Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân ở tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------

HOÀNG THỊ THU HƢỜNG

NGHĨA VỤ CUNG CẤP, GIAO NỘP CHỨNG CỨ
CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN TẠI
CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------

HOÀNG THỊ THU HƢỜNG
NGHĨA VỤ CUNG CẤP, GIAO NỘP CHỨNG CỨ
CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN TẠI
CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH LẠNG SƠN



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN PHƢƠNG THẢO

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả Luận văn

Hoàng Thị Thu Hƣờng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS
: Bộ luật tố tụng dân sự
BLTTDS 2004: Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, sửa đổi bổ
sung năm 2011
BLTTDS 2015: Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015

TAND
: Tòa án nhân dân
TTDS
: Tố tụng dân sự
UBND
: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP,
GIAO NỘP CHỨNG CỨ CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ
CHỨC TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.......................................................... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng
cứ của đƣơng sự và các cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự ................. 8
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 8
1.1.2. Đặc điểm ............................................................................................ 12
1.1.3. Ý nghĩa của nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ ............................ 17
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về hoạt động cung
cấp, giao nộp chứng cứ của đƣơng sự và các cơ quan, tổ chức trong tố
tụng dân sự ................................................................................................. 20
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đƣơng sự, của cơ quan, tổ chức .......................................... 23
1.3.1. Tính hợp lý, cụ thể của các quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp,
giao nộp chứng cứ của đương sự, của cơ quan, tổ chức ............................... 23
1.3.2. Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức26
1.3.3. Vai trò, trách nhiệm và phẩm chất, đạo đức của Thẩm phán Tòa án .. 28
1.4. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về nghĩa
vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đƣơng sự, cơ quan, tổ chức ............ 29
1.4.1. Quy định có tính ngun tắc ............................................................... 29

1.4.2. Các quy định cụ thể về hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ ......... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................... 38
Chƣơng 2.THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT . 40
TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP, GIAO
NỘP TÀI LIỆU CHỨNG CỨ CỦA ĐƢƠNG SỰ, CƠ QUAN TỔ CHỨC
TẠI CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN LẠNG SƠN VÀ KIẾN NGHỊ ............. 40
2.1. Khái quát chung về Lạng Sơn và các Tòa án nhân dân trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................. 40
2.1.1. Khái quát chung về Lạng Sơn ............................................................. 40
2.1.2. Khái quát chung về hoạt động của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Lạng
Sơn ............................................................................................................... 41


2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đƣơng sự và các cơ quan, tổ
chức có liên quan ........................................................................................ 45
2.2.1. Tình hình chung về thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án nhân
dân hai cấp tỉnh Lạng Sơn kể từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu
lực thi hành .................................................................................................. 45
2.2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự, của cơ quan tổ chức có liên
quan ............................................................................................................. 46
2.3. Một số khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện các quy định của
pháp luật về nghĩa vụ chứng minh và cung cấp, giao nộp chứng cứ của
đƣơng sự và các cơ quan tổ chức có liên quan .......................................... 58
2.3.1. Về việc yêu cầu đương sự thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu chứng cứ
cho đương sự khác trong vụ án..................................................................... 58
2.3.2. Việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự .. 59
2.3.3. Về thời hạn cung cấp, giao nộp chứng cứ ........................................... 61
2.3.4. Vướng mắc trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp tài

liệu, chứng cứ của cơ quan tổ chức theo yêu cầu của đương sự hoặc của Tòa
án ................................................................................................................. 63
2.4. Nguyên nhân của những vƣớng mắc, hạn chế ................................... 66
2.5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về nghĩa vụ chứng minh và cung cấp,
giao nộp chứng cứ ...................................................................................... 69
2.5.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật ................................................ 69
2.5.2. Kiến nghị về việc thi hành pháp luật ................................................... 71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................ 73
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát
triển nhanh, hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ. Các quan hệ của đời
sống xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng vì thế nảy sinh ngày càng
nhiều, càng đa dạng và phức tạp. Thực trạng này cũng dẫn đến số lượng các
tranh chấp, các yêu cầu về dân sự phát sinh cần được giải quyết tại Tòa án
nhân dân (TAND) ngày càng gia tăng. Chủ thể của các tranh chấp, u cầu
dân sự có quyền tiếp cận Tịa án, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự để
từ việc giải quyết vụ việc dân sự của Tịa án thì quyền, lợi ích của họ được
cơng nhận và bảo vệ. Quyền tiếp cận Tòa án, khởi kiện đến Tòa án là một
trong những quyền tự nhiên, cơ bản của con người. Tuy nhiên, trước thực
trạng số lượng các tranh chấp, các yêu cầu phát sinh thành các vụ việc dân sự
tại Tòa án nhân dân ngày càng gia tăng như hiện nay địi hỏi phải có một cơ
chế hiệu quả để giải quyết kịp thời, công bằng, khách quan các tranh chấp,

yêu cầu đó. Bên cạnh việc ghi nhận quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ, pháp luật
còn quy định nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ chứng minh của người đã
đưa ra yêu cầu nhằm hạn chế việc lạm dụng quyền yêu cầu, quyền khởi kiện
và đảm bảo giải quyết thấu tình, đạt lý các vụ việc dân sự tại Tòa án. Việc các
chủ thể có yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ cho
Tịa án vừa giúp chính người có u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình trong quan hệ dân sự, vừa đảm bảo cho Tịa án có chứng cứ xác thực để
giải quyết được vụ việc dân sự đúng quy định của pháp luật, từ đó nâng cao
uy tín, vai trị của Nhà nước trong việc ổn định các quan hệ dân sự nói riêng
và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung.
Trong pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam, người có quyền, lợi ích
hợp pháp cần bảo vệ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, yêu cầu
của mình và khi được Tịa án thụ lý giải quyết thì chính thức họ có tư cách
đương sự trong vụ việc dân sự. Trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật tố
tụng dân sự còn giao cho cơ quan, tổ chức được khởi kiện, yêu cầu Tòa án


