Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường làm việc của nhà quản lý dự án đến sự thành công của các dự án cơ sở hạ tầng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.36 KB, 105 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN QUẢNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
CỦA NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG
CỦA DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: QUẢN TRN KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2008


Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN QUẢNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
CỦA NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG
CỦA DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: QUẢN TRN KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2008


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm nhận xét 1:…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Cán bộ chấm nhận xét 2:…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày…..tháng…..năm 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2008

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN QUẢNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 23/09/1970

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Khóa (Năm trúng tuyển): 2006
1- TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA
NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG
TẠI VIỆT NAM.

2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Xác định các yếu tố môi trường làm việc của nhà quản lý dự án và các tiêu chí đánh
giá sự thành cơng của dự án.
- Dựa trên mơ hình nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
làm việc của nhà quản lý dự án đến sự thành công của dự án.
- Đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm nâng cao sự thành công của dự án.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:


21/01/2008

4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2008
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. CAO HÀO THI
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi đã nhận được rất nhiều hỗ trợ từ phía nhà trường, gia
đình và bạn bè thân thuộc.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Cao Hào Thi, người đã tận tình hướng dẫn tơi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn quý Thầy Cô khoa Quản Lý Công Nghiệp trường Đại Học Bách Khoa
TP.HCM đã truyền đạt nhiều kiến thức q báu cho tơi hồn tất khóa học vừa qua.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cha mẹ, gia đình và bạn bè thân thiết đã hỗ trợ tôi về
mặt tinh thần và cung cấp những thông tin quý giá cho đề tài nghiên cứu của luận văn
này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2008
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Quảng



ii

TĨM TẮT
Sự thành cơng của dự án đóng một vai trị quan trọng trong q trình hoạt động của tổ
chức, góp phần phát triển lâu dài và bền vững cho các tổ chức. Đặc biệt đối với các dự
án cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc của nhà quản lý dự án có ảnh hưởng rất lớn đến
các hoạt động của dự án. Hơn nữa, ở Việt Nam, trong thời gian gần đây có nhiều sự kiện
liên quan đến sự thất bại của các dự án cơ sở hạ tầng. Mặc dù trước đây đã có nhiều
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nhưng cho đến nay
tình hình vẫn chưa cải thiện được nhiều. Nhằm giúp cho các tổ chức có thêm cơ sở để
xây dựng môi trường làm việc tốt, có hiệu quả, mang lại sự thành cơng của dự án cơ sở
hạ tầng cao nhất, nghiên cứu này xác định các yếu tố môi trường làm việc của nhà quản
lý dự án và các tiêu chí thành cơng của dự án, đồng thời đo lường mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố môi trường làm việc này lên sự thành cơng của dự án. Từ đó đưa ra các kiến
nghị, biện pháp nhằm làm tăng mức độ thành công của dự án cơ sở hạ tầng.
Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu
sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo để đo lường các yếu tố môi trường làm
việc của nhà quản lý dự án và các tiêu chí thành cơng của dự án, được thực hiện thơng
qua kỹ thuật phỏng vấn sâu với kích thước mẫu là 10. Nghiên cứu chính thức được thực
hiện thơng qua bản câu hỏi, dữ liệu được thu thập từ 233 nhà quản lý dự án có liên quan
đến các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Dữ liệu được đưa
vào để đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của thang đo và kiểm định mơ hình nghiên cứu.
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha, nhân tố khám phá và phân tích hồi qui đa biến
được áp dụng ở giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định các yếu tố môi trường
làm việc của nhà quản lý dự án, bao gồm điều kiện công việc, môi trường của tổ chức và
đặc tính của dự án, có ảnh hưởng tích cực lên sự thành công của dự án.
Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý dự án và các
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dự án cơ sở hạ tầng nhằm có định hướng, chính sách để
nâng cao thành quả của dự án.
Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế là chỉ mới được thực hiện ở khu vực kinh tế

trọng điểm phía Nam và lấy mẫu bằng phương pháp chỉ tiêu nên chưa đại diện cho toàn
quốc với số lượng lớn hơn.


iii

ABSTRACT
The project success plays an important role of organization's activities, contributes to
the long-term development and stability for organizations. Particularly for
infrastructure projects, working environment of project managers have significant
effects on the project’s activities. Moreover, in Vietnam, there were many events
relating to the failure of infrastructure projects in recent times. Although there were
many studies about factors which affect project success, the situation has been not
improved significantly yet. To help organizations have more method build up a good
and effective working environment which brings the best success to infrastructure
project, this study determines working environment factors of project managers and
project success criteria, measures the effects of the working environment factors on
project success and proposes some petitions and methods to enhance the project
infrastructure success.
The study has conducted through 2 stages of pilot survey and main survey. The purpose
of the pilot survey is to explore, adjust and complete the scales used to measure working
environment factors of project manager and project success criteria. It is carried out via
in-depth interview with sample size of 10. The main survey is carried out via interview
technique with questionnaire, sample size of 233 project managers involved in
infrastructure projects in the Southern Key Economic Zone. Data is used to access the
scales’ reliability and validity, as well as test the theoretical framework. Cronbach’s
alpha analysis, exploring factor analysis and multi regression analysis are applied for this
stage. The results indicated that working environment factors of project managers
comprising job condition, organization environment and project characteristic
demonstrate a significant positive influence project success.

