Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp của việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.47 MB, 90 trang )


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư P H Á P

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ NGỌC LAN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA
PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG
LẬP PHÁP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY














Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nirớc và pháp luật
Mã số
: 60 38 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. DƯƠNG THANH MAI


t h ư v ie

N

trường đai học LUÂĨ HAnoi
phòng ĐỌC J ị k \ _

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2005


L Ờ O C Á M ơy\J

S ụ ctọr\g V\ầv\ g i u p đ ỡ c u a c ấ c T U Ầ ỵ , O a 0 ic\Oy c u a
CÀ\c\ c[ír\k v à B ổ K\0 KvgKiồp l à rvgucm U K ích lẹ. £|u y

bè/

c K o fổi K o à n

tk à rv K luẹm v c m K\ày.
T o i x ì^ c K Ẩ n tKàí^k (ZCK\y\ ơv\ XiíầkA sT Duơrvg
KV0UỜÌ c(a \\iA0 v\g dem tcm tỈKvU v à

J^Acx\ ----

đ Á ỵ t^ ấ c K Kvhiẹm cle. tổi kocm

+k<ằ^k đ ẩ tài K\L:jKiồKV c ú u ,

,X m e h c m

t K à Kvk c a m

ơh 13cm (L^\ỉcur\ K ỉâ u \vKUỜv\Q Đ ạ i

\\ọ c .

L -u ạ t { 'l à A ]pi/ K k o a S a u Đ ạ i k ọ c cùr\0 toàrv tk ế c ấ c T k ầ ỵ , C ô
đcK rvkiầt tĩiak g ic m g c\ckỵ v à t ạ o mọi đ iề u \<\Ậv\ rvKiồm vụ k ọ ^ t ạ p c ủ a mí^k-

c k a * tK cm k c ố m ơ n CQC A ^ k ,

kọ<^ viầKv lc^p £^c\o k ọ c

L-uạt lfr o r \ 0 q u a trỉrvK Wọ<^ t ó p v à \\\ĨẬQổù lời c a m ơh ch<ĩm í k à ^ h n k ấ t lới c ấ c T -K à y c ổ , a
cfrnk, 13 cm L>íầ v à B ổ KV0 KvgKiíập c ủ a tồi.

H á A Jồi - 2 0 0 5

'T r U c f n g T h ị ý \ J g ọ c z L - a n

a


MỤC LỤC
Trang

PHẨN MỞ ĐẨU
CHƯƠNG 1: PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP
PHÁP - MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN
I.1. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
II.1 Pháp luật vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp
1.1.2. Pháp luật là tài sản tinh thần của nhân dân
1.1.3. Sự thống trị của pháp luật và vị trí tối cao của các đạo luật trong
nhà nước pháp quyền
1.1.4. Vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền
1.2. Hoạt động lập pháp trong nhà nước pháp quyền
1.2.1. Triết lý lập pháp
1.2.2. Quy trình lập pháp
1.2.3. Các nguyên tắc lập pháp
1.2.3.1. Nguyên tắc khách quan
1.2.3.2 Nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch
1.2.3.3. Nguyên tắc phản ánh điều hồ các mâu thuẫn giữa các nhóm
lợi ích
1.2.4.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.

Tư duy lập pháp trong nhà nước pháp quyền
Sư tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp
Các hình thức tham gia
Các cấp độ tham gia

1.4. Phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp
1.4.1. Khái niệm phản biện
1.4.2. Phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp

1.4.2.1. Khái niệm
1.4.2.2. Vì sao cần phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp
1.4.2.3. Phản biện xã hội trong các giai đoạn của quy trình lập pháp
1.4.2.4. Chất lượng, hiệu quả và điều kiện đảm bảo
1.4.3. Ý nghĩa của phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp
1.4.3.1. Đảm bảo quyền công dân
1.4.3.2. Đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật
1.4.3.3. Đảm bảo tính khả thi của pháp luật
1.4.3.4. Góp phần nâng cao tính ổn định của pháp luật
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1
7
7
7
8
9
10
11
11
13
20
20
21
22
23
24
24
25
27

27
28
28
29
31
34
36
37
39
40
41
42


CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CH ẤT

LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG HOẠT
ĐỘNG LẬP PHÁP VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Cơ sở của phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam
2.1.1. Cơ sở chính trị
2.1.2. Cơ sở pháp lý
2.2. Thực trạng phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp
2.2.1. Những kết quả đạt được
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3. Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
2. 4. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của phản
biện xã hội trong hoạt động lập pháp
2.4.1. Xây dựng quan hệ phối hợp giữa Nhà nước pháp quyền và xã
hội dân sự trong xây dựng và thi hành pháp luật

2.4. 2. Nhóm giải pháp xây dựng thể chế
2.4.2.1. Xây dựng cơ chế trong việc phát huy sáng kiến nhân dân trong
xây dựng pháp luật.
2.4.2.2. Xây dựng cơ chế huy động có hiệu quả sự tham gia của các
chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và nhân
dân vào quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL
2.4.2.3. Xây dựng cơ chế phản biện độc lập, trong đó tăng cường vai
trị của MTTQVN, các nhóm lợi ích
2.4.3. Nhóm giải pháp về pháp luật
2.4.3.1. Tiếp tục hồn thiện quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL
2.4.3.2. Minh bạch hoá pháp luật
2.4.3.3. Xây dựng Luật trưng cầu dân ý
2.4.4. Các giải pháp khác
2.4.4.1. Về các điều kiện đảm bảo
2.4.4.2. Về nguồn nhân lực
KẾT LUẬN CHUƠNG 2
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO

44

44
44
45
49
49
57
62
65
65

66
66
68

69
70
70
72
76
76
76
77
79
80


PHẦN MỞ ĐẨU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam của dân, do
dân vì dân là một định hướng lớn được Đảng khẳng định trong Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cùng với các giải pháp được đặt ra một cách
toàn diện và đồng bộ như kiện toàn tổ chức và hoạt động của QƯẩC Hãi với
trọng tâm là tăng cường chức năng lập pháp; xây dựng nền hành chính trong
sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hố; xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức
trong sạch, vững m ạ n h , có năng lực; cải cách tổ chức và hoạt động của CƯ
quan tư pháp; xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở rộng dân chủ,
phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho nhân dân tham gia tích
cưc và chủ động trong quản lý xã hội. Nói cách khác, đơ bảo đảm Nhà nước
thực sự là một Nhà nước pháp quyền thì một trong những yêu cầu cơ bản đó là
Nhà nước đó phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện và thống nhất, phản

ánh đúng ý chí lợi ích của nhân dân và cộng đồng.
Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày
một phù hợp và thích ứng tốt hơn với những biến đổi kinh tế- xã hội sâu sắc
của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật đó vẫn chưa theo kịp và chưa đáp
ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đang trong tiến trình hội nhập quốc tế và yêu cầu của công cuộc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những bất cập
chủ yếu của hệ thống pháp luật là sự thiếu toàn diện, thiếu đồng bộ, thiếu
thống nhất về mặt nội dung; chưa phân định rõ phạm vi, đối tượng và hình
thức văn bản điều chỉnh trong một số lĩnh vực nên hiệu quả, hiệu lực thi hành
khơng cao; tính cơng khai, minh bạch của hệ thống pháp luật còn hạn chế.


Một nguyên nhân của tình trạng trên là do cơ chế xây dựng, sửa đổi, bổ sung
pháp luật vẫn còn nhiều mặt bất cập : cách phân công và thực hiện quy trình
xây dưng pháp luât dễ dẫn đến tình trang cả người đưa ra sáng kiên lập pháp
và người soạn thảo văn bản đều lo bảo vệ lợi ích cục bộ của ngành mình, địa
phương mình, chưa thật sự vì lợi ích chung và vì sự thuận lợi cho người dân;
nội dung chính sách và các giải pháp lâp pháp được đưa ra và thông qua nhiêu
khi mang nặng ý chí chủ quan của người quản lý, khơng dựa trên các luận cứ
khoa học và thực tiễn lại thiếu sự thẩm định và phản biện từ phía xã hội ; việc
tổ chức lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành liên quan cũng cịn mang tính
hình thức.
Vì vây, đẩy nhanh tốc độ ban hành và nâng cao chất lượng văn bán
pháp luật trên cơ sở đổi mới quy trình lập pháp, lập qui theo hướng khắc phục
tính cục bộ , đề cao trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước, phát huy dân chủ,
huy động trí tuệ của nhân dân trong q trình soạn thảo, thơng qua văn bản
quy pham pháp luât đã trở thành một yêu cầu, một nội dung quan trọng cua
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 ban

hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ
tướng Chính phủ.
Sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp là một trong những
phương thức thực hiện quyền của công dân tham gia quản lý nhà nước, thể
hiện khả năng và vai trò của nhân dân với tư cách vừa là đồng tác giả vừa là
phản biện xã hội đối với những chính sách, những dự án luật do các cơ quan
nhà nước đưa ra. ở quy mô rộng hơn, trong mộí vài năm gần đây, bằng trí
tuệ bằng sự quan tâm gắn liền với các lợi ích vật chất và tinh thần được khơi
dậy thông qua các hoạt động góp ý, phản biện, thẩm định xã hội, nhân dân đã
đóng góp thiết thực vào việc hoạch định và thơng qua những chủ trương,
chương trình, quy hoạch, dự án kinh tế- xã hội quan trọng của quốc gia hoặc
địa phương.


Tuy nhiên, phản biện xã hội trong hoạt động hoạch định chính sách nói
chung

trong hoạt động lập pháp nói riêng vẫn chưa được nhận thức một cách

thống nhất, chưa được mơ hình hố, luật hố để từ đó trở thành phương thức,
nề nếp trong đời sống chính trị- pháp lý ở nước ta.
Từ những lí do trên, chúng tơi manh dan chọn nghiên cứu đê tài: Nâng
cao chất lượng và hiệu quả của phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp của
Việt nam hiện nay" nhằm góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về phản
biện xã hội và đánh giá những tác động của nó trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật - nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hiện đường lối , chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách thể
chế và phương thức hoat động của Nhà nước, phát huy dân chủ, giữ vững ky

luật, kỷ cương tăng cường pháp chế, trong thời gian qua Quốc hội, Chính phủ
và các Bộ ngành Trung ương đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị về việc tăng
cường năng lưc lâp pháp, tăng cường vai trò phan biện xã hội nhăm nâng cao
chất lượng hiệu qua của hoạt động lập pháp.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là ử các Tạp chí
chun ngành về pháp luật đã có nhiều bài viết về công tác xây dựng luật,
pháp lệnh, về dư luận xã hội, về việc đóng góp ý kiến của nhân dân trong việc
xây dựng các chương trình chính sách của Nhà nước, các luật, dự án luật của
Quốc hội.
Ngồi ra, trong các sách tham khảo có đề cập đến vai trò tư vấn, phản
biện xã hội của các tổ chức quần chúng cũng như đổi mới quy trình lập pháp
như:


- Đổi mới và hồn thiện quy trình lập pháp

của Quốc hội của Văn

phòng Quốc hội - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004.
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động lập pháp, lập
quy ở Việt nam hiện nay - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2004.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học về vị trí, vai trị của phản biện xã
hội trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập pháp ở Việt
Nam hiện nay nhìn chung cịn ít và chưa mang tính nghiên cứu hệ thống từ lý
luận đến thực tiễn. Tuy nhiên các cơng trình trên đã tạo cơ sở lý luận và thực
tiễn ban đầu, quan trọng, gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu sắc
hơn tồn diện hơn nhằm góp phần nâng cao vị trí, vai trị của phản biện xã hội
khơng những chỉ trong hoạt động lập pháp mà trong cả q trình thực thi pháp
luật.
Trong khn khổ của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ đề cập đến

phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp, tức là dưới góc độ là sự tham gia
của các chủ thể của xã hội vào quá trình xây dựng pháp luật và sự cần thiết
phải nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động này. Sự tham gia của nhân
dân vào những hoạt động này càng mạnh mẽ, sâu sắc càng thể hiện trình độ,
khả năng nhân thức đánh giá và khả năng ứng xử các vân đô xa hội cua nhân
dân vừa có khả năng tác động đến các hoạt động của các cơ quan Nhà nước
cũng như hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu phản biện xã hội trong phạm vi hoạt
đông lâp pháp tức là chỉ trong quy trình làm ra hiến pháp, các luật, phap lẹnh,
chưa đi sâu vào hoạt động lập quy của Chính phủ.


4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về phản
biện xã hội trong hoạt động lập pháp.
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng phối hợp các
nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Nghiên cứu các văn kiện Đảng, các tài liệu Iham khảo, các chương
trình nghiên cứu có liên quan nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ khoa học về vấn đề
nghiên cứu.
5. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
a, Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu từ góc độ lý luận và thực tiễn vai
trị của phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp, đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng và hiệu quả phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp.
b, Nhiệm vụ nghiên cứu
Về mặt lý luận:

+ Góp phần làm rõ khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phản biện xã hội
trong hoạt động lập pháp
+ Nội dung, hình thức, điều kiện bảo đảm hiệu quả phản biện xã hội
trong công tác lập pháp.


Về mặt thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng và tác động của hoạt động phản biện xã hội trong
hoạt động lập pháp
+ Đề xuất một số kiến nghị về các giải pháp nâng cao chất lượng và
hiệu quả phản biện xã hội
6. Những đóng góp mói của luận văn:
- Luận văn đã tổng quan được những nội dung cơ bản lý luận vềphản
biện xã hội trong hoạt động lập pháp.
- Đánh giá những đóng góp của phản biện xã hội trong việc góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động lập pháp.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trị của phản biện xã
hội trong hoạt động lập pháp ở nước ta trong thời gian tới.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu,
giảng dạy.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luân, luân văn bao gồm 2 chương:
Chương 1: Phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp - một số vấn đề lí
luận.
Chương 2: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của
phản biện xã hội trong hoạt động lập pháp của Việt nam hiện nay.


CHƯƠNG 1


PHẢN BIỆN XÃ HỘ] TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN.

Hoạt động lập pháp hiểu về tổng thể là hoạt động làm ra pháp luật, mà
cụ thể hơn là làm ra các đạo luật (để phân biệt với hoạt động lập quy - thường
được hiểu là hoạt động làm ra các văn bản “dưới luật”, văn bản hướng dẫn thi
hành luật). Sản phẩm của hoạt động lập pháp là các văn bản luật, từ Hiến pháp
- luật cơ bản của Nhà nước đến các bộ luật, luật, Nghị quyết của Quốc hội
Bản chất, vị trí, các yêu cầu về nội dung và hình thức, giá trị hiệu lực của các
đạo luật quy định những nguyên tắc, trình tự, thủ tục của hoạt động lập pháp
cũng giống như trong các lĩnh vực sản xuất, chính các u cầu về chất lượng,
hình thức của sản phẩm địi hỏi phải có quy trình và cơng nghệ sản xuất tương
ứng. Vì vậy, trước khi đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động lập pháp, cần bàn
qua về sản phẩm của hoạt động đó- pháp luật nói chung, các đạo luật noi
riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của
nhân dân. do nhân dân, vì nhân dân.

1.1. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
1.1.1. Pháp luật vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp.
Pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự do Nhà nước xác lập hoặc thừa
nhân để điều chỉnh các quan hê xã hội. Pháp luật phản ánh những lợi ích

1 Trong cơ c h ế hiện hành của Việt N am , việc làm ra các ph á p lệnh của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội cũng được dưa vào quy trình lập pháp, mặc dù, về bản chất, dó là m ột
quy trình dược thực hiện theo sự uỷ quyền lập p h á p của Quốc hội.


chung, những nhu cầu chung của xã hội về một trật lự xã hội được thể hiện và
được bảo đảm bằng ỷ chí của Nhà nước. Do vậy, pháp luật vừa mang bản chất
xã hội vừa mang bản chất giai cấp. Pháp luật là điểm dừng cân bằng giữa lợi