2

bảo vệ quyền, lợi ích của người có quyền, lợi ích đó trong vụ án dân sự mà cơ
quan, tổ chức đã khởi kiện. Nhìn chung, người có u cầu Tịa án giải quyết
vụ việc dân sự có thể là đương sự, có thể là cơ quan, tổ chức và song song với
việc các chủ thể này được pháp luật cơng nhận có quyền u cầu Tịa án thì
họ phải gánh chịu nghĩa vụ tương ứng là phải chứng minh cho yêu cầu của họ
là có căn cứ và hợp pháp. Để chứng minh, họ phải cung cấp, giao nộp cho
Tòa án những chứng cứ, tài liệu cần thiết. Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng
cứ của đương sự, của cơ quan, tổ chức đã được quy định trong Bộ luật tố tụng
dân sự (BLTTDS) năm 2004. Tuy nhiên, đứng trước một nền kinh tế liên tục
có những biến chuyển và thay đổi mạnh mẽ, các quan hệ dân sự diễn ra ngày
một đa dạng, tính chất các tranh chấp ngày càng phức tạp đã làm cho việc giải

quyết các vụ việc dân sự ngày càng khó khăn. Mặc dù, BLTTDS 2015 đã có
những sửa đổi, bổ sung khá quyết liệt, mới mẻ so với các quy định trước đây,
song các quy định của BLTTDS 2015 về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng
cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức vẫn cịn bộc lộ những bất cập, thiếu sót cần
được tiếp tục hoàn thiện. Việc hoàn thiện các quy định của BLTTDS 2015 về
nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức sẽ làm
đầy đủ hơn cơ sở pháp lý của việc các đương sự, cơ quan, tổ chức bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ việc dân sự.
Để có thể hồn thiện các quy định của BLTTDS 2015 về nghĩa vụ cung
cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức thì cần phải có những
nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận như: khái niệm, đặc điểm, bản chất của
nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức trong
tố tụng dân sự; cơ sở khoa học của việc pháp luật quy định về nghĩa vụ cung
cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức; các yếu tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ
quan, tổ chức trên thực tế; phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện
hành về vấn đề này để nhận ra những vướng mắc, hạn chế, trên cơ sở đó mới
có đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật. Nhận thức sâu sắc
được điều này, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nghĩa vụ cung cấp, giao
nộp chứng cứ của đƣơng sự và các cơ quan tổ chức trong tố tụng dân sự


3

và thực tiễn tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài tốt
nghiệp Thạc sĩ. Bên cạnh đó, qua thực tiễn cơng tác trong Tịa án nhân dân
tỉnh Lạng Sơn, tác giả nhận thấy số lượng các tranh chấp dân sự yêu cầu Tòa
án phải giải quyết ngày càng nhiều; tuy nhiên việc giải quyết một số vụ việc
dân sự chưa kịp thời, chưa đạt hiệu quả cao xuất phát từ việc áp dụng các quy
định về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ chưa đúng. Thực trạng này do

nhiều nguyên nhân khác nhau như: một số quy định của pháp luật về nghĩa vụ
cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức cịn có vướng
mắc, hạn chế; hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của đương sự
còn chưa cao, nhiều cán bộ Tòa án chưa phát huy hết vai trị, trách nhiệm của
mình trong việc hướng dẫn, giúp đỡ đương sự, cơ quan, tổ chức cung cấp,
giao nộp chứng cứ, vẫn có vụ việc dân sự của Tịa án cấp sơ thẩm bị hủy, sửa
do khơng đủ chứng cứ. Thực tế này đang và sẽ gây những tác động tiêu cực
đến sự ổn định trong lĩnh vực dân sự và sự phát triển của nền kinh tế thị
trường hiện nay nên rất cần được nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài
“Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan tổ chức
trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn” là
vô cùng cần thiết và có tính thời sự. Hơn nữa việc nghiên cứu đề tài này cũng
nhằm đáp ứng một trong các nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp được
đề ra trong Nghị quyết 49–NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến
lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 mà trước hết là tiếp tục hoàn thiện các
quy định về thủ tục tố tụng dân sự, trong đó có các quy định về nghĩa vụ cung
cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan, tổ chức trong tố tụng
dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, các cơng trình nghiên cứu chun sâu về vấn đề
nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, của các cơ quan, tổ chức
trong tố tụng dân sự chưa có nhiều. Có một số tác giả đã nghiên cứu đến vấn
đề này nhưng chủ yếu dưới các góc độ liên quan hoặc nghiên cứu với một


4

khía cạnh nhất định. Thực tế này cho thấy vấn đề nghĩa vụ cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự là một vấn đề