The result will be a useful reference for project managers and organizations in the area in
orienting and making policies in order to improve project success.
However, this study also has certain limits. The study is only carried out in the Southern
Key Economic Zone and use the quota sampling so the study fails to represent all over
the country with larger quantities.


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i
TÓM TẮT ........................................................................................................................... ii
ABSTRACT ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................ viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1 Lý do hình thành đề tài...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................................3
1.6 Bố cục của luận văn .......................................................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................5
2.1 Một số lý thuyết về quản lý dự án..................................................................................5
2.1.1 Dự án ...........................................................................................................................5
2.1.2 Quản lý dự án ..............................................................................................................5
2.1.3 Nhà quản lý dự án .......................................................................................................5
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ..............................................8
2.1.5 Đo lường sự thành công của dự án............................................................................11

2.1.6 Môi trường làm việc..................................................................................................12
2.1.6.1 Những yếu tố liên quan đến điều kiện công việc ...................................................12
2.1.6.2 Những yếu tố liên quan đến môi trường của tổ chức.............................................14
2.1.6.3 Những yếu tố liên quan đến đặc tính của dự án.....................................................14
2.2 Mơ hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết ............................................................16
2.2.1 Những tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án ....................................................17
2.2.2 Những yếu tố liên quan đến điều kiện công việc của nhà quản lý dự án..................17
2.2.3 Những yếu tố liên quan đến môi trường của tổ chức................................................19
2.2.4 Những yếu tố liên quan đến đặc tính của dự án........................................................20
2.2.5 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................................................25


v

2.3 Tóm tắt .........................................................................................................................26
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................27
3.1 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................................27
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................................27
3.1.2 Nghiên cứu chính thức ..............................................................................................29
3.2 Tóm tắt .........................................................................................................................32
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................33
4.1 Kết quả phân tích tần suất và thống kê mơ tả ..............................................................33
4.2 Phân tích tương quan....................................................................................................36
4.2.1 Sự tương quan giữa các biến phụ thuộc ....................................................................36
4.2.2 Sự tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập ....................................37
4.2.3 Sự tương quan giữa các biến độc lập ........................................................................39
4.2.4 Tóm tắt ......................................................................................................................41
4.3 Kiểm định thang đo......................................................................................................42
4.3.1 Phân tích độ tin cậy ...................................................................................................42
4.3.2 Phân tích nhân tố .......................................................................................................44

4.3.2.1 Phân tích nhân tố cho các biến độc lập ..................................................................45
4.3.2.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc ....................................................................47
4.3.3 Tóm tắt ......................................................................................................................47
4.4 Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết........................................................48
4.4.1 Phân tích tương quan.................................................................................................49
4.4.2 Phân tích hồi qui........................................................................................................49
4.4.3 Kiểm định giả thuyết.................................................................................................56
4.5 Tóm tắt .........................................................................................................................61
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN ......................................................................63
5.1 Các kết quả chính .........................................................................................................63
5.2 Những đóng góp, ý nghĩa thực tiễn và kiến nghị.........................................................64
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................................67
CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ......................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................68
PHỤ LỤC A: BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Những đóng góp của các đối tượng liên quan ....................................................8
Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết.......................................................................................25
Bảng 3.1 Chỉ tiêu từng loại dự án ....................................................................................31
Bảng 4.1 Loại dự án .........................................................................................................33
Bảng 4.2 Chủ đầu tư dự án...............................................................................................34
Bảng 4.3 Qui mô của dự án..............................................................................................34
Bảng 4.4 Ngân sách của dự án .........................................................................................35
Bảng 4.5 Cấu trúc tổ chức của dự án ...............................................................................36
Bảng 4.6 Sự tương quan giữa các yếu tố sự thành công của dự án .................................37

Bảng 4.7 Sự tương quan giữa các yếu tố điều kiện công việc và sự thành công
của dự án...........................................................................................................37
Bảng 4.8 Sự tương quan giữa các yếu tố tình trạng của dự án và sự thành công
của dự án...........................................................................................................38
Bảng 4.9 Sự tương quan giữa các yếu tố môi trường của tổ chức và sự thành công
của dự án...........................................................................................................39
Bảng 4.10 Sự tương quan giữa các yếu tố điều kiện công việc .........................................40
Bảng 4.11 Sự tương quan giữa các yếu tố tình trạng của dự án ........................................41
Bảng 4.12 Sự tương quan giữa các yếu tố môi trường của tổ chức ...................................41
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định thang đo..............................................................................43
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định thang đo tình trạng của dự án sau khi loại biến .................44
Bảng 4.15 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập ......................................................46
Bảng 4.16 KMO và Barlett’s Test của các biến độc lập ....................................................46
Bảng 4.17 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc (sự thành công dự án) .............47
Bảng 4.18 KMO và Barlett’s Test của các biến phụ thuộc (sự thành công dự án)............47


vii

Bảng 4.19 Tóm tắt thang đo các biến trong mơ hình hồi qui đa biến ................................48
Bảng 4.20 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong phân tích hồi qui...............49
Bảng 4.21 Kết quả phân tích hồi qui đa biến Mơ hình 1 ...................................................50
Bảng 4.22 Kết quả phân tích hồi qui đa biến Mơ hình 2 ...................................................51
Bảng 4.23 Kết quả phân tích hồi qui đa biến Mơ hình 3 ...................................................53
Bảng 4.24 Tóm tắt kết quả các Mơ hình 1, 2 và 3 ............................................................54
Bảng 4.25 Kết quả phân tích hồi qui đa biến Mơ hình 4 ...................................................55
Bảng 4.26 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết.........................................................62