ích chung với các lợi ích riêng, trong đó các lợi ích có thể triệt tiêu nhau đã
bị loại bỏ. "Các văn bản luật phải thể hiện ý chí, lợi ích chung của nhân dân,
bảo đảm kết hợp và cân bằng một cách hài hồ giữa lợi ích của các tầng lớp
nhân dân vì sự phát triển của cả cộng đồng, của cả xã hội" [34],
Hai thuộc tính xã hội và giai cấp của pháp luật có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, khơng có pháp luật chí thể hiện
duy nhất tính giai cấp, ngược lại, cũng khơng có pháp luật chỉ thể hiện tính xã
hội.
1.1.2. Pháp luật là tài sản tinh thần của nhân dân
Phát triển từ tư tưởng của JJ Rut xô về khế ước xã hội, trong một số bài
nghiên cứu gần đây, pháp luật được đề cập đến như là khế ước tinh thần của
con người với nhau và với nhà cầm quyền. Đó là khế ước về sư tự nguyên
cống hiến một phần tự do cá nhân để hình ihành các quy tắc xử sự chung đảm
bảo tự do phát triển cho mọi cá nhân trong sự hài hoà lợi ích giữa các cá nhân,
giữa cá nhân với cộng đồng. Nếu pháp luật - khế ước đó được định ra bởi ý chí
của nhà cầm quyền thay vì là kết quả của quá trình thảo luận và đàm phán
giữa các thành viên trong xã hội, thì pháp lt đó sẽ trái với ý chí của xã hội,
khơng bảo đảm và phát triển quyền tự do của con người. Trật tự pháp luật
mang tính áp đặt, cưỡng bức khơng dựa trên sự tự do thoả thuận của các cá
nhân sẽ không được các thành viên xã hội tự giác tôn trọng. Luật gia Nguyễn
Trần Bạt có lý khi nhận xét " Chỉ khi nào con người nhận ra mình là chủ sở
hữu của những quy tắc sống, là đồng sở hữu của những khế ước xã hội thì lúc
đó, con người mới đối xử với pháp luật một cách tự giác". Bảo đảm tự do cá
nhân trong sự hài hoà lợi ích với các cá nhân khác, với cộng đồng, bảo đảm tự
do trong phát triển của mỗi con người, do vậy là ý nghĩa, là mục đích thiêng


liêng nhất của pháp luật trong một nhà nước pháp quyền, làm cho pháp luật
thật sự trở thành tài sản tinh Ihần của nhân dân.[32]
1.1.3. Sự thống trị của pháp luật và vị trí tối cao của các đạo luật trong nhà

nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: là
phương thức tổ chức quyền lực nhà nước (sự phân công, phối hợp trong việc
thực hiện các nhánh quyền lực nhà nước để đảm bảo hạn chế sự lạm quyền,
chuyên quyền, vi phạm tự do và quyền con người); là tính tối cao của luật
trong hoạt động của nhà nước và trong đời sống xã hội; là cơ chê trách nhiệm
pháp lý giữa nhà nước - cơng dân - xã hội ....[53]
Từ góc độ pháp luật, Nhà nước pháp quyền được nhận diện qua vị trí
thống trị của pháp luật đối với nhà nước và xã hội. Vị trí đó khơng phụ thuộc
vào ý chí chủ quan của nhà cầm quyền muốn hay khơng muốn mà nó được
quy định bởi vai trị đặc biệt của pháp luật trong quan hệ với kinh tế, chính
trị quyền con người- những nhân tố, động lực cơ bản quyết định sự phát triển
của một xã hội dân sự hiện đại. Pháp luật là hình thức pháp lý bảo đảm hiệu
quả cao của sản xuất vật chất (như Anghen nói pháp luật phát sinh từ nhu cầu
khách quan phải tập hợp những hành vi sản xuất, phân phối, trao đổi sản phẩm
dưới các quy tắc chung —lúc đầu là thói quen, sau là pháp luật). Pháp luật bao
đảm cho sự phát triển tự do của con người, bảo vệ các quyền tự nhiên không
thể bị tước đoạt của con người về tự do, bình đẳng, cơng bằng, sống trong một
trật tự hạnh phúc. Pháp luật là cái bảo đảm sự dân chủ về chính trị, làm cho
nhà nước trở thành liên minh chính trị - pháp lý của các cơng dân bình đẳng
trong một xã hội dân sự. [16], [54]
Sự thống trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN được thể
hiên bằng nhiều cách : thứ nhất, Nhà nước phải đại diện cho y chi, nguyẹn
vong của nhân dân để làm ra các đao luật tốt, phù hợp VỚI quy luật vận đọng
khách quan của đời sống kinh tế- xã hội; thứ hai, bản thân nhà nước phải phục


lùng pháp luật; lliứ ba, phải đảm bảo tính tối cao của các đạo luật trong hệ
thống pháp luật- đảm bảo các quan hệ xã hội cơ bản, các quyền con người,
quyền cơ bản của công dân đều được điều chính trực tiếp bằng các đạo luật;

thứ tư xác lập và tăng cường các cơ chế bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi
pháp luật.
1.1.4. Vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyển XHCN Việt Nam
Sự thống tri của pháp luật và vị trí tối cao của các đạo luật khơng phải là
mục đích tự thân của pháp luật mà chính là ở cái mà nó có thể phục vụ, đem
lại lợi ích cho người chủ đích thực của Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sựnhững con người tự do với đầy đủ các quyền được sống và mưu cầu hạnh
phúc.
Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự có mối quan hệ hợp tác và tương
tác với nhau, cả hai đều đặt dưới pháp luật. Đối với Nhà nước, pháp luật là
công cụ quản lý Nhà nước, là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chính
sách của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả
trên quy mơ toàn xã hội. Pháp luật vừa là cơ sử để thiết lập, củng cố và tăng
cường quyền lực Nhà nước, vừa là cơng cụ kiểm sốt quyền lực cơng. "Pháp
quyền có nghĩa là khơng một cá nhân nào, dù là tổng thống hay công dân,
được đứng trên pháp luật. Các chính phủ dân chủ thực thi quyền lực bằng pháp
luật bản thân họ cũng phải chịu sự hạn chế của luật pháp” [59]
Đối với xã hội dân sự chỉ khi lợi ích và các qui phạm khác khơng phát
huy được tác dụng điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân một cách hiệu quả thì
pháp luật mới được sử dụng như là một công cụ cần thiết để vừa hạn chế vừa
bảo vệ quyền tự do của công dân. Để pháp luật không bị lạm dụng trong tay
bộ máy quyền lực nhà nước, nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi và giao phó cho
các đạo luật sứ mệnh xác lập nên cái giới hạn - cơ quan và công chức chỉ được
làm những điều luật cho phép, người dân được làm tất cả những điều luật
không cấm.


