Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu quản lý bùn thải từ các trạm xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.62 MB, 0 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
..……………

PHAN MINH HIỆP

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BÙN THẢI TỪ CÁC TRẠM
XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản lý môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 07 năm 2009


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :TS Lê Hoàng Nghiêm

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 29 tháng 07 năm 2009




ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------oOo--Tp. HCM, ngày 24 tháng 02 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: PHAN MINH HIỆP

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 18/ 05/1974 Nơi sinh :Quảng Ngãi
Chuyên ngành : Quản lý mơi trường
Khố (Năm trúng tuyển) : 2006
1- TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ BÙN THẢI TỪ CÁC TRẠM XỬ LÝ NƯỚC
THẢI TẬP TRUNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

-Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, xử lý, thải bỏ và tính tốn khối
lượng bùn của các trạm XLNTCNTT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
-Nghiên cứu đánh giá khả năng ô nhiễm của bùn từ các trạm XLNTCNTT
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
-Nghiên cứu đề xuất các biện pháp công nghệ và quản lý bùn XLNTCNTT

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :24/02/2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 03/07/2009
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ):
TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc
tới các Quý thầy cô, các anh chị và bạn hữu:
-

Thầy Lê Hồng Nghiêm đã tận tình đóng góp ý kiến và giúp tơi hồn thành
đề tài này.

-

Các Thầy/cơ trong Khoa Mơi Trường thuộc Trường Đại Học Bách Khoa
Tp.HCM đã đóng góp nhiều ý kiến hay trong quá trình thực hiện đề cương
luận văn, và những đóng góp của tất cả các thầy cô khác đã tham gia giảng

dạy tại Khoa Môi Trường ĐHBK Tp.HCM, đã truyền đạt những kiến thức
bổ ích cho tơi trong suốt q trình học tập tại Trường

-

Ban Giám Đốc Cơng Ty TNHH Hóa Chất và Mơi Trường Vũ Hồng đã tận
tình đóng góp ý kiến và hỗ trợ tơi có thời gian thực hiện đề tài

- Các anh/chị tại Cơng Ty CPDV Sonadezi Biên Hịa đã giúp đỡ tôi nhiều
trong việc điều tra, khảo sát số liệu
-

Các anh/chị đang làm việc tại Sở TN & MT tỉnh Đồng Nai đã giúp đỡ tôi
nhiều trong việc điều tra, khảo sát số liệu

-

Các anh/chị đang làm việc tại Ban quản lý KCN Đồng Nai và các anh chị
quản lý trực tiếp tại các trạm xử lý nước thải của các KCN đã giúp đỡ tôi
nhiều trong việc điều tra, khảo sát số liệu

-

Các bạn hữu thuộc Trung Tâm Thông Tin Đại Lý Trường ĐHBK Tp.HCM
và các lớp cao học QLMT, CNMT thuộc hai khóa 2006 và 2007 của Trường
Đại Học Bách Khoa, đã chia sẻ nhiều ý kiến và thơng tin cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu tại Trường.