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí của nhà quản lý dự án ................................................................................7
Hình 2.2 Mối liên hệ giữa 3 yếu tố là thời gian, chi phí và chất lượng .............................7
Hình 2.3 Các tiêu chí thành cơng của dự án ...................................................................17
Hình 2.4 Điều kiện cơng việc và sự thành cơng của dự án..............................................18
Hình 2.5 Mơi trường của tổ chức và sự thành cơng của dự án ........................................20
Hình 2.6 Tình trạng của dự án và sự thành cơng của dự án.............................................22
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu ..........................................................................................25
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu .........................................................................................28


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương 1 sẽ trình bày lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và bố cục của luận văn.
1.1 Lý do hình thành đề tài
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng khi gặp làn sóng đầu tư trực
tiếp từ nước ngồi. Chính phủ Việt Nam đã cam kết phát triển cân bằng cơ sở hạ tầng,
đặc biệt là cung cấp điện – nước, dịch vụ cảng biển và viễn thông. Các khoản cho vay và
tài trợ song phương vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam với số lượng lớn. Hiện tại, Việt Nam
đã đầu tư khoảng 10% GDP vào cơ sở hạ tầng (Lê Bá Thạnh, 2007).
Ở Việt nam, trong thời gian gần đây có rất nhiều sự kiện liên quan đến sự thất bại của dự
án cơ sở hạ tầng, điển hình là dự án PMU 18, Cầu Cần Thơ, Cầu Văn Thánh 2,... Mặc dù
trước đây đã có nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thành công của dự án như nghiên cứu của Pinto và Slevin (1988), Belassi và Tukel
(1996), Cao Hào Thi (2006),... nhưng cho đến nay tình hình vẫn chưa cải thiện được
nhiều.

Đặc biệt đối với các dự án cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc của nhà quản lý dự án có
ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của dự án vì mỗi dự án thường có một ban quản lý
dự án riêng, có rất nhiều người tham gia, khối lượng cơng việc lớn, có nhiều bản vẽ, địa
điểm thi cơng của các dự án không giống nhau và phải thi công ở ngồi cơng trường.
Mustapha và Noaum (1997) đã nghiên cứu 5 nhóm yếu tố liên quan đến nhà quản lý dự
án tại cơng trường có ảnh hưởng đến sự thành cơng của dự án. Các nhóm yếu tố này là
những yếu tố liên quan đến con người, liên quan đến môi trường vĩ mô, liên quan đến
điều kiện công việc, liên quan đến đặc tính của dự án và những yếu tố mơi trường của tổ
chức. Trong đó, yếu tố về con người đối với sự thành công của dự án đã được khẳng
định bởi nhiều nghiên cứu trước đây chẳng hạn như nghiên cứu của Colinson và Hearn
(1996) và Cromie, Callaghan và Jansen (1992) về phNm chất của nhà quản lý dự án,
nghiên cứu của Kets de Vries (1991) về động lực tâm lý của nhà quản lý dự án, nghiên
cứu của Tunner và Muller (2005) và Charlotte Neuhauser (2007) về phong cách lãnh đạo


2

của nhà quản lý dự án, nghiên cứu của Dov Dvir, Arik Sadeh và Ayala Malach-Pines
(2006) về cá tính của nhà quản lý dự án. Yếu tố môi trường vĩ mô đối với sự thành công
của dự án cũng đã được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu trước đây chẳng hạn như
Belassi và Tukel (1996); tuy nhiên doanh nghiệp khó có thể tác động đến các yếu tố vĩ
mơ này. Hiện nay, các nghiên cứu về ảnh hưởng của 3 yếu tố cịn lại là điều kiện cơng
việc, mơi trường của tổ chức và đặc tính của dự án đến sự thành công của dự án vẫn
chưa được nghiên cứu sâu. Theo Pheng và Chuan (2005) 3 yếu tố này được gọi là các
yếu tố môi trường làm việc của nhà quản lý dự án và trong nghiên cứu này được viết
ngắn gọn là các yếu tố môi trường làm việc. Hơn nữa, các yếu tố này có ảnh hưởng lớn
đến các dự án cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp có thể tác động dễ dàng. Vì vậy, việc
nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường làm việc của nhà quản lý dự án đến sự
thành công của dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là cần thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Sự thành công của dự án đóng một vai trị quan trọng trong q trình hoạt động của tổ
chức, góp phần phát triển lâu dài và bền vững cho các tổ chức. Nhằm giúp cho các tổ
chức có thêm cơ sở để xây dựng mơi trường làm việc tốt, có hiệu quả, mang lại sự thành
công của dự án cơ sở hạ tầng cao nhất, nghiên cứu này nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:
- Xác định các yếu tố môi trường làm việc của nhà quản lý dự án và các tiêu chí đánh giá
sự thành công của dự án.
- Dựa trên mô hình nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
làm việc của nhà quản lý dự án đến sự thành công của dự án.
- Đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm nâng cao sự thành công của dự án.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi:
- Các dự án ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và chọn 4 tỉnh/thành phố bao gồm
TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu và Bình Dương. Khu vực này được chọn vì có
nhiều dự án, là khu vực phát triển mạnh trong cả nước và thuận tiện cho việc thu thập
số liệu trong thời gian 6 tháng.