khá phức tạp, liên quan tới một số quy định của pháp luật cịn có nhiều cách
hiểu khác nhau nên cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, làm cơ sở để
Tòa án tiến hành giải quyết một cách khách quan, chính xác các tranh chấp,
yêu cầu dân sự.
Trước khi có BLTTDS 2015, tác giả Lê Tiến Tý vào năm 1997 đã chọn
đề tài khóa luận “Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự”
làm đề tài tốt nghiệp đại học. Có đề cập đến nghĩa vụ chứng minh, năm 2006
tác giả Lê Thị Phượng nghiên cứu về “Đương sự trong tố tụng dân sự” hay tác
giả Nguyễn Triều Dương cũng có những nghiên cứu chuyên sâu về “Đương
sự trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Năm 2007, cơng
trình nghiên cứu khoa học của sinh viên Nguyễn Mạnh Quyết về “Nghĩa vụ
chúng minh của đương sự - Vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sự” cũng có
những nghiên cứu nhất định về nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Gần đây,
năm 2013, tác giả Phạm Thị Hồng Phúc có cơng trình nghiên cứu “Nghĩa vụ
của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam”; cơng trình nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thanh Nga về “Bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng
minh của đương sự trong tố tụng dân sự”… Nhìn chung, trong giai đoạn này,
các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ
của đương sự, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự chưa nhiều, nếu có thì chỉ
đề cập đến tới một vài nội dung liên quan. Tính cho đến nay các cơng trình
này chỉ cịn có tính chất tham khảo về phần lý luận, còn phần các quy định
pháp luật đề cập trong đề tài nghiên cứu hiện nay đã khơng cịn hiệu lực.
Sau khi Quốc hội ban hành BLTTDS 2015, số cơng trình nghiên cứu
về đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự, nghĩa vụ chứng minh của
đương sự được nâng lên. Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo nghiên
cứu về “Đương sự, việc xác định tư cách đương sự trong vụ án dân sự và thực
tiễn áp dụng”; tác giả Vũ Hoàng Anh nghiên cứu về “Quyền của nguyên đơn
trong tố tụng dân sự Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hữu Nam nghiên cứu về
“Nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện



5

tại Tịa án”. Các cơng trình nghiên cứu này đã ít nhiều có đề cập đến nghĩa vụ
cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, nêu và phân tích các quy định của
BLTTDS 2015 hiện hành về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ để chứng
minh. Tuy nhiên chưa cơng trình nào nghiên cứu chun sâu cả về mặt lý luận
và thực tiễn của vấn đề nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự,
đặc biệt là của cơ quan, tổ chức. Hy vọng với công trình nghiên cứu này về
“Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan tổ chức
trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn”,
tác giả sẽ giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về nghĩa vụ cung cấp,
giao nộp chứng cứ, nêu được thực trạng việc áp dụng pháp luật về cung cấp,
giao nộp chứng cứ ở các Tòa án thuộc tỉnh Lạng Sơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận
chung về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và cơ quan, tổ
chức theo quy định của BLTTDS 2015. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu
thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ
của đương sự, cơ quan, tổ chức.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Để đạt được mục đích nghiên cứu
trên thì nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau:
+ Chỉ ra được khái niệm, các đặc điểm cũng như nêu cụ thể từng ý
nghĩa của nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ
chức; đưa ra được các cơ sở khoa học của việc quy định nghĩa vụ cung cấp,
giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức và các yếu tố ảnh hưởng
tới việc áp dụng các quy định này trên thực tế.
+ Nêu các quy định hiện hành của BLTTDS 2015 về nghĩa vụ cung
cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức và chỉ ra thực trạng áp

dụng pháp luật về vấn đề này tại TAND hai cấp tỉnh Lạng Sơn.
+ Chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục và trên


6

cơ sở đó đưa ra giải pháp khắc phục, gồm các giải pháp hoàn thiện pháp luật
và các giải pháp thực hiện pháp luật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề chung về nghĩa vụ
cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan, tổ chức trong tố
tụng dân sự; các quy định của BLTTDS 2015 về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức; thực tiễn thực hiện tại các TAND ở
tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến nay.
Về phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu về nghĩa
vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức trong tố tụng
dân sự Việt Nam mà không đi vào nghiên cứu vấn đề này trong tố tụng dân sự
của các nước khác. Trong đó tập trung nghiên cứu những quy định của
BLTTDS Việt Nam hiện hành năm 2015 về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức mà khơng phải là tồn bộ hệ thống
các quy định của pháp luật tố tụng dân sự từ trước đến nay. Phần thực tiễn áp
dụng pháp luật chỉ khảo sát tại các TAND trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhưng
trên cơ sở đó các giải pháp đưa ra để nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của pháp luật khơng chỉ có ý nghĩa áp dụng với TAND hai cấp tỉnh
Lạng Sơn mà có thể được áp dụng với các Tòa án khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử.

Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp phân tích; phương pháp quy nạp;
phương pháp diễn dịch; phương pháp nghiên cứu lịch sử; Phương pháp so
sánh; phương pháp thống kê, tổng hợp.


7

6. Những điểm mới của Luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chun sâu, tồn diện về nghĩa vụ
cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan, tổ chức trong tố
tụng dân sự. Nội dung Luận văn thể hiện các kết quả nghiên cứu mới như:
- Một số vấn đề lý luận về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của
đương sự, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự như: khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa; cơ sở của việc quy định và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các
quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương
sự, cơ quan, tổ chức.
- Nêu và phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
hiện hành về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ
chức; Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc áp dụng các quy định này tại các Tòa
án nhân dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, phân tích nguyên nhân của các hạn
chế, thiếu sót đó. Từ đó chỉ các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số kiến
nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp, giao nộp chứng cứ
trong tố tụng dân sự.
- Luận văn được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho
giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật, các cán bộ làm công tác thực tiễn
liên quan đến nghĩa vụ chứng minh, cung cấp, giao nộp chứng cứ trong tố
tụng dân sự Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận văn
Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu; Nội dung; Kết luận; Danh mục

tài liệu tham khảo.
Phần nội dung của Luận văn được kết cấu làm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng
cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp tài liệu chứng cứ của đương sự, cơ
quan tổ chức tại các Tòa án nhân dân Lạng Sơn và kiến nghị.