Để có được những giới hạn, khơng gian luật pháp hợp lí cho nhà nước
pháp quyền và xã hội dân sư , pháp luâl phải do nhân dân và nhà nước cùng
làm ra ; mọi quá trình làm luật, thi hành, áp dụng pháp luật phải là sản phẩm
chung của nhà nước và nhân dân, phải có sự hợp tác của hai đối tác bình đăng

là nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Nhà nước pháp quyền làm ra luật và
thi hành luật không phải để cai trị mà trên hết là để phục vụ lợi ích của nhân
dân ; xã hội dân sự làm ra luật và tự quản bằng luật để thực hành một trật tự có
trong hạnh phúc cho mỗi người [37, tr 579]. Đó là con đường hướng đến sự
đồng thuận xã hội trong mối quan hệ đối với chính sách và pháp luật mà Nghị
quyết Đại hội Đảng IX đề ra như là một trong nhũng tất yếu khách quan của
quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam [15].

1.2. Hoạt động lập pháp trong nhà nước pháp quyền
1.2.1. Triết lý lập pháp
Như trên đã luận bàn, pháp luật là tài sản tinh thần của nhân dân và từ
nguyên lý chủ quyền thuộc về nhân dân đòi hỏi pháp luật phải do nhân dân
làm ra. Vấn đề cần bàn tiếp theo là trên thực tế, công việc lập pháp ở các quốc
gia đều phải thực hiện theo cơ chế dân chú đại diện- nhân dân uỷ quyền cho
các cơ quan, tổ chức đại diện cho mình làm ra luật pháp. Vậy ai đang thực sự
làm ra luật pháp và luật pháp được làm ra như thế nào trong nhà nước pháp
quyền mà chúng ta hướng tới ?
Điều mà dường như ai cũng đã biết, theo quy định của Hiến pháp, Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội có quyền đó
là bởi vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội do
nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra và được nhân dân giao phó quyền đại diện
cho nhân dân làm ra các đạo luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Tuy nhiên, ở hầu như tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam, việc làm luật
hay quá trình lập pháp trên thực tế lại bắt nguồn chủ yếu từ hành pháp. Điều


đó được lý giải bằng vị trí, chức năng điều hành của các cơ quan hành pháp.
Trong quá trình quản lí nhà nước, điều tiết hàng ngày các hoạt động xã hội,
hơn ai hết hành pháp có khả năng và trách nhiệm nhận biết các nhu cầu điều
chỉnh bằng pháp luật từ phía nhà nước cũng như từ phía người dân, phát hiện

và nắm bắt được mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật, kể
cả những điểm phù hợp lẫn những han chế, bất cập cần sửa đôi trong môi đạo
luật. Do vậy, mặc dù quyền sáng kiến lập pháp, quyền đề xuất, kiến nghị về
xây dưng pháp luât thuôc về nhiều chủ thê, trước tiên là các đại biêu Qc
hội các tổ chức chính trị- xã hội đại diện cho các giai tầng xã hội, các nhóm
lợi ích khác nhau nhưng ở gần như tất cả các nước, tỉ trọng lớn nhất các dự
thảo luật trình ra trước cơ quan lập pháp vẫn thuộc về Chính phủ [1 ]. Từ nhận
biết nhu cầu, hành pháp sẽ là người thiết kê mơ hình hành xử cho nhà nước,
cho xã hội và cho từng người dân trong mõi quan hệ pháp luật. Hành pháp làm
điều này thông qua việc mà các nhà nghiên cứu lập pháp gọi là phân tích và
hoach đinh chính sách. Đây chính là khâu quan trọng nhât, then chỏi nhât cua
quy trình lập pháp vì suy cho cùng, luật là chính sách ẩn sau những câu chữ,
điều khoản cụ thể. Như vậy, hành pháp chính là kiến trúc sư quan trọng của
nhiều đạo luật, và bởi vậy, mơ hình hành xử do hành pháp đưa ra thường gắn
với việc trao thêm quyền và sự tiện ích cho bộ máy hành pháp đồng thời hạn
chế bớt quyền tự do của người dân theo tư duy làm luật để cai trị hơn là để
phục vụ dân [31 ].
Vây thì vai trị của chức năng lập pháp duy nhất mà nhân dân giao phó
cho cơ quan đại diên của mình thể hiện ở đâu trong mối quan hệ với hành
pháp ? Bàn về thao tác bấm nút điện tử của các nhà lập pháp để thông qua một
đạo luật tại kỳ họp Quốc hội, luật gia Trần Hữu Huỳnh luận giải vai trò ‘’ba
trong m ột” của nhà lập pháp- là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
nhân dân là người song hành cùng cơ quan hành pháp do chính họ bâu ra đê
điều hành đất nước và là người hoá Ihân cùng cơ quan tư pháp để tìm ra cơng


cụ có thể xác lập và duy trì cơng lý - khát vọng của người dân [401- Điều mà
người dân gửi gắm ở những đại diện của mình là những ngón tay bấm nút đó
phải biết rung lên cùng nhịp điệu của đất nước, vì vận mệnh và sự hưng thịnh
của cả quốc gia cùng hàng triệu triệu con người. Cái tâm và cái tài, cũng là sứ