3

- Các dự án cơ sở hạ tầng đã được thực hiện trong 10 năm gần đây từ năm 1998 đến
2008, sau thời kỳ đổi mới.
- Thành phần tham gia trả lời bản câu hỏi là những nhà quản lý dự án đã tham gia thực
hiện các dự án nói trên.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 21 tháng 01 năm 2008 đến 30 tháng 6 năm 2008.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu sơ bộ dựa trên cơ sở định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận
tay đôi. Việc thu thập thơng tin được thực hiện thơng qua hình thức thảo luận giữa hai
người là nhà nghiên cứu và đối tượng cần thu thập thông tin. Thông tin thu thập từ

nghiên cứu sơ bộ nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo các yếu tố môi
trường làm việc của nhà quản lý dự án và các tiêu chí đánh giá sự thành cơng của dự án
đã được đề xuất bởi các nghiên cứu trước đây.
Nghiên cứu chính thức bằng định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn qua bản
câu hỏi chi tiết. Thông tin thu được từ nghiên cứu chính thức dùng để đánh giá độ tin cậy
và độ giá trị của các thang đo đã thiết kế và kiểm định lại mơ hình lý thuyết. Phương
pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFAExploratory Factor Analysis) và phân tích hồi qui đa biến thơng qua phần mềm SPSS
phiên bản 16.0 được ứng dụng ở bước này.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài có ý nghĩa thực tiễn như sau:
- Đối với doanh nghiệp, việc xác định các yếu tố môi trường làm việc và mức độ ảnh
hưởng của chúng lên sự thành công của dự án giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ
những yếu tố môi trường làm việc có khả năng tác động đến sự thành cơng của dự án.
Căn cứ vào đó, doanh nghiệp có thể có các định hướng, chính sách, ngun tắc quản lý
và động viên phù hợp nhằm đạt được sự thành công của dự án cao nhất.


4

- Đối với nhà quản lý dự án, kết quả nghiên cứu còn giúp cho các nhà quản lý dự án cải
thiện kết quả bằng cách xác định những yếu tố mơi trường làm việc có ảnh hưởng đến
sự thành công của dự án mà họ quản lý.
1.6 Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn này được chia thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu về tổng quan
của nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về dự án, quản lý dự án, nhà quản lý
dự án, môi trường làm việc của nhà quản lý dự án, sự thành công của dự án, các nghiên
cứu trước đây có liên quan đến nghiên cứu và xây dựng mơ hình lý thuyết cho nghiên
cứu. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo, mô hình lý
thuyết và các giả thuyết đề ra. Chương 4 trình bày phương pháp phân tích và kết quả
nghiên cứu. Chương 5 tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp của

nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn cũng như những hạn chế của nghiên cứu để định hướng
cho các nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2 sẽ giới thiệu các lý thuyết về dự án, quản lý dự án, nhà quản lý dự án, môi
trường làm việc của nhà quản lý dự án, sự thành công của dự án, các mơ hình lý thuyết
đã được nghiên cứu trước đây. Đây chính là cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu cùng
các giả thuyết của mơ hình.
2.1 Một số lý thuyết về quản lý dự án
2.1.1 Dự án
Dự án là một nỗ lực nhất thời được đảm nhận để tạo nên một sản phNm hay một dịch vụ
duy nhất. Nhất thời có nghĩa là mỗi dự án đều có một khởi đầu xác định và một kết thúc
xác định. Duy nhất có nghĩa là qua một số cách phân biệt, sản phNm hay dịch vụ này đều
có sự khác biệt so với những sản phNm hay dịch vụ khác (Project Management InstitutePMI, 2004).
Dự án là một quá trình bao gồm các cơng việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn
lực và ngân sách (Cao Hào Thi, 2004). Đây là một định nghĩa về dự án ở nghĩa rộng rãi
nhất.
2.1.2 Quản lý dự án
Quản lý dự án là sự áp dụng kiến thức, các kỹ năng, công cụ và công nghệ vào các hoạt
động của dự án để đạt được các yêu cầu của dự án (PMI, 2004).
Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt các cơng việc
và nguồn lực để hồn thành mục tiêu đã định đó là đạt được kết quả về kỹ thuật, tài
chính và thời gian (Cao Hào Thi, 2004).
2.1.3 Nhà quản lý dự án
Sự tồn tại của tính không chắc chắn kết hợp với những kinh nghiệm hạn chế và khó khăn

trong khi tìm kiếm dữ liệu đã làm cho việc quản lý dự án phải là một sự kết hợp của
nghệ thuật, khoa học và tư duy logic. Kiến thức rộng là một yêu cầu đặc biệt quan trọng