iv


TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Trong thời gian gần đây, bùn thải công nghiệp đã và đang được nhiều người
quan tâm hơn, tuy nhiên chưa có một cơng bố chính thức nào về số lượng phát sinh,
thành phần và tính chất của bùn thải loại này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tồn tỉnh
chưa có một bãi chứa bùn nào, nên việc thu gom, vận chuyển và xử lý chưa được
thực hiện triệt để, gây ô nhiểm môi trường và lãng phí cơ hội tái sử dụng loại bùn
thải cơng nghiệp này.
Hiện nay có 9 KCN trên tổng số 29 KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có hệ
thống xử lý nước thải cơng nghiệp tập trung,(Biên Hịa II, Amata, Loteco, Tam
Phước, Long Thành, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III và Gò Dầu).
Qua khảo sát, điều tra hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung của 9 KCN
này, thì lượng bùn phát sinh hiện nay là 678 tấn/tháng (8136 tấn/ năm), đến năm
2020 là 75457 tấn/năm (cho cả 29 KCN).
Cùng với việc lấy mẫu phân tích thành phần, tính chất bùn của 4 hệ thống xử
lý nước thải công nghiệp tập trung KCN ( Biên Hịa II, Long Thành, Nhơn Trạch II
và Gị Dầu), thì bùn của cả 4 hệ thống xử lý nước thải này đều không nguy hại so
sánh theo TCVN7629:2007.
Trong 9 KCN có thống xử lý nước thải cơng nghiệp tập trung, thì chỉ có 3
KCN là có ký hợp đồng với các Cơng ty có chức năng vận chuyển và xử lý chất
thải. ( Loteco, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch III), còn lại 6 KCN kia tự quản lý, xử lý
bùn thải phát sinh trong khn viên của mình như phơi, ủ phân bón cho cây, đóng
bao, san lấp mặt bằng cho chính các cơng trình trong hệ thống xử lý nước đó.
Qua kết quả khảo sát, điều tra và phân tích, đề tài đã đưa ra được quy trình
quản lý bùn hiệu quả theo hướng khuyến khích tái sử dụng (nếu là bùn khơng nguy
hại) cho mục đích cải tạo đất trồng hay san lấp mặt bằng. Bên cạnh đó đề tài cũng
đề xuất được các giải pháp công nghệ phù hợp cho từng loại bùn thải theo hướng
tái chế, tận thu các nguồn vật chất có giá trị và giải thiểu ô nhiểm môi trường.



v

ABSTRACT
Recently, industrial sludge have being mentioned, however, it has not any
official report about quantity, content and characters of this sludge in the Đồng Nai
province area, In Đồng Nai province, it has not any landfill for industrial sludge,
therefore the collection, transportation and treatment of this sludge have not
performed completely, cause pollutions for environment and waste the chance to do
recycle and reuse for this industrial sludge.
At the present, there are 9 per 29 industrial zones have wastewater treatment
system (Biên Hòa II, Amata, Loteco, Tam Phước, Long Thành, Nhơn Trạch I,
Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III và Gò Dầu). By survey, investigation for these 9
watewater treatment systems, the quantity of sludge now is 678 tons per month
(8136 tons per year), until the year of 2020 is 75457 tons per year. (calculated for
29 industrial zones)
Beside that, the sludge samples of 4 wastewater treatment systems were
analyzed (Biên Hòa II, Long Thành, Nhơn Trạch II và Gò Dầu), the result is
harmless for all samples compare with TCVN7629:2007.
Including 9 industrial zones have wastewater treatment system, there are only 3
industrial zones have signed the contract with sludge treatment conpany, other 6
Industrial zones control and treat themselves such as keep, pack, use for land or
smooth the surface of their areas.
Through the survey, investigation and analysis, the research has oriented and
suggested the efficient managing procedure with priority of reuse ( if harmless
sludge) for land or do smooth the surface. Beside that the research has suggested
the suitable technical solutions for each kind of sludge with priority for recycle and
reuse the value materials in waste sludges and minimum the impact to environment


vi


MỤC LỤC
*Nhiệm vụ luận văn thạc sĩ

Trang ii

*Lời cảm ơn

iii

*Tóm tắt nội dung luận văn

iv

*Abstract

v

*Mục lục

vi

*Danh mục các từ viết tắt

viii

*Danh mục các hình

ix


*Danh mục các bảng

x

CHƯƠNG I- GIỚI THIỆU.

1

1.1 Đặt vấn đề và giới thiệu tên đề tài

2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3 Nội dung nghiên cứu.