mệnh của nhà lập pháp địi hỏi họ chỉ bấm nút thơng qua một đạo luật khi tìm
được sự cân bằng giữa các nhóm lợi ích khác nhau, khi lợi ích chung và nhu
cầu phát triển của đất nước biện hộ được cho việc điều chỉnh hành vi, hạn chế
tự do của người dân [4].
Triết lý của lập pháp trong nhà nước pháp quyền chính là ở chỗ đó.
Quốc hội với tư cách là cơ quan đai diên cho nhân dân, kết hợp chặt chẽ chức
năng lập pháp với chức năng giám sát hành pháp để phản biện lại các chính
sách pháp luật do hành pháp đưa ra, để kiểm tra xem các quy tấc hành xử do
hành pháp thiết kế có phù hợp với nguyên vọng, hạnh phúc của nhân dân
không tiên ích của nhà quản lý có hài hồ VỚI lợi ích cua. ngươi dan k h ô n g ’,

cái giá phải trả cho sự hạn chế trước mắt đối với tự do cá nhân có thực sự đem
lại lợi ích chung lâu dài, bền vững cho xã hội không. Trên cơ sở những cân
nhắc, phản biện đó, nhà lập pháp bấm nút biểu quyết thể hiện tiếng nói cuối
cùng quyết đinh đối với sản phâm của toàn bộ hoạt động lập phap la cac đạo
luật - sao cho mỗi đạo luật đều thật sự là tiếng vọng của lòng dân. Như vậy,
pháp luật là kết quả sự tương tác, phân công và phối hợp giữa lập pháp và hành
pháp trong quá trình làm luật, một biểu hiện tinh tế của nguyên tắc tổ chức lao
động quyền lực trong nhà nước pháp quyền XHCN của chúng ta.

1.2.2. Quy trình lập pháp
Một câu hỏi tiếp theo cần giải đáp là băng cách nào và ơ nhưng thơi
điểm nào của quá trình lâp pháp, nhân dân và cơ quan đại chẹn cua nhan dan
có thể thực hiện giám sát hiệu quả đối với việc thiết kế chính sách pháp luật và
thể hiên chính sách đó trong dư thảo luật từ phía hành pháp ?


Trước tiên, cần điểm qua mơ hình lý thuyết có tính phổ biến của một
quy trình lập pháp. Quy trình là thuật ngữ được sử dụng khi nói về một loạt
liên tục các hoạt động theo trình tự thống nhất, hợp lý với các bước phải tuân

theo một cách thứ tự, lần lượt (do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành)
bắt buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện đúng khi tiến hành một công
việc xác định nào đó [29, tr. 1381].
Quy trình lập pháp thể hiện sự phân công, phối hợp giữa các chủ thể
thực hiện quyền lực nhà nước, quyền lực nhân dân trong hoạt động lập pháp ơ
các cơng đoan của quy trình để vừa đảm bảo tính khách quan, tinh dân chu, lại
vừa đảm bảo được tính tập trung và thống nhất ý chí trong q trình chuyển
hố các vấn đề lý luận và thực tiễn thuộc đường lối, chính sách thành các quy
phạm pháp luật mang tính quyền lực. Quy trình lập pháp bao gồm nhiều hoạt
động trải qua những công đoan kê tiếp nhau từ sáng kiến lập pháp đên việc
xây dưng chính sách pháp luât, soan thao luật, thao luận, thông qua dụ an luạt
và công bô luât để thi hành .
Về đại thể quy trình lập pháp chia làm 2 cơng đoạn lớn- một thuộc về
Chính phủ- cơng đoạn soạn thảo luật và một thuộc về Quốc hội- công đoạn
thảo luận, thông qua dự thảo luật
1.2.2.ỉ. Công đoạn Chính phủ : cơng đoạn này gồm nhiều hoạt động và có
thể chia thành các bước nhỏ hơn, trong đó quan trọng nhất là hoạt động sáng
kiến pháp luât và hoat động soạn thảo dự án luật.
Sáng kiến pháp luật: Đây là bước khởi đầu của quy trình lập pháp ở tất
cả các nước. Sáng kiến pháp luật ( tiếng Anh là Initiation of law) được hiểu là
su' đề xuất các dư án luât. Quyền sáng kiên pháp luật la quyen đe xuat va tnnh
dự án luật trước Quốc hội. Như trên đã trình bày, những chủ thê chính được
hiến pháp các nước giao quyền sáng kiến pháp luật là nghị sĩ, đại biểu Quốc


hội Chính phủ (hành pháp) và một số chủ thể khác đại diện cho các nhóm
cơng dân có lợi ích khác nhau. Theo thống kê của Liên minh Quốc hội thế
giới các chủ thể được nhiều nước quy định có quyền sáng kiến pháp luật là :
Chủ thể


Sỏ nước

Nghị sĩ, đại biểu Quốc hội

82

Uỷ ban của Nghị viện, Quốc

15

hội

65
Chính phủ
Nguyên thủ quốc gia
Các tổ chức chính trị
Các tổ chức kinh tế và xã hội
Cử tri

29
8
8
6
5

Chính quyền địa phưưng
Điều cần lưu ý là ở các nước thực hiện chế độ phân quyền cứng rắn như
ở Hoa Kỳ, mặc dù Tổng thống và các cơ quan hành pháp khơng có quyền sáng
kiến pháp luật nhưng bằng nhiều cách khác nhau, hành pháp vãn tác động
mạnh mẽ đến việc đưa ra những dự án luật của nghị sĩ, ví dụ, thơng qua các

thơng điêp của Tổng thống gửi Nghi viện hoặc thông qua cac nhom nghi SI
thuộc đảng cầm quyền . Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, hành pháp
tác động đến lập pháp thơng qua hình thức sáng kiến pháp luật là hiện tượng
phổ biến khơng phụ thuộc vào hình thức chính thể [47].