6

đối với nhà quản lý dự án bởi vì hầu hết các dự án đều liên quan đến các khía cạnh về tài
chính, tiếp thị, tổ chức. Các bộ phận liên quan đến các khía cạnh này cần có sự tương tác
một cách rõ ràng, sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Nếu nhà quản lý dự án không tạo ra và
duy trì sự phối hợp tốt giữa các bộ phận thì kế hoạch có thể khơng được hồn thành và
khơng đáp ứng được mục tiêu đã đề ra.
Vai trị của nhà quản lý dự án có thể bắt đầu ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ
hoạt động của dự án. Có nhà quản lý dự án tham gia từ lúc bắt đầu, giúp lựa chọn dự án,
hình thành tổ dự án, và thương lượng các hợp đồng. Có những người bắt đầu ở giai đoạn
trễ hơn và được yêu cầu điều hành kế hoạch mà họ không tham gia trong giai đoạn hình
thành nó. Mặc dù bắt đầu ở những thời điểm khác nhau nhưng các nhà quản lý đều phải
giải quyết các vấn đề cơ bản như tiến độ thực hiện, ngân sách, phân bổ và quản lý nguồn
lực, mối quan hệ con người và thương lượng.
Vấn đề thiết yếu và có lẽ là phần cơng việc khó khăn nhất của nhà quản lý dự án là sự
chú ý tới tồn bộ bức tranh mà khơng được làm tổn hại đến những chi tiết quan trọng nào.
Nhà quản lý dự án phải phân tích đánh đổi các khía cạnh khác nhau trong mỗi quyết định
liên quan đến dự án (Cao Hào Thi, 2004).
Để hiểu rõ vai trị và trách nhiệm của mình, nhà quản lý dự án phải thấy được 3 điều.
Thứ nhất là vị trí của nhà quản lý dự án trong bối cảnh chung của dự án như ở Hình 2.1.
Thứ hai là các mối tác động chính của các bên tham gia vào dự án như ban lãnh đạo của
tổ chức, nhà quản lý chức năng, tổ dự án, khách hàng, nhà thầu phụ, nhà tư vấn, cơ quan
chính quyền và các tổ chức khác. Thứ ba là những đóng góp của các đối tượng liên quan,
những đóng góp này được thể hiện chi tiết ở Bảng 2.1.
Từ Hình 2.1, ta nhận thấy nhà quản lý dự án luôn sống trong một thế giới đầy mâu thuẫn.
Các mâu thuẫn này xuất phát từ các dự án cạnh tranh về nguồn lực, mâu thuẫn giữa các

thành viên trong dự án, khách hàng muốn thay đổi yêu cầu và các nhà quản lý của tổ
chức “mẹ” muốn giảm chi phí. Như vậy nhà quản lý giỏi sẽ phải giải quyết tốt những
mâu thuẫn này (Cao Hào Thi, 2004).


7

Tổ chức mẹ
(Parent Organization)

Tổ dự án
(Project Team)

Người thụ hưởng từ dự án
(Client/Beneficiary)

Hình 2.1 Vị trí của nhà quản lý dự án
Trách nhiệm của nhà quản lý dự án là phải cân đối được mối liên hệ có tính đánh đổi
giữa 3 yếu tố là chi phí, thời gian và chất lượng, mối quan hệ này được thể hiện trong
Hình 2.2.

Chi phí

Mối quan hệ

Thời gian

Chất lượng

Hình 2.2 Mối liên hệ giữa 3 yếu tố là chi phí, thời gian và chất lượng



8

Bảng 2.1 Những đóng góp của các đối tượng liên quan
Vai trị

Đóng góp
Định nghĩa, hoạch định, kiểm sốt, điều khiển dự án, cụ thể:
- Quản lý các mối quan hệ giữa người và người trong các tổ chức

Nhà quản lý
dự án

của dự án
- Phải duy trì sự cân bằng giữa chức năng quản lý và kỹ thuật của
dự án
- Đương đầu với rủi ro trong quá trình quản lý dự án
- Đảm bảo các điều kiện ràng buộc của dự án

Tổ dự án
Nhà bảo đảm
Khách hàng

Những kỹ năng và nỗ lực để thực hiện các nhiệm vụ
Quyền lực (thNm quyền), hướng dẫn, duy trì những ưu tiên của dự
án
Những yêu cầu của sản phNm và ngân quỹ
Hỗ trợ trong việc xây dựng chính sách cơng ty và cung cấp nguồn


Nhà quản lý
chức năng

lực để hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong điều kiện giới hạn của dự
án, cụ thể:
- Làm thế nào để hoàn thành mục tiêu?
- Nhiệm vụ được hoàn thành ở đâu?