8

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP, GIAO NỘP
CHỨNG CỨ CỦA ĐƢƠNG SỰ VÀ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của nghĩa vụ cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đƣơng sự và các cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm
Để xây dựng được một khái niệm khoa học về nghĩa vụ cung cấp, giao
nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự thì
cần phải giải thích về một số khái niệm liên quan.
Trước hết là về thuật ngữ “tố tụng”. Theo Từ điển Hán Việt của tác giả
Đào Duy Anh thì “tố tụng” là việc thưa kiện, còn “tố tụng pháp lý” là việc
pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng1. Cụ thể hơn, theo giải thích
trong cuốn “Tiếng nói nơm na” của tác giả Lê Gia2 dẫn giải 30.000 từ Tiếng
Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt do Nhà xuất bản Văn nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1999 thì “tố tụng” là vạch tội và đưa
ra cửa cơng để phân giải phải trái vì chữ “tố” là vạch tội, chữ “tụng” là thưa
kiện ở cửa công để xin phân phải trái. Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì
“tố tụng” là việc kiện tụng ra Tịa án và được Tòa án chấp nhận giải quyết

việc kiện tụng đó để phân xử đúng sai.
Bản chất của việc Tòa án giải quyết vụ kiện tụng là Tòa án dùng quyền
lực nhà nước phân xử vụ kiện tụng theo yêu cầu của chủ thể đi kiện để tuyên
bố đúng sai và từ đó thì quyền lợi của chủ thể trong vụ kiện tụng sẽ được bảo
vệ. Tùy thuộc vào quyền lợi được Tòa án bảo vệ mà tố tụng được phân chia
thành tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Trong nghiên cứu khoa học luật tố tụng dân sự đã có nhiều cách giải
thích khác nhau về thuật ngữ “tố tụng dân sự”. Có người hiểu tố tụng dân sự
1
2

Đào Duy Anh (1957), Từ điển Hán Việt, Trường Thi xuất bản, Sài Gòn, trang 302.
Lê Gia (1999), Tiếng nói nơm na, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, trang 1207,1208.


9

là “tổng thể các quy trình, thủ tục, cơng đoạn có mối quan hệ chặt chẽ, liên
tiếp với nhau để thơng qua đó các chủ thể tiến hành tố tụng áp dụng pháp
luật, đưa ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các tranh chấp dân sự một
cách khách quan, công bằng, đúng pháp luật và đảm bảo các quyền, lợi ích
hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng dân sự3. Ngắn gọn hơn, có
người hiểu tố tụng dân sự “là những việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân
sự ra trước Tòa án và u cầu Tịa án giải quyết”4. Có nét tương đồng với
cách hiểu đầu tiên, có người hiểu “tố tụng dân sự” không chỉ là việc kiện cáo
nhau về các quan hệ dân sự ra Tòa án mà còn là “trình tự do pháp luật quy
định cho việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự”5. Mỗi cách
hiểu trên tuy có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung đều xác định: nói
đến tố tụng dân sự là nói đến trình tự tố tụng hay cịn gọi là quy trình tố tụng
giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp về dân sự. Quy trình tố tụng này được thể hiện qua hai phương diện:
pháp luật tố tụng dân sự và hoạt động tố tụng dân sự bởi: “pháp luật tố tụng
dân sự và hoạt động tố tụng dân sự là hai mặt không thể tách rời của một
hệ thống thống nhất đó là quy trình tố tụng dân sự”6. Như vậy, giống như
các tố tụng khác, tố tụng dân sự cũng là quy trình giải quyết vụ việc phát sinh
tại Tịa án nhưng có điểm khác là tố tụng dân sự có đối tượng giải quyết là
các vụ việc dân sự, mục đích hướng tới của tố tụng dân sự chỉ là bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự của đương sự trong vụ việc dân sự.
Thông thường, tố tụng dân sự (TTDS) chỉ được bắt đầu từ khi có yêu cầu
của đương sự hoặc của cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định, u cầu Tịa
án giải quyết và u cầu đó được Tòa án thụ lý giải quyết. Về khái niệm
đương sự trong TTDS cũng đã có nhiều giải thích khác nhau. Có cách giải
thích đương sự trong TTDS là “người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích nhà nước thuộc
3

Trương Thị Hồng Hà, Quyền con người trong tố tụng dân sự Việt Nam,Trang thông tin điện tử của Tạp chí
Dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp (www.tcdcpl.moi.gov.vn), Thứ năm ngày 22/2/2018.
4
Tống Quang Cường (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam – Nghiên cứu so sánh, trang 5.
5
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Cơng an nhân
dân, trang 11.
6
Tịa án nhân dân tối cao (1996), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân
sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, trang 78.


10


lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân
sự”7. Có cách giải thích cho rằng đương sự trong TTDS là chủ thể trọng tâm
của TTDS, lợi ích của họ là nguyên nhân và mục đích của q trình tố tụng8.
Lý giải một cách có ngọn nguồn hơn, có cách giải thích cho rằng khái niệm
đương sự trong TTDS phải xuất phát đầu tiên từ “tố quyền”, tức là quyền
năng được công nhận cho cá nhân và pháp nhân để yêu cầu cơ quan tài phán
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và khi tố quyền đó được “hành xử”
bằng một đơn u cầu Tịa án bảo vệ thì những chủ thể trong vụ việc được
Tịa án bảo vệ quyền, lợi ích chính là đương sự9. Như vậy, nhìn chung khái
niệm đương sự trong TTDS phải được xây dựng dựa trên hai đặc điểm: là
người tham gia TTDS và có quyền, lợi ích dân sự trong vụ việc dân sự được
Tòa án giải quyết. Ngoài đương sự, do đặc thù của một số chủ thể cần được
bảo vệ quyền và lợi ích nên pháp luật quy định quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể đặc thù đó sẽ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có quyền u
cầu Tịa án bảo vệ. Chính vì vậy, trong TTDS, ngồi đương sự thì cơ quan, tổ
chức khơng phải là đương sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ kiện tụng
cũng là một chủ thể pháp lý có vai trị quan trọng trong việc đưa ra yêu cầu
đối với Tòa án nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Trong TTDS, khi có u cầu Tịa án giải quyết thì nghĩa vụ chứng minh
cho yêu cầu của mình là có căn cứ trước hết thuộc về người có yêu cầu. Nếu
người có u cầu là đương sự thì đương sự có yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng
minh. Nếu người yêu cầu không phải là đương sự mà là cơ quan, tổ chức theo
quy định của pháp luật có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự thì
cơ quan, tổ chức có u cầu đó có nghĩa vụ chứng minh. Nguyên lý này xuất
phát từ nguyên tắc quyền bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ, song song với
quyền đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết thì chủ thể thực hiện quyền đó phải
gánh vác nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu. Về thuật ngữ “nghĩa vụ chứng
minh” thì trong nghiên cứu khoa học luật cũng đã có những giải thích khá cặn
7


Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân
dân, trang 107.
8
Tống Quang Cường (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam – Nghiên cứu so sánh, trang 145.
9
Nguyễn Mạnh Bách (1996), Luật tố tụng dân sự Việt Nam (lược giải), Nhà xuất bản Đồng Nai, trang 10,11.


11

kẽ. “Nghĩa vụ” được hiểu là một quan hệ pháp luật, được xác lập giữa hai chủ
thể, theo đó một chủ thể (chủ thể có quyền, hay cịn gọi là người có quyền) có
quyền yêu cầu chủ thể kia (chủ thể có nghĩa vụ, hay cịn gọi là người có nghĩa
vụ) phải hoàn thành một yêu cầu nhất định. Như vậy, hiểu một cách chung
nhất thì “nghĩa vụ” thể hiện một mối quan hệ pháp lý mà trong mối quan hệ
đó một bên bắt buộc phải thực hiện cơng việc đối với bên chủ thể còn lại và
nếu bên bắt buộc phải làm mà khơng làm thì phải chịu các hậu quả bất lợi.
Cịn về thuật ngữ “chứng minh” thì trong TTDS, chứng minh thường được
hiểu là “làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ”10.
Liên hệ các giải thích này với nhau thì nghĩa vụ chứng minh cịn có thể được
hiểu là “bao gồm những hành vi tố tụng nhất định trong hoạt động chứng
minh mà các chủ thể chứng minh bắt buộc phải tiến hành hoặc không được
tiến hành theo quy định của pháp luật”11.
Vì hiểu một cách chung nhất chứng minh là làm rõ điều đã đưa ra là có
thật, là đúng nên trong TTDS, khi người đưa ra yêu cầu (là đương sự hoặc là
cơ quan, tổ chức có quyền u cầu) tại Tịa án thì người đưa ra yêu cầu đó
phải chủ động chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ, là hợp pháp. Về mặt tâm
lý, người đưa ra yêu cầu phải chủ động, nỗ lực chứng minh, cịn về hành vi thì
người có u cầu phải đưa ra cho Tòa án thấy các bằng chứng, lý lẽ để chứng
minh cho yêu cầu. Việc đưa ra cho Tòa án các bằng chứng, lý lẽ để chứng

minh cho yêu cầu của mình được gọi là cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên cũng
phải nhấn mạnh rằng không phải tất cả những bằng chứng, lý lẽ mà đương sự,
cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu đều được
công nhận ngay là chứng cứ mà các bằng chứng, lý lẽ đó sau khi được Tòa án
nghiên cứu, đánh giá đã được Tòa án công nhận là căn cứ dùng để giải quyết
vụ việc dân sự thì mới là chứng cứ. Trong TTDS, cung cấp chứng cứ cho Tòa
án chỉ là một trong các biện pháp chứng minh của đương sự, của cơ quan, tổ
chức khi đưa ra yêu cầu và có ý nghĩa để Tịa án nhận thấy có các chứng cứ
10

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân
dân, trang 133.
11
Nguyễn Minh Hằng (2007), Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học,
Hà Nội, trang19


12

cần thiết để giải quyết vụ việc dân sự. Giải thích một cách đầy đủ hơn, cung
cấp chứng cứ là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng (mà trước hết là
đương sự hoặc cơ quan, tổ chức có u cầu) trong việc đưa lại cho Tịa án,
Viện kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự12.
Còn về thuật ngữ “giao nộp chứng cứ” thì cũng như thuật ngữ “cung cấp
chứng cứ”, thuật ngữ “giao nộp chứng cứ” chưa được định nghĩa cụ thể bằng
bất kỳ quy phạm pháp luật TTDS nào. Tuy nhiên, với những quy định cụ thể
về hoạt động giao nộp chúng cứ, tài liệu như hiện nay thì có thể hiểu “giao
nộp chứng cứ” liên quan mật thiết với cung cấp chứng cứ, là hệ quả của cung
cấp chứng cứ. Nếu cung cấp chứng cứ là việc đưa ra cho Tòa án, Viện kiểm
sát thấy có các chứng cứ, tài liệu làm căn cứ chứng minh cho yêu cầu thì

“giao nộp chứng cứ nhấn mạnh đến việc các chứng cứ, tài liệu đã được Tòa
án, Viện kiểm sát tiếp nhận, bảo quản theo quy định của pháp luật. Như vậy,
cung cấp, giao nộp chứng cứ là các hoạt động tố tụng tiếp nối nhau và dưới
góc độ là nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, của cơ quan, tổ
chức thì cả hai hoạt động tố tụng này đều nhằm đưa lại cho Tòa án những
bằng chứng, lý lẽ để chứng minh cho yêu cầu của mình.
Tổng hợp những phân tích trên về những khái niệm liên quan thì có thể
hiểu về nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, của cơ quan, tổ
chức trong TTDS như sau:
Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan, tổ
chức trong tố tụng dân sự là một quan hệ pháp luật tố tụng dân sự giữa Tòa
án với đương sự, cơ quan, tổ chức, trong đó bên đương sự, cơ quan, tổ chức
phải thực hiện các hoạt động tố tụng bắt buộc để đưa lại cho Tòa án những
bằng chứng, lý lẽ làm căn cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình và trên cơ
sở đó Tịa án mới giải quyết được đúng đắn vụ việc dân sự.
1.1.2. Đặc điểm
Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và các cơ quan, tổ
chức trong TTDS có những đặc điểm sau:
12