3

1.4 Phạm vi nghiên cứu-tính mới và tính cấp thiết của đề tài.

3

CHƯƠNG II-TỔNG QUAN

5

2.1 Giới thiệu về các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai


6

2.2 Một số công nghệ XLNTCNTT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

8

2.2.1 Công nghệ XLNTCNTT của KCN Long Thành và
KCN Nhơn Trạch 2

8

2.2.2 Cơng nghệ XLNTCNTT của KCN Biên Hịa II

14

2.3 Thành phần và tính chất của bùn thải

16

2.3.1 Bùn Thải công nghiệp

16

2.3.2 Bùn thải từ xử lý nước thải sinh hoạt (XLNTSH)

18

2.3.3 Chất ô nhiễm trong bùn

19



vii

2.4. Các phương pháp- công nghệ xử lý bùn xử lý nước thải (XLNT)

22

2.5. Tình hình nghiên cứu và quản lý bùn xử lý nước thải (XLNT)

24

2.5.1. Ngoài nước

24

2.5.2 Trong nước

30

CHƯƠNG III-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37

3.2 Phương pháp điều tra khảo sát

38

3.1 Phương pháp thực nghiệm


38

3.3 Phương pháp phân tích, so sánh và đánh giá

38

CHƯƠNG IV - HIỆN TRẠNG XỬ LÝ, THẢI BỎ VÀ QUẢN LÝ BÙN
XLNTCNTT Ở ĐỒNG NAI- ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG Ô NHIỂM

40

4.1 Hiện trạng xử lý và thải bỏ

41

4.2 Hiện trạng quản lý

42

4.3 Đánh giá khả năng ô nhiểm

42

4.3.1 So sánh thành phần và tính chất bùn thải

42

4.3.2 Đánh giá khả năng ô nhiểm

49


4.3.3 Đánh giá khối lượng bùn thải sau xử lý sẽ phát sinh đến năm 2020

50

4.4 Thông tin về các công ty xử lý chất thải nguy hại

56

CHƯƠNG V
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ

57

5.1 Các giải pháp quản lý

58

5.1.1 Dựa theo thành phần & tính chất của bùn thải

58

5.1.2 Các công việc cần thực hiện

62

5.2 Các giải pháp công nghệ

62


CHƯƠNG VI – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

68

6.1 Kết luận

69

6.2 Kiến nghị

69


viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

74


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

CCN


: Cụm công nghiệp

2.

DM

: Khối lượng khô

3.

ĐTKS

: Điều tra khảo sát

4.

EU

: Hiệp hội các quốc gia thành viên châu Âu.

5.

KCN

: Khu công nghiệp

6.

KCX


: Khu chế xuất

7.

NA

: Không áp dụng (None Apply)

8.

QL

: Quản lý

9.

TS

: Tổng chất rắn (Total Solid)

10.

VM

: Khố lượng các chất bay hơi

11.

XLN


: Xử lý nước

12.

XLNT

: Xử lý nước thải

13.

XLCTNH

: Xử lý chất thải nguy hại

14.

XLNTCNTT

: Xử lý nước thải công nghiệp tập trung

15.

XLNTSH

: Xử lý nước thải sinh hoạt


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1:

Sơ đồ cơng nghệ XLNT của KCN Long Thành và
Nhơn Trạch 2

10

Hình 2.2

Sơ đồ cơng nghệ XLNT của KCN Biên Hịa II

15

Hình 2.3

Các phương pháp xử lý bùn XLNT

24

Hình 3.1

Lưu đồ thực hiện các phương pháp nghiên cứu

39

Hình 5.1

Quy trình quản lý bùn thải theo thành phần và tính chất


60

Hình 5.2

Mơ hình vận hành tham khảo mơ hình xử lý và chế biến phân
Compost của Khu xử lý chất thải đô thị Thành phố Bangalore

63


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
-Bảng 2.1 Liệt kê danh sách các KCN, hiện trạng đầu tư và công suất
của trạm XLNT

6

-Bảng 2.2 Thành phần của bùn thải phát sinh từ các quá trình xử
lý khác nhau
-Bảng 2.3 Thành phần bùn xử lý nước thải sinh hoạt

17
20

-Bảng 2.4: Giá trị giới hạn qui định đối với bùn xử lý nước thải sử dụng
cho đất


21

-Bảng 2.5: lượng bùn (2001-2003) của các quốc gia Châu Âu và
phần trăm sử dụng cho nông nghiệp

26

-Bảng 2.6: khối lượng bùn phát sinh và phần trăm sử dụng cho
nông nghiệp của một số nước Đông Âu