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
Sự nhận ra những yếu tố thành cơng của dự án có thể được sử dụng để phân tích ngun
nhân của sự thành cơng và thất bại của dự án. Từ những năm 1960, nhiều nghiên cứu lý
thuyết và kinh nghiệm đã được thực hiện về những yếu tố thành công của một dự án.
Avots (1969) nhận ra những nguyên nhân của sự thất bại của dự án và kết luận rằng sự
chọn lựa nhà quản lý dự án không đúng, sự kết thúc dự án ngồi ý muốn và khơng có sự
hỗ trợ của cấp quản lý cao nhất là những nguyên nhân chính của sự thất bại của dự án.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây không tập trung vào việc nghiên cứu những
nguyên nhân của sự thất bại dự án mà họ tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố ảnh


9

hưởng đến sự thành cơng của dự án vì họ cho rằng việc nhận ra những nguyên nhân thất
bại chưa chắc đảm bảo mang lại sự thành công.
Hayfield (1979) đã xây dựng hai nhóm yếu tố quyết định kết quả thành công của một dự
án. Theo Hayfield (1979), đây là những yếu tố vĩ mô và vi mô. Những yếu tố vĩ mô bao
gồm những định nghĩa tổng quan về dự án, phương cách thực thi dự án có hiệu quả, sự
hiểu biết về môi trường dự án và sự chọn lựa tổ chức để thực hiện dự án. Mặt khác,
những yếu tố vi mô bao gồm cách xác định qui trình rõ ràng về chính sách dự án, sự tổ
chức dự án đơn giản và rõ ràng, sự chọn lựa những nhân sự chính, kiểm sốt quản lý
năng động và hiệu quả, hệ thống thông tin quản lý tin cậy.

Might và Fisher (1985) đã khảo sát những yếu tố cấu trúc có ảnh hưởng đến sự thành
cơng của dự án. Những yếu tố này bao gồm cấu trúc tổ chức, mức quyền hành được giao
cho nhà quản lý dự án và qui mô của dự án. Các tác giả đã tìm thấy mối quan hệ yếu
giữa cấu trúc tổ chức và sự thành công của dự án và không có mối quan hệ giữa qui mơ
của dự án và sự thành cơng của dự án. Sự giao quyền có quan hệ dương đến sự thành
công của dự án.
Hughes (1986) đã kết luận rằng một dự án thất bại bởi vì những ngun tắc quản lý
khơng thích hợp, chẳng hạn như việc tưởng thưởng những hành động sai trái và thiếu sự
tuyên truyền những mục tiêu.
Pinto và Slevin (1988), một trong những tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực quản lý dự
án, trong tác phNm nổi tiếng của mình “Project Success Factors: Definitions and
Measurement Techniques”, đã cho rằng sự thành công của một dự án phụ thuộc vào 10
yếu tố, đó là nhiệm vụ và mục tiêu dự án, sự ủng hộ của lãnh đạo, lập kế hoạch dự án,
tham vấn với khách hàng, vấn đề đội ngũ, vấn đề kỹ thuật, sự chấp nhận của khách hàng,
kiểm soát và phản hồi, trao đổi thông tin và xử lý trở ngại.
Anton (1988) liệt kê 6 yếu tố để nâng cao sự thành cơng của dự án, đó là nỗ lực lập kế
hoạch trong thiết kế và thi công, sự tận tâm của nhà quản lý dự án, sự động viên đội
tham gia dự án, khả năng kỹ thuật của nhà quản lý dự án, sự định nghĩa công việc và
phạm vi, và hệ thống kiểm soát.
Belassi và Tukel (1996) đã phân loại những yếu tố thành cơng thành 4 nhóm chính, đó là
những yếu tố liên quan đến nhà quản lý dự án và nhân viên tham gia dự án, những yếu tố


10

liên quan đến dự án, những yếu tố liên quan đến môi trường của tổ chức và những yếu tố
liên quan đến mơi trường bên ngồi.
Mustapha và Noaum (1997) đã nghiên cứu 5 nhóm yếu tố liên quan đến nhà quản lý dự
án có ảnh hưởng đến sự thành cơng của dự án. Các nhóm yếu tố này là những yếu tố liên
quan đến con người, liên quan đến môi trường vĩ mô, liên quan đến điều kiện công việc,

liên quan đến đặc tính của dự án và những yếu tố môi trường của tổ chức. Nghiên cứu
này đã sử dụng phầm mềm MINITAB và dùng hệ số tương quan Pearson để kiểm định
mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố liên
quan đến con người và điều kiện công việc có ý nghĩa thống kê, cịn các yếu tố liên quan
đến đặc tính của dự án như loại dự án, độ phức tạp của dự án và tổng thời gian thực hiện
dự án khơng có ý nghĩa thống kê. Đối với các yếu tố liên quan đến tổ chức thì chỉ có
biến mức độ phân quyền đến nhà quản lý tại cơng trường có ý nghĩa thống kê cịn biến
qui mơ cơng ty khơng có ý nghĩa thống kê.
Pheng và Chuan (2005) đã nghiên cứu sơ bộ về sự ảnh hưởng của môi trường làm việc
của nhà quản lý dự án gồm 3 yếu tố là điều kiện công việc, mơi trường của tổ chức và
đặc tính của dự án đến sự thành công của dự án. Yếu tố điều kiện công việc bao gồm các
biến lương, sự thỏa mãn công việc, sự bảo đảm công việc, giờ làm việc và tính sẵn có
của thơng tin. Yếu tố liên quan đến môi trường của tổ chức bao gồm các biến qui mô
công ty, mức độ phân quyền và loại khách hàng. Yếu tố liên quan đến đặc tính của dự án
bao gồm môi trường dự án, qui mô của dự án, thời gian cần thiết để thực hiện dự án, độ
phức tạp của dự án, mối quan hệ đồng nghiệp, vật tư và nguồn cung cấp, tổng thời gian
thực hiện dự án. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS và dùng “one sample t-test”
để kiểm định sự ảnh hưởng của các biến môi trường làm việc lên biến thành quả dự án.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến trong mơ hình nghiên cứu đều có ý nghĩa
thống kê, chỉ có 2 biến là giờ làm việc và qui mơ cơng ty là khơng có ý nghĩa thống kê.
Dov Dvir, Arik Sadeh và Ayala Malach-Pines (2006) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cá
tính của nhà quản lý dự án, loại dự án và sự thành công của dự án. Dựa trên lý thuyết về
sự phù hợp giữa tổ chức và con người, giả thuyết được đưa ra là với một dự án cụ thể
nào đó sẽ cần một nhà quản lý với những đặc điểm cá tính thích hợp để đạt được sự
thành cơng của dự án cao nhất. Nghiên cứu đã sử dụng bản câu hỏi bao gồm 3 phần, đó
là phân loại dự án theo 4 đặc điểm (tính mới lạ, độ phức tạp, công nghệ và tốc độ triển