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân
dân, trang 151


13

- Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và cơ quan, tổ
chức trong TTDS mang tính bắt buộc và nếu khơng thực hiện thì phải chịu
các hậu quả pháp lý bất lợi.
Trong khoa học luật nói chung và luật TTDS nói riêng thì quyền và

nghĩa vụ TTDS là một cặp phạm trù không thể tách rời. Khi một chủ thể pháp
luật đã được pháp luật trao cho một quyền nào đó thì tương ứng với quyền đó
họ phải gánh vác một nghĩa vụ nhất định. Nguyên lý này được xây dựng xuất
phát từ mục đích tránh tình trạng chủ thể có quyền lạm quyền được trao và
cũng là để chủ thể này bình đẳng với các chủ thể khác trong TTDS. Trong
TTDS, khi đương sự và cơ quan, tổ chức có quyền đưa ra yêu cầu Tịa án giải
quyết vụ việc dân sự thì tương ứng đương sự và cơ quan, tổ chức phải có
nghĩa vụ chứng minh việc mình đưa ra u cầu đó là có căn cứ, nếu khơng
chứng minh được tức là đương sự và cơ quan, tổ chức đã đưa ra yêu cầu
khơng đúng, có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hay có thể gây thiệt hại cho
chủ thể bị yêu cầu. Vậy muốn chứng minh được yêu cầu của mình là đúng, có
căn cứ thì đương sự và cơ quan, tổ chức phải cung cấp, giao nộp được cho
Tòa án những chứng cứ, tài liệu làm căn cứ chứng minh cho yêu cầu. Cung
cấp, giao nộp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu mà mình đã
đưa ra là công việc bắt buộc mà đương sự và cơ quan, tổ chức đã đưa ra yêu
cầu phải thực hiện mà không được lựa chọn thực hiện hay không thực hiện.
Đặc điểm này là điểm rất khác biệt với quyền cung cấp chứng cứ. Nếu đương
sự, cơ quan, tổ chức có quyền cung cấp chứng cứ thì đương sự, cơ quan, tổ
chức có thể thực hiện hay khơng thực hiện, nếu không thực hiện cũng không
phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Nghĩa vụ thì khác, thực chất nghĩa vụ
là công việc buộc phải làm, nếu công việc bắt buộc là phải cung cấp, giao nộp
chứng cứ mà không thực hiện được hoặc thực hiện không đầy đủ thì đương
sự, cơ quan, tổ chức phải chấp nhận hậu quả bất lợi là u cầu của mình
khơng được chấp nhận, từ đó quyền, lợi ích của mình khơng được bảo vệ,
thậm chí cịn phải chịu một số tiền phạt nhất định (trong pháp luật TTDS gọi
tiền này là án phí). Nghiên cứu về đặc điểm này, tác giả Nguyễn Hữu Nam
còn cho rằng nghĩa vụ của đương sự có tính bắt buộc, ngồi nhằm mục đích


14


bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức thì cịn thể
hiện sự tơn trọng Tòa án13.
Tuy nhiên cần phải xác định đúng nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ
của đương sự và cơ quan, tổ chức. Không phải đương sự, cơ quan, tổ chức
nào trong TTDS cũng có nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ. Chỉ đương
sự và cơ quan, tổ chức có u cầu Tịa án giải quyết mới có nghĩa vụ chứng
minh, mới phải bắt buộc cung cấp, giao nộp chứng cứ. Như vậy, nếu là đương
sự nhưng không phải là đương sự đưa ra u cầu thì khơng buộc phải cung
cấp, giao nộp chứng cứ. Trường hợp này có thể hiểu đương sự có quyền
chứng minh, tức là họ tự quyết định cung cấp hay không cung cấp chứng cứ.
Mặt khác, nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự cũng phải
được hiểu rất linh hoạt, không phải chỉ của đương sự là nguyên đơn trong vụ
án dân sự hay người yêu cầu trong việc dân sự. Cụ thể là nếu trong một vụ án,
một đương sự là ngun đơn khởi kiện thì vì có u cầu khởi kiện mà nguyên
đơn đó có nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu
của mình nhưng nếu trong vụ án đó có u cầu phản tố của bị đơn thì đối với
yêu cầu phản tố của bị đơn nguyên đơn khởi kiện lại có quyền chứng minh
đối với yêu cầu phản tố đó. Trong trường hợp đó, bị đơn lại có nghĩa vụ cung
cấp, giao nộp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu phản tố của mình và có
quyền cung cấp, giao nộp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn. Như vậy, nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự,
cơ quan tổ chức chỉ là công việc bắt buộc phải thực hiện khi họ có yêu cầu và
nếu khơng thực hiện được nghĩa vụ thì đương sự, cơ quan tổ chức phải chấp
nhận hậu quả pháp lý của việc không chứng minh được.
- Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức
trong TTDS là một trong những hoạt động tố tụng quan trọng nhằm bảo đảm
cho Tịa án có chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
Tòa án là một cơ quan trong bộ máy nhà nước, được Nhà nước giao
quyền lực để giải quyết vụ việc dân sự nhằm giữ vũng trật tự xã hội trong lĩnh

13

Nguyễn Hữu Nam (2017), Nghĩa vụ tố tụng của đương sự trrong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại
Tòa án, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, trang 10.