28

-Bảng 2.7: Diện tích đất sử dụng để xây dựng các hạng mục cơng
trình xử lý chất thải và các hạng mục cơng trình hạ tầng cho Khu
Liên hợp xử lý chất thải Xã Quang Trung-huyện Thống Nhất
-Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích bùn thải
-Bảng 4.1 Thống kê lượng bùn hiện tại và tình trạng xử lý & thải
bỏ của 9 KCN hiện có HTXLNTTT

35
38
41

-Bảng 4.2 Thống kê các ngành nghề trong 4 KCN chọn lấy mẫu bùn

43

-Bảng 4.3 Thơng tin về các mẫu phân tích

44


-Bảng 4.4 Kết quả phân tích lần 1 và 2 của KCN Biên Hịa II

44

-Bảng 4.5 Kết quả phân tích lần 1 và 2 của KCN Long Thành

45

-Bảng 4.6 Kết quả phân tích lần 1 và 2 của KCN Nhơn Trạch II

46

-Bảng 4.7 Kết quả phân tích lần 1 và 2 của KCN Gị Dầu

47

-Bảng 4.8 Kết quả phân tích lần 3 của KCN Biên Hòa II, Long
Thành, Nhơn Trạch II và Gò Dầu
-Bảng 4.9 Tính tóan khối lượng bùn sinh ra (kg/m3 nước thải) theo

48


xii

số liệu khảo sát thực tế của 9 KCN đã có HTXLNTCNTT

51


-Bảng 4.10 Lượng bùn sau xử lý sinh ra của các KCN tập trung vào
thời điểm năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

52

-Bảng 4.11 Lượng bùn sau xử lý sinh ra của các KCN tập trung vào
thời điểm năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

54

-Bảng 5.1: Giới hạn các chất ô nhiễm được sử dụng cho cho mục đích
nơng nghiệp và cải tạo đất trồng

64

-Bảng 5.2:Nồng độ giới hạn các chất ơ nhiễm trung bình hàng tháng

64

-Bảng 5.3:Nồng độ giới hạn các chất ô nhiễm hàng năm/ hecta

65

-Bảng 5.4: Quy định về tần suất kiểm tra với các chỉ tiêu ô nhiểm

65

-Bảng 5.5:Quy định về nồng độ các chất ơ nhiễm cần kiểm sốt trước
khi thải bỏ


66

-Bảng 5.6: Quy định về tần suất kiểm tra nồng độ các chất ô nhiễm
trong bùn thải bỏ

66


Trang 1/75

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU


Trang 2/75

1.1 Đặt vấn đề và giới thiệu tên đề tài
Với tốc độ cơng nghiệp hóa cao đang diễn ra ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam,
và Đồng Nai là một trong những tỉnh thành có ngành cơng nghiệp phát triển nhất
nước. Hiện nay Tỉnh Đồng Nai có 24 Khu Công Nghiệp trong tổng số 29 Khu đã đi
vào hoạt động, Cùng với sự phát triển đó, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt
là hệ thống thốt nước và xử lý nước thải của các khu công nghiệp đã, đang và sẽ
được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng các yêu cầu xử lý nước thải bảo vệ
môi trường theo qui định của luật bảo vệ môi trường.
Các trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung (XLNTCNTT) tạo ra hai loại sản
phẩm chính, đó là nước sạch (sau xử lý) và bùn. Trong khi nước sạch sau xử lý đạt
tiêu chuẩn môi trường, được thải trực tiếp vào mơi trường thì, bùn hình thành trong
các trạm xử lý nước thải công nghiệp chứa một lượng lớn các chất hữu cơ cũng
như các nguyên tố vô cơ, và các yếu tố độc hại khác nên không thể thải trực tiếp