11


khai); làm nổi bật đặc điểm cá tính của nhà quản lý dự án mà chúng thích hợp với những
đặc điểm trên và đánh giá sự thành công của dự án. Kết quả nghiên cứu cho thấy giả
thuyết của nghiên cứu đã được ủng hộ.
2.1.5 Đo lường sự thành công của dự án
Sidwell (1983) đã liệt kê nhiều tiêu chí được sử dụng phổ biến để đánh giá một dự án.
Những tiêu chí này bao gồm thời gian, chi phí, tính thNm mỹ, chức năng, chất lượng, sự
thỏa mãn khách hàng và mối quan hệ đồng nghiệp. Pinto và Slevin (1988) cũng cho rằng
3 thành phần là chí phí, thời gian và chất lượng được tiếp cận để đánh giá sự thành cơng
của dự án thì chưa đủ. Tác giả đã làm nổi bật sự thỏa mãn khách hàng như là một tiêu
chí quan trọng để đánh giá dự án, cùng phương pháp đánh giá với Sidwell (1983).
Freeman và Beale (1992) đưa ra 7 tiêu chí chính được dùng để đo lường sự thành cơng
của dự án. 5 tiêu chí được dùng thường xuyên là thành quả về kỹ thuật, hiệu quả của sự
thực hiện, sự đáp ứng mục tiêu chiến lược về tổ chức và quản lý, sự trưởng thành con
người và thành quả kinh doanh và khả năng của nhà sản xuất. Shenhar et al. (1997) đã
cho rằng cần thiết để hiểu hai thành phần của sự thành cơng của dự án đó là sự thành
cơng quản lý dự án hoặc sự thành công sản phNm hay cả hai. Sự thành công quản lý dự
án được đo bằng yếu tố chi phí, thời gian và chất lượng có thể được xem như là sự đo
lường sự hiệu quả bên trong, trong khi sự thành công sản phNm được quan tâm đến sự
hiệu quả bên ngoài của dự án.
Wateridge (1995) cho rằng nhà quản lý dự án công nghệ thông tin nhận định một dự án
thất bại là một dự án không đáp ứng ngân sách và kế hoạch. Điều này muốn nói là những
nhà quản lý dự án đang tập trung vào những tiêu chí ngắn hạn liên quan đến “quá trình”
của dự án và chú trọng vào việc đáp ứng những ràng buộc về thời gian và ngân sách.
Như thế là họ đã phản đối những tiêu chí dài hạn liên quan đến “sản phNm”, chẳng hạn
như việc bàn giao hệ thống mà làm thỏa mãn người sử dụng.
Baccarini (1999), sự thành công của dự án (project success) bao gồm 2 thành phần, đó là
sự thành cơng quản lý dự án (project management success) và sự thành công sản phNm
(product success). Sự thành công quản lý dự án tập trung vào quá trình thực hiện dự án
và cụ thể là đáp ứng mục tiêu chi phí, thời gian và chất lượng. Sự thành công sản phNm