Tuy nhiên, nội hàm của quyền sáng kiến pháp luật và các yêu cầu đối
với giai đoạn này lai có sự khác biệt nhất định.
Nhiều nước coi giai đoạn sáng kiến pháp luật kết thúc với việc dự án
luât được xếp vào chương trình làm việc của Quốc hội và được thông báo trên
các phương tiện thông tin của Quốc hội (Công báo của Quốc hội). Yêu cầu
đối với một hồ sơ sáng kiến pháp luật được đưa vào chương trình nghị sự của
Quốc hội phải bao gồm :
- Tờ trình về dự án luật, nêu rõ sự cần thiết và nội dung quan điểm,
chính sách của dự án lu ậ t ;

- Dự án luật và danh sách các chủ ihể có quyền sáng kiến pháp luật ủng
hộ dự luật;
- Danh sách các đạo luật và văn bản liên quan sẽ mất hiệu lực khi dự
luật được thông qua.
- Các điều kiện kèm theo để đảm bảo thi hành sau khi dự luật được
thông qua (các khoản ngân sách, các dự án tài chính, nhân lực..)Như vậy, ở các nước này, giai đoạn sáng kiến pháp luật bao gồm cả việc
soạn thảo dự án luật, cả khâu thiết kế chính sách lẫn thể hiện chính sách đó
trong dự thảo luật đã phải hồn tất từ phía Chính phủ trước khi trình sang
Quốc hội để đưa vào chương trình [47 ].
Tại một số nước khác (Cộng hoà liên bang Đức, Canada..), khâu sáng
kiến lập pháp lại được coi là kết thúc khi Chính phủ phê duyệt đề xuất xây
dựng luật của một bộ, ngành và ra quyết định phân công soạn thảo dự án luật
đồng thời thông báo với Quốc hội để biết về việc sáng kiến pháp luật đã được
chấp nhạn từ phía Chính phú và dự thảo luật đang được chuẩn bị. Hồ sơ sáng



kiến pháp luật của các cơ quan bộ, ngành trình Chính phủ cũng bao gồm : Tờ
trình đề xuất xây dựng luật (sự cần thiết, nội dung, quan điểm, chính sách điều
chỉnh..) ; danh sách và ý kiến ủng hộ hay không ủng hộ của các chủ thể liên
quan đối với đề xuất xây dựng dự án luật, đặc biệt khơng thể thiếu ý kiến của
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về các điều kiện ngân sách, nhân lực bảo đảm thi
hành sau khi luật được thông qua, ý kiến của Bộ Tư pháp (Bộ pháp luật) về
tính phù hợp với Hiến pháp và tính tưưng thích với hệ thống pháp luật hiện
hành. Nhu' vậy, ở các nước này, khâu thiết kế chính sách cũng đã được định
hình và được phê duyệt trước khi bước vào giai đoạn soạn thảo luật.
Tại một số ít nước, trong đó có Việt Nam, hoạt động lập pháp của Quốc
hội được tiến hành theo một chương trình dài hạn (cả nhiệm kỳ) hoặc theo
chương trình hàng năm. Giai đoạn sáng kiên pháp luật cũng được coi là kêt
thúc khi kiến nghị, đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh được Chính phủ trình và
được Quốc hội thông qua bằng một nghị quyết về xây dựng luật, pháp lệnh 5
nãm hoặc hàng năm . Điểm khác biệt lớn cần hãi ỷ là ờ giai đoạn này, các chu
thể sáng kiến pháp luật chưa phải trình dự án luật mà chỉ mới dừng ở những đề
xuất, thậm chí mới chỉ là các ý tưởng về xây dựng một đạo luật, pháp lệnh.
Trong các đề xuất do các cơ quan hành pháp, kể cả do Chính phủ đưa ra đều
chưa giải trình rõ sự cần thiết cũng như chính sách, quan điểm điều chỉnh
trong dự án luật sẽ xây dựng. Như vậy, sáng kiến pháp luật chưa gắn hữu cơ
với việc xây dựng chính sách pháp luật. Điều đó gây khó khăn lớn cho Quốc
hội khi phải quyết định có đưa hay khơng một sáng kiến pháp luật cụ thể vào
chương trình. Việc Quốc hội phải thơng qua một chương trình làm luật dựa
trên những tiền đề khơng rõ ràng ấy chằng khác gì việc quyết định làm nhà
trên một nền móng chưa được khảo sát địa chấn và gia cô kỹ thuật vững chăc.
Về vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu đã nhận xét : " Quốc