vào môi trường mà phải được xử lý và quản lý phù hợp, nhằm vừa đáp ứng các u
cầu về an tồn mơi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng , vừa tận thu, tái sử dụng
bùn cho các mục đích hữu ích khác.
Trong các trạm XLNTCNTT hiện có tại Tỉnh đồng Nai, bùn phát sinh ra từ các
cơng trình xử lý nước thải (bể lắng hóa lý, bể lắng sinh học,…) đều được bơm về
một bể chứa bùn. Tại đây bùn chỉ được chứa và được đưa vào máy ép ( Ép dây đai
và khung bản), nhưng sau khi ép xong thì mỗi nơi quản lý một kiểu. Có nơi th
các cơng ty xử lý chất thải nguy hại chở đi xử lý ( KCN Loteco, KCN Nhơn Trạch
I, KCN Nhơn Trạch III), có nơi tự chôn lấp hay tự phơi ra bãi đất trống trong KCN
(KCN Biên Hòa II, KCN Nhơn Trạch II, KCN Gò Dầu, KCN Tam Phước, KCN
Amata),hoặc sử dụng cho san lấp mặt bằng, cải tạo đất trồng (KCN Long Thành).
Tuy nhiên, loại bùn thải này có thể chứa các tác nhân độc hại như kim loại nặng và
các chất độc khó phân hủy sinh học (POBs). Hơn thế nữa, lượng bùn XLNTCNTT
này đang được sinh ra và tích lũy ngày càng nhiều trong các KCN, nhưng chưa có
các nghiên cứu đánh giá thành phần ô nhiễm của bùn thải này một cách đầy đủ,


Trang 3/75

nhằm cung cấp các dữ liệu cần thiết cho các nhà quản lý môi trường đưa ra các quy
định quản lý thích hợp loại chất thải này. Do đó việc thực hiện đề tài “NGHIÊN
CỨU QUẢN LÝ BÙN THẢI TỪ CÁC TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP
TRUNG KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI.” là thật sự cần thiết cho ngành
quản lý môi trường.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý bùn thải thích hợp từ các trạm
XLNT tập trung của các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

1.3 Nội dung nghiên cứu

-Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh, xử lý, thải bỏ và tính tốn khối lượng
bùn của các trạm XLNTCNTT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
-Nghiên cứu đánh giá khả năng ô nhiễm của bùn từ các trạm XLNTCNTT trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
-Nghiên cứu đề xuất các biện pháp công nghệ và quản lý bùn XLNTCNTT trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.

1.4 Phạm vi nghiên cứu- tính mới và tính cấp thiết của đề tài
* Phạm vi nghiên cứu
-Nghiên cứu trong phạm vi bùn thải công nghiệp từ các trạm xử lý nước thải công
nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bao gồm 29 KCN đang hoạt động,
không bao gồm bùn thải từ các cụm công nghiệp, các nhà máy có trạm xử lý cục bộ
-Việc khảo sát chất lượng bùn thải chỉ tập trung vào 9 KCN có HTXLNT cơng
nghiệp tập trung( Ở thời điểm tháng 02/2009) , và từ đó chọn ra 4 KCN điển hình
để lấy mẫu phân tích thành phần nguy hại
* Tính mới và tính cấp thiết của đề tài.
-Đề tài hoàn toàn mới cho khu vực tỉnh Đồng Nai.


Trang 4/75

-Đề tài cung cấp các thông tin và số liệu về tình hình hiện tại của bùn thải cơng
nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, giúp các nhà quản lý môi trường có cái nhìn tổng qt và
định hướng đề xuất các chính sách quản lý, xử lý cũng như chọn các hướng nghiên
cứu tiếp theo.


Trang 5/75

CHƯƠNG II


TỔNG QUAN


Trang 6/75

2.1 Giới thiệu về các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
Hiện nay tồn tỉnh Đồng Nai đã có 29 Khu cơng nghiệp đã được phê duyệt. Trong
số đó chỉ có 9 KCN có hệ thống XLNTCNTT, với cơng suất nhỏ nhất là
500m3/ngày, đêm (KCN Gò Dầu) và lớn nhất là 8000m3/ ngày, đêm (KCN Biên
Hịa II). Có 5 KCN mới chưa có cơng ty nào họat động bao gồm: Khu công nghiệp
Dầu Giây, Giang Điền, Long Khánh, Long Đức và Ơng Kèo. Trong 24 Khu cơng
nghiệp cịn lại đã có 939 cơng ty đang hoạt động trên tổng diện tích 6002.5 ha
Trong bảng 2.1 số liệu trong ngoặc đơn là số liệu thiết kế hệ thống xử lý nước thải
của các KCN chưa được xây dựng.
Bảng 2.1: Liệt kê danh sách các KCN, hiện trạng đầu tư và công suất của trạm
XLNT
Stt