12

là sự đạt được hiệu quả của sản phNm cuối cùng của dự án và quan trọng nhất là sự thỏa
mãn khách hàng.
Những thành phần của sự thành công của dự án có thể là sự thành cơng quản lý dự án
hay thành công sản phNm hay cả hai. Dựa trên quan điểm này, 4 tiêu chí về thời gian, chi
phí, chất lượng và sự thỏa mãn khách hàng được dùng để đánh giá sự thành công của dự
án (Shenhar, 1997; Baccarini, 1999; Pheng và Chuan, 2005; Cao Hào Thi, 2006).
2.1.6 Môi trường làm việc
Theo nghiên cứu của Pheng và Chuan (2005) môi trường làm việc bao gồm các yếu tố
liên quan đến điều kiện công việc, môi trường của tổ chức và đặc tính của dự án.
2.1.6.1 Những yếu tố liên quan đến điều kiện công việc
Theo nghiên cứu của Katz (1971) và Stewart (1967), những yếu tố liên quan đến điều
kiện công việc bao gồm quan hệ đồng nghiệp, giai đoạn ký hợp đồng, lương, sự thỏa
mãn công việc, kiểm sốt chi phí, sự bảo đảm cơng việc, giờ làm việc và sự đầy đủ bản
vẽ kiến trúc (tính sẵn có của thơng tin). Pheng và Chuan (2005) đã xem xét 5 yếu tố liên
quan đến điều kiện làm việc đó là lương, sự thỏa mãn cơng việc, sự bảo đảm cơng việc,
giờ làm việc và tính sẵn có của thơng tin.
Về lương, khi nhà quản lý dự án nhận thấy việc trả lương là xứng đáng với cơng sức bỏ
ra thì nhà quản lý có hành vi hợp tác và đạt năng suất cao.
Về sự thỏa mãn cơng việc, sự thỏa mãn cơng việc đã kích thích nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm, một phần bởi vì chính sự thỏa mãn công việc là quan trọng, một phần vì sự
liên quan tới những kết quả quan trọng khác. Có nhiều định nghĩa về sự thỏa mãn cơng
việc. Theo Price (1997), sự thỏa mãn công việc được định nghĩa như là cấp độ mà người
lao động có định hướng ảnh hưởng tích cực đến cơng việc. Cranny et al. (1992) đã đề
nghị rằng có một sự đồng lịng rõ ràng trong định nghĩa về sự thỏa mãn công việc. Định
nghĩa “sự hài lịng” về cơng việc là “một phản ứng xúc động đối với công việc, kết quả
của sự so sánh giữa kết quả thực tế với những gì đã kỳ vọng (Cranny et al. 1992, p.121)”.
Theo Herzberg (1966) sự thỏa mãn công việc được kết hợp với những điều kiện xung

quanh công việc. Green-berg và Baron (2000) đã nghiên cứu chi tiết hơn. Sự tự quản cao
hơn, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, sự hỗ trợ của người giám sát sẽ tạo ra sự thỏa mãn công


13

việc cao hơn trong khi thủ tục qui định nhiều hơn, sự mơ hồ của vai trò, sự mâu thuẫn
vai trị và sự q tải cơng việc sẽ tạo ra sự thỏa mãn công việc thấp hơn. Steers và Porter
(1983) cho rằng thành quả dẫn đến tưởng thưởng và tưởng thưởng dẫn đến sự thỏa mãn.
Trong quan điểm này, người lao động được thỏa mãn khi họ nhận được kết quả có giá trị
và khi họ cảm thấy họ được đối xử tốt.
Về sự bảo đảm công việc, theo Herzberg (1966), sự bảo đảm công việc như yếu tố vệ
sinh mơi trường, an tồn lao động có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc. Những yếu
tố vệ sinh môi trường sẽ làm mất đi sự thúc đNy nếu chúng không được đảm bảo. Sự bảo
đảm công việc không tạo ra sản phNm nhưng nó ảnh hưởng đến thành quả. Herzberg
(1966) cho rằng những người lao động thỏa mãn và có năng suất cao khi cơng việc của
họ dồi dào những yếu tố thúc đNy. Trong khi những yếu tố thúc đNy có ảnh hưởng tích
cực đến sự thỏa mãn cơng việc mà từ đó sẽ dẫn đến thành quả thực hiện, Nicholls và
Langford (1987) đã tìm thấy có được từ những yếu tố vệ sinh môi trường và an toàn lao
động.
Về giờ làm việc, các nhà quản lý dự án ngày nay có xu hướng phải làm việc nhiều giờ
hơn trước đây. Trong khi tuần làm việc trung bình của nhân viên tính theo giờ vẫn cịn
duy trì khá đều đặn hơn 20 năm qua, thì số giờ làm việc mỗi tuần của nhà quản lý dự án
tăng lên đáng kể. Theo Hochschild (1997), tuần làm việc 50 giờ hay hơn nữa thì khá phổ
biến ngày nay đối với những nhân viên chuyên nghiệp và quản lý của công ty. Mặc dù
những giờ dài làm việc thì ln ln là khuynh hướng trong ngành xây dựng, sự tăng
cường giờ làm việc có thể là phản tác dụng cho cả hai tổ chức và nhà quản lý dự án. Tổ
chức thường mong muốn giờ làm việc dài hơn trong tuần để tăng năng suất. Atkinson
(1999) và Babbar và Aspelin (1998) đã cho rằng giờ làm việc dài sẽ tăng sự mệt mỏi và
giảm sự thông minh khi ra quyết định. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến thành quả kém.

Karau và Williams (1993) đã quan sát rằng khi những nhà quản lý dự án gắn chặt vào
những ngày rất dài làm việc, số lượng thời gian dành cho công việc đang có khuynh
hướng bị phản đối và giảm xuống.
Về tính sẵn có của thơng tin, tính sẵn có của thơng tin được định nghĩa như thông tin từ
khách hàng, nhà thầu và nhà tư vấn thiết kế cần có để thực hiện cơng việc. Thơng tin
đóng một vai trị trung tâm để đạt được thành quả trong một dự án xây dựng. Thơng tin
có thể dưới dạng bản vẽ kiến trúc, chi phí của sản phNm, đặc tính sản phNm hay ngay cả


×