điều chỉnh của pháp luật để ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung kịp thời những
quy định của pháp luật. Việc xác định tính cần thiết ban hành một văn bản
luật hoặc pháp lệnh cần phải được giải quyết ngay từ khi Ưỷ ban thường vụ
Quốc hội lập và Quốc hội quyết định chương trình. Có như vậy mới đáp ứng
được yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật, bảo đảm tính khoa học, chặt
chẽ và tính khả thi của chương trình đã được Quốc hội thơng qua” [34].
Theo quy trình này, viêc xây dưng chính sách pháp luật không đi trước
một bước mà lại được thực hiện đồng thời với quá trình soạn thảo luật , hay
theo cách nói dân gian là "vừa thiết kế vừa thi cơng” , chưa khám bệnh đã bốc
thuốc. Cách làm đó đã hàm chứa trong mình những sai sót có thể làm vấn đề
của thực tiễn không những không được xử lý mà còn thêm phức tạp. Theo TS.
Nguyễn Sĩ Dũng trong cơng đoạn Chính phủ của quy trình lập pháp nếu vấn
đề phát sinh trong thực tế không được nhận thức rõ ràng và chính sách được
đề ra để xử lý vấn đề đó cũng khơng rõ nốt thì coi như một cơng trình pháp
luật đã mắc lỗi ở ngay khâu thiết kế và những cố gắng khắc phục ở các giai
đoạn sau sẽ mất nhiều công sức mà không mấy hữu hiệu [31]. Đó chính là
nguy cơ tiềm ẩn của sư ra đời những đao luật không co sưc song, khong the
bắt rễ sâu trong lòng dân.
Vấn đề đặt ra đối với cơ quan lập pháp nước ta là làm sao để tồn bộ
cơng đoan chính phủ của quy trình lâp pháp trớ nên có thê được giam sat mọt
cách hiệu quả, ngay từ khâu sáng kiến, đề xuất xây dựng pháp luật đến soạn
thảo dự án luật để loại trừ sớm hoặc kịp thời những chính sách, giải pháp lập
pháp chỉ xuất phát từ lợi ích cục bộ của hành pháp, trong lúc đó lại né tránh
những nhu cầu cấp thiết của người dân, của các nghiệp đoàn..


1.2.2.2. Công đoạn Quốc hội thảo luận, thông qua dự thảo luật
Đây là công đoan do Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trực tiêp
thực hiện sau khi đã có dự thảo luật do Chính phủ hoặc các chủ thể sáng kiến
pháp luật khác chuyển sang. Tuỳ theo quy trình cụ thể của từng nước, giai

đoạn này được chia làm nhiều bước nhỏ hơn, nhưng nhìn chung gồm các hoạt
động : xem xét, thẩm tra của các Uỷ ban chuyên môn của Quốc hội, của các
đại biểu Quốc hội hoặc nhóm đại biểu Quốc hội có liên quan trực tiếp được
Quốc hội phân công ; xem xét, thảo luận tại các phiên họp tồn thể của Quốc
hội • biểu quyết thông qua hoặc không thông qua dự thảo luật. Đây chính là
lúc để Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện việc giám sát và phản biện chính
sách của Chính phủ trên cơ sở nắm bắt, phân tích thộng tin một cách khách
quan, trung thực, toàn diện, cân nhắc đầy đủ, sâu sắc các lợi ích đan xen của
các nhóm cộng đồng dân cư mà mình là đại diện, lợi ích của nhà nước, của xã
hội hơm nay và ngày mai. Đây là lúc mà mỗi đại biểu của dân phải biết lắng
nghe, phải sống và trăn trở với ý chí, nguyện vọng của hàng triệu cử tri đang
trông đợi, gửi gắm ở cái tâm, cái tài, cái đức của họ.
Để có được những văn bản pháp luật tốt, có chất lượng ở mỗi cơng đoạn
- Chính phủ hay Quốc hội - đều cần việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu
sắc các quy luật, các hiện lượng xã hội, kinh tế, chính trị, lư tưởng của thực
tiễn khách quan để từ đó rút ra những giá trị chuẩn mực từ trong nhu cầu của
xã hôi; nghiên cứu đơng thái các hành vi pháp luật trong đó ca hanh VI hợp
pháp và hành vi không hợp pháp để từ đó có thể dự kiến được diễn biến -của
các hành vi đó trong tương lai; phân tích và đánh giá đúng hiệu lực và hiệu
quả của viêc điều chỉnh các quan hê xã hội bằng các quy phạm và chê đinh
hiện hành; nghiên cứu kinh nghiêm điều chỉnh pháp luật các quan hệ xã hội
cùng loại của các nước khác nhau trên thế giới [ 20, tr. 641


1.2.3. Các nguyên tắc lập pháp
Lập pháp là một nhánh lao động quyền lực nhà nước và cùng với hành
pháp, tư pháp tạo thành sự vận hành liên tục, thường xuyên của quyền lực nhà
nước. Lẽ đương nhiên, lập pháp phải tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền cơ
bản về tổ chức quyền lực nhà nước như nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc
"Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ

quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” .
Các nguyên tắc riêng đặc Ihù của hoạt động lập pháp được quy định trước tiên
bởi bản chất của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
1.2.3.ỉ. Nguyên tắc khách quan
Hoạt động lập pháp mang tính khách quan. Việc Nhà nước ban hành ra
các văn bản quy phạm pháp luật phải xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế
đời sống xã hội, của nhu cầu cần được điều chỉnh bằng pháp luật của các quan
hệ xã hội chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của m ột tổ chức hay cá
nhân nào. Như Mác nói “Nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa học tự
nhiên, ơng ta khơng làm ra pháp luật, ông ta không phát minh ra chúng, mà
chỉ nêu chúng lên, ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối
quan hệ tinh thần thành những đạo luật thành văn có ỷ thức ” [5, tập 4, 232].
Đảm bảo cho tính khách quan của hoạt động lập pháp chính là sự kết
hợp chặt chẽ giữa ý chí chủ quan với tồn tại khách quan trong quá trình hình
thành các quy phạm pháp luật, ở đó, ý chí chủ quan phù hợp với hiện thực
khách quan. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối với hoạt động lập pháp là phải
bám sát, tôn trọng hiện thực khách quan, phát hiện ra các giá trị khách quan
mà xã hội có, xã hội cần, xã hội ủng hộ. Tóm lại, hoạt động lập pháp là sự
phản ánh hiện thực khách quan thông qua hoạt động nhận thức chủ quan của
con người, là sự kết hợp biện chứng giữa những nhận thức khoa học với chân
lý khách quan của hiện thực xã hội để gạt bỏ những ý muốn chủ quan duy ý


×