15

vực dân sự. Vì là nhiệm vụ nên Tịa án cũng không được lựa chọn thực hiện
hay không thực hiện mà phải tiếp nhận các vụ việc dân sự để giải quyết. Tuy
nhiên, vì Tịa án khơng phải là chủ thể của mâu thuẫn, tranh chấp, không phải
là chủ thể của quyền, lợi ích trong vụ việc dân sự phát sinh tại Tịa án nên
đương nhiên Tịa án khơng thể có khả năng chứng minh tốt nhất, hiệu quả
nhất về quyền, lợi ích hợp pháp. Chủ thể có khả năng chứng minh tốt nhất,
hiệu quả nhất về quyền, lợi ích hợp pháp trong vụ việc dân sự phải là chính
chủ thể có quyền, lợi ích hoặc khơng phải là chủ thể của quyền, lợi ích đó
nhưng được nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích đó, tức là đương sự
và cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật TTDS.
Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức
trong TTDS là một trong những hoạt động tố tụng quan trọng nhằm bảo đảm
cho Tịa án có chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự và điều này cũng có
nghĩa là việc cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự được đặt trong mối
quan hệ pháp luật TTDS giữa một bên là đương sự, cơ quan, tổ chức có yêu
cầu với một bên là Tòa án - cơ quan tiến hành tố tụng có địa vị pháp lý cao
hơn, đại diện cho Nhà nước. Như vậy, nói đến nghĩa vụ cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức là nói đến mối quan hệ pháp luật
TTDS giữa hai bên có địa vị bất bình đẳng với nhau, trong đó bên là đương
sự, cơ quan, tổ chức phải thực hiện các u cầu của bên Tịa án. Nhìn nhận
theo một cách khác, nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ
quan, tổ chức có mối liên hệ mật thiết với nhiệm vụ và quá trình giải quyết vụ

việc dân sự của Tịa án và vì vậy các quy định của pháp luật TTDS về nghĩa
vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự và cơ quan, tổ chức là khơng
thể thiếu. Chính các quy định đó sẽ đảm bảo cho việc giải quyết được vụ việc
dân sự của Tòa án.
- Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức
trong tố tụng dân sự được thực hiện trong suốt q trình Tịa án giải quyết vụ
việc dân sự


16

Vì chứng cứ là tất cả những gì có thật14 để chứng minh cho yêu cầu nên
tất cả những gì có khả năng chứng minh cho yêu cầu đều cần được cung cấp,
giao nộp cho Tịa án cho dù đó là thời điểm nào trong q trình Tịa án giải
quyết vụ việc dân sự. Quy trình tố tụng giải quyết vụ việc dân sự được bắt đầu
từ khi có yêu cầu của những chủ thể có quyền yêu cầu và chỉ thực sự kết thúc
khi có bản án, quyết định của Tịa án. Thậm chí trong trường hợp sau khi có
bản án, quyết định của Tịa án nhưng do đó mới là bản án, quyết định của cấp
xét xử thứ nhất nên nếu việc giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện ở cấp
xét xử thứ hai là cấp xét xử phúc thẩm hay ở thủ tục tố tụng đặc biệt là giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm thì nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ mới, chứng
cứ bổ sung của đương sự, cơ quan, tổ chức vẫn có thể được thực hiện.
Cơ sở của việc có thể thực hiện nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ
trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự này xuất phát từ yêu cầu Tòa án
phải giải quyết đúng đắn, hợp pháp vụ việc dân sự. Chứng cứ chứa đựng sự
thật khách quan của vụ việc dân sự nên vào bất cứ thời điểm nào của quá trình
giải quyết vụ việc dân sự Tịa án cũng có quyền u cầu đương sự, cơ quan, tổ
chức giao nộp. Đặc điểm này cịn có nghĩa là nghĩa vụ cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức có mối liên hệ mật thiết với nhiệm
vụ của Tòa án.

- Nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức
trong TTDS là giai đoạn đầu tiên trong q trình chúng minh và có thể được
thực hiện trực tiếp hoặc qua người khác mà pháp luật quy định.
Trong quá trình chứng minh để đi đến sự thật khách quan của vụ việc
dân sự thì cung cấp, giao nộp chứng cứ được thực hiện đầu tiên, sau đó mới
đến các giai đoạn tiếp theo là thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Giai
đoạn đầu tiên này rất quan trọng, quyết định hiệu quả giải quyết vụ việc dân
sự của Tịa án. Về ngun tắc thì vì nghĩa vụ là cơng việc bắt buộc mà người
có nghĩa vụ phải thực hiện nhưng không phải lúc nào cũng được họ trực tiếp
thực hiện. Với đương sự, nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự
14

Đọc Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.


17

có thể do chính đương sự thực hiện nếu đương sự là người có đủ năng lực
hành vi TTDS và họ muốn được trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp như họ khơng có năng lực hành vi TTDS hoặc họ muốn người
khác có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hơn họ thực hiện thì nghĩa vụ cung
cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự sẽ được thực hiện qua người đại diện
hợp pháp của họ. Người đại diện của họ có thể là người đại diện do pháp luật
quy định, có thể là người đại diện ủy quyền, thậm chí có thể là người đại diện
do Tòa án chỉ định. Để bảo đảm chứng cứ cho Tòa án giải quyết vụ việc nên
phương thức thực hiện nghĩa vụ cũng cần phải có sự linh hoạt nhất định này.
Từ việc phân tích các đặc điểm nêu trên, nghĩa vụ cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức trong TTDS có thể được hiểu cụ thể
dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ là một quan hệ pháp luật thì nghĩa
vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, cơ quan, tổ chức trong TTDS

là quan hệ pháp luật TTDS mà các bên chủ thể của quan hệ pháp luật này bất
bình đẳng với nhau, theo đó bên chủ thể là Tịa án có quyền u cầu bên chủ
thể cịn lại là đương sự hoặc cơ quan, tổ chức phải đưa lại cho Tòa án những
bằng chứng, tài liệu làm căn cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Dưới góc
độ là hoạt động tố tụng thì nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương
sự, cơ quan, tổ chức trong TTDS là tổng hợp các hành vi tố tụng có tính bắt
buộc mà đương sự, cơ quan, tổ chức có yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nhằm
đưa lại cho Tòa án căn cứ để chứng minh cho yêu cầu của đương sự, cơ quan,
tổ chức. Dưới góc độ pháp luật, nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ của
đương sự, cơ quan, tổ chức trong TTDS là tổng hợp các quy phạm pháp luật
TTDS quy định về hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ nhằm đưa đến cho
Tòa án các căn cứ pháp lý để Tòa án giải quyết yêu cầu của đương sự, của cơ
quan, tổ chức.
1.1.3. Ý nghĩa của nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ
- Ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án:
Hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, của cơ quan, tổ
chức giữ vai trò là tiền để cần thiết cho việc Tịa án giải quyết nhanh chóng và