Tên Khu

HTXLN

Chủ đầu tư

(1)

CN

T


(4)

(2)

(m3/ng,đ)

Đã cho th

Cấp

Tổng

(Ha)

nước

số

(m3/n.đ)

cơng

(7)

ty

(5)

%

(6)

(3)

(8)
1

Age-Long

(400)

Cơng Ty 28

24.2

87.7

206.8

65.8

1

Bình
2

Amata

5000


CTy AMATA VN

3

An Phước

Chưa có

Cty DỆT-TMDV

Chưa có dự án hoạt

MINH HIỆP

động

4

Biên Hòa 1

5

Biên Hòa 2

(1)

(2)

8000


100

Sonadezi

248.5 100.0

25000

95

Sonadezi

261.0 100.0

15000

127

(7)

(8)

8000
(3)

(4)

(5)

(6)



Trang 7/75

6

Bàu Xéo

(4000)

CTCPThống Nhất

7

Dầu Giây

(8000)

Cơng Ty CP KCN

Chưa có dự án hoạt

Dầu Giây

động

8

Dệt may


(6000)

Vinatex Tân Tạo

(3000)

Sonadezi

306.5

92.1

93.4

76.1

-

-

10
0

12

Nhơn Trạch
9

Giang Điền


Chưa có dự án hoạt

0

động
10

Gị Dầu

500

Sonadezi

3000

22

11

Hố Nai

(4000)

CTCPKCN Hố Nai 129.3

2000

95

12


Long Khánh

(3200)

Cơng Ty CP KCN

Chưa có dự án hoạt

0

Long Khánh

động

13

Long Thành

5000

Sonadezi

14

Long Đức

(5000)

Cơng Ty Long Đức


136.7 100.0

210.8

85.5

74.6

15000

Chưa có dự án hoạt

61
0

động
15

Loteco

5500

CT PT KCN Long

71.6

100.0

13000


53

274.8

88.3

12000

84

10000

51

-

3

Bình
16

Nhơn Trạch

4000

IDICO

5000


Cơng Ty D2D

257.2 100.0

NhơnTrạch2

NT đưa

Công Ty Lộc

27.0

-Lộc Khang

về

Khang

1
17

Nhơn Trạch
2

18

Nh-Trạch
2

63.5



Trang 8/75

19

NT2-Nhơn

(4000)

CTCP Thảo Điền

Chưa có dự án hoạt

phú
20

Nhơn Trạch

1

động
7000

Cơng Ty Tín Nghĩa 323.0

70.0

-


62

77.9

-

14

3
21

Nhơn Trạch

(4000)

IDICO

(1000)

Cơng Ty Tín Nghĩa

159.7

5
22

Nhơn Trạch

Chưa có dự án hoạt


6
23

Sơng Mây

1

động
(2000)

Cơng Ty CP PT

131.9

74.0

5000

52

Cơng Ty Tín Nghĩa 218.9 102.0

2000

65

-

9


KCN Sơng Mây
24

Tam Phước

1500

25

Thạnh Phú

(5000)

CTCPCTGT Đồng

58.2

46.8

Nai
26

Tân Phú

(600)

Cơng Ty Tín Nghĩa

Chưa có dự án hoạt


1

động
27

Xn Lộc

(1000)

28

Ơng Kèo

(3000)

29

Định Qn

(1800)

Sonadezi

30.9

48.3

-

2


Cơng Ty Tín Nghĩa 386.1

76.8

-

0

105.3

-

13

CT PTHTKCN

39.8

Định Quán
Nguồn: Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai (2009)

2.2 Một số công nghệ XLNTCNTT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.2.1 KCN Long Thành và KCN Nhơn Trạch II
* Mô tả công nghệ xử lý
Trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung của KCN Long Thành và KCN Nhơn
Trạch 2 có chung một thiết kế, chung một dung tích xử lý (5000 m3/ngày đêm) và


