
của cơ quan Hải quan dưới bất cứ hình thức nào (đặt cọc, ký quỹ...) để mang
hàng hóa ra khỏi khu vực quản lý của cơ quan hải quan. Nhờ thông quan hàng


15
hóa nhanh chóng, doanh nghiệp cịn có khả năng nâng cao tốc độ chu chuyển
vốn kinh doanh, đẩy mạnh lưu thơng thương mại và tạo ra nhiều nguồn hàng hóa
cho thị trường trong nước.
-

Thứ tư, doanh nghiệp được quyền tự bảo vệ quyền lợi họp pháp của

mình trước những quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan mà họ
cho là không đúng. Cũng giống như hệ thống tính thuế hiện hành, doanh nghiệp
hồn tồn chịu trách nhiệm về việc khai báo, tính thuế và nộp thuế. Cơ quan Hải
quan chỉ có quyền ra quyết định cuối cùng về trị giá tính thuế trên cơ sở những
thơng tin hợp lý có sẵn để tra cứu số liệu tham khảo, những số liệu do người

nhập khẩu cung cấp và một số nguồn thơng tin khác về giá tính thuế của các
doanh nghiệp cùng nhập khẩu một mặt hàng như nhau trong cùng thời điểm.

1.3. Vấn đề về trị giá Hải quan trong các cam kết quốc tế
1.3.1. Quá trình phát triển của vấn đề trị giá hải quan
Thuế Hải quan đánh theo giá hàng hóa đã có từ thời Trung cổ, thậm chí
trước đó. Trước kia, việc xác định trị giá Hải quan tùy thuộc vào mỗi quốc gia
áp dụng phương pháp định trị giá Hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu khác
nhau. Do vậy, người nhập khẩu không thể đệ đơn khiếu nại về quyết định của
Hải quan để giải quyết tranh chấp về vấn đề trị giá Hải quan. Trên thế giới đã
tồn tại nhiều phương pháp xác định trị giá khác nhau, trái ngược nhau và kém ổn
định. Các phương pháp này tạo ra các mâu thuẫn nghiêm trọng trong quan hệ
buôn bán quốc tế. Dần dần, thông qua các cuộc đàm phán, giữa các quốc gia đã
đạt được kết quả nhất định, đặc biệt là đưa ra những thỏa thuận chung về mặt
thuế suất một cách hợp lý. Thực tế cũng cho thấy rằng, để những Hiệp định về
thuế quan được thực hiện hiệu quả thì phải áp dụng các phương pháp xác định
trị giá chung mang tính thống nhất cho nhiều quốc gia vì nếu mỗi quốc gia áp
dụng một phương pháp xác định trị giá riêng sẽ làm mất đi hiệu quả của các
mức thuế suất đã thỏa thuận. Hơn nữa, các thương nhân ngoài việc quan tâm tới


16
thuế suất cũng quan tâm tới trị giá của lô hàng cần trao đổi để có thể chủ động
hơn trong kinh doanh.
Do vậy, đầu thế kỷ 20 trị giá hải quan là một trong những lĩnh vực nhiều
nưóc quan tâm nghiên cứu là sự thay đổi hệ thống xác định trị giá Hải quan tùy
tiện ở các quốc gia bằng một hệ thống xác định trị giá quốc tế có hiệu quả, nhằm
tạo điều kiện cho thương mại quốc tế. Sau nhiều cố gắng, dưới sự bảo trợ của
một số quốc gia lần đầu tiên những nguyên tắc chung về xác định trị giá Hải
quan đã được đưa ra tại Điều 7 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương

mại vào năm 1947. Hiệp định này được gọi là GATT (General Agreement on
Tariffs and Trade). Từ đó đến nay các phương pháp xác định trị giá Hải quan
quốc tế đã trải qua ba giai đoạn sau:

a) Giai đoạn thứ nhẩt: từ năm 1947 đến năm 1952
Giai đoạn này, nhóm các nước quan tâm đến việc mở rộng thương mại
quốc tế đã nghiên cứu việc thay thế những phương pháp xác định trị giá không
ổn định đang áp dụng từ trước tới nay ở một số nước bằng một hệ thống xác
định trị giá Hải quan có hiệu quả thống nhất trên phạm vi thế giới.
Lần đầu tiên tại Hội nghị của Liên Hiệp quốc về vấn đề thương mại và
việc làm tổ chức tại Geneve năm 1947, các quốc gia đã đưa ra các nguyên tắc
chung để xác định trị giá Hải quan. Các kết luận của Hội nghị này đã được thể
hiện trong Điều 7 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
với nguyên tắc chính là việc xác định trị giá Hải quan dựa trên bản thân trị giá
thực tế của hàng hóa đó.
Tại thời điểm đó, Điều 7 Hiệp định GATT cũng chỉ mới đưa ra những
nguyên tắc mang tính chất chung và cung cấp thêm một số ứng dụng thực tế chứ
chưa đưa ra được các phương pháp xác định trị giá cụ thể. Hệ thống xác định trị
giá theo Hiệp định GATT đưa ra những nguyên tắc xác định trị giá thực tế, công
bằng đồng thời loại trừ được những việc xác định trị giá tùy tiện hoặc giả tạo.


17

b) Giai đoạn thứ hai: từ năm 1953 đến năm 1972
Giai đoạn thứ hai trong tiến trình phát triển trị giá Hải quan bắt đầu từ các
nghiên cứu của Hiệp hội Hải quan các nước Tây Âu gồm 12 nước (Italy, Pháp,
Tây Đức, Bỉ, Luxembua, Phần Lan, Anh, Bắc Ailen, Hi Lạp, Tây Ban nha, Bồ
Đào Nha). Hiệp hội này đã hình thành nhóm nghiên cứu về xác định trị giá Hải
quan với ý định hình thành Hải quan liên minh Châu Âu. Đặc biệt nhóm nghiên

cứu này đã đưa ra một định nghĩa về trị giá Hải quan đã được áp dụng ở tầm cỡ
quốc tế, đó là định nghĩa Brussels. Định nghĩa này được nêu lên trong Công ước
về xác định trị giá Hải quan ký tại Brussels ngày 15.12.1950 và có hiệu lực từ
ngày 28.7.1953. Định nghĩa này chủ yếu dựa vào hệ thống xác định trị giá đã
được áp dụng thành công ở các nước thành viên trong vài năm, có tính đến
những ngun tắc xác định trị giá Hải quan thời kỳ đó mới được đưa vào Hiệp
định GATT. Nội dung của định nghĩa đề cập đến các yếu tố về giá cả, thời gian,
địa điểm, số lượng và cấp độ thương mại. Đặc biệt, sau khi xuất bản tập chú giải
năm 1960 thì định nghĩa này nhận được sự ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới, số
lượng các nước ký kết Hiệp định lên tới 33 nước và khoảng 70 nước khác công
nhận áp dụng Hiệp định vào những năm đầu của thập kỷ 70.

c) Giai đoạn thứ ba: từ năm 1973 đến nay
Một thời kỳ mới trong lịch sử về xác định trị giá Hải quan được bắt đầu
vào những năm 1973-1979 thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa phương
diễn ra tại Geneve, trung tâm của GATT. Một trong những biện pháp nhằm đạt
được mục đích này là việc đưa ra được một hệ thống quốc tế về xác định trị giá
Hải quan để áp dụng thống nhất trên toàn thế giới. Hiệp định này được thông
qua năm 1979 và có hiệu lực từ ngày 01.01.1981, gọi tắt là Hiệp định trị giá
GATT. Hiệp định này quy định một hệ thống các phương pháp xác định trị giá
Hải quan trên cơ sở trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa nhập khẩu, tức là giá
thực tế đã thanh tốn hoặc sẽ phải thanh toán cho người xuất khẩu. Từ vòng đàm
phán Uruguay năm 1994, Hiệp định lại được bổ sung,|-sửa đổi hnàn rh)'nh hệ
THƯ VI ỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LŨÂĨ HA NỔI
PHỎNG DỌC [yị Ọ y ^