18

đúng đắn vụ việc dân sự. Khác với ba giai đoạn thu thập chứng cứ, nghiên
cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ của quá trình chứng minh nhằm làm sáng
tỏ sự thật khách quan của vụ án trong tố tụng hình sự, qúa trình chứng minh
nhằm làm sang tỏ sự thật khách quan của vụ việc trong TTDS bao gồm bốn
giai đoạn: cung cấp, giao nộp chứng cứ; thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng
cứ và đánh giá chứng cứ. Trong bốn giai đoạn này thì giai đoạn cung cấp,
giao nộp chứng cứ là giai đoạn quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối
với việc giải quyết vụ án vì vụ việc dân sự là do chính đương sự, cơ quan, tổ
chức yêu cầu giải quyết, nghĩa vụ cung cấp, giao nộp chứng cứ là bắt buộc

đối với đương sự, cơ quan, tổ chức, Tòa án chỉ thu thập thêm chứng cứ trong
trường hợp đương sự, cơ quan, tổ chức khơng có khả năng cung cấp, giao
nộp. Như vậy, để Tòa án giải quyết được, giải quyết đúng vụ việc dân sự thì
đương sự, cơ quan, tổ chức phải nỗ lực cung cấp, giao nộp chứng cứ để bảo
vệ quyền, lợi ích của mình. Mặt khác, khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án
nhân danh Nhà nước giải quyết các yêu cầu của đương sự, của cơ quan, tổ
chức nên việc giải quyết vụ việc dân sự của Tịa án rất cần phải đảm bảo uy
tín của nhà nước. Muốn đảm bảo uy tín thì việc giải quyết đó phải rất chính
xác, hợp pháp, hợp lý mà quan trọng nhất là phải có đủ chứng cứ để giải
quyết. Việc cung cấp, thu thập chứng cứ của đương sự, của cơ quan, tổ chức
có u cầu cịn có tác động trực tiếp tới các giai đoạn tiếp theo của quá trình
chứng minh. Nếu chứng cứ được cung cấp, giao nộp đầy đủ thì giai đoạn tiếp
theo của quá trình chứng minh là thu thập thêm chứng cứ sẽ khơng cần phải
tiến hành và từ đó sẽ giảm được thời gian, công sức, tiền bạc của cả đương sự
và Nhà nước. Từ những phân tích trên có thể nhận thấy giai đoạn cung cấp,
giao nộp chứng cứ là giai đoạn đầu tiên trong q trình chứng minh và có ý
nghĩa quyết định đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự của Tòa án.
- Ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương
sự:
Hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ của đương sự, của cơ quan, tổ
chức có ý nghĩa chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ, từ đó Tịa án
có cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức.


19

Hoạt động này xuất phát từ chính tâm lý tự mình nỗ lực bảo vệ quyền, lợi ích
của mình, tự mình định đoạt xem mình cần cung cấp, giao nộp những gì để
chứng minh cho yêu cầu của mình. Trong TTDS, đương sự, cơ quan, tổ chức
có u cầu thì đương sự, cơ quan, tổ chức phải cung cấp, giao nộp chứng cứ.

Nếu không cung cấp, giao nộp được chứng cứ thì việc bảo vệ quyền, lợi ích
của đương sự, cơ quan, tổ chức chỉ có thể trơng chờ vào việc thu thập chứng
cứ của Tòa án mà Tòa án do khơng phải là chủ thể có quyền, lợi ích, khơng
phải là chủ thể có u cầu thì rõ ràng Tịa án khơng phải là chủ thể chứng
minh hiệu quả nhất. Như vậy hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ của
đương sự, của cơ quan, tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng trong việc các chủ
thể này tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình trước Tịa án.
- Ý nghĩa chính trị, xã hội:
Đặt trong bối cảnh các quan hệ diễn ra trong xã hội thì hoạt động cung
cấp, giao nộp cho Tòa án chứng cứ, tài liệu của đương sự, cơ quan, tổ chức có
ý nghĩa rất quan trọng bởi hoạt động này phản ánh một xã hội dân chủ, văn
minh, ở đó quyền con người được bảo vệ, công lý được đề cao. Mặc dù hoạt
động cung cấp, giao nộp chứng cứ phản ánh mối quan hệ bất bình đẳng nhưng
khơng có nghĩa là bên có quyền lực nhà nước là Tịa án có quyền áp đặt việc
giải quyết vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa. Tòa án muốn giải quyết được,
muốn giải quyết đúng thì phải dựa vào chứng cứ, tài liệu do đương sự, cơ
quan, tổ chức cung cấp, giao nộp. Điều này khơng cịn chỉ phản ánh một xã
hội dân chủ mà cịn phản ánh một xã hội pháp quyền, cơng bằng, bình đẳng.
Với ý nghĩa của hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ, Tòa án đã thực
hiện được nhiệm vụ mà xã hội, nhà nước giao cho đó là “Bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”15. Với
hoạt động cung cấp, giao nộp chứng cứ, các đương sự, cơ quan, tổ chức đã có
“thứ vũ khí” vơ cùng hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong xã hội.

15

Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.



×