Trang 9/75


xây dựng như nhau, do Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật SEEN xây dựng. Xem thêm
Hình 2.1-sơ đồ dây chuyền công nghệ XLNTCNTT và bùn phát sinh của KCN
Long Thành và KCN Nhơn Trạch 2
1. Theo như sơ đồ cơng nghệ xử lý ở trên thì lượng nước thải phải qua hệ thống lọc
rác sơ cấp trước khi vào bể gom. Hệ thống lọc rác này gồm các song chắn rác có lổ
hình trịn với đường kính lổ từ 8-15mm. Mục đích của song chắn rác này là loại bỏ
phần chất thải rắn là rác loại có kích thước lớn để ngăn ngừa sự tắt nghẽn bơm,
đường ống làm hư hỏng thiết bị và hệ thống. Tại đây rác được vớt lên định kỳ 1-2
lần/ ngày và được bỏ vào trong bao.
2.Tiếp đó, nước thải được tiếp nhận và chứa trong bể gom. Tại đây nước thải được
bơm tự động lên máy lọc rác rồi vào bể điều hòa bằng một hệ thống 3 bơm tự động
hoạt động theo nguyên tắc vận hành của hệ thống phao lưu lượng. (Nếu mực nước
thải trong bể là cao nhất thì 3 bơm hoạt động, nếu mực nước thải trong bể ở mức
trung bình thì chỉ có 1 hoặc 2 bơm hoạt động, nếu mực nước thải trong bể ở mức
thấp thì chỉ có một bơm hoạt động, cịn trong trường hợp mực nước thải thấp nhất
thì cả 3 bơm đều tắt).
3. Tại máy lọc rác thứ cấp, phần rác nhỏ hơn còn lại sẽ được loại bỏ bởi máy lọc
rác. Tại đây các loại rác có kích thước lớn hơn hoặc bằng 2mm sẽ bị giữ lại tại máy
lọc rác và được công nhân vận hành lấy rác định kỳ sau mỗi 2 giờ vận hành. Phần
rác này cũmg được gom bỏ vào trong bao và chờ xử lý như là một loại chất thải
nguy hại.


Trang 10/75

Nước thải

Lọc rác sơ cấp


Rác thải

Bể gom
Rác thải

Lọc rác thứ cấp

Bể Điều hịa
Phèn Sắt
NaOH
Hoặc Ca(OH)2

Polyme

Bể hóa lý 1
Bể hóa lý 2
Bể chứa bùn 1

Bể lắng 1,2,3,4
Bể VS (Aeration tank) 1,2

Máy ép bùn

Bùn hồi lưu

Bể lắng sinh học 1,2
HCl
NaOH
NaOCl


Đổ bỏ
ngoài
bãi đất

Bể chứa bùn 2

Chỉnh PH và tiệt trùng

Xả thải
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ XLNT của KCN Long Thành và Nhơn Trạch 2.


Trang 11/75

4. Sau khi qua máy lọc rác thứ cấp nước thải được chứa và lưu lại trong bể điều
hòa. Tại đây có hệ thống sục khí thật nhiều vào bể điều hòa, nhằm điều hòa lượng
nước thải từ các nguồn thải khác nhau, cũng như tạo điều kiện thuận tiện cho các
phản ứng hóa lý ở các cơng đoạn xử lý kế tiếp xảy ra được dễ dàng, và hiệu suất xử
lý cao hơn, đồng thời là giải nhiệt cho nước thải. Tại bể điều hòa này nước thải
được bơm lên bể hóa lý bằng một hệ thống 3 bơm hoạt động tự động theo nguyên
lý phao lưu lượng.
5. Bước kế tiếp là xử lý hóa lý. Thơng thường trong xử lý nước thải công nghiệp,
người ta thường dùng phương pháp hóa lý để loại bỏ các hạt lơ lững phân tán, các
khí tan, các chất vơ cơ và hữu cơ hòa tan trong nước thải.
Như chúng ta đã biết, phương pháp hóa lý là phương pháp chính để xử lý nước
thải. Xử lý hóa lý là tên gọi chung cho nhóm các phương pháp được áp dụng để xử
lý nước thải, bao gồm: Đông tụ, keo tụ, hấp phụ, trao đổi ion, trích ly, cơ đặc, thẩm
thấu ngược... Trong số đó đơng tụ và keo tụ là phương pháp được dùng phổ biến
hơn cả.
*Đơng tụ: Là q trình kết tụ các hạt phân tán và chất nhũ tương. Phương pháp

đông tụ hiệu quả nhất khi được sử dụng để tách các hạt keo phân tán có kích thước
1-100µm. Nguồn: Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Thị Thanh Phượng, (2006)
Trong xử lý nước thải, sự đông tụ xảy ra dưới ảnh hưởng của chất bổ sung, gọi là
chất đông tụ. Chất đông tụ trong nước tạo thành các hydroxit kim loại, lắng nhanh
trong trường trọng lực. Các bơng này có khả năng hút các hạt keo, hạt lơ lửng và
kết hợp chúng với nhau do sự tích điện trái dấu giữa các hạt keo (điện tích âm yếu)
và các bơng đơng tụ (điện tích dương yếu).
Q trình hình thành bơng đông tụ diễn ra theo cơ chế sau:
Me3+ + 3HOH

Me(OH)3 + 3 H+

Chất đông tụ thường là muối nhôm, sắt hoặc hỗn hợp của chúng. Việc chọn chất
đông tụ phụ thuộc vào tính chất hóa lý và giá thành của nó. Các muối nhơm được


Trang 12/75

làm chất đơng tụ là Al2(SO4)3.18H2O; NaAlO2; Al2(OH)5Cl; KAl(SO4)2.12H2O,
cịn các muối sắt được làm chất đông tụ là Fe2(SO4)3.2H2O; Fe2(SO4)3.3H2O;
FeSO4.7H2O và FeCl3. Liều lượng chất đông tụ phụ thuộc vào PH của nước thải.
Đối với Fe3+ PH = 6÷9, cịn đối với Fe2+ thì PH ≥ 9.5. Để kiềm hóa nước thải ta
dùng NaOH hoặc Ca(OH)2 .Nguồn:Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Thị Thanh
Phượng, (2006)
*Keo tụ: Là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các hợp chất cao phân tử vào
nước. Khác với đơng tụ, q trình keo tụ không chỉ diễn ra do tiếp xúc trực tiếp mà
còn do sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ
lửng.
Sự keo tụ được tiến hành để thúc đẩy q trình tạo bơng hydroxyt nhơm hoặc sắt
với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng. Việc sử dụng chất keo tụ cho phép giảm

chất đông tụ, giảm thời gian đơng tụ và tăng vận tốc lắng.
Chất keo tụ có thể là hợp chất thiên nhiên và tổng hợp. Chất keo tụ tự nhiên là tinh
bột, este, xenlulô, chất keo tụ hữu cơ tổng hợp là poliacrilamit.
Tại trạm XLNTCNTT của KCN Long Thành và KCN Nhơn Trạch 2 người ta dùng
phèn sắt II làm chất đông tụ, dùng NaOH làm chất kiềm hóa. Cả 2 chất này được
bơm trực tiếp vào bể hóa lý số 1 bằng bơm định lượng, tại đây cánh khuấy hoạt
động liên tục trong suốt quá trình vận hành làm trộn đều nước thải và hóa chất
nhằm tạo hiệu suất cao nhất cho phản ứng đông tụ. Sau đó nước thải chảy tràn qua
bể hóa lý số 2, tại đây chất keo tụ là polymer Anionic polyacrylamit (của hãng
CYTEC) được bơm trực tiếp vào bể này và được khuấy trộn đều.
6. Bước tiếp theo là công đoạn lắng hóa lý. Nước thải cùng với các chất đơng tụ,
keo tụ, chất kiềm hóa đã hịa trộn đều và chảy tràn qua 4 bể lắng song song theo
nguyên tắc bình thơng nhau. Phần nước trong được chảy tràn qua bể vi sinh. Phần
bùn lỏng được lắng dưới đáy và được bơm định kỳ qua bể chứa bùn số 1 để sau đó
đưa lên máy ép bùn.

Trang 12/75


×